Đô la hóa (dollarization) là việc sử dụng một ngoại tệ để thực hiện một số hay tất cả các chức năng của tiền tệ, quá trình một nước bỏ hoàn toàn đồng nội tệ và thay vào đó sử dụng đồng tiền của nước khác ổn định hơn làm phương tiện thanh toán. Nói cách khác, đô la hóa xảy ra khi dân chúng trong một nước sử dụng rộng rãi ngoại tệ, song song hoặc thay thế cho đồng tiền nội tệ của mình. Tuy khái niệm này được gắn liền với đồng đô la Mỹ, việc chuyển đổi ra bất kỳ ngoại tệ có tính ổn định nào khác, ví dụ như đồng Euro Châu Âu, đồng Yên Nhật, đồng Mác Đức - đều thường được gọi là đô la hóa
21 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1261 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Đề tài Hiện tượng đô la hóa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần I :
TỔNG QUAN VỀ HIỆN TƯỢNG ĐÔ LA HÓA
I. KHÁI NIỆM
Đô la hóa (dollarization) là việc sử dụng một ngoại tệ để thực hiện một số hay tất cả các chức năng của tiền tệ, quá trình một nước bỏ hoàn toàn đồng nội tệ và thay vào đó sử dụng đồng tiền của nước khác ổn định hơn làm phương tiện thanh toán. Nói cách khác, đô la hóa xảy ra khi dân chúng trong một nước sử dụng rộng rãi ngoại tệ, song song hoặc thay thế cho đồng tiền nội tệ của mình. Tuy khái niệm này được gắn liền với đồng đô la Mỹ, việc chuyển đổi ra bất kỳ ngoại tệ có tính ổn định nào khác, ví dụ như đồng Euro Châu Âu, đồng Yên Nhật, đồng Mác Đức - đều thường được gọi là đô la hóa
II. CÁC HÌNH THỨC ĐÔ LA HÓA:
Ngày nay, đô la hóa là hiện tượng khá phổ biến, đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Theo tiêu chí của IMF đưa ra, một nền kinh tế được coi là có tình trạng đô la hóa cao khi mà tỷ trọng tiền gửi bằng ngoại tệ chiếm từ 30% trở lên trong tổng khối tiền tệ mở rộng (M2); bao gồm: tiền mặt trong lưu thông, tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, và tiền gửi ngoại tệ. Theo đánh giá của IMF năm 1998 trường hợp đô la hóa cao có 19 nước, trường hợp đô la hóa cao vừa phải với tỷ lệ tiền gửi ngoại tệ/M2 khoảng 16,4% có 35 nước; trong số đó có Việt Nam. Tính đến đầu năm 2000 đã có trên 60 nước thực hiện đô la hóa (chính thức hoặc không chính thức) dù mức độ của mỗi nước là có khác nhau. Căn cứ vào hình thức và mức độ đô la hóa, người ta chia ra làm ba loại : không chính thức, bán chính thức và chính thức.
1. Đô la hóa không chính thức (đồng tiền thay thế) :
Đô la hóa không chính thức xảy ra khi giá trị của đồng nội tệ dao động quá nhiều vì vậy đồng đô la được sử dụng để giao dịch mua bán, tiết kiệm cá nhân và khi vay tiền vì nó đáng tin hơn. Do đó người dân cất trữ phần lớn tài sản của mình bằng ngoại tệ ngay cả khi ngoại tệ đó không phải là đồng tiền pháp định của nước mình. Trên thực tế, ở rất nhiều nước, đô la hóa không chính thức mặc nhiên tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau bất chấp các quy định của luật pháp. Ở một số nước thì việc cất trữ tài sản nước ngoài là hợp pháp nhưng một số nước khác thì không cho phép dân chúng nắm giữ các tài sản nước ngoài, chẳng hạn cấm mở tài khoản bằng ngoại tệ ở nước ngoài. Thuật ngữ đô la hóa không chính thức được dùng bao gồm cho cả hai trường hợp, hợp pháp lẫn bất hợp pháp.
Hình thức đơn giản nhất của đô la hóa không chính thức là việc dân chúng có thể gửi tiền ở ngân hàng bằng ngoại tệ hoặc cất trữ đô la tiền mặt nhưng vẫn tiếp tục dùng đồng tiền nội tệ trong hoạt động mua bán hàng ngày. Giai đoạn này thường được gọi là “thay thế tài sản” bởi vì hành động này của dân chúng là nhắm đến việc bảo đảm an toàn tài sản của mình khi có lạm phát xảy ra với đồng tiền trong nước. Ở giai đoạn cao hơn, thường được gọi là “thay thế tiền tệ” đó là lúc người ta dùng đô la trong các giao dịch có giá trị lớn như mua xe, mua nhà và sử dụng đô la mặt như một phương tiện thanh toán và phương tiện cất trữ. Chỉ những giao dịch thông dụng, có giá trị nhỏ như tiền điện, nước, mua sắm các vật dụng hàng ngày hoặc những giao dịch mà chính phủ bắt buộc như nộp thuế, chi trả tiền lương mới sử dụng bằng nội tệ. Giai đoạn cuối của tiến trình đô la hóa không chính thức là lúc dân chúng thường suy nghĩ và tính toán theo đô la, giá của đồng tiền trong nước luôn được quy ra theo đô la.
Như vậy, nhìn chung đô la hóa không chính thức là việc dân chúng cất giữ các tài sản dưới những hình thức sau :
Chứng khóan nước ngoài hoặc bất kỳ tài sản nào khác (không phải là tiền tệ) của nước ngoài.
Tiền gửi bằng ngoại tệ ở nước ngoài.
Tiền gửi bằng ngoại tệ ở ngân hàng trong nước.
Ngoại tệ mặt.
Việc đo lường mức độ đô la hóa không chính thức rất khó khăn vì người ta không thể thống kê chính xác được lượng đô la mặt mà dân chúng nắm giữ, số dư tiền gửi bằng ngoại tệ ở trong nước và nước ngoài, giá trị của các tài sản nước ngoài do dân chúng nắm giữ do đó người ta chỉ có thể ước đoán mức độ lưu hành của đồng đô la Mỹ và một số tiền tệ khác để đưa ra hình ảnh sơ bộ về sự phổ biến của việc đô la hóa không chính thức. Theo tính toán của Cục dự trữ liên bang Mỹ thì người nước ngoài hiện đang nắm giữ khoảng 300 tỉ đô la mặt tức là chiếm khoảng 55%-70% trong tổng số hơn 480 tỉ đô la giấy đang được lưu hành.
Hầu hết các nghiên cứu về đô la hóa được tập trung vào đô la hóa không chính thức bởi vì lợi ích và thiệt hại từ việc đô la hóa không chính thức là không rõ ràng, rất khó tính toán và rất khác nhau tùy thuộc vào đặc thù của từng nước.
Về ưu điểm, đô la hóa không chính thức sẽ giúp chống được hiện tượng lạm phát đối với đồng nội tệ đồng thời góp phần làm cho hệ thống ngân hàng hoạt động bền vững hơn. Khi chính phủ cho phép ngân hàng trong nước nhận tiền gửi bằng ngoại tệ sẽ góp phần hạn chế được hiện tượng dân chúng đem tiền gửi ở nước ngoài và do vậy sẽ ít có nguy cơ dân chúng đổ xô đến ngân hàng rút tiền khi đồng nội tệ mất giá.
Tuy nhiên, điều này sẽ dẫn đến bất lợi là rất dễ tạo nên tình trạng đồng nội tệ mất giá đột ngột khi dân chúng đồng loạt quay sang dùng ngoại tệ và điều này cũng sẽ gây khó khăn cho ngân hàng trung ương trong việc điều hành chính sách tiền tệ của mình.
2. Đô la hóa bán chính thức
Đô la hóa bán chính thức xảy ra khi một nước sử dụng đồng ngoại tệ như là đồng tiền pháp định nhưng đóng vai trò thứ hai sau đồng nội tệ trong việc chi trả tiền lương, thuế và các chi tiêu hàng ngày như tiền đi chợ, tiền điện, nước .v.v.v. Không giống như các nước thực hiện đô la hóa chính thức, những nước có đô la hóa bán chính thức vẫn giữ một ngân hàng trung ương trong nước hoặc một hệ thống tiền tệ khác và có một khu vực riêng để thực hiện chính sách tiền tệ của mình. Có hơn 12 quốc gia có hiện tượng này, tiêu biểu như: Brunei, Tajikistan, Liberia, Lào, Campuchia...
3. Đô la hóa chính thức:
Đô la hóa chính thức (hay còn gọi là đô la hóa hoàn toàn) xảy ra khi đồng ngoại tệ là đồng tiền hợp pháp duy nhất được lưu hành Quá trình này diễn ra khi chính phủ của một nước không phát hành nội tệ mà thay vào đó sử dụng đô la Mỹ hoặc một ngoại tệ khác như một tiền tệ chính thức (một số ít các nước đô la hóa chính thức có phát hành tiền xu nhưng vì tiền xu có mệnh giá thấp và thường là một phần phụ trong cung tiền tệ nên có không ảnh hưởng đến đô la hóa). Như vậy, ở những nước này, ngoại tệ không chỉ sử dụng trong trao đổi mua bán giữa các cá nhân mà còn là phương tiện thanh toán của chính phủ. Thông thường các nước chỉ áp dụng đô la hóa chính thức sau khi đã thất bại trong việc thực thi các chương trình ổn định kinh tế.
Khi một nước thực hiện đô la hóa chính thức thì mặc nhiên nó sẽ trở thành một bộ phận trong khu vực tiền tệ thống nhất cùng với nước có đồng tiền mà nó đang sử dụng. Và như vậy, nước đô la hóa chính thức sẽ từ bỏ chính sách tiền tệ độc lập của mình và áp dụng những chính sách tiền tệ của nước mà nó đang sử dụng đồng tiền. Vì vậy, nước thực hiện đô la hóa chính thức sẽ không thể phản ứng lại những cú sốc kinh tế bằng cách thay đổi chính sách tỉ giá hối đoái của nước mình. Tuy nhiên, nước này vẫn có thể sử dụng những phương cách khác như điều chỉnh dòng vốn vào/ra, thay đổi chính sách giá, chính sách kinh tế...
Các quốc gia bị đô la hóa đồng tiền đều không phát hành đồng nội tệ, trong khi đó cũng có một số nước, chẳng hạn như Panama, phát hành đồng nội tệ như là sự lựa chọn thứ 2 của mình.
Các nước bị đô la hóa không hoàn toàn và bán đô la hóa, năm 2002
Đô la hóa không chính thức (đồng đô la Mỹ): hầu hết các nước Mỹ Latin và Caribe, trong đó có : Argentina, Bolivia, Mexico, Peru, and Trung Mỹ; các nước thuộc Liên Xô cũ, như : Armenia, Azerbaijan, Georgia, Russia, and Ukraine; 1 vài nước khác, bao gồm : Mongolia, Mozambique, Romania, Turkey, and Vietnam.
Bán đô la hóa (đồng đô la Mỹ): Bahamas, Cambodia, Haiti, Laos (cũng có đồng Thai baht), Liberia.
Đô la hóa không chính thức (các đồng tiền khác) : franc Pháp – vài thuộc địa cũ của Pháp ở châu Phi; mark Đức – các nước vùng Balkan; đô la Hong Kong - Macau và miền Nam Trung Quốc; rúp Nga - Belarus.
Bán đô la hóa (các đồng tiền khác) : Bhutan (rupee Ấn Độ); Bosnia (German mark, Croatian kuna, Yugoslav dinar); Brunei (dollar Singapore); Channel Islands, Isle of Man (bảng Anh); Lesotho (đồng rand Nam Phi); Luxembourg (franc Bỉ); Montenegro (German mark, Yugoslav dinar); Namibia (rand Nam Phi); Tajikistan (ruble Nga).
NỀN KINH TẾ
DÂN SỐ
GDP (tỉ $)
THỂ CHẾ CHÍNH TRỊ
Từ
American Samoa
67,000
0.5
Thuộc Mỹ
1899
British Virgin Islands
21,000
0.3
Thuộc Anh
1973
East Timor
800,000
0.4
Độc lập
2000
Ecuador
13,200,000
37.2
Độc lập
2000
El Salvador
6,200,000
24.0
Độc lập
2001
Guam
160,000
3.2
Thuộc Mỹ
1898
Marshall Islands
71,000
0.1
Độc lập
1944
Micronesia
135,000
0.3
Độc lập
1944
Northern Mariana Islands
75,000
0.9
U.S. cộng đồng chung
1944
Palau
19,000
0.1
Độc lập
1944
Panama
2,800,000
16.6
Độc lập, phát hành tiền đồng riêng
1904
Pitcairn Islands
47
0.0
Thuộc Anh; cũng sử dụng New Zealand dollars
1800s
Puerto Rico
3,900,000
39.0
U.S. cộng đồng chung
1899
Turks and Caicos Islands
18,000
0.1
Thuộc địa Anh
1973
U.S. Virgin Islands
120,000
1.8
Thuộc Mỹ
1934
Nguồn: Kurt Schuler, "Encouraging Official Dollarization in Emerging Markets,"
Ghi chú: một vài quốc gia (Bahamas, Guatemala, ...) phát hành nội tệ và tiền xu nhưng chủ yếu trong thanh toán vẫn là đồng đô la Mỹ.
Bảng 1. Các nước bị đô la hóa không hoàn toàn và bán đô la hóa, năm 2002
III. NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN HIỆN TƯỢNG ĐÔ LA HÓA
Thứ nhất, một số quốc gia quyết định đô la hóa một phần là do đất nước đang phải đối đầu với tỉ lệ lạm phát không thể kiểm soát nổi và phá giá đồng nội tệ sẽ đe doạ toàn bộ nền kinh tế. Những người đang có trong tay đồng nội tệ sẽ đòi một lãi suất rất cao để bù vào khoản trượt giá. Ngân hàng trung ương sẽ tăng lãi suất để bảo vệ đồng nội tệ khỏi bị trượt giá quá nhanh. Trong hoàn cảnh nghiêm trọng như vậy, rất nhiều nhà kinh doanh sẽ vay bằng ngoại tệ để được lãi suất thấp. Việc người dân mất niềm tin vào đồng nội tệ và đổ xô mua đô la sẽ làm cho đồng nội tệ càng mất giá hơn. Bất chấp lãi suất cao, người dân vẫn giảm gửi tiền tiết kiệm bằng nội tệ và nhiều nhà kinh doanh sẽ chuyển vốn của họ ra nước ngoài.
Thứ hai, trong điều kiện của thế giới ngày nay, hầu hết các nước đều thực thi cơ chế kinh tế thị trường mở cửa; quá trình quốc tế hóa giao lưu thương mại, đầu tư và hợp tác kinh tế ngày càng tác động trực tiếp vào nền kinh tế và tiền tệ của mỗi nước, nên trong từng nước xuất hiện nhu cầu khách quan sử dụng đơn vị tiền tệ thế giới để thực hiện một số chức năng của tiền tệ. Đô la hóa ở đây có khi là nhu cầu, trở thành thói quen thông lệ ở các nước.
Thứ ba, mức độ đô la hóa ở mỗi nước khác nhau phụ thuộc vào trình độ phát triển nền kinh tế, trình độ dân trí và tâm lý người dân, trình độ phát triển của hệ thống ngân hàng, chính sách tiền tệ và cơ chế quản lý ngoại hối, khả năng chuyển đổi của đồng tiền quốc gia. Những yếu tố nói trên ở mức độ càng thấp thì quốc gia đó sẽ có mức độ đô la hóa càng cao.
Nhìn chung, nguyên nhân chủ yếu của hiện tượng đô la hóa là do ngân hàng trung ương đã không hoạt động có hiệu quả, do đó đô la hóa dường như là phương cách hiệu quả để giữ cho tiền tệ ổn định. Thực tế cho thấy, ở những nước có đô la hóa hay đô la hóa ở mức độ cao thì nhìn chung là ngân hàng trung ương hoạt động kém hiệu quả hơn so với ngân hàng trung ương ở những nước không có đô la hóa hoặc đô la hóa mức thấp: lạm phát cao hơn, quản lý ngoại hối chặt chẽ hơn, phá giá đồng tiền hơn và quốc hữu hóa tài sản của dân chúng nhiều hơn. Có thể nói rằng, bất kỳ một nước nào có đồng tiền ít nhất là không hoạt động mạnh bằng đô la Mỹ thì có khả năng xảy ra đô la hóa và đô la hóa càng dễ dàng xuất hiện ở một nước khi lạm phát ở nước đó cao liên tục trong nhiều năm hoặc thực hiện chính sách quản lý ngoại hối quá chặt chẽ.
IV. TÁC ĐỘNG CỦA HIỆN TƯỢNG ĐÔ LA HÓA
1. Tác động tích cực
- Tạo một cái van giảm áp lực đối với nền kinh tế trong những thời kỳ lạm phát cao, bị mất cân đối và các điều kiện kinh tế vĩ mô không ổn định. Do có một lượng lớn đô la Mỹ trong hệ thống ngân hàng, sẽ là một công cụ tự bảo vệ chống lại lạm phát và là phương tiện để mua hàng hóa ở thị trường phi chính thức.
Ở các nước đô la hóa chính thức, bằng việc sử dụng đồng ngoại tệ, sẽ giúp duy trì được tỷ lệ lạm phát gần với mức lạm phát thấp, làm tăng sự an toàn đối với tài sản tư nhân, khuyến khích tiết kiệm và cho vay dài hạn. Hơn nữa, ở những nước này ngân hàng trung ương sẽ không còn khả năng phát hành nhiều tiền và gây ra lạm phát, đồng thời ngân sách nhà nước sẽ không thể trông chờ vào nguồn phát hành này để trang trải thâm hụt ngân sách, kỷ luật về tiền tệ và ngân sách được thắt chặt. Do vậy, các chương trình ngân sách sẽ mang tính tích cực hơn.
Lợi ích thứ hai đến từ việc hạ thấp lạm phát hiện hành và hạ thấp rủi ro của lạm phát trong tương lai. Bằng việc sử dụng ngoại tệ, một nước đô la hóa chính thức bảo đảm tỷ lệ lạm phát của nó gần hơn tỷ lệ lạm phát của nước phát hành. Sử dụng đô la, euro, yên sẽ giảm lạm phát xuống một con số từ hai con số, mức mà những nước đang phát triển hiện đang gặp phải. Lạm phát ở mức thấp gia tăng sự an toàn của sở hữu tư nhân. Tiền là loại sở hữu phổ biến nhất. Lạm phát là một loại thuế đánh vào tiền, lạm phát càng thấp và càng ít thay đổi, quyền sở hữu tiền càng bảo đảm hơn. Bởi vì những tài sản thuộc về tài chính khác được gọi bằng tiền (đơn vị tiền tệ), lạm phát ở mức thấp cũng gia tăng sự an toàn của chúng,khuyến khích tiết kiệm và cho vay dài hạn. Panama là quốc gia Mỹ Latin độc lập duy nhất hiện có tỷ lệ thế chấp cho vay cố định trong 30 năm mà không có trợ cấp chính phủ bởi vì đó là quốc gia duy nhất không chịu lạm phát cao và sự mất giá tiền tệ trong 15 năm cuối. Lạm phát ở mức thấp cũng giúp những người nghỉ hưu, người có thu nhập cố định,và những người quá nghèo có tài khoản ngân hàng bằng việc bảo đảm rằng tiền tiết kiệm của họ giữ được giá trị.
- Tăng cường khả năng cho vay của ngân hàng và khả năng hội nhập quốc tế. Với một lượng lớn ngoại tệ thu được từ tiền gửi tại ngân hàng, các ngân hàng sẽ có điều kiện cho vay nền kinh tế bằng ngoại tệ, qua đó hạn chế việc phải vay nợ nước ngoài, và tăng cường khả năng kiểm soát của ngân hàng trung ương đối với luồng ngoại tệ. Đồng thời, các ngân hàng sẽ có điều kiện mở rộng các hoạt động đối ngoại, thúc đẩy quá trình hội nhập của thị trường trong nước với thị trường quốc tế. Đô la hóa sẽ giúp cho một nước có lạm phát thấp và ít biến động và từ đó sẽ giúp giảm được lãi suất thực do vậy sẽ góp phần thúc đẩy phát triển tín dụng trung và dài hạn.
- Hạ thấp chi phí giao dịch. Ở những nước đô la hóa chính thức, các chi phí như chênh lệch giữa tỷ giá mua và bán khi chuyển từ đồng tiền này sang đồng tiền khác được xoá bỏ. Các chi phí dự phòng cho rủi ro tỷ giá cũng không cần thiết, các ngân hàng có thể hạ thấp lượng dự trữ, vì thế giảm được chi phí kinh doanh. Một nghiên cứu chỉ ra rằng ở Panama, đô la hóa chính thức cho phép dự trữ ngân hàng là 5% GDP,thấp hơn lượng dự trữ nếu Panama có nội tệ riêng.
Đô la hóa sẽ có thể giúp tạo ra đồng tiền có thể chuyển đổi hoàn toàn ở những nước mà tiền tệ chưa có khả năng chuyển đổi. Khi đô la hóa kết hợp với một hệ thống ngân hàng quốc tế hóa tức là hoà nhập vào thị trường tài chính thế giới thì đô la hóa sẽ giúp các nước chỉ cần dự trữ ngoại tệ thấp hơn các hệ thống tiền tệ khác. Không có rủi ro ngoại hối cũng sẽ giúp cho các ngân hàng hiện đang thiếu dự trữ có thể vay quỹ của thế giới với cùng một mức phí hoặc thấp hơn.
- Thúc đẩy thương mại và đầu tư. Các nước thực hiện đô la hóa chính thức có thể loại bỏ rủi ro cán cân thanh toán và những kiểm soát mua ngoại tệ, khuyến khích tự do thương mại và đầu tư quốc tế. Các nền kinh tế đô la hóa có thể được, chênh lệch lãi suất đối với vay nợ nước ngoài thấp hơn, chi ngân sách giảm xuống và thúc đẩy tăng trưởng và đầu tư. Đô la hóa sẽ giúp thu hút đầu tư nước ngoài, một khi họ biết là giá trị tài sản quy ra tiền của họ sẽ không thay đổi, những điều này sẽ đưa đến tốc độ phát triển nhanh và đầu tư tăng. Về mặt tâm lý, đô la hóa sẽ làm giảm các nỗi lo về nền kinh tế
- Thu hẹp chênh lệch tỷ giá trên hai thị trường chính thức và phi chính thức. Tỷ giá chính thức càng sát với thị trường phi chính thức, tạo ra động cơ để chuyển các hoạt động từ thị trường phi chính thức (bất hợp pháp) sang thị trường chính thức (thị trường hợp pháp).
2. Tác động tiêu cực
Đô la hóa có thể gây ra hàng loạt các bất lợi và những hệ lụy phức tạp mà các nước có đô la hóa sẽ phải đối mặt. Đô la hóa dù là không chính thức sẽ làm suy giảm nghiêm trọng chủ quyền quốc gia về tiền tệ, gây khó khăn cho ngân hàng trung ương trong việc điều hành và thực thi chính sách tiền tệ của mình thông qua việc hạn chế và có thể “vô hiệu hóa” vai trò của lãi suất đồng nội tệ, tỉ giá hối đoái, đặc quyền phát hành tiền của ngân hàng trung ương đồng thời cũng sẽ khiến cho ngân hàng trung ương “đánh mất” vai trò là người cho vay sau cùng. Ở phương diện này có thể coi đô la hóa là một cuộc tấn công tiền tệ
- Đô la hóa ảnh hưởng đến việc hoạch định các chính sách kinh tế vĩ mô. Trong một nền kinh tế có tỷ trọng ngoại tệ lớn, việc hoạch định các chính sách kinh tế vĩ mô, đặc biệt là chính sách tiền tệ sẽ bị mất tính độc lập mà chịu nhiều ảnh hưởng bởi diễn biến kinh tế quốc tế, nhất là khi xẩy ra các cuộc khủng hoảng kinh tế.
- Làm giảm hiệu quả điều hành của chính sách tiền tệ :
Gây khó khăn trong việc dự đoán diễn biến tổng phương tiện thanh toán, do đó dẫn đến việc đưa ra các quyết định về việc tăng hoặc giảm lượng tiền trong lưu thông kém chính xác và kịp thời.
Làm cho đồng nội tệ nhậy cảm hơn đối với các thay đổi từ bên ngoài, do đó những cố gắng của chính sách tiền tệ nhằm tác động đến tổng cầu nền kinh tế thông qua việc điều chỉnh lãi suất cho vay trở nên kém hiệu quả.
Tác động đến việc hoạch định và thực thi chính sách tỷ giá. Đô la hóa có thể thực thi chính sách tỷ giá. Đô la hóa có thể làm cho cầu tiền trong nước không ổn định, do người dân có xu hướng chuyển từ đồng nội tệ sang đô la Mỹ, làm cho cầu của đồng đô la Mỹ tăng mạnh gây sức ép đến tỷ giá. Khi các đối thủ cạnh tranh trên thị trường thế giới thực hiện phá giá đồng tiền, thì quốc gia bị đô la hóa sẽ không còn khả năng để bảo vệ sức cạnh tranh của khu vực xuất khẩu thông qua việc điều chỉnh lại tỷ giá hối đoái.
Ở trong các nước đô la hóa không chính thức, nhu cầu về nội tệ không ổn định. Trong trường hợp có biến động, mọi người bất ngờ chuyển sang ngoại tệ có thể làm cho đồng nội tệ mất giá và bắt đầu một chu kỳ lạm phát. Khi người dân giữ một khối lượng lớn tiền gửi bằng ngoại tệ, những thay đổi về lãi suất trong nước hay nước ngoài có thể gây ra sự chuyển dịch lớn từ đồng tiền này sang đồng tiền khác (hoạt động đầu cơ tỷ giá). Những thay đổi này sẽ gây khó khăn cho ngân hàng trung ương trong việc đặt mục tiêu cung tiền trong nước và có thể gây ra những bất ổn định trong hệ thống ngân hàng.
Trường hợp tiền gửi của dân cư bằng ngoại tệ cao, nếu khi có biến động làm cho người dân đổ xô đi rút ngoại tệ, trong khi số ngoại tệ này đã được ngân hàng cho vay, đặc biệt là cho vay dài hạn, khi đó ngân hàng nhà nước của nước bị đô la hóa cũng không thể hỗ trợ được vì không có chức năng phát hành đô la Mỹ.
- Chính sách tiền tệ bị phụ thuộc nặng nề vào nước Mỹ. Trong trường hợp đô la hóa chính thức, chính sách tiền tệ và chính sách lãi suất của đồng tiền khi đó sẽ do nước Mỹ quyết định. Trong khi các nước đang phát triển và một nước phát triển như Mỹ không có chu kỳ tăng trưởng kinh tế giống nhau, sự khác biệt về chu kỳ tăng trưởng kinh tế tại hai khu vực kinh tế khác nhau đòi hỏi phải có những chính sách tiền tệ khác nhau. Khi và nếu đồng đô la dao động so với các đồng tiền khác trên thế giới đôi lúc khá mạnh, thì sẽ không có cách nào để đối phó với những cuộc khủng hoảng. Vì nước thực hiện đô la hóa hoàn toàn trao quyền kiểm soát và quyền đưa ra một chính sách tiền tệ tập trung và độc lập cho ngân hàng trung ương của nước phát hành tiền. Cục Dự trữ Liên bang Mỹ sẽ chỉ đưa ra những quyết định có lợi cho Mỹ và không quan tâm mấy đến tình hình ở các nước thực hiện đô la hóa. Cũng từ nguyên nhân trên, nước thực hiện đô la hóa sẽ không thể đối phó với các cú sốc kinh tế; ví dụ như dao động của giá dầu trên thị trường thế giới, bằng cách thay đổi tỉ giá hối đoái. Đô la hóa sẽ vô hiệu hóa phương thức sử dụng chính sách tỉ giá hối đoái. Các cú sốc ngoại biên, dao động của đồng đô la chỉ là một trong số đó, sẽ không thể được đồng nội tệ hấp thụ bớt mà sẽ được truyền thẳng vào các hoạt động kinh tế.
- Đô la hóa chính thức sẽ làm mất đi chức năng của ngân hàng trung ương là người cho vay cuối cùng của các ngân hàng. Trong các nước đang phát triển chưa bị đô la hóa hoàn toàn, mặc dù các ngân hàng có vốn tự có thấp, song người dân vẫn tin tưởng vào sự an toàn đối với các khoản tiền gửi của họ tại các ngân hàng. Nguyên nhân là do có sự bảo lãnh ngầm của Nhà nước đối với các khoản tiền này. Điều này chỉ có thể làm được đối với đồng tiền nội tệ, chứ không thể áp dụng được đối với đô la Mỹ. Đối với vác nước đô la hóa hoàn toàn, khu vực ngân hàng sẽ trở nên bất ổn hơn trong trường hợp ngân hàng thương mại bị phá sản và sẽ phải đóng cửa khi chức năng người cho vay cuối cùng của ngân hàng trung ương đã bị mất.
Bên cạnh đó, xét về khía cạnh chi phí thì khi xảy ra đô la hóa, chính phủ sẽ mất đi chênh lệch giá phí tức là khoản chênh lệch giữa chi phí khi đưa đồng tiền vào lưu thông và giá trị hàng hóa mà đồng tiền đó mua được (ở đây, khái niệm chênh lệch giá phí áp dụng cho toàn bộ cơ số tiền đang lưu hành cộng với dự trữ ngân hàng). Nghiên cứu của Stanley Fischer, Phó giám đốc điều hành của IMF vào năm 1982 đã chia chênh lệch giá phí từ đô la hóa ra làm hai phần là “stock cost” và “flow cost”. Theo Fischer, “stock cost” là chi phí một lần ban đầu khi đưa một lượng tiền giấy, tiền xu đô la cần thiết để thay cho đồng nội tệ đang lưu hành và Fischer ước tính chi phí này chiếm khoảng 8% GNP với nhận định rằng càng nhiều người thích sử dụng tiền giấy và tiền xu nhiều hơn séc và thẻ tín dụng thì “stock cost” càng cao. Còn “flow cost” là chi phí liên tục mất đi do tiền giấy và tiền xu không sinh lãi và tỉ lệ lạm phát càng cao thì “flow cost” càng cao với ước tính khoảng 0,75% đến 1% GNP mỗi năm. Ngoài ra, nước thực hiện đô la hóa còn phải chịu các chi phí khác như chi phí cho một lần chuyển đổi giá cả, thay đổi chương trình máy tính, thay thế hệ thống máy bán hàng tự động, máy rút tiền và cả những chi phí do đánh mất sự độc lập và linh động trong chính sách tiền tệ khi phải bó buộc với chính sách tiền tệ của nước có đồng tiền sử dụng trong thời kỳ giá cả tăng vọt.
Ngoài việc đánh mất khả năng in tiền, là một trong những biện pháp tài chính cực kỳ quan trọng, nước thực hiện đô la hóa sẽ mất ưu quyền tiền tệ. Về cơ bản ưu quyền tiền tệ là lợi nhuận thu được từ việc phát hành tiền. Đây là một hình thức kinh doanh rất có lãi, vì giá in tiền và phát hành tiền (thật ra chỉ là một mảnh giấy không có giá trị) thấp hơn rất nhiều so với giá trị những mặt hàng mà mảnh giấy này sẽ mua được. Chính phủ Mỹ thu được khoảng 25 tỉ USD/năm từ ưu quyền tiền tệ, và khi người dân các nước khác giữ tờ đô la Mỹ trong tay- họ đã góp phần làm giàu cho Bộ Tài chính Mỹ.
Một nhược điểm nữa của đô la hóa là lo sợ tiền giả. Rủi ro về chính trị cũng có thể xảy ra. Khi El Salvador tiến hành đô la hóa, đảng đối lập gọi đó là hành động bán mình cho đế quốc. Thuyết phục người dân bản xứ sử dụng một loại tiền không quen thuộc cũng không phải dễ. Một trong những khó khăn Argentina gặp phải khi quyết định đô la hóa sẽ là văn hóa: đô la hóa có thể được coi là thua chủ nghĩa thực dân, là dâng nộp biểu tượng niềm tự hào của đất nước.
Phần II
THỰC TRẠNG VỀ TÌNH TRẠNG ĐÔ LA HÓA Ở VIỆT NAM
Do đặc thù của cơ chế quản lý và biến động của kinh tế thế giới có ảnh hưởng đến Việt Nam, việc đánh giá tính chuyển đổi của VND và mức độ Đô la hóa sẽ chia thành ba giai đoạn.
I. GIAI ĐOẠN TRƯỚC KHI MỞ CỬA (1988)
Việt Nam thực hiện cơ chế quản lý tập trung bao cấp. Nhà nước nắm độc quyền về ngoại thương, ngoại hối. Quy mô nền kinh tế nhỏ, khả năng cạnh tranh của hàng hóa, dịch vụ rất thấp, kinh tế đối ngoại kém phát triển, hệ thống ngân hàng còn sơ khai. Điều lệ quản lý ngoại hối ban hành kèm theo Nghị định số 102/CP ngày 06 tháng 7 năm 1963 của Chính phủ nghiêm cấm các tổ chức, cá nhân sở hữu, sử dụng ngoại tệ trong nước (kể cả việc cất trữ, mang theo người), mọi giao dịch trong nước phải thực hiện bằng VND. Việc chuyển đổi VND sang ngoại tệ được thực hiện theo kế hoạch với cơ chế đa tỷ giá (tỷ giá mậu dịch, tỷ giá phi mậu dịch) do Nhà nước công bố. Xuất nhập khẩu và thanh toán quốc tế chủ yếu theo các Hiệp định song biên - đa biên, đồng tiền sử dụng trong quan hệ thanh toán đối ngoại thường là đồng Rúp chuyển nhượng và đồng Nhân dân tệ mậu dịch. Vì vậy, khả năng chuyển đổi của VND rất hạn chế. Về cuối giai đoạn xuất hiện dấu hiệu của khủng hoảng kinh tế,
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- do_la_hoa.doc