Đề tài Hoàn thiện hạch toán tài sản cố định tại Khách sạn Guoman Hà Nội

Tài sản cố định là một bộ phận cơ bản tạo nên cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế quốc dân. Nó giữ một vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình sản xuất, năng suất lao động và vị trí của sản phẩm trên thị trường.

Việc theo dõi, phản ánh đầy đủ, chính xác tình hình tăng giảm hao mòn, khấu hao, sửa chữa vả hiệu quả sử dụng TSCĐ là nhiệm vụ quan trọng của công tác hạch toán và quản lý TSCĐ. Muốn vậy cần tổ chức tốt công tác hạch toán để thường xuyên theo dõi, nắm chắc tình hình tăng giảm TSCĐ về số lượng và giá trị, tình hình sử dụng, tình hình hao mòn và khấu hao TSCĐ. Việc tăng cường quản lý, sử dụng có hiệu quả năng lực sản xuất hiện có, nâng cao và sử dụng tối đa công suất tối đa máy móc thiết bị là biện pháp quan trọng để tạo điều kiện hạ giá thành sản phẩm, thu hồi nhanh vốn đầu tư để tái sản xuất, trang bị đổi mới TSCĐ. Từ đó góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển, từng bước cải thiện đời sống của mọi thành viên trong xã hội.

Do vậy để tồn tại và phát triển cùng với việc phát triển sản xuất, quy mô trang bị TSCĐ cho các doanh nghiệp đòi hỏi một doanh nghiệp phải tự nâng cao và hoàn thiện công tác quản trị, công tác kế toán và tổ chức sản xuất kinh doanh để sản phẩm sản xuất ra có chỗ đứng vững chắc trên thị trường.

Khách sạn Guoman Hà nội được thành lập vào năm 1997 đã trải qua một quá trình hoạt động với nhiều bước thăng trầm, Khách sạn đã có nhiều bước phát triển đi lên. Hiện nay Khách sạn có nguồn vốn kinh doanh lớn và nhiều loại TSCĐ có giá trị lớn. TSCĐ là tư liệu hoạt động có tầm quan trọng trong quá trình hoạt động kinh doanh của Khách sạn.

Chính vì có vai trò quan trọng như vậy tài sản thường là những tài sản có giá trị lớn và việc hạch toán TSCĐ là rất phức tạp nên việc hiểu sâu, hiểu kỹ về TSCĐ trên góc độ kế toán là một công việc hết sức khó khăn và phức tạp nhưng em đã mạnh dạn chọn đề tài:“ Hoàn thiện hạch toán TSCĐ tại Khách sạn Guoman Hà nội”

 

 

doc74 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1424 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Đề tài Hoàn thiện hạch toán tài sản cố định tại Khách sạn Guoman Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục Chương I: Lý luận chung về hạch toán tài sản cố định trong doanh nghiệp Lý luận chung về tài sản cố định trong doanh nghiệp 6 Đặc điểm tài sản cố định 6 1.1.1.1.Đặc điểm , vai trò, vị trí TSCĐ trong quá trình sản xuất 6 1.1.1.2. Yêu cầu quản lý tài sản cố định 7 1.1.1.3. Yêu cầu và nhiệm vụ của kế toán tài sản cố định 7 Phân loại tài sản cố định 8 1.1.2.1. Phân loại TSCĐ theo hình thái biểu hiện 8 1.1.2.2 Phân loại TSCĐ theo nguồn hình thành 10 1.1.2.3 Phân loại TSCĐ theo tình hình sử dụng 10 1.1.3. Đánh giá tài sản cố định 10 1.1.3.1 Các tiêu thức đánh giá TSCĐ 11 1.1.3.2 Xác định nguyên giá TSCĐ 11 Kế toán chi tiết TSCĐ 14 1.2.1 Các chứng từ sử dụng kế toán TSCĐ 14 1.2.2 Sổ kế toán chi tiết TSCĐ 15 Kế toán tổng hợp TSCĐ 15 1.3.1 Tài khoản sử dụng 15 1.3.2 Trình tự hạch toán tăng giảm TSCĐ 17 1.4 Kế toán khấu hao TSCĐ 25 1.4.1. Các phương pháp tính khấu hao TSCĐ 26 1.4.2 Tài khoản sử dụng 28 1.4.3 Phương pháp hạch toán 30 1.5 Kế toán sửa chữa TSCĐ 3 1 1.5.1 Kế toán sửa chữa thường xuyên 3 1 1.5.2 Kế toán sửa chữa lớn TSCĐ 3 3 1.6. Hình thức kế toán sử dụng 3 3 Chương II: Thực trạng hạch toán tài sản cố định tại khách sạn 2.1. Lịch sử hình thành của Khách sạn Guoman Hà nội 3 7 2.1.1. Khái quát chung 3 7 2.1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Khách sạn 3 7 2.1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Khách sạn 3 8 2.1.1.3. Tình hình tài chính kinh doanh của Khách sạn 3 8 2.1.2. Đặc điểm tổ chức sản kinh doanh của Khách sạn 42 2.1.2.1 Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của Khách sạn 42 2.1.2.2 Bộ máy tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh của Khách sạn 42 2.1.2.3 Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất kinh doanh của KS 44 2.1.3. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán của Khách sạn 45 2.1.3.1 Tổ chức bộ máy kế toán của Khách sạn 45 2.1.3.2 Tổ chức bộ sổ kế toán của Khách sạn 47 2.2 Thực trạng hạch toán TSCĐ tại Khách sạn 49 2.2.1. Đặc điểm và phân loại TSCĐ tại Khách sạn 49 2.2.2. Đánh giá TSCĐ tại Khách sạn 51 2.2.3.Các chứng từ sử dụng và quy trình luân chuyển chứng từ 52 2.2.3.1. Thủ tục và chứng từ sử dụng 51 2.2.3.2. Quy trình luân chuyển chứng từ 52 2.2.4. Kế toán chi tiết TSCĐ tại Khách sạn 52 2.2.5 Kế toán tổng hợp TSCĐ tại Khách sạn 53 2.2.5.1 Kế toán tổng hợp tăng TSCĐ tại Khách sạn 53 2.2.5.2 Kế toán tổng hợp giảm TSCĐ tại Khách sạn 60 2.2.6 Kế toán khấu hao TSCĐ tại Khách sạn 62 2.2.7 Kế toán sửa chữa TSCĐ tại Khách sạn 63 Chương III. Một số kiến nghị hoàn thiện hạch toán TSCĐ tại KS Guoman 3.1: Sự cần thiết phải hoàn thiện hạch toán TSCĐ tại Khách sạn 66 3.2: Nhận xét chung về hạch toán TSCĐ tại Khách sạn Guoman 66 3.2.1 Nhận xét về công tác quản lý TSCĐ tại Khách sạn 67 3.2.2 Nhận xét công tác hạch toán TSCĐ tại Khách sạn 67 3.3: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện hạch toán TSCĐ tại KS Guoman 67 Kết luận 72 Danh mục từ viết tắt Từ đầy đủ Từ Viết Tắt Khách sạn KS Tài sản cố định TSCĐ Vô hình VH Hữu hình HH Hoạt động kinh doanh HĐKD Tài chính TC Xây dựng cơ bản XDCB Giá trị gia tăng GTGT Biên bản BB Kế hoạch KH Khấu hao tài sản cố định KH TSCĐ Danh mục bảng , Sơ đồ Số hiệu bảng biểu, sơ đồ Nội dung Số trang Sơ đồ 1.1 Hạch toán tăng TSCĐHH 19 Sơ đồ 1.2 Hạch toán giảm TSCĐHH 22 Sơ đồ 1.3 Hạch toán giảm TSCĐVH 24 Sơ đồ 1.4 Hạch toán KH TSCĐ 29 Sơ đồ 1.5 Sơ đồ hạch toán sửa chữa thường xuyên 32 Sơ đồ 1.6 Sơ đồ hạch toán sửa chữa lớn 32 Sơ đồ 1.7 Sơ đồ hạch toán sửa chữa lớn ngoài KH 33 Sơ đồ 1.8 Sơ đồ hạch toán theo hình thức nhật ký-sổ cái 33 Sơ đồ 1.9 Sơ đồ hạch toán theo hình thức nhật ký chung 34 Sơ đồ 1.10 Sơ đồ hạch toán theo hình thức chứng từ ghi sổ 35 Sơ đồ 1.11 Sơ đồ hạch toán theo hình thức nhật ký chứng từ 36 Sơ đồ 2.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức KS Guoman 44 Sơ đồ 2.2 Sơ đồ tổ chức bộ máy Kế toán KS Guoman 45 Sơ đồ 2.3 Sơ đồ hạch toán theo hình thức nhật ký chung 48 Sơ đồ 2.4 Sơ đồ luân chuyển chứng từ và ghi sổ kế toán 52 Bảng 2.1 Công suất sử dụng phòng Khách sạn 40 Bảng 2.2 Một số chỉ tiêu phản ánh kết quả HĐKD 41 Bảng 2.3 Bảng phân loại TSCĐ theo hình thái biểu hiện 48 Bảng 2.4 Bảng phân loại TSCĐ theo nguồn hình thành 50 Bảng 2.5 Bảng phân loại TSCĐ theo tình hình sử dụng 50 Bảng 2.6 Bảng kê phân loại 56 Bảng 2.7 Thẻ TSCĐ 57 Bảng 2.8 Sổ TSCĐ 58 Bảng 2.9 Sổ nhật ký chung 59 Bảng 2.10 Sổ cái 59 Bảng 2.11 Bảng kê phân loại 62 Bảng 2.12 Sổ nhật ký chung 62 Bảng 2.13 Sổ cái 63 Lời nói đầu Tài sản cố định là một bộ phận cơ bản tạo nên cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế quốc dân. Nó giữ một vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình sản xuất, năng suất lao động và vị trí của sản phẩm trên thị trường. Việc theo dõi, phản ánh đầy đủ, chính xác tình hình tăng giảm hao mòn, khấu hao, sửa chữa vả hiệu quả sử dụng TSCĐ là nhiệm vụ quan trọng của công tác hạch toán và quản lý TSCĐ. Muốn vậy cần tổ chức tốt công tác hạch toán để thường xuyên theo dõi, nắm chắc tình hình tăng giảm TSCĐ về số lượng và giá trị, tình hình sử dụng, tình hình hao mòn và khấu hao TSCĐ. Việc tăng cường quản lý, sử dụng có hiệu quả năng lực sản xuất hiện có, nâng cao và sử dụng tối đa công suất tối đa máy móc thiết bị là biện pháp quan trọng để tạo điều kiện hạ giá thành sản phẩm, thu hồi nhanh vốn đầu tư để tái sản xuất, trang bị đổi mới TSCĐ. Từ đó góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển, từng bước cải thiện đời sống của mọi thành viên trong xã hội. Do vậy để tồn tại và phát triển cùng với việc phát triển sản xuất, quy mô trang bị TSCĐ cho các doanh nghiệp đòi hỏi một doanh nghiệp phải tự nâng cao và hoàn thiện công tác quản trị, công tác kế toán và tổ chức sản xuất kinh doanh để sản phẩm sản xuất ra có chỗ đứng vững chắc trên thị trường. Khách sạn Guoman Hà nội được thành lập vào năm 1997 đã trải qua một quá trình hoạt động với nhiều bước thăng trầm, Khách sạn đã có nhiều bước phát triển đi lên. Hiện nay Khách sạn có nguồn vốn kinh doanh lớn và nhiều loại TSCĐ có giá trị lớn. TSCĐ là tư liệu hoạt động có tầm quan trọng trong quá trình hoạt động kinh doanh của Khách sạn. Chính vì có vai trò quan trọng như vậy tài sản thường là những tài sản có giá trị lớn và việc hạch toán TSCĐ là rất phức tạp nên việc hiểu sâu, hiểu kỹ về TSCĐ trên góc độ kế toán là một công việc hết sức khó khăn và phức tạp nhưng em đã mạnh dạn chọn đề tài:“ Hoàn thiện hạch toán TSCĐ tại Khách sạn Guoman Hà nội” Chương I Lý luận chung về hạch toán TSCĐ trong doanh nghiệp 1.1. Lý luận chung về hạch toán tài sản cố định trong doanh nghiệp Đặc điểm TSCĐ 1.1.1.1 Đặc điểm, vai trò, vị trí tài sản cố định trong quá trình sản xuất Để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh doanh nghiệp cần thiết phải có 3 yếu tố: Tư liệu lao động, đối tượng lao động và sức lao động. Tất cả các yếu tố này đều quan trọng và không thể thiếu được với mỗi doanh nghiệp. TSCĐ là những tư liệu lao động là một trong 3 yếu tố cơ bản của sản xuất. Song không phải tất cả các tư liệu lao động đều là TSCĐ mà TSCĐ chỉ gồm những tư liệu chủ yếu có đủ tiêu chuẩn về mặt giá trị và thời gian sử dụng quy định trong chế độ quản lý tài chính hiện hành. Hiện nay Nhà nước quy định 2 tiêu chuẩn đó là: -Giá trị từ 10.000.000 đ trở lên. -Thời gian sử dụng trên 1 năm. TSCĐ bao gồm: TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình, TSCĐ thuê tài chính. +TSCĐ hữu hình là những tư liệu lao động có hình thái vật chất có đủ tiêu chuẩn về giá trị và thời gian sử dụng theo quy định trong chế độ quản lý tài chính hiện hành của Nhà nước. +TSCĐ vô hình là các TSCĐ không có hình thái vật chất, thể hiện một lượng giá trị đã được đầu tư, tham gia vào hoạt động của doanh nghiệp. +TSCĐ tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh nhưng vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu giá trị của nó bị hao mòn dần và được chuyển dịch từng phần vào giá trị sản phẩm dịch vụ. Phần giá trị này được kết chuyển bằng cách tính khấu hao TSCĐ theo cách tính khác nhau. Tạo nên nguồn vốn khấu hao cho doanh nghiệp. Khi sản phẩm tiêu thụ được thì hao mòn này của TSCĐ sẽ được chuyển thành vốn tiền tệ . Vốn này hàng tháng phải tích luỹ lại thành một nguồn vốn đó là nguồn vốn KH cơ bản để tái sản xuất lại TSCĐ khi cần thiết. TSCĐ là cơ sở vật chất chủ yếu, là điều kiện quan trọng tăng năng suất lao động và giúp cho doanh nghiệp hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh của mình. Đặc biệt trong nền kinh tế thị trường hiện nay vai trò của TSCĐ ngày càng trở nên quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế. Ngoài ra, TSCĐ phải là sản phẩm của lao động tức là vừa có giá trị, vừa có giá trị sử dụng. Nói cách khác nó phải là hàng hoá như vậy nó phải được mua bán, chuyển nhượng, trao đổi với nhau trên thị trường trao đổi sản xuất. Vai trò của TSCĐ và tốc độ tăng tài sản cố định trong sự nghiệp phát triển kinh tế quyết định yêu cầu và nhiệm vụ ngày càng cao của công tác quản lý và sử dụng TSCĐ. Việc tổ chức tốt công tác hạch toán để thường xuyên theo dõi, nắm chắc tình hình tăng giảm tài sản cố định về số lượng và giá trị, tình hình sử dụng và hao mòn TSCĐ có ý nghĩa rất quan trọng đối với công tác quản lý và sử dụng đầy đủ hợp lý công suất của TSCĐ góp phần phát triển sản xuất, thu hồi vốn đầu tư nhanh để tái sản xuất trang bị thêm và đổi mới không ngừng tài sản cố định. Vì thế, TSCĐ với vai trò là tư liệu lao động chủ yếu giữ một vị trí quan trọng trong sản xuất kinh doanh. Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, ngày nay, các doanh nghiệp sử dụng TSCĐ có hàm lượng khoa học kỹ thuật càng cao thì khả năng thành công của doanh nghiệp càng lớn. Trong lịch sử phát triển của nhân loại, các cuộc cách mạng công nghiệp đều tập trung vào việc giải quyết các vấn đề cơ khí hoá, tự động hoá các quá trình sản xuất, thực chất là đổi mới về cơ sở kỹ thuật, cải tiến hoàn thiện TSCĐ. Các cuộc cách mạng ấy nối tiếp nhau tạo cho TSCĐ một nền tảng ngày càng tiên tiến và khoa học. Từ đó , ta thấy rằng TSCĐ là cơ sơ vật chất có ý nghĩa, vai trò và vị trí quan trọng, là cơ sở để doanh nghiệp tồn tại và phát triển trên thị trường. 1.1.1.2 Yêu cầu của việc quản lý TSCĐ. TSCĐ phải được quản lý chặt chẽ về nguyên giá, về giá trị còn lại, về giá trị hao mòn, về tình hình sửa chữa bảo dưỡng, tình hình thu hồi vốn khấu hao, về thanh lý, về nguồn hình thành TSCĐ....Nói cách khác phải quản lý TSCĐ như là một yếu tố tư liệu sản xuất cơ bản, bộ phận cơ bản nhất của vốn kinh doanh. Đảm bảo bảo toàn vốn sau mỗi niên độ kế toán, kể cả vốn do ngân sách cấp và vốn do doanh nghiệp tự bổ sung. Phải thể hiện và phản ánh được phần TSCĐ đã dùng và tiêu hao với tư cách là một khoản chi phí vật chất trong quá trình sản xuất kinh doanh. Quản lý để bảo vệ tài sản của doanh nghiệp, để bảo toàn sử dụng TSCĐ có hiệu quả, đúng mục đích, để tài sản không chỉ tồn tại mà “sống có ích” cho doanh nghiệp, đồng thời quản lý còn phải bảo đảm khả năng tái sản xuất TSCĐ và có kế hoạch đầu tư mới. 1.1.1.3 Yêu cầu và nhiệm vụ vủa Kế toán TSCĐ. Hạch toán tài sản cố định trong các doanh nghiệp phải bảo đảm các nhiệm vụ chủ yếu sau: + Ghi chép, phản ánh tổng hợp chính xác, kịp thời số lượng, giá trị TSCĐ hiện có, tình hình tăng giảm và hiện trạng tài sản cố định trong phạm vi toàn đơn vị, cũng như tại từng bộ phận sử dụng TSCĐ, tạo điều kiện cung cấp thông tin để kiểm tra, giám sát thường xuyên việc giữ gìn, bảo quản, bảo dưỡng TSCĐ và kế hoạch đầu tư đổi mới TSCĐ trong từng đơn vị. + Tính toán và phân bổ chính xác mức khấu hao TSCĐ vào chi phí sản xuất – kinh doanh theo mức độ hao mòn của TSCĐ và chế độ quy định. + Tham gia lập kế hoạch sửa chữa và dự toán chi phí sửa chữa TSCĐ, giám sát việc sửa chữa TSCĐ và chi phí và kết quả công việc sửa chữa. + Tính toán phản ánh kịp thời, chính xác tình hình xây dựng trang bị thêm, đổi mới, nâng cấp hoặc tháo dỡ bớt làm tăng giảm nguyên giá TSCĐ cũng như tình hình thanh lý, nhượng bán TSCĐ. + Hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị, các bộ phận trực thuộc trong các doanh nghiệp thực hiện đầy đủ chế độ ghi chép ban đầu về TSCĐ: mở các sổ, thẻ kế toán cần thiết và hạch toán TSCĐ theo chế độ quy định. + Tham gia kiểm tra đánh gía lại TSCĐ theo quy định của nhà nước và yêu cầu bảo quản vốn, tiến hành phân tích tình hình trang bị, huy động bảo quản, sử dụng TSCĐ tại đơn vị. 1.1.2. Phân loại TSCĐ. TSCĐ có nhiều loại, có nhiều thứ, có đặc điểm và yêu cầu quản lý khác nhau. Để thuận tiện cho công tác quản lý và hạch toán TSCĐ, cần thiết phải phân loại TSCĐ. Phân loại TSCĐ là sắp xếp thành từng loại từng nhóm theo những đặc trưng nhất định như theo hình thái biểu hiện, theo nguồn hình thành, theo công dụng và tình hình sử dụng. 1.1.2.1 .Phân loại theo hình thái biểu hiện: TSCĐ được phân thành TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình. *Khái niệm TSCĐHH: TSCĐ hữu hình là những TSCĐ có hình thái vật chất cụ thể gồm có: -Nhà cửa, vật kiến trúc: bao gồm các công trình xây dựng cơ bản như: nhà cửa, vật kiến trúc, hàng rào, bể tháp nước, các công trình cơ sở hạ tầng như đường xá, cầu cống, đường sắt, cầu tầu...phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. -Máy móc thiết bị bao gồm các loại máy móc thiết bị dùng trong sản xuất kinh doanh như: Máy móc chuyên dùng, máy móc thiết bị công tác, dây truyền công nghệ và những máy móc đơn lẻ. -Thiết bị phương tiện vận tải truyền dẫn: là các phương tiện dùng để vận chuyển như các loại đầu máy, đường ống và phương tiện khác (ôtô, máy kéo, xe goòng, xe tải, ống dẫn,...). -Thiết bị, dụng cụ dùng cho quản lý: gồm các thiết bị dụng cụ phục vụ cho quản lý như đo lường , máy tính, máy điều hoà, ... -Cây lâu năm, súc vật làm việc và cho sản phẩm: gồm các loại cây lâu năm (cà phê, chè, cao su, . ..), súc vật làm việc (voi, bò, ngựa cày kéo...) và súc vật nuôi để lấy sản phẩm (bò sữa, súc vật sinh sản,...). -TSCĐ hữu hình khác: bao gồm những TSCĐ mà chưa được quy định phản ánh vào các loại trên (tác phẩm nghệ thuật, sách chuyên môn kỹ thuật...) Cách phân loại này giúp cho người quản lý và sử dụng hiểu rõ tính năng tác dụng về mặt kỹ thuật của từng loại TSCĐ. Từ đó đề ra biện pháp sử dụng có hiệu quả. *Khái niệm TSCĐVH: TSCĐVH là các TSCĐ không có hình thái vật chất nhưng có giá trị kinh tế lớn gồm có: + Quyền sử dụng đất: phản ánh toàn bộ các khoản chi phí thực tế có liên quan trực tiếp tới đất sử dụng như: chi phí đền bù, giải phóng mặt bằng, san lấp mặt bằng kể cả lệ phí trước bạ nếu có. +Quyền phát hành: phản ánh toàn bộ chi phí thực tế chi ra để có được bản quyền tác giả bằng sáng chế. + Bản quyền, bằng sáng chế: Là các chi phí thực tế mà doanh nghiệp đã chi ra để có được các bản quyền tác giả, bằng sáng chế. + Nhãn hiệu hàng hoá: phản ánh các chi phí thực tế liên quan trực tiếp tới việc mua nhãn hiệu hàng hoá. + Phần mềm máy vi tính: là toàn bộ chi phí thực tế mà DN chi ra để có phần mềm máy vi tính. + Giấy phép và giấy phép nhượng quyền: phản ánh các khoản chi ra để doanh nghiệp có được giấy phép và giấy phép nhượng quyền thực hiện việc đó như: Giấy phép khai thác, giấy phép sản xuất các mặt hàng mới. + Tài sản cố định vô hình khác: phản ánh giá trị TSCĐVH chưa được hạch toán phản ánh ở các TK trên như quyền đặc nhượng; quyền thuê nhà; quyền sử dụng hợp đồng; công thức và cách pha chế, kiểu mẫu, thiết kế và vật mẫu; tài sản cố định đang triển khai… 1.1.2.2 Phân loại theo nguồn hình thành. -TSCĐ mua sắm, xây dựng bằng vốn được cấp (ngân sách hoặc cấp trên cấp). -TSCĐ mua sắm, xây dựng bằng vốn vay. -TSCĐ mua sắm, xây dựng bằng nguồn vốn tự bổ sung của đơn vị (quỹ đầu tư phát triển, quỹ phúc lợi...). -TSCĐ góp liên doanh bằng hiện vật. Việc phân loại này giúp cho doanh nghiệp sử dụng và phân phát nguồn vốn khấu hao được chính xác, có thể chủ động dùng vốn khấu hao để trả Nhà nước hoặc trả tiền vay ngân hàng hoặc để lại xí nghiệp. 1.1.2.3 Phân loại theo công dụng và tình hình sử dụng: TSCĐ được phân thành các loại sau: -TSCĐ dùng trong SXKD: là những TSCĐ trong thực tế sử dụng trong hoạt động kinh doanh, những tài sản bắt buộc phải tính khấu hao vào chi phí. -TSCĐ hành chính sự nghiệp, phúc lợi: là TSCĐ của các đơn vị hành chính sự nghiệp, các tổ chức đoàn thể quần chúng, tổ chức y tế văn hoá và thể dục thể thao có sử dụng vốn cấp phát của Nhà nước. -TSCĐ bảo quản hộ, giữ hộ, cất giữ hộ nhà nước: Là những TSCĐ, doanh nghiệp bảo quản hộ, giữ hộ cho đơn vị khác hoặc cất giữ hộ nhà nước theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. -TSCĐ chờ xử lý: bao gồm những TSCĐ không cần dùng do chưa có yêu cầu hoặc không phù hợp với quy trình sản xuất hoặc bị hư hỏng chờ thanh lý hoặc TSCĐ tranh chấp chờ giải quyết. Việc phân loại này giúp cho việc quản lý tốt TSCĐ trong sử dụng nguồn vốn khấu hao. 1.1.3 Đánh giá TSCĐ. Đánh giá TSCĐ là xác định giá trị ghi sổ của TSCĐ: TSCĐ được đánh giá lần đầu và có thể đánh giá lại trong quá trình sử dụng. TSCĐ được tính giá theo nguyên giá (giá trị ban đầu), giá trị đã hao mòn và giá trị còn lại. 1.1.3.1 Các tiêu thức đánh giá TSCĐ * Chuẩn mực số 03: TSCĐ hữu hình Chuẩn mực số 03 được ban hành và công bố theo quyết định số 149/2001 QĐ- BTC ngày 31/12/2001 của Bộ trưởng Tài chính. * Mục đích của chuẩn mực này là quy định và hướng dẫn các nguyên tắc và phương pháp kế toán đối với tài sản cố định hữu hình gồm: tiêu chuẩn tài sản cố định thời điểm ghi nhận, xác định giá trị ban đầu, chi phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu, xác định giá trị sau ghi nhận ban đầu, khấu hao, thanh lý tài sản cố định hữu hình và một số quy định khác làm cơ sở kế toán và lập báo cáo tài chính. * Chuẩn mực này áp dụng cho kế toán tài sản cố định hữu hình, từ khi có chuẩn mực kế toán quy định cho phép áp dụng nguyên tắc và phương pháp kế toán khác cho tài sản cố định hữu hình. * Các thuật ngữ trong chuẩn mực này được biểu hiện như sau: Tài sản cố định hữu hình: là những tài sản có hình thái vật chất do doanh nghiệp nắm giữ để sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận tài sản cố định hữu hình. Nguyên giá: là toàn bộ các chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để có được tài sản cố định hữu hình tính đến thời điểm đưa tài sản đó vào trạng thái sẵn sàng sử dụng. Khấu hao: là sự phân bổ một cách hệ thống giá trị phải khấu hao của tài sản cố định hữu hình trong suốt thời gian sử dụng hữu ích. Giá trị phẩu khấu hao: là nguyên giá của tài sản cố định hữu hình ghi trên báo cáo tài chính trừ (-) giá trị thanh lý ước tính của tài sản đó. Thời gian sử dụng hữu ích: là thời gian mà tài sản cố định hữu hình phát huy được tác dụng cho sản xuất, kinh doanh được tính bằng. ã Thời gian mà doanh nghiệp dự tính sử dụng tài sản cố định hữu hình hoặc ã Số lượng sản phẩm hoặc các đơn vị tính tương tự mà doanh nghiệp dự tính thu được từ việc sử dụng tài sản đó. Giá trị thanh lý: mà ước tính thu được trao đổi giữa các bên có đầy đủ hiểu biết trong sự trao đổi ngang giá. Giá trị còn lại: là nguyên giá tài sản cố định hữu hình sau khi trừ (-) số khấu hao luỹ kế của tài sản đó. Giá trị có thể thu hồi: là giá trị ước tính thu được trong tương lai từ việc sử dụng tài sản, bao gồm có giá trị thanh lý của chúng. Tiêu chuẩn ghi nhận tài sản cố định hữu hình: Các tài sản được ghi nhận là tài sản cố định hữu hình phải thoả mãn đồng thời cả 4 tiêu chuẩn ghi nhận sau: a. Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó b. Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách đáng tin cậy c. Thời gian sử dụng ước tính trên 1 năm d. Có đủ tiêu chuẩn giá trị theo quy định hiện hành * Chuẩn mực số 04: tài sản cố định vô hình Chuẩn mực số 04 được ban hành và công bố theo quyết định số 149/2001 QĐ-BTC ngày 31/10/2001 của Bộ trưởng Bộ tài chính. * Mục đích của chuẩn mực này là quy định và hướng dẫn các nguyên tắc và phương pháp kế toán tài sản cố định vô hình gồm: tiêu chuẩn tài sản cố định vô hình thời điểm ghi nhận, xác định giá trị ban đầu, chi phí phát sinh sau khi nhận ban đầu, xác định giá trị sau khi nhận ban đầu, khấu hao, thanh lý tài sản cố định và một số quy định khác làm cơ sở ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính. * Chuẩn mực này áp dụng cho kế toán tài sản cố định vô hình trừ khi có chuẩn mực kế toán khác quy định cho phép áp dụng nguyên tắc và phương pháp kế toán khác cho tài sản cố định vô hình. * Các thuật ngữ trong chuẩn mực này được hiểu như sau: Tài sản : là một nguồn lực a. Doanh nghiệp kiểm soát được và b. Dự tính đem lại lợi ích kinh tế trong tương li cho doanh nghiệp tài sản cố định vô hình: là tài sản không có hình thái vật chất nhưng xác định được giá trị và do doanh nghiệp nắm giữ, sử dụng trong sản xuất, kinh doanh, cung cấp dịch vụ hoặc cho các đối tượng khác thuê phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận tài sản cố định vô hình. Nghiên cứu: là hoạt động tìm kiếm banđầuvà có kế hoạchdc tiến hành nhằm đạt được sự hiểu biết và tri thức khoa học hoặc kỹ thuật mới. Triển khai: là hoạt động ứng dụng những kết quả nghiên cứu hoặc tri thức khoa học vào một kế hoạch hoặc thiết kế để sản xuất, sản phẩm mới hoặc được cải tiến một cách cơ bản trước khi bắt đầu sản xuất hoặc sử dụng mang tính thương mại các vật liệu, dụng cụ, sản phẩm các quy trình, hệ thống hoặc được mới. Nguyên giá: là toàn bộ các chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để có được tài sản cố định vô hình tính đến thời điểm đưa tài sản đó vaò sử dụng theo dự tính. Khấu hao: là việc phân bổ có hệ thống giá trị phải khấu hao của tài sản cố định vô hình trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của tài sản đó. Giá trị phải khấu hao: là nguyên giác của tài sản cố định vô hình ghi trên báo cáo tài chính, trừ (-) giá trị thanh lý ước tính của tài sản đó. Thời gian sử dụng hữu ích: là thời gian mà tài sản cố định vô hình phát huy được tác dụng cho sản xuất, kinh doanh, được tính bằng: a. Thời gian mà doanh nghiệp dự tính sử dụng tài sản cố định vô hình hoặc b. Số lượng sản phẩm, hoặc các đơn vị tính tương tự mà doanh nghiệp dự tính thu được từ việc sử dụng tài sản. Giá trị thanh lý: là giá trị ước tính thu được khi hết thời gian sử dụng hữu ích của tài sản sau khi từ (-) chi phí thanh lý ước tính. Giá trị còn lại: là nguyên giá của tài sản cố định vô hình sau khi trừ (-) số khấu hao luỹ kế của tài sản đó. Giá trị hợp lý: là giá trị tài sản có thể được trao đổi giữa các bê có đầy đủ hiểu biết trong sự trao đổi ngang giá. Thị trường hoạt động: là thị trường thoả mãn đồng thời ba điều kiện sau: a. Các sản phẩm được bán trên thị trường có tính tương đồng b. Người mua và người bán có thể tìm thấy nhau vào bất kỳ lúc nào. c. Giá cả công khai Tiêu chuẩn ghi nhận tài sản cố định vô hình Một tài sản vô hình được ghi nhận là tài sản cố định vô hình phải thoả mãn đồng thời - Định nghĩa về tài sản cố định vô hình và Bốn tiêu chuẩn ghi nhận sau + Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai do tài sản đó mang lại + Nguyên giá tài sản phải được xác định đáng tin cậy + Thời gian sử dụng ước tính trên 1 năm + Có đủ tiêu chuẩn giá trị theo quy định hiện hành 1.2 Kế toán chi tiết TSCĐ 1.2.1 Các chứng từ sử dụng kế toán TSCĐ Cũng như hạch toán của các yếu tố khác, hạch toán TSCĐ cũng phải dựa trên cơ sở các chứng từ gốc thích hợp, chứng minh các nhiệm vụ phát sinh. Hệ thống chứng từ này bao gồm: -Thẻ TSCĐ: Mã số 02-TSCĐ-BB. -Biên bản giao nhận TSCĐ: Mã số 01-TSCĐ-BB: được dùng làm thủ tục giao nhận TSCĐ giữa các đơn vị kinh tế, làm căn cứ để lập thẻ TSCĐ và quy định trách nhiệm bảo quản sử dụng giữa bên giao và bên nhận. Biên bản được lập cho từng đối tượng TSCĐ. -Biên bản giao nhận TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành: Mã số 04-TSCĐ-BB. Biên bản này được bên giao lập thành ba bản có chữ ký của bên đại diện bên giao, bên nhận, phòng kỹ thuật rồi chuyển cho phòng kế hoạch, kế toán trưởng ký trước khi đưa cho thủ trưởng duyệt. -Biên bản đánh giá lại TSCĐ: Mã số 05-TSCĐ-HD và các chứng từ kế toán khác. -Biên bản giao nhận TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành 04-TSCĐ-BB dùng làm thủ tục thanh lý TSCĐ hư hỏng từng phần hay toàn bộ và làm căn cứ ghi thẻ TSCĐ. Kế toán tiến hành mở thẻ, thẻ TSCĐ được mở theo từng đối tượng ghi TSCĐ, sau đó thẻ được đăng ký vào sổ đăng ký thẻ TSCĐ để theo dõi TSCĐ đồng thời các TSCĐ còn được ghi vào sổ chi tiết TSCĐ. Ngoài các chứng từ chính nêu trên còn có thêm một số chứng từ khác tuỳ theo từng trường hợp. Bên cạnh việc sử dụng chứng từ để chứng minh các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến TSCĐ trong quản lý còn phải dựa vào các hồ sơ như: hồ sơ kỹ thuật, hồ sơ kế toán... để quản lý nguyên giá, sử dụng vào đâu khấu hao ra sao. +Mẫu biểu số 03: Số chi tiết tài sản theo đơn vị sử dụng. Đồng thời với hạch toán chi tiết TSCĐ, doanh nghiệp còn phải tổ chức hạch toán tổng hợp TSCĐ. Mục đích của hạch toán tổng hợp TSCĐ là cung cấp thông tin về nguyên giá TSCĐ, tổng vốn cố định theo các nguồn, tổng giá trị hao mòn, giá trị còn lại và tổng khấu hao tính được. Qua đó cung cấp thông tin về vốn kinh doanh của đơn vị, tình hình sử dụng vốn và TSCĐ. 1.2.2 Sổ kế toán chi tiết TSCĐ Biên bản giao nhận TSCĐ (mẫu 1-TSCĐ/BB) Biên bản thanh lý TSCĐ (mẫu 03-TSCĐ/BB) Biên bản giao nhận TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành (mẫu 04-TSCĐ/BB Biên bản giao nhận sửa chữa lớn hoàn thành (mẫu 04-TSCĐ/BB) Biên bản đánh giá lại TSCĐ (mẫu 05-TSCĐ/BB) Kế toán chi tiết TSCĐ được thực hiện ở thẻ TSCĐ (mẫu 02-TSCĐ/BB). Thẻ T

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc1376.DOC
Tài liệu liên quan