Đề tài Hoàn thiện tổ chức công tác thực hiện cuộc Kiểm toán tài chính do kiểm toán nội bộ Công ty Tư vấn Xây dựng Điện 1 thực hiện

Năm 1941, cuốn sách “Kiểm toán nội bộ hiện đại” được xuất bản, đánh dấu sự có mặt chính thức của kiểm toán nội bộ trong hệ thống kiểm toán nói chung. Ở Việt Nam, kiểm toán nội bộ trở thành một loại hình kiểm toán chính thức vào năm 1997 khi Bộ Tài chính ban hành quyết định 832 TC/QĐ/CĐKT ngày 28 tháng 10 năm 1997 về qui chế kiểm toán nội bộ.

Sau một thời gian hoạt động kiểm toán nội bộ đã thể hiện được vai trò quan trọng và tích cực trong việc cung cấp các thông tin tài chính chính xác, kịp thời phục vụ cho quản trị nội bộ doanh nghiệp. Có thể nói kiểm toán nội bộ là công cụ quản lý giúp cho lãnh đạo doanh nghiệp kiểm soát, đánh giá các chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.

Ở nước ta, khả năng dự báo và phân tích trong kinh doanh của các doanh nghiệp còn nhiều hạn chế, vẫn mang dáng dấp của cơ chế quản lý cũ. Doanh nghiệp chưa có hệ thống phân tích chức năng và các thông tin tài chính được cung cấp chưa đảm bảo độ tin cậy và chính xác. Do đó việc tổ chức kiểm toán nội bộ ở các doanh nghiệp là hết sức đúng đắn và cần thiết. Mục đích của kiểm toán nội bộ là tạo ra công cụ để phân tích toàn bộ hoạt động, chiến lược kinh doanh để rút kinh nghiệm trong quản lý, điều hành đồng thời đề ra chiến lược phát triển riêng của bản thân doanh nghiệp. Thông qua hoạt động kiểm toán mà kiểm soát hoạt động tài chính của doanh nghiệp, đảm bảo chi tiêu hợp lý, tiết kiệm, minh bạch về số liệu kế toán. Kiểm toán tài chính là một chức năng không thể thiếu của kiểm toán nội bộ.

Sau một thời gian tìm hiểu thực tế tại Công ty Tư vấn Xây dựng Điện 1, em đã chọn đề tài “Hoàn thiện tổ chức công tác thực hiện cuộc Kiểm toán báo cáo tài chính do kiểm toán nội bộ Công ty Tư vấn Xây dựng Điện 1 thực hiện”

Kết cấu của đề tài gồm 3 phần:

Phần 1: Lý luận chung về kiểm toán nội bộ và công tác tổ chức thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính.

Phần 2: Thực tế tổ chức công tác thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty Tư vấn Xây dựng Điện 1.

Phần 3: Một số định hướng hoàn thiện tổ chức công tác thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty Tư vấn Xây dựng Điện 1.

 

doc90 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 966 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Đề tài Hoàn thiện tổ chức công tác thực hiện cuộc Kiểm toán tài chính do kiểm toán nội bộ Công ty Tư vấn Xây dựng Điện 1 thực hiện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục Lời nói đầu Phần I: 1 I. Những vấn đề chung về kiểm toán nội bộ 1 1.1. Bản chất của kiểm toán nội bộ 1 1.2. Chức năng và nhiệm vụ của kiểm toán nội bộ 4 1.3. Nội dung của kiểm toán nội bộ 5 1.4. Phương pháp kiểm toán của kiểm toán nội bộ 7 1.5. Tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ 10 1.6. Tài liệu kiểm toán và bằng chứng kiểm toán 11 1.6.1. Tài liệu kiểm toán 11 1.6.2. Bằng chứng kiểm toán 12 II. Qui trình thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính do kiểm toán nội bộ thực hiện 13 2.1 Lựa chọn đơn vị kiểm toán 15 2.2. Lập kế họach kiểm toán 17 2.3. Thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính 24 2.4. Kết thúc kiểm tóan 27 2.5. Theo dõi sau kiểm toán 29 Phần II: Thực tế tổ chức công tác kiểm toán báo cáo tài chính do kiểm toán nội bộ Công ty Tư vấn Xây dựng Điện 1 thực hiện 30 I. Tổng quan về Công ty Tư vấn Xây dựnh Điện 1 30 1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Tư vấn Xây dựng Điện 1 30 1.2. Chức năng và nhiệm vụ của Công ry 31 1.3. Cơ cấu vốn và tài sản Công ty 31 1.4. Đặc điểm tổ chức sản xuất tại Công ty Tư vấn Xây dựng Điện 1 33 1.4.1. Đặc điểm tổ chức sản xuất tại Công ty 33 1.4.2. Đặc tổ chức quản lý 36 1.5. Tổ chức công tác kế toán tại Công ty Tư vấn Xây dựng Điện1 37 1.6. Tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ trong Công ty Tư vấn Xây dựng Điện1 38 II. Tổ chức công tác thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính tại do kiểm toán nội bộ Công ty Tư vấn Xây dựng Điện 1 thực hiện 39 2.1. Quy định chung của Tổng công ty Điện lực Việt nam và Công ty Tư vấn Xây dựng Điện 1 về kiểm toán nội bộ 39 2.1.1. Qui định chung của Tổng công ty Điện lực Việt nam về kiểm toán nội bộ trong Tổng công ty 39 2.1.2 Qui định chung của Công ty Tư vấn Điện 1 về kiểm toán nội bộ 41 2.2. Thực tế công tác kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty Tư vấn Xây dựng Điện 1 42 2.2.1. Lập kế hoạch kiểm toán và lựa chọn phương pháp kiểm toán 43 2.2.2. Thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính 46 a) Kiểm toán nghiệp vụ quỹ 46 b) Kiểm toán vật tư 50 c) Kiểm toán thanh toán lương 53 d) Kiểm toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm 59 2.2.3. Kết thúc kiểm toán 67 Phần III: Một số phương hướng nhằm hoàn thiện tổ chức công tác kiểm toán báo cáo tài chính do kiểm toán noọi bộ Công ty Tư vấn Xây dựng Điện 1 thực hiện 72 I. Một số nhận xét 72 II Phương hướng hoàn thiện 75 1. Về phía Nhà nước 76 2. Về phía Công ty Tư vấn Xây dựng Điện 1 77 Kết luận 82 Tài liệu tham khảo Phần I: lý luận chung về kiểm toán nội bộ và công tác tổ chức thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính Những vấn đề chung về kiểm toán nội bộ. 1.1. Bản chất của kiểm toán nội bộ. Kiểm toán nội bộ là tổ chức của các kiểm toán viên không chuyên nghiệp tiến hành kiểm toán để phục vụ quản trị nội bộ doanh nghiệp. Kiểm toán nội bộ xuất hiện đầu tiên ở Mỹ vào năm 1941 và ở Pháp năm 1960, được đánh dấu bằng sự ra đời của viện kiểm toán nội bộ Mỹ (1941). Tuy nhiên năm 1997 kiểm toán nội bộ mới trở thành một loại hình kiểm toán chính thức ở Việt Nam. Tuy hoạt động kiểm toán nội bộ khá mới mẻ ở nước ta, nhưng qua những kết quả đã đạt được cho thấy kiểm toán nội bộ ngày càng có vai trò quan trọng và trở thành một bộ phận không thể thiếu được trong hệ thống kiểm soát nội bộ của nhiều doanh nghiệp. Thông tin do kiểm toán nội bộ cung cấp là căn cứ, là cơ sở quan trọng cho các doanh nghiệp đưa ra quyết định quản lý. Hoạt động kiểm toán nội bộ được coi là hoạt động cần thiết của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường nhằm kiểm soát hoạt động và chất lượng thông tin kinh tế tài chính, phát hiện những khâu yếu, ngăn ngừa sai sót, gian lận trong quản lý tài sản của doanh nghiệp. Đối tượng phục vụ chủ yếu của kiểm toán nội bộ là chủ doanh nghiệp, ban quản lý doanh nghiệp (Tổng giám đốc, Giám đốc, Hội đồng quản trị) và người lao động. kiểm toán nội bộ có 3 chức năng đó là : Chức năng kiểm tra, chức năng đánh giá và chức năng tư vấn. Trên thực tế có nhiều ý kiến cho rằng chức năng tư vấn tham mưu là chức năng chính của kiểm toán nội bộ. Mục tiêu chính của kiểm toán nội bộ trong khuôn khổ xem xét định kỳ là kiểm tra các thủ tục có đủ an toàn và các thông tin tài chính có trung thực, tin cậy hay không, các nghiệp vụ có hợp thức, tổ chức hoạt động có hiệu quả, cơ cấu có rõ ràng và thích hợp hay không. Điều đó cho thấy kiểm toán nội bộ không chỉ giới hạn trong bộ phận kế toán và tài chính của doanh nghiệp.Và hoạt động kiểm toán nội bộ không chỉ đơn thuần là kiểm toán báo cáo tài chính mà còn bao gồm kiểm toán hoạt động và kiểm toán tuân thủ. ở các nước trên thế giới, theo thông lệ kiểm toán nội bộ không được quy định bởi pháp luật. Hoạt động kiểm toán cũng như những nhà chuyên môn trong lĩnh vực kiểm toán nội bộ đều không phải tuân thủ các qui định, trừ những người là thành viên của một tổ chức nghề nghiệp. Nói cách khác, không có qui định bắt buộc một công ty là công ty Nhà nước hay tư nhân phải có kiểm toán nội bộ. Quyết định thành lập bộ phận kiểm toán nội bộ phải xuất phát từ sự tự nguyện, từ yêu cầu thực tế của Ban giám đốc. Theo đó các mục tiêu và chức năng của kiểm toán nội bộ thay đổi tuỳ theo yêu cầu cụ thể của ban giám đốc doanh nghiệp. Đó là những yêu cầu nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh, ngăn ngừa sai lầm trong các quyết định kinh tế có liên quan đến những nội dung sau : Bảo vệ tài sản của doanh nghiệp. Tài sản của doanh nghiệp được hiểu là các tài sản được phản ánh trên bảng tổng kết tài sản của đơn vị, các tài sản phi vật chất không có hình thái vật chất cụ thể như uy tín doanh nghiệp, quan hệ với khách hàng ... Các thủ tục kiểm soát, quy trình nghiệp vụ và nội quy bảo vệ tài sản phải dự kiến được các phương tiện bảo vệ vật chất chống lại thất thoát tài sản. Đảm bảo và nâng cao độ tin cậy và tính thích đáng, phù hợp của các thông tin kinh tế, tài chính. Thông tin kinh tế tài chính do kế toán cung cấp là căn cứ quan trọng cho việc hình thành và chọn lựa các quyết định kinh tế của các nhà quản lý và điều hành. Việc thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, đánh giá thông tin kinh tế, tài chính cần những kiểm toán viên có trình độ cao và được giao trách nhiệm rõ ràng. Vì nhiệm vụ kiểm tra, đánh giá thường kéo theo việc xử lý một cách khách quan và trung thực các tình huống trong đó có thể có sự không thống nhất về quan điểm của các bộ phận, các đơn vị trong doanh nghiệp. Kiểm toán viên phải kiểm tra, đánh giá và xác nhận theo từng cấp độ khác nhau như độ tin cậy của các tài liệu tài chính, kế toán do bộ phận kế toán chuẩn bị trình giám đốc ký duyệt hoặc báo cáo với ban giám đốc, với hội đồng quản trị về tính thích đáng, phù hợp của các thông tin tài chính, kế toán. Cùng với việc kiểm tra, đánh giá các thông tin tài chính, kế toán, thông tin quản lý, kiểm toán viên nội bộ còn tiến hành kiểm tra đánh giá hệ thống tổ chức công tác kế toán và tính hiệu lực của hệ thống kiểm soát nội bộ trong đơn vị. Công tác kiểm tra, đánh giá thông tin có thể bao gồm kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ kinh tế: số phát sinh, số dư các tài khoản và việc tuân thủ các thủ tục, qui trình nghiệp vụ. Trong lĩnh vực kiểm toán báo cáo tài chính, hoạt động kiểm toán nội bộ có nhiều nét giống với hoạt động kiểm toán tài chính do kiểm toán viên độc lập tiến hành. Sự khác biệt giữa hoạt động kiểm toán độc lập và kiểm toán nội bộ là kiểm toán viên nội bộ có thể không cần phải xem xét toàn bộ báo cáo tài chính, mà có thể chỉ quan tâm đến một số loại nghiệp vụ, một số thông tin chủ yếu. Ngoài ra, kiểm toán nội bộ còn có chức năng kiểm tra tính hiệu lực của hệ thống kiểm soát nội bộ. Khi thực hiện việc kiểm tra này, kiểm toán nội bộ có thể được xem như một phần trong toàn bộ hệ thốngkiểm soát nội bộ. Hệ thống kiểm soát nội bộ phải đảm bảo độ tin cậy của các ghi chép kế toán và số liệu trình bày trong báo cáo tài chính hàng năm của doanh nghiệp. Hoạt động kiểm soát nội bộ bao gồm toàn bộ các biện pháp mà ban giám đốc lập ra, áp dụng và theo dõi việc thực hiện các hoạt động trong toàn bộ doanh nghiệp . Nhìn chung, mọi hệ thống kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp phải được đi cùng với việc lập, ban hành các tài liệu văn bản hay xây dựng hệ thống các quy trình thủ tục. Nội dung xây dựng và ban hành các văn bản, các thủ tục và qui trình nghiệp vụ bao gồm : Phương thức thu thập, xử lý văn bản, các quy định về lưu trữ thông tin. Phương pháp ghi chép, phản ánh và tổng hợp số liệu thông tin. Định kỳ phân tích và đánh giá tình hình hoạt động, thực trạng tài chính. Các biện pháp kiểm soát cần thiết cho phép tránh được các sai sót nhầm lẫn. Yêu cầu đặt ra đối với kiểm toán viên nội bộ là phải hiểu biết được toàn bộ cơ cấu nghiệp vụ, tổ chức công việc, tổ chức bộ máy quản lý của đơn vị kiểm toán tại mọi thời điểm kiểm toán. Kiểm soát việc tuân thủ luật pháp Nhà nước và các qui định của doanh nghiệp. Kiểm toán nội bộ phải đảm bảo rằng ở mọi bộ phận trong đơn vị đều tuân thủ các văn bản pháp luật, các quy định của Nhà nước và qui định của bản thân doanh nghiệp. Bên cạnh đó, kiểm toán viên nội bộ phải kiểm tra đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ doanh nghiệp cho phép đảm bảo tuân thủ sự chỉ đạo, sự điều hành và các mệnh lệnh của ban giám đốc. Vì, tổ chức và qui chế hoạt động được hình thành phải đảm bảo : việc truyền đạt các chỉ thị, mệnh lệnh đến người nhận, đến đối tượng thực hiện là chính xác, đầy đủ, kịp thời và chấp hành nghiêm ngặt các thủ tục, qui trình báo cáo, thông tin về các hoạt động kinh tế. Tính hiệu quả của việc sử dụng các nguồn lực, các phương án, các quyết định. Ngoài yêu cầu hạn chế rủi ro, ngăn ngừa sai phạm trong hoạt động kinh doanh, Ban giám đốc yêu cầu kiểm toán nội bộ có những kiến nghị mang tính thực tiễn và đưa ra kết luận một cách chính xác, kịp thời nhằm nâng cao hiệu năng hiệu quả và tính kinh tế của hoạt động kinh doanh. 1.2. Chức năng và nhiệm vụ của kiểm toán nội bộ. Số liệu, tài liệu kế toán, báo cáo tài chính của doanh nghiệp là căn cứ pháp lý để đánh giá tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình thực hiện các nghĩa vụ với Nhà nước, với các bên liên quan. Doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính đầy đủ, trung thực, hợp lý của các số liệu kế toán và thông tin trong báo cáo tài chính được công bố. Đây là lý do Nhà nước yêu cầu các doanh nghiệp phải thường xuyên tổ chức kiểm toán nội bộ nhằm đánh giá về chất lượng và độ tin cậy của thông tin kinh tế, tài chính, về bảo vệ an toàn tài sản của doanh nghiệp, chấp hành luật pháp chính sách, chế độ của Nhà nước, cũng như các nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị, của Giám đốc doanh nghiệp đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Chức năng của kiểm toán nội bộ. Kiểm toán nội bộ có 3 chức năng : Kiểm tra, xác nhận và đánh giá thông tin kinh tế tài chính, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Phạm vi kiểm tra, xác nhận và đánh giá của kiểm toán nội bộ gồm : Độ tin cậy của thông tin tài chính kế toán do kế toán tổng hợp xử lý và trình bày. Tính tuân thủ luật pháp và các qui chế, các qui định của Nhà nước, qui định của doanh nghiệp. Tính hiệu lực của hệ thống kiểm soát nội bộ. Tính hiệu quả của các hoạt động kinh tế và việc sử dụng các nguồn lực. b) Nhiệm vụ của kiểm toán nội bộ. Kiểm tra và đánh giá tính phù hợp, tính hiệu lực và hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ trong đơn vị. Kiểm tra và xác nhận chất lượng, độ tin cậy của thông tin kinh tế, tài chính trong báo cáo tài chính, báo cáo kế toán quản trị doanh nghiệp trước khi trình ký duyệt và công bố. Kiểm tra và đánh giá sự tuân thủ các nguyên tắc hoạt động, quản lý kinh doanh. Đặc biệt là sự tuân thủ luật pháp chính sách, chế độ tài chính kế toán, chính sách, nghị quyết, quyết định của hội đồng quản trị, của ban giám đốc doanh nghiệp. Phát hiện những sơ hở, yếu kém, gian lận trong quản lý, trong bảo vệ tài sản của doanh nghiệp, đề xuất các giải pháp nhằm cải tiến, hoàn thiện hệ thông quản lý, điều hành kinh doanh. Nội dung của kiểm toán nội bộ. Nội dung của kiểm toán nội bộ gồm : Kiểm toán hoạt động; Kiểm toán tuân thủ; Kiểm toán báo cáo tài chính. Tuỳ theo yêu cầu của Ban giám đốc, các bộ phận được kiểm toán và điều kiện hoàn cảnh cụ thể, kiểm toán nội bộ có thể thực hiện cả 3 nội dung công việc kiểm toán hoặc một trong 3 nội dung. Kiểm toán hoạt động Kiểm toán hoạt động là sự xem xét, đánh giá các thủ tục và phương pháp hoạt động của bất kỳ một bộ phận nào một trong doanh nghiệp nhằm mục đích đánh giá tính hiệu quả, tính hiệu lực của hoạt động đó, từ đó đưa ra những kiến nghị để cải tiến, hoàn thiện hoạt động của doanh nghiệp. Vì vậy, kiểm toán hoạt động còn gọi là kiểm toán hiệu quả. Kiểm toán hoạt động bao gồm việc sử dụng các kỹ năng khác nhau như kế toán, tài chính, kỹ thuật... Kết thúc cuộc kiểm toán kiểm toán viên nội bộ thường lập một bản giải trình, đánh giá, kết luận mặt tốt, xấu gửi cho các cơ quan có liên quan. Nội dung của kiểm toán hoạt động gồm : Kiểm tra việc huy động, phân phối sử dụng một cách tiết kiệm và có hiệu quả các nguồn lực (Nhân lực, vật tư, hàng hoá, tài sản, vốn ...) của doanh nghiệp. Kiểm tra tính hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh, phân phối và sử dụng thu nhập ... Kiểm tra, đánh giá tính hiệu quả hoạt động của các bộ phận chức năng trong việc thực hiện các mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp. (b) Kiểm toán tuân thủ Kiểm toán tuân thủ là việc kiểm toán viên xem xét, đánh giá sự tuân thủ các thủ tục, các nguyên tắc, các quy định pháp lý của Nhà nước và các cơ quan có thẩm quyền đối với đơn vị. Kiểm toán tuân thủ còn gọi là kiểm toán tính qui tắc. Nội dung công việc kiểm toán tuân thủ gồm: Kiểm tra tính tuân thủ luật pháp, chính sách, chế độ tài chính kế toán, chế độ quản lý của Nhà nước và tình hình chấp hành các chính sách, các chuẩn mực kế toán. Kiểm tra tính tuân thủ các qui định và nguyên tắc qui trình nghiệp vụ thủ tục quản lý của toàn bộ cũng như từng khâu công việc của từng biện pháp trong hệ thống kiểm soát nội bộ. Kiểm tra sự chấp hành các nguyên tắc, các chính sách, chuẩn mực kế toán từ khâu lập chứng từ, vận dụng hệ thống tài khoản, ghi sổ kế toán, tổng hợp thông tin và trình bày báo cáo tài chính, báo cáo kế toán quản trị đến lưu trữ tài liệu kế toán . Kiểm toán BCTC và báo cáo kế toán quản trị Kiểm toán báo cáo tài chính và báo cáo kế toán quản trị là việc kiểm tra, xác nhận xem BCTC, báo cáo kế toán quản trị được lập có trung thực và hợp lý không, có phù hợp với các nguyên tắc và chuẩn mực kế toán thông dụng đã được chấp nhận không. Nội dung công việc của kiểm toán báo cáo tài chính và báo cáo kế toán quản trị gồm : Kiểm tra và xác nhận tính kịp thời, đầy đủ, khách quan, tính tin cậy của bá cáo tài chính, báo cáo kế toán quản trị trước khi giám đốc ký duyệt và công bố. Kiểm tra và đánh giá các báo cáo tài chính, báo cáo kế toán quản trị, đưa ra những kiến nghị và tư vấn cần thiết cho hoạt động sản xuất, kinh doanh nhằm đảm bảo sự hợp lý và hiệu quả. Phương pháp kiểm toán của kiểm toán nội bộ. Phương pháp kiểm toán là các biện pháp, cách thức, thủ pháp được sử dụng trong công tác kiểm toán nhằm thực hiện mục đích kiểm toán đã đặt ra. Trong hoạt động kiểm toán, kiểm toán viên nội bộ thường sử dụng hai phương pháp kiểm toán chủ yếu sau: Phương pháp kiểm tra, kiểm soát (phương pháp tiếp cận dựa trên hệ thống kiểm soát nội bộ hay còn gọi là phương pháp tuân thủ). Phương pháp kiểm tra chi tiết (phương pháp tiếp cận kiểm toán chi tiết số liệu hay còn gọi là phương pháp kiểm toán cơ bản). Phương pháp kiểm tra, kiểm soát: hay còn gọi là phương pháp tiếp cận dựa trên hệ thống kiểm soát nội bộ nhằm thu thập bằng chứng kiểm toán, đảm bảo rằng hệ thống kiểm soát nội bộ mà kiểm toán viên dựa vào đó để kiểm toán là hệ thống kiểm soát nội bộ có hiệu quả. Theo IAG8 khi thiết kế và thực hiện các thử nghiệm kiểm soát thì kiểm toán viên cần quan tâm đến các tiêu thức sau: Sự tồn tại của quy chế kiểm soát nội bộ. Sự hoạt động liên tục của quy chế kiểm soát nội bộ. Hệ thốngkiểm soát nội bộhoạt động có hiệu lực. Đặc trưng của phương pháp này là kiểm toán viên thực hiện các thử nghiệm kiểm soát như: Quan sát, phỏng vấn, kiểm tra tài liệu. Các thử nghiệm kiểm soát nhằm giúp kiểm toán viên thu thập bằng chứng để đánh giá mức độ tuân thủ các chính sách thủ rục kiểm soát nội bộ của đơn vị. Tuỳ thuộc mức độ thoả mãn về hệ thốngkiểm soát nội bộ, kiểm toán viên có thể áp dụng các phương pháp kiểm soát cụ thể sau: Phương pháp kiểm tra hệ thống: Là việc kiểm tra các nghiệp vụ theo hệ thống từ lúc phát sinh đến khi kết thúc. Ví dụ: Khi kiểm tra nghiệp vụ tạm ứng kiểm toán viên kiểm tra từ khâu viết giấy xin tạm ứng, ký duyệt tạm ứng của người lãnh đạo đến viết phiếu chi, ghi sổ và thanh toán tiền tạm ứng. Sử dụng các thử nghiệm chi tiết.: Là việc kiểm toán viên kiểm tra tài liệu, mẫu quan sát, phỏng vấn trao đổi với những người liên quan trực tiếp tới đối tượng kiểm toán. Ví dụ: Kiểm toán viên kiểm tra việc phân công, phân nhiệm thông qua quan sát các nhân viênlàm việc và phỏng vấn về nhiệm vụ được phân công. Phương pháp kiểm toán cơ bản: Là phương pháp dùng để thu thập bằng chứng về mức độ trung thực, hợp lý của những số liệu kế toán. Bao gồm hai loại kiểm tra chính sau: Phương pháp phân tích: Là việc so sánh các thông tin, nghiên cứu mối quan hệ bằng các tỷ lệ, các chỉ số để phát hiện và nghiên cứu về các trường hợp bất thường. Bao gồm việc so sánh trị số của một chỉ tiêu giữa các kỳ ví nhau, giữa thực tế với dự toán, với các doanh nghiệp cùng ngành ... hoặc nghiên cứu các thông tin tài chính và phi tài chính. Phương pháp phân tích giúp kiểm toán viên trong việc lập kiểm toán, xác định thì gian và phạm vi sử dụng các phương pháp kiểm toán, cũng như việc thu thập bằng chứng kiểm toán để chứng minh cho một cơ sở dẫn liệu cá biệt liên quan đến số dư tài khoản hoặc một loại nghiệp vụ. Đồng thời xem xét lại một cách tổng quát tính hợp lý của toàn bộ thông tin tài chính trong giai đoạn cuối của cuộc kiểm toán. Phương pháp kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ và số dư. Phương pháp này bao gồm kiểm tra các nghiệp vụ và số dư taì khoản Kiểm tra nghiệp vụ: Là việc kiểm tra chi tiết một số nghiệp vụ phát sinh hay toàn bộ nghiệp vụ nhằm khẳng định tính chính xác của các số dư. Mục đích của phương pháp này nhằm kiểm tra các nghiệp vụ kinh tế có được phê duyệt đúng đắn không? Có được ghi sổ chính xác, kịp thời không?. Nội dung của kiểm tra nghiệp vụ gồm: Chọn các nghiệp vụ cần kiểm tra Kiểm tra chi tiết tài liệu, chứng từ (bao gồm sự phê duyệt nội dung kinh tế, tính hợp lý, hợp lệ của chứng từ...) Tính toán lại số dư tài khoản liên quan. - Kiểm tra số dư mục đích nhàm đánh giá độ chính xác của số dư các tài khoản trên bảng cân đôí kế toán. Phương pháp này chủ yếu sử dụng trong kiểm toán báo cáo tài chính. Trình tự thực hiện kiểm tra như sau: Phân tích số dư thành nhiều bộ phận cấu thành hay theo từng đối tượng. Chọn mẫu để kiểm tra và đối chiếu giữa các tài liệu và đối chiếu với tài liệu thu thập được từ bên ngoài. Đánh giá và xác định lại số dư cuối kỳ. Trong giai đoạn lập kế hoạch, phương pháp phân tích giúp kiểm toán viên hiểu được quá trình kinh doanh của bộ phận được kiểm toán và nhận rõ khu vực có khả năng xảy ra rủi ro bằng cách: Thu thập và phân tích các thông tin về công việc kinh doanh của bộ phận được liểm toán như lịch sử của đơn vị, các hoạt động kinh doanh chính, cơ cấu tổ chức... Thu thập và phân tích các báo cáo để nhận thức về xu hướng phát triển của đơn vị. Các thông tin này giúp kiểm toán viên quyết định nội dung, thời gian và pạm vi ứng dụng của phương pháp kiểm toán. Kiểm toán viên nội bộ sử dụng phương pháp phân tích vào việc kiểm tra số liệu kế toán nhằm giảm bớt rủi ro phát hiện. Việc áp dụng phương pháp phân tích được dựa trên cơ sở mối quan hệ sẵn có của các chỉ tiêu, số liệu. Tuy nhiên độ tin cậy vào kết quả của phương pháp phân tích còn dựa vào sự đánh giá của kiểm toán viên về rủi ro. Trên thực tế phương pháp phân tích có thể dẫn đến sai lầm do xác định sai các mối quan hệ. Tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ. Bộ phận kiểm toán nội bộ nên được tổ chức độc lập với các bộ phận quản lý và điều hành kinh doanh trong doanh nghiệp, chịu sự chỉ đạo và lãnh đạo trực tiếp của Hội đồng quản trị, (Tổng) Giám đốc doanh nghiệp. Có như vậy hoạt động kiểm toán mới đạt hiệu quả cao và mang tính khách quan . Vị trí của bộ phận kiểm toán nội bộ trong cơ cấu tổ chức được mô tả theo sơ đồ sau : Sơ đồ 01: Vị trí của bộ phận kiểm toán nội bộ trong cơ cấu tổ chức Hội đồng quản trị Tổng Giám đốc Uỷ ban kiểm soát Bộ phận KTNB Giám đốc chức năng Để hoạt động kiểm toán nội bộ đạt hiệu quả cao, bên cạnh tổ chức bộ phận kiểm toán nội bộ đảm bảo yêu cầu về độc lập khách quan đòi hỏi phải có đội ngũ kiểm toán viên đủ năng lực, trình độ chuyên môn, khách quan, độc lập, đáp ứng được yêu cầu công việc. Kiểm toán viên phải là người có năng lực về nghiệp vụ chuyên môn. Năng lực của kiểm toán viên có được qua việc kết hợp giữa quá trình đào tạo có hệ thống với quá trình công tác thực hành, tự nghiên cứu, tích luỹ kinh nghiệm trong thực tế. Kiểm toán viên phải là người trung thực và có lương tâm nghề nghiệp, có thái độ vô tư không bị các lợi ích vật chất chi phối và thận trọng trong việc đưa ra kết luận kiểm toán. Tính độc lập của kiểm toán viên: Kiểm toán viên không bị ràng buộc bởi các lợi ích kinh tế ở đơn vị được kiểm toán. Ngoài ra kiểm toán viên phải tôn trọng các bí mật của những thông tin đã thu thập được trong quá trình kiểm toán khi không có sự uỷ quyền đặc biệt hoặc yêu cầu công bố từ ban quản lý. Để đảm bảo cho sự độc lập của hoạt động kiểm toán nội bộ, kiểm toán nội bộ không được tham gia vào bất kỳ hoạt động nào khác của doanh nghiệp. 1.6. Tài liệu và bằng chứng kiểm toán 1.6.1. Tài liệu kiểm toán Theo SAS 41 tài liệu kiểm toán là sổ sách của kiểm toán viên ghi chép về các thủ tục áp dụng, các cuộc khảo sát thực hiện, thông tin thu được và những kết luận thu được và là căn cứ cho kiểm toán viên đưa ra ý kiến trong báo cáo kiểm toán. Tài liệu kiểm toán gắn liền với cuộc kiểm toán năm hiện hành nên nó cung cáp căn cứ cho việc lập kế hoạch kiểm toán, ghi chép bằng chứng kiểm toán thu thập được, kết quả của các khảo sát, dữ kiện của việc quyết định báo cáo kiểm toán thích hợp, và là căn cứ để giám sát viên và ngươì có thẩm quyền xem xét lại. Trong quá trình kiểm toán, kiểm toán viên có trách nhiệm thu thập, lưu giữ các bằng chứng kiểm toán trong tài liệu kiểm toán để làm căn cứ cho những ý kiến đánh giá và đề xuất trong báo cáo kiểm toán. Tài liệu kiểm toán phải được xắp xếp, lưu giữ theo một trật tự nhất định, đảm bảo khoa học và thuận tiện cho việc xem xét. Trưởng nhóm kiểm toán hay trưởng phòng kiểm toán phải thường xuyên kiểm tra tiến độ của cuộc kiểm toán, soát xét tài liệu của kiểm toán viên thu thập được và có hướng xử lý sai phạm được phát hiện. Tài liệu làm việc có thể được thể hiện trên giấy tờ, trên máy tính. Tài liệu làm việc có các tác dụng sau: Trợ giúp việc lập kế hoạch và thực hiện công tác kiểm toán. Giám sát và kiểm tra lại công tác kiểm toán. Lưu trữ bằng chứng kiểm toán thu được trong quá trình thực hiện kiểm toán, làm cơ sở cho kiểm toán viên đưa ra ý kiến. Tài liệu kiểm toán bao gồm : Các thông tin về cơ cấu tổ chức. Các trích lục, sao chụp các tài liệu pháp lý liên quan đến bộ phận được kiểm toán. Thông tin chứng minh trong quá trình lập kế hoạch kiểm toán như chương trình, thay đổi chương trình, kế hoạch. Các giấy tờ làm việc của kiểm toán viên dùng trong quá trình kiểm toán. Các bằng chứng Báo cáo kiểm toán và các đề nghị có liên quan. 1.6.2. Bằng chứng kiểm toán. Bằng chứng kiểm toán là các tài liệu, thông tin mà kiểm toán viên thu thập được trong quá trình kiểm toán.Trên cơ sở bằng chứng kiểm toán thu được kiểm toán viên hình thành ý kiến của mình về đơn vị được kiểm toán. Bằng chứng kiểm toán phải đủ về số lượng và đảm bảo về vật chất. Có thể chia bằng chứng kiểm toán thành 4 loại: + Bằng chứng cụ thể: Là những bằng chứng thu thập trong quá trình kiểm toán như là các hoá đơn, các chứng từ. + Bằng chứng qua số liệu: Bằng chứng này có thể thu thập được từ bên ngoài hoặc từ bên trong đơn vị được kiểm toán. + Bằng chứng phân tích: Bằng chứng này thu được từ quá trình phân tích ,kiểm tra lại, tính toán, so sánh. + Bằng chứng qua kiểm tra: Thu thập được qua thẩm vấn hoặc phỏng vấn... Để thu thập các bằng chứng kiểm toán đầy đủ và có hiệu lực, kiểm toán viên thường áp dụng các kỹ thuật như kiểm tra đối chiếu, quan sát lấy xác nhận, tính toán... Tuy nhiên kiểm toán viên nội bộ thường sử dụng các phương pháp như kiểm tra đối chiếu, tính toán lại, ít sử dụng phương pháp quan sát, lấy xác nhận ,thực nghiệm. Quy trình thực hiện kiểm toán Báo cáo tài chính do kiểm toán nội bộ thực hiện: Kiểm toán Báo cáo tài chính là việc kiểm tra và xác nhận tính kịp thời, trung thực, đầy đủ, khách quan của Báo cáo tài chính trước khi trình giám đốc ký duyệt và công bố. Đồng thời đề xuất những kiến nghị và tư vấn cần thiết cho các quyết định trong hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm đảm bảo sự hợp lý và hiệu quả. Do vậy kiểm toán Báo cáo tài chính có nhiệm vụ: Kiểm tra xác nhận tính trung thực, đầy đủ, tin cậy của Báo cáo tài chính Kiểm tra việc tuân

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc100185.doc
Tài liệu liên quan