Đề tài Hành trình số phận con người cá nhân trong tiểu thuyết của Khái Hưng

Bài viết phân tích sự miêu tả chân thực của tiểu thuyết Khái H-ng về

hành trình số phận của con ng-ời cá nhân trong lòngxã hội Việt Nam những năm

30, 40 của thế kỷ XX. Con ng-ời cá nhân từ chỗ hăm hở khẳng định đã dần rơi vào

tình trạng khủng hoảng, bế tắc, và tất cả những điều đó đã diễn ra một cách có quy

luật. Thông qua việc thể hiện vấn đề này, Khái H-ngđã tự chứng tỏ khả năng bao

quát hiện thực sắc sảo cũng nh- nhiệt tâm dùng ngòibút để can dự vào các vấn đề

xã hội của mình.

pdf7 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1131 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Đề tài Hành trình số phận con người cá nhân trong tiểu thuyết của Khái Hưng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n. q. anh hành trình số phận con ng−ời cá nhân ... Khái H−ng, tr. 10-16 10 hành trình số phận con ng−ời cá nhân trong tiểu thuyết của Khái H−ng nguyễn quốc anh (a) Tóm tắt. Bài viết phân tích sự miêu tả chân thực của tiểu thuyết Khái H−ng về hành trình số phận của con ng−ời cá nhân trong lòng xã hội Việt Nam những năm 30, 40 của thế kỷ XX. Con ng−ời cá nhân từ chỗ hăm hở khẳng định đã dần rơi vào tình trạng khủng hoảng, bế tắc, và tất cả những điều đó đã diễn ra một cách có quy luật. Thông qua việc thể hiện vấn đề này, Khái H−ng đã tự chứng tỏ khả năng bao quát hiện thực sắc sảo cũng nh− nhiệt tâm dùng ngòi bút để can dự vào các vấn đề xã hội của mình. 1. Cùng với Nhất Linh, Khái H−ng là nhà văn chủ chốt và có sáng tác dồi dào nhất của Tự lực văn đoàn (TLVĐ). Ông sáng tác ở nhiều thể loại, nh−ng thể loại chính và tiêu biểu nhất là tiểu thuyết. Tiểu thuyết của nhà văn thể hiện rõ mục đích, tôn chỉ của TLVĐ, đã góp phần đáng kể vào tiến trình hiện đại hoá văn xuôi Việt Nam giai đoạn 1932-1945. Trong văn xuôi TLVĐ và tiểu thuyết của Khái H−ng, ta nhận thấy các nhà văn rất chú ý thể hiện cuộc sống của con ng−ời cá nhân. Nghiên cứu, đánh giá tiểu thuyết của Khái H−ng trên vấn đề hành trình số phận con ng−ời cá nhân chúng ta sẽ có dịp hiểu sâu hơn tiểu thuyết của Khái H−ng cũng nh− tiểu thuyết của TLVĐ đồng thời cũng có cái nhìn khách quan hơn về dòng văn học th−ờng đ−ợc gọi là “lãng mạn” ở giai đoạn 1932-1945, nhất là ở khía cạnh phản ánh hiện thực. 2. Khi nói về hành trình của cái tôi cá nhân trong trong phong trào Thơ mới, Đỗ Lai Thuý đã khái quát: “Cái tôi cá nhân đô thị không phải là nhất thành bất biến. Nó cũng nổi trôi và biến đổi trên dòng thời gian lịch sử. Chỉ trong khoảng m−ời lăm năm, 1930- 1945, d−ờng nh− nó đã đi trọn một đoạn đ−ờng. Từ bỡ ngỡ hào hứng buổi đầu, cái tôi nhanh chóng đi đến sự khẳng định mình một cách quyết liệt trong cô đơn, bằng cô đơn, và, cuối cùng, giải thoát cô đơn bằng sự trở về trong vòng tay êm ấm của cái ta’’ [3, tr. 197]. Nhìn rộng ra, vấn đề hành trình của con ng−ời cá nhân không phải là vấn đề mang tính chất đơn lẻ chỉ đ−ợc thể hiện trong nền văn học Việt Nam những năm 30 của thế kỷ XX. Sự xuất hiện con ng−ời cá nhân là một hiện t−ợng có tính phổ biến diễn ra trong phạm vi văn học toàn thế giới. Con ng−ời cá nhân là con đẻ của xã hội t− sản, nó ra đời khi đã hội tụ đầy đủ những điều kiện cần thiết và số phận của nó thăng trầm theo sự biến động không ngừng của điều kiện lịch sử xã hội. Tiểu thuyết TLVĐ, đặc biệt là tiểu thuyết của Khái H−ng cũng đã miêu tả hành trình số phận của con ng−ời cá nhân một cách khá chân thực, cho phép ta hiểu ra đ−ợc nhiều vấn đề của hiện thực xã hội Việt Nam trong nửa đầu thế kỷ XX. 3. Lúc mới ra đời, con ng−ời cá nhân trong tiểu thuyết Khái H−ng hăm hở, háo hức khẳng định sức mạnh của mình. Con ng−ời cá nhân đối lập với gia đình, đoàn thể để phanh phui cái xấu Nhận bài ngày 25/3/2009. Sửa chữa xong 08/4/2009. tr−ờng Đại học Vinh Tạp chí khoa học, tập XXXVIIi, số 2b-2009 11 xa, lỗi thời của lễ giáo phong kiến. Xã hội phong kiến với những lễ giáo, hủ tục hà khắc đã trói buộc tự do của con ng−ời trong hàng chục thế kỷ. Những năm 30 của thế kỷ XX, nền văn minh ph−ơng Tây đã tràn vào n−ớc ta nh− một luồng gió mới. Do ảnh h−ởng của văn minh ph−ơng Tây, con ng−ời lúc bấy giờ nh− chợt bừng tỉnh ý thức cá nhân. Họ thấy vai trò cá nhân của mình là rất to lớn đối với sự phát triển của xã hội. ý thức đ−ợc sứ mệnh lịch sử của mình, con ng−ời cá nhân trong TLVĐ ra đời và nắm lấy sứ mệnh cao cả là đấu tranh không khoan nh−ợng với lễ giáo, hủ tục phong kiến, cởi trói và giải oan cho những số phận éo le bị kìm kẹp trong hủ tục và đói nghèo. Trong những tiểu thuyết đầu tiên của Khái H−ng, con ng−ời cá nhân bộc lộ nhiều mặt tích cực: họ là những chiến sĩ đấu tranh không mệt mỏi cho tình yêu và hạnh phúc gia đình; họ là những cô gái mới, có học thức, thông minh, có nhan sắc, vì số phận xô đẩy mà phải sống trong hoàn cảnh éo le, trở thành những nạn nhân trong các gia đình phong kiến. Mai trong Nửa chừng xuân là một cô gái nh− thế. Trong hoàn cảnh cha mẹ mất sớm, Mai một mình quyết nuôi em ăn học nên ng−ời, dù có phải bán hết tài sản cha mẹ để lại. Rồi cô gặp Lộc - một trí thức Tây học có lòng tốt - đã đ−a tay cứu chị em nàng thoát khỏi thủ đoạn của Hàn Thanh - một trọc phú ở nông thôn. Cảm động tr−ớc tấm lòng hào hiệp của Lộc, Mai đem lòng yêu Lộc và hai ng−ời xây dựng tổ ấm riêng. Nh−ng thế lực phong kiến không để cho nàng dễ dàng có đ−ợc hạnh phúc. Bà án (mẹ Lộc) ng−ời đại diện cho nền luân lý cũ đã dùng đến những m−u mô nham hiểm, thâm độc để chia rẽ đôi thanh niên trẻ. Đứng tr−ớc tình thế bi đát, Mai đã kiên quyết từ chối làm vợ lẽ của Lộc, thẳng thắn nói lên những suy nghĩ của mình về lẽ sống. Cuộc sống hạnh phúc của chị em Mai với đứa con kháu khỉnh đã chứng minh cho những lý lẽ đúng đắn của nàng. Cho đến Thoát ly, bộ mặt ghê tởm của đại gia đình phong kiến cùng với một nền luân lý phản động đã đ−ợc phơi bày, khi quyền lực trong gia đình đã rơi vào tay ng−ời dì ghẻ tàn ác, nhiều m−u ma ch−ớc quỷ. Hồng (đứa con gái mồ côi mẹ) tội nghiệp đã trở thành nạn nhân, thành con mồi để cho mụ dì ghẻ mặc sức đày đoạ, khủng bố tinh thần. Ng−ời cha nhu nh−ợc, mất hết quyền lực chỉ biết a dua với vợ lẽ để dày vò đứa con gái đáng th−ơng của mình. Hình ảnh mụ dì ghẻ hiện lên trong truyện chẳng khác gì một con yêu tinh với bộ mặt xấu xí luôn che đậy bằng cái mặt nạ đạo đức giả. Bà căm ghét Hồng, không muốn thấy Hồng sung s−ớng trong gia đình mình. Bà lồng lộn ghen tức khi Hồng có cơ hội thoát ly khỏi gia đình để xây dựng hạnh phúc. Bà mừng thầm khi nghe tin ng−ời chồng hứa hôn của Hồng đang học ở Pháp bỗng d−ng lăn ra chết. Bà lấy cái việc cạo răng trắng của Hồng ra làm đầu đề cho câu chuyện của mình. Bà đã giăng cho Hồng một cái bẫy nguy hiểm và sung s−ớng ngồi chờ đứa con gái ngây thơ b−ớc vào cái bẫy giăng sẵn của mình. Bà mỉm c−ời tự nhủ: “Con bé này sắp chết rồi, bà sẽ cho chết hẳn”. Phải sống trong cái gia đình khủng khiếp ấy, Hồng luôn gặp ác mộng và luôn khao khát thoát đ−ợc khỏi gia đình ấy càng nhanh càng tốt. “Nàng chỉ t−ởng tới một điều. Thoát ly gia đình dù có phải hy sinh danh dự cũng cam. Huống hồ lại chỉ hy sinh danh dự cho ng−ời mình yêu!”. Hồng bỏ nhà ra đi với một quyết tâm và một suy nghĩ táo bạo: “Hai ng−ời sẽ lấy nhau dù ông phán bằng lòng hay không bằng n. q. anh hành trình số phận con ng−ời cá nhân ... Khái H−ng, tr. 10-16 12 lòng cũng mặc kệ. Vả cần phải c−ới xin mới lấy nhau đ−ợc? Cốt yêu nhau, yêu nhau thành thực là đủ rồi…”. Sự phản kháng của Hồng đối với gia đình chính là sự phản kháng của cái tôi cá nhân có ý thức sâu sắc về cuộc sống tự do, căm phẫn cuộc sống tù túng đày đoạ, quyết tâm xây dựng cho mình một cuộc sống hạnh phúc bên cuộc sống ng−ời mình yêu th−ơng. Thoát ly là tiếng nói mạnh mẽ, dứt khoát của con ng−ời cá nhân “đoạn tuyệt” với hủ tục phong kiến. Cái chết của Hồng ở cuối tác phẩm là tiếng chuông thức tỉnh cho những ai còn ảo t−ởng có thể bắt tay để hoà giải với thế lực phong kiến hủ bại. 4. B−ớc vào những năm cận kề cách mạng Tháng Tám 1945, “cái tôi” cá nhân b−ớc qua thời kỳ hăm hở buổi đầu để rơi vào khủng hoảng, th−ờng xuyên sống với căn bệnh hoài nghi. Các nhà thơ mới đã thể nghiệm điều này một cách sâu sắc. Hành trình số phận của cái tôi cá nhân trong trong Thơ mới, cũng không khác hành trình số phận của con ng−ời cá nhân trong tiểu thuyết TLVĐ nói chung và tiểu thuyết của Khái H−ng nói riêng. Tuy nhiên nếu nh− Thơ mới thể hiện cuộc sống con ng−ời cá nhân ở khía cạnh con ng−ời tâm linh thì văn xuôi TLVĐ nói chung và tiểu thuyết Khái H−ng nói riêng tập trung miêu tả bi kịch của con ng−ời cá nhân ở khía cạnh con ng−ời đời t−. Tuyết trong Đời m−a gió là một ng−ời thông minh nhạy cảm, vì thế cô không phải không ý thức đ−ợc cuộc sống và t−ơng lai của mình. Nh−ng cô gái này đã “bị những dục vọng và thú vui khoái lạc hàng ngày lôi kéo nh− khúc gỗ lềnh bềnh bị dòng n−ớc chảy xuôi lôi kéo đi nơi vô định…”. Nên khi Ch−ơng đề nghị c−ới Tuyết thì nàng chỉ im lặng và suy nghĩ, “nàng biết rằng sự c−ới . xin, sự lấy nhau theo lễ nghi không đủ sức mạnh giữ nổi ở trong bổn phận một ng−ời đàn bà quá tự do, sống đời phóng đãng nh− nàng”; “Nàng nh− hiểu lờ mờ rằng, trừ những khoái lạc hằng ngày ra, nàng không còn nên hy vọng những hạnh phúc đâu đâu. Gia đình? Một ng−ời nh− nàng không có quyền t−ởng đến gia đình. Sự mơ −ớc của nàng đã quá muộn”. Để thoát khỏi cuộc sống thực tại, Tuyết đã có lúc nghĩ đến việc cùng Ch−ơng đến sống ở một nơi hẻo lánh để h−ởng một cuộc sống êm đềm, l−ơng thiện. Nh−ng rồi Tuyết lại sợ cái cảnh nghèo đói, nheo nhóc, bận bịu về bầy con đông đúc. Cô cáu bẳn tự hỏi: “Một ng−ời đã lầm lỗi một lần thì không thể sung s−ớng đ−ợc nữa chăng?”. Khi nghĩ về sự cải hoá của mình, Tuyết phân tích: “Thì ng−ời ta nh− thế cả đã sao? Chán vạn gái giang hồ trở nên những bà tr−ởng giả”. Tuyết khinh bỉ những kẻ giả dối, những bọn đạo đức quê mùa. Tuyết mỉm c−ời tự nhủ: “Chà! Một liều ba bảy cũng liều, cầm nh− con trẻ chơi diều đứt dây!”. Tuyết muốn rời bỏ ngay nhà Ch−ơng mà đi, lăn lộn với cuộc đời m−a gió. “Tiếng gọi ở chốn xa xăm huyền bí nh− lại đến làm rung động tâm hồn phiêu l−u của nàng”. Cái bi kịch của Tuyết là không thể sống đ−ợc trong một gia đình quá êm đềm, đơn điệu gợi sự nhạt nhẽo buồn chán mặc dầu biết rằng phó thân cho cuộc đời m−a gió cũng chỉ để đày đoạ tấm thân, nh−ng “Thà liều thân với một đời m−a gió, khổ sở, đê tiện nàng cho còn hơn là sống mãi với cái đời lừa dối, bên cạnh một ng−ời mà nàng đã cạn tình yêu và trong gia đình bình tĩnh, êm ấm nó luôn nhắc nàng nhớ rằng địa vị của nàng không phải ở đây”. Trong cuộc gặp gỡ lần cuối với Ch−ơng khi Tuyết đã tàn tạ và Ch−ơng vẫn mở rộng lòng th−ơng tha thứ, Tuyết tự thấy xấu hổ tủi nhục, tr−ờng Đại học Vinh Tạp chí khoa học, tập XXXVIIi, số 2b-2009 13 thấy mình không xứng đáng với lòng tốt của Ch−ơng. Tuyết vẫn phải ra đi dấn thân vào đời m−a gió. Tác giả đã miêu tả hành động đó với niềm xót xa cho một cô gái đã trót sống một đời phóng đãng truỵ lạc. Theo Hà Minh Đức: “Khi miêu tả Tuyết, Khái H−ng và Nhất Linh đã tỏ ra từng trải khi thể hiện những mặt phức tạp của một nhân vật nữ có tính cách nổi loạn theo h−ớng suy đồi của xã hội hiện đại. Kết thúc tác phẩm Đời m−a gió, các tác giả đã dự báo tính phổ biến của loại nhân vật này. Xu h−ớng chơi bời truỵ lạc, lấy lạc thú làm mục đích của cuộc sống, sống hôm nay không cần đến ngày mai, sống sung s−ớng cho mình không cần đến ng−ời khác, đã thấm nhiễm vào lớp thanh niên thời đại. Đám thanh niên tụ tập trong cuộc r−ợu đã đề x−ớng lý thuyết đó “Xin ai nấy uống cạn với tôi cốc r−ợu. Còn nh− câu chuyện cô Tuyết nào đó của hai anh đây thì xin hai anh xếp mau lại cho. Sống ngày nay nhớ chi ngày x−a, t−ởng chi đến ngày mai. Cô Tuyết ấy chết đi đã có cô Tuyết khác đẹp, xinh t−ơi hơn, phải không các em ?” [2, tr. 235]. Không biết rồi sau cái chết vô nghĩa của Tuyết, bị kịch ấy sẽ đến với ai đây trong đám chơi bời, truỵ lạc ấy? Ch−ơng từ một ông giáo đạo mạo, sống khuôn khổ, bị ám ảnh bởi việc ng−ời yêu phản bội đi lấy chồng, chàng sinh ra ghét phụ nữ. Đ−ợc Thu con gái bà phủ đem lòng quyến luyến nh−ng chàng vẫn hờ hững. Cuộc đời của Ch−ơng bỗng xoay chuyển hoàn toàn, từ chỗ ghét cay ghét đắng phụ nữ, Ch−ơng đổi ra si mê Tuyết, “nghiện Tuyết… nghĩa là nghiện cái thú nhục dục cũng nh− vài anh em, ban bè nghiện thuốc phiện, nghiện đi hát”. Trong đám bạn bè đã có ng−ời nhận xét Ch−ơng: “Những ng−ời hiền lành, bẽn lẽn, lãnh đạm nh− Ch−ơng mà khi đã ham mê một cái gì thì tất là nồng nàn ghê gớm”. Rồi khi Tuyết bỏ chàng ra đi, linh hồn của Ch−ơng cũng đi nốt: “Trong hai năm, thỉnh thoảng chàng vẫn tìm sự quên ở trong lòng bạn gái một đêm, nh−ng tình hững hờ của bọn tục tằn chỉ làm cho chàng thêm nhớ tới ng−ời tình cũ. Rồi càng ngày càng chán nản, phiền muộn, chàng đã quay về cái đời lạnh lùng, trơ trọi ngày x−a”. Khác với bi kịch của Tuyết trong Đời m−a gió, Nam trong Đẹp cùng với đám bạn bè ăn chơi phóng đãng lại rơi vào một bi kịch khác. Nam là một nghệ sĩ say mê, tôn thờ cái “đẹp”, chỉ vì nó là đẹp và thực hiện cái triết lý ấy trong đời sống của mình. Nam sống giữa đám nghệ sĩ xô bồ, kẻ thì lấy nghệ thuật làm ph−ơng tiện để làm giàu, kẻ thì chìm ngập trong đời th−ờng lam lũ, tẻ nhạt, nhỏ nhen, “kẻ thì vô lý t−ởng duy chỉ có một lý t−ởng chính đáng và có thể tới một cách dễ dàng, đó là lý t−ởng ăn, uống, nhảy”. Riêng Nam thì say mê nghệ thuật, “vẽ cần cho chàng nh− ăn, uống. Có khi hơn. Vì mải vẽ chàng có thể quên ăn. Nh−ng không một lạc thú gì, không một sức mạnh gì lôi kéo chàng đi đâu, một khi chàng đứng tr−ớc một cái khung căng vải đặt trên giá, cái bảng màu cầm trên tay”. Nam say mê vẽ nh− thế nh−ng lại không biết vẽ để nhằm mục đích gì ngoài nhu cầu giải trí: “Vẽ xong nó là khung vải bôi trơn. Đem bán, đem cho hay đem vứt cũng thế thôi. Nó nh− một ng−ời con gái. Ng−ời con gái ấy một hôm mình gặp mặt, và mình ao −ớc tìm tòi cái lạ, cái đẹp. Cái đẹp cái lạ một khi đã thấy, hay t−ởng thấy thì còn gì nữa? Sự thực hiện ra và mộng ảo tan đi”. Theo đuổi cái đẹp nhất thời, Nam cho rằng “Làm gì có cái đẹp tuyệt đích…”, “Cái đẹp gì mà không thoáng qua…”. Nam nghĩ: “ở đời làm gì có việc quan trọng, làm gì có việc thiêng n. q. anh hành trình số phận con ng−ời cá nhân ... Khái H−ng, tr. 10-16 14 liêng (…). ở đời chỉ có hiện tại. Biết h−ởng hiện tại hơn ng−ời khác, đó là cái hơn đời của nghệ sĩ”. Vì quan niệm ấy nên Nam không lập gia đình để sống tự do h−ởng thụ lạc thú. Nam tự biện hộ cho t− t−ởng của mình rằng: “Chúng ta vì nghệ thuật mà hy sinh ái tình của chúng ta. Ràng buộc một nghệ sĩ vào trong một gia đình tức cũng đem một cây đa trồng vào chiếc chậu sứ…”. Theo Nam, v−ớng mắc vào gia đình với những lo toan tầm th−ờng thì không còn mơ t−ởng theo đuổi nghệ thuật đ−ợc. Nam nghĩ về gia đình Kế: “Nam lơ đãng ngắm tranh và cái đời buồn tẻ của ng−ời bạn lần lần vẽ ra trên bức tranh t−ởng t−ợng. Đó là một đời nghệ sĩ. Không, đó chỉ là một đời, một đời tầm th−ờng nữa. Có một gia đình đông đúc mà ng−ời ta phải làm việc vất vả để nuôi sống thì ng−ời ta còn mơ t−ởng, theo đuổi nghệ thuật sao đ−ợc”. D−ờng nh− Nam đã thấy sợ hãi và hình dung ra cái bi kịch của ng−ời nghệ sĩ về gánh nặng cơm áo - cái bi kịch mà nhân vật Hộ trong Đời thừa và Điền trong Trăng sáng của Nam Cao đã từng đau đớn nếm trải. Tránh đ−ợc cái bi kịch đó nh−ng Nam lại là một kẻ chạy theo cái đẹp không có điểm dừng. Khi gặp Lan, sắc đẹp và vẻ ngây thơ của Lan đã giúp Nam tìm đ−ợc nguồn cảm hứng sáng tác “mới mẻ và mênh mông”, “lần này là lần đầu chàng nhận thấy thế và hiểu rằng hơn hai tháng thiết tha với nghệ thuật đó là ảnh h−ởng của cặp mắt mỹ nhân”. Nam vốn là một kẻ vốn −a sống cuộc sống tự do, nay phải bó buộc vào trong cuộc sống gia đình, nghệ thuật của chàng bị tiêu mòn. Nam lại phải đau đầu vì sự ghen tuông dày vò của Lan. Sự khác biệt về lối sống, về quan niệm giữa Nam và Lan đã làm cho cuộc sống của họ trở nên căng thẳng, bất hoà, không cho họ h−ởng một cuộc sống yên ổn, hạnh phúc. Trong khi Lan là cô gái trong trắng, chỉ nghĩ đến một ng−ời đàn ông duy nhất là chồng mình thì Nam “đã bao lần chàng làm cái việc ấy với biết bao cô gái khác, nào chàng có nghĩ tới sự thiêng liêng nh− Lan đâu!”. Vì thế khi gặp Trinh (bạn Lan) Nam lại tìm đ−ợc nguồn cảm hứng sáng tác mới. Lý giải bi kịch của con ng−ời cá nhân trong Đẹp, Phan Cự Đệ cho rằng: Khái H−ng cũng không giấu diếm tình trạng bế tắc, tuyệt vọng của lớp nghệ sĩ sống không có lý t−ởng. Họ “suốt đời băn khăn khổ sở muốn quên mà không quên đ−ợc”. Họ chìm đắm trong “cái đời hắc ám, cái đời nồng nực trong men r−ợu và u mê trong khói thuốc phiện” để “đi từ chán nản này đến chán nản khác và thất vọng cứ ấn mãi chìm vào thất vọng”. Đầu đại chiến lần thứ hai, Khái H−ng có tham gia những đảng phái thân Nhật cho nên ở cuối tác phẩm, có lúc tác giả đã muốn đ−a ra một lời đề nghị, một ph−ơng h−ớng giải quyết tình trạng bế tắc cho lớp văn nghệ sĩ lãng mạn đ−ơng thời. Nhân vật Ngọc có lẽ phần nào là Khái H−ng, tuy Nam cũng là một nhân vật đ−ợc nhà văn trìu mến. Ngọc tâm sự với Nam: “Một đằng tìm quên có lẽ vì buồn, một đằng tìm sống một đời thể chất phong phú có lẽ cũng vì buồn. Giá đừng ai buồn cả thì sẽ không có tiểu thuyết. Mà muốn không buồn thì tất phải có một lý t−ởng để theo đuổi. Chính Nam đã đi theo con đ−ờng ấy, con đ−ờng đuổi theo cái đẹp nên chàng ít băn khoăn và tự tin hơn những ng−ời bạn của mình. Nh−ng bế tắc vẫn hoàn toàn bế tắc… Lớp nghệ sĩ trong tiểu thuyết của Khái H−ng chán nản với cuộc đời thực tại, sống không có lý t−ởng nên tìm sự quên lãng trong nghệ thuật và hoạt động nghệ thuật của họ thực ra cũng là một sự thoát ly. Nghệ thuật vị nghệ thuật, tr−ờng Đại học Vinh Tạp chí khoa học, tập XXXVIIi, số 2b-2009 15 nghệ thuật tách rời sự nghiệp cách mạng cao cả của quần chúng, thoát ly khỏi những vấn đề nóng hổi đặt ra trong cuộc sống thì không thể tránh khỏi rơi vào tình trạng bế tắc và suy đồi…” [1, tr. 950]. Bi kịch của hai cha con Cảnh trong Băn khoăn cũng là bi kịch của một sống phóng đãng. Cuộc sống ăn chơi truỵ lạc của Cảnh có ảnh h−ởng phần nào từ ng−ời cha sống buông thả của mình. “Thỉnh thoảng ông Thiện (tức Thanh Đức) lại đ−a về một ng−ời con gái rồi đùa bỡn ầm ĩ với ng−ời ấy ở phòng bên cạnh sát t−ờng với phòng các con”. “Cái đời sống ấy kéo dài hơn hai năm, một đời nhiễu loạn vô gia đình giáo dục, vô gia đình luân lý đi song song với một đời hoàn toàn có trật tự”. Bi kịch của Cảnh là bi kịch của kẻ không tìm thấy ý nghĩa đích thực của cuộc sống, sống chán nản đắm mình trong truỵ lạc để quên hết thực tại đáng hoài nghi chán nản. Còn về nhân vật Ch−ơng, đã có lúc Ch−ơng hối hận và quyết sửa mình nh−ng gặp Hảo - một nhan sắc hấp dẫn, mê hoặc - Ch−ơng lại quay về với lối sống cũ để rồi giữa hai cha con nảy sinh xung đột vì yêu cùng một ng−ời. Để làm đẹp lòng ng−ời yêu, để trang trải tình phí, Ch−ơng đã bán cái vi la mà cha đã mua cho ở Sầm Sơn để sắm ô tô. Kết quả chàng bị cha chửi mắng và đuổi ra khỏi nhà. Còn Thanh Đức thì mê đắm nhan sắc của Hảo. Ông ta đã dùng tiền, dùng mọi mánh khoé để chinh phục Hảo. Nh−ng cuối cùng “viên đại t−ớng” thao l−ợc đã từng đánh bại bao kẻ địch trên th−ơng tr−ờng lại thất bại đau đớn trên tình tr−ờng. Nghe tin Hảo lấy chồng, con ng−ời quyết đoán, bản lĩnh nh− Thanh Đức cũng phải: “Chân tay rung lên, mặt mày tái mét, miệng lẩm bẩm: Lạ! có lẽ nào!”. Bàn về tiểu thuyết Băn khoăn, Ngô Văn Th− đ−a ra nhận xét: “Rõ ràng càng đi sâu vào thế giới cái tôi ta càng thấy lạnh. Nó bơ vơ thiếu thốn tình ng−ời. Nó giả dối truỵ lạc, vô luân. Tiểu thuyết Băn khoăn quả là bức tranh sinh động về tình trạng truỵ lạc của lớp thanh niên trí thức, kể cả trung niên tr−ớc Cách mạng” [4, tr. 140]. Tác phẩm cũng thể hiện nỗi băn khoăn của nhà văn, ch−a biết phải làm gì tr−ớc tình trạng phổ biến đó của thanh niên đ−ơng thời. Cái bi kịch khủng hoảng đó của con ng−ời cá nhân chỉ đ−ơc giải phóng khi cái tôi cá nhân, cá thể nhận ra và quay trở về hòa nhập chung vào cái ta của cộng đồng, dân tộc để tiếp thêm sức mạnh. Ta có thể ví con ng−ời cá nhân nh− một đứa trẻ hồn nhiên trong sáng bỡ ngỡ tr−ớc cuộc đời. Đến thời kỳ khủng hoảng về tâm lý, nó cảm thấy cái tôi của nó là lớn nhất. Nó muốn khẳng định mình là ng−ời lớn, mà sự khẳng định đó có lúc khá kỳ quặc, ngộ nghĩnh. Nó tự đối lập mình với gia đình và muốn thoát khỏi gia đình để ra đi kiếm tìm tự do, tìm kiếm những điều mới lạ. Nh−ng rồi mất đi chỗ dựa, mộng −ớc tan tành, nó thấy hụt hẫng, bơ vơ, đành phải quay trở về đoàn tụ với gia đình trong cái ta chung của cộng đồng. 5. Nghiên cứu, khảo sát hành trình số phận của con ng−ời cá nhân trong tiểu thuyết Khái H−ng, chúng ta thấy đây là một vấn đề có tính quy luật, không chỉ xuất hiện trong địa hạt văn xuôi mà cả trong thơ, không chỉ ở n−ớc ta mà có tính phổ biến trên thế giới. Nó là một phần của hiện thực đời sống nảy sinh trong xã hội đ−ơng thời. Bên cạnh hiện thực đ−ợc phản ánh trong văn học hiện thực phê phán, hiện thực đ−ợc n. q. anh hành trình số phận con ng−ời cá nhân ... Khái H−ng, tr. 10-16 16 phản ánh trong văn học Cách mạng, ta còn thấy sự đa dạng của hiện thực trong tiểu thuyết TLVĐ, trong tiểu thuyết Khái H−ng. Tất cả góp phần làm nên sự đa dạng, muôn màu, muôn vẻ trong đời sống văn học Việt Nam những năm 1930, đầu những năm 1940 của thế kỷ XX. tài liệu tham khảo [1] Phan Cự Đệ, Văn học lãng mạn Việt Nam (1930-1945), NXB Giáo dục, Hà Nội, 1997. [2] Hà Minh Đức, Tự lực văn đoàn trào l−u - tác giả, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2007. [3] Đỗ Lai Thuý, Con mắt thơ, NXB Lao động, Hà Nội, 1992. [4] Ngô Văn Th−, Bàn về tiểu thuyết Khái H−ng, NXB Thế giới, Hà Nội, 2006. Summary The journey of individual human fate in Khai Hung's novels The paper analyzed thoroughly the journey of individual human fate in Khai Hung’s novels. Individuals who are eager to affirm themselves, have fell into crisis and deadlock which happen as a general rule. Through this theme, Khai Hung has proved his ability to observe the reality as well as his enthusiasm in writing about social issues. (a) Cao học 14, chuyên ngành Lý Luận Văn Học, tr−ờng đại học vinh.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf2nguyenquocanh_100504085501_1831.pdf
Tài liệu liên quan