Đề tài Hệ thống chuyển mạch STAREX-VK

Hệ thống chuyển mạch STAREX-VK là hệ thống chuyển mạch điện tử tiêu chuẩn do tập đoàn LGE (Hàn Quốc) và Công ty VKX nghiên cứu và phát triển.

STAREX-VK được dùng cho chức năng chuyển mạch ở tất cả các mức của mạng điện thoại công cộng bao gồm: Chuyển mạch nội hạt (local), chuyển mạch nội hạt/chuyển tiếp (local/tandem), chuyển mạch chuyển tiếp (toll).hệ thống có thể đóng vai trò trung chuyển một cách mềm dẻo giữa các mạng như mạng thông minh (IN), mạng số đa dịch vụ (ISDN), mạng di động công cộng (PLMN).

Kích cỡ, khả năng, độ linh động của các dịch vụ và sự tương thích với mạng của tổng đài STAREX-VK cung cấp cho người sử dụng mức vận hành cao nhất và các phạm ứng dụng rộng lớn. Đạt được điều này là nhờ các công nghệ tiên tiến nhất như là công nghệ máy tính, chất bán dẫn, công nghệ viễn thông và công nghệ phần mềm có sẵn. Hơn nữa, phần cứng và phần mềm của tổng đài được module hoá, do đó cho phép dễ dàng tương thích với các mạng lưới đa dạng khác, các chức năng có thể thêm vào hoặc sửa đổi một cách dễ dàng.

Cũng như các hệ thống tổng đài tiên tiến khác, tổng đài STAREX-VK cung cấp chức năng ISDN (2B+D, 30B+D ), hệ thống báo hiệu số 7, và các phương thức xử lý gói. Trong một tương lai gần, khả năng của tổng đài sẽ được cải thiện một cách đáng kể bằng việc cung cấp chức năng ISDN băng rộng mà không cần phải thay đổi cấu trúc cơ bản.

Những ưu điểm chính của hệ thống:

-Cấu trúc hệ thống mềm dẻo, dễ dàng tương thích với những công nghệ mới và thêm chức năng mới.

-Dễ dàng vận hành và khai thác, cung cấp cho người dùng những chức năng và dịch vụ hoàn hảo.

-Độ tin cậy và độ an toàn cao.

-Tối thiểu hoá giá thành bảo dưỡng và dễ dàng nâng cấp hệ thống.

-Được ứng dụng công nghệ cáp quang mới.

-Dung lượng lớn, thích ứng với các thành phố lớn

 

 

doc91 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1184 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Đề tài Hệ thống chuyển mạch STAREX-VK, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục Trang Chương I: KHáI quát hệ thống STAREX-VK I. Giới thiệu chung Hệ thống chuyển mạch STAREX-VK là hệ thống chuyển mạch điện tử tiêu chuẩn do tập đoàn LGE (Hàn Quốc) và Công ty VKX nghiên cứu và phát triển. STAREX-VK được dùng cho chức năng chuyển mạch ở tất cả các mức của mạng điện thoại công cộng bao gồm: Chuyển mạch nội hạt (local), chuyển mạch nội hạt/chuyển tiếp (local/tandem), chuyển mạch chuyển tiếp (toll)...hệ thống có thể đóng vai trò trung chuyển một cách mềm dẻo giữa các mạng như mạng thông minh (IN), mạng số đa dịch vụ (ISDN), mạng di động công cộng (PLMN). Kích cỡ, khả năng, độ linh động của các dịch vụ và sự tương thích với mạng của tổng đài STAREX-VK cung cấp cho người sử dụng mức vận hành cao nhất và các phạm ứng dụng rộng lớn. Đạt được điều này là nhờ các công nghệ tiên tiến nhất như là công nghệ máy tính, chất bán dẫn, công nghệ viễn thông và công nghệ phần mềm có sẵn. Hơn nữa, phần cứng và phần mềm của tổng đài được module hoá, do đó cho phép dễ dàng tương thích với các mạng lưới đa dạng khác, các chức năng có thể thêm vào hoặc sửa đổi một cách dễ dàng. Cũng như các hệ thống tổng đài tiên tiến khác, tổng đài STAREX-VK cung cấp chức năng ISDN (2B+D, 30B+D ), hệ thống báo hiệu số 7, và các phương thức xử lý gói. Trong một tương lai gần, khả năng của tổng đài sẽ được cải thiện một cách đáng kể bằng việc cung cấp chức năng ISDN băng rộng mà không cần phải thay đổi cấu trúc cơ bản. Những ưu điểm chính của hệ thống: -Cấu trúc hệ thống mềm dẻo, dễ dàng tương thích với những công nghệ mới và thêm chức năng mới. -Dễ dàng vận hành và khai thác, cung cấp cho người dùng những chức năng và dịch vụ hoàn hảo. -Độ tin cậy và độ an toàn cao. -Tối thiểu hoá giá thành bảo dưỡng và dễ dàng nâng cấp hệ thống. -Được ứng dụng công nghệ cáp quang mới. -Dung lượng lớn, thích ứng với các thành phố lớn II. Các khả năng và đặc tính của hệ thống Tổng đài STAREX-VK có dung lượng tối đa là 120.000 thuê bao và 60.000 trung kế. Nó được thiết kế theo nguyên tắc điều khiển phân bố tối ưu. Nó có thể chuyển mạch cho một lưu lượng lên đến 26.000 erlang và khả năng xử lý cuộc gọi giờ cao điểm là 1.500.000 BHCA. Tỷ lệ tập trung có thể được thay đổi một cách linh động từ 8/1 đến 1/1. II.1. Cấu trúc điều khiển phân bố Tổng đài được thiết kế với cấu trúc phân bố điều khiển sử dụng các bộ xử lý 32 bit, do đó đảm bảo độ module hoá và độ tin cậy ở tỷ lệ cao. Chức năng điều khiển được cấu hình theo hai mức : Mức cao và mức thấp. + Điều khiển mức cao thực hiện các công việc ở mức cao như: xử lý cuộc gọi, phân tích số, điều khiển chuyển mạch, quản lý và bảo dưỡng hệ thống,... + Điều khiển mức thấp như: giám sát thuê bao, xử lý báo hiệu,... Để tối ưu việc điều hành các tiến trình này, tổng đài được trang bị một hệ điều hành xử lý song song theo thời gian thực gọi là VKOS. Hệ điều hành này trợ giúp tính song song của ngôn ngữ CHILL (Ngôn ngữ bậc cao của CCITT), một ngôn ngữ thiết kế phần mềm ứng dụng của hệ thống tổng đài STAREX-VK. II.3. CHILL/SDL - ngôn ngữ lập trình Ngôn ngữ CHILL được sử dụng trong tổng đài STAREX-VK cho việc lập trình phần mềm và SDL (Specification Discription Language- Ngôn ngữ mô tả đặc tính) để mô tả các vấn đề. Hiệu suất của phần mềm được cải thiện và khả năng bảo dưỡng hệ thống trở nên tối ưu hoá khi sử dụng các ngôn ngữ bậc cao này. II.4. Hệ điều hành quản lý cơ sở dữ liệu DBMS Điều cốt yếu sử dụng DBMS là nó có thể quản lý một cách tối ưu trong một hệ thống dữ liệu lớn như STAREX-VK. Tổng đài còn có một bộ nhớ chính dành cho DBMS một cách riêng biệt, cho phép có thể truy nhập, sửa đổi, sắp xếp và tạo tất cả các dữ liệu một cách tối ưu. II.5. Phạm vi ứng dụng Không như thời điểm khi các hệ thống chuyển mạch được thiết kế phục vụ một mục đích riêng biệt, việc thiết kế tổng đài STAREX-VK được thiết kế có cân nhắc cẩn thận, quan tâm đến khả năng tối ưu, khả năng thích ứng với công nghệ mới, độ linh động, do đó nó có thể cung cấp các chức năng đa dạng và phạm vi ứng dụng rộng lớn. II.6. Khả năng vận hành và bảo dưỡng Khác với các thế hệ tổng đài trước, tổng đài STAREX-VK đã được chú trọng đặc biệt về khả năng chẩn đoán lỗi trong quá trình thiết kế tổng đài. Tổng đài cung cấp cho người vận hành các công cụ bảo dưỡng hết sức hiệu quả và đơn giản, đồng thời cũng cung cấp các giao diện vào ra tiện lợi cho người quản lý vận hành và thao tác. Tổng đài có hệ quản lý vào ra sử dụng các lựa chọn chi tiết nhằm trợ giúp cho người điều hành thực hiện các thủ tục, thao tác vào ra, đồng thời cũng được trang bị hệ thống phần mềm quản lý bằng đồ hoạ, do đó công việc phát hiện sai hỏng phần cứng, cũng như các loại cảnh báo sẽ trở nên rất đơn giản và hiệu quả. III. Cấu hình hệ thống Các thông số đặc trưng Khả năng Dung lượng thuê bao 120.000 Số trung kế 30000 (Với tổng đài toll ) 60000 Lưu lượng ( Erlang) 26.000 khả năng xử lý cuộc gọi giờ cao điểm 1.500.000 BHCA Số phân hệ chuyển mạch tối đa 44 ss Số tổng đài vệ tinh tối đa 32 RS bộ xử lý chính của is ISp, ntp bộ xử lý chính của CS Icp, ocp số đường trung kế của mỗi phân hệ 1920 số thuê bao của mỗi bảng mạch 32 cấu trúc mạng chuyển mạch t-s-t chuyển mạch không gian 64*64 bộ nhớ chính 16/32/48/64 MB bộ xử lý chính 32 bit thiết bị truyền thông tin giữa các bộ xử lý Global bus ổ đĩa cứng 6*2 GByte ổ băng từ 3 MT cổng vào/ ra 16 báo hiệu liên đài No7, R2 MFC ngôn ngữ lập trình CHILL, C, ASSembly isdn BRI, PRI, BAMI IV. Phân hệ vệ tinh IV.1. Cấu hình phân hệ vệ tinh Dung lượng thuê bao Thuê bao tương tự 8192 Truy nhập cơ sở ISDN 2048 Trung kế 1920 Lưu Lượng (erlang) 430 Khả năng xử lý cuộc gọi giờ cao điểm 40.000 BHCA ổ đĩa 1*2 GB Cổng vào/ ra 2 Port IV.2. Khả năng hoạt động của phân hệ vệ tinh Về cơ bản, phân hệ vệ tinh hoạt động giống như nột phân hệ thuê bao tại tổng đài HOST. Ngoài ra nó còn có các chức năng khác để phù hợp với vai trò điều khiển cách xa tổng đài HOST. IV.2.1. Khả năng hoạt động độc lập Khi đường truyền nối giữa trạm vệ tinh và tổng đài HOST bình thường (đường truyền có thể là cáp quang, viba, hoặc đường PCM) thì mọi tính năng thuê bao hoạt động ở trạm vệ tinh giống hệt tính năng thuê bao hoạt động ở tổng đài HOST. Nhưng nếu đường truyền trên có sự cố, việc liên lạc giữa trạm vệ tinh và HOST bị gián đoạn thì trạm vệ tinh hoạt động độc lập. Các thuê bao thuộc nội bộ vệ tinh vẫn liên lạc bình thường. Các thông tin về cước được lưu giữ ngay trên ổ đĩa của trạm vệ tinh. Khi đường truyền được phục hồi thì các thông tin đó được gửi về HOST để xử lý. Trong quá trình thiết lập cuộc gọi, thông qua phân tích tiền tố (prefix), nếu cuộc gọi chỉ diễn ra với thuê bao tại nội bộ vệ tinh thì các thông tin thoại không cần phải nối qua trường chuyển mạch không gian tại HOST. Với đặc tính này làm giảm tắc nghẽn lưu lượng thông tin, đi đến giảm chi phí thiết lập đường truyền số giữa trạm vệ tinh và HOST. IV.2.2. Khả năng ghi cước và các thông tin khác Phân hệ vệ tinh có thiết kế một ổ đĩa cứng nhằm ghi tạm thời các thông tin cước, trạng thái hoạt động của tổng đài, khi mất đường truyền về HOST. Sau khi đường truyền được phục hồi, các thông tin này sẽ được gửi về tổng đài HOST. IV.2.3. Khả năng tạo thông báo ở phân hệ vệ tinh có riêng một bộ tạo thông báo, khi đường truyền về tổng đài HOST có sự cố thì các thông tin này sẽ được tự động phát ra. IV.2.4. Khả năng tạo tín hiệu đồng bộ Khi đường truyền về tổng đài HOST bình thường thì trạm vệ tinh sẽ nhận tín hiệu đồng bộ từ tổng đài HOST. Nếu có sự cố về tổng đài HOST, bản thân phân hệ vệ tinh sẽ sử dụng ngay tín hiệu đồng bộ tại chỗ để đồng bộ cho toàn hệ thống. IV.2.5. Khả năng giao tiếp người máy Phân hệ vệ tinh có các cổng vào/ra giúp người khai thác có thể kiểm tra dữ liệu, set-up hệ thống và quản lý, bảo dưỡng hệ thống. IV.2.6. Khả năng thống kê Do có ổ đĩa cứng đặt ngay tại phân hệ vệ tinh, nên mọi tình trạng của hệ thống cũng như các thông báo được lưu giữ ngay trong ổ đĩa cứng dưới dạng thống kê. Người khai thác có thể qua các dữ liệu thống kê này để phân tích và dễ dàng loại bỏ sự cố. V. các dịch vụ đặc biệt cho thuê bao (special service) 1) Dịch vụ vắng mặt ABS (Absentee Service) Có thể thực hiện tức thời hoặc đến một thời điểm sau đó mới có tác dụng 2) Dịch vụ vắng mặt CABS (Compound ABS) Dịch vụ này sẽ thông báo cho thuê bao gọi đến thuê bao có dịch vụ biết thuê bao này đang vắng mặt và thời điểm thuê bao đó sẽ có mặt hay khi dịch vụ mất tác dụng. 3) Dịch vụ quay số tắt ABD (Abbreviated Dialing) Một thuê bao có dịch vụ này có thể nhớ được 20 số máy bằng cách ghi và quay tắt trên phím bấm của máy điện thoại. 4) Dịch vụ đường dây ấm WML (Warm Line) Mỗi khi thuê bao nhấc máy và không quay số thì sau 5 giây cuộc gọi sẽ được thiết lập tự động đến số thuê bao đã đặt trước. 5) Dịch vụ chờ cuộc gọi CAW (Call Waiting) và CCW (Cancel Call Waiting) Thuê bao A được đăng ký cả dịch vụ CAW và CCW. Khi một cuộc gọi được thiết lập giữa A và B. Nếu thuê bao C gọi đến A thì C nghe thấy Ring Back Tone còn A nghe thấy Waiting Tone. Thuê bao A ấn phím Flash để nói chuyện với C, ấn Flash tiếp thì nói chuyện với B. Khi chưa hết thời gian CAW_TONE nếu A đặt máy thì sẽ đổ chuông A nhấc máy thì A có thể nói chuyện được với C. Chức năng của CCW: Trước khi A gọi B, A quay * 40 *, khi nghe thấy confirm tone thì A quay tiếp số của B. Khi A và B đang nói chuyện nếu C gọi cho A thì C nghe thấy âm báo bận. Khi A đặt máy chức năng này tự động bị huỷ bỏ. Trong khi nói chuyện giữa A và B, A bấm phím Flash và quay * 40 * thì A nghe thấy confirm tone, B nghe thấy holding Tone. A ấn Flash tiếp để nói chuyện với B. Nếu C gọi cho A thì C nghe thấy âm báo bận. 7) Dịch vụ chuyển hướng cuộc gọi CFW (Call Forwarding) Dịch vụ này có thể chuyển cho các máy trong nội tỉnh hoặc liên tỉnh và Quốc tế. Điều kiện chuyển: Có thể chuyển mọi cuộc gọi đến thuê bao đăng ký dịch vụ hoặc khi thuê bao bận hoặc khi thuê bao không nhấc máy sau 15 giây. 8) Dịch vụ chuyển cuộc gọi CTR (Call Tranfer) Khi thuê bao B gọi cho thuê bao A và nói chuyện bình thường, sau đó thuê bao A ấn Flash và *20 + số máy của thuê bao C* thì thuê bao C sẽ rung chuông và thuê bao A đặt máy còn thuê bao B và C nói chuyện bình thường. 9) Dịch vụ Call Holding ( giữ cuộc gọi) Thuê bao B gọi cho thuê bao A và nói chuyện bình thường, nếu thuê bao A ấn phím Flash thì thuê bao B nghe thấy Holding Tone, thuê bao A nghe thấy Dial Tone (mời quay số) và nếu thuê bao A quay * 50 + số máy của thuê bao C * để nói chuyện với C. Sau đó thuê bao A lần lượt ấn Flash để nói chuyện với từng thuê bao B và C. 10) Dịch vụ thông báo đừng làm phiền DND Khi thuê bao A đăng ký dịch vụ này, nếu thuê bao B gọi đến A, thì B sẽ nghe thấy bản tin thông báo đừng làm phiền. Dịch vụ này có thể được thực hiện tức thời hoặc đến một thời điểm sau đó dịch vụ mới có tác dụng. 11) Dịch vụ đăng ký cuộc gọi (REG) Nếu thuê bao A có đăng ký dịch vụ này thì khi A gọi cho thuê bao B nhưng B đang bận A sẽ nghe thấy âm báo bận. Thuê bao A ấn phím Flash và quay *10* thì A sẽ nghe thấy Confirm Tone, rồi đặt máy. Khi thuê bao B rỗi thì thuê bao B sẽ rung chuông trước, nếu B nhấc máy nghe thấy Holding Tone và lúc này thuê bao A mới rung chuông, nếu thuê bao A nhấc máy thì nói chuyện được với B. 12) Dịch vụ hạn chế cuộc gọi CRU Thuê bao đăng ký dịch vụ này có thể tự hạn chế được các cuộc gọi liên tỉnh, Quốc tế,...bằng cách dùng các phím của máy điện thoại. 14) Dịch vụ báo thức WKP Tổng đài STAREX-VK có thể cung cấp dịch vụ báo thức cho các thuê bao trong một ngày hoặc cho mọi ngày. 15) Dịch vụ bắt giữ MAL Dịch vụ này để xem số chủ gọi và bị gọi. Tổng đài STAREX-VK cung cấp 3 kiểu bắt giữ đó là: khi thuê bao rung chuông, khi thuê bao nhấc máy và khi thuê bao nhấc máy và ấn Flash 16) Dịch vụ chặn các cuộc gọi SCR Dịch vụ này có thể cấm tối đa 10 số máy không được gọi đến thuê bao có đăng ký dịch vụ này. 17) Dịch vụ Selective Ring SLR Dịch vụ này cho phép tối đa có 5 số máy gọi đến thuê bao có dịch vụ có kiểu đổ chuông khác nhau. 18) Dịch vụ khoá các dịch vụ khác KEY Dịch vụ này chỉ cho phép những người biết mã KEY thì mới có thể thực hiện được các dịch vụ khác cho thuê bao. 19) Dịch vụ Home code Dịch vụ này dùng cho người nước ngoài, tại Publish Phone người ta chỉ cần bấm Home Code + * thì cuộc gọi sẽ được chuyển đến Operator của nước đó. 20) Dịch vụ TEEN Dịch vụ này có thể tạo được tối đa 4 số danh bạ cho một Line. Bạn có thể gọi bất kỳ một trong 4 số đó thì tb đều rung chuông. 21) Dịch vụ cấm chuyển cuộc gọi SCF Dịch vụ này được đăng ký cùng với dịch vụ chuyển hướng cuộc gọi CFW (Call Forwarding GCF hoặc LCF). Khi đăng ký thêm dịch vụ này, bạn có thể cấm chuyển cho các cuộc gọi của tối đa 10 số máy. 22) Dịch vụ chuyển các cuộc gọi trong một khoảng thời gian CFT Dịch vụ này được đăng ký cùng với dịch vụ chuyển hướng cuộc gọi GCF và LCF. Khi đăng ký dịch vụ này, bạn có thể chuyển các cuộc gọi trong một khoảng thời gian nào đó mà bạn muốn. 23) Dịch vụ cuộc gọi hội nghị CC Dịch vụ này cho phép thuê bao có thể tạo một cuộc gọi hội nghị cho tối đa là 6 thuê bao, 6 thuê bao có thể nói chuyện bình thường như trong một cuộc họp. 24) Dịch vụ cuộc gọi 3 đường TWC Dịch vụ này cho phép 3 thuê bao có thể nói chuyện đồng thời được với nhau. 25) Dịch vụ gọi lại CR Dịch vụ này dùng để gọi lại cho thuê bao gọi đến mình trong khi đang nói chuyện. Khi nói chuyện xong thuê bao đặt máy và nhấc lên quay lại *59* thì nó sẽ tự quay đến thuê bao mà gọi cho mình trước đó. 26) Dịch vụ gửi số chủ gọi (CIDN) Nếu một thuê bao đăng ký dịch vụ này thì nó sẽ nhận được số của thuê bao gọi đến nó (giống như ở mạng mobiphone). Chú ý: Các thao tác để thực hiện các dịch vụ đặc biệt sẽ được nói rõ trong cuốn “Các lệnh điều khiển của tổng đài STAREX-VK”. Chương II: cấu trúc hệ thống STAREX-VK Tổng đài STAREX-VK có cấu trúc theo từng khối gồm có 3 phân hệ chính đó là: CS: Phân hệ điều khiển (Control Subsystem) IS: Phân hệ kết nối (Interconnection Subsystem) SS: Phân hệ chuyển mạch (Switching Subsystem) Mỗi khối thực hiện các chức năng khác nhau, do đó cho phép dễ dàng mở rộng và thay đổi các chức năng. Trong chương này chúng ta sẽ tìm hiểu chức năng của các phân hệ và các khối chức năng trong các phân hệ đó. IS CS SS-S SS-T RSS/RSE SS-7 SS-V I/O Port DKE I/O Port DKE MTE Tổng quan các phân hệ của tổng đài STAREX-VK SS-I SS-P i. Phân hệ CS Phân hệ CS bao gồm có 2 tủ, vị trí các khối chức năng trong các tủ như hình vẽ dưới đây. ICPC OCPC FAIU MTE2 DKE0 DKE1 MODU0 MODU1 CM DC SA CU I/O Port DKE0 DKE1 DKE2 DKE3 ICP OCP I.1. Chức năng chính của CS - Quản lý tài nguyên cho toàn bộ hệ thống - Bảo dưỡng hệ thống - Điều khiển đọc ghi ổ đĩa và băng từ - Điều khiển các thiết bị vào ra - Thực hiện Test và đo đạc - Thống kê cước cho toàn bộ hệ thống - Điều khiển các bản tin vào ra cho các USER - Vận hành bảo dưỡng từ xa thông qua các đường số liệu với các hệ thống khác. - Giao tiếp với phân hệ IS I.2. Cấu hình của phân hệ CS Phân hệ CS gồm có các bộ vi xử lý và các khối chức năng sau: MP (Main Processor) gồm có các card PPA21 và PPA33 kép đôi OCP (Operations Control Processor): Vi xử lý điều khiển hoạt động ICP (Input/Output Control Processor): VXL điều khiển vào ra DC (Device Controller) gồm có các card PDA31 CMDC (Central Maintenance Device Controller) Điều khiển thiết bị bảo dưỡng trung tâm Các khối khác: FAIU (FAult Interface Unit): Khối giao tiếp lỗi, gồm các card MFA81 SACU: Điều khiển cảnh báo cho hệ thống gồm có card MSA81 MTE, MODU: Băng từ, ổ quang, gồm có 1 ổ băng và 2 ổ quang DKE: Các ổ đĩa (có 6 ổ) Các card POA35 sẽ điều khiển ổ đĩa và băng từ I/O Port: Có 16 cổng RS232C và 4 cổng Data Link (các card POA03). Việc điều khiển các cổng vào ra do card POA24 thực hiện. Dưới đây là cấu hình đấu nối của phân hệ CS: CSCU ICP OCP Global-bus CRT PRT DKE Data Link PC MTE DKE CMDC FAIU Từ nguồn cảnh báo Tới panel cảnh báo Tới IS Cấu hình CS của tổng đài STAREX-VK MODU I.2.1. Vi xử lý OCP PPA21 PPA21 PPA33 PPA33 POA35 POA35 DKE0 MODU1 MODU0 DKE2 DKE1 DKE3 MTE2 MPS-bus MPS-bus C-, D-, S-chanel Mặt A Mặt B Sơ đồ khối phần cứng của OCP SCSI-bus SCSI-bus Đây là một bộ vi xử lý cấp cao trong phân hệ CS, nó quản lý và duy trì hoạt động cho toàn bộ hệ thống. OCP được kép đôi theo kiểu active và standby để nâng cao độ tin cậy. OCP được nối tới ICP và CMDC bằng Global-bus (kép 3) và trao đổi thông tin với chúng và nó được nối với các vi xử lý của các phân hệ khác bằng các đường IPC. Chức năng chính của OCP: - Quản lý tài nguyên cho toàn bộ hệ thống - Bảo dưỡng hệ thống - Điều khiển đọc ghi - Test và đo đạc - Thống kê cước của toàn bộ hệ thống - Giao tiếp với Global-bus Trong khi hoạt động hai mặt của OCP trao đổi mọi thông tin thông qua 3 kênh (C-, D- và S-chanel) PPA21 PPA21 PPA33 PPA33 POA24 POA24 DKE0 POA03 DKE1 POA03 MPS-bus MPS-bus C-, D-, S-chanel Mặt A Mặt B Sơ đồ khối phần cứng của ICP SCSI-bus SCSI-bus POA35 POA35 RS232C Và X25 RS232C Và X25 I.2.2. Vi xử lý ICP ICP cũng được cấu trúc kép đôi để nâng cao độ tin cậy, nó được nối với OCP và vi xử lý của các phân hệ khác thông qua Global-bus. Chức năng chính của ICP: - Điều khiển các thiết bị vào ra - Giao tiếp với các phân hệ khác thông qua các đường data links - Điều khiển các bản tin vào ra cho các User - Quản lý các lệnh vào và các bản tin đưa ra - Quản lý lịch sử các bản tin vào ra - Điều khiển đọc ghi - Giao tiếp với Global-bus Trong khi hoạt động hai mặt của OCP trao đổi mọi thông tin thông qua 3 kênh (C-, D- và S-chanel) I.2.3. I/O Port Khối này được nối tới bảng mạch POA24 của ICP và bao gồm các bảng mạch POA03. Một card POA03 có 8 cổng RS232C và hai cổng số liệu. Tối đa có hai bảng mạch POA24 được trang bị. I.2.4. Khối CMDC CMDC thu thập tất cả các cảnh báo phần cứng xảy ra trong phân hệ CS, nhận các thông tin về cảnh báo xảy ra trong mỗi phân hệ và gửi tới card MSA81. Sau đó MSA81 sẽ kích hoạt panel cảnh báo MSU02. Có hai cổng cho panel cảnh báo được nối tới MSA81. I.2.5. Khối FAIU Khối này chỉ được trang bị ở phân hệ CS, nó thu thập tất cả các cảnh báo phần cứng diễn ra trong các khối chức năng trong phân hệ CS và gửi chúng tới CMDC. Có tối đa 4 card MFA81 được trang bị và mỗi card có thể kết nối tới 128 nguồn cảnh báo. II. Phân hệ IS Phân hệ kết nối IS trong tổng đài STAREX-VK gồm có các tủ sau: NESC IPCC SCDLC NESU CDLU NESU CDLU SS DC 3 HL DC 0,1 HL DC 2,3 HL DC 4,5 HL DC 6,7 ISCU1 CDLU NS DC CL DC SS DC 0 SS DC 1 SS DC 2 ISCU0 SPSU-B NTP ISP CSCU SPSU-A HRCC0 HRCC1 CDTU3 CDTU7 CDTU2 CDTU6 CDTU1 CDTU5 CDTU0 CDTU4 HRCU0 HRCU1 II.1. Chức năng chính của IS - Giao tiếp với các phân hệ chuyển mạch SS và vệ tinh RS - Kết nối giữa phân hệ CS và phân hệ SS - Kết nối giữa các phân hệ SS - Chuyển mạch không gian - Tạo và phân bố các tín hiệu đồng hồ - Dịch số cho các thuê bao - Điều khiển luồng - Cung cấp các node IPC cho việc thông tin giữa các bộ vi xử lý - Biến đổi quang điện và điện quang - Giao tiếp với các đường dữ liệu trung tâm và các đường cáp quang. II.2. Cấu hình của IS Sơ đồ đấu nối phần cứng của phân hệ IS như hình vẽ và nó các khối chức năng sau: MP (Main Processor) gồm có các card PPA21, PPA33 kép đôi ISP (Interconnection Subsystem Processor) vi xử lý phân hệ kết nối NTP (Number Translation Processor) Vi xử lý dịch số Các DC (Device Controller) gồm các card PDA31 SSDC: Điều khiển chuyển mạch không gian NSDC: Điều khiển đồng bộ mạng CLDC: Điều khiển kết nối dữ liệu trung tâm SPSU NSDC HLDC SSDC CDTU HRCU CDLU NESU CLDC Global-bus NTP CSCU INDC INDC ISCU ISP SS To ISCU RS Từ CDLU Từ CDTU IS Sơ đồ khối của IS HLDC: Điều khiển giao tiếp kết nối với Host INDC: Điều khiển giao tiếp Các khối chức năng: SPSU: Khối chuyển mạch không gian NESU: Khối đồng bộ mạng CDLU: Kết nối dữ liệu trung tâm CSCU: Kết nối phân hệ điều khiển ISCU: Kết nối phân hệ IS (kết nối) HRCU: Khối biến đổi tốc độ các đường Highway (của các vệ tinh) CDTU: Giao tiếp với vệ tinh II.2.1. Vi xử lý ISP ISP được kép đôi và được kết nối tới các DC trong phân hệ IS thông qua Global-bus. ISP nối với vi xử lý của các phân hệ khác và NTP thông qua các đường IPC (CSCU). Chức năng chính của ISP: - Giám sát và quản lý các đường thoại - Thu thập và phân tích các cảnh báo xẩy ra trong IS - Yêu cầu loop-back cho việc kiểm tra chất lượng đường thoại - Yêu cầu đo tỉ lệ lỗi bit - Phân tích các kết quả đo và làm toàn bộ chức năng điều khiển - Giao tiếp với Global-bus II.2.2. Vi xử lý NTP NTP được nối trực tiếp tới CSCU, không dùng Global-bus do vậy nó sẽ được nối tới ISP và các vi xử lý của các phân hệ khác. Chức năng chính của NTP là: - Dịch các số nhận được từ các SS - Điều khiển luồng II.2.3. Điều khiển chuyển mạch không gian SSDC - Kết nối và giải phóng chuyển mạch không gian cho việc xử lý các cuộc gọi - Duy trì bảo dưỡng các thiết bị liên quan đến xử lý cuộc gọi để nâng cao độ tin cậy - Phát hiện các lỗi xảy ra trong thiết bị chuyển mạch và gửi chúng tới ISP - Giám sát chuyển mạch không gian và thay đổi chu kỳ test - Giao tiếp với Global-bus - Tối đa có 4 SSDC có thể được trang bị. II.2.4. Điều khiển đồng bộ mạng NSDC - Giám sát chức năng đồng bộ của khối NESU - Điều khiển mạch phân bố đồng hồ - Điều khiển hoạt động kép 3 của NESU - Phát hiện lỗi xảy ra trong NESU và gửi chúng tới ISP -Giao tiếp với Global-bus II.2.5. Khối điều khiển kết nối dữ liệu trung tâm CLDC - Điều khiển tối đa 8 khối CDLU - Điều khiển hoạt động kép đôi của CDLU - Bảo dưỡng và test CDLU - Phát hiện lỗi xảy ra trong CDLU và gửi chúng tới ISP - Giao tiếp với Global-bus II.2.6. Khối điều khiển giao tiếp kết nối với Host HLDC - Điều khiển tối đa 4 khối HRCU - Điều khiển kép đôi và bảo dưỡng HRCU - Phát hiện lỗi xảy ra trong HRCU và gửi chúng tới ISP - Giao tiếp với Global-bus - Tối đa có 8 HLDC được trang bị (32 vệ tinh) II.2.7. Khối điều khiển giao tiếp - Điều khiển và bảo dưỡng CIJU (các node mạng IPC - card PCA81) - Phát hiện lỗi xảy ra trong CIJU II.2.8. Khối chuyển mạch không gian Khối này gồm có 3 loại card: WSA01, WSA02 và WSA03 SPSU NESU SSDC CDLU HRCU Global-bus TD-bus CP3 FP3 CP2 CP2D FP2 CP0 FP0 Sơ đồ khối gữa SPSU và các khối liên quan Chức năng chính của SPSU: - Khối SPSU nhận dữ liệu PCM 8bit/ch từ các SS thông qua CDLU và thực hiện chuyển mạch không gian. - Khối cơ bản của SPSU có dung lượng 16 x 16 và có thể mở rộng đến 64 x 64. - Thực hiện test để giám sát các đường highway vào ra - Tạo ra các mẫu dữ liệu ngẫu nhiên để test - Tìm các kênh lỗi và các phần thực hiện sai chức năng - Kết nối và giải phóng các đường của backboard ma trận chuyển mạch không gian (WSB01) Khối SPSU được cấu trúc kép đôi gồm hai shelf A và B Hoạt động của SPSU: WSA02 WSA01 16x16 WSA03 Từ NESU Từ / đến SSDC Từ /đến CDLU, HRCU 8Mbps 8bit // Highway Tx Rx 16Mbps Sơ đồ cấu hình của SPSU đơn - Một card WSA02 có thể giao tiếp được với hai card WCA01 của khối CDLU phát dữ liệu PCM 8,192Mbps (song song 8bit/ch). Do vậy, WSA02 truyền dữ liệu PCM 16,384Mbps tới card WSA01 là bảng mạch thực hiện ma trận chuyển mạch không gian. - Card WSA01 nhận dữ liệu PCM 16,384Mbps từ tối đa là 8 card WSA02 và thực hiện chuyển mạch không gian 16 x 16. - Card WSA03 nhận dữ liệu điều khiển chuyển mạch cho các đường highway từ SSDC và điều khiển chuyển mạch không gian của WSA01. - Kết quả của chuyển mạch không gian được biến đổi thành dữ liệu song song 8bit/s và truyền tới CDLU qua WSA02. II.2.9. Khối đồng bộ mạng NESU Khối NESU có sơ đồ đấu nối như hình vẽ dưới đây và nó bao gồm các card: WNA82, WNA01, WNU01, WNA06, WNA04, WNU03, WND02 và WNU02. NESU HRCU NSDC DCIU CDLU SPSU TD-bus Global-bus Đến các SS CP0 FP0 CP2 FP2D FP2 CP3 FP3 2,048Mps 8KHz Đồng hồ tkhảo ngoài 2,048MHz Sơ đồ khối làm việc giữa NESU và các khối khác Chức năng của khối NESU: - Trong mạng chuyển mạch số thì việc chuyển mạch phân chia thời gian được sử dụng, vấn đề đồng bộ xung nhịp đồng hồ giữa các tổng đài là rất quan trọng. Khối NESU trong tổng đài STAREX-VK thực hiện nhận đồng hồ tham chiếu từ bên ngoài và tạo ra các đồng hồ khác nhau và phân bố cho hệ thống. - Tổng đài STAREX-VK có thể nhận tối đa 3 đồng hồ tham chiếu từ một tổng đài mức cao hơn và lựa chọn một trong 3 đồng hồ đó để làm nguồn đồng hồ tham chiếu. Khối NESU được chia thành hai khối, khối tạo đồng hồ và khối phân bố đồng hồ: - Khối tạo đồng hồ nhận đồng hồ tham chiếu 2,048/1,544MHz và tín hiệu khung 8KHz từ một đường trung kế E1/T1 và tạo ra đồng hồ tham chiếu 65,536MHz (CP0) và đồng hồ hệ thống 8KHz (FP). - Khối phân bố đồng hồ bao gồm các card WNA04, WND02 và WNU02 để phân bố các loại đồng hồ tới SPSU, CDLU và HRCU và được hoạt động kép để nâng cao độ tin cậy. Hoạt động của khối NESU: WNA06 WNA82 WNA01 WNU01 WNA82 WNA01 WNU01

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTH120.doc