Nhưng không một giai cấp đặc thù nào ở Đức lại có tính triệt để tính gay gắt, tính táo bạo, tính tàn nhẫn, khiến nó mang cái dấu ấn đại diện tiêu cực của xã hội. Cũng theo một mức độ như vậy, không một đẳng cấp nào có được cái tâm hồn rộng rãi hòa làm một với tâm hồn của nhân dân dù chỉ là trong chốc lát, có cái nhiệt tình cổ vũ lực lượng vật chất làm bạo lực chính trị, có sự dũng cảm cách mạng dám ném vào mặt kẻ thù lời thách thức táo bạo: ta chẳng là gì cả, nhưng ta phải là tất cả. Cái tạo thành cơ sở đạo đức và tính trung thực Đức của những cá nhân cũng như các giai cấp thì ngược lại, chính là cái tính vị kỷ kín đáo đang bảo vệ tính hạn chế của nó và cho phép người khác cũng bảo vệ tính hạn chế của họ chống lại tính hạn chế của nó. Vì vậy, quan hệ giữa các lĩnh vực khác nhau của xã hội Đức là quan hệ có tính cách sử thi chứ không phải có tính cách kịch tính. Mỗi một lĩnh vực đó bắt đầu ý thức được bản thân mình, và với những yêu cầu riêng của mình, bắt đầu đứng bên cạnh những lĩnh vực xã hội khác, không phải khi nó bị người ta áp bức mà là khi những quan hệ hiện đại tạo ra - không mảy may có sự góp sức của lĩnh vực đó - một lĩnh vực xã hội thấp hơn nó mà nó có thể áp bức được. Ngay cả cái lòng tự tôn về mặt tinh thần của giai cấp tư sản Đức cũng chỉ dựa trên ý thức thấy mình là đại biểu chung của tính tầm thường phi-li-xtanh của tất cả các giai cấp khác. Vì vậy, không phải chỉ có những ông vua Đức mới bước lên ngôi mal à propos17*; mỗi lĩnh vực của xã hội công dân cũng đều nếm mùi thất bại trước khi kịp ăn mừng thắng lợi của mình, cũng đều dựng lên những chướng ngại trước mặt mình, cũng đều biểu lộ bản chất nhẫn tâm của mình trước khi kịp biểu lộ cái bản chất độ lượng của mình, - thành thử ngay cả cái khả năng đóng một vai trò to lớn bao giờ cũng qua đi trước khi kịp thể hiện ra, và mỗi giai cấp vừa mới bắt đầu đấu tranh với một giai cấp cao hơn nó thì đã bị lôi cuốn vào cuộc đấu tranh với giai cấp thấp hơn nó. Bởi vậy, quyền lực vương hầu đấu tranh với quyền lực quốc vương, giới quan chức đấu tranh với quý tộc, tư sản đấu tranh với tất cả bọn trên, còn trong khi đó thì vô sản đã bắt đầu đấu tranh với tư sản. Giai cấp tư sản còn chưa dám nêu tư tưởng về sự giải phóng theo quan điểm của nó, thì sự phát triển của những điều kiện xã hội, cũng như sự tiến bộ của lý luận chính trị, đã tuyên bố rằng chính cái quan điểm ấy cũng đã lỗi thời rồi, hoặc ít ra cũng đáng nghi.
Ở Pháp, chỉ cần là một cái gì đó cũng đủ để có thể mong muốn là tất cả. Ở Đức, nếu không muốn từ chối tất cả thì phải không là cái gì cả. Ở Pháp, sự giải phóng bộ phận là cơ sở của sự giải phóng phổ biến. Ở Đức, sự giải phóng phổ biến là conditio sine qua non18*của mọi sự giải phóng bộ phận. Ở Pháp, tự do toàn vẹn phải được sản sinh ra từ quá trình hiện thực của sự giải phóng dần dần, còn ở Đức thì nó phải được sản sinh ra từ sự không thể có một quá trình dần dần như vậy. Ở Pháp, mỗi giai cấp trong nhân dân đều là một nhà duy tâm chính trị và cảm thấy mình trước tiên không phải là một giai cấp riêng, mà là đại diện của những nhu cầu xã hội nói chung. Vì vậy, vai trò người giải phóng trong sự vận động đầy kịch tính cứ nối tiếp chuyển vào tay các giai cấp khác nhau trong nhân dân Pháp cho tới lúc, cuối cùng, vào tay cái giai cấp sẽ thực hiện tự do xã hội, không còn hạn chế tự do xã hội trong những điều kiện nhất định, nằm ở bên ngoài con người nhưng vẫn do xã hội loài người tạo nên, mà ngược lại tổ chức tất cả những điều kiện của sự tồn tại của con người xuất phát từ tự do xã hội với tư cách là một tiền đề tất yếu. Trái lại, ở Đức, nơi mà đời sống thực tiễn không có nội dung tinh thần, cũng như đời sống tinh thần không có sự liên hệ với thực tiễn, thì không một giai cấp nào của xã hội công dân cảm thấy nhu cầu giải phóng phổ biến, cảm thấy có khả năng giải phóng phổ biến, chừng nào địa vị trực tiếp của nó, sự cần thiết vật chất, những xiềng xích của bản thân nó chưa buộc nó phải làm như vậy.
13 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2356 | Lượt tải: 2
Nội dung tài liệu Đề tài Góp phần phê phán triết học pháp quyền của hegel, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h cực phổ biến của giai cấp tiếp giáp chúng và đối lập với chúng: giai cấp tư sản.
Nhưng không một giai cấp đặc thù nào ở Đức lại có tính triệt để tính gay gắt, tính táo bạo, tính tàn nhẫn, khiến nó mang cái dấu ấn đại diện tiêu cực của xã hội. Cũng theo một mức độ như vậy, không một đẳng cấp nào có được cái tâm hồn rộng rãi hòa làm một với tâm hồn của nhân dân dù chỉ là trong chốc lát, có cái nhiệt tình cổ vũ lực lượng vật chất làm bạo lực chính trị, có sự dũng cảm cách mạng dám ném vào mặt kẻ thù lời thách thức táo bạo: ta chẳng là gì cả, nhưng ta phải là tất cả. Cái tạo thành cơ sở đạo đức và tính trung thực Đức của những cá nhân cũng như các giai cấp thì ngược lại, chính là cái tính vị kỷ kín đáo đang bảo vệ tính hạn chế của nó và cho phép người khác cũng bảo vệ tính hạn chế của họ chống lại tính hạn chế của nó. Vì vậy, quan hệ giữa các lĩnh vực khác nhau của xã hội Đức là quan hệ có tính cách sử thi chứ không phải có tính cách kịch tính. Mỗi một lĩnh vực đó bắt đầu ý thức được bản thân mình, và với những yêu cầu riêng của mình, bắt đầu đứng bên cạnh những lĩnh vực xã hội khác, không phải khi nó bị người ta áp bức mà là khi những quan hệ hiện đại tạo ra - không mảy may có sự góp sức của lĩnh vực đó - một lĩnh vực xã hội thấp hơn nó mà nó có thể áp bức được. Ngay cả cái lòng tự tôn về mặt tinh thần của giai cấp tư sản Đức cũng chỉ dựa trên ý thức thấy mình là đại biểu chung của tính tầm thường phi-li-xtanh của tất cả các giai cấp khác. Vì vậy, không phải chỉ có những ông vua Đức mới bước lên ngôi mal à propos17*; mỗi lĩnh vực của xã hội công dân cũng đều nếm mùi thất bại trước khi kịp ăn mừng thắng lợi của mình, cũng đều dựng lên những chướng ngại trước mặt mình, cũng đều biểu lộ bản chất nhẫn tâm của mình trước khi kịp biểu lộ cái bản chất độ lượng của mình, - thành thử ngay cả cái khả năng đóng một vai trò to lớn bao giờ cũng qua đi trước khi kịp thể hiện ra, và mỗi giai cấp vừa mới bắt đầu đấu tranh với một giai cấp cao hơn nó thì đã bị lôi cuốn vào cuộc đấu tranh với giai cấp thấp hơn nó. Bởi vậy, quyền lực vương hầu đấu tranh với quyền lực quốc vương, giới quan chức đấu tranh với quý tộc, tư sản đấu tranh với tất cả bọn trên, còn trong khi đó thì vô sản đã bắt đầu đấu tranh với tư sản. Giai cấp tư sản còn chưa dám nêu tư tưởng về sự giải phóng theo quan điểm của nó, thì sự phát triển của những điều kiện xã hội, cũng như sự tiến bộ của lý luận chính trị, đã tuyên bố rằng chính cái quan điểm ấy cũng đã lỗi thời rồi, hoặc ít ra cũng đáng nghi.
Ở Pháp, chỉ cần là một cái gì đó cũng đủ để có thể mong muốn là tất cả. Ở Đức, nếu không muốn từ chối tất cả thì phải không là cái gì cả. Ở Pháp, sự giải phóng bộ phận là cơ sở của sự giải phóng phổ biến. Ở Đức, sự giải phóng phổ biến là conditio sine qua non18*của mọi sự giải phóng bộ phận. Ở Pháp, tự do toàn vẹn phải được sản sinh ra từ quá trình hiện thực của sự giải phóng dần dần, còn ở Đức thì nó phải được sản sinh ra từ sự không thể có một quá trình dần dần như vậy. Ở Pháp, mỗi giai cấp trong nhân dân đều là một nhà duy tâm chính trị và cảm thấy mình trước tiên không phải là một giai cấp riêng, mà là đại diện của những nhu cầu xã hội nói chung. Vì vậy, vai trò người giải phóng trong sự vận động đầy kịch tính cứ nối tiếp chuyển vào tay các giai cấp khác nhau trong nhân dân Pháp cho tới lúc, cuối cùng, vào tay cái giai cấp sẽ thực hiện tự do xã hội, không còn hạn chế tự do xã hội trong những điều kiện nhất định, nằm ở bên ngoài con người nhưng vẫn do xã hội loài người tạo nên, mà ngược lại tổ chức tất cả những điều kiện của sự tồn tại của con người xuất phát từ tự do xã hội với tư cách là một tiền đề tất yếu. Trái lại, ở Đức, nơi mà đời sống thực tiễn không có nội dung tinh thần, cũng như đời sống tinh thần không có sự liên hệ với thực tiễn, thì không một giai cấp nào của xã hội công dân cảm thấy nhu cầu giải phóng phổ biến, cảm thấy có khả năng giải phóng phổ biến, chừng nào địa vị trực tiếp của nó, sự cần thiết vật chất, những xiềng xích của bản thân nó chưa buộc nó phải làm như vậy.
Vậy thì cái khả năng tích cực của sự giải phóng của Đức là ở chỗ nào?
Trả lời: ở sự hình thành một giai cấp bị trói buộc bởi những xiềng xích triệt của xã hội công dân mà lại không phải là giai cấp của xã hội công dân; ở sự hình thành một đẳng cấp mà bản thân nó là sự giải thể của tất cả các đẳng cấp; ở sự hình thành một lĩnh vực do phải chịu những đau khổ phổ biến mà có tính chất phổ biến và không đòi hỏi một quyền đặc thù nào cả, vì cái đang đè nặng lên nó không phải là sự vô quyền đặc thù mà là sự vô quyền nói chung, không còn có thể viện đến quyền lịch sử mà chỉ có thể viện đến quyền của con người, không ở trong sự mâu thuẫn một chiều với những hậu quả nảy sinh từ chế độ nhà nước Đức mà ở trong sự mâu thuẫn toàn diện với những tiền đề của chế độ nhà nước Đức; cuối cùng, ở sự hình thành một lĩnh vực không thể tự giải phóng mình nếu không tự giải phóng mình khỏi tất cả những lĩnh vực khác của xã hội, - tóm lại, một lĩnh vực biểu hiện sự mất đi hoàn toàn của con người và do đó chỉ có thể hồi sinh được bản thân mình bằng cách hồi sinh con người một cách hoàn toàn. Kết quả ấy của sự giải thể để, một giai cấp của xã hội, với tính cách là một đẳng cấp đặc thù, chính là giai cấp vô sản.
Ở Đức, giai cấp vô sản là kết quả của sự phát triển công nghiệp đang bắt đầu tự mở đường cho mình; vì không phải sự nghèo khổ hình thành một cách tự phát mà là sự nghèo khổ được tạo ra một cách nhân tạo, không phải đám người còng lưng một cách máy móc dưới sức nặng của xã hội, mà chính là đám người nảy sinh từ quá trình tan rã rất nhanh của xã hội, chủ yếu là từ sự tan rã của đẳng cấp trung gian, đang hình thành nên giai cấp vô sản, mặc dầu đội ngũ của giai cấp vô sản cũng dần dần - đây là một điều dĩ nhiên - được bổ sung bởi đám dân nghèo nảy sinh ra một cách tự phát, cũng như bởi đẳng cấp nông nô Giéc-manh Cơ Đốc giáo.
Khi tuyên bố sự giải thể của trật tự thế giới hiện hành, giai cấp vô sản chỉ làm cái việc là vạch ra điều bí mật của tự tồn tại của chính nó, vì nó chính là sự tan rã thực tế của trật tự thế giới ấy. Khi đòi hỏi phủ định sở hữu tư nhân, giai cấp vô sản chỉ làm cái việc là đề lên thành nguyên tắc của xã hội, cái mà xã hội đã đề lên thành nguyên tắc của giai cấp vô sản, cái đã được thể hiện ở nó, tức là ở giai cấp vô sản, nhưng không có sự góp sức của nó với tính cách là kết quả tiêu cực của xã hội. Đối với thế giới đang xuất hiện, giai cấp vô sản có cái quyền giống như quyền của nhà vua Đức đối với thế giới đã xuất hiện, khi ông ta gọi nhân dân là nhân dân của mình, cũng giống như khi ông ta gọi con ngựa là con ngựa của mình. Khi tuyên bố nhân dân là sở hữu tư nhân của mình, thì nhà vua chỉ nói lên rằng kẻ tư hữu là nhà vua.
Giống như triết học thấy giai cấp vô sản là vũ khí vật chất của mình, giai cấp vô sản cũng thấy triết học là vũ khí tinh thần của mình, và chỉ cần sấm sét của tư tưởng đánh một cách triệt để vào cái mảnh đất nhân dân còn nguyên vẹn ấy là việc giải phóng người Đức thành con người sẽ hoàn thành.
Từ tất cả những điều trình bày ở trên, có thể rút ra kết luận:
Sự giải phóng duy nhất thực tiễn có thể có của nước Đức là sự giải phóng theo quan điểm của cái lý luận tuyên bố bản thân con người là bản chất tối cao của con người. Ở Đức, sự giải phóng khỏi thời trung cổ chỉ có thể có được khi nó đồng thời là sự giải phóng khỏi những thắng lợi bộ phận đối với thời trung cổ. Ở Đức, không thể thủ tiêu được bất cứ chế độ nô lệ nào, nếu không thủ tiêu mọi chế độ nô lệ. Nước Đức căn bản không thể hoàn thành cách mạng được, nếu không bắt đầu cuộc cách mạng chính ngay từ căn bản. Sự giải phóng người Đức là sự giải phóng con người. Đầu não của sự giải phóng ấy là triết học, trái tim của nó là giai cấp vô sản. Triết học không thể trở thành hiện thực nếu không xóa bỏ giai cấp vô sản; giai cấp vô sản không thể xóa bỏ được bản thân mình nếu không làm cho triết học biến thành hiện thực.
Một khi tất cả những điều kiện bên trong đã chín muồi thì ngày phục sinh của nước Đức sẽ được báo hiệu bằng tiếng gáy của con gà Gô-loa [Gaul].
Do C. Mác viết cuối năm 1843 tháng Giêng 1844. Đã đăng trong 'Deutsch-Franzäsische Jahrbücher", năm 1844
Ký tên: Các Mác
In theo bản đăng trong tạp chí
Nguyên văn là tiếng Đức
Nguồn: C.Mác và Ph.Ăng-ghen. Toàn tập. Tập 3. (1845-1847). Hà Nội: Nxb. Chính trị quốc gia, 1995. Bản điện tử:
1*Sự tự tán dương (nghĩa đen: lời phát biểu bảo vệ bàn thờ và bếp).
2*Vấn đề danh dự.
[1]Mác muốn nói đến tác phẩm lớn của mình Góp phần phê phán triết học pháp quyền của Hegel, mà ông chuẩn bị đưa in và công bố tiếp sau “Lời nói đầu” đăng trong tạp chí Deutsch-Französische Jahrbücher. Về những nguyên nhân cơ bản khiến cho dự định đó không thực hiện được, Mác đã viết trong lời tựa cuốn Những bản thảo kinh tế-triết học năm 1844 như sau:
“Trên tờ Deutsch-Französische Jahrbücher tôi đã hứa phê phán khoa học về pháp quyền và nhà nước dưới dạng phê phán triết học pháp quyền của Hê-ghen. Khi soạn tài liệu để đưa in thì thấy rằng việc kết hợp sự phê phán chỉ nhằm chống lại tư duy tư biện, với sự phê phán bản thân các môn học khác nhau là hoàn toàn không hợp lý, rằng việc kết hợp đó sẽ gây trở ngại cho tiến trình trình bày và gây khó hiểu. Hơn nữa, sự phong phú và tính chất không đồng nhất của những môn học cần phải xem xét chỉ cho phép lồng toàn bộ tài liệu ấy vào một tác phẩm duy nhất với điều kiện là sự trình bày phải mang tính chất phương ngôn hoàn toàn, mà sự trình bày mang tính chất phương ngôn như vậy, đến lượt nó, sẽ lại tạo ra cáibề ngoài là hệ thống hóa một cách tùy tiện”.
Xuất phát từ những lý do đó, hồi bấy giờ Mác đã đi tới kết luận cho rằng nên tiến hành phê phán pháp quyền, đạo đức, chính trị, v.v.. trong những tập sách riêng, và kết thúc tất cả những điều đó bằng một tác phẩm tổng hợp, bao hàm việc phê phán triết học duy tâm tư biện. Nhưng sự cần thiết phải đấu tranh chống phái Hê-ghen cánh tả cũng như chống lại những đại biểu khác của ý thức hệ tư sản và tiểu tư sản Đức đã thúc đẩy Mác phải thay đổi những dự tính ban đầu của mình và tiến hành việc phê phán một cách rộng rãi đối với triết học duy tâm, tư biện, gắn liền với việc xây dựng những cơ sở cho một thế giới quan mới, duy vật-cách mạng. Nhiệm vụ này được Mác và Ăng-ghen hoàn thành trong những tác phẩm viết chung Gia đình thần thánh và Hệ tư tưởng Đức.
3*Hiện trạng, trật tự hiện hành.
4*Kinh Thánh, Chạy trốn 33: 23. Moses là nhân vật thần thoại trong kinh thánh, người đã đưa dân Hê-brơ [Hebrew] trốn thoát khỏi ách thống trị của các Pha-ra-ông [Pharaoh] Ai-cập, và đã lập ra 10 điều luật cho dân Hê-brơ.
5*Kinh nghiệm, căn cứ theo kinh nghiệm.
aSai-lốc – một nhân vật trong vở kịch Người thương nhân thành Vơ-ni-dơ của Sếch-xpia, một tên cho vay nặng lãi tham tàn và độc ác.
bTơ-tông – một dân của nước Đức thời cổ.
6*Nghĩa đen: bộ phận xấu xa; nghĩa bóng: vết nhục
7*Chế độ cũ
cÊ-sin (525-457 trước công lịch) – nhà soạn kịch nổi tiếng thời cổ Hy-lạp, tác giả các vở bi kịch cổ điển.
dLu-ki-an (khoảng 120-180) – nhà văn và nhà châm biếm kiệt xuất của Hy-lạp thời cổ.
8*Chơi chữ: “listige Theorie” (“lý luận giảo hoạt”) ám chỉ việc Phri-đrích Li-xtơ tuyên truyền cho thuế quan bảo hộ.
[2]Mác muốn nói đến nhà triết học A-na-xa-khít [Anarcharsis], người Xi-tơ, mà người Hy-lạp – theo sự xác nhận của nhà sử học Đi-ô-gien La-éc-xơ [] – coi là một trong số bảy nhà hiền triết Hy-lạp.
9*Tác phẩm chưa hoàn thành.
10*Tác phẩm để lại sau khi chết.
11*Vấn đề là ở đó! (Sếch-xpia, Hăm-lét).
12*Ngang tầm.
[3]Đây là nói đến những giới thuộc chủ nghĩa tự do ở Đức, những đại biểu của phái đối lập tự do ở trong hội nghị dân biểu (Landtags), những nhà chính luận thuộc các màu sắc khác nhau, v.v., đòi hỏi những cuộc cải cách hiến pháp.
[4]Đây là nói về phái Hê-ghen trẻ. Phái này đã rút ra những kết luận vô thần triệt để từ triết học của Hê-ghen, nhưng đồng thời lại tách triết học ra khỏi hiện thực và biến triết học thành một lực lượng độc lập và tự quy định. Trên thực tế thì phái Hê-ghen trẻ ngày càng xa rời khỏi cuộc đấu tranh cách mạng thực tiễn.
13*Ngang tầm với các nguyên tắc.
14*Chứng minh ứng dụng vào một người; lấy một người để chứng minh.
[5]Cuộc chiến tranh nông dân năm 1525 là một cuộc khởi nghĩa nông dân hết sức lớn ở Đức thời Trung cổ. Nguyên nhân của cuộc chiến tranh này là do tình hình thế lực phong kiến phản động tăng lên ở Đức trong thế kỷ 15-đầu thế kỷ 16, tình hình bóc lột nông nô tăng lên do quan hệ hàng hóa-tiền tệ phát triển. Lực lượng chủ yếu của cuộc khởi nghĩa nông dân này là nông dân và dân nghèo thành thị. Mặc dầu bị thất bại, cuộc chiến tranh nông dân đã có một ý nghĩa lịch sử rất to lớn trong lịch sử nước Đức.
[6]Những đạo luật tháng Chín là những đạo luật phản động, do chính phủ Pháp ban bố hồi tháng Chín 1835, nhằm hạn chế hoạt động của tòa án bồi thẩm và ấn định những biện pháp ngặt nghèo chống lại báo chí. Những đạo luật đó dự kiến tăng số tiền đảm bảo đối vớ những báo chí định kỳ, ấn định việc bỏ tù và những khoản tiền phạt lớn đối với những phát biểu chống lại sở hữu và chế độ nhà nước hiện hành.
[7]Đế quốc La-mã thần thánh của dân tộc Đức (962-1806), trong những thời kỳ khác nhau, đã gồm các nước Đức, Ý, Áo, Hung và Tiệp, Thụy Sĩ và Hà-lan, và là một liên minh của các vương quốc và công quốc phong kiến, những đất đai của Giáo hội và những thành phố tự do, có những chế độ chính trị và truyền thống khác nhau.
15*Chỉ vua Phri-đrích Vin-hem IV.
16*Chủ yếu.
17*Không đúng lúc.
18*Điều kiện không thể thiếu.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- gop_phan_phe_phan_triet_hoc_phap_quyen_cua_hegel_5668.doc