Khái niệm chính sách thương mại: Chính sách thương mại là hẹ thống các quan điểm, chuẩn mực, thể chế, biện pháp, thủ thuật mà nhà nước sử dụng, tác động vào thị trường để điều chỉnh các hoạt động thương mại trong và ngoài nước phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn nhất định.
Về thực chất, chính sách thương mại là một bộ phận của chính sách kinh tế của Nhà nước, nó có quan hệ chặt chẽ và phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
33 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1168 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Đề tài Hoàn thiện cơ chế chính sách thương mại, quản lý dịch vụ phân phối có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam phù hợp với cam kết hội nhập kinnh tế quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề tài: Hoàn thiện cơ chế chính sách thương mại, quản lý dịch vụ phân phối có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam phù hợp với cam kết hội nhập kinnh tế quốc tế.
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN
. Chính sách thương mại:
Chính sách thương mại.
Khái niệm chính sách thương mại: Chính sách thương mại là hẹ thống các quan điểm, chuẩn mực, thể chế, biện pháp, thủ thuật mà nhà nước sử dụng, tác động vào thị trường để điều chỉnh các hoạt động thương mại trong và ngoài nước phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn nhất định.
Về thực chất, chính sách thương mại là một bộ phận của chính sách kinh tế của Nhà nước, nó có quan hệ chặt chẽ và phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Phân loại chính sách thương mại
Theo phạm vi tác động
+ Chính sách thương mại nội địa ,
+ chính sách thương mại quốc tế
Theo đối tượng tác động chính sách
+ Chính sách đối với thương nhân
+ Chính sách đặc thù đối với một số sản phẩm khu vực đặc biệt
Theo cơ chế quản lý
+ chính sách bảo hộ mậu dịch
+ Chính sách tự do hóa thương mại
- Theo nội dung của chính sách thương mại
+ Chính sách thị trường
+ Chính sách thị trường
+ Chính sách mặt hàng
+ Chính sách phát triển hạ tầng và công nghệ
+ Chính sách phát triển các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh
Tầm quan trọng của chính sách thương mại
Chính sách thương mại có vai trò hết sức quan trọng, cụ thể là:
- Chính sách thương mại góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế có hiệu quả. Chính sách thương mại tích cực là một tác nhân gắn sản xuất với thị trường, gắn sản xuất trong nước với thị trường thế giới, dẫn dắt sản xuất đi theo tín hiệu của thị trường từ đó thúc đẩy sự phân bố và sử dụng nguồn lực một cách hợp lý, hình thành cơ cấu kinh tế có hiệu quả.
- Chính sách thương mại là một nhân tố quan trọng trong việc khai thác tiềm năng và lợi thế so sánh của từng vùng, từng địa phương và của cả nước để phát triển sản xuất, mở rộng thị trường trong nước và tham gia vào thị trường thế giới.
- Chính sách thương mại là công cụ hữu hiệu để Nhà nước thực hiện cân bằng cán cân thanh toán quốc tế, tăng cường thu hút vốn đầu tư để phát triển kinh tế.
- Chính sách thương mại phù hợp sẽ có tác dụng khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư tiến bộ khoa và công nghệ vào sản xuất để nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa sản xuất trong nước đối với các hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài.
-Chính sách thương mại còn góp phần mở rộng quan hệ hữu nghị, hợp tác với các nước, nân cao vị thế nước ta trên thế giới, góp phần củng cố hòa bình hữu nghị giữa các dân tộc…
Dịch vụ phân phối có yếu tố nước ngoài ở Việt nam
1.2.1 Dịch vụ phân phối
Theo phân loại của WTO, Việt Nam cam kết mở cửa các dịch vụ phân phối sau:
- Dịch vụ đại lý hoa hồng;
- Dịch vụ bán buôn;
- Dịch vụ bán lẻ;
- Dịch vụ nhượng quyền thương mại (dịch vụ này thực chất là một thỏa thuận theo đó một nhà phân phối được phép sử dụng một hình thức bán lẻ hoặc một thương hiệu nhất định).
1.2.2 Dịch vụ phân phối có yếu tố nước ngoài
Đối với các sản phẩm mà Việt Nam đã cam kết mở cửa Kể từ ngày gia nhập (11 tháng 1 năm 2007), các nhà phân phối có vốn đầu tư nước ngoài được quyền phân phối tất cả các sản phẩm sản xuất tại Việt Nam và các sản phẩm nhập khẩu hợp pháp vào Việt Nam, ngoại trừ xi măng và clinke; lốp (trừ lốp máy bay); giấy; máy kéo; phương tiện cơ giới; ô tô con và xe máy; sắt thép; thiết bị nghe nhìn; rượu và phân bón.
Từ ngày 1 tháng 1 năm 2009, các nhà phân phối có vốn đầu tư nước ngoài sẽ được phân phối (thông qua dịch vụ đại lý hoa hồng, bán buôn và bán lẻ) máy kéo, phương tiện cơ giới, ô tô con và xe máy.
Kể từ ngày 11/1/2010, các nhà phân phối có vốn đầu tư nước ngoài sẽ được phân phối tất cả các sản phẩm sản xuất tại Việt Nam và nhập khẩu hợp pháp vào Việt Nam.
Ngoài ra, ta cũng cho phép việc bán hàng qua mạng từ nước ngoài vào Việt Nam, việc bán hàng này liên quan tới việc phân phối qua phương thức 1 (cung cấp qua biên giới). Việc phân phối qua phương thức này có thể được thực hiện dưới dạng mua, bán hàng hóa qua mạng hoặc đặt hàng qua thư. Tuy nhiên, đối với phương thức này, ta chỉ cam kết cho phép các nhà phân phối nước ngoài được bán các loại hàng hoá sau:
- Các sản phẩm phục vụ nhu cầu cá nhân;
- Các chương trình phần mềm máy tính hợp pháp phục vụ nhu cầu cá nhân hoặc vì mục đích thương mại.
Đối với các sản phẩm khác, việc bán hàng qua mạng sẽ tuân thủ các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam.
Cam kết của ta trong WTO là phù hợp với định hướng phát triển ngành phân phối và thậm chí còn chặt hơn thực tiễn mở cửa ngành dịch vụ này ở trong nước. Trước khi gia nhập WTO, trên thực tế ta đã cho phép các doanh nghiệp phân phối nước ngoài được thiết lập liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam. Ta đã cho phép một số tập đoàn phân phối lớn thành lập siêu thị 100% vốn nước ngoài và mở hàng loạt các siêu thị tại các tỉnh, thành phố ở Việt Nam. Tới cuối năm 2006 trên thị trường Việt Nam đã xuất hiện nhiều tập đoàn phân phối lớn của thế giới như: Metro Cash & Carry (Đức) với 6 siêu thị hoạt động tại TP.HCM, Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ. BigC có các siêu thị đang hoạt động tại TP.HCM, Hà Nội và Hải Phòng. Tập đoàn bán lẻ Parkson (Malaysia) ở TP.HCM. Bên cạnh đó, Tập đoàn Dairy Farm (Singapore) cũng nộp đơn xin thành lập công ty 100% vốn nước ngoài, Lotte (Hàn Quốc) cũng vào VN thông qua hình thức liên doanh.
1.2.3 Quản lý dịch vụ phân phối có vốn nước ngoài:
Ta đã xây dựng quy định riêng trong lĩnh vực phân phối, đặc biệt chú ý đến bán lẻ và quy hoạch bán lẻ để tạo khung pháp lý cần thiết, đảm bảo cạnh tranh lành mạnh và tạo cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển kinh doanh trong lĩnh vực này.
Khi ta gia nhập WTO, các doanh nghiệp phân phối có vốn đầu tư nước ngoài đã được cấp phép trước đó (kể cả các doanh nghiệp, siêu thị 100% vốn đầu tư nước ngoài) sẽ tiếp tục được hoạt động với các điều kiện như đã quy định trong giấy phép. Tuy nhiên, các doanh nghiệp thành lập sau khi Việt Nam gia nhập WTO sẽ phải tuân thủ các cam kết trong WTO đối với dịch vụ phân phối.
Về diện mặt hàng, Việt Nam mở cửa các dịch vụ phân phối cho tất cả các sản phẩm nhập khẩu hợp pháp vào Việt Nam, trừ các mặt hàng sau đây:
- Thuốc lá và xì gà;
- Sách, báo và tạp chí, vật phẩm đã ghi hình;
- Kim loại quý và đá quý;
- Dược phẩm;
- Thuốc nổ;
- Dầu thô và dầu đã qua chế biến;
- Gạo, đường mía và đường củ cải.
Đối với các sản phẩm trên, Việt Nam có thể dành quyền phân phối cho các doanh nghiệp trong nước, tức là các doanh nghiệp phân phối có vốn đầu tư nước ngoài (được thành lập sau khi Việt Nam gia nhập WTO) có thể sẽ không được quyền phân phối các sản phẩm này. Phạm vi chính xác (theo mã phân loại HS của biểu thuế quan) của các mặt hàng này được quy định tại Quyết định 10/2007/QĐ-BTM của Bộ Thương mại.
1.2.4 Thực trạng Việt Nam
Sau hơn 3 năm gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO, Việt Nam đã có nhiều chuyển biến mạnh mẽ trong lĩnh vực phân phối nói chung và lĩnh vực bán lẻ nói riêng. Tuy là một thị trường quy mô nhỏ nhưng lại có tốc độ phát triển nhanh, tiềm năng lớn, chính trị ổn định, cơ cấu dân số trẻ, Việt Nam có sức hấp dẫn mạnh mẽ đối với các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài. Đến hết năm 2009, Việt Nam có 446 siêu thị (tăng 62 siêu thị so với năm 2008) trong đó doanh nghiệp FDI có 21 siêu thị, doanh nghiệp trong nước có 425 siêu thị (Doanh thu FDI bán lẻ chỉ chiếm 4-5% doanh thu bản lẻ toàn quốc). Nhiều tập đoàn bán lẻ hàng đầu của nước ngoài như Metro Cash & Carry (Đức), Big C của Bourbon (Pháp), Parkson thuộc tập đoàn Lion (Malaysia), Diamond Plaza (Hàn Quốc), Lotte (Hàn Quốc)... đã có mặt ở nước ta. Mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và dịch vụ của Việt Nam liên tục tăng cao qua các thời kỳ: 1996-2000: 10,75%/năm, 2001-2005: 18,3%, 2006-2008: 25%. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ xã hội 6 tháng đầu năm 2010 đạt 747,4 nghìn tỷ đồng, tăng 26,7% so với cùng kỳ năm 2009. Đồng thời, Việt Nam liên tục được xếp thứ hạng cao về chỉ số phát triển kinh doanh bán lẻ (GRDI). Theo A.T. Kearney (hãng tư vấn Mỹ), năm 2007 Việt Nam xếp thứ 4/7 nước có thị trường bán lẻ hấp dẫn nhất thế giới, năm 2008 vượt lên đứng đầu.
Các cam kết hội nhập quốc tế
Phạm vi sản phẩm thuộc quyền phân phối
Các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài không được phép phân phối một số loại sản phẩm tại Việt Nam. Những sản phẩm này có thể phân thành 2 nhóm: sản phẩm hạn chế dài hạn (with long-term restrictions) và sản phẩm hạn chế theo từng giai đoạn (with phased-in restrictions).Danh sách các sản phẩm hạn chế dài hạn nêu chi tiết tại phần cam kết nền (horizontal) của biểu cam kết dịch vụ phân phối với tên gọi “các biện pháp áp dụng đối với mọi phân ngành trong lĩnh vực dịch vụ phân phối”, trong đó bao gồm thuốc lá và xì gà, sách, báo và tạp chí, vật phẩm đã ghi hình, kim loại quý và đá quý, dược phẩm, thuốc nổ, dầu thô và dầu đã qua chế biến, gạo, đường mía và đường củ cải. Đây là những sản phẩm nhạy cảm mà Chính phủ không muốn cho phép nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài phân phối tại Việt Nam.
Nhà phân phối nước ngoài cũng không được phép làm đại lý hoa hồng, nhà bán buôn, bán lẻ hoặc bên nhượng quyền cho tất cả những sản phẩm này. Ngoài ra, họ không được phép bán những sản phẩm này ở cơ sở bán lẻ tại Việt Nam, chẳng hạn như liên doanh hoặc doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài, và không được phân phối những sản phẩm này trực tuyến hoặc bằng bất kỳ hình thức thương mại điện tử nào khác. Danh sách các sản phẩm hạn chế theo từng giai đoạn được nêu cụ thể ở cột tiếp cận thị trường mà theo đó, nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài, cụ thể là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không được phép phân phối tại Việt Nam trong một giai đoạn nhất định kể từ ngày Việt Nam gia nhập WTO. Danh sách này bao gồm xi măng và clinke; lốp (trừ lốp máy bay); giấy; máy kéo; phương tiện cơ giới; ôtô con và xe máy; sắt thép; thiết bị nghe nhìn; rượu; và phân bón. Tuy nhiên, đến năm 2010 danh sách này sẽ bị bãi bỏ và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sẽ được phép phân phối tất cả các loại sản phẩm được sản xuất ở Việt Nam và nhập khẩu vào Việt Nam (trừ các loại sản phẩm hạn chế dài hạn). Điều cần lưu ý là danh sách này không áp dụng đối với dịch vụ nhượng quyền, nghĩa là nhà phân phối nước ngoài có thể cung cấp dịch vụ nhượng quyền đối với tất cả các sản phẩm hạn chế theo từng giai đoạn.
Phân phối trực tuyến và bằng hình thức thương mại điện tử khác (Phương thức 1)
Việt Nam không cho phép mua bán hàng hóa trực tuyến hoặc bằng bất kỳ hình thức thương mại điện tử nào khác, ngoại trừ phân phối bằng phương thức điện tử phục vụ nhu cầu sử dụng cá nhân hoặc phân phối bằng phương thức điện tử đối với các phần mềm máy tính hợp pháp phục vụ nhu cầu sử dụng cá nhân và vì mục đích thương mại. Điều này nghĩa là các tổ chức, cá nhân tại Việt Nam có thể mua mọi loại sản phẩm (trừ các sản phẩm hạn chế dài hạn) trực tuyến hoặc bằng bất kỳ hình thức thương mại điện tử nào khác phục vụ nhu cầu sử dụng cá nhân chứ không phải vì mục đích thương mại. Đối với phần mềm máy tính hợp pháp, họ được phép phân phối để tự sử dụng hoặc vì mục đích thương mại.
Sở hữu vốn của nước ngoài trong dịch vụ phân phối
Các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài được phép thành lập liên doanh với vốn góp không quá 49% ngay khi Việt Nam gia nhập WTO, tức là năm 2007. Kể từ ngày 1/1/2008, mức trần 49% về vốn góp bị bãi bỏ, nghĩa là phần vốn góp của nước ngoài có thể lên tới 99,99%. Kể từ ngày 1/1/2009, doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài được phép thành lập.
Kiểm tra nhu cầu kinh tế (ENT)
Các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài chỉ được phép thành lập một cơ sở bán lẻ tại Việt Nam. Việc lập cơ sở bán lẻ thứ hai phải được sự phê duyệt của các cơ quan hữu quan trên cơ sở kiểm tra nhu cầu kinh tế (ENT). Các tiêu chí phê duyệt bao gồm nhưng không hạn chế ở số lượng nhà cung cấp dịch vụ đang hiện diện trong một khu vực địa lý, sự ổn định của thị trường và quy mô địa lý. Điều quan trọng cần lưu ý là các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài nghĩa là các doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài, các liên doanh giữa nhà đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp trong nước, và các doanh nghiệp Việt Nam có góp vốn của các cổ đông nước ngoài. Trong một số trường hợp các doanh nghiệp 100% vốn trong nước được coi là doanh nghiệp cung cấp dịch vụ nước ngoài nếu bán cổ phần hoặc cổ phiếu cho nhà đầu tư nước ngoài. Khi đó họ sẽ là đối tượng của việc kiểm tra nhu cầu kinh tế mặc dù họ không phải là đối tượng của biện pháp này trước khi bán cổ phiếu cho nhà đầu tư nước ngoài.
Cuối năm 2007, nước ta chính thức trở thành thành viên WTO. Các cam kết WTO của Việt Nam, tương tự như cam kết của các nước mới gia nhập khác, nhằm xóa bỏ sự phân biệt đối xử giữa hàng nội địa và nhập khẩu hoặc giữa đầu tư trong và ngoài nước và minh bạch hóa.
Các lĩnh vực quan trọng nhất mà Việt Nam đã có cam kết gồm mở cửa thị trường thông qua cắt giảm các hàng rào thuế quan; chính sách giá cả minh bạch, không phân biệt đối xử và phù hợp với các quy định của WTO; giảm hoặc điều chỉnh lại thuế xuất khẩu đối với một số hàng hóa; không áp dụng trợ cấp xuất khẩu đối với nông sản từ thời điểm gia nhập; duy trì hỗ trợ nông nghiệp trong nước ở mức không quá 10% giá trị sản lượng; bãi bỏ hoàn toàn các loại trợ cấp công nghiệp bị cấm từ thời điểm gia nhập; các ưu đãi đầu tư đã cấp trước ngày gia nhập WTO sẽ được bảo lưu trong 5 năm (trừ các ưu đãi xuất khẩu đối với ngành dệt may); tuân thủ Hiệp định về Các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại (TRIM) của WTO từ thời điểm gia nhập; áp dụng các loại phí và lệ phí theo quy định của WTO; tuân thủ Hiệp định về xác định trị giá tính thuế hải quan của WTO ngay từ khi gia nhập; tuân thủ Hiệp định về kiểm tra trước khi giao hàng cũng như các Hiệp định có liên quan khác của WTO; duy trì hệ thống thủ tục hải quan thống nhất, minh bạch, đơn giản và phù hợp với chuẩn mực quốc tế; các DNNN sẽ hoàn toàn hoạt động theo tiêu chí thương mại, Nhà nước không can thiệp trực tiếp hay gián tiếp vào hoạt động của DNNN; chấp nhận điều khoản về nền kinh tế phi thị trường trong thời gian tối đa là 12 năm; tham gia vào một số Hiệp định tự do hóa theo ngành; cam kết mở cửa thị trường dịch vụ tài chính, dịch vụ bảo hiểm, dịch vụ kế toán, kiểm toán, dịch vụ thuế.
Các cơ hội thuận lợi chủ yếu là:
- Thứ nhất, có thể tiếp cận được những thị trường rộng lớn hơn với những ưu đãi thương mại (giảm thuế quan và phi thuế, quy chế MFN, NT, GSP…) để tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ và cung ứng được nguồn nguyên,nhiên liệu, thiết bị với giá cạnh tranh;
- Thứ hai, cơ hội tiếp thu công nghệ mới, phương thức quản lý tiên tiến để nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh;
- Thứ ba, cơ hội cho việc phát triển quan hệ đối tác với nước ngoài;
- Thứ tư, khả năng tiếp cận tốt hơn các nguồn tài chính, tín dụng đa dạng cả ở trong lẫn ngoài nước để tăng đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh;
- Thứ năm, thông qua cọ xát, cạnh tranh, học hỏi và tích luỹ kinh nghiệm, tri thức, rèn luyện nâng cao trình độ, năng lực của đội ngũ nhân lực;
- Thứ sáu, nhìn chung các doanh nghiệp được hưởng nhiều lợi ích quan trọng từ quá trình tự do hoá và cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh theo hướng thuận lợi và cạnh tranh bình đẳng hơn.
Các thách thức/rủi ro chính bao gồm:
- Thứ nhất, nguy cơ phá sản hoặc chuyển đổi sản xuất kinh doanh do năng lực cạnh tranh kém. Nhiều doanh nghiệp của ta phải đối mặt với thách thức nghiêm trọng này, bởi vì phải cạnh tranh trong điều kiện rất khó khăn cả từ phía bản thân các doanh nghiệp (quy mô nhỏ, thiếu vốn, công nghệ lạc hậu, quản lý kém, hàng hoá sản phẩm thiếu sức cạnh tranh…) lẫn từ phía nhà nước (môi trường chính sách vĩ mô, hệ thống luật pháp, việc thực thi và năng lực của đội ngũ cán bộ còn nhiều bất cập).
- Thứ hai, phải chịu nhiều phí tổn hơn về giao dịch, tư vấn, tiếp thị, quảng cáo, đào tạo…
- Thứ ba, có nhiều rủi ro khi hoạt động trên thị trường nước ngoài, nhất là trong điều kiện không hiểu rõ chính sách, luật lệ, thủ tục và cách thức làm ăn tại thị trường đó và các đối tác nước ngoài (khả năng bị lừa đảo, xử bất lợi trong các vụ tranh chấp…).
Tóm lại, HNKTQT là cần thiết và tất yếu để phát triển trong một thế giới toàn cầu hoá. Đây là một quá trình đan xen của những cơ hội và thách thức. Các doanh nghiệp cần nhận thức rõ về quá trình này, nắm bắt kỹ các cam kết và lộ trình hội nhập của ta để chuẩn bị vào cuộc một cách chủ động
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG
2.1 Quá trình hội nhập thương mại, quản lý dịch vụ phân phối có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam
2.1.2 Quá trình hội nhập thương mại
Hoạt động của các doanh nghiệp trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế (HNKTQT) luôn luôn là một chủ đề nóng hổi bởi vì trước hết các doanh nghiệp là nền tảng của nền kinh tế quốc gia và tiến trình HNKTQT trực tiếp tác động đến hoạt động của các doanh nghiệp. Việc nắm vững các cam kết hội nhập hiện nay của ta và nhìn thấy trước triển vọng của tiến trình này trong tương lai có ý nghĩa quan trọng đối với các doanh nghiệp, bởi vì nó là cơ sở để các doanh nghiệp định hướng chiến lược phát triển và kế hoạch hoạt động phù hợp với tình hình đan xen giữa những cơ hội và thách thức, đặc biệt là sự cạnh canh ngày càng tăng từ nhiều phía và ngay cả trên thị trường trong nước.
Có thể nói HNKTQT của Việt Nam thực sự bắt đầu cùng với sự nghiệp đổi mới được Đại hội Đảng lần thứ 6 khởi xướng. Đây là quá trình từng bước tiến hành tự do hoá các hoạt động kinh tế, mở cửa thị trường và tham gia vào các tổ chức/thể chế kinh tế khu vực và thế giới. Điều này có nghĩa là chúng ta từng bước tháo gỡ những trói buộc và cản trở đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh, xây dựng cơ chế kinh tế mới dựa trên những nguyên tắc của thị trường có định hướng XHCN, mở cửa và tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài vào làm ăn, giảm và đi đến xoá bỏ các hàng rào thuế quan và phi quan thuế và các rào cản khác để việc trao đổi hàng hoá, dịch vụ, vốn, công nghệ, nhân công… giữa Việt Nam và các nước được dễ dàng, phù hợp với những quy định của các tổ chức/thể chế kinh tế khu vực và thế giới mà Việt Nam tham gia.
Đồng thời việc đổi mới kinh tế trong nước, mở rộng và phát triển quan hệ kinh tế-thương mại với các nước (đến nay, nước ta đã ký kết trên 70 hiệp định thương mại song phương, trong đó đáng chú ý nhất và toàn diện nhất là Hiệp định Thương mại Việt-Mỹ ký năm 2001), Việt Nam đã lần lượt tham gia vào nhiều tổ chức kinh tế, thương mại quốc tế.
- Bước phát triển có tính đột phá của quá trình này là việc chúng ta chính thức gia nhập ASEAN ngày 25/7/1995 và tham gia Khu vực Thương mại Tự do ASEAN (AFTA) từ 1/1/1996. Từ đó đến nay, Việt Nam cũng lần lượt cùng các nước ASEAN tham gia vào các cơ chế liên kết ASEAN trong các lĩnh vực dịch vụ, đầu tư, sở hữu trí tuệ, công nghệ thông tin…
- Tháng 11/1998, Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Diễn đàn Hợp tác kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương (APEC) – khối kinh tế khu vực lớn nhất thế giới, chiếm hơn 80% kim ngạch buôn bán, gần 2/3 đầu tư và hơn 50% viện trợ nước ngoài (ODA) của Việt Nam.
- Tháng 12/1994, Việt Nam gửi đơn xin gia nhập tổ chức Hiệp định chung về Thương mại và Thuế quan (GATT), tiền thân của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và năm 1995 đã chính thức xin gia nhập WTO- một tổ chức thương mại toàn cầu với 145 thành viên, hiện kiểm soát trên 90% tổng giá trị giao dịch thương mại của thế giới. Cho đến nay, ta đã tiến hành nhiều bước chuẩn bị theo yêu cầu của WTO, họp 5 phiên với Nhóm Công tác về việc Việt Nam gia nhập WTO, hoàn thành giai đoạn diễn giải, minh bạch hoá chế độ thương mại của ta. Chúng ta đã chuyển Ban thư ký WTO bản chào ban đầu về thuế quan và dịch vụ và bắt đầu tiến hành giai đoạn đàm phán thực chất về mở cửa thị trường với các nước thành viên WTO.
- Từ đầu năm 2002, chúng ta cùng các nước ASEAN tiến hành đàm phán với Trung Quốc về thành lập Khu vực mậu dịch tự do ASEAN-Trung Quốc. Đầu tháng 11/2002 vừa qua, các nước ASEAN và Trung Quốc đã ký kết Hiệp định khung về Hợp tác kinh tế hai bên, trong đó quy định những nguyên tác cơ bản của Khu vực mậu dịch tự do ASEAN-Trung Quốc sẽ hoàn thành vào năm 2010 đối với Trung quốc và ASEAN-6, năm 2015 đối với ASEAN-4. Bắt đầu từ năm 2003, hai bên sẽ đàm phán cụ thể hoá các nguyên tắc trên thành các quy định để thực hiện Khu vực mậu dịch tự do này.
- Tháng 9/2002, tại Brunei, các nước ASEAN và CER (úc và Niudilân) đã ký Tuyên bố chung thiết lập Đối tác kinh tế gần gũi (CEP) giữa hai bên. Các nhà đàm phán của các nước ASEAN và CER sẽ tiếp tục đàm phán cụ thể hoá các cam kết của đối tác kinh tế gần gũi này trong thời gian tới.
- Với Nhật, tại Hội nghị cấp cao ASEAN-Nhật ở Cămpuchia đầu tháng 11/2002, các nhà lãnh đạo ASEAN và Nhật đã nhất trí thiết lập Đối tác kinh tế toàn diện, trong đó bao gồm cả một Khu vực mậu dịch tự do ASEAN-Nhật, dự kiến sẽ được thành lập sớm, có thể là trước cả Khu vực mậu dịch tự do ASEAN-Trung Quốc.
- Với Mỹ, vừa qua tại Hội nghị cấp cao APEC ở Mêhicô (tháng 10/2002), Tổng thống Mỹ đã đưa ra “Sáng kiến vì sự năng động ASEAN” nhằm thắt chặt quan hệ hợp tác giữa Mỹ và ASEAN thông qua việc từng bước ký các hiệp định thương mại tự do song phương với từng nước ASEAN.
- Bên cạnh việc tham gia liên kết kinh tế song phương và đa phương như đã nêu trên, trong những năm qua, Việt Nam cũng đồng thời tham gia vào các liên kết kinh tế tiểu vùng như Lưu vực Mêkông mở rộng (GMS), Hành lang Đông Tây (WEC), Tam giác phát triển Việt Nam-Lào-Cămpuchia…
Như vậy, HNKTQT của Việt Nam là một tiến trình từng bước từ thấp đến cao diễn ra trên cả phương diện đơn phương, song phương và đa phương, lồng gép các phạm vi tiểu vùng, khu vực, liên khu vực và toàn cầu, diễn ra trên hầu hết các lĩnh vực gồm hàng hoá, dịch vụ, đầu tư, sở hữu trí tuệ…
2.1.2 Quá trình quản lý dịch vụ phân phối có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam
Kể từ khi Việt Nam chính thức gia nhập WTO đầu năm 2007, Chính phủ Việt Nam đã ban hành một số các văn bản pháp lý mới về dịch vụ phân phối để thực hiện các cam kết WTO, cụ thể là:
Nghị định 23/2007/NĐ-CP ngày 12/2/2007 quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hoá và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hoá của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Nghị định cũng đề ra các điều kiện để các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam (FDI) được cấp giấy phép kinh doanh mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan tại Việt Nam. Ngoài ra, Nghị định cũng quy định rõ thẩm quyền cấp giấy phép kinh doanh và các thủ tục xin cấp phép liên quan.
Quyết định 10/2007/QĐ-BTM ngày 21/5/2007 công bố lộ trình thực hiện các cam kết WTO về hoạt động mua bán hàng hoá và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hoá.
Quyết định này đơn giản chỉ khẳng định các cam kết của Việt Nam về quyền thương mại, dịch vụ phân phối và một số dịch vụ kinh doanh khác như quảng cáo, kiểm tra thương mại.
Thông tư 09/2007/TT-BTM ngày 17/7/2007 hướng dẫn thực hiện Nghị định 23/NĐ-CP. Thông tư khẳng định thương nhân nước ngoài có quyền đầu tư để thực hiện hoạt động liên quan đến mua bán hàng hoá và chỉ rõ mối quan hệ giữa các văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động này.
Thông tư nêu rõ các nhà đầu tư nước ngoài hoặc doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đáp ứng các điều kiện quy định tại Nghị định 23/2007/NĐ-CP có quyền đầu tư để thực hiện hoạt động mua bán hàng hoá và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hoá theo các hình thức và lộ trình quy định tại Quyết định 10/QĐ-BTM.
Thông tư 05/2008/TT-BCT ngày 14/4/2008 sửa đổi và bổ sung Thông tư 09/2007/TT-BTM của Bộ Thương mại. Thông tư này sửa đổi, bổ sung một số Khoản của Thông tư 09 như quyền nhập khẩu hàng hóa, sửa đổi và bổ sung giấy phép lập cơ sở bán lẻ và cơ chế báo cáo.
2.2 Cơ chế chính sách quản lý nhà nước về thương mại của nước ta hiện nay.
Sau hơn ba năm nước ta gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và hơn một năm mở cửa hoàn toàn thị trường bán lẻ, lĩnh vực phân phối nói chung và lĩnh vực bán lẻ nói riêng đã và đang có những bước chuyển mình mạnh mẽ.
Dịch vụ phân phối ở Việt Nam đã có đủ loại các loại hình: bán buôn, bán lẻ, đại lý và nhượng quyền với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế: Nhà nước, tập thể, tư nhân và đầu tư nước ngoài (50 tập đoàn và công ty phân phối lớn đã có mặt tại Việt Nam). Hệ thống phân phối hiện đại chiếm 19,4%, tuy còn thấp hơn các nước trong khu vực nhưng chiếm tỷ trọng cao nhất và có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong số các mô hình phân phối ở Việt Nam.
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của thị trường phân phối, chính phủ Việt Nam đã sửa đổi và ban hành mới nhiều chính sách và hệ thống văn bản quy phạm pháp luật để điều chỉnh ngành dịch vụ phân phối.
Theo số liệu thống kê tại thời điểm cuối năm 2006 thì hàng hoá đến người tiêu dùng chủ yếu vẫn qua hệ thống chợ (khoảng 40%) và qua hệ thống các cửa hàng bán lẻ độc lập, cửa hàng truyền thống (khoảng 44%), qua hệ thống phân phối hiện đại mới chỉ chiếm khoảng 10%, 6% là do nhà sản xuất trực tiếp bán thẳng.
Theo số liệu thống kê, đến hết năm 2009, Việt Nam có 446 siêu thị (tăng 62 siêu thị so với năm 2008) trong đó doanh nghiệp FDI có 31 siêu thị, doanh nghi
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- quan_ly_nha_nuoc_ve_thuong_mai.doc