Điện năng được sản xuất, truyền tải, phân phối rộng khắp với nhiều cấp điện áp từ cấp hạ áp, trung áp, cao áp, siêu cao áp và cực siêu cao áp với số lượng thiết bị rất lớn. Sự phát triển một hệ thống thông tin trong hệ thống điện là rất cần thiết. Những việc mà trước đây muốn thực hiện thì phải rất phức tạp và mất nhiều công sức, cần đến sự làm việc của nhiều người thì với sự phát triển của công nghệ thông tin nói chung và truyền thông trong hệ thống điện nói riêng đã làm cho vấn đề được trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Các thiết bị ở cấp dưới (chấp hành) được kết nối với cấp trên như máy tính điều khiển, thiết bị quan sát, máy tính điều khiển giám sát và các máy tính cấp điều hành xí nghiệp, quản lý công ty. Chuẩn truyền thông là qui ước chung cho việc ghép nối các thiết bị với nhau giúp cho việc giao tiếp được trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn. Ngoài các chuẩn vật lý thường dùng như RS-232, RS-485 thì còn các chuẩn giao thức như IEC 60870, 61850 chiếm vai trò quan trọng trong điều khiển giám sát trong hệ thống điện.
85 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1176 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Đề tài Hệ thống điều khiển bảo vệ và giám sát trong hệ thống điện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
giới thiệu hệ thống điều khiển bảo vệ và giám sát trong HTĐ
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU
1.1 Giới thiệu
Điện năng được sản xuất, truyền tải, phân phối rộng khắp với nhiều cấp điện áp từ cấp hạ áp, trung áp, cao áp, siêu cao áp và cực siêu cao áp với số lượng thiết bị rất lớn. Sự phát triển một hệ thống thông tin trong hệ thống điện là rất cần thiết. Những việc mà trước đây muốn thực hiện thì phải rất phức tạp và mất nhiều công sức, cần đến sự làm việc của nhiều người thì với sự phát triển của công nghệ thông tin nói chung và truyền thông trong hệ thống điện nói riêng đã làm cho vấn đề được trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Các thiết bị ở cấp dưới (chấp hành) được kết nối với cấp trên như máy tính điều khiển, thiết bị quan sát, máy tính điều khiển giám sát và các máy tính cấp điều hành xí nghiệp, quản lý công ty. Chuẩn truyền thông là qui ước chung cho việc ghép nối các thiết bị với nhau giúp cho việc giao tiếp được trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn. Ngoài các chuẩn vật lý thường dùng như RS-232, RS-485 thì còn các chuẩn giao thức như IEC 60870, 61850 chiếm vai trò quan trọng trong điều khiển giám sát trong hệ thống điện.
1.2 Mục đích của đề tài
Đề tài này nghiên cứu các chuẩn truyền thông công nghiệp trong điều khiển giám sát hệ thống điện, mục đích là làm rõ khả năng ứng dụng của các chuẩn truyền thông quốc tế, sự phù hợp và các ưu nhược điểm của chúng trong các hệ điều khiển và giám sát hệ thống điện. Làm rõ thực trạng của các giải pháp truyền thông trong hệ thống điện Việt Nam.
1.3 Nội dung của đề tài
Nội dung của đề tài là nghiên cứu nhu cầu truyền thông trong hệ thống điện, giới thiệu hệ thống (SCADA) và các hệ thống cấp cao hơn, nghiên cứu các chuẩn giao thức IEC 60870, 61850, OPC. Phân tích khả năng áp dụng các chuẩn truyền thông trong điều khiển giám sát và thu thập dữ liệu.
1.4 Phương pháp nghiên cứu và các kết quả đạt được
Sử dụng các tài liệu về mạng truyền thông công nghiệp, các tài liệu của trung tâm điều độ hệ thống điện quốc gia (chế độ vận hành, các chuẩn truyền thông đang áp dụng..) cùng với đó là tài liệu của các hãng nước ngoài như ABB, Siemens nhằm đạt được các kết quả sau:
Nhận thấy được vai trò của truyền thông trong hệ thống điện
Tổng quan về các hệ thống điều khiển bảo vệ và giám sát trong hệ thống điện
Làm rõ việc áp dụng các chuẩn truyền thông trong điều khiển giám sát hệ thống điện.
1.5 Bố cục của bài viết
Bố cục của bài viết được trình bày gồm có 5 chương
Chương 1: Mở đầu
Nội dung của chương là chỉ rõ mục đích của đề tài, nội dung của đề tài, phương pháp nghiên cứu đề tài và các kết quả đạt được
Chương 2: Giới thiệu hệ thống điều khiển bảo vệ và giám sát trong HTĐ
Mục đích của chương nhằm giới thiệu các chức năng và tính năng chính của các hệ thống điều khiển bảo vệ và giám sát trong hệ thống điện
Chương 3: Tổng quan về mạng truyền thông trong hệ thống điện
Nội dung của chương là nêu rõ việc liên kết thông tin trong ĐKGS hệ thống điện từ trung tâm điều độ hệ thống điện quốc gia tới các điều độ khu vực và các công trình, đường dây.
Chương 4: Chuẩn truyền thông áp dụng trong hệ thống điện
Chương này giới thiệu các chuẩn vật lý thông dụng, chuẩn giao thức IEC 60870, 61850, OPC và việc áp dụng các chuẩn này trong hệ thống điện.
Chương 5: Tổng kết
Nêu ra những kết quả đã làm được của đề tài, những mặt hạn chế và đưa ra các đề xuất giải pháp.
CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN BẢO VỆ VÀ GIÁM SÁT TRONG HỆ THỐNG ĐIỆN
Nội dung chính của chương là làm rõ chức năng và tính năng của hệ thống điều khiển, giám sát và thu thập dữ liệu trong hệ thống điện, việc giao tiếp giữa các thiết bị thu thập thông tin với trung tâm điều khiển. Giới thiệu các hệ thống cấp cao hơn như EMS, DMS, BMS.
2.1 Hệ thống điều khiển bảo vệ trong HTĐ
2.1.1 Quá trình xây dựng và phát triển
Trước những năn 90, hệ thống điện Việt Nam thừa hưởng cơ sở hạ tầng lạc hậu, nhỏ lẻ. Thiết bị điều khiển bảo vệ chủ yếu là thế hệ điện cơ, chưa có mặt hệ thống thông tin số. Các khái niệm trong lĩnh vực điều khiển, giám sát như SCADA, hệ thống đo xa….. và hiểu biết về thế hệ thiết bị số còn khá mới mẻ xa lạ với người thiết kế và quản lý HTĐ.
Đầu những năm 90, nền kinh tế đất nước bắt đầu phát triển, đòi hỏi những bước phát triển mới trong truyền tải và phân phối điện năng. Hệ thống đường dây siêu cao áp 500kV thống nhất HTĐ toàn quốc, với thế hệ thiết bị số như: Rơ le, bộ ghi sự cố và thông tin số. Hệ thống quản lý HTĐ phát triển, ra đời cấp điều độ trung ương A0 quản lý giám sát vận hành hệ thống 500kV và nhà máy điện lớn trong toàn quốc.
Một số thiết bị tiêu biểu cho thế hệ rơ le số có thể liệt kê như: Rơ le bảo vệ so lệch dọc đường dây LFCB-102 (GEC- Alsthom sử dụng kệnh truyền thông tin cáp quang riêng lắp đặt theo hệ thống dây chống sét dọc tuyến, rơ le tự động đóng lại LFAA-102, rơ le bảo vệ đường dây 7SA513 V2.1- Siemens, bộ tự động ghi sự cố….. Bên cạnh đó, vẫn sử dụng thế hệ thiết bị bán dẫn như rơ le bảo vệ quá dòng như MCGG82,62,22. Hệ thống điều khiển đã được thiết kế theo mô hình SCADA.
Nền kinh tế và khoa học kỹ thuật Việt Nam đang từng bước hòa nhập vào phát triển mạnh mẽ của thế giới. Điện lực Việt Nam đòi hỏi sự phát triển toàn diện các hệ thống nguồn truyền tải và phân phối. Tỷ lệ số hóa trong thiết bị điều khiển tăng dần là một lựa chọn tất yếu trong thiết kế xây dựng công trình mới và cải tạo nâng cấp hệ thống. Trong HTĐ Việt Nam đã có nhiều nhà sản xuất nổi tiếng: ABB, SIEMENS, SEL- SCHWEITER, GEC- Alsthom, AEG….. Nói chung thiết bị bảo vệ và điều khiển tất cả các nhà sản xuất đều hướng quan điểm thiết kế của riêng họ, nhưng đều hướng tới các đặc tính: Đa chức năng, bộ nhớ ghi lại nhiều loại dữ liệu lớn hơn, giao diện, nói ghép thân thiện hơn và đặc biệt ngày càng đáp ứng yêu cầu thông tin mạnh hơn. Ngoài ra còn thêm đặc điểm mang tính kinh tế cạnh tranh: Trên một thiết bị có thể có những lựa chọn cấu hình từ tối thiểu tới nâng cao tùy thuộc vào khả năng đầu tư và phạm vi ứng dụng của người mua.
Đã có nhiều công trình trạm, đường dây phân phối mới hoàn toàn láp đặt rơ le số, với một hệ thống thông tin mở. Ngoài ra còn đưa các thiết bị điều khiển tự động quá trình (PLC trong môi trường điều khiển công nghiệp) vào HTĐ trong thông tin, điều khiển trạm, tổ máy phát…
Công nghệ thông tin công nghiệp, văn phòng, cùng kiến trúc mạng LAN, WAN đã có mặt trong mạng thông tin điện lực Việt Nam.
Kèm theo đó, khái niệm “ Máy tính hóa” điều khiển và bảo vệ đang là xu hướng của tương lai, nâng cao và hoàn thiện vai trò của máy tính trong môi trường này. Có thể kể tên nhưng trạm biến áp mới có điều khiển hoàn toàn trên màn hình máy tính được thực thi trên hệ thống thông tin trạm như: Trạm 220kV Nhà Bè, Sóc Sơn, Bắc Giang (ABB), 220kV Nam Định, Tràng Bạch, Việt Trì, Phố nối (Siemens), các nhà máy điện dùng hệ thống điều khiển quá trình tự động: Sông Hinh, Hàm Thuận – Đa My, Phả Lại 2, Phú Mỹ… Những công trình trên được coi là đã sử dụng thế hệ thiết bị và thông tin mới và tiên tiến nhất trên thế giới vào thời điểm xây dựng.
Ở mức độ nhỏ hơn, các trạm biến áp 110kV và các lộ Phụ tải trung áp mới đều được thiết kế lắp đặt sử dụng hoàn toàn rơ le bảo vệ số.
So với thời kỳ đầu, đã có số lượng rất lớn, chủng loại khá đa dạng và rất nhiều thế hệ thiết bị số đã có mặt trong HTĐ Việt Nam. Việc làm chủ sơ đồ thiết kế, thí nghiệm, vận hành các thiết bị số của nhiều hãng đã trở thành quen thuộc với cán bộ kỹ thuật.
Trong điều khiển hệ thống, SCADA đang được cải tạo và lắp mới ngày càng hoàn thiện hơn. Hệ thống SCADA cấp điều độ trung ương A0 đã được lắp đặt 1999-2000 có khả năng điều khiển, tạo một cơ sơ dữ liệu trên hệ thống thông tin mang tính mở và mạnh để áp dụng những ứng dụng ở mức cao trong HTĐ như EMS, DSM…. Hệ thống SCADA cấp điều độ miền Bắc, Trung, Nam tạo nguồn thông tin từ cấp thấp hơn: Trạm biến áp 110kV, tổ máy phát nhỏ…. Nối ghép cung cấp dữ liệu đến hệ thống SCADA trung ương, và các ứng dụng văn phòng khác trên toàn quốc gia hoặc toàn cầu.
Nhà sản xuất
Chức năng chính
SIEMENS
ABB
SEL
Alstom
F87, F87N, F87BB, F50/51, F50N/51N, F49, F90
7UT512,513,
7SSV3.2x,
V4.1x
RET316 V4.5
RET 520 V2.
SEL 387
P643, P141, KBCH130
F50/51 &N
7SJ511 V3.3x
V4.1x
7SJ531
SPAJ140,141C
SEL351A.
SEL551
Micom P127,P123,P441KCGG140
F67/67N
7SJ512V3,4
SPAA341
F21
7SA511,513
REL511
Bảng 2.1: Các nhà sản xuất và thế hệ rơ le bảo vệ
2.1.2 Đánh giá việc khai thác hệ thống điều khiển và bảo vệ trong HTĐ Việt Nam.
Quá trình thâm nhập, ứng dụng thế hệ thiết bị mới (Rơ le bảo vệ, hệ thống điều khiển, thông tin điện lực) được thực hiện theo từng bước, mang đặc điểm của một nước đang phát triển và cũng theo sát với phát triển của những thế hệ mới nhất.
Việt Nam có những mặt thuận lợi khi theo chiến lược đón đầu các kỹ thuật mới, đưa vào ứng dụng những thiết bị, hệ thống tiên tiến nhất ngay trong giai đoạn phát triển ban đầu không trải qua thời gian và chi phí thử nghiệm, có đội ngũ kỹ thuật có năng lực nhạy bén, tránh được sai lầm từ những bài học và kinh nghiệm của các nước đi trước.
Nhưng cũng có nhiều mặt hạn chế trong quá trình phát triển:
Khả năng đầu tư hạn hẹp, phụ thuộc vào các nguồn vốn vay kèm theo
nhà cấp hàng có chỉ định
Bị động mang nhiều tính chất giải quyết tình thế. HTĐ có khối lượng
tài sản lớn, xây dựng mang tính chất của một quá trình phát triển, kế thừa, trong hệ thống tồn tại rất nhiều thế hệ, nhiều công nghệ sản xuất thiết bị là điều không thể tránh khỏi. Đặc biệt tính tiên tiến hiện đại của thiết bị thông tin ngày nay có vòng đời rất ngắn, do vậy nhiều thiết bị, hệ thống khi chọn trên dự án là hiện đại và tiên tiến nhất, khi thực hiện xong dự án thì lại trở thành lạc hậu.
Năng lực kỹ thuật thẩm định thiết kế khai thác ứng dụng trên hệ thống
hiện có còn hạn chế ….
Chẳng hạn, khi chọn thiết bị rơ le bảo vệ, thiết bị thông tin( bộ xử lý trung tâm, thiết bị chuyển kênh, ….. hay mắc phải những thiếu sót sau:
+ Chọn những thiết bị không cùng một cấp (Cấp lộ phụ tải phân phối, cấp trung tâm thông tin mức trạm)
Nhiều nhà cung cấp khác nhau
Hình thức, giao thức thông tin, năng lực và tốc độ thông tin khác nhau.
Tùy chọn rơ le có kết nối EIA-232,…. Cáp quang khác nhau ( Mà
chuẩn nối này chỉ phục vụ tốt nhất riêng cho mỗi liên kết Star hoặc Bus ( Daisy-Train/ Trunk-Drop)).
Chọn những thiết bị có khả năng thông tin quá mạnh so với khả năng
của mạng thông tin tổng thể, dẫn đến sử dụng lãng phí thiết bị.
+ Ở mức độ trạm đã chọn những sơ đồ cấu trúc thông tin mà thiếu đánh giá về độ tin cậy của hệ thống, ví dụ tại trạm 220kV Nam Định chỉ dựa vào hình máy tính, không có hệ thống thông tin, mạng dự phòng. Do vậy, đã có một lần xảy ra sự cố máy tính hoặc hư hỏng mạng cáp quang do chuột cắm làm tê liệt điều khiển toàn trạm trong nhiều ngày thậm chí nhiều tuần.
+ Do đòi hỏi phải hiện đại hóa theo một chức năng nào đó, chẳng hạn giám sát trạng thái máy cắt, hệ thống đo xa…. Nên những năm 95,96 chúng ta đã đầu tư những hệ thống thông tin riêng lẻ, chỉ phục vụ đơn mục đích đặt ra. Sau một thời gian ngắn vài năm, khi xuất hiện nhưng hệ thống thông tin mở có thể phát triển khai thác đa ứng dụng theo hướng của người sử dụng, thì các hệ thống đã lắp đặt trên chỉ là một chức năng nhỏ trong hệ thống mới, tồn tại của hệ thống này chỉ làm phức tạp hệ thống và cồng kềnh trong công tác quản lý. Kết quả là đã gây ra một lãng phí lớn trong đầu tư.
Trong hoàn cảnh kinh tế Việt Nam của thời kỳ đầu phát triển, chúng ta phải Tiết kiệm và sử dụng hệu quả cao nhất nguồn vốn đầu tư. Như vậy, để xây dựng hệ thống điều khiển và bảo vệ dựa trên hệ thống thông tin điện lực hay thực thi xu hướng máy tính hóa trong điều khiển trạm điện, cần phải lưu ý một số vấn đề sau:
Phải co so sánh, đánh giá đúng những chỉ tiêu kỹ thuât: Độ tin cậy,
tính duy trì, ổn định hệ thống, chất lượng điện năng, thiệt hại khi có sự cố, tính kinh tế…. khi lựa chọn xây dựng một hệ thống điều khiển với quy mô nào đó trên cơ sở thông tin, hoặc mô hình điều khiển khác được tư vấn nhằm chọn ra mô hình điều khiển phù hợp. Cũng cần phải lưu ý rằng có những công trình có quy mô và vị trí địa lý nào đó không nhất thiết phải xây dựng dựa trên hệ thống thông tin mạnh. Không thể trang bị hệ thống thông tin như một thứ “ Thời Trang”.
Phải có kiến thức nắm bắt và dự đoán đúng những phát triển trong
tương lai. Ví dụ có dự đoán đúng đắn, xu thế phát triển khoa học công nghệ trong vòng 5,10 thậm chí 20 năm tiếp theo, theo đó là những cấu trúc, mô hình điều khiển. Tránh tình trạng thiết kế mang tính tình thế và công trình có tuổi đời sử dụng ngắn.
2.1.3 Giới thiệu một số hệ thống điều khiển SCADA, EMS hiện hữu
1.Hệ thống điều khiển trạm: LSA-SIEMENS
Trạm 220kV Nam Định, Tràng Bạch, Vật Cách, Việt Trì…: Lắp đặt những năm 98-99. Hiện hệ thống điều khiển này vẫn là những sản phẩm tiên tiến nhất của hãng Siemens.
2.Hệ thống SCADA, EMS A0: Ranger ( Bailey-ABB)
Hệ thống được lắp đặt vào cuối năm 99, là hệ thống hiện đại nhất của nhà sản xuất Bailey-USA thuộc tập đoàn hàng đầu ABB. Hiện hệ thống này đang được khai thác, lấy nguồn dữ liệu từ các hệ thống SCADA trung tâm thuộc điều độ 3 miền Bắc, Trung, Nam. Trên hệ thống này, SCADA đã được khai thác hiệu quả, EMS chưa được khai thác hết tính năng vì phụ thuộc vào kết cấu hệ thống thiết bị: Máy phát, máy cắt, thông số lưới điện…. chưa đáp ứng hoàn toàn theo chức năng này.
3.Thiết kế các hệ thống điều khiển
Quá trình cải tiến không ngừng của công nghệ sản xuất và cấu trúc sản phẩm, đặc biệt liên tục ra đời các thế hệ rơ le số, thiết bị điều khiển tự động phần mềm ứng dụng, và công nghệ thông tin phát triển với tốc độ nhanh, luôn đặt cho người thết kế và sử dụng cần có kiến thức và dự đoán chính xác mức độ phát triển trong tương lai.
Các yêu cầu được coi là nguyên tắc bất biến của thiết bị và hệ thống điều khiển trong HTĐ:
Tính tin cậy
Tính chọn lọc
Tính kinh tế
Tính tác động nhanh
Độ nhậy
Quan điểm xây dựng cấu trúc hệ thống điều khiển và bảo vệ HTĐ dựa trên hệ thống thông tin ( Máy tính hóa theo hướng quản lý và điều khiển phân tán), hướng tới các mục tiêu sau:
Cải thiện chức năng điều khiển tự động: Được hiểu như tăng khả năng
an toàn trong thao tác vận hành, giảm thiểu các thời gian khắc phục sự cố và phục hồi như xây dựng một trình tự thao tác hợp lý, hướng dẫn chuyên gia và giám sát cho nhân viên vận hành phản ứng đúng và an toàn trong các chế độ này.
Cải thiện tính năng trong quản lý, giám sát: Mở rộng phạm vi quản lý,
giám sát.
+ Đưa sự giám sát theo dõi từ nhiều cấp xuống các thiết bị, đến từng máy biến áp, lộ phụ tải trung áp
+ Khả năng giám sát tại chỗ hoặc từ xa.(Từ xa được hiểu như từ các cấp điều độ cao hơn). Tự động trong theo dõi, giám sát lập kế hoạch sửa chữa bảo dưỡng định kỳ.
+ Nhiều đối tượng có thể khai thác nguồn dũ liệu để phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau thông qua việc mở rộng thông tin, ứng dụng các thông tin văn phòng. Ví dụ: Đối tượng ở chế độ Online trên mạng Internet, và các trang Web….
+ Một mục tiêu rất quan trọng nữa là tính kinh tế thể hiện trong việc giảm giá thành tổng thể cho một HT được hiểu bao gồm cả giá thành thi công lắp đặt, chuyển giao hướng dẫn sử dụng và bảo dưỡng thay thế định kỳ. Ví dụ: Khả năng linh động lắp đặt có thể hiểu như việc lắp đặt các modul hay các trạm di động, nối ghép và thí nghiệm đưa vào làm việc hệ thống điều khiển và bảo vệ (qua các chỉ tiêu thời gian lắp đặt tính bằng ngày, bằng giờ), sẵn có các thiết bị thay thế dự phòng tương thích…… Đặc biệt việc tiến hành thí nghiệm và cài đặt thông số bảo vệ trước khi đưa vào làm việc có thể thực hiện từ xa qua hệ thống thông tin phổ thông.
Mô hình hệ thống thiết bị trạm đảm bảo những yêu cầu sau:
Mô hình thiết kế điều khiển trạm phải cơ động gọn nhẹ trong cấu trúc,
thể hiện trong:
+ Kích thước của HTĐK trạm nhỏ gọn về không gian, dễ sửa chữa, giảm thiểu việc đấu dây, cấu hình gọn nhẹ, mạch lạc, thuận tiện cho việc giám sát bảo dưỡng định kỳ.
+ Quá trình từ thiết kế, lựa chọn thiết bị, lắp đặt nhanh chóng.
Hình 2.1: Mô hình hệ thống điều khiển trạm nhỏ bằng máy tính
+ Thuận lợi cho việc mở rộng trong tương lai, tăng thích nghi ghép nối với hệ thống cũ và mới.
Máy tính hóa trong điều khiển trạm nhỏ
Tại các trạm nhỏ, cho phép tính trì hoãn điều khiển từ xa và thời gian phục hồi sự cố do mất điều khiển không đòi hỏi cao như các trạm phân phối lớn (220kV), chỉ thiết lập khả năng điều khiển sẽ tập trung trên một màn điều khiển hiển thị của máy tính trung tâm. Do vậy không yêu cầu lắp đặt các panel điều khiển song song dùng khóa chế độ nóng, cắt truyền thống trong phòng điều khiển(Indoor Panel).
Có thể sử dụng các bộ nhớ của máy tính thương mại (PC), hoặc công nghiệp (IPC) lập thành cơ sở dũ liệu ở mức trạm….. với giá thành rẻ, dễ thay thế.
Mỗi thiết bị thành phần đều có khả năng giao tiếp máy tính ( xách tay) qua phần mềm riêng.
Đặc biệt, mục tiêu chung của hướng thiết kế là: Mở rộng và tăng khả
năng thông tin xuống cấp độ trạm, lộ phụ tải. Tăng tính liên kết của điều khiển trạm trong hệ thống điện lớn.
Tính khả thi của thiết kế trên là hoàn toàn thực tế và sẽ phổ biến trong một tương lai gần. Chính vì nó dựa trên các cơ sở hiện thực: Môi trường và hạ tầng của công nghệ thông tin nói chung và thông tin điện lực nói riêng, mà thiết bị điều khiển tự động công nghiệp, công nghệ máy tính hiện đại phát triển nhanh chóng.
Thành phần thiết bị
+ PC(IPC): Sử dụng các PC để bàn thông dụng(có thể sử dụng PC công nghiệp nếu có yêu cầu cao hơn)
+ PLC: Sử dụng PLC của các hãng quen dùng: SIMACTIC-S7 (Siemens), GE-Fanuc (General Electric-USA)….., cũng các modul thông tin nếu có yêu cầu một hệ điều khiển từ xa qua thông tin tốc độ cao.
+ Bộ xử lý tín hiệu Analog chung và Rơ le số đa chức năng (nhiều Modul chức năng), rơle số (với chức năng bảo vệ lộ đường dây trung áp) của tủ hợp bộ đường dây phụ tải.
+ Mạng LAN hỗ trợ TCP/IP cho mạng nội bộ tốc độ cao (10MBs), cáp nối EIA-232, 485, cáp quang: các mạng thông tin công nghiệp phổ thông, các giao thức chuẩn phổ biến như đã giới thiệu ở trên.
+ Hệ thống nguồn tự dùng AC(UPS), DC.
Hình 2.2: Mô hình tủ điều khiển và đấu nối trong phòng điều khiển trạm nhỏ
+ Hệ thống các thiết bị thứ cấp có điều khiển: Biển đổi (CT,VT…), chấp hành (Rơ le đầu ra, máy cắt, dao cách ly, quạt mát MBA, OLTC, thiết bị biến đổi nhiệt độ, độ ẩm, áp suất ….., tủ hợp bộ trung áp phân phối…. cùng với khóa điều khiển bằng tay tại chỗ), hệ thống đo lường từ xa với độ chính xác cao, bảo toàn và bảo mật trong kênh thông tin riêng.
Mô tả vai trò của mỗi thiết bị trong sơ đồ trên:
DAUs: Data Acquistion Units
Tạo một nguồn cung cấp thông số tương tự liên tục cho nhiều chức năng đến nhiều modul rơ le bảo vệ, cung cấp cho thông tin đo lường trên màn hình hoặc từ xa. Làm việc với các đầu vào là Digital Input và Analog Input. Thiết bị này bao luôn cả chức năng cuẩ hệ Transmitter số.
Được hỗ trợ phần cứng: Có các CPU thực hiện nhiều xử lý và truyền dữ liệu tốc độ cao.
Modul Rơle số
Thực hiện các chức năng bảo vệ truyền thống, thực hiện cài đặt qua máy tính trung tâm, lưu lại dữ liệu sự cố và quá trình truyền cho máy tính, liên lạc trực tiếp với DAU nhận các thông tin giá trị tức thời để xử lý nhanh theo chức năng bảo vệ …..
Hợp bộ rơ le số có Main CPU quản lý trao đổi giá trị tức thời với DAU, quản lý cấu hình, và thực hiện giao tiếp với thiết bị ngoại vi khác như PC, máy in, lập trình cầm tay….., đồng thời có màn hình và phím chức năng để có thể thực hiện cài đặt bằng tay và theo dõi hoạt động của rơ le. Trên mỗi modul làm việc theo chức năng bảo vệ riêng có hệ thống đèn LED tùy đặt để hiển thị tình trạng và tác động theo chức năng trên. Ngoài ra còn có các modul I/O: Digital Input, Relay Output hỗ trợ một số chức năng logic của rơ le và cách ly với thiết bị khác về phương tiện điện áp làm việc.
Một số Rơ le thế hệ mới như (RET 512 V2xx-ABB) là ghép nối của DAU + Modul bảo vệ + Modul thông tin (cáp quang + RS232, 485).
Hệ thống rơ le số lộ phân phối trung áp cũng được thiết kế cho chức năng điều khiển đóng cắt như (7SJ531-Siemens), thích hợp cho kết nối sơ đồ BUS (RS485) thuận tiện trong việc mở rộng thêm lộ đường dây và chỉ yêu cầu truyền thông số ở tốc độ thấp hơn.
PLC
Các PLC với khả năng trung bình có thể đảm nhận chức năng thực hiện giám sát điều khiển liên động, logic trong toàn trạm, nhận và thực hiện các lệnh điều khiển từ xa qua đường thông tin hoặc từ màn hình máy tính đi đóng cắt hoặc khởi động các thiết bị sơ cấp. Ngoài ra PLC nhận tín hiệu Digital Input từ trạng thái của thiết bị và Analog Input, xử lý ở các cấp thấp hơn như nhiệt độ: dầu, môi trường, áp suất……
Ngoài ra có thể chọn PLC – Master, với CPU có khả năng và tốc độ xử lý nhanh hơn, cùng các modul thông tin, và bộ nhớ phục vụ cho mục đích thông tin tốc độ cao trong điều khiển và truyền giá trị đo lường tức thời. Khi đó vai trò của nó như là một RTU, bộ xử lý trung tâm và điều khiển ở mức trạm.
PC(IPC)
Có thể sử dụng các máy tính văn phòng để điều khiển trạm. Trên PC đơn bộ xử lý, thực hiện đa chương trình bằng cách phân chia thời gian thực hiện giữa các luồng hoạt động. Có những lớp chương trình phục vụ nhiều mục đích, chạy trên hệ điều hành đa nhiệm như Microsoft Window NT/ 95/ Unix….Màn hình hiển thị điều khiển dưới dạng cửa sổ có các Menu tổ chức ở dạng Pull-down Menu.
Hệ thống phần mềm phục vụ các đối tượng sau:
Đối tượng DAU: Thu thập thông tin giá trị đo lường từ DAU.
Đối tượng thu thập dữ liệu
Đối tượng lập báo cáo hiển thị(Hiển thị và in ấn các báo cáo)
Đối tượng truyền tin lên điều độ cấp trên theo kênh thông tin (Modem)
Đối tượng quản lý các cơ sở số liệu quá trình vận hành, sự kiện, sự cố…
Đối tượng lập các trang hiển thị và điều khiển giám sát( bao gồm các
trang Busbar, Trend, Loging….)
Đối tượng lập báo cáo, kế hoạch bảo trì … tự động
Ngoài ra còn một số chương trình phát triển ứng dụng khác.
Hệ thống thiết bị mạng thông tin LAN,WAN
Nguồn tự dùng DC, AC(UPS) cho hệ thống máy tính và tự dùng trạm.
Các thiết bị thi hành thứ cấp: Mỗi thiết bị có thể đóng cắt qua Relay Output nhận lệnh từ PLC và rơ le bảo vệ. Ngoài ra theo cấu tạo, mỗi thiết bị đều có thể thực hiện thao tác ngay tại chỗ trên thiết bị phục vụ cho đóng cắt thử nghiệm và khẩn cấp.
Các thiết bị tùy chọn khác như: Máy tính xách tay, Modem, hệ thống đồng bộ thời gian thực GPS cùng cổng đồng bộ thời gian IRGIB – Time, hệ thống đèn và nút điều khiển giống với panel môi trường điều khiển truyền thông( thiết bị này nối với Digital I/Os của PLC nếu yêu cầu )
Hệ thống công tơ đo lường có kênh thông tin riêng( hoặc thông qua PLC nhằm có tính bảo toàn, liên tục và tin cậy trong đo đếm kinh doanh)
Đặc điểm nổi bật của thiết kế
+ Giảm số thiết bị: Giảm modul Analog khi nhiều chức năng cùng khai thác BUS số liệu (tức thời) làm số mạch CT, VT… giảm.
+ Đảm bảo tính tác động nhanh khi có sự cố, những chức năng này do Modules rơ le bảo vệ thực hiện.
+ Thực hiện các sơ đồ logic tự động điều khiển đóng cắt bằng tay và từ xa thông qua PLC, những chức năng này với một trạm điện nhỏ không đòi hỏi tính tức thời cao như điều khiển từ xa của các trạm điện và nhà máy điện lớn trong ứng dụng đóng cắt phục hồi hệ thống sau sự cố và điều chỉnh công suất tổ máy phát (EMS)…
+ Mức độ quan trọng (vai trò phân phối của trạm nhỏ trong sơ đồ HTĐ lớn), tính kinh tế và độ tin cậy yêu cầu nằm trong phạm vi chấp nhận được. Vì vậy không cần thiết phải có những hệ thống điều khiển dự phòng (tự động chuyển song song khi một hệ có sự cố với trường hợp hư hỏng bộ điều khiển PC, PLC, hoặc hỏng mạng thông tin), vì nó không ảnh hưởng đến tính tác động nhanh của bảo vệ.
+ Thể hiện đầy đủ chức năng của một hệ điều khiển và quản lý phân tán, điểm nút chuyên gia trong hệ thống lớn.
+ Đảm bảo được tính kinh tế trong: Giá thành lắp đặt, giảm thiểu được khối lượng đấu dây, kích thước và thời gian thi công của công trình. Giảm tiêu thụ điện năng tự dùng, không gian lắp đặt. Thuận tiện trong quản lý giám sát và vận hành.
Đầy đủ các thiết bị dự phòng, thay thế và khả năng mở rộng trong tương lai.
+ So với một số mô hình thiết kế SCADA trạm nhỏ khác, mục đích chủ yếu chỉ tạo và khai thác cơ sở dữ liệu để xây dựng một dạng hoạt động của HT SCADA trạm, thực hiện trên cơ sở các Transmitters số thông minh kết hợp với máy tính, Trong thiết kế này với sự có mặt của PLC sẽ hỗ trợ tối đa thực thi điều khiển logic trạm tại chỗ và từ xa theo mạng thông tin tốc độ cao, nâng cao hoạt động, tăng tính liên kết của trạm trong sơ đồ điều khiển một hệ thống điện lớn.
Hình 2.3: Hệ thống điều khiển LSA- Siemens Trạm 220kV- Nam Định
Tổng quát
Hệ thống điều khiển và bảo vệ trạm 220kV Nam Định được gọi là SINAUTLSA, với hệ thống này ta có thể thực hiện được tất cả các chức năng của 1 trạm phân phối điện năng như:
Điều khiển từ xa – Telecontrol
Điều khiển tại trạm
Điều khiển tự động
Giám sát các thiết bị tại trạm
Đo lường các thông số
Bảo vệ các thiết bị
Như vậy tất cả các chức năng của một trạm thông thường đã được tích hợp vào trong một hệ thống duy nhất, điều này khiến cho công tác quản lý cũng như vận hành trạm trở nên dễ dàng hơn, nhanh chóng hơn và chính xác hơn.
Cấu hình của hệ thống điều khiển và bảo vệ trạm:
Để có thể tích hợp các chức năng vào mộ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 111311.doc