Trong những năm gần đây đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước với chủ trương phát huy nội lực, đẩy mạnh hợp tác liên doanh liên kết với các doanh nghiệp trong và ngoài nước, tận dụng mọi hỗ trợ của các tổ chức quốc tế để chúng ta thực hiên sự nghiệp Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước đua nước ta đi lên con đường xã hội chủ nghĩa.
Trên cơ sở phát triển của nền kinh tế nước nhà và sự phát triển về khoa học kỹ thuật các nước phương tây. Công nghệ in ấn ở nước ta cũng phát triển một cách nhanh chóng. Tận dụng và thừa hưởng nền văn minh đi trước, ngành in ấn của nước ta đã đáp ứng thoả mãn nhu cầu trong nước.
Xí nghiệp in Tổng cục Hậu cần trong điều kiện đổi mới đã hoàn thành nhiệm vụ của mình, đáp ứng được nhu cầu về sản phẩm in ấn trong Tổng cục Hậu cần, Tổng cục Chính trị và trong Quân đội. Xí nghiệp dần trưởng thành với bao nhiêu công sức và tâm huyết của các chiến sĩ hiện đã và đang công tác ở Xí nghiệp. Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, đồng thời hàng năm nộp Ngân sách Nhà nước hàng tỷ đồng. Xí nghiệp in Hậu cần đã và đang xứng đáng với vai trò của mình, tạo được sự tin yêu của Đảng, quân và dân.
Báo cáo thực tập của em được viết gồm 3 chương:
Chương I: Khái quát về xí nghiệp in Tổng Cục Hậu Cần
Chương II: Hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp in Hậu cần trong 2 năm gần đây.
Chương III: Xí nghiệp in Hậu cần trong thời kỳ đổi mới
16 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1182 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Đề tài Hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp in Hậu Cần, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu
Trong những năm gần đây đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước với chủ trương phát huy nội lực, đẩy mạnh hợp tác liên doanh liên kết với các doanh nghiệp trong và ngoài nước, tận dụng mọi hỗ trợ của các tổ chức quốc tế để chúng ta thực hiên sự nghiệp Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước đua nước ta đi lên con đường xã hội chủ nghĩa.
Trên cơ sở phát triển của nền kinh tế nước nhà và sự phát triển về khoa học kỹ thuật các nước phương tây. Công nghệ in ấn ở nước ta cũng phát triển một cách nhanh chóng. Tận dụng và thừa hưởng nền văn minh đi trước, ngành in ấn của nước ta đã đáp ứng thoả mãn nhu cầu trong nước.
Xí nghiệp in Tổng cục Hậu cần trong điều kiện đổi mới đã hoàn thành nhiệm vụ của mình, đáp ứng được nhu cầu về sản phẩm in ấn trong Tổng cục Hậu cần, Tổng cục Chính trị và trong Quân đội. Xí nghiệp dần trưởng thành với bao nhiêu công sức và tâm huyết của các chiến sĩ hiện đã và đang công tác ở Xí nghiệp. Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, đồng thời hàng năm nộp Ngân sách Nhà nước hàng tỷ đồng. Xí nghiệp in Hậu cần đã và đang xứng đáng với vai trò của mình, tạo được sự tin yêu của Đảng, quân và dân.
Báo cáo thực tập của em được viết gồm 3 chương:
Chương I: Khái quát về xí nghiệp in Tổng Cục Hậu Cần
Chương II: Hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp in Hậu cần trong 2 năm gần đây.
Chương III: Xí nghiệp in Hậu cần trong thời kỳ đổi mới
Chương I Khái quát về xí nghiệp in Tổng Cục Hậu Cần
1.1.Quá trình hình thành và phát triển.
Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta kết thúc với thắng lợi vẻ vang. Đất nước bước vào thời kỳ mới, xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và tiếp tục cuộc cách mạng giải phóng Miền nam. Quân đội ta hoàn thành nhiệm vụ vẻ vang trong công cuộc kháng chiến, từng bước đi vào xây dựng chính quy hoá, hiện đại hoá. Trong công cuộc trở mình của đất nước nói chung và sự trưởng thành của quân đội nhân dân nói chung nghành Hậu Cần cũng từng bước vươn lên đáp ứng nhiệm vụ của dân tộc giao phó.
Để phục vụ kịp thời sự lãnh đạo, chỉ đạo sáng suốt của Đảng, Nhà Nước và trực tiếp từ sự chỉ huy của tổng cục đến các nghành nghiệp vụ, công tác in ấn, xuất bản đã được Đảng uỷ quân sự trung ương, Đảng uỷ tổng cục hậu cần quan tâm đúng mức. Cuối năm 1958 lãnh đạo Tổng cục Hậu Cần làm việc với tổng liên đoàn lao động Việt Nam để xin nhận nhà in lao động về Tổng Cục Hậu Cần. Đầu năm 1959, nhà in lao động được bàn giao cho Tổng Cục Hậu Cần gồm toàn bộ thiết bị và 56 cán bộ công nhân viên.
Chi bộ Đảng được thành lập thuộc liên chi tạp chí Hậu Cần, đồng chí Hoàng Xuân Phú được chỉ định làm bí thư chi bộ, đồng chí Xuân Mấm được chỉ định làm giám đốc xưởng.
Khi được điều về Tổng Cục Hậu Cần, xưởng đã dảm nhận nhiệm vụ in “tạp chí Hậu Cần”, “đặc san Hậu Cần”, “Tập san chiến sĩ Hậu Cần”, hoạ báo và các tài liệu khác của tổng cục. Đến năm 1961 xưởng in sát nhập vào nhà máy in Quân đội.
Ngày 05/08/1964 sau “sự kiện Vịnh Bắc Bộ”, Đế quốc Mỹ đem quân mở cuộc chiến tranh phá hoại Miền Bắc nước ta. Nhà máy in Quân đội nhân dân tổ chức một bộ phận sơ tán với đủ thành phần (sắp chữ, in typô, đóng sách...) lấy phiên hiệu là B1, triển khai sản xuất tại nông trường Việt Phi (Ba vì, Hà Tây).
Trước yêu cầu nhiệm vụ mới của cách mạng và Quân đội, nghành Hậu Cần cũng như Tổng Cục Hậu Cần có sự phát triển nhanh chóng. Lúc này nhu cầu có một cơ sở in của Tổng Cục Hậu Cần đã trở nên cấp bách. Lãnh đạo Tổng Cục Hậu Cần đã trao đổi ý kiến và đi đến thống nhất với lãng đạo tổng cục chính trị về việc bàn giao phân xưởng B1 của ngà máy in Quân đội về Tổng Cục Hậu Cần.
Trên cơ sở phân xưởng B1 tiếp nhận từ nhà máy in Quân đội, ngày 15/04/1968 đồng chí Vũ Văn Cấn chủ nhiệm Tổng Cục Hậu Cần ký quyết định 152/hoặc thành lập xưởng in Hậu Cần. Từ địa điểm sơ tán ở nông trường Việt Phi, xưởng in Hậu Cần ra đời. Toàn bộ 56 cán bộ chiến sĩ, công nhân viên của xưởng B1 đã sơ tán về làm việc ở đây và chính họ là những người đầu tiên xây dựng xí nghiệp in Hậu Cần từ thuở mới ra đời. Để nhanh chóng kiện toàn về tổ chức, Tổng Cục Hậu Cần đã bổ nhiệm đồng chí Lê Xuân Mấm, nguyên phó giám đốc nhà máy in Quân dội làm giám đốc xưởng in Hậu Cần, đồng chí Đỗ Như Vân làm phó giám đốc, đồng chí Nguyễn Quốc Duệ làm chính trị viên.
Xưởng in tổ chức thành 6 tổ sãn xuất, việc quản lý và điều hành sản xuất do toà soạn Tạp Chí Hậu Cần đảm nhận. Xưởng in Hậu Cần ra đời với những nhiệm vụ in tài liệu huấn luyện nghiệp vụ của các cục trong tổng cục, trong đó chủ yếu là Tạp Chí Hậu Cần, tờ tin “chiến sĩ Hậu Cần”. Sản lượng năm đầu đạt gần 53 triệu trang in. Xưởng đã có nhiều bước phát triển mới và ổn định hơn.
Từ tháng 10/1968 Tổng Cục Hậu Cần chủ trương xây dựng cơ sở mới của xưởng in. Các đồng chí Hoàng Phong, Lê Xuân Mấm được giao nhiệm vụ đi tìm địa điểm. Qua khảo sát một số nơi như Phổ Yên (Thái Nguyên), Tế Tiêu (Hà Tây). Cuối cùng địa điểm được chọn là khu đất nằm giữa hai thôn Phú Mỹ và Đình Thôn thược xã Mỹ Đình - Từ Liêm - Hà Nội.
Những năm sau sản xuất ổn định, sản lượng trang in năm sau tăng nhiều hơn năm trước. Đến năm 1975 khi đất nước giải phóng hai miền Nam Bắc, hoà chung với niềm vui của cả nước. Sản lượng Xưởng in đạt 229 triệu trang/năm. Từ năm 1976 trở lại những năm 1980, mặc dù gặp nhiều khó khăn về vật tư, nhất là giấy in nhưng xưởng đã khắc phục vượt qua mọi khó khăn để hoàn thành nhiêmh vụ và tự khẳng định mình, tăng cường sản lượng trang in. Đến năm 1981, xưởng in Hậu Cần được đổi tên thành xí nhgiệp in Hậu Cần. Từ nhũng năm 1981 đến năm 1987, hoạt động của xí nghiêph in Hậu Cần không ngừng được mở rộng. Sau đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, năm 1987, năm mửo đầu của cơ chế mới, trong sãn xuất kinh doanh của xí nghiệp đã đi vào hạch toán độc lập. Tự lực tự cường thúc đẩy sản xuất của xí nghiệp, đồng thời tham gia tích tực vào sự nghiệp phát triển nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Kết quả năm 1987 sản lượng đạt 235 triệu trang in. Vượt kế hoạch 2.17%.
Thực hiện quy chế 936/BQP của Bộ Quốc Phòng về quản lý và xuất bản in trong Quân đội, tháng 8/1992 xí nghiệp thực hiện giảm biên chế, số lao động hợp đồng được chấm dứt (Quân số xí nghiệp giảm từ 103 đồng chí xuống còn 67 đồng chí). Ngày 31/12/2003 Tổng số nhân viên của xí nghiẹp in Hậu Cần là 67 người trong đó có 7 người có trình độ chuyên môn bậc Đại Học, 14 người có trình độ trung cấp kỹ thuật và bình quân bậc thợ là bậc 6. Thực hiện chủ trương của Nhà nước và Bộ Quốc Phòng, xét tình hình thực tế và tính chất của hàng hoá của xí nghiệp in sản xuất, thủ trưởng Tổng Cục Hậu Cần đã quyết định từ 01/05/1995 xí nghiệp Hậu Cần thuộc quyền lãnh đạo quản lý của cục Chính Trị Tổng Cục Hậu Cần. Tháng 12/1995 Bộ Tổng tham mưu có quyết định số 720/QĐ-TM chuểyn xí nghiệp sang hạch toán nội bộ. Theo quyết định mới, nhiệm vụ của xí nghiệp chủ yếu phục vụ nhu cầu in ấn của nội bộ Tổng Cục Hậu Cần và Quân đội. Từ đây xí nghiệp không tham gia vào các hoạt động kinh tế khác.
1.2.Cơ cấu tổ chức của xưởng in Hậu Cần
Để đảm bảo sản xuất kinh doanh có hiệu quả và quản lý tốt sản xuất, xí nghiệp in hậu Cần quản lý theo mô hình trực tuyến, bộ máy quản lý quản lý theo chế độ một thủ trưởng với bộ máy quản lý gọn nhẹ, hoạt động có hiệu quả.
Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của xí nghiệp in Hậu Cần
BAN GIáM ĐốC
Phòng
HCqt
Phòng
KH - vt
Phòng tài chính
Phân xưởng máy in
Phân xưởng sách
Giám đốc xí nghiệp:
Là người đại diện cho xí nghiệp, có tư cách pháp nhân cao nhât, chịu trách nghiêm trước Cục Chính Trị - Tổng Cục Hậu Cần – Bộ Quốc Phòng, trước pháp luật về mọi hoạt động của Xí nghiệp.
Phó giám đốc Xí nghiệp:
Là người giúp giám đốc điều hành Xí nghiệp trong lĩnh vực được phân công. Phó Giám Đốc thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn theo uỷ quyền và phải chịu trách nhiệm trước giám đốc Xí nghiệp về kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao và các quyết định của mình. Trong trường hợp Giám đốc đi vắng, Giám đốc sẽ chỉ định Phó giám đốc thay thé điều hành và giải quyết công việc của Xí nghiệp.
Phó giám đốc Chính Trị:
Giúp Giám đốc điều hành công tác Đảng, công tác chính trị trong toàn đơn vị. Tham mưu cho Giám đốc, Đảng uỷ trong công tác sử dụng, bố trí, sắp xếp đề bạt cán bộ.
Phòng Kế hoạch Vật tư:
- Là cơ quan tham mưu tổng hợp chịu trách nhiệm trực tiếp về các mặt:
+ Điều hành sản xuất theo kế hoạch và theo các hợp đồng kinh tế đã được ký kết cho đảm bảo thời hạn và tiến độ.
+ Đảm bảo đáp ứng toàn bộ vật tư cho nu cầu sản xuất kinh doanh, đảm bảo khai thác đúng vật tư, chủng loại, tham gia điều chỉnh mua bán vật tư có hiệu quả.
+ Cân đối nhu cầu thiết bị, ban hành các quy chế về sử dụng máy móc thiết bị và công nghệ sản xuất.
+ Quản lý tốt chất lượng sản phẩm mà Xí nghiệp đã làm ra.
+ Thường xuyên cử người đi mua sắm vật tư, tổ chức quản lý tình hình nhập xuất vật tư một cách chặt chẽ.
+ Thống kê vật tư, thời gian lao động cho từng công đoạn, từng ấn phẩm.
Phòng Tài chính:
- Tham mưu cho Giám đốc các vấn đề về lĩnh vực tài chính, tổ chức tốt bộ máy kế toán cho phù hợp với cơ câú hoạt động của Xí nghiệp.
- Quản lý tốt tài sản, vốn và mọi chế độ chỉ tiêu, đảm bảo đúng chính sách, chế độ của Nhà nước, sử dụng vốn cho có hiệu quả, đảm bảo vốn cho sản xuất kinh doanh.
- Phản ánh, ghi chép mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh đầy đủ, đúng nguyên tắc.
- Kiểm tra giám sát mọi hoạt động kinh tế, cung cấp chính xác, kịp thời các tài liệu về cung ứng, dự trữ, sử dụng các loại tài sản góp phần quản lý tài sản một cách hợp lý.
Phòng Hành chính quản trị:
- Thực hiện công tác văn thư lưu trữ, soạn thảo công văn theo yêu cầu lãnh đạo công ty.
- Bảo đảm sử dụng con dấu theo quy định của Pháp luật.
- Tiếp đón khách, tổ chức phục vụ hội nghị, chăm lo đời sống cho toàn cán bộ công nhân viên trong toàn Xí nghiệp.
1.3.Đặc điểm hoạt động của Xí nghiệp in Hậu Cần.
Xí nghiệp in Hậu Cần là một dơn vị sự nghiệp trực thuộc cục chính trị Tổng Cục Hậu Cần, thực hiện hạch toán nội bộ. Xí nghiệp in chính thức hoạt động ngày 15/04/1968 theo quyết định số 152/HC. Xí nghiệp in Hâu Cần nằm giữa hai thôn Phú Mỹ mà Đình Thôn thuộc xã Mỹ Đình – Từ Liêm – Hà Nội.
Xí nghiệp in Hậu Cần là một đơn vị sản xuất với chức năng chính là in các tài liệu phục vụ cho cục Hậu Cần, Bộ Quốc Phòng. Ngoài ra, Xí nghiệp còn in thêm các loại sách báo nhằm tìm kiếm thêm lợi nhuận, nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên.
Xí nghiệp in Hậu Cần có nhiệm vụ: sản xuất kinh doanh theo đúng mục đích thành lập Doanh Nghiệp, thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước, bảo toàn và phát triển vốn Xí nghiệp được giao, tổ chức và quản lý tốt lao động trong đơn vị.
Xí nghiệp in Hậu Cần có mục tiêu:
Thực hiện tốt chức năng của xí nghiệp đối với cục Hậu Cần và Bộ Quốc Phòng. Ngoài ra, Xí nghiệp in còn phải hoạt động có hiệu quả tạo ra lợi nhuận để hoàn thành tốt gnhĩa vụ với Tổng Cục Hậu Cần và Bộ Quốc Phòng, hoàn thành nghĩa vụ nộp Ngân sách Nhà nước, bù đắp chi phí, nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên, sử dụng hiệu quả phát triển đồng vốn. Bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, công nhân viên chức để đáp ứng nhu cầu của tình hình phát triển kinh tế xã hội.
Mặt hàng sản xuất kinh doanh của xí nghiệp in Hậu Cần.
Để phù hợp với nền kinh tế thị trường và để đáp ứng nhu cầu in ấn của Tổng Cục Hậu Cần nên khi chuyển sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Xí nghiệp đã bắt kịp phương thức quản lý mới, tinh giảm biên chế, tinh giảm bộ máy quản lý, tổ chức lại bộ máy sản xuất. Chuyển từ công nghệ in typô sang công nghệ in ôpsét để đảm bảo nhiệm vụ là in các tài liệu phục vụ tổng cục và Quân đội.
Nếu như trước đây, Xí nghiệp in còn nhận in các tạp chí, sách giáo khoa cho các đơn vị tổ chức ngoài ngành thì từ năm 1995 trở lại đây, từ khi chuyên sang chế độ hoạch toán nội bộ xiư nghiệp in chỉ in ấn các tạp chí, các ấn phẩm phục vụ cho Tổng Cục Hậu Cần và Quân đội.
1.4.Chế độ chính sách kế toán áp dụng tại Xí nghiệp in Hậu Cần.
Xuất phát từ đặc điểm tổ chức sản xuất và tổ chức quản lý nêu trên, để phù hợp với tình hình, điều kiện và trình độ quản lý thì Xí nghiệp cần phải áp dụng hình thức tổ chức công tác kế toán tập trung, toàn bộ công tác kế toán từ việc ghi sổ chi tiết đến tổng hợp, lập báo cáo, kiểm tra kế toán đều được thực hiện tại phòng tài chính của Xí nghiệp. Xuất phát như vậy cho nên Xí nghiệp in hậu Cần áp dụng hình thức kế toán : Nhật Ký Chung.
Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký chung.
Tất cả các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh đều được ghi vào sổ nhật ký mà trọng tâm là sổ Nhật ký chung theo trình tự thời gian phát sinh và định khoản kế toán của nghiệp vụ đó, sau đó lấy các số liệu trên sổ Nhật ký để ghi vào sổ cái theo từng nghiệp vụ phát sinh.
Các loại sổ kế toán chủ yếu trong xí nghiệp in Hậu Cần.
+ Sổ nhật ký chung.
+ Sổ cái.
+ Các sổ, thẻ kế toán chi tiết.
Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung.
Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ được dùng làm căn cư ghi sổ trước hết ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhâtk ký chung, sau đó căn cứ theo số liệu đã ghi trên sổ Nhật ký chung để ghi vào sổ cái theo các tài khoản phù hợp. Bên cạnh đó xí nghiệp in Hậu Cần còn mở sổ kế toán chi tiết thì đồng thời với việc ghi sổ Nhật ký chung, các nghiệp vụ phát sinh được ghi vào sổ kế toán ch tiết liên quan.
Cuối năm cộng số liệu trên sổ cái, lập bảng cân đối số phát sinh.
Sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên sổ cái và bảng tổng hợp chi tiết dùng để lập báo cáo tài chính.
Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung
Chứng từ gốc
Sổ, thẻ kế toán chi tiết
sổ nhật ký chung
Sổ nhật ký đặc biệt
Bảng tổng hợp chi tiết
Sổ cái
Bảng cân đối phát sinh
Báo cáo tài chính
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng hoặc cuối kỳ
Quan hệ đối chiếu
Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán xí nghiệp in Hậu Cần.
+ Kế toán trưởng: phụ trách, tập hợp mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh, lập báo cáo, tính khấu hao, vốn lưu động, vốn cố định, quỹ xí nghiệp.
+ Kế toán giá thành: thanh toán nội bộ tổng hợp mọi chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh, tập hợp chi phí nguyên vật liệu, công cụ lao động phân bổ cho từng ấn phẩm, tập hợp lao động tiền lương, tập hợp chi phí nguyên vật liệu, nhiên liệu, động lực, tính khấu hao tài sản cố định theo quy định, hạch toán chi tiết giá thành từng ấn phẩm.
+ Kế toán thanh toán tiêu thụ: theo dõi thanh toán khách hàng mua hàng, bán hàng và theo dõi tình hình vốn quỹ của xí nghiệp, xác định kết quả kinh doanh.
+ Thủ quỹ: ghi chép thu chi tiền mặt, tiền gửi Ngân hàng, quan hệ thanh toán với Ngân hàng.
Kế toán trưởng
Bộ máy kế toán xí nghiệp in Hậu cần
Thủ quỹ
Kế toán thanh toán
Kế toán giá thành
Chương II hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp in Hậu cần trong 2 năm gần đây
Do đặc điểm tính chất hoạt động của xí nghiệp hậu cần là loại hình xí nghiệp in hạch toán nội bộ, mang tính chất của loại hình đơn vị hành chính sự nghiệp, không mang tính chất của công ty kinh doanh thương mại nên hoạt động của xí nghiệp in cũng gặp nhiều khó khăn. Các chỉ tiêu sản xuất giảm đi song chất lượng sản phẩm được nâng cao không ngừng. Sự đổi mới công nghệ đảm bảo cho xí nghiệp cơ bản đáp ứng được yêu cầu trong tình hình mới.
Xí nghiếp in Hậu Cần là một xí nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả cao. Doanh thu hàng năm tăng. Thu nhập bình quân hàng năm tính theo đầu người tăng lên trong những năm gần đây: năm 2003 là 8242.446đ/tháng tăng 3.8 % so với năm 2002: 7940.000/tháng. Điều đó có được do xí nghiệp biết sử dụng nguồn vốn kinh doanh hợp lý và giảm chi phí trong sản xuất và kinh doanh.
Kết quả sản xuất kinh doanh năm 2002 và năm 2003
(đơn vị tính :1000đ)
Chỉ tiêu
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2003 so với năm 2002
Số Tiền
Tỷ Lệ (%)
Doanh Thu
6.212.631
6.530.097
317.446
5.11
Chi phí
5.862.904
6.161.912
299.088
5.10
Lợi Nhuận
349.727
368.185
18.458
5.30
Nhận xét:
Doanh thu năm 2003 tăng so với năm 2002 tăng 317.446 nghìn đồng với tỷ lệ tăng là 5.11%
Chi phí năm 2003 tăng so với năm 2002 tăng 299.088 nghìn đồng với tỷ lệ tăng là 5.10%
Do tốc độ tăng của doanh thu lứon hơn tốc độ tăng của chi phí chi nên lợi nhuận năm 2003 tăng so với năm 2002 là 18.458 nghìn đồng với tỷ lệ tăng là 5.30%.
Kết luận: Doanh thu và lợi nhuận hàng năm của xí nghiệp tăng lên là do xí nghiệp đã tổ chức điều hành công tác quản lý và điều hành sản xuất một cách hợp lý phù hợp với yêu cầu của Cục Chính Trị và Bộ Quốc Phòng, phù hợp với nền kinh tế thị trường hàng năm xí nghiệp nộp Ngân sách Nhà nước và Cục Hậu Cần, Bộ Quốc Phòng hàng tỷ đồng.
Chương III Xí nghiệp in Hậu Cần trong thời kỳ đổi mới
Hơn 30 năm xây dựng và trưởng thành của Xí nghiệp in Hậu Cần, trong chặng đường bằng ấy những cống hiến của mình xí nghiệp in đã trở thành một cơ quan vững mạnh đạt được niềm tin của Tổng cục hậu cần cũng như của Bộ quốc phòng và nhà nước. Với nhiệm vụ mới, chủ yếu phực vụ nhu cầu in ấn của nội bbộ Tổng cục Hậu cần và Quân đội. Xí nghiệp đã đáp ứng, thoả mãn nhu cầu của Tổng cục và Quân đội. Với thế trở mình thức dậy của con rồng Đông Nam á Việt Nam đã từng bước đi lên trên con đường phát triển kinh tế nhiều thành phần với cơ cấu thị trường có sự quản lý và điều tiết của Nhà nước. Ngành in của Tổng cục hậu cần cũng đã góp phần nào công sức trong việc xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân.
Sự ra đời của Xí nghiệp in Hậu cần trong điều kiện đất nước còn bị chia cắt, thiếu thốn trang thiết bị nhiều. Máy móc thuộc tầng lớp cũ kỹ lạc hậu. Lại thêm là ngành mới mẻ còn xa lạ với công chúng và những người trực tiếp in ấn. Cho nên từ buổi đầu thành lập Xí nghiệp đã gặp rất nhiều khó khăn trong sản xuất kinh doanh. Cho đến năm 1997, Xí nghiệp được đầu tư thêm một máy in offsét 8 trang, 1 giàn máy vi tính, trang bị máy hút ẩm, điều hoà nhiệt độ để phục vụ sản xuất. Với một đội ngũ cán bộ công nhân viên có thâm niên trong nghề lâu. Xí nghiệp in Hậu cần đã từng bước khắc phục khó khăn thiếu thốn về vật chất kỹ thuật để không ngừng nâng cao sản lượng hoàn thành nhiệm vụ được đặt ra.
Ngày nay khi đất nước hoà bình độc lập tự do, ngành in ấn có nhiều cơ hội phát triển. Với chính sách mở cửa của Nhà nước, công nghệ in ấn dần dần tiếp thu những thành quả của khoa học kỹ thuật của phương tây. Các máy móc mới, hiện đại hơn được nhập vào làm cải thiện rất lớn trong công nghệ in ấn. Hoà nhập với xu thế đó Xí nghiệp in Hậu cần cũng từng bước dổi mới công nghệ in ấn. Nhạp thêm máy móc hiện đại. Bên cạnh đó, xí nghiệp có điều kiện để đào tạo cán bộ công nhân viên về trình độ chuyên môn. Kết quả là trong những năm vừa qua Xí nghiệp đã đổi mới cả về chất lẫn lượng trong từng sản phẩm in ấn. Đáp ứng tót vai trò của mình trong Quân đội. Đạt được niềm tin của Đảng, của Quân và dân.
Mặc dù Xí nghiệp đang trong thời kỳ đổi mới song xí nghiệp vẫn xây dựng được những giá trị tinh thần cao quý. Dù ở bất kỳ điều kiện nào, hoàn cảnh nào, lãnh đạo, chỉ huy và nội bộ Xí nghiệp luôn đoàn kết gắn bó. Tình đoàn kết gắn bó cùng với tính năng động sáng tạo, chủ động sẽ lần gỡ được khó khăn, tìm kiếm việc làm duy trì sản xuất Xí nghiệp đã từng bước ổn định và cải thiện đời sống cho các chiến sĩ. Bên cạnh đó quan hệ hiệp đồng, tạo ra sự hiểu biết, thông cảm, tin cậy giúp đỡ chân tình là nhân tố cực kỳ quan trọng để có thể phát triển Xí nghiệp, tạo vị thế trong công nghệ in ấn. Phải luôn coi trọng nhu cầu khách hàng, không ngừng cải tiến công nghệ và tổ chức sản xuất; chất mượng sản phẩm và giá thành hợp lý là 2 mục tiêu thường xuyên trực tiếp đặt ra trong sản xuất.
Lấy nhiệm vụ quốc phòng là trung tâm có ý nghĩa quyết định, đồng thời với coi trọng các sản phẩm kinh tế. Trên tinh thần ấy phải cải tạo được trách nhiệm và tình cảm trong lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp, các cơ quan Tông Cục Hậu Cần, các cơ quan chức năng của Tổng Cục Chính Trị đối với Xí nghiệp.
Đội ngũ công nhân, cán bộ tuyệt đại bộ phận tâm huyết với nghề nghiệp và gắn bó với Xí nghiệp. Họ là lực lượng quyết định sự thắng lợi và hoàn thành nhiệm vụ. Họ cần có sự quan tâm thiết thực của lãnh đạo và chỉ huy, để họ có tay nghề vững vàng và sống bằng nghề mà họ gắn bó. Ngoài ra, song song với việc phải luôn giữ gìn mội quan hệ máu mủ ruột thị với nhân dân mà trực tiếp và trước hết là nhân dân địa bàn đóng quân.
Một chặng đường 35 năm đã đi qua thành tích đã đạt được còn rất kiêm tốn, toàn bộ cán bộ, công nhân viên của Xí nghiệp in sẽ phấn đấu với nỗ lực cao nhất để hoàn thành mọi nhiệm vụ.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 12.doc