Hiện nay trên hệ thống quốc lộ nước ta có 59 trạm thu phí các loại (tính tới thời điểm tháng 2/2011). Trong đó 42 trạm do các Khu Quản lý Đường Bộ trực thuộc cục đường bộ Việt Nam quản lý; 6 trạm do Cục ủy quyền cho các Sở GTVT/GTCC quản lý, 2 trạm do UBND tỉnh quản lý và 9 trạm do các doanh nghiệp BOT quản lý. Trong số đó có 14 trạm đã tự động hóa ở các khâu thu phí và kiểm soát như (3 trạm trên QL5, 3 trạm trên QL1, trạm cầu Mỹ Thuận, trạm Cỏ May, trạm trên QL13, 3 trạm trên QL10, trạm Xa Lộ Hà Nội, trạm cầu Cần Thơ).
Một thực trạng hiện nay là thiết bị tại các trạm thu phí ở mổi nơi môt kiểu, không có tiêu chuẩn chung về thiết bị và công nghệ dẫn đến qui trình thu khác nhau gây phức tạp cho công tác quản lý và không thuận tiện cho phương tiện qua lại, hơn nữa một số không phù hợp với chế độ tài chính của Việt Nam nên buộc các đơn vị sử dụng phải vận dụng những biện pháp vận hành khác với thiết kế ban đầu dẫn đến hậu quả là hiệu quả đầu tư thấp, khó kiểm soát được số thu thực tế, không hạn chế được số nhân công và tiềm ẩn nhiều phát sinh tiêu cực.
Vì vậy việc xác định, lựa chọn các thiết bị công nghệ phù hợp với điều kiện kinh tế Việt Nam nhằm làm cơ sở cho việc xây dựng qui trình thu phí thuận tiện, an toàn và hiệu quả cần phải được tiến hành ngay. Căn cứ vào đó triển khai việc thống nhất và đồng bộ hóa thiết bị công nghệ cũng như qui trình thu trên toàn bộ mạng lưới trạm thu phí quốc lộ, đặc biệt là tuyến đường quan trọng và tuyến đường đối ngoại, giúp cho thu phí ở Việt Nam văn minh và hiện đại. Ngoài ra còn tạo điều kiện đưa các ứng dụng công nghệ mới vào thực tế hiện đại hóa công tác thu phí, cho phép áp dụng phương thức thu hiện đại, thuận tiện cho người sử dụng, bảo đảm an toàn giao thông, hỗ trợ quản lý tốt tiền thu phí,
chống thất thu và giảm nhân lực.
108 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1200 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Đề tài Hệ thống thu phí ấn chỉ mã vạch một dừng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TRONG HỆ THỐNG THU PHÍ ẤN CHỈ MÃ VẠCH MỘT DỪNG.
1.1. Đặt vấn đề.
Hiện nay trên hệ thống quốc lộ nước ta có 59 trạm thu phí các loại (tính tới thời điểm tháng 2/2011). Trong đó 42 trạm do các Khu Quản lý Đường Bộ trực thuộc cục đường bộ Việt Nam quản lý; 6 trạm do Cục ủy quyền cho các Sở GTVT/GTCC quản lý, 2 trạm do UBND tỉnh quản lý và 9 trạm do các doanh nghiệp BOT quản lý. Trong số đó có 14 trạm đã tự động hóa ở các khâu thu phí và kiểm soát như (3 trạm trên QL5, 3 trạm trên QL1, trạm cầu Mỹ Thuận, trạm Cỏ May, trạm trên QL13, 3 trạm trên QL10, trạm Xa Lộ Hà Nội, trạm cầu Cần Thơ).
Một thực trạng hiện nay là thiết bị tại các trạm thu phí ở mổi nơi môt kiểu, không có tiêu chuẩn chung về thiết bị và công nghệ dẫn đến qui trình thu khác nhau gây phức tạp cho công tác quản lý và không thuận tiện cho phương tiện qua lại, hơn nữa một số không phù hợp với chế độ tài chính của Việt Nam nên buộc các đơn vị sử dụng phải vận dụng những biện pháp vận hành khác với thiết kế ban đầu dẫn đến hậu quả là hiệu quả đầu tư thấp, khó kiểm soát được số thu thực tế, không hạn chế được số nhân công và tiềm ẩn nhiều phát sinh tiêu cực.
Vì vậy việc xác định, lựa chọn các thiết bị công nghệ phù hợp với điều kiện kinh tế Việt Nam nhằm làm cơ sở cho việc xây dựng qui trình thu phí thuận tiện, an toàn và hiệu quả cần phải được tiến hành ngay. Căn cứ vào đó triển khai việc thống nhất và đồng bộ hóa thiết bị công nghệ cũng như qui trình thu trên toàn bộ mạng lưới trạm thu phí quốc lộ, đặc biệt là tuyến đường quan trọng và tuyến đường đối ngoại, giúp cho thu phí ở Việt Nam văn minh và hiện đại. Ngoài ra còn tạo điều kiện đưa các ứng dụng công nghệ mới vào thực tế hiện đại hóa công tác thu phí, cho phép áp dụng phương thức thu hiện đại, thuận tiện cho người sử dụng, bảo đảm an toàn giao thông, hỗ trợ quản lý tốt tiền thu phí,
chống thất thu và giảm nhân lực.
1.2. Các phương pháp giải quyết vấn đề.
Trong thực tế có nhiều phương pháp giải quyết vấn đề thiết kế hệ thống điều khiển trạm thu phí.
Phương pháp sử dụng PLC để điều khiển trạm thu phí.
Phương pháp sử dụng vi xử lí.
Phương pháp dùng vi điều khiển.
1.3. Lựa chọn phương pháp giải quyết vấn đề.
Trong phạm vi Trường Đại Học Giao Thông Vận Tải thì thiết kế trạm thu phí các khóa trước rất ít sinh viên đề cập tới.
1.3.1. Dùng vi xử lý.
Phương pháp này người ta ít dùng vì có một số nhược điểm sau: làm việc ở môi trường công nghiệp phải sạch sẽ và đảm bảo nhiệt độ thì các linh kiện, các phần tử trên mạch ít hư hỏng.
1.3.2. Dùng vi điều khiển.
Phương pháp này cũng ít sử dụng vì không phù hợp với điều kiện khắc nghiệt của môi trường.
1.3.3. Dùng PLC và máy tính.
Đây là một phương pháp đã được ứng dụng trong thực tế vì phương pháp này có nhiều ưu điểm:
Lập trình đơn giản, dễ thay đổi sữa chữa.
Gọn nhẹ.
Làm việc được trong môi trường công nghiệp (phức tạp nhiệt độ, bụi bẩn, làm việc ổn định nhưng giá thành của PLC còn khá cao).
Sử dụng các phần mềm đã học như Wincc, Visual Basic…
Với mục đích là tìm hiểu và mở rông kiến thức đã học, nhóm thực hiện
đề tài “Thiết kế trạm thu phí ấn chỉ mã vạch một dừng” thông qua phần mềm
PLC giám sát bằng Visual Basic 6.0.
1.4. Tổng quan hệ thống thu phí một dừng.
Để đáp ứng nhu cầu thực tiễn trên em xin giới thiệu hệ thống thu phí giao thông ứng dụng công nghệ mã vạch đáp ứng được yêu cầu các nghiệp vụ thu phí hiện nay cũng như tuân thủ các quy định thu phí đường bộ của Bộ Tài Chính.
* Hệ thống thu phí của nhóm em bao gồm:
- Quản lý in, phát hành và sử dụng vé thu phí đường bộ hoàn toàn theo qui đinh của Bộ Tài Chính.
- Kiểm soát vé cập nhật số liệu phù hợp với qui định về thu phí giao thông hiện nay của Bộ Tài Chính.
- Giám sát diễn tiến làn bằng hệ thống camera quan sát.
- Loại bỏ trường hợp tiêu cực bằng hệ thống hậu kiểm.
- Phương phát sử dụng là dùng PLC để điều khiển trạm thu phí.
1.4.1. Quá trình luân chuyển vé.
Sơ đồ tổng quát.
Sơ đồ 1.1: Quá trình luân chuyển vé
1.4.2. In vé.
- Vé được in từ cục thuế.
- Các công đoạn in như sau.
Sơ đồ 1.2: Quá trình in vé
1.4.3. Quản lý vé.
Bộ phận kế toán chuyên làm nhiệm vụ nhập vé, bán vé và quản lý kho vé, báo cáo doanh thu.
Công việc bán vé gồm 2 phần.
Bán vé tháng, quý do bộ phận kế toán đảm nhận.
Bán vé lượt : do các tổ bán vé lượt đảm nhận.
1.4.4. Soát vé.
Đây là hệ thống kiểm tra vé tháng, vé lượt, vé quí khi xe qua làn.
1.4.5. Giám sát và hậu kiểm.
Bộ phận giám sát, hậu kiểm chuyên theo dõi và giám sát quá trình soát vé trong thực tế và trong chương trình, đồng thời bộ phận này cũng chuyên phụ trách vấn đề kỹ thuật của trạm.
1.4.6. Điều hành của lảnh đạo.
Các lãnh đạo trạm cũng tham gia theo dõi, quản lý và xử lý các công việc chung của trạm như theo dõi số liệu tồn kho, báo cáo, sửa thông tin trên bảng kê,
thay đổi mã vạch trên các vé của khách hàng.
1.5. Định nghĩa và phân loại trạm thu phí.
1.5.1. Định nghĩa trạm thu phí.
Trạm thu phí là một thiết bị chuyên dùng để thu cước phí đường bộ nhằm phục vụ cho việc sửa chữa cầu, đường bộ, chi phí trả tiền công cho nhân viên, phục vụ cho xây dựng và sữa bảo dưỡng trạm thu phí.
1.5.2. Phân loại trạm thu phí.
Thu phí thủ công.
Thu phí bán tự động.
Thu phí điện tử (tự động).
Mô hình kết hợp giũa bán tự động và tự động.
1.5.3. Cấu tạo trạm thu phí.
Ca bin thu phí.
Máy tính thu phí.
Màn hình thu phí.
Loa máy tính.
Bàn phím thu phí.
Tủ điều khiển làn.
Bàn điều khiển thủ công.
Đầu đọc mã vạch.
Barrier tự động.
Vòng từ.
Barrier thủ công.
Camera làn xe.
Camera nhận dạng.
Bảng báo điện tử.
Còi báo động.
Đèn tín hiệu giao thông.
Đèn đầu đảo.
Đèn trạng thái làn.
Bộ lưu điện (UPS).
CHƯƠNG 2: HỆ THỐNG THIẾT BỊ THU PHÍ 1 DỪNG.
2.1. Tổng quan hệ thống thiết bị thu phí.
Sơ đồ tổng quát hệ thống thu phí.
Sơ đồ 2.1: Tổng quan hệ thống thu phí.
2.2. Hệ thống thiết bị làn xe.
Sơ đồ thiết bị làn xe.
Sơ đồ 2.2: Hệ thống thiết bị làn xe.
2.2.1. Cabin thu phí.
Chức năng: Cabin thu phí là nơi làm việc của nhân viên soát vé tại làn. Tại đó được lắp đặt các thiết bị quan trọng của làn xe bao gồm: Tủ điều khiển làn, máy tính làn, màn hình soát vé, đầu đọc mã vạch, bàn điều khiển thủ công, còi báo động…
Hình 2.1: Ca bin
Cấu tạo: Cabin thu phí được làm bằng vật liệu composite, có khả năng chịu tốt môi trường khắc nghiệt và rất rất tiện dụng để sửa chữa và vệ sinh, phía trước làm bằng kính 2 lớp dày 10mm đảm bảo khả năng chống chịu va đập và không gây thương tích cho nhân viên thu phí nếu có tai
nạn xảy ra.
Hai bên hông là 2 cửa sổ lùa được bố trí thuận tiện cho việc soát vé của nhân viên, cửa làm bằng kính 2 lớp để đảm bảo an toàn cho nhân viên soát vé.
Cabin có đèn, quạt và máy điều hòa để phục vụ tốt trong nhiều điều kiện thời tiết khác nhau.
Trong cabin có mặt bàn bố trí máy tính và ghế ngồi cho nhân viên soát vé.
2.2.2. Máy tính thu phí.
Chức năng: Máy tính soát vé là thiết bị tiếp nhận thông tin soát vé, xử lý thông tin vé, điều khiển các thiết bị trong hệ thống như đèn tín hiệu giao thông, barrier, bảng quang báo. Đồng thời thực hiện nhiệm vụ nhận thông tin từ máy chủ dữ liệu, xử lý thông tin và gửi thông tin về cho máy chủ dữ liệu, máy chụp hình và máy chồng tín hiệu.
Hình 2.2: Máy tính thu phí.
Lắp đặt: Máy tính soát vé được lắp đặt bên trong tủ điều khiển.
Vì môi trường hoạt động tại làn xe là cực kỳ khắc nghiệt và đòi hỏi phải hoạt động liên tục 24/24 nên các máy tính sử dụng là loại máy tính công nghiệp, có khả năng hoạt động tốt trong những điều kiện nóng ẩm cao và tính ổn định lâu dài.
Quy trình bảo dưỡng gồm các bước sau:
Cập nhật phần mềm virus mới nhất.
Dọn dẹp rác của hệ điều hành Windows XP: Sử dụng chương trình Disk Cleaner của Windows XP.
Tối ưu hóa việc lưu trữ trên đĩa cứng: Sử dụng chương trình Disk Defragmenter của Windows XP.
Vệ sinh bên trong máy tính: Tháo vỏ, hút bụi và lau chùi bên trong máy nhằm ngăn chặn bụi bám vào các khe cắm card, hoặc ổ cắm RJ45, cổng
serial làm ảnh hưởng đến các kết nối (thiết bị giao dịch thu phí mã vạch, PLC).
Vệ sinh các thiết bị: Bàn phím điều khiển cơ, màn hình thu phí, thiết bị giao dịch thu phí.
Kiểm tra cấu hình, khả năng hoạt động của phần mềm soát vé và đảm bảo cấu hình phù hợp.
Kiểm tra chương trình soát vé thông qua các thông báo trạng thái của chương trình. Điều khiển (đóng/mở làn) để đảm bảo máy tính đã điều khiển được tất cả các thiết bị khác trên làn thu phí.
Chu kỳ thực hiện: 2 tháng/lần.
Người thực hiện: Nhân viên giám sát hoặc người có am hiểu về phần cứng máy tính.
2.2.3. Màn hình thu phí.
Chức năng: Màn hình thu phí là thiết bị hiển thị thông tin soát vé cho nhân viên bán soát vé tại làn quan sát vả xử lý. Vì điều kiện hoạt động tại các trạm thu phí là rất khắc nghiệt và có nhiều ánh sáng nên đòi hỏi màn hình soát vé phải có độ tương phản cao.
Hình 2.3 Màn hình thu phí
Lắp đặt: Màn hình thu phí được lắp đặt trên bàn của cabin thu phí. Để tận dụng tốt không gian làm việc tại cabin soát vé thì màn hình soát vé thường sử dụng là loại màn
hình LCD có kích thước nhỏ gọn tiết kiệm không gian làm việc.
Quy trình bảo dưỡng bao gồm các bước như sau:
Vệ sinh, hút bụi thiết bị.
Kiểm tra các jack cắm vẫn còn tiếp xúc với thiết bị tốt.
Kiểm tra trên màn hình quan sát, tín hiệu các camera vẫn còn
đầy đủ.
Kiểm tra và đảm bảo các thông số của thiết bị còn đúng.
Chu kỳ thực hiện: 3 tháng/lần.
Người thực hiện: Nhân viên giám sát.
2.2.4. Loa máy tính.
Hình 2.4: Loa
Chức năng: Loa máy tính được dùng để thông báo cho nhân viên soát vé biết được tình trạng qua làn cũng như cảnh báo để nhân viên đó biết. Loa thường thông báo khi sử dụng vé 2 lần hoặc những trường hợp vé hết hạn hoặc chưa đến hạn sử dụng và trường hợp vào ca ra ca không hợp lệ.
Lắp đặt: Loa được lắp đặt trên bàn của
cabin thu phí. Loa được kết nối với máy tính thông qua jack cắm.
2.2.5. Tủ điều khiển làn.
Hình 2.5: Tủ điều khiển làn
Chức năng: Tủ điều khiển làn là thiết bị trung tâm của hệ thống thiết bị làn xe. Tủ điều khiển làn nhận lệnh từ máy tính hoặc từ bàn điều khiển cơ rồi thực hiện việc điều khiển đóng mở barrier; đèn tín hiệu giao thông; đèn tình trạng làn xe.
Đồng thời tủ điều khiển làn là nơi
chứa máy tính làn, UPS là nơi cấp nguồn cho các thiết bị làn xe. Tất cả các thiết bị làn xe đều được đấu nối vào tủ điều khiển.
Tủ điều khiển được thiết kế rộng thoáng và có 2 quạt để đảm bảo độ
thông thoáng cũng như khả năng chống bụi bẩn. Tủ điều khiển làn là nơi lưu trữ an toàn cho máy tính thu phí và UPS để chống lại điều kiện khắc nghiệt ngoài làn xe.
Lắp đặt: Tủ điều khiển làn được lắp đặt ngay phía dưới bàn làm việc của cabin thu phí.
Quy trình bảo dưỡng bao gồm các bước sau:
Đóng barrier cơ làn thu phí, tạm ngưng hoạt động bán và soát vé.
Mở cửa tủ bằng chìa khóa bảo vệ.
Đóng cầu dao tổng của tủ điện, đảm bảo toàn bộ thiết bị đã được tắt nguồn.
Hút bụi, vệ sinh bên trong tủ điện.
Sắp xếp lại toàn bộ các dây cáp bên trong gọn gang.
Kiểm tra và đảm bảo toàn bộ các dây nguồn được cắm chặt vào các ổ cắm.
Kiểm tra và đảm bảo toàn bộ các dây tín hiệu được đầy đủ và cắm đúng vị trí của nó.
Kiểm tra và đảm bảo các cầu dao còn hoạt động tốt và được cố định chặt vào panel của tủ điện.
Kiểm tra và đảm bảo UPS trong tủ điện không còn hoạt
động.
Đóng tất cả các cầu dao trong tủ điện, đảm báo các thiết bị đã có đủ nguồn điện cung cấp.
Kiểm tra họat động của từng thiết bị: Barrier, bảng quang báo,
đèn tín hiệu giao thông các loại, camera quan sát, máy tính thu phí và thiết
bị giao dịch thu phí (thiết bị mã vạch).
Kiểm tra hoat động của toàn bộ hệ thống.
Chu kỳ thực hiện: 1 tháng/lần.
Người thực hiện: Nhân viên giám sát, hoặc chuyên gia lắp đặt hệ thống.
2.2.6. Bàn điều khiển thủ công.
Hình 2.6: Bàn điều khiển cơ
Chức năng: Bàn điều khiển thủ công là thiết bị được thiết kế nhằm mục đích vận hành làn khi hệ thống máy tính gặp sự cố. Bàn điều khiển được thiết kế đơn giãn với 2 nút mở (1 nút mở 1 xe và 1 nút mở đoàn xe) và 1 nút đóng.
Trên mặt trước của bàn điều khiển còn có bộ led hiển thị thông tin số xe qua làn.
Hình 2.6: Bàn điều khiển thủ công
Việc sử dụng bàn điều khiển thủ công cực kì đơn giãn. Khi có 1 xe đi qua chỉ cần bấm nút 1 xe sau đó khi xe đi qua barrier tự động đóng lại. còn khi ta nhấn nút đoàn xe thì khi đoàn xe đi qua ta nhấn nút “đóng” thì barrier đóng lại.
Ngoài ra bàn điều khiển còn có 1 ổ khóa và một công tắc làn. Khi ổ khóa ở vị trí khóa thì ta không thao tác được 3 nút nói trên. Còn công tắc làn dùng để xét tình trạng làn xe.
Lăp đặt: Bàn điều khiển được bố trí trên bàn làm việc của cabin thu phí, được kết nối với tủ điều khiển làn xe thông qua cáp chuyên dụng.
2.2.7. Đầu đọc mã vạch.
Hình 2.7: Đầu đọc mã
Chức năng: Thiết bị giao dịch thu phí chính là thiết bị đọc mã vạch là thiết bị dùng để giải mã thông tin mã vạch trên vé, thẻ ưu tiên.
Kết quả của quá trình giải mã thông tin mã vạch là một dãy số seri và được gởi đến máy tính làn xe để thực hiện công việc kiểm tra tính hợp lệ của vé.
Thiết bị giao dịch thu phí có một lớp kính bảo vệ thiết bị phát các tia quét mã vạch. Độ trong suốt của lớp kính này có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả giải mã thông tin. Nếu độ trong suốt đạt yêu cầu (trong suốt, không bị trầy xước), thiết bị sẽ hoạt động tốt, ổn định. Nếu ngược lại, thiết bị có thể sẽ không đọc, đọc chậm. Do đó, việc vệ sinh thường xuyên mặt kính bảo vệ là việc rất quan trọng và cần thiết. Cần đảm bảo mặt kính không bị trầy xước, bụi bẩn để thiết bị có thể hoạt động hiệu quả. Khoảng cách đầu đọc mã vạch và vé tốt nhất
từ 5 đến 15 cm.
Lắp đặt: Đầu đọc mã vạch được bố trí trên bàn làm việc của cabin thu phí, ở vị trí thuận tiện nhất cho nhân viên soát vé thao tác.
Quy trình bảo dưỡng thiết bị bao gồm các bước như sau:
Dùng khăn mềm ẩm (được thấm nước) lau chùi mặt kính đầu đọc.
Kiểm tra jack cắm nguồn, đảm bảo adaptor còn hoạt động tốt và các đấu nối vững chắc.
Kiểm tra dây truyền tín hiệu của thiết bị đọc vé.
Làm vệ sinh jack cắm nguồn, tín hiệu (hút bụi).
Chu kỳ thực hiện việc bảo trì: 2 tháng/lần.
Người thực hiện: Nhân viên bán vé tháng, nhân viên kỹ thuật hoặc nhân viên giám sát.
2.2.8. Barrier tự động.
Chức năng: Barrier tự động là thiết bị rất quan trọng, việc đi lại xe qua trạm thu phí phải thông qua thiết bị này. Barrier sẽ tự động đóng lại khi xe qua khỏi vòng từ barrier trong trường hợp mở một xe. Còn trong trường hợp mở nhiều xe barrier sẽ đóng xuống khi ta ra lệnh đóng. Barrier được điều khiển bằng máy tính thông qua bàn phím hoặc đầu đọc mã vạch và bằng bàn điều khiển thủ công.
Động cơ của Barrier là loại động cơ servo được điều khiển từ tủ điều
khiển làn thông qua bộ điều khiển được tích hợp sẵn.
Barrier tự động được thiết kế để hoạt động liên tục 24/24 bất kể mọi thời tiết. Thanh chắn barrier được làm từ hợp kim nhôm đảm bảo được độ bền khi va đập đồng thời khớp nối của thanh chắn barrier với thanh của nó được thiết kế có khả năng tự bung ra khi có va đập mạnh để giảm thiểu tối đa khả năng gây hại cũng như gãy barrier.
Hinh 2.8: Barrier
Lắp đặt: Barrier được lắp đặt phía cuối của đảo phân làn, sau đèn tín hiệu giao thông và camera quan sát làn xe.
Quy trình bảo dưỡng bao gồm các bước sau:
Vệ sinh thùng (housing) barrier tự động và thanh boom (thanh chắn) để tạo thẩm mỹ khu vực làn xe.
Mở nắp barrier, tiến hành hút bụi bên trong housing.
Kiểm tra và đảm bảo các mối nối trên MLC với động cơ, các mối nối với vòng từ phát hiện xe là vững chắc.
Tra dầu bôi trơn vào các khớp nối cơ của barrier.
Kiểm tra và cân chỉnh các lò xo, đảm bảo thanh boom của barrier tự động vuông góc với mặt tiểu đảo khi mở và song song với mặt tiểu đảo khi đóng.
Thực hiện đóng/mở barrier từ 5 – 10 lần để đảm bảo barrier hoạt động tốt, đóng nắp housing và khóa cẩn thận.
Chu kỳ thực hiện: 1 tháng/lần.
Người thực hiện: Nhân viên giám sát, nhân viên kỹ thuật điện.
2.2.9. Barrier thủ công.
Chức năng: Barrier thủ công là thiết bị đóng mở bằng tay. Thiết bị này chỉ sử dụng khi đóng mở cho làn hoạt động hay không. Barrier thủ công được thiết kế chắc chắn với móng trụ bê tông. Trên mỗi barrier thủ công đều có biển báo cấm 102 được sơn phản quang để cảnh báo. Việc đóng mở barier thủ công cần phối hợp với việc đóng mở làn và đèn cảnh báo tình trạng làn để cảnh báo từ xa cho lái xe được biết để không đi vào làn đang đóng.
Lắp đặt: Barrier thủ công được lắp đặt phía trước cabin ngay phía vào của làn xe.
2.2.10. Cảm biến vòng từ.
Hình 2.9: Loop detector
Chức năng: Cảm biến vòng vòng từ là thiết bị dò tìm vòng từ cảm ứng tự động dùng để phát hiện xe cơ giới và các vật thể bằng kim loại để hoạt động theo nguyên lý biến thiên từ trường. Vòng từ được làm từ dây điện quấn nhiều vòng (kích thước và số vòng theo tiêu chuẩn) vòng từ được kết nối với bộ dò vòng từ để xác định xe vào vòng từ. Loại dây
dùng làm vòng từ là loại dây đơn mềm nhiều sợi tiết diện 1.5 mm2 .
Vòng từ có cấu tạo như hình sau:
Hình 2.10: Vòng từ trên mặt xe chạy
Lắp đặt: Vòng từ được lắp đặt trên mặt đường làn xe chạy, việc bố trí vòng từ phụ thuộc vào chức năng của vòng từ. Nếu vòng từ dùng phục vụ cho việc nhận dạng biển số xe được lắp đặt ngay tại phía trước cabin, vòng từ cảnh báo lắp đặt sau cabin, còn vòng từ cho barrier đặt ngay sát vị trí barrier.
2.2.11. Camera làn xe.
Hình 2.11: Camera làn xe
Chức năng: Camera làn xe là thiết bị dùng để quan sát những hoạt động diễn ra tại làn đồng thời ghi nhận lại những lần soát vé thông qua hình ảnh được chụp lại thông qua card chụp hình được gắn tại máy tính làn hoặc máy tính chụp hình.
Camera làn luôn kèm theo ống kính để điều chỉnh tiêu cự và vỏ che ngoài trời để camera hoạt động liên tục trong những điều kiện khắc nghiệt tại làn.
Lắp đặt: Camera được gắn vào cột cao khoảng 2m để thuận tiện cho việc quan sát.
Quy trình bảo dưỡng bao gồm các bước sau:
Vệ sinh housing camera, đặc biệt là mặt kính của housing.
Tháo housing camera, để thực hiện bảo trì.
Hút bụi bên trong housing, đảm bảo không còn bụi ẩm.
Kiểm tra, cân chỉnh ống kính camera.
Kiểm tra, cân chỉnh vị trí camera.
Kiểm tra, cân chỉnh bộ sưởi nhiệt bên trong housing, đảm bảo bộ sưởi còn hoạt động tốt.
Kiểm tra các đầu nối với thiết bị chống sét, đảm bảo các đầu nối vẫn còn tiếp xúc tốt.
Đóng housing khi đảm bảo camera hoạt động tốt, vị trí và góc nhìn của camera.
Chu kỳ thực hiện: 1 năm/lần.
Người thực hiện: Nhân viên giám sát, kỹ thuật.
2.2.12. Camera nhận dạng.
Hình 2.12: Camera nhận dạng
Chức năng: Camera nhận dạng là thiết bị được dùng với mục đích làm tăng hiệu quả của việc nhận dạng biển số. Hình ảnh camera nhận dạng ghi lại là hình ảnh trắng đen, tốc độ ghi hình là rất cao nên hình ảnh ghi lại không bị nhòe việc này nâng cao tính hiệu quả trong việc nhận dạng biển số xe.
Lắp đặt: Camera hồng ngoại được thiết kế chắc chắn và gắn lên một trụ với tầm cao sao cho đảm bảo cho việc ghi nhận hình ảnh tốt nhất.
2.2.13. Bảng báo điện tử.
Hình 2.13: Bảng báo điện từ
Chức năng: Bảng quang báo hiển thị thông tin mệnh giá vé, ngày hết hạn vé trả tiền trước, các thông điệp chào hỏi khách hàng.
Bảng quang báo được kết nối với máy tính làn xe thông qua cổng serial RS 232 (chỉ truyền dữ liệu 1 chiều từ máy tính làn xe đến bảng quang báo). Hệ thống thiết bị làn xe vẫn hoạt động bình thường ngay cả khi bảng không còn hoạt động. Tuy nhiên, nếu bảng không hoạt động sẽ làm ảnh hưởng đến hoạt động giám sát tại trạm.
Lắp đặt: bảng báo điện tử được lắp đặt chung cột với camera toàn cảnh và chiều cao bố trí sao cho phù hợp với tầm nhìn của nhiều lái xe.
Quy trình bảo dưỡng bảng gồm các bước như sau:
Hút bụi, vệ sinh vỏ bảng (housing) và mặt trước của bảng.
Tháo cửa sau của housing để tiến hành bảo dưỡng.
Hút bụi, vệ sinh bên trong housing của bảng.
Kiểm tra, đảm bảo nguồn cung cấp của bảng còn hoạt động tốt.
Kiểm tra, đảm bảo các bo mạch bên trong được cố định vào housing.
Kiểm tra, đảm bảo các loại cáp tín hiệu còn tiếp xúc tốt với các bo mạch.
Bật nguồn kiểm tra, đảm bảo bảng hoạt động tốt và máy tính làn
xe có thể gửi thông tin đến bảng tốt.
Đóng cửa mặt sau housing.
Chu kỳ thực hiện: 1 tháng/lần.
Người thực hiện: Nhân viên giám sát, kỹ thuật.
2.2.14. Còi báo động.
Chức năng: Còi báo động là thiết bị giúp cảnh báo những trường hợp xe cố tình vượt trạm mà không mua vé. Khi xe vào tới vòng từ cảnh báo mà vẫn chưa mua vé thì còi sẽ hú lên.
Hình 2.14: Còi
Còi báo động được kết nối trực tiếp với tủ điều khiển làn.
Lắp đặt: Còi báo động được lắp đặt tại nóc của cabin thu phí.
2.2.15. Đèn tín hiệu giao thông.
Chức năng: Đèn tín hiệu giao thông là thiết bị cảnh báo cho lái xe biết được trạng thái hợp lệ hay không hợp lệ để qua làn. Tín hiệu đèn giao thông thường cùng lúc với trạng thái của barrier. Khi barrier mở đèn tín hiệu màu xanh. Khi barrier đóng đèn tín hiệu màu đỏ.
Hình 2.15: Đèn tín hiệu giao thông
Lắp đặt: Đèn được thiết kế để lắp đặt ngoài trời,
khả năng chống chịu với mưa gió là rất cao.
Quy trình bảo dưỡng bao gồm các bước sau:
Hút bụi, vệ sinh vỏ (housing) của đèn tín hiệu giao thông.
Mở nắp vỏ đèn THGT (mặt sau của trụ đèn) để thực hiện việc bảo trì.
Hút bụi, vệ sinh bên trong housing.
Kiểm tra, đảm bảo các mối nối trên domino của đèn THGT còn tiếp xúc tốt.
Kiểm tra có dị vật trong domino hay không. Nếu có phải
nhanh chóng lấy ra.
Kiểm tra các mối nối có bị chạm nhau hay không. Nếu có phải tiến hành tách rời các mối nối bị chạm nhau và quấn băng keo điện để đảm bảo không xảy ra sự cố chạm điện gây hư hỏng thiết bị.
Đóng nắp trụ đèn.
Chu kỳ thực hiện: 3 tháng/lần.
Người thực hiện: Nhân viên giám & hậu kiểm, kỹ thuật.
2.2.16. Đèn đầu đảo.
Chức năng: Đèn đầu đảo là thiết bị cảnh báo từ xa cho tài xế biết để không đâm vào đầu đảo phân làn xe.
Đèn đầu đảo màu vàng chớp tắt liên tục để tăng sự chú ý của lái xe. Đèn được thiết kế cho việc lắp đặt ngoài
Hình 2.16: Đèn đầu đảo
trời khả năng chống chịu với mưa gió là rất cao.
Lắp đặt: Đèn đầu đảo được lắp đặt ở đầu đảo
phân làn.
2.2.17. Đèn tín hiệu trạng thái làn.
Chức năng: Đèn đầu đảo là thiết bị cảnh báo từ xa cho tài xế biết tình trạng làn xe đang đóng hay mở .
Hình 2.17: Đèn làn
Khi làn đang hoạt động thì đèn xanh sẽ sáng, còn khi làn đóng lại thì đèn đỏ sáng lên. Đèn được thiết kế cho việc lắp đặt ngoài trời khả năng chống chịu với mưa
gió là rất cao.
Lắp đặt: Đèn tình trạng làn được lắp đặt ở phí trước của mái cổng trạm.
2.2.18. Bộ lưu điện UPS.
Chức năng: Thiết bị UPS làn xe được lắp đặt bên trong tủ điều khiền
làn xe là thiết bị cung cấp nguồn điện cho hệ thống thiết bị làn xe trong thời
gian điện lưới bị mất. Hệ thống thiết bị làn xe gồm: Máy tính thu phí, thiết bị giao dịch thu phí, plc đèn tín hiệu giao thông, bảng quang báo, barrier tự động và camera quan sát làn xe.
Lắp đặt: UPS được lắp đặt trong tủ điều khiển làn xe.
Thiết bị UPS làn xe được lắp đặt bên trong tủ điều khiển làn xe là thiết bị cung cấp nguồn điện cho hệ thống thiết bị làn xe trong thời gian điện lưới bị mất. Hệ thống thiết bị làn xe gồm: Máy tính thu phí, thiết bị giao dịch thu phí, PLC, đèn tín hiệu giao thông, bảng quang báo, barrier tự động, camera quan sát làn xe. Việc bảo dưỡng thiết bị UPS được thực hiện cùng thời điểm bảo dưỡng tủ điều khiển làn xe.
2.3. Hệ thống thiết bị giám sát.
Hệ thống thiết bị giám sát bao gồm:
Camera toàn cảnh.
Camera phòng điều hành và phòng kế toán.
Máy tính chồng dữ liệu và nhận dạng biển số xe.
Máy tính giám sát hậu kiểm.
Đầu ghi hình kỹ thuật số.
Màn hình giám sát.
Bộ ghép kênh.
Bộ chồng tín hiệu.
Bàn điều khiển camera toàn cảnh.
2.3.1. Camera toàn cảnh.
Chức năng: Camera toàn cảnh là thiết bị giúp cho việc quan sát toàn bộ hoạt động của trạm được thuận tiện hơn. Nó có khả năng điều chỉnh được góc nhìn và tầm quan sát nên ta có thể xem hoạt động của tất cả các làn hoặc tại một làn hay một sự cố nào đó xảy ra trong phạm vi cổng trạm mà camera có thể quan sát được. Camera toàn cảnh được thiết kế với vỏ che có khả năng chống chịu được những điều kiện khắc nghiệt của thiên nhiên.
Camera toàn cảnh thường được sử dụng kết hợp với bàn điều khiển camera.
Hoặc điều khiển thông qua phần mềm nếu camera được kết nối với đầu ghi hình kỹ thuật số.
Lắp đặt: Camera toàn cảnh được lắp ở vị trí cao thích hợp cho việc quan sát toàn cảnh cổng trạm và nhất là vị trí có thể quan sát được hướng xe ra.
2.3.2. Camera phòng điều hành và kế toán.
Hình 2.18: Camera
Chức năng: Camera phòng điều hành là loại dome camera được bắt sát trần của phòng điều hành và kế toán. Nó được lắp đặt với mục đích theo dõi mọi hoạt động của nhân viên trạm cũng như ghi lại những sự cố bất thường xảy ra trong phạm vi của phòng đó.
Lắp đặt: Camera phòng điều hành thường
được lắp tại một vị trí cố định có kích thước nhỏ gọn giảm bớt sự chú ý của mọi người.
2.3.3. Máy tính chồng dữ liệu và nhận dạng biển số xe.
Chức năng: Máy tính chồng dữ liệu và nhận dạng biển số nhằm mục đích xuất dữ liệu soát vé để chồng lên trên hình ảnh video của xe qua làn để phục vụ công tác quản lý giám sát được tốt hơn đồng thời nhận dạng biển số xe.
Hình 2.19: Máy tính chồng dữ liệu
Máy tính chồng dữ liệu và nhận dạng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- CH431416NG 1.doc