Trong công cuộc đổi mới đất nước, chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu to lớn và rất quan trọng về kinh tế xã hội. Chặng đường đổi mới tiếp theo đòi hỏi chúng ta phải cố gắng phấn đấu, nỗ lực, nghiên cứu, tìm tòi, giải quyết những vấn đề mới mẻ, phức tạp của nên kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế.
Trong đó hợp đồng ngoại thương luôn là khâu trọng yếu được Đảng, Nhà nước quan tâm một cách thiết thực.
Bên cạnh đó với sự phát triển nhanh chóng của lực lượng sản xuất và phân công lao động trên qui mô toàn thế giới đang diễn ra ngày càng sâu sắc và xuất hiện ngày càng nhiều các hình thức liên minh, hợp tác, trao đổi hàng hoá đóng một vị trí quan trọng trong các hoạt động kinh tế đối ngoại. Do đó: để hoạt động trao đổi hàng hoá được diễn ra thuận lợi đòi hỏi phải có cơ sở pháp lý nhất định cho các bên và hợp đồng ngoại thương là hình thức pháp lý cơ bản của trao đổi hàng hoá quốc tế.
Với đề tài: “Hợp đồng ngoại thương và vai trò của hợp đồng ngoại thương trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu” chúng ta sẽ hiểu rõ hơn về hợp đồng ngoại thương và vai trò của nó trong hoạt độg kinh doanh xuất nhập khẩu.
11 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1319 | Lượt tải: 1
Nội dung tài liệu Đề tài Hợp đồng ngoại thương và vai trò của hợp đồng ngoại thương trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A: Mở bài
Trong công cuộc đổi mới đất nước, chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu to lớn và rất quan trọng về kinh tế xã hội. Chặng đường đổi mới tiếp theo đòi hỏi chúng ta phải cố gắng phấn đấu, nỗ lực, nghiên cứu, tìm tòi, giải quyết những vấn đề mới mẻ, phức tạp của nên kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế.
Trong đó hợp đồng ngoại thương luôn là khâu trọng yếu được Đảng, Nhà nước quan tâm một cách thiết thực.
Bên cạnh đó với sự phát triển nhanh chóng của lực lượng sản xuất và phân công lao động trên qui mô toàn thế giới đang diễn ra ngày càng sâu sắc và xuất hiện ngày càng nhiều các hình thức liên minh, hợp tác, trao đổi hàng hoá đóng một vị trí quan trọng trong các hoạt động kinh tế đối ngoại. Do đó: để hoạt động trao đổi hàng hoá được diễn ra thuận lợi đòi hỏi phải có cơ sở pháp lý nhất định cho các bên và hợp đồng ngoại thương là hình thức pháp lý cơ bản của trao đổi hàng hoá quốc tế.
Với đề tài: “Hợp đồng ngoại thương và vai trò của hợp đồng ngoại thương trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu” chúng ta sẽ hiểu rõ hơn về hợp đồng ngoại thương và vai trò của nó trong hoạt độg kinh doanh xuất nhập khẩu.
B: Thân bài
Hợp đồng ngoại thương
1. Khái niệm, đặc điểm của hợp đồng ngoại thương:
Khái niệm:
Quan hệ trao đổi hàng hoá quốc tế ngày càng được phát triển cả về chiều sâu và chiều rộng. Hoạt động mua bán hàng hoá nói chung và hoạt động mua bán quốc tế nói riêng là một lĩnh vực vô cùng phức tạp đòi hỏi phải có cơ sở pháp lý nhất định thể hiện dưới một hình thức nhất định, đó là Hợp đồng.
Hợp đồng ngoại thương là một hoạt động mua bán được ký kết giữa một tổ chức Ngoại thương hoặc thương nhân trong nước với một tổ chức hay thương nhân nước ngoài.
Trong kinh doanh sản xuất, hoạt động mua bán ngoại thương là loại căn bản giao dịch chủ yếu, quan trọng và phổ biến nhất. Kết quả hàng hoá chủ yếu phụ thuộc vào hợp đồng mua bán.
Hợp đồng mua bán Ngoại thương có đầy đủ những đặc điểm như mọi hợp đồng mua bán khác, sự khác nhau cơ bản giữa hợp đồng mua bán Ngoại thương với các hợp đồng mua bán khác là ở chỗ hợp đồng mua bán ngoại thương có yếu tố quốc tế được thể hiện qua các dấu hiệu:
Chủ thể của hợp đồng
Đối tượng của hợp đồng
Đồng tiền thanh toán
Theo công đốc LaHay 1964 về mua bán quốc tế, đối với các động sản hữu hình thì một hợp đồng được coi là hợp đồng mua bán ngoại thương. Nếu các bên chủ thể của hợp đồng mua bán có trụ sở Thương Mại tại các nước khác nhau, hàng hoá trong hợp đồng được chuyển qua biên giới và được xác lập ở các nước khác nhau.
Theo luật Thương Mại Việt Nam năm 1997 tại Điều 8 đưa ra khái niệm khái quát về hợp đồng ngoại thương như sau: “Hợp đồng mua bán ngoại thương là hợp đồng mua bán được ký kết giữa một bên là thương nhân Việt Nam với một bên là thương nhân nước ngoài”.
Công ước Vienne 1980 của Liên Hợp quốc thì yếu tố nước ngoài của hợp đồng là yếu tố về chủ thể.
Như vậy: Về mặt bản chất thì khái niệm hợp đồng ngoại thương trong công ước của Liên Hợp quốc 1980 với khái niệm trong luật Thương Mại Việt Nam 1997 có sự tương đồng.
Hợp đồng mua bán ngoại thương có thế phải chịu cả sự điều chỉnh của luật pháp và tập quán quốc tế.
Theo Nghị định 36/CP ngày 24/04/1997 các hợp đồng trao đổi hàng hoá giữa các Doanh nghiệp thuộc khu chế xuất, các cơ sở kinh doanh hàng miễn thuế với các doanh nghiệp trong nước tuy không được gọi là hợp đồng mua bán ngoại thương nhưng được coi là hợp đồng xuất nhập khẩu và chịu chi phối của các qui định pháp luật liên quan.
Đặc điểm của hợp đồng ngoại thương:
Về chủ thể:
Chủ thể tham gia hợp đồng là những thương nhân mang quốc tịch khác nhau, qui chế thương nhân được xác định theo luật của nước mà thương nhân đó mang quốc tịch.
Thương nhân là tổ chức thì quốc tịch của thương nhân được xác định là quốc tịch của nước nơi:
+ Đặt trung tâm quản lý.
+ Đặt trung tâm hoạt động của tổ chức.
Khoản 1 Điều 832 Bộ luật Dân sự nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ghi nhận nguyên tắc quốc tịch của pháp nhân được xác định tuỳ thuộc vào nơi thành lập pháp nhân.
Về đối tượng của hợp đồng:
Là hàng hoá tồn tại thực tế, có thể di rời được, xác định được phải được phép giao dịch lưu thông trên thị trường.
Về đồng tiền thanh toán:
Trong hợp đồng ngoại thương đồng tiền thanh toán là ngoại tệ đối với ít nhất là một bên tham gia hợp đồng. Các bên có thể thoả thuận đồng tiền thanh toán là đồng tiền của bên bán hoặc bên mua hoặc của một nước thứ ba bất kỳ.
Về Pháp luật áp dụng:
Nguồn luật áp dụng điều chỉnh các quan hệ hợp đồng mua bán ngoại thương phức tạp hơn rất nhiều so với các hợp đồng mua bán trong nước bao gồm điều ước quốc tế, luật quốc gia và tập quán Thương mại quốc tế.
2. Nội dung cơ bản của hợp đồng ngoại thương:
Nội dung của hợp đồng mua bán ngoại thương bao gồm rất nhiều những điều khoản khác nhau, trong đó có những điều khoản mà nếu thiếu một trong số đó thì hợp đồng sẽ không có giá trị pháp lý, những nội dung chủ yếu đó gồm:
Tên hàng:
Tên hàng là đối tượng của hợp đồng cần được thể hiện chính xác nhằm tránh những hiều lầm do bất đồng về mặt ngôn ngữ, tập quán của các bên, có nhiều cách để ghi tên hàng hoá.
Ghi tên hàng hoá kèm theo tên nhà sản xuất, nhãn hiệu hàng hoá.
Ghi tên thương mại của hàng hoá kèm theo tên thông thường và tên khoa học.
Ghi tên hàng hoá kèm theo xuất xứ của hàng hoá.
Số lượng hàng hoá:
Bao gồm: Các thoả thuận về định lượng đơn vị tính, phương pháp xác định trọng lượng, độ dung sai ... sao cho phù hợp với đặc trưng của hàng hoá và tập quán buôn bán quốc tế.
Chất lượng hàng hoá:
Sự thoả thuận của các bên liên quan đến việc xác định chất lượng hàng hoá kiểm tra chất lượng, bảo hành, quyền và nghĩa vụ của các bên khi hàng hoá không đảm bảo chất lượng đã thoả thuận song sự thoả thuận phải phù hợp với pháp luật của các bên và tập quán quốc tế.
Giá cả hàng hoá:
Đó là sự thỏa thuận có liên quan đến đồng tiền thanh toán, cách quy định phương pháp tính đơn vị tính giá về đồng tiền thanh toán: Đồng tiền thanh toán là đồng tiền của nước bên mua, bên bán hoặc của một nước thứ ba do các bên thoả thuận.
Các bên có thể thoả thuận một giá cố định hoặc thoả thuận một giá di động theo từng đợt hàng.
Điều khoản về phương thức thanh toán:
Trong thực tiễn, các phương thức thanh toán rất đa dạng, các bên có thể thoả thuận thanh toán bằng trao đổi hàng hoá, bằng tiền mặt, thông qua tín dụng, chuyển khoản...
Trong đó thông qua tín dụng (L/C) được áp dụng rộng rãi nhất trong mua bán quốc tế.
Địa điểm thời hạn giao hàng:
Địa điểm giao hàng có thể là nơi sản xuất, cảng, biển, ga... hoặc tại bất kỳ nơi nào do các bên thoả thuận. Thời điểm giao hàng có thể là một thời gian nhất định hoặc một khoảng thời gian mà các bên phải hoàn tất việc giao nhận hàng.
Địa điểm thời hạn giao hàng là điều khoản quan trọng trong mua bán quốc tế, có ảnh hưởng trực tiếp tới giá cả, về việc xác định quyền sở hữu và trách nhiệm gánh chịu những rủi ro khi thực hiện hợp đồng.
Vai trò của hợp đồng ngoại thương trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu:
Các điều kiện để hợp đồng mua bán ngoại thương có hiệu lực:
Xung đột về tính hợp pháp của hợp đồng mua bán ngoại thương:
Các quốc gia có những qui định khác nhau về tính hợp đồng nói chung và hợp đồng ngoại thương nói riêng:
Về hình thức của hợp đồng:
Đa số các nước Bắc Âu, Tây Âu và Châu Mỹ đều áp dụng luật mới ký kết hợp đồng. Trong trường hợp hình thức của hợp động bị coi là bất hợp pháp tại nơi ký kết nhưng theo luật nhân thân của các bên hoặc luật nơi có toà án xét xử tranh chấp là hợp pháp thì hợp đồng vẫn có giá trị về mặt hình thức.
Các nước Đông Âu khi xác định tính hợp pháp của hợp đồng thường căn cứ vào luật mới ký kết hợp đồng hoặc luật mới thực hiện hợp đồng. Theo khoản 1 Điều 34 Bộ luật dân sự nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì hình thức của hợp đồng được xác định theo pháp luật của nước nơi giao hợp đồng.
Về nội dung hợp đồng:
Phần lớn các nước nên áp dụng nguyên tắc thoả thuận để xác định tính hợp pháp của nội dung hợp đồng.
Ngoài ra các nước còn áp dụng luật nơi ký kết hợp động.
Theo Điều 394 và Điều 834 Bộ luật Dân sự Việt Nam việc giải quyết xung đột về nội dung hợp đồng sẽ áp dụng nguyên tắc thoả thuận hoặc áp dụng luật nơi ký kết hợp đồng hoặc nơi thực hiện hợp đồng.
Về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng:
+ Về thời điểm phát sinh hiệu lực của hợp đồng hầu hết các nước áp dụng luật nơi ký kết hợp đồng hoặc luật nơi thực hiện hợp đồng. Khoản 3 Điều 4040 Bộ luật Dân sự Việt Nam ghi nhận thời điểm phát sinh hiệu lực của hợp đồng là thời điểm giao kết trừ có thoả thuận hoặc pháp luật có qui định khác.
+ Về năng lực chủ thể:
Theo pháp luật Việt Nam năng lực chủ thể của người nước ngoài được xác định như công dân Việt Nam, năng lực hành vi được xác định theo luật của nước ngoài đó mang quốc tịch.
Các nước thường áp dụng luật nhân thân của chủ thể.
Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng ngoại thương theo pháp luật Việt Nam:
Chủ thể của hợp đồng mua bán ngoại thương:
Theo khoản 1 Điều 81 luật Thương mại Việt Nam, chỉ những thương nhân Việt Nam có những điều kiện nhất định mới được phép hoạt động thương mại trực tiếp với nước ngoài.
Điều kiện này đã được hàng loạt các văn bản dưới luật qui định cụ thể: Tại Điều 2 Quyết định số 55/1998/QĐ-TTg ngày 3/3/1998 của Thủ tướng Chính phủ và Điều 8 Nghị định số 57/1998/NĐ-CP ngày 31/7/1998 qui định mọi doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đều được phép xuất nhập khẩu hàng hoá theo ngành nghề đã đăng ký kinh doanh nhưng doanh nghiệp phải đăng ký mã số doanh nghiệp tại Cục Hải quan tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi doanh nghiệp có trụ sở.
Về đối tượng của hợp đồng mua bán ngoại thương:
Đó là hàng hoá được phép lưu thông, được phép xuất nhập khẩu. Tại Điều 4, Điều 5 Nghị định 57/NĐ-CP và phụ lục số 2 ban hành kèm theo Nghị định rất rõ về vấn đề này.
Nội dung của hợp đồng:
Theo qui định của pháp luật Việt Nam những nội dung chủ yếu của hợp đồng ngoại thương bao gồm:
+ Tên hàng
+ Số lượng
+ Qui cách – chất lượng
+ Giá cả
+ Phương thức thanh toán
+ Địa điểm thời hạn giao hàng.
Về hình thức của hợp đồng mua bán ngoại thương:
Hình thức của hợp đồng mua bán ngoại thương được qui định theo pháp luật Việt Nam là phải lập thành văn bản.
Ngày nay với sự phát triển của công nghệ thông tin trên các hình thức giao dịch bằng điện báo, telex, fax, thư điện tử... cũng được coi là hình thức văn bản.
Theo Quyết định số 91/TTg ngày 13/11/1992, để hợp đồng có hiệu lực pháp lý thì một số hợp đồng phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét thì mới có hiệu lực thi hành.
Đó là những hợp đồng sử dụng vốn từ nguồn ngân sách nhà nước.
Vai trò của hợp đồng ngoại thương trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu:
Khi đời sống kinh tế ngày càng cao hơn thì nhu cầu hội nhập quốc tế cũng đòi hỏi phải được nâng cao hơn thì nhu cầu hội nhập quốc tế cũng đòi hỏi phải được nâng cao và mở rộng hơn, các quốc gia sẽ không thể phát triển, không thể theo kịp sự phát triển của thế giới và sẽ bị tụt hậu nếu bị thực hiện chính sách cô lập. Mọi quốc gia đều ý thức được giá trị to lớn và quan trọng của việc hội nhập kinh tế toàn cầu đặc biệt là các quan hệ trao đổi hàng hoá quốc tế đang ngày càng phát triển sâu rộng.
Do đặc điểm về tự nhiên, mỗi quốc gia có một lợi thế riêng về sản xuất. Chính những lợi thế riêng biệt khác nhau này giữa các quốc gia là tiền đề dẫn tới phân công lao động quốc tế và nhu cầu trao đổi hàng hoá giữa các quốc gia nhằm thoả mãn nhu cầu tiêu dùng.
Để quan hệ trao đổi mua bán hàng hoá được diễn ra bình thường ổn định và bảo vệ được quyền lợi của các bên đòi hỏi phải có một cơ sở pháp lý nhất định, trong đó có các bên xác lập các quyền và nghĩa vụ đối với nhau đồng thời cũng là cơ sở để các nước hữu quan thực hiện quyền quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá.
Hợp đồng ngoại thương có vai trò vô cùng to lớn đối với hợp đồng trao đổi hàng hoá:
Hợp đồng ngoại thương là cơ sở pháp lý qui định quyền và nhiệm vụ của các bên trong quan hệ trao đổi hàng hoá.
Hợp đồng ngoại thương là công cụ pháp lý trung tâm của hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu đồng thời là cơ sở để các bên ký kết các hợp đồng khác: Hợp đồng vận chuyển, hợp đồng bảo hiểm, hợp đồng bảo lãnh...
Hợp đồng ngoại thương là căn cứ để bảo vệ các nguồn và lợi ích hợp pháp của các bên khi có tranh chấp xảy ra.
Hợp đồng ngoại thương là cơ sở quan trọng của cơ quan nhà nước: Hải quan, cơ quan thuế... thực hiện các chức năng quản lý nhà nước trong các lĩnh vực liên quan.
Cuối năm 1986 thực hiện đường lối mới do Đại hội Đảng lần thứ VI đề ra, kinh tế đối ngoại đã được coi là mũi nhọn của sự nghiệp đổi mới, xuất khẩu còn là một trong ba chương trình kinh tế trọng điểm.
Từ năm 1987 Chính phủ đã cho phép các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia vào sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu.
C. Kết luận
Thực tiễn đã chứng minh trong thời đại ngày nay khi trình độ quốc tế hoá đời sống kinh tế ngày càng cao nhu cầu hội nhập quốc tế là nhu cầu không thể thiếu và ngày càng được mở rộng.
Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn bắt nguồn từ chế độ kinh tế đất nước, song với những gì mà chúng ta đã, đang và sẽ làm trong thời gian qua và sắp tới đây đã thể hiện được sự ý thức giá trị to lớn của việc hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt là các quan hệ trao đổi hàng hoá quốc tế đang ngày càng phát triển.
Do vậy: Vai trò của hợp đồng ngoại thương là rất quan trọng trong quá trình phát triển và thúc đẩy nền kinh tế.
Ngày 13/7/2000 tại OaSinton, thay mặt Chính phủ Việt Nam, Bộ Trưởng Bộ Thương Mại Vũ Khoan đã ký hiệp định thương mại với Hoa Kỳ, đây chính là mối quan trọng đánh dấu sự bình thường hoá hoàn toàn giữa Việt Nam và Hoa Kỳ.
Hiện nay Việt Nam đã trở thành thành viên của ASEAN năm 1995, APEC năm 1998. Việt Nam tham gia tích cực vào các hoạt động trong khuôn khổ hợp tác á - Âu và đang trong quá trình chuẩn bị những bước cơ bản để ra nhập tổ chức Thương Mại thế giới WTO.
Đó là những điều kiện thuận lợi để chúng ta có thể đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế mở rộng buôn bán và hợp tác kinh tế với các nước và các tổ chức kinh tế trong khu vực cũng như trên toàn thế giới.
Mục lục
A.
Mở đầu
1
B.
Thân bài
2
I.
Hợp đồng ngoại thương
2
1.
Khái niệm, đặc điểm của hợp đồng ngoại thương
2
1.1.
Khái niệm
2
1.2.
Đặc điểm của hợp đồng ngoại thương
3
2.
Nội dung cơ bản của hợp đồng ngoại thương
4
II.
Vai trò của hợp đồng ngoại thương trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu
5
1.
Các điều kiện để hợp đồng mua bán ngoại thương có hiệu lực
5
1.1.
Xung đột về tính hợp pháp của hợp đồng mua bán ngoại thương
5
1.2.
Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng ngoại thương theo pháp luật Việt Nam
6
2.
Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng ngoại thương theo pháp luật Việt Nam
7
C.
Kết luận
9
Mục lục
A.
Mở đầu
1
B.
Thân bài
2
I.
Hợp đồng ngoại thương
2
1.
Khái niệm, đặc điểm của hợp đồng ngoại thương
2
1.1.
Khái niệm
2
1.2.
Đặc điểm của hợp đồng ngoại thương
3
2.
Nội dung cơ bản của hợp đồng ngoại thương
4
II.
Vai trò của hợp đồng ngoại thương trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu
5
1.
Các điều kiện để hợp đồng mua bán ngoại thương có hiệu lực
5
1.1.
Xung đột về tính hợp pháp của hợp đồng mua bán ngoại thương
5
1.2.
Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng ngoại thương theo pháp luật Việt Nam
6
2.
Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng ngoại thương theo pháp luật Việt Nam
7
C.
Kết luận
9
Tài liệu tham khảo
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 63008.doc