Việc Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới ngày 7-11-2006 đã mở ra một bước ngoặt mới trong quá trình xây dựng và phát triển nền kinh tế đất nước. Điều đó đã đưa đến cho các doanh nghiệp trong nước những điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất kinh doanh, mở rộng thị trường. Nhưng thách thức mà nó đặt ra cũng không nhỏ, đó là sự cạnh tranh trên thị trường sẽ diễn ra ngày càng gay gắt hơn, với nhiều “đối thủ” hơn, trên bình diện rộng hơn và sâu hơn. Để tồn tại trong môi trường đó, các doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao năng suất, chất lượng và hạ giá thành sản phẩm. Một trong những biện pháp mà các doanh nghiệp hiện nay đang sử dụng để đạt được mục đích đó là làm tốt công tác định mức lao động. Trên cơ sở nghiên cứu hao phí thời gian trong quá trình sản xuất của người lao động, định mức lao động sẽ giúp giảm thiểu hoặc triệt tiêu thời gian lãng phí. Do đó, nó là cơ sở để nâng cao năng suất và hạ giá thành sản phẩm.
Cũng như các doanh nghiệp khác, Nhà máy cơ khí 120 đã xác định được rõ tầm quan trọng của công tác này. Vì thế, nó trở thành một trong những công tác được Nhà máy hết sức quan tâm. Tuy nhiên, thông qua quá trình thực tập và tìm hiểu thực tế em nhận thấy thực trạng của công tác này tại Nhà máy vẫn còn rất nhiều hạn chế cần giải quyết. Do đó, em đã lựa chọn đề tài: “Hoàn thiện công tác định mức lao động tại Xí nghiệp kết cấu thép (Nhà máy cơ khí 120)”.
165 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2056 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Đề tài Hoàn thiện công tác định mức lao động tại Xí nghiệp kết cấu thép (Nhà máy cơ khí 120), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Việc Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới ngày 7-11-2006 đã mở ra một bước ngoặt mới trong quá trình xây dựng và phát triển nền kinh tế đất nước. Điều đó đã đưa đến cho các doanh nghiệp trong nước những điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất kinh doanh, mở rộng thị trường. Nhưng thách thức mà nó đặt ra cũng không nhỏ, đó là sự cạnh tranh trên thị trường sẽ diễn ra ngày càng gay gắt hơn, với nhiều “đối thủ” hơn, trên bình diện rộng hơn và sâu hơn. Để tồn tại trong môi trường đó, các doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao năng suất, chất lượng và hạ giá thành sản phẩm. Một trong những biện pháp mà các doanh nghiệp hiện nay đang sử dụng để đạt được mục đích đó là làm tốt công tác định mức lao động. Trên cơ sở nghiên cứu hao phí thời gian trong quá trình sản xuất của người lao động, định mức lao động sẽ giúp giảm thiểu hoặc triệt tiêu thời gian lãng phí. Do đó, nó là cơ sở để nâng cao năng suất và hạ giá thành sản phẩm.
Cũng như các doanh nghiệp khác, Nhà máy cơ khí 120 đã xác định được rõ tầm quan trọng của công tác này. Vì thế, nó trở thành một trong những công tác được Nhà máy hết sức quan tâm. Tuy nhiên, thông qua quá trình thực tập và tìm hiểu thực tế em nhận thấy thực trạng của công tác này tại Nhà máy vẫn còn rất nhiều hạn chế cần giải quyết. Do đó, em đã lựa chọn đề tài: “Hoàn thiện công tác định mức lao động tại Xí nghiệp kết cấu thép (Nhà máy cơ khí 120)”.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài.
Đề tài này được nghiên cứu nhằm:
- Khái quát một số vấn đề lý luận về vấn đề định mức lao động.
- Phân tích, đánh giá thực trạng của công tác định mức lao động tại Xí nghiệp kết cấu thép (Nhà máy cơ khí 120).
- Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác định mức lao động tại Xí nghiệp kết cấu thép (Nhà máy cơ khí 120).
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là những vấn đề lý luận và thực tiễn về công tác định mức lao động tại Xí nghiệp Kết cấu thép (Nhà máy cơ khí 120).
4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài
Đề tài này được nghiên cứu dựa trên một số phương pháp sau: phương pháp phân tích, tổng hợp số liệu, phương pháp đánh giá, phương pháp khảo sát thời gian hao phí (cụ thể là chụp ảnh cá nhân ngày làm việc) và phương pháp phỏng vấn.
5. Kết cấu của đề tài.
Ngoài phần lời mở đầu và phần kết luận, kết cấu của đề tài này bao gồm 3 chương:
Chương I: Cơ sở lý luận chung về định mức lao động
Chương II: Thực trạng công tác định mức lao động tại Xí nghiệp kết cấu thép (Nhà máy Cơ khí 120).
Chương III: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác định mức lao động tại Xí nghiệp kết cấu thép (Nhà máy Cơ khí 120).
PHẦN THỨ NHẤT
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐỊNH MỨC LAO ĐỘNG
I. MỨC LAO ĐỘNG
1. Khái niệm lao động
Lao động là hoạt động có mục đích, có ý thức của con người, nhằm thỏa mãn những nhu cầu về đời sống của con người và của xã hội.
2. Khái niệm mức lao động
Mức lao động là lượng lao động hợp lý nhất được quy định để chế tạo một sản phẩm hay hoàn thành một công việc nhất định đúng tiêu chuẩn và chất lượng trong các điều kiện tổ chức – kỹ thuật – tâm sinh lý – kinh tế và xã hội xác định.
3. Các dạng của mức.
Trong thực tế người ta có sử dụng các dạng mức lao động sau:
a. Mức thời gian.
Mức thời gian (Mtg) là đại lượng thời gian cần thiết được quy định cho một công nhân (nhóm công nhân) của một nghề nào đó, có trình độ thành thạo tương ứng với mức độ phức tạp của công việc, để hoàn thành một công việc (bước công việc, sản phẩm, một chức năng) đúng tiêu chuẩn, chất lượng quy định trong những điều kiện tổ chức, kỹ thuật, sản xuất nhất định. Mức thời gian được đo bằng số đơn vị thời gian (giây, phút, giờ)/ một công nhân (nhóm công nhân)/ đơn vị sản phẩm. Và được tính bằng công thức:
Mtg =
Thp
Q
Trong đó:
Mtg: mức thời gian
Thp: thời gian hao phí
Q: số lượng sản phẩm sản xuất ra trong thời gian đó.
Kết cấu mức kỹ thuật thời gian để sản xuất sản phẩm (chi tiết sản phẩm) có dạng như sau: Mtg = Tkđ + Tck = Ttn + Tpv + Tnc + Tck. Tùy thuộc vào loại hình sản xuất mà công thức biến dạng như sau:
Đối với sản xuất khối (không có Mtg) mà chỉ có:
Mtgk = (Tc + Tp) [1 + (apvtc + anc)/100] + Tc* apvkt
Đối với sản xuất hàng loạt:
Mtg = (Tc + Tp) [1 + (apv + anc)/100] + CK/n
Đối với sản xuất đơn chiếc:
Mtg = Tck + (Tc + Tp) [1 + (apv + anc)/100]
Trong đó:
Tđđ , Tkđ: mức thời gian đầy đủ, không đầy đủ để sản xuất một sản phẩm.
Tc, Tp: thời gian tác nghiệp chính, phụ.
apv, apvtc: % thời gian phục vụ, phục vụ tổ chức so với thời gian tác nghiệp.
apvkt: % thời gian phục vụ kỹ thuật so với thời gian tác nghiệp chính.
CK: thời gian chuẩn kết cho cả loạt sản phẩm.
n: số sản phẩm trong một loạt sản phẩm.
Tck, Ttn, Tnc, Tpv: thời gian chuẩn kết, tác nghiệp, nhu cầu, phục vụ để sản xuất một sản phẩm.
Ví dụ: Đối với sản xuất đơn chiếc, có tài liệu xây dựng mức cho việc sản xuất sản phẩm X như sau: thời gian tác nghiệp là 22 phút, thời gian chuẩn kết là 1,40 phút đều tính cho một đơn vị sản phẩm. Thời gian phục vụ bằng 25%, thời gian nghỉ ngơi và nhu cầu tự nhiên là 5% so với thời gian tác nghiệp.
Vậy mức thời gian để sản xuất sản phẩm X là:
Mtg = Tck + Ttn [1 + (apv + anc)/100]
= 1,40 + 22 [1 + (25 + 5)/100]
= 30 (phút).
Mức thời gian chịu ảnh hưởng của các yếu tố: điều kiện lao động, mức độ phức tạp của công việc, đặc điểm của bước công việc, trình độ công nhân. Nó thuờng được sử dụng trong điều kiện sản xuất thủ công cơ khí (thời gian hao phí để làm công việc hay sản xuất sản phẩm là lớn), sản xuất hàng loạt nhỏ, đơn chiếc.
b. Mức sản lượng
Mức sản lượng (Msl) là số lượng nguyên công, chi tiết, sản phẩm được quy định để một công nhân (nhóm công nhân) có trình độ thành thạo phù hợp với trình độ phức tạp của công việc, phải hoàn thành trong một đơn vị thời gian (ngày, giờ…) theo đúng tiêu chuẩn chất lượng quy định trong những điều kiện tổ chức, kỹ thuật, sản xuất nhất định.
Mức sản lượng và mức thời gian là hai đại lượng tỷ lệ nghịch, thể hiện qua công thức sau:
x =
100y
y =
100x
100 + y
100 - x
Trong đó:
x: % giảm mức thời gian.
y: % giảm mức sản lượng.
c. Mức phục vụ
Mức phục vụ (Mpv) là số đối tượng (máy móc, thiết bị, nơi làm việc…) được quy định để một công nhân (nhóm công nhân) có trình độ thành thạo tương ứng với trình độ phức tạp của công việc phải phục vụ trong một đơn vị thời gian và trong những điều kiện tổ chức kỹ thuật nhất định.
d. Mức thời gian phục vụ.
Mức thời gian phục vụ (Mtgpv) là đại lượng thời gian được quy định để phục vụ một đơn vị đối tượng phục vụ trong những điều kiện tổ chức, kỹ thuật hợp lý và trình độ thành thạo của công nhân tương ứng với trình độ phức tạp của công việc.
Mức phục vụ và mức thời gian phục vụ là hai đại lượng tỷ lệ nghịch.
e. Mức biên chế (định biên, số lượng người phục vụ).
Mức số lượng người phục vụ (Msln) là số lượng người lao động được quy định để hoàn thành công việc (sản phẩm) trong những điều kiện tổ chức, kỹ thuật hợp lý và trình độ thành thạo của công nhân phù hợp với trình độ phức tạp của công việc.
f. Mức quản lý.
Mức quản lý (Mql) là số lượng công nhân, nhân viên do một người quản lý phụ trách hay là số lượng người cấp dưới do một người lãnh đạo cấp trên trực tiếp quản lý với trình độ thành thạo, trình độ phức tạp tương ứng và điều kiện tổ chức, kỹ thuật hợp lý.
g. Mức lao động tổng hợp cho một đơn vị sản phẩm.
Mức lao động tổng hợp cho một đơn vị sản phẩm là lượng lao động cần và đủ để sản xuất một đơn vị sản phẩm (hoặc hoàn thành một khối lượng công việc cụ thể) đúng tiêu chuẩn chất lượng trong những điều kiện tổ chức nhất định.
4. Yêu cầu của mức.
Mức lao động căn cứ có khoa học phải đảm bảo các yêu cầu sau:
Một là tính tiên tiến, nghĩa là mức phải bảo đảm có cơ sở khoa học, trong các điều kiện tổ chức, kỹ thuật tiên tiến và có tính đến các phương pháp công nghệ tiên tiến.
Hai là tính hiện thực, nghĩa là mức phải đảm bảo được tính trung bình tiến tiến (mức trung bình của những người công nhân tiên tiến) để mọi người lao động đều có thể hoàn thành được mức.
Ba là tính quần chúng, nghĩa là mức phải bảo đảm rằng, người lao động phải thực hiện tham gia tích cực vào quá trình xây dựng và chính họ là những người thực hiện các mức đó. Có như vậy mới có thể động viên được tính chủ động, tích cực và sáng tạo của mọi người trong doanh nghiệp vào công tác định mức lao động.
II. ĐỊNH MỨC LAO ĐỘNG.
1. Khái niệm định mức lao động.
Định mức lao động (theo nghĩa hẹp) là việc xác định các mức cho tất cả các loại công việc.
Định mức lao động (theo nghĩa rộng) là quá trình dự tính và tổ chức thực hiện những biện pháp về tổ chức kỹ thuật để thực hiện công việc có năng suất lao động cao, trên cơ sở đó xác định mức tiêu hao để thực hiện công việc. Nói cách khác đây là lĩnh vực hoạt động thực tiễn về xây dựng và áp dụng các mức lao động đối với tất cả quá trình lao động. Quá trình này yêu cầu phải làm được những công việc sau:
- Nghiên cứu cụ thể điều kiện tổ chức kỹ thuật ở nơi sản xuất: con người, máy móc, thiết bị…
- Đề ra và đưa vào sản xuất các biện pháp tổ chức kỹ thuật
- Xây dựng mức và đưa mức vào sản xuất
- Quản lý, theo dõi việc thực hiện và điều chỉnh mức.
Tùy theo nhận thức của từng người, từng nơi mà người ta có thể hiểu khái niệm định mức lao động theo nghĩa hẹp hay nghĩa rộng. Tuy nhiên, trong bài viết này thì người viết sử dụng khái niệm này theo nghĩa rộng.
2. Nội dung định mức lao động.
Thứ nhất là nghiên cứu phân chia quá trình sản xuất ra các bộ phận hợp thành, xác định kết cấu và trình tự hợp lý thực hiện các bước công việc. Đồng thời phát hiện những bất hợp lý có thể gây lãng phí thời gian trong quá trình thực hiện, hoàn thành bước công việc đó. Trong nội dung này phải thực hiện những việc làm cụ thể là:
- Nghiên cứu công nghệ sản xuất (tức là nghiên cứu phương pháp và cách thức sản xuất).
- Phân chia quá trình sản xuất ra thành các bộ phận hợp thành về mặt công nghệ cũng như lao động.
- Xác định cấp bậc công việc cho những công việc cụ thể.
Thứ hai là nghiên cứu đầy đủ khả năng sản xuất ở nơi làm việc. Cụ thể các khả năng sản xuất ở nơi làm việc là:
- Tổ chức và phục vụ nơi làm việc: bao gồm trang bị nơi làm việc, bố trí nơi làm việc, phục vụ nơi làm việc và điều kiện làm việc.
- Nghiên cứu tình hình sử dụng máy móc thiết bị (như thời gian máy chạy, công suất của máy).
- Trình độ nghề nghiệp, sức khỏe và thời gian làm việc thực tế của người lao động.
Thứ ba là đề ra, áp dụng trong thực tế sản xuất các biện pháp về cải tiến tổ chức sản xuất, cải tiến kỹ thuật. Điều đó có nghĩa là nghiên cứu để đề ra các biện pháp kỹ thuật nhằm cải tiến tổ chức phục vụ nơi làm việc, hợp lý hóa các động tác, thao tác lao động, áp dụng vào sản xuất những thành tựu khoa học mới, những kinh nghiệm sản xuất tiên tiến nhằm cải thiện điều kiện lao động của người công nhân nhằm tăng năng suất lao động. Nội dung này là dự tính những quy tắc làm việc có năng suất cao. Có nghĩa là xây dựng những điều kiện tổ chức kỹ thuật, phương pháp làm việc và trình tự hợp lý để thực hiện công việc.
Thứ tư là xây dựng mức và đưa mức vào sản xuất bằng cách dùng các phương pháp để khảo sát thời gian làm việc chủ yếu là chụp ảnh, bấm giờ, tính đơn giá, phổ biến thời gian làm việc tiên tiến cho công nhân, tạo điều cho công nhân hoàn thành định mức bằng cách đảm bảo các biện pháp như khi xây dựng định mức.
Thứ năm là quản lý, theo dõi và điều chỉnh mức. Cụ thể là:
- Phân tích tình hình thực hiện mức (dựa vào bảng báo cáo doanh nghiệp, hoặc khảo sát thực tế).
- Phát hiện các bất hợp lý, tồn tại trong công tác định mức kỹ thuật lao động (như xác định các mức quá cao hoặc quá thấp, mức lạc hậu hay mức sai).
- Điều chỉnh mức.
3. Cơ sở tiến hành định mức lao động.
a. Xác định quá trình sản xuất sản phẩm và phân chia quá trình sản xuất sản phẩm thành các bộ phận hợp thành.
Quá trình sản xuất sản phẩm là quá trình khai thác, chế biến một loại sản phẩm hay một loại công việc nào đó cần thiết cho xã hội. Trong quá trình đó diễn ra sự thay đổi của đối tượng lao động về mặt hình dáng, kích thước, tính chất cơ, lý, hóa học hoặc về vị trí không gian để trở thành sản phẩm phục vụ cho đời sống xã hội. Bản chất của quá trình sản xuất thường được nghiên cứu trên hai mặt: công nghệ và lao động. Do dó, người ta đã phân chia quá trình sản xuất theo hai mặt đó và biểu diễn theo sơ đồ sau:
Sơ đồ 1: Sự phân chia quá trình sản xuất cơ khí thành
các bộ phận hợp thành.
Các giai đoạn chuyển tiếp
Thao tác
Động tác
c
Cử động
Phân chia về mặt công nghệ
Phân chia về mặt
lao động
Bước chuyển tiếp
Quá trình sản xuất
Quá trình bộ phận
Bước công việc
* Quá trình bộ phận được hiểu là bộ phận đồng nhất và kết thực về phương diện công nghệ của quá trình sản xuất.
Ví dụ: Quá trình sản xuất Cầu giao thông nông thôn tại Xí nghiệp kết cấu thép (Nhà máy Cơ khí 120) hiện nay được chia thành các quá trình bộ phận sau:
- Quá trình chuẩn bị sản xuất (thiết kế sản phẩm, xây dựng quy trình công nghệ, chuẩn bị máy móc, nhà xưởng, nguyên vật liệu, năng lượng...).
- Quá trình công nghệ [gia công kết cấu thép (gia công mảng Δ từ M1=> M6, bạc cầu, dầm ngang D1 và D2, thanh đứng T4, bản S5, gờ chắn bánh xe, gối cầu, tấm bản mặt cầu, lan can cầu, các thanh hệ liên kết dưới, chốt, các loại bu lông, chày cối khuôn mẫu), lắp thử, tháo ra, sơn một lớp chống rỉ, sơn một lớp ghi.
- Quá trình kiểm tra kỹ thuật và phân loại sản phẩm (kiểm tra các thông số kỹ thuật, đánh giá chất lượng và phân loại sản phẩm).
- Quá trình phục vụ sản xuất (vận chuyển, sửa chữa, phục vụ năng lượng, dụng cụ, nguyên vật liệu, phục vụ sinh hoạt).
* Bước công việc (nguyên công) là một phần của quá trình sản xuất, bao gồm các công việc kế tiếp nhau được thực hiện bởi một (hay một nhóm) công nhân trên một đối tượng lao động nhất định tại một nơi làm việc nhất định. Sự cố định về đối tượng lao động, người công nhân và nơi làm việc là đặc trưng cơ bản của bước công việc. Thay đổi một trong ba yếu tố đó sẽ tạo thành bước công việc mới. Tùy thuộc vào đặc điểm của quá trình sản xuất mà các bước công việc có thể được thực hiện bằng tay, tay – máy, bằng máy hoặc máy tổ hợp. Đặc điểm của bước công việc bằng tay, tay – máy, máy hay tự động hóa là đối tượng lao động được gia công trên các thiết bị khác nhau với các chế độ làm việc khác nhau. Còn bước công việc tổ hợp thì khi tiến hành thì toàn bộ khối lượng nguyên liệu được đưa vào tổ hợp máy, đều được gia công ngay một lần với công nghệ không thay đổi.
Ví dụ: Quá trình Gia công tấm bản mặt cầu là một quá trình bộ phận trong quá trình sản xuất Cầu giao thông nông thôn tại Xí nghiệp kết cấu thép (Nhà máy Cơ khí 120). Quá trình này bao gồm các 8 bước công việc sau:
- Lấy dấu, cắt phôi
- Lấy dấu các lỗ khoan, khoan lỗ
- Hàn gá xương
- Hàn gá sàn
- Hàn hoàn thiện.
- Nắn các tấm sàn.
* Phân chia về mặt công nghệ: Bước công việc được phân thành các giai đoạn chuyển tiếp và các bước chuyển tiếp. Trong đó:
Giai đoạn chuyển tiếp là bộ phận đồng nhất về công nghệ của các bước công việc, được biểu thị bằng sự cố định của bề mặt gia công, chế độ gia công và dụng cụ gia công. Một bước công việc có thể bao gồm một hay nhiều giai đoạn chuyển tiếp.
Ví dụ: Bước công việc Hàn gá sàn trong quá trình gia công Tấm bản mặt cầu của Cầu giao thông nông thôn bao gồm 2 giai đoạn chuyển tiếp là:
- Hàn gá bên ngoài sàn
- Hàn gá bên trong sàn
Bước chuyển tiếp là phần việc lặp đi lặp lại trong giai đoạn chuyển tiếp.
Ví dụ: Giai đoạn chuyển tiếp Hàn gá bên ngoài sàn của bước công việc Hàn gá sàn bao gồm 22 bước chuyển tiếp là hàn gá mối 1, 2…, 21, 22.
* Phân chia về mặt lao động: Bước công việc được phân thành thao tác, động tác, cử động. Trong đó:
Thao tác là tổng hợp các hoạt động của công nhân nhằm mục đích nhất định.
Ví dụ: Bước công việc Mài sàn của quá trình gia công Tấm bản mặt cầu bao gồm các thao tác sau: lấy máy mài, mở máy, mài, tắt máy, quét sàn.
Động tác là một bộ phận của thao tác biểu thị bằng cử động chân tay và thân thể công nhân nhằm mục đích lấy hay di chuyển một vật nào đó.
Ví dụ: Thao tác Mở máy mài trong bước công việc Mài sàn bao gồm các động tác sau: cắm phích điện vào ổ, bật công tắc.
Cử động là bộ phận của động tác biểu thị bằng sự thay đổi một lần vị trí các bộ phận cơ thể của công nhân.
Ví dụ: Động tác Cắm phích điện vào ổ bao gồm các cử động sau: đưa tay ra, cầm vào phích cắm, đưa phích vào gần ổ, cắm phích vào ổ, đưa tay về.
b. Phân loại hao phí thời gian làm việc
Để định mức lao động có cơ sở khoa học người ta phải nghiên cứu một cách có hệ thống việc sử dụng thời gian làm việc. Trong thực tế, thời gian làm việc có thể chia thành 3 loại:
- Thời gian làm việc của quá trình sản xuất.
- Thời gian làm việc của công nhân.
- Thời gian làm việc của thiết bị.
* Phân loại hao phí thời gian làm việc của quá trình sản xuất (sơ đồ2).
Trong đó:
Tck: thời gian chuẩn kết.
Ttn: thời gian tác nghiệp.
- Tc: thời gian chính.
- Tp: thời gian phụ.
Tpv: thời gian phục vụ nơi làm việc.
- Tpvtc: thời gian phục vụ tổ chức.
- Tpvkt: thời gian phục vụ kỹ thuật
Tnc: thời gian nghỉ ngơi và nhu cầu cần thiết.
- Tnn: thời gian nghỉ ngơi.
- Tct: thời gian cho những nhu cầu cần thiết.
Tlp: thời gian lãng phí (thời gian lãng phí trông thấy).
- Tlptc: thời gian lãng phí do nguyên nhân tổ chức.
- Tlpkt: thời gian lãng phí do nguyên nhân kỹ thuật
- Tlpksx: thời gian không sản xuất (thời gian lãng phí do làm những việc không liên quan với nhiệm vụ sản xuất quy định).
- Tlpcn: thời gian lãng phí do công nhân (thời gian lãng phí do vi phạm kỷ luật lao động).
Thời gian tính vào mức bao gồm thời gian chuẩn kết, thời gian tác nghiệp, thời gian phục vụ, thời gian nghỉ ngơi và nhu cầu cần thiết trừ thời lãng phí không trông thấy (thời gian lãng phí chứa đựng trong thời gian hao phí cần thiết).
* Phân loại hao phí thời gian làm việc của công nhân (sơ đồ 3).
Thời gian tính vào mức bao gồm toàn bộ thời gian làm đúng nhiệm vụ bằng tổng của thời gian chuẩn kết, thời gian tác nghiệp, thời gian phục vụ chỗ làm việc, thời gian nghỉ giải lao nhu cầu cá nhân và thời gian ngừng do công nghệ đòi hỏi.
* Phân loại hao phí thời gian làm việc của thiết bị (sơ đồ 4).
Thời gian tính vào mức bao gồm toàn bộ thời gian làm việc và ngừng việc (trừ thời gian ngừng việc do công nhân vi phạm kỷ luật lao động).
TGLV của quá trình sản xuất
Tck
Thời gian cần thiết để hoàn thành nhiệm vụ sản xuất
Thời gian lãng phí
(Tlp)
Ttn
Tpv
Tnc
Tc
Tp
Tnn
Tct
Tlptc
Tlpkt
Tlpkh
Tlpcn
Tpvtc
Tpvkt
Sơ đồ2 : Phân loại hao phí thời gian làm việc của quá trình sản xuất
Thời gian làm việc của công nhân
Thời gian làm việc
Thời gian ngừng việc
Thời gian làm sai nhiệm vụ
Thời gian làm đúng nhiệm vụ
Thời gian ngừng được phép
Thời gian ngừng không được phép
Thời gian chuẩn kết
Thời gian tác nghiệp
Thời gian phục vụ chỗ làm việc
Thời gian nghỉ giải lao nhu cầu cá nhân
Thời gian ngừng do công nghệ đòi hỏi
Do cá nhân vi phạm kỷ luật lao động
Do trình độ tổ chức và phục vụ kém
Thời gian chính
Thời gian phụ
Sơ đồ 3: Phân loại hao phí thời gian làm việc của công nhân
Thời gian làm việc của thiết bị
Thời gian làm việc
Thời gian ngừng việc
Thời gian chạy máy
có
việc
Thời gian chạy máy không có
việc
TGNV để
công nhân làm công việc chuẩn kết
TGNV để làm công nhân làm công việc phục
vụ
TGNV để cn làm công việc theo yêu cầu sản xuất hoặc công nghệ
TGNV do
công nhân
vi phạm kỷ luật lao động
Sơ đồ 4: Phân loại hao phí thời gian làm việc của thiết bị
c. Các phương pháp khảo sát thời gian làm việc.
Trong thực tế quản lý sản xuất, quản lý lao động để khảo sát thời gian làm việc người ta thường sử dụng các phương pháp sau:
* Chụp ảnh thời gian làm việc.
Chụp ảnh thời gian làm việc là hình thức khảo sát, nghiên cứu tất cả các loại hoạt động, thời gian hao phí diễn ra trong ngày làm việc của công nhân hay thiết bị. Mục đích của chụp ảnh thời gian làm việc là:
- Nghiên cứu phân tích tình hình sử dụng thời gian làm việc, phát hiện lãng phí, tìm nguyên nhân và đưa ra giải pháp loại trừ.
- Thu thập tài liệu để xây dựng mức và tiêu chuẩn định mức kỹ thuật lao động.
- Nghiên cứu, phổ biến rộng rãi kinh nghiệm sử dụng thời gian của những người lao động tiên tiến trong công nhân.
Tùy thuộc vào mục đích nghiên cứu, loại hình sản xuất, hình thức tổ chức sản xuất, tổ chức lao động mà chụp ảnh thời gian làm việc có những hình thức cụ thể như sau:
- Chụp ảnh cá nhân ngày làm việc.
- Chụp ảnh tổ (nhóm) ngày làm việc.
- Tự chụp ảnh.
- Chụp ảnh theo thời điểm.
* Bấm giờ bước công việc.
Bấm giờ bước công việc là phương pháp khảo sát nghiên cứu thời gian hao phí để thực hiện các bộ phận của bước công việc thường gặp lại trong ngày làm việc, với số lần khảo sát nhất định tùy mức độ chính xác của tài liệu khảo sát, theo yêu cầu từng loại hình sản xuất cụ thể. Mục đích của bấm giờ bước công việc là:
- Loại bỏ lãng phí không trông thấy (lãng phí chứa đựng trong thời gian hao phí cần thiết), cải tiến phương thức lao động, nâng cao hiệu quả lao động.
- Xác định chính xác hao phí thời gian thực hiện bước công việc.
- Thu thập tài liệu để xây dựng mức lao động hoặc tiêu chuẩn định mức kỹ thuật lao động.
4. Tiêu chuẩn định mức lao động.
“Tiêu chuẩn dùng trong định mức lao động là những đại lượng quy định về chế độ làm việc tiên tiến của thiết bị (hay những đại lượng hao phí thời gian quy định để hoàn thành những bộ phận làm bằng tay của bước công việc) trong những điều kiện tổ chức kỹ thuật hợp lý dùng để tính các mức thời gian có căn cứ kỹ thuật”(1) Giáo trình tổ chức lao động khoa học, trường Đại học Kinh tế quốc dân, Hà nội năm 1994.
.
Tiêu chuẩn là cơ sở để các mức lao động được xác định một cách nhanh chóng, chính xác và thống nhất, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác quản lý lao động nói riêng, quản lý sản xuất – kinh doanh nói chung. Thông thường tiêu chuẩn dùng trong định mức lao động được phân theo các tiêu thức sau:
* Theo nội dung sử dụng:
- Tiêu chuẩn chế độ thời gian làm việc của thiết bị.
- Tiêu chuẩn thời gian.
- Tiêu chuẩn phục vụ.
- Tiêu chuẩn số lượng người làm việc.
* Theo kết cấu:
- Tiêu chuẩn bộ phận.
- Tiêu chuẩn tổng hợp.
* Theo phạm vi:
- Tiêu chuẩn xí nghiệp.
- Tiêu chuẩn ngành.
- Tiêu chuẩn thống nhất.
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ TRÌNH TỰ XÂY DỰNG MỨC.
Để xây dựng mức người ta sử dụng rất nhiều phương pháp, mỗi phương pháp lại có trình tự xây dựng khác nhau. Trên thực tế hiện nay, phuơng pháp xây dựng mức được chia ra làm 2 nhóm sau:
- Nhóm các phương pháp tổng hợp.
- Nhóm các phương pháp phân tích.
1. Nhóm các phương pháp tổng hợp.
Nhóm các phương pháp tổng hợp là nhóm bao gồm các phương pháp xây dựng mức lao động không dựa trên cơ sở nghiên cứu phân tích các bộ phận bước công việc và điều kiện tổ chức kỹ thuật hoàn thành nó. Thời gian hao phí được quy định chung (tổng hợp) cho toàn bộ bước công việc. Nhóm này gồm ba phương pháp: phương pháp thống kê, phương pháp kinh nghiệm và phương pháp dân chủ bình nghị. Cụ thể:
* Phương pháp thống kê là phương pháp xây dựng mức lao động dựa vào tài liệu thống kê kết quả đạt được của thời kỳ đã qua, về thời gian hao phí thực hiện bước công việc hay năng suất lao động.
* Phương pháp dân chủ bình nghị là phương pháp xây dựng mức lao động dựa vào mức dự kiến của cán bộ định mức bằng thống kê hay kinh nghiệm; sau đó quyết định dựa trên sự thảo luận, bình nghị của công nhân.
* Phương pháp kinh nghiệm là phương pháp xây dựng mức lao động dựa trên kinh nghiệm tích lũy được của cán bộ định mức, đốc công hoặc nhân viên kỹ thuật.
Ưu điểm của phương pháp này là đơn giản, tốn ít thời gian, công sức và có thể xây dựng được hàng loạt mức lao động trong thời gian ngắn, phần nào đáp ứng được sự biến động của sản xuất, nhất là khi sản xuất sản phẩm mới.
Tuy nhiên, phương pháp này bộc lộ rất nhiều nhược điểm như:
- Không phân tích được tỷ mỷ năng lực sản xuất, các điều kiện sản xuất cụ thể.
- Không nghiên cứu sử dụng được tốt những phương pháp tiên tiến của công nhân.
- Không xây dựng các hình thức tổ chức lao động, tổ chức sản xuất hợp lý trong doanh nghiệp nên không động viên sự nỗ lực của công nhân ra sức phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật để đạt và vượt mức.
- Mức xây dựng có độ chính xác thấp bởi vì rất dễ có yếu tố chủ quan và ngẫu nhiên của người lập mức.
Để hạn chế bớt nhược điểm của phương pháp này cần chọn người thực sự có kinh nghiệm sản xuất làm cán bộ định mức tham gia xây dựng mức.
2. Nhóm các phương pháp phân tích:
Nhóm các phương pháp phân tích là nhóm bao gồm các phương pháp xây dựng mức lao động có căn cứ khoa học kỹ thuật, là các phương pháp định mức kỹ thuật lao động. Tức là các phương pháp này xây dựng mức dựa trên cơ sở phân tích đầy đủ năng lực sản xuất ở nơi làm việc, các nhân tố ảnh hưởng tới thời gian, nghiên cứu vận dụng các kinh nghiệm sản xuất tiên tiến của công nhân, chế độ làm việc khoa học, tổ chức lao động hợp lý và sử dụng triệt để những khả năng sản xuất ở nơi làm việc. Nhóm này gồm ba phương p
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 111792.doc