Trong nền kinh tế hàng hóa phát triển như hiện nay, khi công nghệ sản xuất gần như đã được đồng bộ hóa, chi phí nguyên vật liệu không chênh lệch nhiều giữa các quốc gia, đội ngũ công nhân được đào tạo theo một chuẩn chung thì chi phí để sản xuất ra một đơn vị hàng hóa giữa các đối thủ cạnh tranh gần như là tương đương. Ngoài ra, đời sống vật chất và trình độ dân trí của khách hàng ngày càng được nâng cao, giá cả của sản phẩm không hẳn là yếu tố được quan tâm hàng đầu. Thay vào đó, những tiêu chí khác được đem ra so sánh, cân nhắc khi quyết định mua một món hàng như thời gian giao hàng, dịch vụ hậu mãi, chế độ bồi thường ngày càng đóng một vai trò quan trọng. Doanh nghiệp nào biết nắm bắt và đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của khách hàng thì doanh nghiệp ấy mới có thể đứng vững trên thương trường đầy khắc nghiệt. Chính vì vậy, logistics đã ra đời không những để hỗ trợ, làm tăng lợi nhuận cho các nhà sản xuất mà mục đích chính vẫn là để thỏa mãn những nhu cầu ngày càng đa dạng và không ngừng nâng cao của khách hàng cá nhân nói riêng và toàn xã hội nói chung.
Trong số những dịch vụ do hoạt động logistics cung cấp thì dịch vụ giao nhận vận tải luôn chiếm một tỉ trọng lớn trong tổng chi phí logistics. Dịch vụ này tuy chỉ mới xuất hiện ở Việt Nam trong một thời gian không bao lâu nhưng đã khẳng định được vị thế của mình trong việc quyết định đến hiệu quả kinh doanh cũng như khả năng cạnh tranh của các nhà sản xuất trong nước cũng như nước ngoài khi muốn gia nhập vào thị trường Việt Nam.Bởi dù muốn hay không thì hoạt động vận tải và giao nhận vẫn là một phần không thể thiếu trong chu trình sản xuất và kinh doanh của bất kì một nhà sản xuất nào. Ngoài chức năng cung cấp nguyên vật liệu phục vụ cho quá trình sản xuất và lưu thông thành phẩm cho kinh doanh, hoạt động này còn đóng một vai trò hết sức cần thiết trong việc đảm bảo sự ăn khớp nhịp nhàng giữa sản xuất-lưu thông-tiêu dùng. Chỉ cần một khâu bị gián đoạn sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng cho các khâu tiếp theo, chi phí đền bù cho các thiệt hại là không nhỏ. Nhận thức được điều đó, việc cung cấp các dịch vụ giao nhận vận tải ở Việt Nam đang được mở rộng và đầu tư đúng mức. Nhưng một câu hỏi được đặt ra là làm thế nào để có thể tạo thuận lợi và nâng cao hiệu quả của dịch vụ này? Câu trả lời không chỉ nằm ở phía các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ giao nhận vận tải mà cần sự hỗ trợ rất lớn từ nhiều phía.Đó có thể là các cấp quản lí Nhà nước về kinh tế, giao thông, chính sách pháp luật, cũng có thể là các nhà nghiên cứu, hoạch định chính sách phát triển các dịch vụ giao nhận vận tải ở Việt Nam. Nhằm trả lời một phần cho vấn đề đặt ra ở trên, đề tài: “Giải pháp về hoàn thiện hoạt động hải quan nhằm tạo thuận lợi trong việc phát triển các dịch vụ giao nhận vận tải ở Việt Nam” nêu lên tình hình hoạt động hải quan cùng với việc đề xuất các phương án nhằm hỗ trợ cho dịch vụ giao nhận vận tải ở Việt Nam trong bối cảnh kinh tế hiện nay. Đề tài gồm có 3 chương chính:
Chương 1: Hoạt động hải quan với việc phát triển các dịch vụ giao nhận vận tải hàng hóa trong cơ chế thị trường
Chương 2: Thực trạng hoạt động hải quan với dịch vụ giao nhận vận tải ở Việt Nam hiện nay
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện hoạt động hải quan nhằm tạo thuận lợi trong việc phát triển các dịch vụ giao nhận vận tải ở Việt Nam
92 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 967 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Đề tài Giải pháp về hoàn thiện hoạt động hải quan nhằm tạo thuận lợi trong việc phát triển các dịch vụ giao nhận vận tải ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế hàng hóa phát triển như hiện nay, khi công nghệ sản xuất gần như đã được đồng bộ hóa, chi phí nguyên vật liệu không chênh lệch nhiều giữa các quốc gia, đội ngũ công nhân được đào tạo theo một chuẩn chung thì chi phí để sản xuất ra một đơn vị hàng hóa giữa các đối thủ cạnh tranh gần như là tương đương. Ngoài ra, đời sống vật chất và trình độ dân trí của khách hàng ngày càng được nâng cao, giá cả của sản phẩm không hẳn là yếu tố được quan tâm hàng đầu. Thay vào đó, những tiêu chí khác được đem ra so sánh, cân nhắc khi quyết định mua một món hàng như thời gian giao hàng, dịch vụ hậu mãi, chế độ bồi thường… ngày càng đóng một vai trò quan trọng. Doanh nghiệp nào biết nắm bắt và đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của khách hàng thì doanh nghiệp ấy mới có thể đứng vững trên thương trường đầy khắc nghiệt. Chính vì vậy, logistics đã ra đời không những để hỗ trợ, làm tăng lợi nhuận cho các nhà sản xuất mà mục đích chính vẫn là để thỏa mãn những nhu cầu ngày càng đa dạng và không ngừng nâng cao của khách hàng cá nhân nói riêng và toàn xã hội nói chung.
Trong số những dịch vụ do hoạt động logistics cung cấp thì dịch vụ giao nhận vận tải luôn chiếm một tỉ trọng lớn trong tổng chi phí logistics. Dịch vụ này tuy chỉ mới xuất hiện ở Việt Nam trong một thời gian không bao lâu nhưng đã khẳng định được vị thế của mình trong việc quyết định đến hiệu quả kinh doanh cũng như khả năng cạnh tranh của các nhà sản xuất trong nước cũng như nước ngoài khi muốn gia nhập vào thị trường Việt Nam.Bởi dù muốn hay không thì hoạt động vận tải và giao nhận vẫn là một phần không thể thiếu trong chu trình sản xuất và kinh doanh của bất kì một nhà sản xuất nào. Ngoài chức năng cung cấp nguyên vật liệu phục vụ cho quá trình sản xuất và lưu thông thành phẩm cho kinh doanh, hoạt động này còn đóng một vai trò hết sức cần thiết trong việc đảm bảo sự ăn khớp nhịp nhàng giữa sản xuất-lưu thông-tiêu dùng. Chỉ cần một khâu bị gián đoạn sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng cho các khâu tiếp theo, chi phí đền bù cho các thiệt hại là không nhỏ. Nhận thức được điều đó, việc cung cấp các dịch vụ giao nhận vận tải ở Việt Nam đang được mở rộng và đầu tư đúng mức. Nhưng một câu hỏi được đặt ra là làm thế nào để có thể tạo thuận lợi và nâng cao hiệu quả của dịch vụ này? Câu trả lời không chỉ nằm ở phía các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ giao nhận vận tải mà cần sự hỗ trợ rất lớn từ nhiều phía.Đó có thể là các cấp quản lí Nhà nước về kinh tế, giao thông, chính sách pháp luật, cũng có thể là các nhà nghiên cứu, hoạch định chính sách phát triển các dịch vụ giao nhận vận tải ở Việt Nam. Nhằm trả lời một phần cho vấn đề đặt ra ở trên, đề tài: “Giải pháp về hoàn thiện hoạt động hải quan nhằm tạo thuận lợi trong việc phát triển các dịch vụ giao nhận vận tải ở Việt Nam” nêu lên tình hình hoạt động hải quan cùng với việc đề xuất các phương án nhằm hỗ trợ cho dịch vụ giao nhận vận tải ở Việt Nam trong bối cảnh kinh tế hiện nay. Đề tài gồm có 3 chương chính:
Chương 1: Hoạt động hải quan với việc phát triển các dịch vụ giao nhận vận tải hàng hóa trong cơ chế thị trường
Chương 2: Thực trạng hoạt động hải quan với dịch vụ giao nhận vận tải ở Việt Nam hiện nay
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện hoạt động hải quan nhằm tạo thuận lợi trong việc phát triển các dịch vụ giao nhận vận tải ở Việt Nam.
CHƯƠNG 1: HOẠT ĐỘNG HẢI QUAN VỚI VIỆC PHÁT TRIỂN CÁC DỊCH VỤ GIAO NHẬN VẬN TẢI HÀNG HÓA TRONG CƠ CHẾ THỊ TRƯỜNG
1.1. Dịch vụ hải quan, dịch vụ giao nhận vận tải hàng hóa và mối quan hệ trong quá trình phát triển hoạt động thương mại
1.1.1. Dịch vụ hải quan
Là một khái niệm còn khá mới mẻ, hiện nay chưa có một văn bản pháp luật ở Việt Nam qui định rõ ràng về dịch vụ hải quan. Dựa vào tình hình thực tế, có thể hiểu dịch vụ hải quan là các hoạt động do các doanh nghiệp có đăng kí kinh doanh làm đại lí hải quan hoặc lĩnh vực liên quan cung cấp cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thực hiện một phần hoặc toàn bộ quá trình thông quan hàng hóa. Hoạt động này có thể được cung cấp trước, trong hoặc sau khi hàng hóa đã được thông quan. Phần lớn chủ thể thực hiện các dịch vụ hải quan là các đại lí hải quan. Theo điều 21 của Luật Hải quan năm 2001, đại lí hải quan phải am hiểu pháp luật, có tinh thần trách nhiệm cao, đại diện cho chủ hàng khai báo hải quan và thực hiện các công việc khác liên quan tới làm thủ tục hải quan theo như hợp đồng thuê đại lí hải quan đã kí kết. Tùy theo lĩnh vực hoạt động và qui mô của đại lí, dịch vụ hải quan có thể được định nghĩa và phân loại khác nhau. Nhìn chung, dịch vụ hải quan bao gồm: khai báo hải quan, làm thủ tục hải quan, thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu, giao nhận kho vận hàng hóa xuất nhập khẩu (dịch vụ kho ngoại quan), tư vấn pháp luật về hải quan.
a,Dịch vụ khai báo hải quan:
Dịch vụ khai báo hải quan ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hóa ngày càng lớn của các doanh nghiệp có quan hệ làm ăn với nước ngoài. Trước đây, khi khối lượng và giá trị hàng hóa thông thương còn nhỏ, danh mục mặt hàng còn hạn chế, doanh nghiệp có thể cử nhân viên của mình trực tiếp tiến hành khai báo hải quan. Tuy nhiên, trong bối cảnh kinh tế hiện nay, khi danh mục hàng hóa cùng với biểu thuế đã có nhiều thay đổi đáng kể, kèm theo mối quan hệ làm ăn phức tạp giữa doanh nghiệp trong nước với nhiều bạn hàng ở nước ngoài, việc khai báo hải quan nhanh chóng, chính xác đang đặt ra cho mỗi doanh nghiệp một khối lượng công việc lớn, cần có đội ngũ nhân viên có kinh nghiệm và kiến thức chuyên sâu về vấn đề này. Chính vì vậy mà nhiều đại lí hải quan đã ra đời, cung cấp dịch vụ khai báo hải quan một cách chuyên nghiệp, từ đó tiết kiệm được không ít thời gian và chi phí cho các doanh nghiệp. Việc kê khai phải đảm bảo đầy đủ, chi tiết về đặc điểm, số lượng, trọng lượng, trị giá, quy cách, phẩm chất và mã số của lô hàng xuất khẩu (nhập khẩu). Từ đó, xác định đúng thuế suất áp cho mặt hàng, thực hiện nghiêm túc nghĩa vụ đóng thuế cho Nhà nước. Vì vậy,nhân viên của đại lí phải liên tục cập nhật danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu cùng với chính sách thuế, chính sách xuất nhập khẩu của Nhà nước để tuân thủ đúng các quy định khi tiến hành kê khai. Ngoài ra, nhân viên còn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu có sai sót trong khai báo trái với các văn bản hiện hành hoặc những chứng từ do chủ hàng cung cấp.
b,Dịch vụ làm thủ tục hải quan:
Theo điều 16, Mục 1,Chương III, Luật Hải quan 2005 qui định về thủ tục hải quan thì người khai hải quan phải thực hiện đầy đủ 3 nghĩa vụ: khai và nộp tờ khai hải quan, nộp và xuất trình chứng từ có trong hồ sơ hải quan;đưa hàng hóa và phương tiện vận tải đến địa điểm qui định để thực hiện kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải; nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo qui định của pháp luật. Hiện nay, danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu bao gồm nhiều loại hình hàng hóa khác nhau. Mỗi loại hình hàng hóa yêu cầu bộ hồ sơ hải quan và các thủ tục khác nhau. Nhân viên đại lí hải quan phải nắm vững qui định pháp luật cho từng loại hình để tiến hành làm thủ tục một cách nhanh chóng. Ngoài việc thực hiện các công việc liên quan tới hành chính, người cung cấp dịch vụ hải quan còn đại diện cho chủ hàng theo dõi quá trình thông quan của lô hàng, chịu trách nhiệm giải quyết các vấn đề phát sinh khi không có mặt chủ hàng. Nếu lô hàng thuộc diện kiểm tra chi tiết hồ sơ, nhân viên đại lí hải quan nên chuẩn bị bộ chứng từ cùng các tài liệu chứng minh liên quan đầy đủ, rõ ràng, đúng pháp luật. Nếu lô hàng nằm trong diện kiểm tra thực tế, đại lí hải quan cử nhân viên thay mặt chủ hàng tham gia vào công tác kiểm tra và thông báo những vấn đề phát sinh không giải quyết được cho chủ hàng. Thời gian cung cấp dịch vụ làm thủ tục hải quan nhanh hay chậm tùy theo điều kiện thực tế của lô hàng. Với những lô hàng mà chủ sở hữu là các doanh nghiệp thực hiện tốt pháp luật hoặc thuộc diện hàng phải thông quan gấp, thời gian làm thủ tục có thể được rút ngắn. Tuy nhiên, đối với những lô hàng có chủ sở hữu là các doanh nghiệp đã có lịch sử vi phạm pháp luật liên quan đến hải quan hoặc hàng hóa nằm trong danh mục cần phải kiểm tra thực tế thì thời gian làm thủ tục có thể kéo dài, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy, đại lí cung cấp dịch vụ làm thủ tục hải quan phải chính xác, cẩn thận và linh hoạt trong từng khâu để không làm tăng chi phí cho chủ hàng.
c,Dịch vụ kho ngoại quan:
Theo Luật Hải quan 2005 và nghị định số 154/2005/NĐ-CP của Chính phủ về “Qui định chi tiết một số điều của Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan” thì dịch vụ kho ngoại quan bao gồm:
- Gia cố, chia gói, đóng gói bao bì; phân loại phẩm cấp hàng hóa, bảo dưỡng hàng hóa.
- Làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa đưa ra, đưa vào kho ngoại quan.
- Vận chuyển hàng hóa từ cửa khẩu vào kho ngoại quan, từ kho ngoại quan a cửa khẩu, từ kho ngoại quan này sang kho ngoại quan khác.
- Chuyển quyền sở hữu hàng hóa.
Khác với các dịch vụ hải quan khác có thể do các đại lí hải quan đảm nhận, doanh nghiệp kinh doanh kho ngoại quan phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:
- Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật.
- Có chức năng kinh doanh kho bãi, giao nhận hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu ghi trong giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh.
- Kho, bãi được thành lập tại các khu vực thường được ngăn cách với khu vực xung quanh bằng hệ thống tường rào, đáp ứng yêu cầu kiểm tra, giám sát thường xuyên của cơ quan hải quan.
- Có cơ sở vật chất kỹ thuật, phương tiện vận chuyển phù hợp yêu cầu lưu giữ, bảo quản hàng hóa và kiểm tra, giám sát của cơ quan hải quan.
- Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ra quyết định thành lập kho ngoại quan.
Dịch vụ kho ngoại quan được cung cấp bởi các doanh nghiệp nhưng do tính chất của hàng hóa được phép lưu giữ trong kho khá đặc biệt nên phải có sự giám sát của cơ quan hải quan. Vì vậy, song song với sự thỏa thuận giữa chủ kho ngoại quan và chủ hàng được thể hiện trong hợp đồng thuê kho ngoại quan, chủ kho ngoại quan còn phải tuân thủ nghiêm ngặt các qui định của pháp luật về quản lí lưu giữ, bảo quản hàng hóa gửi kho ngoại quan cũng như chế độ báo cáo 6 tháng 1 lần về thực trạng hàng hóa trong kho và tình hình hoạt động của kho lên Cục trưởng Cục hải quan trực tiếp quản lí.
d,Dịch vụ tư vấn pháp luật về hải quan:
Mỗi doanh nghiệp khi tiến hành các hoạt động kinh doanh với các đối tác nước ngoài thường có những vướng mắc về thủ tục khó giải quyết. Bởi những hoạt động này thường được qui định trong nhiều văn bản luật chuyên ngành khác nhau và tùy trường hợp cụ thể lại có những hướng dẫn thực hiện khác nhau. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng có thể nắm vững và sử dụng thành thạo các qui định của pháp luật để tiến hành làm thủ tục hải quan một cách nhanh chóng và chính xác. Việc này ảnh hưởng đến tốc độ lưu thông hàng hóa cũng như hiệu quả kinh doanh của của doanh nghiệp. Xuất phát từ những yêu cầu thực tiễn này, nhiều công ty tư vấn pháp luật trong lĩnh vực hải quan đã ra đời để thực hiện các chức năng:
- Tư vấn pháp luật về hải quan cho các doanh nghiệp, tổ chức cá nhân khi thực hiện các hoạt động liên quan đến lĩnh vực hải quan ( các điều kiện, thủ tục khi tiến hành hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá đối với từng loại hình cụ thể theo quy định của Nhà nước; cách thức tiến hành từ khâu khai báo đến làm thủ tục hải quan và thông quan hàng hoá; nơi làm thủ tục hải quan; hình thức làm thủ tục….).
- Tư vấn những vấn đề liên quan đến chính sách quản lý mặt hàng của Nhà nước ( những hàng hoá, hành lý được phép xuất nhập khẩu; được xuất nhập khẩu có điều kiện; không được phép xuất nhập khẩu…).
- Tư vấn những vấn đề liên quan đến chính sách thuế từ khai báo; xác định tên hàng, mã số hàng hoá, áp biểu thuế theo đúng quy định của Nhà nước.
- Thực hiện dịch vụ làm thủ tục hải quan trọn gói.
- Thực hiện việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức và cá nhân khi bị thiệt hại do những sai sót của cơ quan Nhà nước trong việc phán quyết và ra quyết định về những vấn đề liên quan đến hải quan như: xử phạt vi phạm hành chính; áp mã; áp thuế tại Toà án Hành chính.
Dịch vụ tư vấn pháp luật hải quan ra đời nhằm giảm bớt các chi phí phát sinh không cần thiết của các doanh nghiệp đồng thời giúp các doanh nghiệp định hướng đúng đắn trong việc giải quyết các sự cố liên quan đến lĩnh vực hải quan.
1.1.2. Dịch vụ giao nhận vận tải
Dịch vụ giao nhận vận tải là một dịch vụ khá quen thuộc đối với những doanh nghiệp có nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hóa hiện nay. Nằm trong hệ thống các dịch vụ thuộc hệ thống logistics, dịch vụ này chiếm một tỉ trọng lớn trong chi phí nên nó đóng vai trò hết sức quan trọng. Không một công ty nào có thể duy trì hoạt động một cách ổn định nếu như không được cung cấp nguyên vật liệu đầy đủ và kịp thời. Không một doanh nghiệp nào có thể thu được lợi nhuận nếu như sản phẩm sản xuất ra không được lưu thông và chuyển đến khách hàng có nhu cầu. Như vậy, dịch vụ giao nhận vận tải trở thành mạch máu lưu thông cho toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp cùng với các nhà cung cấp dịch vụ phải xây dựng chiến lược vận tải khoa học, hợp lí: xác định lộ trình vận tải, chọn hãng vận tải thích hợp, xúc tiến, đôn đốc và kiểm soát hàng hóa trong quá trình vận chuyển, làm hồ sơ khiếu nại khi hàng hóa bị hư hỏng, mất mát. Dịch vụ giao nhận vận tải tuy là một quá trình thống nhất, gắn bó chặt chẽ nhưng có thể được hiểu thành hai hệ thống dịch vụ riêng biệt: dịch vụ giao nhận và dịch vụ vận tải.
a,Dịch vụ giao nhận:
Theo quy tắc mẫu của Liên đoàn các Hiệp hội giao nhận quốc tế (FIATA), dịch vụ giao nhận là bất kì loại dịch vụ nào liên quan đến vận chuyển, gom hàng, lưu kho, bốc xếp, đóng gói hay phân phối hàng hóa, cũng như các dịch vụ tư vấn hay có liên quan đến các dịch vụ trên, kể cả vấn đề hải quan, tài chính, mua bảo hiểm, thanh lí, thu thập chứng từ liên quan đến hàng hóa. Người giao nhận có thể là chủ hàng, chủ tàu, công ty xếp dỡ, hay kho hàng, người giao nhận chuyên nghiệp hay bất cứ người nào khác có đăng kí kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa. Cùng với sự phát triển của dịch vụ giao nhận, vai trò của người giao nhận cũng được mở rộng ra rất nhiều. Trong xu thế thương mại toàn cầu hoá cùng với sự phát triển nhiều hình thức vận tải mới trong những thập niên qua, người làm dịch vụ giao nhận hàng hoá ngày nay giữ vai trò quan trọng trong vận tải và buôn bán quốc tế. Những dịch vụ người giao nhận thực hiện không chỉ dừng lại ở các công việc cơ bản truyền thống như đặt chỗ đóng hàng, nơi dùng để kiểm tra hàng hoá, giao nhận hàng hoá mà còn thực hiện những dịch vụ chuyên nghiệp hơn như tư vấn chọn tuyến đường vận chuyển, chọn tàu vận tải, đóng gói bao bì hàng hoá, .v.v...
Đối với Việt Nam, trong nghị định của Chính phủ về điều kiện kinh doanh dịch vụ hàng hải, ban hành ngày 19/03/2001 (có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký), dịch vụ giao nhận hàng hoá ngoại thương bao gồm:
- Dịch vụ đại lý vận tải đường biển: tổ chức và tiến hành các công việc phục vụ quá trình vận chuyển, giao nhận hàng hóa, vận chuyển hành khách và hành lý trên cơ sở hợp đồng vận chuyển bằng đường biển hoặc hợp đồng vận tải đa phương thức;cho thuê, nhận thuê hộ phương tiện vận tải biển, thiết bị bốc dỡ, kho tàng, bến bãi, cầu tàu và các thiết bị chuyên dùng hàng hải khác;làm đại lý công-te-nơ (container);giải quyết các công việc khác theo ủy quyền.
- Dịch vụ môi giới hàng hải: làm trung gian trong việc ký kết hợp đồng vận chuyển hàng hóa, hành khách và hành lý;làm trung gian trong việc ký kết hợp đồng bảo hiểm hàng hải;làm trung gian trong việc ký kết hợp đồng cho thuê tàu, hợp đồng mua bán tàu, hợp đồng lai dắt, hợp đồng thuê và cho thuê thuyền viên;làm trung gian trong việc ký kết các hợp đồng khác có liên quan đến hoạt động hàng hải do người ủy thác yêu cầu theo từng hợp đồng cụ thể.
- Dịch vụ kiểm đếm hàng hóa: thực hiện kiểm đếm số lượng hàng hóa thực tế khi giao hoặc nhận với tàu biển hoặc các phương tiện khác theo ủy thác của người giao hàng, người nhận hàng hoặc người vận chuyển.
- Dịch vụ bốc dỡ hàng hóa tại cảng biển: thực hiện các công việc bốc, dỡ hàng hóa tại cảng theo quy trình công nghệ bốc, dỡ từng loại hàng.
b,Dịch vụ vận tải:
Dịch vụ vận tải đóng vai trò quan trọng nhất phục vụ cho việc cung cấp nguyên vật liệu, di chuyển hàng hóa giữa các cơ sở sản xuất, hoặc phân phối sản phẩm cho các nhà kho, phân phối từ các nhà kho, điểm xếp, dỡ hàng hóa tới các địa điểm bán hàng, bao gồm các hoạt động cơ bản:
- Gom hàng lẻ
- Chia nhỏ các lô hàng lớn
- Giao hàng
- Thuê phương tiện vận tải
Hoạt động vận tải được phối hợp trong dây chuyền logistics và đương nhiên không được làm gián đoạn dây chuyền đó. Chúng phải tuân thủ các đặc tính của dây chuyền, hơn thế, chúng phải đáp ứng được yêu cầu kịp thời. Nói cách khác, người kinh doanh và cung ứng các dịch vụ vận tải phải đảm bảo các chỉ tiêu vận tải nếu anh ta còn muốn tồn tại trên thị trường.
Một chỉ tiêu khác là việc cung cấp thông tin về di chuyển của hàng hóa. Một người kinh doanh vận tải cần phải duy trì thông tin cho người gửi hàng, người nhận hàng về tình hình di chuyển của hàng hóa. Nếu tiến hành điều chỉnh khi sự cố xảy ra với hàng hóa đang trên hành trình, thông tin phải được di chuyển theo 2 chiều giữa người gửi, người nhận hàng với người kinh doanh vận tải, giữa người kinh doanh vận tải với các bên tham gia cung cấp dịch vụ.
Dựa vào các loại hình phương tiện khác nhau, dịch vụ vận tải có thể phân loại như sau:
- Vận tải đường biển: ra đời khá sớm so với các phương thức vận tải khác,ngay từ thế kỷ thứ V trước công nguyên con người đã biết lợi dụng biển làm các tuyến đường giao thông để giao lưu các vùng các miền, các quốc gia với nhau trên thế giới. Cho đến nay vận tải biển được phát triển mạnh và trở thành ngành vận tải hiện đại trong hệ thống vận tải quốc tế.Đặc điểm của loại hình vận tải này là:
+)Vận tải đường biển có thể phục vụ chuyên chở tất cả các loại hàng hóa tham gia buôn bán quốc tế.
+)Các tuyến đường vận tải biển hầu hết là các tuyến đường giao thông tự nhiên.
+)Năng lực vận chuyển của vận tải đường biển rất lớn. Nhìn chung, năng lực vận chuyển của các công cụ tham gia vận tải đường biển không bị hạn chế như công cụ của các phương thức vận tải khác.
+)Ưu điểm lớn khi vận chuyển hàng hóa bằng đường biển là giá thành thấp.
- Vận tải đường thủy nội địa:là phương thức vận chuyển hàng hóa và con người trên luồng, âu tàu, các công trình đưa phương tiện qua đập, thác trên sông, kênh, rạch hoặc luồng trên hồ, đầm, phá, vụng, vịnh, ven bờ biển, ra đảo, nối các đảo thuộc nội thuỷ do pháp luật quy định được tổ chức quản lý, khai thác giao thông vận tải. Đây là một phương thức vận tải chỉ tồn tại ở các nước có hệ thống giao thông đường thủy nội địa phát triển như Việt Nam. Phương thức này mang một số đặc trưng cơ bản:
+)Quãng đường di chuyển ngắn, phạm vi hẹp, bao gồm vận tải theo tuyến đường cố định và vận tải theo yêu cầu của khách hàng.
+)Khối lượng hàng hóa trên một phương tiện vận tải thường nhỏ, thường không yêu cầu cao về bảo quản cũng như đóng gói, trừ một số hàng hóa đặc biệt.
+)Hoạt động vận tải chịu sự ảnh hưởng nhiều của điều kiện tự nhiên nên độ an toàn không cao.
- Vận tải đường bộ:là dịch vụ vận tải phổ biến và có mặt hầu hết ở tất cả các nước trên thế giới.Vận tải đường bộ mang tính chất cơ động, đa dạng về phương tiện cũng như hàng hóa chuyên chở nên nó đóng vai trò then chốt trong việc đáp ứng nhu cầu lưu thông của con người.Mỗi loại phương tiện lại có ưu điểm và nhược điểm riêng, có thể phối hợp với nhau để đạt hiệu quả tốt nhất. Đối với vận tải bằng đường sắt, thuận lợi là chuyên chở hàng hóa siêu trường, siêu trọng với độ an toàn cao, chi phí thấp nhưng khó khăn khi phải đầu tư cho cơ sở hạ tầng lớn, bất lợi khi phải cung cấp hàng hóa tại những nơi không có ga tàu, bến bãi. Đối với vận tải bằng ô tô, tính cơ động cao vì phù hợp với nhiều loại địa hình nhưng khối lượng hàng hóa chuyên chở được lại hạn chế.Ngoài ra, một số phương tiện cũng tham gia vào dịch vụ vận tải đường bộ nhưng khối lượng hàng hóa không đáng kể.Chi phí cho dịch vụ này thường nằm ở mức trung bình nên đáp ứng được nhu cầu của của nhiều khách hàng.
- Vận tải hàng không: là loại hình dịch vụ hiện đại nhất trong buôn bán quốc tế. Từ khi ra đời đến nay, đây luôn là dịch vụ vận tải đáp ứng được nhu cầu giao hàng nhanh chóng và an toàn hơn so với các loại hình vận tải khác.Vận tải bằng đường hàng không chuyên phục vụ vận chuyển các mặt hàng có thời hạn sử dụng ngắn hoặc những đơn hàng cần thực hiện gấp.Ngoài ra,dịch vụ này được khai thác trên những tuyến đường bay cố định, được sự hỗ trợ của các phương tiện kĩ thuật hiện đại, kèm theo nguồn nhân lực đào tạo bài bản nên độ an toàn được đảm bảo. Tuy chi phí cao hơn hẳn so với các dịch vụ vận tải khác nhưng đây vẫn là lựa chọn của nhiều nhà sản xuất.Hiện nay, dịch vụ này đang được khai thác kết hợp với các dịch vụ khác nhằm giảm chi phí đồng thời rút ngắn thời gian di chuyển của hàng hóa, nâng cao uy tín cũng như lợi nhuận cho các doanh nghiệp.
1.1.3. Mối quan hệ giữa dịch vụ hải quan và dịch vụ giao nhận vận tải hàng hóa
Trong nền kinh tế thị trường mở cửa như hiện nay, các doanh nghiệp đều hiểu rằng kinh tế địa phương hay thậm chí các nền kinh tế trên thế giới như là một nền tảng thuận lợi cho họ trong việc tham gia sản xuất, thương mại, xuất khẩu và cung cấp dịch vụ. Điều này bao gồm một quá trình kết hợp các yếu tố như: lao động, kỹ năng, kỹ thuật và tri thức có thể được chuyển đổi từ biên giới quốc gia này sang biên giới quốc gia khác. Nói cách khác, để tồn tại và phát triển thì các doanh nghiệp cần phải có khả năng nhạy bén trong việc nắm bắt những cơ hội kinh doanh, đưa ra thị trường những sản phẩm tốt với giá cả cạnh tranh nhất. Để làm được điều này, các doanh nghiệp cần phải quản lý và tổ chức hệ thống của mình theo mạng lưới của những nhà cung cấp, những nhà thầu phụ, những công ty vệ tinh, những nhà cung cấp dịch vụ, những đối tác kinh doanh và khách hàng trong và ngoài nước. Vì thế doanh nghiệp cần phải điều hành hoạt động kinh doanh của mình trong cả hai môi trường trong nước và quốc tế. Dịch vụ giao nhận vận tải ra đời để hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện tốt hoạt động này. Nhưng để cho quá trình lưu thông, vận chuyển nguyên vật liệu phục vụ sản xuất cũng như hàng hóa được thuận lợi, cần phải có một bộ phận chuyên trách các thủ tục hải quan cho hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu cũng như phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh và quá cảnh. Nhu cầu này nảy sinh từ các tính chất phức tạp của pháp luật và cơ chế chính sách hiện hành có liên quan đến lĩnh vực hải quan. Nhiều đại lí hải quan được thành lập cùng với những dịch vụ hải quan được cung cấp để giúp đỡ doanh nghiệp tháo gỡ vướng mắc trong hoạt động thông thương với nước ngoài. Quá trình thông quan hàng hóa được diễn ra nhanh chóng dẫn đến hàng hóa được lưu thông một cách dễ dàng và thuận tiện, đảm bảo được chất lượng của hàng hóa và uy tín của doanh nghiệp. Từ đó, dịch vụ hải quan đóng một vai trò hết sức cần thiết trong quá trình giao nhận-vận tải hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Nó tác động đến thời gian và chất lượng cung cấp dịch vụ giao nhận-vận tải.
Ngoài việc mở cửa thị trường cho các doanh nghiệp nước ngoài, Việt Nam còn chủ động tham gia tích cực vào các tổ chức thương mại khu vực và quốc tế. Vì vậy, một vấn đề đặt ra là làm thế nào để đảm bảo những lợi ích của các doanh nghiệp có được từ những tổ chức đó. Các doanh nghiệp sẽ cần phải đánh giá xem bằng cách nào và lúc nào họ có thể sử dụng những thoả thuận để giành lấy những quyền lợi khi mà luôn bị chi phối bởi các điều kiện cố định như danh mục ưu đãi thuế quan, các điều lệ về nguồn gốc xuất xứ và các qui tắc và tiêu chuẩn sức khỏe. Không hiểu biết ngọn ngành về các điều kiện này sẽ là bất lợi lớn cho doanh nghiệp khi muốn cạnh tranh trên thị trường nước ngoài. Vì vậy, doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu hiện nay đang có xu hướng thuê ngoài các đại lí hải quan để chuyên môn hóa một khâu trong quá trình đưa sản phẩm ra thị trường, vừa tiết kiệm chi phí vừa rút ngắn quá trình giao hàng. Hàng hóa được thông quan nhanh chóng và thuận lợi tạo động lực cho doanh nghiệp mở rộng phạm vi kinh doanh và tấn công vào các thị trường mới, tạo điều kiện cho dịch vụ giao nhận vận tải có cơ hội phát triển.
Theo qui định của Luật hải quan hiện hành và các thông tư hướng dẫn thực hiện có liên quan thì thời gian thông quan cho các phương tiện vận tải xuất nhập cảnh, quá cảnh thường không kéo dài (đối với ô tô thì thời gian thông quan trung bình là từ 15 đến 20 phút-kể cả có kiểm tra thực tế;tàu biển là trong vòng 2 tiếng). Tuy nhiên, đối tượng chuyên chở của các dịch vụ giao nhận vận tải quốc tế lại là hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu nên thời gian thông quan phụ thuộc rất lớn vào tính chất của loại hàng hóa cũng như mức độ tuân thủ pháp luật của chủ hàng. Trong trường hợp lô hàng thuộc diện phải kiểm tra thực tế hàng hóa thì thời gian thông quan có thể kéo dài đến 2 ngày. Đặc biệt, trong trường hợp lô hàng cần có yêu cầu giám sát chất lượng của cơ quan quản lí Nhà nước thì thời gian thông quan được phép kéo dài hơn nhưng không được quá 30 ngày. Tuy nhiên trên thực tế, tại
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 112598.doc