Hậu quả của ly hôn là một vấn đề mà pháp luật quy định cần phải giải quyết khi có sự kiện pháp lý xảy ra về vấn đề ly hôn. Ly hôn là nguyên nhân dẫn đến hậu quả làm tan vỡ gia đình, từ đó làm ảnh hưởng một phần đến đời sống xã hội. Vì vậy dưới bất kỳ chế độ xã hội nào, Nhà nước cũng quan tâm đến việc giải quyết ly hôn và hậu quả pháp lý của nó. Nhưng đối với những xã hội khác nhau thì mục đích điều chỉnh của pháp luật đối với vấn đề hôn nhân và gia đình nói chung cũng như việc ly hôn và giải quyết hậu quả của nó nói riêng là hoàn toàn khác nhau.
Trong thực tế, nhìn chung các vụ kiện về hôn nhân và gia đình là không đơn giản, nhất là việc giải quyết về ly hôn đã phức tạp thì việc giải quyết hậu quả của nó lại càng phức tạp hơn. Bởi vì nó không chỉ đụng chạm đến quyền lợi thiết thân của các bên đương sự về mặt vật chất mà còn đụng chạm đến tình cảm của vợ, chồng; giữa cha, mẹ với con cái. Cho nên nếu giải quyết vấn đề này không hợp tình, hợp lý, không thoả mãn đối với các bên đương sự, làm cho các bên đương sự phải đi lại kiện tụng nhau nhiều lần, mất nhiều thời gian, cuộc sống không ổn định sẽ làm ảnh hưởng không nhỏ đến lợi ích của cá nhân cũng như lợi ích chung của xã hội không những thế còn gây nên tình trạng mất đoàn kêts giữa các bên đương sự.
Do đó muốn giải quyết đúng đắn những hậu quảpháp lý của ly hôn, các cấp Toà án cần phải giải quyết đúng đắn việc ly hôn giữa vợ và chồng, trên cơ sở đó mới giải quyết tốt hậu quả của nó. Trong quá trình giải quyết thì Toà án phải tiến hành điều tra, tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của các bên đương sự, phải nắm vững tình hình tài sản, con cái, tình trạng cụ thể của gia đình mới có thể ra quyết định đúng đắn trong mỗi bản án của mình.
Trong giai đoạn hiện nay, việc giải quyết đúng đắn các vụ kiện ly hôn và hậu quả pháp lý của nó có một ý nghĩa đặc biệt to lớn. Về mặt lý luận – nó củng cố chế độ 1vợ 1 chồng, tự nguyện, tiến bộ góp phần khẳng định các nguyên tắc: Nguyên tắc bình đẳng giữa vợ và chồng, nguyên tắc bảo đảm quyền lợi của người vợ và con chưa thành niên, nguyên tắc bảo vệ bà mẹ và trẻ em theo Luật hôn nhân gia đình 1986. Về mặt thực tiễn nó đảm bảo sự công bằng về lợi ích của các bên đương sự, đồng thời góp phần giải phóng các thành viên trong gia đình(nhất là người phụ nữ) khỏi quan hệ hôn nhân đã thực sự không còn, góp phần ổn định cuộc sống mới cho mỗi bên đương sự.
24 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1034 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Đề tài Hệ thống pháp luật của Việt Nam về ly hôn và hậu quả pháp lý của nó, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lời nói đầu
Hậu quả của ly hôn là một vấn đề mà pháp luật quy định cần phải giải quyết khi có sự kiện pháp lý xảy ra về vấn đề ly hôn. Ly hôn là nguyên nhân dẫn đến hậu quả làm tan vỡ gia đình, từ đó làm ảnh hưởng một phần đến đời sống xã hội. Vì vậy dưới bất kỳ chế độ xã hội nào, Nhà nước cũng quan tâm đến việc giải quyết ly hôn và hậu quả pháp lý của nó. Nhưng đối với những xã hội khác nhau thì mục đích điều chỉnh của pháp luật đối với vấn đề hôn nhân và gia đình nói chung cũng như việc ly hôn và giải quyết hậu quả của nó nói riêng là hoàn toàn khác nhau.
Trong thực tế, nhìn chung các vụ kiện về hôn nhân và gia đình là không đơn giản, nhất là việc giải quyết về ly hôn đã phức tạp thì việc giải quyết hậu quả của nó lại càng phức tạp hơn. Bởi vì nó không chỉ đụng chạm đến quyền lợi thiết thân của các bên đương sự về mặt vật chất mà còn đụng chạm đến tình cảm của vợ, chồng; giữa cha, mẹ với con cái. Cho nên nếu giải quyết vấn đề này không hợp tình, hợp lý, không thoả mãn đối với các bên đương sự, làm cho các bên đương sự phải đi lại kiện tụng nhau nhiều lần, mất nhiều thời gian, cuộc sống không ổn định sẽ làm ảnh hưởng không nhỏ đến lợi ích của cá nhân cũng như lợi ích chung của xã hội không những thế còn gây nên tình trạng mất đoàn kêts giữa các bên đương sự.
Do đó muốn giải quyết đúng đắn những hậu quảpháp lý của ly hôn, các cấp Toà án cần phải giải quyết đúng đắn việc ly hôn giữa vợ và chồng, trên cơ sở đó mới giải quyết tốt hậu quả của nó. Trong quá trình giải quyết thì Toà án phải tiến hành điều tra, tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của các bên đương sự, phải nắm vững tình hình tài sản, con cái, tình trạng cụ thể của gia đình mới có thể ra quyết định đúng đắn trong mỗi bản án của mình.
Trong giai đoạn hiện nay, việc giải quyết đúng đắn các vụ kiện ly hôn và hậu quả pháp lý của nó có một ý nghĩa đặc biệt to lớn. Về mặt lý luận – nó củng cố chế độ 1vợ 1 chồng, tự nguyện, tiến bộ góp phần khẳng định các nguyên tắc: Nguyên tắc bình đẳng giữa vợ và chồng, nguyên tắc bảo đảm quyền lợi của người vợ và con chưa thành niên, nguyên tắc bảo vệ bà mẹ và trẻ em theo Luật hôn nhân gia đình 1986. Về mặt thực tiễn nó đảm bảo sự công bằng về lợi ích của các bên đương sự, đồng thời góp phần giải phóng các thành viên trong gia đình(nhất là người phụ nữ) khỏi quan hệ hôn nhân đã thực sự không còn, góp phần ổn định cuộc sống mới cho mỗi bên đương sự.
nội dung
hệ thống pháp luật của việt nam về ly hôn và hậu quả pháp lý của nó
I. Các giai đoạn phát triển của pháp luật việt nam về ly hôn và hậu quả pháp lý của nó.
Đất nước ta đã trải qua 45 năm xây dựng và phát triển, đồng thời với sự ra đời của Nhà nước ta thì hệ thống pháp luật dần dần được hình thành và phát triển hoàn thiện. Luật hôn nhân và gia đình nước ta là một nghành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt nam, nó điều chỉnh các quan hệ về nhân thân và quan hệ về tài sản (chủ yếu là các quan hệ nhân thân) phát sinh giữa các chủ thể là thành viên của gia đình.
Trước cách mạng tháng tám, chế độ hôn nhân và gia đình dựa trên cơ sở quan hệ sản xuất phong kiến, đó là một chế độ hôn nhân cưỡng ép: trọng nam khinh nữ, coi rẻ quyền lợi của con cái nhất là người phụ nữ phải chịu nhiều đau khổ. Trong thời kỳ pháp thuộc, pháp luật về hôn nhân gia đình phong kiến ở Việt nam được bảo vệ và duy trì, bọn thưc dân pháp lợi dụng chế độ hôn nhân gia đình ấy để củng cố nền thống trị và sự áp bức bóc lột của chúng.
Cách mạng tháng tám thành công đã mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử hôn nhân gia đình nước ta. Từ sau cách mạng tháng tám đến nay, nhiều văn bản pháp luật về hôn nhân gia đình đã được ban hành nhằm củng cố nhằm hoàn thiện quan hệ về hôn nhân gia đình mới tiến bộ, xây dựng gia đình thật sự dân chủ, hoà thuận, hạnh phúc.
Việc luật hôn nhân gia đình phát triển như ngày hôm nay đó chính là cả một quá trình tồn tại và phát triển, nó đánh mốc qua các giai đoạn phát triển sau:
1. Giai đoạn từ 1945 đến 1954.
Cách mạng tháng tám thành công đã giải phóng dân tộc ta thoát khỏi ách đế quốc và phong kiến, đồng thời nó cũng là cuộc cách mạng giải phóng phụ nữ. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhândân ta đã đấu tranh xoá bỏ dần dần chế độ hôn nhân gia đình phong kiến, lạc hậu cổ hủ, xây dựng chế độ hôn nhân gia đình mới, tiến bộ. Nhưng việc xoá bỏ chế độ hôn nhân gia đình phong kiến không phải là dễ dàng trong ngày một ngày hai mà nó đòi hỏi cả một quá trình lâu dài. Chính vì vậy, sau cách mạng tháng tám Nhà nước ta chưa ban hành một đạo luật mà chỉ mới thực hiện phong trào “ vận động đời sống mới ” nhằm vận động nhân dân tự nguyện xoá bỏ những tục lệ cũ về hôn nhân gia đình. Đây là cuộc cách mạng về tư tưởng-văn hoá, do đó ngay một lúc không thể dùng văn bản bản pháp luật hoặc mệnh lệnh để cưỡng bức được.
Theo sắc lệnh 10\10\1945, từ 1945 đến 1950 về cơ bản chúng ta vẫn vận dụng những văn bản pháp luật cũ có chọn lọc để giải quyết những vấn đề về hôn nhân gia đình: trong đó có ly hôn và giải quyết hậu quả của nó. Năm 1946, Hiến pháp đầu tiên của nước Việt nam dân chủ cộng hoà ra đời, đã xác nhận quyền bình đẳng giữa nam và nữ trên mọi phương diện. Điều 9 Hiến pháp đã quy định: “ Đàn bà ngang quyền với đàn ông trên mọi phương diện ” đây chính là cơ sở pháp lý quan trọng cho việc đấu tranh xoá bỏ chế độ hôn nhân gia đình phong kiến, đặt cơ sở cho việc xây dựng một chế độ hôn nhân gia đình mới dân chủ và tiến bộ.
Để đáp ứng được tình hình và nhiệm vụ của giai đoạn đầu sau khi giành được chính quyền trong khi chưa xây dựng được bộ luật về hôn nhân gia đình. Nhà nước ta đã ban hành sắc lệnh số 97/SL ngày 22/5/1950 quy định một số điều cơ bản về hôn nhân gia đình.
Sắc lệnh đã xoá bỏ sự bất bình đẳng về duyên cớ ly hôn giữa vợ và chồng(Điều 2 của sắc lệnh quy định).
Sắc lệnh 159 quy định đơn giản, bớt thủ tục ly hôn: “ Vợ chồng có thể xin thuận tình ly hôn”(Điều 3). Bên cạnh đó sắc lệnh còn quy định việc bảo vệ phụ nữ có thai và thai nhi trong ly hôn...
Như vậy, sắc lệnh 97 và sắc lệnh 159 đã đề ra được một số nguyên tắc chung tiến bộ, đã góp phần đáng kể vào việc xoá bỏ chế độ hôn nhân gia đình phong kiến, giải phóng phụ nữ, góp phần thúc đẩy sự phát triển của xã hội Việt nam.
2. Giai đoạn 1954 - 1975:
Trước tình hình phát triển của xã hội, cuộc kháng chiến chống pháp đã hoàn toàn thắng lợi và hoà bình đã được xác lập ở miền bắc bước vào thời kỳ quá độ xây dựng chủ nghĩa xã hội, quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa được xác lập. Đó là cơ sở vững chắc của chế độ hôn nhân gia đình mới xã hội chủ nghĩa.
Vì vậy sắc lệnh 97 và sắc lệnh 159 với những hạn chế của mình không đáp ứng được những yêu cầu trong tình hình mới nữa. Do đó cần phải xây dựng một chế độ hôn nhân gia đình cho phù hợp với đạo đức xã hội chủ nghĩa, việc cần thiết là phải ban hành luật hôn nhân gia đình mới là cơ sở pháp lý cho cuộc đấu tranh xoá bỏ tận gốc rễ những tàn tích lạc hậu của chế độ hôn nhân gia đình phong kiến. Nhận thức được điều đó Đảng và Nhà nước ta, tại kỳ họp Quốc hội khoá 1 ngày 29/12/1959 Luật hôn nhân gia đình Việt nam đã được thông qua và ngày 13/1/1960 được công bố. Luật hôn nhân gia đình 1959 có nhiệm vụ là xoá bỏ những tàn tích của chế độ hôn nhân gia đình phong kiến lạc hậu thực hiện chế độ hôn nhân gia đình mới, tiến bộ. Với nhiệm vụ đó Luật hôn nhân gia đình được xây dựng trên 4 nguyên tắc: Hôn nhân tự do tiến bộ; hôn nhân một vợ, một chồng; nam nữ bình đẳng, bảo vệ quyền lợi phụ nữ trong gia đình; bảovệ quyền lợi của con cái. Trong đó nguyên tắc cơ bản nhất là nam, nữ bình đẳng, bảo vệ quyền lợi phụ nữ trong gia đình.
Như vậy về cơ bản Luật hôn nhân gia đình 1959 đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử của nó trong nhiệm vụ xoá bỏ tàn tích phong kiến lạc hậu. Mặt khác nó đã góp phần xây dựng nếp sống xã hội-xã hội chủ nghĩa trong đời sống gia đình.
Để áp dụng Luật một cách đúng đắn, phát huy được tác dụng một cách có hiệu quả cao, nhất là về ly hôn và giải quyết hậu quả của nó thì Toà án tối cao đã ban hành các thông tư, chỉ thị hướng dẫn các Toà án cấp dưới giải quyết việc ly hôn và giải quyết hậu quả của nó. Đây là những văn bản pháp lý quan trọng hướng dẫn thực hiện luật 1959, đảm bảo tính đúng đắn của luật pháp; đồng thời đáp ứng được lợi ích và nguyện vọng của nhân dân, quyền lợi của phụ nữ và trẻ em sau khi ly hôn. Bên cạnh những ưu điểm đó, Luật hôn nhân gia đình 1959 còn có những mặt hạn chế khó tránh khỏi, đó là các quy phạm còn mang tính khái quát, tổng hợp, chưa chi tiết cụ thể, nhiều vấn đề về hôn nhân gia đình chưa được luật đề cập tới.
3. Giai đoạn từ 1976 đến nay:
Luật hôn nhân gia đình 1959 được ban hành khi đất nước còn bị chia cắt làm 2 miền, Miền bắc đang thực hiện nhiệm vụ xây dựng xã hội chủ nghĩa, Miền nam vẫn tiếp tục cuộc đấu tranh thống nhất đất nước. Những điều kiện kinh tế-xã hội trong thời kỳ đó chua cho chúng ta thấy được và dự kiến được đầy đủ những vấn đề cụ thể trong quan hệ hôn nhân gia đình xã hội chủ nghĩa cần phải quy định trong luật. Từ sau ngày giải phóng miền nam(1975) cả nước thống nhất “ tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội”, trong tình hình mới nền kinh tế-xã hội của đất nước có nhiều thay đổi thì Luật hôn nhân gia đình năm 1959 với một số quy định không còn phù hợp với và không đáp ứng được yêu cầu của thời kỳ mới. Do đó, cần thiết phải ban hành luật hôn nhân gia đình mới là một tất yếu khách quan, phù hợp với sự biến đổi của xã hội để thúc đẩy sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
Luật hôn nhân gia đình 1986 đã được Quốc hội khoá VII kỳ họp 12 ngày 29/12/1986 thông qua.
Luật hôn nhân gia đình 1986 vẫn tiếp tục nhiệm vụ của luật hôn nhân gia đình 1959 trong tình hình mới, nên mối tương quan giữa 2 mặt xây dựng và xoá bỏ khác nhau, trong xây dựng và củng cố có xoá bỏ nhưng xâydựng là chủ yếu. Để đáp ứng được nhiệm vụ và yêu cầu trước tình hình mới, Luật hôn nhân gia đình1986 được xây dựng và thực hiện trên 5 nguyên tắc: Hôn nhân tự nguyện tiến bộ; hôn nhân một vợ một chồng; vợ chồng bình đẳng; bảo vệ quyền lợi của người mẹ và con cái; bảo vệ bà mẹ và trẻ em;
Chính những nhiệm vụ và nguyên tắc của Luật hôn nhân gia đình 1986 đã quyết định những nội dung quy định trong luật. Nhiều quy định trong luật hôn nhân gia đình 1959 được quy định lại trong luật hôn nhân gia đình 1986, nhưng cũng có nhiều quy định mới. Bên cạnh đó nhiều vấn đề đã được quy định cụ thể và chi tiết hơn trước như quan hệ giữa cha mẹ và con cái. Có những vấn đề được quy định khác trước cho phù hợp với sự phát triển của kinh tế-văn hoá-xã hội như chế độ tài sản chung của vợ chồng. Vấn đề ly hôn và giải quyết hậu quả của nó cũng đã được quy định lại chặt chẽ cụ thể hơn, nhằm khắc phục những hiện tượng thi hành luật không được đúng đắn.
Có thể nói, trong nhữnh năm qua tình hình thực hiện luật hôn nhân gia đình 1986 đã co nhiều tiến bộ, được hầu hết mọi ngươì tuân theo, đem lại một chuyển biến sâu sắc trong đời sống tình cảm, phong tục tập quán lâu đời của nhân dân ta. Những tàn tích, hủ tục trong hôn nhân phong kiến, tư sản đã dần dần được xoá bỏ, chế độ hôn nhân gia đình mới dược hình thành.
II. Vấn đề ly hôn và hậu quả pháp lý của nó theo luật hôn nhân gia đình 1986.
1. Vấn đề ly hôn:
Ly hôn là hậu quả của hành vi có ý chí của vợ và chồng, do Toà án nhân dân xét xử trên cơ sở pháp luật. Điều đó nói lên rằng ly hôn lhông chỉ dựa trên cơ sở ý chí của 2 vợ chồng cũng như không phải ý chí chủ quan của người xét xử, hay ý chí chủ quan của người làm luật, mà dựa trên cơ sở thực trạng của hôn nhân được phản ánh một cách khách quan trong hệ thống pháp luật. Theo điều 40 quy định: khi vợ, chồng hoặc cả 2 người có đơn xin ly hôn thì Toà án nhân dân phải tiến hành điều tra, hoà giải. Hoà giải là một trong các giai đoạn tố tụng bắt buộc, cần thiết, luật quy định việc hoà giải thì Toà án đều phải tiến hành trong cả hai trường hợp đó là: do một bên yêu cầu hoặc do cả hai bên thuận tình ly hôn.
Hoà giải nhằm cải thiện quan hệ vợ chồng để vợ chồng còn có cơ hội đoàn tụ, Toà án nhân dân chỉ tiến hành xét xử khi đã hoà giải nhiều lần mà không đạt kết quả. Luật quy định như vậy một phần để nhấn mạnh vai trò của Toà án trong việc ly hôn, giai đoạn hoà giải của Toà án nhằm tác động, củng cố và ổn định gia đình, khi xét thấy tình trạng đời sống chung của gia đình chưa tới mức phải cho ly hôn hoặc cả khi giải quyết cho ly hôn. Khi một bên yêu cầu xin ly hôn, Toà án chỉ xét xử cho ly hôn khi xét thấy giữa vợ và chồng tình trạng đã trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài và mục đích của hôn nhân là xây dựng gia đình hoà thuận, hạnh phúc, bền vững không đạt được; tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài là nói đến thực trạng của gia đình, giữa vợ chồng đã có mâu thuẫn sâu sắc, quan hệ vợ chồng khó lòng tiếp tục duy trì, không thể nào sống bình thường với nhau.
Đối với trường hợp thuận tình ly hôn, Toà án nhân dân phải xác định rõ cả hai vợ chồng có thật sự tự nguyện thoả thuận bỏ nhau hay không. Nếu một bên do tự ái, nông nổi hay vì sỹ diện cá nhân hoặc vì bị o ép mà đồng tình ly hôn thì không được coi là thuận tình ly hôn và chỉ giải quyết thuận tình ly hôn khi cả hai người cùng viết đơn. Theo quy định của pháp luật, cơ sở của ly hôn là cả hai bên phải thực sự tự nguyện, tuy nhiên việc thực sự tự nguyện phải đúng với quan hệ của vợ chồng, do đó vẫn phải dựa trên căn cứ chung, tức là nó phản ánh thực tế khách quan hôn nhân đã tan rã thực sự. Do đó nếu xét thấy đúng là hai bên tự nguyệnvì họ không thể sống chung với nhau được nữa thì Toà án nhân dân mới quyết định công nhận việc thuận tình ly hôn.
Giải quyết cho ly hôn của Toà án là một công việc hết sức thận trọng. Bởi quyếtđịnh cho ly hôn hay công nhận thuận tình ly hôn tức là Toà án đã xác nhận một sự kiện: sự tan rã thực sự của một gia đình-một tế bào của xã hội. Sự ổn định của gia đình ảnh hưởng tới sự ổn định của xã hội và ngược lại, vấn đề ly hôn đều xuất phát từ những nguyên nhân xã hội. Sự tan rã của gia đình sau khi ly hôn đặt ra biết bao vấn đề cần giải quyết tiếp theo, chính vì vậy khi quyết định Toà án cần phải điều tra, hoà giải một cách thận trọng.
2. Hậu quả pháp lý của ly hôn:
Việc Toà án nhân dân xét xử cho ly hôn do một bên yêu cầu hoặc công nhận thuận tình ly hôn sẽ dẫn đến những hậu quả pháp lý nhất định cho vợ chồng và con cái. Do đó, chấm dứt quan hệ hôn nhân giữa vợ chồng tất yếu sẽ kéo theo nhiều vấn đề cần giải quyết trong quá trình tiến hành xét xử đó là:
- Quan hệ vợ chồng về nhân thân chấm dứt trước pháp luật.
- Chế độ tài sản chung của vợ chồng chấm dứt và tài sản chung được chia cho mỗi bên vợ, chồng sẽ thuộc sở hữu riêng của mỗi người.
- Việc cấp dưỡng giữa vợ chồng sau ly hôn được đặt ra nếu một bên vợ hoặc chồng túng thiếu, yêu cầu cấp dưỡng.
- Nếu vợ chồng đã có con chung thì phải giải quyết việc giao con cho ai trông nom, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, đồng thời giải quyết vấn đề đóng góp phí tổn nuôi dưỡng giáo dục con.
Trong luật hôn nhân gia đình Việt nam không có điều nào quy định cụ thể về việc chấm dứt quan hệ nhân thân giữa vợ chồng khi ly hôn. Nhưng thông thường khi ly hôn thì quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng không liên quan gì đến nhau, dù hai bên có thoả thuận hay không thoả thuận thì Toà án cũng sẽ quyết định và việc chấm dứt quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng được tính từ khi bản án của Toà án có hiệu lực. Đồng thời luật cũng không quy định hạn chế việc kết hôn xây dựng hạnh phúc mới của vợ chồng sau khi đã ly hôn, mỗi bên đều có quyền kết hôn với người khác. Tuy nhiên việc quyết định cho ly hôn hoặc công nhận thuận tình ly hôn giưã hai vợ chồng không có nghĩa là giải phóng họ khỏi các quyền và nghĩa vụ khác như: nghĩa vụ cấp dưỡng lẫn nhau và đặc biệt là quyền và nghĩa vụ đối với con cái, đó chính là trách nhiệm và vinh dự của người làm cha, làm mẹ, Toà án phải giải thích cho họ biết và thấy được những quyền và nghĩa vụ của họ đối với con cái họ ngay cả khi đã ly hôn.
Sau đây chúng ta sẽ nghiên cứu các quy định của pháp luật và thực tế vận dụng của các Toà án về việc giải quyết hậu quả pháp lý của ly hôn.
a. Chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn.
- Xác định sở hữu của vợ chồng:
Chế độ tài sản của vợ chồng là một trong những vấn đề quan trọng của luật hôn nhân gia đình. Nó góp phần xây dựng gia đình hạnh phúc, dân chủ, hoà thuận và bình đẳng, góp phần bảo vệ những quyền lợi chính đáng của công dân. Tài sản của vợ chồng không chỉ là vấn đề sở hữu của cải vật chất liên quan đến lợi ích riêng của vợ chồng. Gắn với tài sản của vợ chồng là những quan hệ xã hội cần giải quyết trong đời sống gia đình có liên quan đến lợi ích của các thành viên khác. Chính vì vậy tài sản của vợ chồng được Nhà nước quy định trong pháp luật thành chế độ pháp lý tài sản của vợ chồng, đó là một quy định cần thiết nhằm điều chỉnh những quan hệ tài sản trong đời sống gia đình.
Luật hôn nhân gia đình 1959 và luật hôn nhân gia đình 1986 đều quy định chế độ tài sản của vợ chồng là chế độ tài sản chung. Song phạm vi tài sản chung của vợ chồng quy định trong luật hôn nhân gia đình 1986 hẹp hơn.
Tài sản chung của vợ chồng theo tinh thần Điều 14 quy định gồm:
+) Tài sản do vợ chồng tạo ra trong thời kỳ hôn nhân tồn tại.
+) Thu nhập về nghề nghiệp và những thu nhập hợp pháp khác.
+) Tài sản của vợ chồng được thừa kế chung hoặc cho chung.
Để giúp các Toà án cấp dưới xác định một cách đúng đắn khối tài sản chung của vợ chồng trong NQ 01-HĐTP của TANDTC đã hướng dẫn cụ thể.
Tài sản chung của vợ chồng bao gồm các khoản thu nhập sau:
+) Tiền lương, tiền thưởng, tiền trợ cấp hưu trí, các thu nhập về sản xuất ở gia đình và các thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng, không phân biệt thu nhập của mỗi bên.
+) Các tài sản mà vợ chồng mua sắm được bằng những thu nhập nói trên.
+) Tài sản mà vợ chồng được cho hoặc thừa kế chung.
Tài sản chung của vợ chồng theo quy định chỉ có thể là sở hữu chung hợp nhất và thời điểm sau khi kết hôn là căn cứ để xác định khối tài sản chung, điều này là rất cần thiết. Như vậy trong quá trình chung sống “ Tài sản chung được sử dụng để đảm bảo những nhu cầu chung của gia đình”. Vợ chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau đối với tài sản chung. Việc mua, bán, đổi, cho, vay, mượn và những giao dịch khác có liên quan đến tài sản mà có giá trị lớn thì phải được sự thoả thuận của vợ chồng. Theo tinh thần quy định của Điều 15 thì khi sử dụng tài sản chung của vợ chồng đương nhiên được coi là có sự thoả thuận của cả vợ và chồng. Những việc mua bán hoặc cho vay, mượn và những giao dịch khác có quan hệ đến tài sản có giá trị lớn thì phải có sự thoả thuận của cả hai vợ chồng. Nếu là việc mua bán cầm cố tài sản theo quy định của pháp luật phải có hợp đồng viết thì cả hai vợ chồng đều phải ký vào hợp đồng. Điều này hoàn toàn phù hợp với thực tế, để loại trừ trường hợp vợ hay chồng có thái độ vô trách nhiệm với tài sản chung, phá tán tài sản để ăn chơi.
Ngoài tài sản chung của vợ chồng thì luật còn quy định vợ hoặc chồng có thể có tài sản riêng; tài sản riêng bao gồm:
- Tài sản có trước khi kết hôn
- Tài sản được cho riêng hoặc thừa kế riêng trong thời kỳ hôn nhân.
Việc quy định trong gia đình, vợ chồng đều có quyền có tài sản riêng là hoàn toàn hợp lý, phù hợp với tâm lý và nguyện vọng của nhân dân, phù hợp với nguyên tắc về quyền sở hữu, về quyền tự định đoạt của nhân dân. Việc xác định tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng có ý nghĩa thực tế khi xảy ra tranh chấp về tài sản hoặc khi cần chia tài sản chung không chỉ cần thiết khi có sự kiện ly hôn mà còn quan trọng ngay cả đối với trường hợp hôn nhân còn tồn tại mà một bên yêu cầu có lý do chính đáng(Điều 18)hoặc khi một bên chết trước nếu cần chia thì cũng được chia theo quy định của pháp luật(Điêù 17). Nhưng ở đây chỉ nghiên cứu, xem xét vấn đề chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn.
- Chia tài sản của vợ, chồng khi ly hôn:
Trên cơ sở xác định sở hữu chung, riêng của vợ chồng, việc chia tài sản chung khi ly hôn phải đảm bảo theo pháp luật quy định: Luật, các văn bản dưới luật.
Cần quán triệt các nguyên tắc và các căn cứ khi chia tài sản của vợ chồng:
+) Nguyên tắc: - Bình đẳng
- Bảo vệ bà mẹ và trẻ em
- Bảo vệ lợi ích chính đáng của sản xuất và nghề nghiệp.
+) Căn cứ:
- Tình hình tài sản
- Tình trạng cụ thể của gia đình
- Công sức đóng góp của mỗi bên
Vì vậy giải quyết quan hệ tài sản của vợ chồng khi ly hôn sẽ căn cứ vào Điều 42: “Việc chia tài sản do hai bên thoả thuận và phải được Toà án nhân dân công nhận. Nếu hai bên không thoả thuận được với nhau thì Toà án nhân dân quyết định”.
Quy định như vậy không có gì là mâu thuẫn với quyền tự định đoạt của công dân, bởi vì để đảm bảo quyền lợi cho các bên đương sự nhất là phụ nữ và trẻ em khi ly hôn thì ngay cả trường hợp tự thoả thuận cũng phải được Toà án công nhận, nếu việc thoả thuận đó là hợp pháp thì không sao nhưng nếu không hợp pháp, quyền lợi của một trong hai bên bị vi phạm thì Toà án cũng cần phải quyết định lại.
Về nguyên tắc chia tài sản khi ly hôn phải theo quy định: “ Tài sản riêng của bên nào thì vẫn thuộc quyền sở hữu của bên ấy. Tài sản chung được chia đôi có xem xét hợp lý đến tình hình tài sản, tình trạng cụ thể của gia đình và công sức đóng góp của mỗi bên”.
Tài sản chung và riêng chỉ chia trên cơ sở những thứ hiện có. Để chia tài sản chung của vợ chồng cần phải xác định chính xác khối tài sản chung hiện có(gồm những quyền và nghĩa vụ tài sản của vợ chồng đối với người khác...) khi chia phải căn cứ vào tình hình tài sản tức là tài sản thực tế của vợ chồng hiện có kể cả những khoản cho vay, mượn, tiền gửi tiết kiệm. Những thứ đã chi dùng cho gia đình mà chuyển sang một dạng khác và sự chi dùng đó là bức thiết của gia đình thì phải coi tài sản đó là đang còn để tính chia còn những thứ đã chi dùng cho gia đình mà không còn nữa thì không phải thanh toán. Đồng thời khi chia càn phải xác định trong khối tài sản đó có những thứ gì có thể chia bằng hiện vật, còn những cái gì không thể tách ra để chia được như: xe máy, xe đạp, ti vi, tủ lạnh... thì để nguyên và người nào hưởng nếu có chênh lệch thì phải thanh toán tiền chênh lệch cho người kia. Đối với tài sản bằng hiện vật thì phải kiểm kê, định giá theo giá trị của thị trường một cách chính xác, công khai và đúng đắn. Đồng thời còn phải xem xét đến tình trạng cụ thể của gia đình và công sức đóng góp của mỗi bên. Có nghĩa là hiện tại vợ chồng, con cái sinh sống ở một nơi hay mỗi bên sinh hoạt ở một chỗ khác nhau hoặc vẫn còn ở chung với gia đình, nắm sát tình trạng gia đình khi vợ chồng ly hôn thì mới đảm bảo khi chia tài sản không bị sót, lọt. Thông thường thì tài sản chung chia đôi, nhưng để đảm bảo sự công bằng, bình đẳng và hợp lý thì cần xét đến công sức của mỗi bên bỏ ra để xây dựng khối tài sản chung đó. Công sức của mỗi bên phải kể đến trách nhiệm thu vén, bảo vệ khối tài sản chung đó, bởi trong thực tế không ít những gia đình tài sản chung chỉ có một bên bỏ sức lao động của mình để tạo ra... Theo luật quy định, lao động trong gia đình được tính ngang với lao động sản xuất. Tại điều 42 quy định: “ Khi chia tài sản thì phải bảo vệ lợi ích chính đáng của sản xuất và nghề nghiệp, bảo vệ quyền của người vợ và người con chưa thành niên”. Vì trong xã hội cũ, người phụ nữ và con cái bị coi rẻ, họ không có quyền hành gì trong gia đình và nhất là đối với tài sản, họ hoàn toàn bị phụ thuộc vào người cha, người chồng. Cho nên luật quy định như vậy là nhằm mục đích xoá bỏ sự bất công trong xã hội cũ và trong cuộc sống bao giờ người phụ nữ cũng gặp khó khăn hơn nam giới, đặc biệt khi ly hôn. Do đó cần phải đảm bảo cho người phụ nữ và con chưa thành niên có một cuộc sống bình thường để họ yên tâm công tác, học tập ngay cả khi quan hệ gia đình bị tan vỡ. Đồng thời cũng chỉ dưới chế độ xã hội chủ nghĩa lợi ích của cá nhân mới được đảm bảo, lưọi ích của cá nhân không tách rời lợi ích của tập thể và của xã hội, các lợi ích đó phải kết hợp với nhau một cách hài hoà. Cho nên khi giải quyết ly hôn không chỉ đảm bảo quyền lợi của mỗi bên đương sự và con cái mà còn phải quan tâm bảo vệ lợi ích chính đáng của sản xuất và nghề nghiệp.
Đối với trường hợp vợ chồng vẫn còn chung sống với gia đình bên vợ (chồng) thì luật cũng quy định tại Điều 42. Nếu tài sản của họ không thể xác định được thì vợ chồng được chia một phần trong khối tài sản đó, căn cứ vào công sức đóng góp, vào việc duy trì và phát triển khối tài sản chung đó. Lao động trong gia đình được coi là lao động sản xuất. Quy định đó hoàn toàn phù hợp với thực tế và bảo đảm cho bên làm công việc nội trợ (thường là ngưoừi vợ) không bị thiệt thòi.
Để áp dụng luật trong thực tế xét xử được đúng đắn, chính xác Toà án nhân dân tối cao đã ra NQ 01-HĐTP ngày 20/1/1988 hướng dẫn áp dụng một số quy định khi giải quyết việc chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn căn cứ vào Điều 42 kết hợp với các Điều 14, 15, 16. Khi ly hôn tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có xem xét.
Nhìn chung, việc giải quyết chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn là hết sức phức tạp và khó khăn. Thường tài sản riêng ít bị tranh chấp và hầu như tự họ thoả thuận được với nhau, kể cả tài sản chung cũng vậy nếu như nó không có gia trịi lớn. Đặc biệt là vấn đề nhà ở cần có sự giải quyết của Toà án.
b.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 68319.doc