Đề tài Giao lưu quốc tế về văn hóa nghệ thuật ở Thành phố Hồ Chí Minh trong thời kỳ đổi mới hiện nay

Khái niệm văn hóa nghệ thuật đến nay vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau. Để làm rõ khái niệm này, chúng ta buộc phải xác định khái niệm văn hóa và khái niệm nghệ thuật như là một tiền đề xuất phát.

Về khái niệm văn hóa, cho đến nay đã có hàng trăm định nghĩa khác nhau về văn hóa. Mặc dù vậy, các định nghĩa về văn hóa đều thống nhất chung ở một điểm chủ yếu là nhấn mạnh đến sự sáng tạo vươn tới các giá trị nhân văn của văn hóa. Như vậy, bản chất cốt lõi và cơ bản của văn hóa là sự sáng tạo vươn tới các giá trị nhân văn của con người qua trường kỳ lịch sử. Hồ Chí Minh ngay từ năm 1943 đã nêu ra định nghĩa hết sức đúng đắn là:

Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa. Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn [54, tr.431].

Trong định nghĩa này, Hồ Chí Minh đã xác định văn hóa bao gồm những thành quả của sự sáng tạo cả về phương diện vật chất và tinh thần nhằm đáp ứng cho sự tồn tại và phát triển của loài người. Và điều đặc biệt ở đây là Người cho rằng văn hóa không chỉ là sự sáng tạo mà còn là phương thức sử dụng sự sáng tạo đó. Điều này có ý nghĩa to lớn đối với việc xây dựng nền văn hóa xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay, chúng ta không chỉ chăm lo tạo ra nhiều giá trị văn hóa tốt đẹp mà cần phải chú ý tới cả "phương thức sử dụng"cho hợp tình, hợp lý, mang tính nhân văn cao đẹp nữa.

Cũng trong định nghĩa này, Hồ Chí Minh đã xác định nghệ thuật như một bộ phận của văn hóa góp phần vào đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội loài người.

Gần đây, đứng trước sự tiến công mạnh mẽ của xu thế toàn cầu hóa, vấn đề giữ gìn, bảo vệ và phát huy các giá trị văn hóa của các dân tộc, các quốc gia đang gặp phải những thách thức to lớn, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển và các dân tộc thiểu số. Vì vậy, UNESCO đã nêu ra định nghĩa về văn hóa trên cơ sở nhấn mạnh đến nội dung này nhằm thức tỉnh tinh thần trách nhiệm của cộng đồng quốc tế trong việc chống xu thế nhất thể hóa văn hóa, hướng tới tôn trọng và bảo vệ những giá trị văn hóa độc đáo của các quốc gia, các dân tộc:

Văn hóa hôm nay có thể coi là tổng thể những nét riêng biệt tinh thần và vật chất, trí tuệ và xúc cảm, quyết định tính cách của một xã hội hay của một nhóm người trong xã hội. Văn hóa bao gồm nghệ thuật và văn chương, những lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ thống các giá trị, những tập tục và những tín ngưỡng [46, tr.23].

Như vậy, văn hóa bao gồm cả lĩnh vực văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần thể hiện năng lực sáng tạo độc đáo, riêng biệt của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc trong qúa trình vận động và phát triển của mình. Lĩnh vực nghệ thuật là một phần trọng yếu của văn hóa tinh thần, phản ánh khát vọng sáng tạo và thưởng thức nghệ thuật theo quy luật của cái đẹp. Ở đây cần làm rõ khái niệm nghệ thuật.

Theo nghĩa rộng: nghệ thuật là một hình thái ý thức xã hội, đồng thời là một loại hoạt động tinh thần - thực tiễn của con người nhằm sáng tạo hiện thực theo quy luật của cái đẹp được biểu hiện dưới dạng hình tượng nghệ thuật để đáp ứng những nhu cầu và khát vọng của con người vươn tới những giá trị Chân- Thiện -Mỹ.

Theo nghĩa hẹp: Loại nghệ thuật thuần nhất (chữ thuần nhất nhằm nói tới sự thống nhất chặt chẽ và hài hòa giữa phương tiện và mục đích, giữa nội dung và hình thức trong hoạt động này -chữ dùng của nhà khoa học, TS Lâm Vinh): là hình thức sáng tạo đặc biệt, được tạo nên bởi người nghệ sĩ có cá tính độc đáo, có tâm hồn giàu cảm xúc, có tài năng sáng tạo. Nghệ thuật ở đây là tiếng nói tình cảm, tư tưởng của con người gửi đến con người nhằm tạo nên sự đồng tình, kêu gọi, tác động, định hướng cho con người đi vào chiêm ngưỡng, chọn lựa những kinh nghiệm sống và kinh nghiệm tình cảm, thông qua sự biểu hiện cảm tính, sinh động đơn nghĩa và đa nghĩa, tả thực và ước lệ, miêu tả và biểu hiện, tạo nên bởi tưởng tượng và hư cấu, đó là hình tượng.

Nói tóm lại, nghệ thuật là một hình thái ý thức xã hội, là hoạt động tinh thần thực tiễn của con người, nó hướng theo quy luật cái đẹp ở trình độ cao, nhằm phục vụ cho con người một đời sống tinh thần phong phú, đáp ứng những nhu cầu khát vọng của con người đạt tới Chân - Thiện - Mỹ.

Vậy, văn hóa nghệ thuật là gì? Cho đến nay vẫn còn nhiều ý kiến tranh cãi khác nhau nhưng phần lớn các nhà nghiên cứu đều thống nhất ở bốn điểm cơ bản sau:

- Văn hóa nghệ thuật là một trong những bộ phận nhạy cảm của văn hóa tinh thần, là thành tố trọng yếu của văn hóa thẩm mỹ. Văn hóa nghệ thuật vận hành theo những quy luật chung của văn hóa tinh thần và văn hóa thẩm mỹ, đồng thời nó vận động theo quy luật bên trong của chính mình.

- Văn hóa nghệ thuật chịu sự quy định của đời sống kinh tế, chính trị , xã hội, vừa có tính độc lập tương đối, và có tác động tích cực hoặc tiêu cực đối với đời sống xã hội.

- Văn hóa nghệ thuật đảm nhiệm một tổ hợp các chức năng xã hội nhất định như: chức năng nhận thức, chức năng giáo dục, chức năng thẩm mỹ, chức năng giải trí, chức năng dự báo Không nên tuyệt đối hóa một chức năng nào đó để dẫn đến phủ nhận các chức năng khác.

- Văn hóa nghệ thuật hiện nay có các tính chất cơ bản là tính giai cấp, tính dân tộc và tính nhân loại. Ngoài ra giới nghiên cứu còn bàn tới tính nhân dân và tính quốc tế của nó.

 

doc105 trang | Chia sẻ: zimbreakhd07 | Lượt xem: 1146 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Đề tài Giao lưu quốc tế về văn hóa nghệ thuật ở Thành phố Hồ Chí Minh trong thời kỳ đổi mới hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ GIAO LƯU VĂN HÓA NGHỆ THUẬT 1.1. KHÁI NIỆM VÀ CƠ CẤU CỦA VĂN HÓA NGHỆ THUẬT VÀ VĂN HÓA NGHỆ THUẬT BIỂU DIỄN 1.1.1. Văn hóa nghệ thuật Khái niệm văn hóa nghệ thuật đến nay vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau. Để làm rõ khái niệm này, chúng ta buộc phải xác định khái niệm văn hóa và khái niệm nghệ thuật như là một tiền đề xuất phát. Về khái niệm văn hóa, cho đến nay đã có hàng trăm định nghĩa khác nhau về văn hóa. Mặc dù vậy, các định nghĩa về văn hóa đều thống nhất chung ở một điểm chủ yếu là nhấn mạnh đến sự sáng tạo vươn tới các giá trị nhân văn của văn hóa. Như vậy, bản chất cốt lõi và cơ bản của văn hóa là sự sáng tạo vươn tới các giá trị nhân văn của con người qua trường kỳ lịch sử. Hồ Chí Minh ngay từ năm 1943 đã nêu ra định nghĩa hết sức đúng đắn là: Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa. Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn [54, tr.431]. Trong định nghĩa này, Hồ Chí Minh đã xác định văn hóa bao gồm những thành quả của sự sáng tạo cả về phương diện vật chất và tinh thần nhằm đáp ứng cho sự tồn tại và phát triển của loài người. Và điều đặc biệt ở đây là Người cho rằng văn hóa không chỉ là sự sáng tạo mà còn là phương thức sử dụng sự sáng tạo đó. Điều này có ý nghĩa to lớn đối với việc xây dựng nền văn hóa xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay, chúng ta không chỉ chăm lo tạo ra nhiều giá trị văn hóa tốt đẹp mà cần phải chú ý tới cả "phương thức sử dụng"cho hợp tình, hợp lý, mang tính nhân văn cao đẹp nữa. Cũng trong định nghĩa này, Hồ Chí Minh đã xác định nghệ thuật như một bộ phận của văn hóa góp phần vào đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội loài người. Gần đây, đứng trước sự tiến công mạnh mẽ của xu thế toàn cầu hóa, vấn đề giữ gìn, bảo vệ và phát huy các giá trị văn hóa của các dân tộc, các quốc gia đang gặp phải những thách thức to lớn, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển và các dân tộc thiểu số. Vì vậy, UNESCO đã nêu ra định nghĩa về văn hóa trên cơ sở nhấn mạnh đến nội dung này nhằm thức tỉnh tinh thần trách nhiệm của cộng đồng quốc tế trong việc chống xu thế nhất thể hóa văn hóa, hướng tới tôn trọng và bảo vệ những giá trị văn hóa độc đáo của các quốc gia, các dân tộc: Văn hóa hôm nay có thể coi là tổng thể những nét riêng biệt tinh thần và vật chất, trí tuệ và xúc cảm, quyết định tính cách của một xã hội hay của một nhóm người trong xã hội. Văn hóa bao gồm nghệ thuật và văn chương, những lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ thống các giá trị, những tập tục và những tín ngưỡng [46, tr.23]. Như vậy, văn hóa bao gồm cả lĩnh vực văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần thể hiện năng lực sáng tạo độc đáo, riêng biệt của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc trong qúa trình vận động và phát triển của mình. Lĩnh vực nghệ thuật là một phần trọng yếu của văn hóa tinh thần, phản ánh khát vọng sáng tạo và thưởng thức nghệ thuật theo quy luật của cái đẹp. Ở đây cần làm rõ khái niệm nghệ thuật. Theo nghĩa rộng: nghệ thuật là một hình thái ý thức xã hội, đồng thời là một loại hoạt động tinh thần - thực tiễn của con người nhằm sáng tạo hiện thực theo quy luật của cái đẹp được biểu hiện dưới dạng hình tượng nghệ thuật để đáp ứng những nhu cầu và khát vọng của con người vươn tới những giá trị Chân- Thiện -Mỹ. Theo nghĩa hẹp: Loại nghệ thuật thuần nhất (chữ thuần nhất nhằm nói tới sự thống nhất chặt chẽ và hài hòa giữa phương tiện và mục đích, giữa nội dung và hình thức trong hoạt động này -chữ dùng của nhà khoa học, TS Lâm Vinh): là hình thức sáng tạo đặc biệt, được tạo nên bởi người nghệ sĩ có cá tính độc đáo, có tâm hồn giàu cảm xúc, có tài năng sáng tạo. Nghệ thuật ở đây là tiếng nói tình cảm, tư tưởng của con người gửi đến con người nhằm tạo nên sự đồng tình, kêu gọi, tác động, định hướng cho con người đi vào chiêm ngưỡng, chọn lựa những kinh nghiệm sống và kinh nghiệm tình cảm, thông qua sự biểu hiện cảm tính, sinh động đơn nghĩa và đa nghĩa, tả thực và ước lệ, miêu tả và biểu hiện, tạo nên bởi tưởng tượng và hư cấu, đó là hình tượng. Nói tóm lại, nghệ thuật là một hình thái ý thức xã hội, là hoạt động tinh thần thực tiễn của con người, nó hướng theo quy luật cái đẹp ở trình độ cao, nhằm phục vụ cho con người một đời sống tinh thần phong phú, đáp ứng những nhu cầu khát vọng của con người đạt tới Chân - Thiện - Mỹ. Vậy, văn hóa nghệ thuật là gì? Cho đến nay vẫn còn nhiều ý kiến tranh cãi khác nhau nhưng phần lớn các nhà nghiên cứu đều thống nhất ở bốn điểm cơ bản sau: - Văn hóa nghệ thuật là một trong những bộ phận nhạy cảm của văn hóa tinh thần, là thành tố trọng yếu của văn hóa thẩm mỹ. Văn hóa nghệ thuật vận hành theo những quy luật chung của văn hóa tinh thần và văn hóa thẩm mỹ, đồng thời nó vận động theo quy luật bên trong của chính mình. - Văn hóa nghệ thuật chịu sự quy định của đời sống kinh tế, chính trị , xã hội, vừa có tính độc lập tương đối, và có tác động tích cực hoặc tiêu cực đối với đời sống xã hội. - Văn hóa nghệ thuật đảm nhiệm một tổ hợp các chức năng xã hội nhất định như: chức năng nhận thức, chức năng giáo dục, chức năng thẩm mỹ, chức năng giải trí, chức năng dự báo…Không nên tuyệt đối hóa một chức năng nào đó để dẫn đến phủ nhận các chức năng khác. - Văn hóa nghệ thuật hiện nay có các tính chất cơ bản là tính giai cấp, tính dân tộc và tính nhân loại. Ngoài ra giới nghiên cứu còn bàn tới tính nhân dân và tính quốc tế của nó. Như vậy, văn hóa nghệ thuật là một bộ phận của văn hóa thẩm mỹ, văn hóa thẩm mỹ là một thành tố của văn hóa tinh thần. Có thể tán thành định nghĩa sau đây: Văn hóa nghệ thuật là sự phát triển những năng lực nghệ thuật của cá nhân và cộng đồng (nghệ sĩ, công chúng, giai cấp, dân tộc, nhân loại) thể hiện trong hoạt động nghệ thuật nhằm sáng tạo, lưu truyền và thụ cảm các giá trị nghệ thuật. Hoạt động này bao gồm quá trình sáng tạo, sản xuất, lưu giữ, bảo quản, truyền thông, phổ biến, đánh giá và tiêu dùng các giá trị nghệ thuật cùng các cơ quan, các tổ chức, các thiết chế bảo đảm cho quá trình hoạt động này [29, tr.8-9]. Với định nghĩa trên, văn hóa nghệ thuật đã được xem xét trên một bình diện tổng quát, bao gồm cấu trúc, chức năng cũng như cơ chế hoạt động của nó, tạo nên một chỉnh thể hoạt động trong đời sống thực tiễn xã hội. Cơ cấu của văn hóa nghệ thuật bao gồm những thành tố chính sau: - Đội ngũ nghệ sĩ sáng tạo và biểu diễn nghệ thuật: Đội ngũ văn nghệ sĩ sáng tạo và biểu diễn nghệ thuật đóng vai trò quyết định nền văn hóa nghệ thuật, nếu không có họ thì sẽ không có nền văn hóa nghệ thuật. Họ là những người sáng tạo, vừa là những người biểu diễn tác phẩm nghệ thuật - nghĩa là đưa tác phẩm nghệ thuật đến với công chúng, giúp công chúng tìm ra cái hay, cái đẹp, cái cao cả và cả những cái xấu, cái bi, cái hài trong nghệ thuật và trong cuộc sống. - Tác phẩm nghệ thuật: Tác phẩm nghệ thuật là bức thông điệp mà người nghệ sĩ gửi gắm cho xã hội, thông qua đó có thể hiểu được bộ mặt của xã hội. Một tác phẩm nghệ thuật có giá trị là một tác phẩm phải phản ánh cuộc sống, mang tính chân thật, thể hiện quan niệm sống, chứa đựng tâm hồn dân tộc, bản sắc dân tộc. Tác phẩm nghệ thuật đó phải đạt đến chủ nghĩa nhân văn, nhân đạo sâu sắc. Tác phẩm nghệ thuật không phải là hình ảnh thụ động về thế giới mà là một tấm gương kỳ diệu, biết gạn đục, khơi trong mọi diễn biến của cuộc sống. Những chất liệu cao nhất của cuộc sống được lọc qua tâm hồn người nghệ sĩ, kết tinh trong tác phẩm. Người nghệ sĩ với tư cách là chủ thể thẩm mỹ đã chuyển đối tượng thẩm mỹ vào trong tác phẩm của mình và từ đó biến tác phẩm thành đối tượng thẩm mỹ cao hơn, tập trung hơn trước công chúng nghệ thuật. Như vậy, nói đến tác phẩm nghệ thuật là nói đến đối tượng thẩm mỹ và nói đến các giá trị sáng tạo của nghệ sĩ. Đó là hai yếu tố cấu thành tác phẩm nghệ thuật. - Công chúng nghệ thuật và sự hưởng thụ nghệ thuật. Công chúng là những người đánh giá và thưởng thức nghệ thuật. Trong quá trình sáng tác nghệ thuật thì người nghệ sĩ bao giờ cũng phải lắng nghe công chúng. Tác phẩm nghệ thuật là con đẻ của người nghệ sĩ, nhưng sinh mệnh sống của nó lại phụ thuộc vào khả năng nhận thức, đánh giá và sáng tạo của công chúng, nói gọn hơn là phụ thuộc vào trình độ thẩm mỹ của công chúng. Công chúng nghệ thuâït đóng vai trò hết sức quan trọng trong đời sống văn hóa nghệ thuật. Bởi không có công chúng nghĩa là tác phẩm nghệ thuật sinh ra sẽ không có đối tượng thưởng thức, tiêu dùng. Và như vậy, tác phẩm nghệ thuật sẽ không thể tồn tại, lưu truyền. - Các cơ quan sản xuất, bảo quản, nhân bản, phổ biến tác phẩm (cơ chế hoạt động của văn hóa nghệ thuật). Chúng ta đều biết, một tác phẩm nghệ thuật ra đời nếu không có cơ quan sản xuất, bảo quản, nhân bản và phổ biến với công chúng thì tác phẩm đó sẽ không thể đến được với công chúng. Các hệ thống nhà bảo tàng, nhà hát, cung văn hóa, rạp chiếu phim, các cơ quan xuất bản, các cơ quan truyền thông đại chúng như đài truyền thanh, truyền hình, báo chí…là những yếu tố tạo nên nền văn hóa nghệ thuật. Nó đóng vai trò tích cực trong hoạt động của văn hóa nghệ thuật. - Các cơ quan quản lý lãnh đạo bảo đảm cho sự hình thành và phát triển các yếu tố kể trên. Đây là một thành tố hết sức cần thiết. Bản chất của văn hóa nghệ thuật có tính chất lan tỏa rất nhanh, lại là một lĩnh vực rộng lớn và hết sức phức tạp. Chính vì thế vai trò của cơ quan quản lý lãnh đạo trong lĩnh vực này là rất quan trọng. Ngoài những thành tố kể trên, khi nói đến cơ cấu của văn hóa nghệ thuật không thể không nói đến đội ngũ nghiên cứu lý luận và phê bình nghệ thuật cùng các tổ chức của họ với nhiệm vụ hướng dẫn sự phát triển sáng tạo nghệ thuật, hình thành dư luận xã hội, góp phần giáo dục và phát triển thị hiếu thẩm mỹ ở công chúng. 1.1.2. Văn hóa nghệ thuật biểu diễn Xét ở góc độ khái quát nhất, nghệ thuật là hình thái ý thức xã hội đặc biệt, nghệ thuật phản ảnh hiện thực bằng hình tượng sinh động cụ thể, gợi cảm nhằm thỏa mãn những nhu cầu hiểu biết, khám phá và sáng tạo của con người. Nghệ thuật chân chính bao giờ cũng tạo nên một sức mạnh to lớn. Sức mạnh đó được thể hiện ở nhiều lĩnh vực khác nhau: nghệ thuật ngôn từ, nghệ thuật tạo hình, nghệ thuật biểu diễn… Nghệ thuật ngôn từ dùng ngôn ngữ để diễn đạt tình cảm, tư tưởng, tâm hồn của con người theo qui luật của cái đẹp. Nghệ thuật tạo hình chủ yếu sử dụng hình khối đường nét và các gam màu để thể hiện vật thể dưới dạng tác phẩm mỹ thuật, kiến trúc, điêu khắc, hội họa, đồ thủ công mỹ nghệ. Nghệ thuật biểu diễn là lĩnh vực nghệ thuật được diễn xuất bằng hành động, bằng cử chỉ của người nghệ sĩ. Ở phạm vi luận văn này, chúng tôi chỉ nghiên cứu vấn đề giao lưu văn hóa nghệ thuật qua khảo sát nghệ thuật biểu diễn. Vậy nghệ thuật biểu diễn là gì và vai trò của nó ra sao trong đời sống văn hóa hiện nay? Nếu đặt nghệ thuật biểu diễn trên bình diện của đời sống văn hóa nghệ thuật thì nghệ thuật biểu diễn là một yếu tố, một bộ phận quan trọng của đời sống văn hóa nghệ thuật, là hoạt động của người nghệ sĩ biểu diễn, gắn với tác phẩm nghệ thuật, gắn với khán giả và cộng đồng chính trị, lãnh đạo và quản lý trên lĩnh vực này. Từ những năm đầu của thế kỷ XX, trên thế giới đã nảy sinh hai quan niệm khác nhau về nghệ thuật biểu diễn. Một bên là Coquelin (1841-1909), diễn viên nổi tiếng Pháp trong cuốn Nghệ thuật diễn viên đã viết “Người diễn viên phải làm chủ được mình. Ngay cả trong những lúc mà khán giả bị kích động bởi hành động của mình, tin rằng mình đang cuống quít nhất thì mình phải trông thấy mình làm, tự đánh giá và chế ngự được mình, tóm lại, không được rung động dù cái bóng của những cảm xúc đó một cách chân thực và mạnh mẽ nhất” [66, tr.18]. Ông cho rằng người diễn viên trên sân khấu có hai cái tôi, “cái tôi diễn viên” nghệ sĩ, và “cái tôi nhân vật”. Ông nói phải giữ cho “cái tôi diễn viên” nghệ sĩ phần hồn, sự hiểu biết…và hãy chỉ cho “cái tôi nhân vật” phần thể xác. Ngược lại Sepkin (1788-1863), diễn viên lỗi lạc Nga thì cho rằng, trong khi sáng tạo hình tượng, diễn viên “phải bắt đầu từ chỗ tiêu diệt bản thân mình, cá tính mình, toàn bộ những đặc điểm của mình mà phải biến thành nhân vật mà tác giả miêu tả” [19, tr.7]. Từ hai quan niệm về nghệ thuật biểu diễn như vậy, hình thành hai chủ trương nghệ thuật mà người ta thường gọi là trường phái biểu hiện và trường phái thể nghiệm. Phái biểu hiện đặc biệt chú trọng khai thác nội tâm nhân vật lúc đầu để tìm ra cách biểu hiện bên ngoài cho chân xác, sau khi tìm hiểu được rồi thì đến khi diễn xuất, họ chỉ diễn cái bề ngoài, tâm trí họ không xúc động nữa. Phái này rất chú ý trau dồi hình thể, nghiên cứu động tác ngoại hình. Phái thể nghiệm trái lại, chỉ lo xúc động nội tâm, coi nhẹ động tác bên ngoài, coi nhẹ hình thể trong sáng tạo. Hai phái này đã cố dùng lý luận và thực tiễn sáng tạo để chinh phục đối phương, và bởi muốn dành phần toàn thắng nên cũng có lúc họ đi đến chỗ cực đoan. Nói tóm lại, nghệ thuật biểu diễn là hình thức nghệ thuật mang tính tổng hợp, tính tổng thể rất cao, là sự sáng tạo lần thứ hai trên cơ sở gắn với thân thể, năng lực cảm thụ, trình diễn của người nghệ sĩ. Khác với một số thành tố khác trong đời sống văn hóa nghệ thuật, nghệ thuật biểu diễn được thể hiện thông qua hệ thống các phương tiện (sân khấu, âm thanh, ánh sáng, trang phục, đạo cụ…) tập trung ở nhà hát, sân khấu, rạp xiếc, múa rối, nhà chiếu phim, vũ trường… Nghệ thuật biểu diễn có vai trò hết sức to lớn trong đời sống văn hóa nói chung và trong nghệ thuật nói riêng. Đặc biệt trong xã hội hiện nay, khi đời sống vật chất của con người ngày càng khá lên, nhu cầu thưởng thức nghệ thuật vì thế cũng tăng lên gấp bội, đòi hỏi nhiều những tác phẩm nghệ thuật có giá trị để thỏa mãn đời sống tinh thần. Như trên đã đề cập, trong cấu trúc của văn hóa nghệ thuật thì đội ngũ nghệ sĩ sáng tạo và biểu diễn nghệ thuật đóng vai trò quyết định nền văn hóa nghệ thuật đó. Họ là những người đưa tác phẩm nghệ thuật đến với công chúng, giúp công chúng tìm ra cái hay, cái đẹp, cái cao cả trong cuộc sống. Nói cách khác, nghệ thuật biểu diễn là chiếc cầu nối giữa tác phẩm nghệ thuật với công chúng, trực tiếp đưa các giá trị nghệ thuật đến với chủ thể thưởng thức nghệ thuật một cách sinh động, cụ thể, truyền cảm. Nghệ thuật biểu diễn là một loại hình nghệ thuật nhằm đáp ứng nhu cầu nghệ thuật không thể thiếu được trong sinh hoạt văn hóa của con người. Nó góp phần chủ yếu trong việc đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ nghệ thuật của con người mà không một hoạt động văn hóa hay một hình thái ý thức nào có thể thay thế được. Từ đó, chúng ta có thể thống nhất khái niệm văn hóa nghệ thuật biểu diễn như sau: Văn hóa nghệ thuật biểu diễn là sự thể hiện năng lực nghệ thuật của con người trong qúa trình sáng tạo, tổ chức và biểu diễn nghệ thuật nhằm tác động một cách trực tiếp, cảm tính để tạo ra hiệu qủa thẩm mỹ cao trong công chúng tiếp nhận nghệ thuật này. Nhìn nhận như vậy, văn hóa nghệ thuật biểu diễn là một hệ thống các hoạt động nhằm thực hiện sự tác động có mục tiêu của chủ thể là đội ngũ nghệ sĩ tới công chúng thông qua biểu diễn nghệ thuật để đạt cả lợi ích về vật chất và tinh thần. Các thành tố tạo nên hoạt động của văn hóa nghệ thuật biểu diễn bao gồm: đội ngũ nghệ sĩ, tác phẩm nghệ thuật, nhà tổ chức, cơ quan lãnh đạo, quản lý và công chúng. Chất lượng hoạt động của văn hóa nghệ thuật biểu diễn liên quan đến sự phối hợp tổ chức có hiệu qủa các lực lượng này tạo thành môi trường văn hóa nghệ thuật biểu diễn. Chúng ta đang sống trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin, ngành thông tin điện tử đang xâm nhập vào mọi ngõ ngách của đời sống xã hội. Vì thế, văn hóa nghệ thuật cũng trở nên vô cùng phong phú và đa dạng. Chúng ta có thể ngồi một nơi vẫn có thể tiếp cận được với các nền văn minh trên thế giới bằng các kênh phát thanh, truyền hình, bằng mạng Internet và các sản phẩm nghe nhìn khác. Thông tin điện tử đã trở thành một nhu cầu thiết yếu của đời sống xã hội. Nó đã trở thành một phương thức sinh hoạt tinh thần phong phú của người dân. Thế nhưng, thông tin điện tử vẫn không thể làm mờ đi vai trò của các nghệ sĩ trên sân khấu. Nói cách khác, nghệ thuật biểu diễn vẫn tồn tại, vẫn phát triển và ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của xã hội. Phải chăng, nghệ thuật biểu diễn luôn có một hình thức biểu đạt riêng, dễ đi vào lòng người hơn? Đến với nghệ thuật biểu diễn, công chúng nghệ thuật được thưởng thức trực tiếp những giá trị nghệ thuật một cách sinh động, cụ thể và truyền cảm bằng tài năng diễn xuất đầy màu sắc cảm tính, trực tiếp của người nghệ sĩ trên sân khấu. 1.2. GIAO LƯU VĂN HÓA NGHỆ THUẬT BIỂU DIỄN 1.2.1. Giao lưu văn hóa Khái niệm giao lưu văn hóa được dịch từ các thuật ngữ như: Cultural contacts (tiếp xucù văn hóa), cultural exchanges, cultural change (trao đổi văn hóa), transculturation (chuyển di văn hóa), interpénetration des civilisations (sự thâm nhập giữa các nền văn minh)... Các thuật ngữ trên được dùng ở những nước khác nhau với những nội hàm ít nhiều khác nhau nên chúng không có sự chặt chẽ của một thuật ngữ. Riêng thuật ngữ acculturation là một nội hàm được xác định, hơn nữa nó có ý nghĩa thao tác trong việc nghiên cứu [82, tr.10]. Thuật ngữ “acculturation” được dịch ở Việt Nam là “hỗn dung văn hóa”, “đan xen văn hóa”, “thâu hóa văn hóa”, “giao thoa văn hóa”. Cách dịch được nhiều người sử dụng là “tiếp biến văn hóa”(tiếp thu và biến cải (hoặc biến đổi) văn hóa). Gần đây nhất, nhà nghiên cứu văn hóa Hữu Ngọc dịch là “tương tác văn hóa”. Các học giả Mỹ: R.Ritdiphin (R.Redifield), R.Lintơn, M.Heccôvít (M.Herkovits) đã định nghĩa thuật ngữ này như sau: “Dưới từ acculturation, ta hiểu là hiện tượng xảy ra khi những nhóm người có văn hóa khác nhau, tiếp xúc lâu dài và trực tiếp, gây ra sự biến đổi mô thức (pattern) văn hóa ban đầu của một hay cả hai nhóm” [76, tr.20]. Như vậy, theo quan niệm của các học giả Mỹ, đã nói đến tiếp biến văn hóa, tương tác văn hóa là nói đến sự có mặt của ít nhất hai nhóm người có văn hóa khác nhau, là nói đến sự tiếp xúc văn hóa lâu dài và quan hệ trực tiếp giữa hai bên. Trong đó, văn hóa của nhóm này ảnh hưởng đến văn hóa của nhóm kia, hoặc có ảnh hưởng qua lại giữa hai nhóm để cùng biến đổi. Hay nói cách khác, tiếp biến văn hóa là sự thay đổi mô thức văn hóa ban đầu; là quá trình tiếp thu, biến cải, kế thừa các giá trị văn hóa ảnh hưởng từ bên ngoài kết hợp với bên trong, khai thác một cách sáng tạo các giá trị ấy theo yêu cầu của thực tiễn cuộc sống hiện tại và chủ động tạo ra sự thích nghi, hài hòa giữa các yếu tố văn hóa ngoại sinh với vốn văn hóa nội sinh của dân tộc. Vấn đề này TS.Đỗ Lai Thúy đã đưa ra một số ví dụ để phân tích trong luận án tiến sĩ của mình như: người Việt để răng trắng (thay đổi một quan niệm thẩm mỹ, thay đổi một quan hệ giữa con người với tự nhiên); hoặc: khi tiếng Việt tiếp xúc với tiếng Pháp đã xảy ra hiện tượng sao phỏng các hình thức ngữ pháp tiếng Pháp để có đủ khả năng diễn đạt một cách khúc chiết theo tư duy lô gic. Vì thế, cú pháp tiếng Việt ngày nay gần với cú pháp tiếng Pháp. Tuy nhiên, không phải tiếp xúc văn hóa nào cũng dẫn đến tiếp biến văn hóa, vì cũng có hiện tượng chối từ văn hóa, nhưng chắc chắn rằng, có tiếp biến văn hóa là có tiếp xúc văn hóa. Lâu nay, người ta thường dùng nhiều khái niệm giao lưu, hội nhập văn hóa. Vậy, khái niệm giao lưu văn hóa có khác với những khái niệm trên không? Giao lưu là sự liên hệ với nhau bằng sự tiếp xúc và sự trao đổi qua lại giữa những hoạt động mà hai hay nhiều bên đều thấy cần thiết và có lợi cho mình. Giao lưu cũng có nghĩa chia sẻ cho nhau hiểu biết và thông tin. “Liên hệ biện chứng giữa cho và nhận”- đó là giao lưu. “Cho”tức là đưa ra, giới thiệu ra những giá trị của mình cho nước khác và “nhận” là tiếp thu vào những giá trị từ ngoài có lợi cho ta, trong hoàn cảnh và điều kiện của ta. Nói chung, giao lưu là “cho”và “nhận”- những cái cho - nhận hết sức phong phú, linh hoạt, thường xuyên đổi mới và cũng tuân thủ theo những điều kiện nhất định. Nó tuỳ thuộc vào ta có gì và cần gì; tuỳ thuộc vào các nước có gì, tình hữu nghị giữa các nước đó với nhau ra sao. Do đó, giao lưu phải dựa trên những điều kiện và nguyên tắc nhất định. Vậy giao lưu văn hóa là gì? Giao lưu văn hóa là khái niệm nói về một hiện tượng phổ biến mang tính quy luật thường xuyên chi phối quá trình vận động, phát triển trong mọi nền văn hóa dân tộc trên thế giới. Nó là hệ quả của sự tiếp xúc (contact) và là nguyên nhân, điều kiện cho sự hội nhập (intégra-tion) của các nền văn hóa khác nhau khi có dịp gặp gỡ nhau trong những điều kiện, hoàn cảnh nào đó. Giao lưu văn hóa chính là quá trình trao đổi chất giữa các nền văn hóa với nhau. Mỗi nền văn hóa dân tộc sẽ bị suy thoái nếu không có quá trình trao đổi chất này. Mà quá trình này chính là sự tác động biện chứng giữa yếu tố nội sinh và yếu tố ngoại sinh của nền văn hóa dân tộc (Cặp khái niệm này thường xuyên được nhắc đến, phân tích khi nghiên cứu vấn đề giao lưu, hội nhập; nhất là giao lưu, hội nhập văn hóa). Yếu tố nội sinh là những yếu tố vốn có, nội thuộc của một nền văn hóa, còn những yếu tố ngoại sinh là những yếu tố

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docCHUONG 1 .doc
  • docbia.doc
Tài liệu liên quan