Đề tài Hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại trên thị trường chứng khoán

Thị trường chứng khoán là thể chế tài chính bậc cao với sự tham gia của các tổ chức trung gian, trong các tổ chức tài chính trung gian đặc biệt là các ngân hàng thương mại đóng một vai trò quan trọng.

Tại Việt Nam, thị trường chứng khoán đang trong giai đoạn đầu xây dựng và phát triển. Việc tham gia của các định chế tài chính đặc biệt là các Ngân hàng thương mại hiện nay còn rất hạn chế trong khi đây là một trong những những định chế gần gũi và có khả năng tiếp cận với các hoạt động chứng khoán một cách hiệu quả nhất. Các bài nghiên cứu về vấn đề này cũng không nhiều nên chúng em chọn đề tài 14: “Hoạt động của ngân hàng thương mại trên thị trường chứng khoán” làm bài thuyết trình của nhóm.

 

doc30 trang | Chia sẻ: luyenbuizn | Lượt xem: 1112 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Đề tài Hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại trên thị trường chứng khoán, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
=Đề tài: Hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại trên thị trường chứng khoán. Nhóm: Họ và tên Lớp Mã SV 1. Nguyễn Thị Thu Hiền (nhóm trưởng) TCDN50C CQ500905 2. Nguyễn Minh Trang TCDN50C CQ503095 3. Nguyễn Thị Phương Thảo TCDN50C CQ502400 4. Nguyễn Thị Bích Hồng TCDN50C CQ501073 5. Nguyễn Hùng Cường TCDN50C CQ500324 6. Lưu Thị Dung TCDN50C CQ503220 7. Vũ Đức Anh TCDN50C CQ500133 8. Đậu Văn Tiến TCDN50C CQ503571 9. Nguyễn Văn Hùng TCDN50D CQ503337 10. Hà Huy Tuấn TCDN50D CQ503614 Nội dung: Chương I: Hoạt động của NHTM trên TTCK 1. Các mô hình hoạt động của NHTM trên TTCK 2. Các hoạt động của NHTM trên TTCK 3. Điều kiện để NHTM tham gia hoạt động trên TTCK 4. Vai trò của NHTM trên TTCK Chương II: Thực trạng hoạt động của NHTM trên TTCK VN 1. Hoạt động của NHTM trên TTCK VN 2. Nguyên nhân thực trạng 3. Giải pháp thúc đẩy hoạt động của NHTM trên TTCK Chương III: Một số giải pháp nhằm cải thiện hoạt động của NHTM trên TTCK LỜI MỞ ĐẦU Thị trường chứng khoán là thể chế tài chính bậc cao với sự tham gia của các tổ chức trung gian, trong các tổ chức tài chính trung gian đặc biệt là các ngân hàng thương mại đóng một vai trò quan trọng. Tại Việt Nam, thị trường chứng khoán đang trong giai đoạn đầu xây dựng và phát triển. Việc tham gia của các định chế tài chính đặc biệt là các Ngân hàng thương mại hiện nay còn rất hạn chế trong khi đây là một trong những những định chế gần gũi và có khả năng tiếp cận với các hoạt động chứng khoán một cách hiệu quả nhất. Các bài nghiên cứu về vấn đề này cũng không nhiều nên chúng em chọn đề tài 14: “Hoạt động của ngân hàng thương mại trên thị trường chứng khoán” làm bài thuyết trình của nhóm. Chương I: Hoạt động của ngân hàng thương mại trên thị trường chứng khoán 1. Các mô hình hoạt động của ngân hàng thương mại trên thị trường CK Hiện nay: Mô hình ngân hàng thương mại hoạt động trên thị trường chứng khoán, thế giới có 2 loại: * Mô hình chuyên doanh (hay còn gọi là mô hình đơn năng) - Các công ty chứng khoán là công ty chuyên doanh độc lập - Các ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính khác không được phép tham gia vào hoạt động kinh doanh chứng khoán. => Ưu điểm: + Hạn chế rủi ro hệ thống ngân hàng do những ảnh hưởng tiêu cực của thị trường chứng khoán. + Chuyên môn hóa tạo điều kiện cho thị trường chứng khoán phát triển. Ví dụ: các cty chứng khoán ở Mỹ (đạo luật Glass-Steagall 1933), Nhật, Hàn Quốc. * Mô hình đa năng bao gồm: 1- Mô hình ngân hàng đa năng hoàn toàn: không có sự tách bạch nào giữa hoạt động ngân hàng và chứng khoán. Nó được áp dụng ở các nước Bắc Âu, Hà Lan, Thụy Sĩ, Áo… Ưu điểm: + Có thể kết hợp nhiều lĩnh vực kinh doanh, giảm bớt rủi ro hoạt động kinh doanh chung. + Có khả năng về tài chính chịu đựng các biến động của thị trường chứng khoán. Hạn chế: + thị trường chứng khoán phát triển chậm vì hoạt động chủ yếu của hệ thống ngân hàng dùng vốn để cấp tín dụng và dịch vụ thanh toán. + Trong trường hợp biến động trên thị trường chứng khoán, hậu quả có thể tác động tiêu cực đến lĩnh vực kinh doanh tiền tệ giữa hai loại hình kinh doanh này và ngược lại. 2- Mô hình đa năng một phần: Các ngân hàng muốn hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán phải thành lập công ty con – công ty chứng khoán, hoạt động độc lập. Mô hình này được áp dụng ở Anh, Canada, Úc. Ưu điểm: +Tận dụng được các thế mạnh của ngân hàng. + Kết hợp được kinh doanh ngân hàng và kinh doanh chứng khoán do đó tận dụng được thế mạnh về tài chính kinh nghiệm + Mạng lưới khách hàng rộng khắp. + Hạn chế được rủi ro nếu có sự biến động của một trong hai thị trường. + Phù hợp với những nước mới thành lập thị trường chứng khoán khi mà cần có tổ chức tài chính lành mạnh tham gia vào thị trường và khi hệ thống luật, kiểm soát còn nhiều mặt hạn chế. Bảng1: so sánh giữa các mô hình ngân hàng: Mô hình chuyên doanh Mô hình đa năng Mô hình đa năng một phân Đặc điểm - công ty chứng khoán là công ty chuyên doanh độc lập - NHTM và các tổ chức tài chính khác không được phép tham gia vào hoạt động kinh doanh chứng khoán không có sự tách bạch nào giữa hoạt động ngân hàng và chứng khoán. Phải thành lập công ty con mới có thể tham gia TTCK Ưu điểm - hạn chế rủi ro hệ thống ngân hàng do những ảnh hưởng tiêu cực của thị trường chứng khoán - chuyên môn hóa tạo điều kiện cho TTCK phát triển + có thể kết hợp nhiều lĩnh vực kinh doanh, giảm bớt rủi ro hoạt động kinh doanh chung. + có khả năng về tài chính chịu đựng các biến động của TTCK. +tận dụng được các thế mạnh của ngân hàng. + Kết hợp được kinh doanh ngân hàng và kinh doanh chứng khoán do đó tận dụng được thế mạnh về tài chính kinh nghiệm, + mạng lưới khách hàng rộng khắp. + hạn chế được rủi ro nếu có sự biến động của một trong hai thị trường. + Phù hợp với những nước mới thành lập thị trường chứng khoán khi mà cần có tổ chức tài chính lành mạnh tham gia vào thị trường và khi hệ thống luật, kiểm soát còn nhiều mặt hạn chế. Áp dụng Mỹ , Nhật , Hàn quốc Các nước còn lại Anh, Canada, Úc. Mỗi một mô hình có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Vì vậy, tùy vào thể chế chính trị, đặc điểm nền kinh tế mỗi quốc gia nên chọn cho mình một mô hình phù hợp nhất để có thể phát huy một cách có hiệu quả nhất vai trò của ngân hàng thương mại đối với thị trường chứng khoán. 2. Hoạt động của ngân hàng thương mại trên thị trường chứng khoán a. Hoạt động kinh doanh chứng khoán Hoạt động kinh doanh chứng khoán được xem là yếu tố trợ giúp cho việc tăng chất lượng và hiệu quả của thị trường chứng khoán gồm có hoạt động ngân quỹ và hoạt động đầu tư chứng khoán. + Hoạt động ngân quỹ: đầu tư ngắn hạn vào các chứng khoán có tính thanh khoản cao chi phí giao dịch thấp và có tính ổn định như: tín phiếu kho bạc, chứng chỉ tiền gửi…nhằm dự trữ thứ cấp cho nhu cầu thanh toán, nhu cầu dự phòng và tích trữ. Đây là cầu nối giữa thị trường tín dụng và thị trường chứng khoán, giúp sử dụng tối đa nguồn vốn, sự cạnh tranh giữa hai thị trường này làm tăng hiệu quả của thị trường tài chính. + Hoạt động đầu tư chứng khoán mang tính đa dạng, ít tập trung vào một loại chứng khoán và thời hạn đầu tư dài hơn. Ngân hàng thương mại tham gia trên thị trường chứng khoán với tư cách là nhà đầu tư và nhà tài trợ cho doanh nghiệp đầu tư chứng khoán. Ngân hàng thương mại có thể sử dụng các khoản vốn huy động để thường xuyên tham gia thị trường chứng khoán bằng cách mua cổ phiếu, trái phiếu. Thực chất là ngân hàng luôn luôn mua chứng khoán của khách hàng bằng tiền mặt của mình và bán cho khách hàng không vì mục đích ăn hoa hồng mà là lợi nhuận chênh lệch giữa thị giá mua và bán (mua chứng khoán với giá thấp nhất, bán với giá cao nhất có thể). Khi mua cổ phiếu ngân hàng thương mại có thể trở thành cổ đông lớn của công ty cổ phần tham gia vào điều hành và kiểm soát công ty. Bằng những phương tiện sẵn có ngân hàng có thể đầu tư theo danh mục, quản lý danh mục đầu tư, thành lập quỹ đầu tư để đầu tư trên thị trường chứng khoán có hiệu quả cao nhất và rủi ro thấp nhất. b. Phát hành chứng khoán Các ngân hàng thương mại có thể phát hành cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ để huy động vốn trên thị trường. Với tính chuyên nghiệp cao, uy tín lớn trên thị trường tài chính, các mối quan hệ rộng rãi, hoạt động phát hành chứng khoán của các ngân hàng thương mại có nhiều lợi thế hơn các doanh nghiệp thông thường khác, bên cạnh đó ngân hàng thương mại có thể tự đứng ra phát hành làm giảm chi phí huy động vốn. Chứng khoán của các ngân hàng thương mại phát hành dễ dàng được chấp nhận hơn so với các doanh nghiệp. c. Hoạt động trung gian trên thị trường chứng khoán Nghiệp vụ trung gian bao gồm nhiều hoạt động mà ngân hàng thương mại đều có thể tham gia với tư cách của một công ty chứng khoán con. Công ty chứng khoán con phải là công ty cổ phần hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn, các tổ chức tín dụng. * Nghiệp vụ môi giới chứng khoán Công ty chứng khoán thuộc ngân hàng sẽ đảm trách dịch vụ này mà mang lại lợi nhuận từ lệ phí giao dịch hay hoa hồng giao dịch. Công ty chứng khoán thuộc ngân hàng có ưu thế hơn so với công ty chứng khoán trong nghiệp vụ môi giới vì: + Ngân hàng đã có mối quan hệ sâu sắc với các doanh nghiệp qua việc tín dụng thanh toán, nắm bắt được các thông tin cần thiết cho việc môi giới chứng khoán, tạo uy tín cho khách hàng. + Có sẵn cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật một mạng lưới chi nhánh, đại lý rộng khắp. + Đội ngũ cán bộ, nhân viên có nghiệp vụ chuyên về kinh doanh tiền tệ liên quan chặt chẽ và gần gũi với nghiệp vụ môi giới chứng khoán. Trong nghiệp vụ này, ngân hàng thương mại tiến hành các hoạt động như: đại diện cho khách hàng của mình để thương lượng mua bán chứng khoán sao cho có lơi nhất cho thân chủ. Ngân hàng cũng thay mặt khách hàng giải quyết mọi vấn đề liên quan tùy theo sự ủy nhiệm quyền tự do linh hoạt, quyết đoán trong việc mua bán chứng khoán hộ cho họ mà không cần thông báo cho họ đã mua hoặc bán chứng khoán cho ngân hàng ký hợp đồng ủy nhiệm nhận mua hộ và bán chứng khoán hộ không chỉ cho một khách hàng mà nhiều khách hàng. * Nghiệp vụ tư vấn chứng khoán Đây là hoạt động phân tích, đưa ra khuyến nghị liên quan đến chứng khoán, công bố, phát hành các báo cáo phân tích có liên quan đến chứng khoán. Với chức năng thủ quỹ doanh nghiệp thực hiện kiểm soát và giám sát bằng đồng tiền đối với nền kinh tế quốc dân, ngân hàng có đặc quyền về thu thập thông tin của doanh nghiệp có phát hành chứng khoán qua mối quan hệ lâu năm trong quan hệ tín dụng, thanh toán. Từ đó có thể phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh, nguồn tài trợ, xu hướng phát triển của doanh nghiệp. Đây là cơ sở quan trọng đầu tiên cho việc phân tích đánh giá doanh nghiệp, định giá chứng khoán từ đó có thể thực hiện tư vấn đầu tư đầu tư cho khách hàng một cách nhanh chóng và hiệu quả. * Đại lý, bảo lãnh phát hành chứng khoán Ngân hàng thương mại là cơ quan thích hợp nhất đảm nhiệm việc phân phối chứng khoán ra công chúng (nhiều cơ sở, công ty con). Nghiệp vụ phân phối chứng khoán có thể thực hiện thông qua phương thức bảo lãnh phát hành hay đại lý phát hành + Về đại lý phát hành chứng khoán - Công ty nhận phân phối chứng khoán ra thị trường để hưởng hoa hồng. Khi thực hiện nghiệp vụ này: Công ty không hứa mua trực tiếp số chứng khoán phân phối hộ. Công ty không hứa bán với một giá nhất đinh Công ty không hứa bán hết hay mua số chứng khoán không bán hết. + Về bảo lãnh phát hành, công ty thực hiện bảo lãnh phát hành khi có một khả năng tài chính vững mạnh (thường đó là một tập đoàn tài chính bao gồm cả ngân hàng thương mại đứng ra đảm nhận thực hiện phát hành với chủ thể phát hành bằng cách: Hứa mua trực tiếp toàn bộ hay một phần số chưng khoán được phát hành. Đảm bảo bán chứng khoán với một giá nhất định. Cam kết mua lại số chứng khoán không bán được. Một số phương thức bảo lãnh phát hành: - Bảo lãnh với cam kết chắc chắn: Tổ chức bảo lãnh cam kết sẽ mua toàn bộ chứng khoán phát hành, cho dù có phân phối hết hay không. - Bảo lãnh với cố gắng cao nhất: Tổ chức bảo lãnh phát hành không cam kết bán toàn bộ số chứng khoán, mà cam kết sẽ cố gắng hết mức để bán chứng khoán ra thị trường, nhưng phần không phân phối hết sẽ được trả lại cho tổ chức phát hành. - Bảo lãnh theo phương thức bán tất cả hoặc không bán gì: Tổ chức phát hành chỉ thị cho tổ chức bảo lãnh phát hành nếu không bán hết số chứng khoán thì huỷ - Bảo lãnh theo phương thức tối thiểu - tối đa: Tổ chức phát hành chỉ thị cho tổ chức bảo lãnh phát hành phải bán tối thiểu một tỷ lệ nhất định chứng khoán phát hành. Nếu lượng chứng khoán bán được đạt tỷ lệ thấp hơn tỷ lệ yêu cầu thì toàn bộ đợt phát hành sẽ bị huỷ bỏ * Nghiệp vụ đăng ký, thanh toán bù trừ và lưu ký chứng khoán gồm Hoạt động đăng ký, thanh toán bù trừ và lưu lý chứng khoán bao gồm: Đăng ký chứng khoán Thanh toán bù trừ các giao dịch chứng khoán. Trên thị trường chứng khoán, nếu tất cả khoản thanh toán đều thực hiện bằng tiền mặt thì sẽ mất đi tính sôi động. Người ta áp dụng thanh toán bằng chuyển khoản, để giảm đi 1 gánh nặng lớn, theo đó tất cả những người mua và người bán, các môi giới, kinh doanh chứng khoán đều có tài khoản ở ngân hàng, khi giao dịch kết thúc mỗi người đều nhận được các giấy báo nợ, báo có mà không cần quan tâm đến tiền mặt. Lưu giữ, bảo quản chứng chỉ chứng khoán. Hạch toán ghi sổ chứng khoán trong việc mở tài khoản lưu lý thông qua việc mở tài khoản lưu ký chứng khoán cho khách hàng. Các dịch vụ khác theo ủy quyền của khách hàng có chứng khoán lưu ký. 3. Điều kiện để ngân hàng thương mại tham gia trên thị trường CK a. Điều kiện để ngân hàng phát hành chứng khoán (Điều 12 luật chứng khoán 2006) * Điều kiện chào bán cổ phiếu ra công chúng + Doanh nghiệp có mức vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký chào bán từ mười tỷ đồng Việt Nam trở lên tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán + Hoạt động kinh doanh của năm liền trước năm đăng ký chào bán phải có lãi, đồng thời không có lỗ luỹ kế tính đến năm đăng ký chào bán; + Có phương án phát hành và phương án sử dụng vốn thu được từ đợt chào bán được Đại hội đồng cổ đông thông qua * Điều kiện chào bán trái phiếu + Doanh nghiệp có mức vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký chào bán từ mười tỷ đồng Việt Nam trở lên tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán + Hoạt động kinh doanh của năm liền trước năm đăng ký chào bán phải có lãi, đồng thời không có lỗ luỹ kế tính đến năm đăng ký chào bán, không có các khoản nợ phải trả quá hạn trên một năm; + Có phương án phát hành, phương án sử dụng và trả nợ vốn thu được từ đợt chào bán được Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên hoặc Chủ sở hữu công ty thông qua; + Có cam kết thực hiện nghĩa vụ của tổ chức phát hành đối với nhà đầu tư về điều kiện phát hành, thanh toán, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư và các điều kiện khác. b. Điều kiện chào bán chứng chỉ quỹ + Tổng giá trị chứng chỉ quỹ đăng ký chào bán tối thiểu năm mươi tỷ đồng Việt Nam. + Có phương án phát hành và phương án đầu tư số vốn thu được từ đợt chào bán chứng chỉ quỹ phù hợp với quy định của Luật này c. Điều kiện để ngân hàng thục hiện nghiệp vụ bảo lãnh phát hành CK + Ngân hàng thương mại muốn bảo lãnh phát hành phải được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận bảo lãnh phát theo điều kiện do Bộ Tài chính quy định. + Công ty chứng khoán chỉ được phép thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán (CK) khi thực hiện nghiệp vụ tự doanh chứng khoán; vốn pháp định để thực hiện nghiệp vụ tự doanh chứng khoán là 100 tỷ đồng, nghiệp vụ bảo lãnh phát hành là 165 tỷ đồng + Không vi phạm pháp luật chứng khoán trong 6 tháng liên tục liền trước thời điểm bảo lãnh. + Tổng giá trị bảo lãnh phát hành không được lớn hơn 50% vốn chủ sở hữu của tổ chức bảo lãnh phát hành vào thời điểm cuối quý gần nhất tính đến ngày ký hợp đồng bảo lãnh phát hành, trừ trường hợp bảo lãnh phát hành trái phiếu chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh. + Có tỷ lệ vốn khả dụng trên nợ điều chỉnh trên 6% trong 3 tháng liền trước thời điểm nhận bảo lãnh phát hành. d. Điều kiện để thực hiện hoạt động tư vấn, môi giới, tự doanh chứng khoán và quản lí quĩ + Có giấy phép do Uỷ ban chứng khoán cấp + Vốn pháp định là 25 tỷ với các hoạt động môi giới và quản lí quĩ, 100 tỷ với hoạt động tự doanh và 10 tỉ với hoạt động tư vấn.( chi tiết tại Luật chứng khoán – Đ.62.NĐ 14/2007/NĐ-CP – Đ.18) 4. Vai trò của ngân hàng thương mại trên thị trường chứng khoán a. Tạo hàng hóa cho thị trường chứng khoán - Ngân hàng thương mại có vai trò to lớn trong việc tạo ra hàng hóa cho thị trường chứng khoán dưới hai góc độ trực tiếp và gián tiếp + Góc độ trực tiếp: ngân hàng thương mại có thể tham gia hoạt động với tư cách là người phát hành và bán cổ phiếu của mình (ngân hàng cổ phần). Các ngân hàng thương mại không phân biệt thành phần sở hữu có thể phát hành trái phiếu để huy dộng vốn từ nền kinh tế. Ngoài ra công ty chứng khoán thuộc ngân hàng thương mại hiện nay còn bán trái phiếu chính phủ, chứng quyền, trái quyền… + Góc độ gián tiếp: Với tư cách là tổ chức trung gian thực hiện các nghiệp vụ trung gian chứng khoán như bảo lãnh phát hành, tư vấn đầu tư chứng khoán… đã góp phần không nhỏ giúp các doanh nghiệp khác phát hành chứng khoán. * Ngân hàng thương mại là nhân tố góp phần thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa các doanh nghiệp Nhà nước thành công ty cổ phần : tham gia thành lập hoặc cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước với tỷ lệ cổ phiếu đáng kể để có thể tham gia quản trị kinh doanh, tín nhiệm, cho vay tín dụng dưới sự giám sát của ngân hàng.. * Ngân hàng thực hiện chức năng môi giới phát hành chứng khoán, giúp cho những người sáng lập công ty chọn lựa loại chứng khoán phát hành, tư vấn về các vấn đề như lãi suất chứng khoán, thời hạn chứng khoán và các vấn đề kĩ thuật. Trường hợp phát hành một lượng chứng khoán lớn, các ngân hàng có thể cùng nhau chia sẻ việc dự định số phát hành nhằm giảm thiểu rủi ro hoặc mua toàn bộ cổ phiếu, trái phiếu rồi bán lại cho công chúng. b. Vai trò trung gian chứng khoán Ngân hàng thương mại thông qua công ty chứng khoán của mình đã thực hiện tốt vai trò cầu nối giữa nhà đầu tư và các doanh nghiệp, góp phần tạo kênh huy động vốn mới thực sự hiệu quả cho nền kinh tế thông qua việc đẩy mạnh hơn nữa nghiệp vụ môi giới, bảo lãnh chứng khoán, tư vấn chứng khoán, tăng cường tiếp xúc với các doanh nghiệp. Khi thực hiện môi giới chứng khoán công ty có 2 nhiệm vụ chính: + Cung cấp thông tin và tư vấn cho khách hàng + Cung cấp các sản phẩm và dịch vụ tài chính c. Vai trò điều chỉnh cung cầu chứng khoán Lãi suất tiền gửi cho vay của các ngân hàngcó tác động không nhỏ đến mức cung cầu chứng khoán trên thị trường và giá của những chứng khoán đó. + Lãi suất cao hơn lợi suất chứng khoán thì giá chứng khoán giảm. + Lãi suất thấp hơn lợi suất chứng khoán thì giá chứng khoán tăng. Thị trường chứng khoán có thể hoạt động bình thường nếu lãi suất tiền gửi tiết kiệm và tỷ suất lợi tức của chứng khoán cạnh tranh được nhau và hòa nhập với nhau, giữa người mua và người bán chỉ còn việc lựa chọn giữa rủi ro và quyết định mạo hiểm. Ngoài ra ngân hàng thương mại còn cung cấp cơ chế giá cho các khoản đầu tư + Trên thị trường thứ cấp thì thông qua sở giao dịch chứng khoán. + Trên thị trường sơ cấp thông qua nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán, tư vấn tổ chức phát hành. d. Cung cấp thông tin + Thu thập thông tin cung cấp theo yêu của khách hàng. + Cung cấp thông tin về khả năng đầu tư khác nhau cũng như triển vọng ngắn hạn và dài hạn của các khoản đầu tư đó trong tương lai. +Cung cấp thông tin về chính sách tiền tệ của Chính phủ có liên quan đến các khoản đầu tư mà khách hàng cân nhắc. + Cung cấp thông tin đáng tin cậy về tình hình diễn biến thị trường giúp cơ quan quản lý thị trường có những điều chỉnh phù hợp. e. Định chế quản lý thị trường chứng khoán Hoạt động của các công ty chứng khoán thuộc ngân hàng thương mại góp phần hoàn thiện môi trường pháp lý cho hoạt động kinh doanh chứng khoán. + Đưa pháp luật đến nhà đầu tư + Phản ánh những bất cập trong quy phạm pháp luật có liên quan. Chương II: Thực trạng hoạt động của ngân hàng thương mại trên thị trường chứng khoán Việt Nam 1. Sự tham gia của ngân hàng thương mại trên thị trường chứng khoán Việt Nam Tại Việt Nam việc tham gia thị trường chứng khoán của các định chế tài chính trung gian còn khá khiêm tốn đặc biệt là ngân hàng thương mại. Hoạt động của các ngân hàng thương mại trên thị trường chứng khoán chủ yếu do các công ty con trực thuộc tiến hành. Công ty chứng khoán của các ngân hàng thương mại có thể hoạt động với các nghiệp vụ chính như: môi giới chứng khoán, bảo lãnh phát hành, tự doanh…. Hiện nay Việt Nam có khoảng 105 công ty chứng khoán được phép hoạt động trong đó bao gồm có hơn 10 công ty thuộc ngân hàng thương mại như: STT Tên công ty Website Vốn điều lệ (VNĐ) 1 Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng Thương mại Cổ phần Nhà Hà Nội www.hbbs.com.vn 150.000.000.000 2 Công ty Cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Công thương Việt Nam www.vietinbanksc.com.vn 789.934.000.000 3 Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng TMCP các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam www.vpbs.com.vn 500.000.000.000 4 Công ty TNHH Một thành viên Chứng khoán Ngân hàng Đông Á www.das.vn 500.000.000.000 5 Công ty TNHH Chứng khoán ACB www.acbs.com.vn 1.000.000.000.000 6 Công ty Cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Sài gòn Thương Tín www.sbsc.com.vn 5.883.000.000.000 7 Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam www.vcbs.com.vn 700.000.000.000 8 Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam www.bsc.com.vn 200.000.000.000 9 Công ty Cổ phần Chứng khoán An Bình www.abs.vn 397.000.000.000 10 Công ty Cổ phần Chứng khoán Đại Dương www.ocs.com.vn 150.000.000.000 11 Công ty Cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam www.agriseco.com.vn 1.200.000.000.000 12 Công ty Cổ phần Chứng khoán Phương Đông www.ors.com.vn 240.000.000.000 13 Công ty Cổ phần Chứng khoán Đông Nam Á www.seabs.com.vn 200.000.000.000 Bảng 2: Các công ty chứng khoán là công ty con của ngân hàng thương mại a. Nghiệp vụ tự doanh chứng khoán: Tự doanh chứng khoán là nhiệm vụ kinh doanh do công ty chứng khoán thực hiện vì lợi ích của chính mình. Như vậy, khi thực hiện nhiệm vụ này công ty chứng khoán đóng vai trò là người đầu tư có tổ chức trên thị trường. Đối tượng tự doanh thường tập trung vào trái phiếu và cổ phiếu niêm yết. . Công ty chứng khoán tự doanh nhiều cổ phiếu là công ty chứng khoán ACB. Những công ty chứng khoán tự doanh nhiều trái phiếu là công ty chứng khoán Ngân hàng NN&PTNT, công ty chứng khoán Ngân hàng ngoại thương, công ty chứng khoán Ngân hàng công thương, công ty chứng khoán ngân hàng ĐT&PT. Sự gia tăng về giá trị trái phiếu tự doanh trong thời gian gần đây đã góp phần kích hoạt thị trường thứ cấp về trái phiếu. Nghiệp vụ tự doanh ngày càng được các công ty chú trọng thực hiện biểu hiện qua tổng giá trị giao dịch và doanh thu tự doanh đã tăng mạnh qua các năm mặc dù mức độ có khác nhau ở từng công ty. Cụ thể như hoạt động kinh doanh chứng khoán của công ty chứng khoán ngân hàng đầu tư và phát triển (BSC) trong các năm gần đây có nhiều khởi sắc. Doanh thu từ hoạt động kinh doanh chứng khoán và lãi đầu tư qua các năm 2006 đến 2009 như sau: 2006 2007 2008 2009 200 716 327 854 556 405 619 752 Đv: triệu đồng Doanh thu từ hoạt động kinh doanh chứng khoán tăng liên tục qua các năm với mức tăng khá lớn. Năm 2007 doanh thu tăng 63,34% so với năm 2006. Năm 2008 tăng 69,71% so vs 2007, năm 2009 tăng 11,4% b.Nghiệp vụ tư vấn tài chính và đầu tư chứng khoán: Cả 105 công ty chứng khoán trong đó có 13 công ty chứng khoán thuộc ngân hàng thương mại hiện nay đều được cấp phép thực hiện nghiệp vụ này. Những ngày đầu thị trường mới đi vào hoạt động các công ty chứng khoán cũng là những chủ thể góp phần tuyên truyền, phổ biến kiến thức về chứng khoán và thị trường chứng khoán cho công chúng đầu tư. Đến nay ngoài việc tư vấn đầu tư trực tiếp cho khách hàng, cung cấp miễn phí các báo cáo giao dịch định kỳ có phân tích, các công ty chứng khoán đã mở rộng hình thức tư vấn có tổ chức chuyên môn sâu hơn như: tư vấn phát hành cho một số công ty niêm yết trên TTGDCK có ý định phát hành thêm, tư vấn tái cấu trúc tài chính, tư vấn dự án cho cả doanh nghiệp trong và ngoài nước. Đặc biệt các công ty chứng khoán đã tích cực tham gia mạnh mẽ vào tiến trình cổ phần hóa bằng việc tư vấn cổ phần hóa, định giá doanh nghiệp, tổ chức bán đấu giá cổ phiếu công ty cho công ty cổ phần. Nhờ đó, doanh thu của các ngân hàng thương mại từ hoạt động tư vấn cũng tăng lên đáng kể qua các năm tuy nhiên hoạt động này không đem lại nguồn doanh thu chính cho các ngân hàng thương mại. Ví dụ: Doanh thu về hoạt động tư vấn chứng khoán của công ty BSC: (Đvị: VNĐ) 2008 2009 Doanh thu 1.463.952.350 8.688.152.010 c. Nghiệp vụ bảo lãnh và phát hành chứng khoán: * Nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán của ngân hàng thương mại là việc ngân hàng thương mại tiến hành những hoạt động cần thiết nhằm giúp cho tổ chức phát hành thực hiện thành công việc chào bán cổ phiếu ra công chúng. Ở Việt Nam, bảo lãnh phát hành được thực hiện theo một trong hai phương thức sau: Mua một phần hay toàn bộ số lượng cổ phiếu hoặc trái phiếu được phép phát hành để bán lại. Mua số cổ phiếu hoặc trái phiếu còn lại của đợt phát hành chưa được phân phối hết. Đây thực chất là một dạng của phương thức cam kết chắc chắn, nhưng tổ chức bảo lãnh phát hành cam kết mua phần chứng khoán còn lại của đợt phát hành chưa được phân phối hết. Đối với thị trường chứng khoán Việt Nam, bảo lãnh phát hành chứng khoán được coi là một nghiệp vụ quan trọng và là một trong số 5 nghiệp vụ được cấp giấy phép cho hoạt động của các công ty chứng khoán thuộc ngân hàng thương mại. Thực tế thì các ngân hàng thương mại mới chỉ triển khai hoạt động nhiều trong việc bảo lãnh trái phiếu chính phủ có độ rủi ro rất thấp còn việc triển khai các nghiệp vụ bảo lãnh phát hành cổ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docde_tai_14_nhtm_907.doc
Tài liệu liên quan