Đề tài Giải pháp và kiến nghị nhằm hạn chế rủi ro trong thanh toán tín dụng chứng từ tại ngân hàng đầu tư và phát triển Nam Hà Nội

 Hoạt động TTQT ngày càng khẳng định được vai trò trong hoạt động kinh tế quốc dân nói chung và hoạt động kinh tế đối ngoại nói riêng.Việt Nam đang trong quá trình phát triển và hội nhập quốc tế, nền kinh tế mở cửa đã thực sự tạo đà phát triển mạnh mẽ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh, cho các doanh nghiệp và ngân hàng tham gia vào lĩnh vực xuất nhập khẩu đặc biệt là công tác TTQT. TTQT được coi là một trong những trọng tâm của kinh tế đối ngoại. Tín dụng chứng từ là phương thức thanh toán có nhiều ưu điểm hơn so với các phương thức khác nên được sử dụng phổ biến trong TTQT. Tuy nhiên quá trình tham gia thương mại quốc tế chúng ta chưa dáp ứng được các yêu cầu đòi hỏi phức tạp về nghiệp vụ, vì vậy gặp nhiều rủi ro khi sử dụng phương thức này. NH ĐT & PT Nam Hà Nội mới tham gia hoạt động TTQT được gần 5 năm, thực tề kinh nghiệm vẫn còn it trong lĩnh vực này do vậy phải đối mặt với nhiều thách thức và rủi ro. Vì vậy NH ĐT & PT Nam Hà Nội càng phải hạn chế rủi ro trong phương thức thanh toán TDCT nhằm bảo vệ quyền lợi và lợi ích của Ngân hàng cũng như của doanh nghiệp XNK.

Quá tình thực tập tại NH ĐT & PT Nam Hà Nội, được tìm hiều về hoạt động TTQT tại Ngân hàng, cùng với việc vận dụng kiến thức đã học và thực tế tìm hiểu tại Chi nhánh. Em đã chọn đề tài: “Giải pháp & kiến nghị nhằm hạn chế rủi ro trong thanh toán TDCT tại NH ĐT & PT Nam Hà Nội”

 

doc74 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1113 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Đề tài Giải pháp và kiến nghị nhằm hạn chế rủi ro trong thanh toán tín dụng chứng từ tại ngân hàng đầu tư và phát triển Nam Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài: Hoạt động TTQT ngày càng khẳng định được vai trò trong hoạt động kinh tế quốc dân nói chung và hoạt động kinh tế đối ngoại nói riêng.Việt Nam đang trong quá trình phát triển và hội nhập quốc tế, nền kinh tế mở cửa đã thực sự tạo đà phát triển mạnh mẽ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh, cho các doanh nghiệp và ngân hàng tham gia vào lĩnh vực xuất nhập khẩu đặc biệt là công tác TTQT. TTQT được coi là một trong những trọng tâm của kinh tế đối ngoại. Tín dụng chứng từ là phương thức thanh toán có nhiều ưu điểm hơn so với các phương thức khác nên được sử dụng phổ biến trong TTQT. Tuy nhiên quá trình tham gia thương mại quốc tế chúng ta chưa dáp ứng được các yêu cầu đòi hỏi phức tạp về nghiệp vụ, vì vậy gặp nhiều rủi ro khi sử dụng phương thức này. NH ĐT & PT Nam Hà Nội mới tham gia hoạt động TTQT được gần 5 năm, thực tề kinh nghiệm vẫn còn it trong lĩnh vực này do vậy phải đối mặt với nhiều thách thức và rủi ro. Vì vậy NH ĐT & PT Nam Hà Nội càng phải hạn chế rủi ro trong phương thức thanh toán TDCT nhằm bảo vệ quyền lợi và lợi ích của Ngân hàng cũng như của doanh nghiệp XNK. Quá tình thực tập tại NH ĐT & PT Nam Hà Nội, được tìm hiều về hoạt động TTQT tại Ngân hàng, cùng với việc vận dụng kiến thức đã học và thực tế tìm hiểu tại Chi nhánh. Em đã chọn đề tài: “Giải pháp & kiến nghị nhằm hạn chế rủi ro trong thanh toán TDCT tại NH ĐT & PT Nam Hà Nội” Mục đích nghiên cứu đề tài: Thực trạng rủi ro trong hoạt động thanh toán TDCT tại NH ĐT & PT Nam Hà Nội trên cơ sở đó đề ra các giải pháp hạn chế rủi ro trong phương thức thanh toán TDCT tại Ngân hàng. Phương pháp nghiên cứu: Vận dụng lí luận vào thực tiễn, sử dụng phương pháp phân tích, so sánh, khái quát hóa và tổng hợp. Sử dụng và phân tích số liệu thống kê trên cơ sở tư duy logic. Đối tượng và phạm vi: - Đối tượng: rủi ro trong TT TDCT - Phạm vi: từ năm 2007 - đến nay, tại NH ĐT & PT Nam Hà Nội. Kết cấu của báo cáo thực tập: Chương I: Giới thiệu khái quát về NH ĐT & PT Nam Hà Nội. Chương II: Thực trang rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức thư tín dụng chứng từ tại NH ĐT & PT Nam Hà Nội. Chương III: Một số giải pháp & kiến nghị nhằm hạn chế rủi ro trong thanh toán theo phương thức TDCT tại NH ĐT & PT Nam Hà Nội. CHƯƠNG I GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN NAM HÀ NỘI 1.1. Sự ra đời và phát triển của NH ĐT & PT Nam Hà Nội. Ngày 31-10-1963, Chi điểm Tương Mai thuộc Chi Nhánh Kiến Thiết Hà Nội được thành lập, tiền thân của Chi Nhánh NH ĐT & PT Thanh Trì. Sau một chặng đường dài kể từ đó đến nay, Chi Nhánh đã thay đổi nhiều tên gọi khác nhau. Trước đây, NH ĐT & PT Thanh Trì (10/1981 – 2/1983): là Chi nhánh cấp II, trực thuộc Chi nhánh cấp I NH ĐT & PT Hà Nội. Ngày 31-10-2005, Chủ tịch Hội đồng Quản trị của NH ĐT & PT VN đã ký quyết định số 219/QĐ – HĐQT, nâng cấp Chi nhánh cấp II NH ĐT & PT Thanh Trì lên thành Chi nhánh cấp I và đổi tên thành NH ĐT & PT Nam Hà Nội. Chi nhánh NH ĐT & PT Nam Hà Nội có trụ sở chính tại km8-đường Giải Phóng - Quận Hoàng Mai – Thành Phố Hà Nội. Chi Nhánh hoạt động chủ yếu tại Quận Hoàng Mai và Huyện Thanh Trì, nơi có các đường giao thông quan trọng đi qua: quốc lộ 1A, 1B, đường vành đai 3, cầu Thanh Trì, đường vành đai 2,5 và đường thủy Sông Hồng nối mạch giao thông với các tỉnh phía Bắc, phía Tây và phía Nam. Địa bàn này là nơi có vị trí quan trọng về chính trị, quân sự và kinh tế của TP Hà Nội và là nơi có tốc độ đô thị nhanh chóng. Trải qua 45 năm hình thành và phát triển cùng với sự lớn mạnh của NH ĐT & PT Việt Nam, NH ĐT & PT Nam Hà Nội đã có sự phát triển mạnh mẽ, không ngừng đổi mới, hiện đại hóa ngân hàng trong tiến trình hội nhập khu vực và quốc tế. Đồng thời, Ban Giám Đốc và tập thể cán bộ công nhân viên NH ĐT & PT Nam Hà Nội đã không ngừng học hỏi kinh nghiệm của các ngân hàng bạn, tổng kết và rút ra bài học kinh nghiệm khắc phục những mặt chưa đạt được, phát huy những mặt tích cực để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. 1.2. Cơ cấu tổ chức của NH ĐT & PT Nam Hà Nội. Căn cứ theo quyết định số 825/QĐ – HĐQT, ngày 23/9/2008 của Chủ Tịch Hội Đồng Quản Trị NH ĐT & PT VN, V/v: phê duyệt mô hình của Chi nhánh. NH ĐT & PT Nam Hà Nội có cơ cấu tổ chức: gồm 1 Giám Đốc, 3 Phó Giám Đốc (PGĐ) cùng 5 khối với các Phòng Ban như: Phòng Kế Hoạch Tổng Hợp, Phòng Quản lý Rủi ro, Phòng Quản t rị Tín dung... Giám đốc PGĐ 2 PGĐ 1 PGĐ 3 Phòng Dịch vụ khách hàng Phòng Quản trị tín dụng Phòng Quản lý rủi ro Phòng Kế hoạch tổng hợp Phòng giao dịch 1, 2, 3 Phòng quan hệ khách hàng PhòngTổ chức hành chính Phòng Tài chính kế toán Sơ đồ 1.1. Mô hình bộ máy tổ chức tại NH ĐT & PT Nam Hà Nội. 1.2.1. Chức năng nhiệm vụ chung: - Giúp việc cho Giám Đốc Chi nhánh xây dựng kế hoạch, chương trình công tác, các biện pháp, giải pháp triển khai nhiệm vụ thuộc chức năng nhiệm vụ được phân giao. - Chủ động tổ chức triển khai nhiệm vụ được giao, chịu trách nhiệm hoàn toàn về tính tuân thủ đúng đắn chính xác, trung thực đảm bảo an toàn, hiệu quả trong phạm vi nghiệp vụ được giao góp phần hoàn thành nhiệm kinh doanh, đảm bảo an toàn và hiệu quả hoạt động của toàn Chi nhánh. Phối hợp chặt chẽ với các Phòng/Tổ khác trong Chi nhánh theo quy trình nghiệp vụ. Tổ chức lưu giữ hồ sơ, quản lý thông tin, tổng hợp và lập báo cáo, thống kê trong phạm vi nhiệm vụ để phục vụ công tác quản trị điều hành của Chi nhánh và của NH ĐT & PT VN theo yêu cầu của cơ quan Nhà Nước. - Thường xuyên cải tiến phương pháp làm việc, đào tạo rèn luyện Cán bộ. Giữ uy tín, tạo hình ảnh, ấn tượng tốt đẹp về Chi nhánh và NH ĐT & PT VN. Nghiên cứu đề xuất ứng dụng CNTT vào nghiệp vụ. - Xây dựng tập thể đoàn kết vững mạnh, tuân thủ nội quy lao động, thỏa ước lao động tập thể, tham gia phong trào thi đua, góp phần xây dựng Chi nhánh vững mạnh. 1.2.2. Chức năng và nhiệm vụ cụ thể của từng Phòng thuộc các khối: 1.2.2.1.Khối quan hệ khách hàng: (Gồm 2 Phòng) - Phòng quan hệ khách hàng doanh nghiệp: Tham mưu, đề xuất chính sách, kế hoạch phát triển khách hàng trực tiếp tiếp thị và bán sản phẩm (Sản phẩm bán buôn, tài trợ thương mại dịch vụ... ), chịu trách nhiệm thiết lập, duy trì và phát triển quan hệ với khách hàng và bán sản phẩm của Ngân hàng. Trực tiếp đề xuất hạn mức, giới hạn tín dụng và đề xuất tín dụng. Quản lý tình hình hoạt động của khách hàng. Lập báo cáo phân tích, đề xuất các biện pháp phòng ngừa, xử lý rủi ro. - Phòng quan hệ khách hàng cá nhân: Nghiên cứu, đề xuất chính sách phát triển khách hàng, thu thập thông tin và khai thác hệ thống thông tin về thị trường bán lẻ. Xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình Marketing tổng thể cho từng nhóm sản phẩm. Tiếp xúc với khách hàng và nhận hồ sơ vay vốn, phân tích khách hàng và lập báo cáo thẩm định, đồng thời theo dõi tình hình hoạt động của khách hàng để đảm bảo nguồn vốn sử dụng có hiệu quả. 1.2.2.2. Khối quản lý rủi ro: Phòng Quản lý Rủi ro. Phòng có chức năng và nhiệm vụ sau: công tác quản lý tín dụng, quản lý rủi ro tín dụng, quản lý rủi ro tác nghiệp, công tác phòng chống rửa tiền, công tác quản lý hệ thống chất lượng ISO, công tác kiểm tra nội bộ. Phòng sẽ tham mưu đề xuất chính sách, biện pháp nhằm quản lý rủi ro trong hoạt động của Chi nhánh. Tham gia ý kiến vào các văn bản do BIDV ban hành (Quy định, hướng dẫn về công tác tín dụng, quản lý rủi ro, xử lý nợ). 1.2.2.3. Khối tác nghiệp: (Gồm 3 Phòng và 1 Tổ). - Phòng Quản trị Tín dụng: Trực tiếp thực hiện tác nghiệp và quản trị cho vay, bảo lãnh đối với khách hàng, tính toán trích lập dự phòng rủi ro theo kết quả phân loại nợ của Phòng Quan hệ khách hàng, chịu trách nhiệm về an toàn trong tác nghiệp của Phòng, tuân thủ đúng quy trình kiểm soát nội bộ trước khi giao dịch được thực hiện. Và một số nhiệm vụ khác như lưu trữ chứng từ, hồ sơ, quản lý thông tin và lập báo cáo thống kê về QTTD... - Phòng Dịch vụ khách hàng doanh nghiệp và cá nhân: Trực tiếp quản lý tài khoản và giao dịch với khách hàng, thực hiện công tác phòng chống rửa tiền, kiểm tra tính pháp lý, đầy đủ, đúng đắn của các chứng từ giao dịch... Đề xuất với Giám Đốc Chi nhánh về: chính sách phát triển, cải tiến sản phẩm, dịch vụ ngân hàng, quy trình giao dịch, phương thức phục vụ khách hàng. - Tổ Quản lý và Dịch vụ kho quỹ: trực tiếp quản lý kho và xuất/nhập quỹ (tiền mặt, hồ sơ tài sản thế chấp, cầm cố..., giao dịch thu – chi tiền mặt phục vụ khách hàng theo quy định). Đề xuất, tham mưu với Giám đốc Chi nhánh về các biện pháp, điều kiện đảm bảo an toàn kho, quỹ và an ninh tiền tệ. Tổng hợp lập báo cáo tiền tệ, an toàn kho quỹ theo quy định. 1.2.2.4. Khối Quản lý nội bộ: (Gồm 3 Phòng). - Phòng Kế Hoạch – Tổng Hợp: có 4 chức năng nhiệm vụ. + Công tác kế hoạch - tổng hợp: thu thập thông tin phục vụ công tác kế hoạch tổng hợp để tham mưu, xây dựng kế hoạch phát triển và kế hoạch kinh doanh và tổ chức triển khai và theo dõi kế hoạch kinh doanh. Đánh giá tổng thể hoạt động hoạt động kinh doanh, trực tiếp quản lý con người, hành chính Tổ Điện toán Chi nhánh. + Công tác nguồn vốn: Đề xuất và tổ chức điều hành nguồn vốn, chính sách biện pháp, giải pháp phát triển nguồn vốn. Đề xuất các biện pháp, giải pháp về lãi xuất, về huy động vốn và điều hành vốn phù hợp với chính sách chung của BIDV và tình hình thực tiễn của Chi nhánh. Trực tiếp thực hiện nghiệp vụ kinh doanh tiền tệ với khách hàng theo quy định. Chịu trách nhiệm quản lý các hệ số an toàn trong hoạt động kinh doanh, đảm bảo khả năng thanh toán, trạng thái ngoại hối của Chi nhánh. + Công tác kinh doanh tiền tệ - tài trợ thương mại: trực tiếp thực hiện các giao dịch tài trợ thương mại với khách hàng. Phối hợp tiếp thị, tiếp cận phát triển khách hàng, giới thiệu và bán các sản phẩm về tài trợ thương mại. Chịu trách nhiệm về phát triển và nâng cao hiệu quả hợp tác kinh doanh đối ngoại của Chi nhánh. Các nhiệm vụ khác như: quản lý hồ sơ, thông tin liên quan đến công tác của Phòng và lập báo cáo nghiệp vụ phục vụ quản trị điều hành theo quy định. + Công tác Điện toán: Tổ chức vận hành hệ thống CNTT, quản trị mạng, quản trị hệ thống chương trình ứng dụng... Hướng dẫn, đào tạo, hỗ trợ, kiểm tra các phòng, các đơn vị trực thuộc Chi nhánh. Phối hợp với Trung tâm CNTT hoặc Phòng CNTT khu vực góp phần bảo vệ an ninh chung của toàn hệ thống. - Phòng Tổ Chức – Hành Chính: + Công tác tổ chức: Đầu mối tham mưu, đề xuất, giúp việc Giám đốc về triển khai thực hiện công tác tổ chức – nhân sự và phát triển nguồn nhân lực tại Chi nhánh. + Công tác hành chính: quản lý, lưu trữ hồ sơ, tài liệu, sách báo, công văn đi – đến. Đầu mối tổ chức hoặc đại diện cho Chi nhánh trong quan hệ giao tiếp, đón tiếp các tổ chức/cá nhân trong, ngoài hệ thống NH ĐT & PT VN. Và công tác quản trị hậu cần như trình duyệt và tổ chức thực hiện mua sắm các loại tài sản, công cụ... đảm bảo điều kiện làm việc và hoạt động của Chi nhánh... - Phòng Tài Chính Kế Toán: Thực hiện công tác hạch toán kế toán chi tiết, kế toán tổng hợp và công tác hậu kiểm đối với hoạt động tài chính kế toán tại Chi nhánh. Giám sát tài chính, đề xuất tham mưu với Giám Đôc Chi nhánh về việc hướng dẫn chế độ tài chính kế toán, xây dựng chế độ, biện pháp quản lý tài sản, định mức tài chính... Kiểm tra định kỳ, chịu trách nhiệm về tính đúng đắn, chính xác, kịp thời, hợp lý, trung thực của số liệu kế toán, báo cáo kế toán, báo cáo tài chính..., quản lý thông tin và lập báo cáo. 1.2.2.5. Khối trực thuộc: - Nhiệm vụ chung: Thiết lập, mở rộng, phát triển hệ thống khách hàng, giới thiệu bán các sản phẩm dịch vụ cho khách hàng, chăm sóc toàn diện, tiếp nhận yêu cầu và ý kiến phản hồi của khách hàng. Lập chương trình, kế hoạch, biện pháp, ... và chủ động tổ chức triển khai nhiệm vụ được giao.... Phát triển kinh doanh, đảm bảo an toàn, hiệu quả, bảo đảm quyền lợi của Ngân hàng trong hoạt động kinh doanh và góp phần phát triển bền vững, an toàn, hiệu quả của Chi nhánh. - Phòng Giao dịch 1,2,3 và Điểm giao dịch 4,5: Bên cạnh các nhiệm vụ chung nêu trên còn một số nhiệm vụ sau: trực tiếp giao dịch với khách hàng (tạo số CIF, quản lý tài khoản... ). Huy động vốn như nhận tiền gửi tiết kiệm, phát hành giấy tờ có giá... Cho vay với khách hàng doanh nghiệp và cá nhân, cầm cố bằng thể tiết kiệm, giấy tờ có giá do BIDV phát hành. Cung cấp các dịch vụ ngân hàng như: thanh toán, chuyển tiền, thu đối ngoại tệ... 1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của NH ĐT & PT Nam Hà Nội. 1.3.1. Hoạt động huy động vốn: Tổng nguồn vốn huy động tại NH ĐT & PT Nam Hà Nội liên tục tăng qua các năm. Đây là hoạt động đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của Ngân hàng. Đặc biệt, huy động vốn của Ngân hàng năm 2009 có sự tăng trưởng đáng kể so với thời điểm cuối năm 2007. Tính đến 31/12/2009, tổng nguồn vốn huy động là 2.560 tỷ đồng tăng 522 tỷ đồng tương ứng với tốc độ tăng là 15,6% so với năm 2008. BẢNG 1.1. TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN TẠI NH ĐT & PT NAM HÀ NỘI. (Đơn vị: tỷ đồng) CHỈ TIÊU Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Số tiền Số tiền Mức tăng % tăng Số tiền Mức tăng % tăng Tổng NV 1.754 2.038 284 16,2 2.560 522 25,6 - TCKT 702 908 206 29,4 1.260 392 43,2 - Dân cư 1.052 1.130 78 7,4 1.300 130 11,5 (Nguồn : Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh các năm 2007-2009) Về cơ cấu nguồn vốn tính đến 31/12/2009: - Tiền gửi của các tổ chức kinh tế (TCKT): đạt 1300 tỷ đồng, tăng 43,2% tương ứng với mức tăng là 392 tỷ đồng so với năm 2008 chiếm tỉ trọng 51% trong tổng số nguồn vốn huy động. Đây là nguồn vốn có chi phí huy động thấp, góp phần tiết kiệm chi phí huy động của Ngân hàng. - Nguồn vốn huy động từ dân cư đạt 1.260 tỷ đồng, tăng 130 tỷ đồng tương ứng với tốc độ tăng 11,5% so với năm 2008; là nguồn vốn có thời hạn cố định. Trong năm 2009, Ngân hàng tiếp cận được với khách hàng là các TCKT. Trong đó, tiền gửi chủ yếu tập trung vào một số tổ chức lớn như bảo hiểm, Công ty mua bán nợ và một số doanh nghiêp có nguồn tiền dồi dào. Như Cty Tasco, Cty phân lân nung chảy Văn Điển và Tcty Lâm Nghiệp... Ngân hàng đã kết hợp nhiều hình thức huy động vốn linh hoạt từ việc trực tiếp huy động từ các Phòng giao dịch đến việc tổ chức huy động vốn lưu động tại địa bàn dân cư, huy động từ các tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính... Huy động vốn bằng VND chiềm tỉ trọng cao 90% tổng nguồn vốn, huy động trung dài hạn chiếm tỷ trọng 27% trong tổng nguồn vốn tăng 22% so với năm 2008. Mạng lưới huy động còn mỏng, hiện ngoài trụ sở chính, Chi nhánh có 3 PGD và hai Điểm giao dịch. Chi nhánh đang nghiên cứu điạ bàn, dự kiến trong thời gian tới mở thêm các điểm huy động theo đúng kế hoạch về lộ trình phát triển mạng lưới để tiếp cận và phục vụ tới mọi bộ phận khách hàng dân cư và tổ chức trên địa bàn. 1.3.2. Hoạt động sử dụng vốn: Trong những năm qua nhờ có nguồn vốn huy động khá dồi dào, NH ĐT & PT Nam Hà Nội đã đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng cho các thành phần kinh tế. Với sự kiểm soạt chặt chẽ giới hạn tín dụng đảm bảo kế hoạch giao, Chi nhánh đã phát triển và duy trì, giữ khách hàng tốt và sàng lọc khách hàng yêu kém đảm bảo hoạt động tín dụng an toàn, hiệu quả. Chi nhánh đã chủ động tích cực tiếp thị khách hàng có hoạt động kinh doanh XNK. Tổng dư nợ tín dụng tại Chi nhánh tăng trưởng nhanh và mạnh qua các năm, luôn hoàn thành vượt mức kế hoạch giao. Dư nợ tín dụng dài hạn tăng trưởng nhanh trong năm 2009, chiếm tỉ trọng 45% trong tổng dư nợ. Tỷ trọng dư nợ/tổng tài sản: 54%, tỷ trọng dư nợ bán lẻ/tổng dư nợ 3,4%. BẢNG 1.2. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỐN TẠI NH ĐT & PT NAM HÀ NỘI. (Đơn vị: tỷ đồng) CHỈ TIÊU Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Số tiền Số tiền Mức tăng % tăng Số tiền Mức tăng % tăng Tổng dư nợ 804 1.126 322 40,05 1.410 284 25,2 - Ngắn hạn 523 690 167 32,2 630 -60 -0,09 - Trung-dài hạn 281 476 164 58,4 780 340 63,9 (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh các năm 2007 – 2009) Về cơ cấu tín dụng đến 31/12/2007: - Dư nợ tín dụng ngắn hạn: là 630 tỷ đồng, giảm 60 tỷ đồng so với năm 2008 với tốc độ giảm 0,09% chiếm tỷ trọng 45% trong tổng dư nợ. - Dư nợ tín dụng trung và dài hạn là: 780 tỷ đồng, tăng 340 tỷ đồng tương ứng với tốc độ tăng 63,9% so với năm 2008. Tổng nợ quá hạn đến 31/12/2009: 7,05 tỉ đồng (chiếm 0,5 tổng dư nợ). Nợ xấu theo Điều 7 QĐ 493 là: 19,74 tỷ đồng (chiếm 1,4% tổng dư nợ). 1.3.3. Hoạt động kinh doanh đối ngoại: 1.3.3.1. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ: - Mục tiêu của NH ĐT & PT Việt Nam hướng mạnh về kinh doanh dịch vụ, cơ cấu lại hoạt động ngân hàng, nâng cao một bước tỷ trọng đóng góp của hoạt động dịch vụ vào thu nhập của toàn ngành. Chi nhánh đã tập trung mở rộng và phát triển dịch vụ ngân hàng và tư vấn khách hàng lựa chọn dịch vụ thích hợp. Tính đến 31/12/2009, thu dịch vụ dòng đạt 18 tỷ đồng, tăng 42,9% so với năm 2008, với số tăng tuyệt đối là 5,4 tỷ đồng. BẢNG 1.3.TÌNH HÌNH KINH DOANH NGHOẠI TỆ TẠI NH ĐT & PT NAM HÀ NỘI. CHỈ TIÊU Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Số tiền Số tiền Mức tăng % tăng Số tiền Mức tăng % tăng Doanh số MBNT (Triệu USD) 66 110 44 66,7 90 -20 -19,2 Lãi KDNT (triệu VNĐ) 700 2.600 1.900 271,4 4.000 1.400 54,8 (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2007-2009) - Trong công tác kinh doanh ngoại tệ (KDNT), Chi nhánh luôn bám sát biến động của tỉ giá và nhu cầu của khách hàng để có kế hoạch kinh doanh thích hợp, vừa đảm bảo sự phù hợp của khách hàng vừa đảm bảo kinh doanh có lãi. Nếu như năm 2007, doanh số kinh doanh ngoại tệ đạt 66 triệu USD (quy đổi) thì đến năm 2008 doanh số kinh doanh ngoại tệ đạt 110 triệu USD. Lãi và phí thu được từ dịch vụ này đạt 2.600 triệu VND, chiếm 20,6% thu dịch vụ ròng. Đến 31/12/2009, lãi và phí dịch vụ thu được từ hoạt động mua bán ngoại tệ đạt 4.000 triệu VNĐ, chiếm 22,2% thu dịch vụ, tăng trưởng 53,8% so với năm 2008. Mặc dù, doanh số KDNT năm 2009 giảm 19,2% so với năm trước nhưng lãi thu được từ hoạt động KDNT lại có tốc độ tăng trưởng cao hơn so với năm 2007, 2008. Điều này chứng tỏ hoạt động kinh doanh của Phòng Nguồn vốn đạt hiệu quả cao và các chỉ tiêu thu dịch vụ ròng của Chi nhánh đạt kết quả cao so với kế hoạch và có mức tăng trưởng cao so với hệ thồng NH ĐT & PT VN, các Chi nhánh cụm động lực phía Bắc và các Chi nhánh trên địa bàn Hà Nội . - Những sản phẩm truyền thống được khách hàng đánh giá cao như: sản phẩm tín dụng, bảo lãnh, thanh toán. Việc mở rộng và cung cấp các sản phẩm dịch vụ tới thành phần kinh tế và các hộ dân cư sinh sống trên địa bàn đã có những bước cải tiến đáng kể. 1.3.3.2. Hoạt động TTQT: Hoạt động TTQT phát triển nhanh chóng, doanh số hoạt động TTQT tính đến 31/12/2008 đạt 66,75 triệu USD, phí dịch vụ TTQT thu được 3.398 triệu đồng, chiếm 26,9% thu dịch vụ, tăng 95,7% so với năm 2007. Đến 31/12/2009, doanh số TTQT đạt 63 triệu USD, giảm 3,67 triệu USD tương ứng với tốc độ giảm là 5,504% so với năm 2008, nhưng thu phí dịch vụ TTQT đạt 5.257triệu đồng, tăng 54,7% so với năm 2008 và chiếm 29,2% thu dịch vụ ròng. Trong thời gian tới, Ngân hàng sẽ tiếp tục nâng cao chất lượng dịch vụ TTQT và phấn đấu đạt được chuẩn mức quốc tế để nâng cao uy tin của Ngân hàng và tạo điệu kiện để có bước tăng trưởng mạnh trong TTQT. Do sự đoàn kết của toàn bộ cán bộ công nhân viên của Chi nhánh đã giúp NH ĐT & PT Nam Hà Nội nghiêm túc triển khai chỉ đạo của NHNN, hướng dẫn của NH ĐT & PT VN thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Chính phủ. Với phương trâm kinh doanh “tăng trưởng bền vững – chất lượng – hiệu quả - an toàn”, quyết đoán nhưng mềm dẻo, linh hoạt trong điều hành kinh doanh, thực hiện tiết kiệm chi tiêu trong nội bộ. Với những kết quả đạt được qua các năm, Chi nhánh được NH ĐT & PT Việt Nam xếp loại hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ kinh doanh. Kết quả kinh doanh của Ngân hàng đạt được qua các năm như sau: lợi nhuận trước thuế năm 2008 đạt 32 tỷ đồng, năm 2009 đạt 45,6 tỷ đồng, tăng 42,5% so với năm 2008. Kết quả này có sự đóng góp không nhỏ của các khoản thu từ dịch vụ TTQT. CHƯƠNG II THỰC TRẠNG RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG ĐT & PT NAM HÀ NỘI. 2.1. Tình hình hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ tại NH ĐT & PT Nam Hà Nội. Nghiệp vụ TTQT bắt đầu thực hiện tại Chi nhánh khi chính thức được nâng cấp lên thành Chi nhánh cấp I (năm 2005). Trong tất cả các phương thức TTQT tại NH ĐT & PT Nam Hà Nội, phương thức thanh toán TDCT được sử dụng phổ biến và chiếm tỉ trọng nhiều nhất trong tổng giá trị thanh toán XNK của Ngân hàng. Các món hàng XNK chủ yếu được thanh toán bằng ngoại tệ mạnh, trong đó phần lớn tập trung vào thanh toán bằng USD chiếm 85% giao dịch trở lên tổng giá trị thanh toán. Bảng 2.1. DOANH SỐ TTQT TẠI NH ĐT & PT NAM HÀ NỘI. (Đơn vị: triệu USD) CƠ CẤU Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Số tiền Tỷ trọng(%) Số tiền Tỷ trọng(%) Số tiền Tỷ trọng(%) Chuyển tiền 11,2 31,7% 22,4 33,6% 11 17,5% Nhờ thu 3,9 11% 5,85 8,8% 2 3,2% TDCT 20,2 57,2% 38,5 57,6% 50 79,3% Tổng doanh số TTQT 35,3 100% 66,75 100% 63 100% (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động TTQT các năm 2007- 2009) Nhìn vào bảng số liệu ta thấy doanh số thanh toán theo phương thức TDCT có tốc độ tăng trưởng đều qua các năm. Năm 2007, tổng doanh số thanh toán TDCT đạt 20,2 triệu USD chiếm 57,2% tổng doanh số TTQT và đến năm 2008 đã tăng lên 18,3 triệu USD, tương ứng với tốc độ tăng 90,6%, chiếm 57,6% tổng doanh số TTQT. Tính đến 31/12/2009, tổng kim ngạch thanh toán TDCT đạt 50 triệu USD, tăng 29,9% với mức tăng là 11,5 triệu USD (chiếm tỷ trọng 79,3% trong tổng doanh số TTQT), chứng tỏ hoạt động thanh toán TDCT có sự tăng trưởng rõ rệt. Tại NH ĐT & PT Nam Hà Nội doanh số thanh toán L/C nhập khẩu luôn cao hơn so với doanh số L/C xuất khẩu. Nguyên nhân là do đặc điểm khách hàng của Chi nhánh chủ yếu là những đơn vị sản xuất, thường xuyên nhập khẩu nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất kinh doanh như: CTy Phân lân nung chảy Văn Điển nhập nguyên liệu, hóa chất và Cty Bao Bì Việt Nam nhập máy móc thiết bị... Vì vậy, hoạt động thanh toán TDCT tại NH ĐT & PT Nam Hà Nội chủ yếu phục vụ cho việc mở L/C và thanh toán cho L/C nhập khẩu. Do đó phải thường xuyên khai thác ngoại tệ của các doanh nghiệp và tổ chức tín dụng khác cùng sự hỗ trợ của Hội Sở Chính để đảm bảo nhu cầu thanh toán và nhập khẩu cho các đơn vị kinh doanh. Nhằm mục đích hạn chế tối thiểu rủi ro trong thanh toán TDCT. Tính đến hết năm 2009, tổng giá trị thanh toán L/C đạt 50 triệu USD, trong đó L/C nhập khẩu đạt 48 triệu USD (chiếm tỷ trọng 96%) BẢNG 2.2. TỶ TRỌNG DOANH SỐ THANH TOÁN L/C TẠI NH ĐT & PT NAM HÀ NỘI. (Đơn vị: triệu USD) CƠ CẤU Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Số tiền Tỷ trọng(%) Số tiền Tỷ trọng(%) Số tiền Tỷ trọng(%) - L/C NK 16,4 81,2% 32,8 85,2% 48 96% - L/C XK 3,8 18,8% 5,7 14,8% 2 4% Tổng doanh số thanh toán L/C 20,2 100% 38,5 100% 50 100% (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động TTQT các năm 29007- 2009) Tỷ trọng L/C NK năm sau cao hơn so với năm trước, đây là tình trạng chung của các Ngân hàng thương mại, do Việt Nam vẫn là nước nhập siêu. Năm 2009, tổng doanh số TTQT theo phương thức TDCT là 50 triệu USD, trong đó thanh toán L/C NK đạt 48 triệu USD chiếm 96% tổng doanh số thanh toán L/C, gấp rất nhiều lần so với L/C XK. Trong năm 2008, L/C NK chiếm 85,2% tổng doanh số thanh toán L/C với doanh số là 82,8 triệu USD. Có thể thấy, tốc độ tăng trưởng doanh số TTQT của Ngân hàng ổn định qua các năm, đây cũng là điều kiện để giúp Ngân hàng nâng cao chất lượng trong hoạt động TTQT. 2.1.1. Hoạt động thanh toán L/C nhập khẩu: Doanh số và số món phát hành L/C trong những năm gần đây luôn tăng trưởng cao, năm sau cao hơn so với năm trước. Qua bảng số liệu thấy rõ riêng năm 2009, số món phát hành và thanh toán L/C NK tăng lên đáng kể. Tính đến 31/12/2009, Chi nhánh đã thực hiện mở 416 món L/C (tăng 141 món so với năm 2008) với doanh số quy USD đạt 48 triệu USD, tăng 46,3% so với năm 2008. BẢNG 2.3. SỐ MÓN, DOANH SỐ L/C NK QUA CÁC NĂM TẠI NH ĐT & PT NAM HÀ NỘI. GIAO DỊCH 2007 2008 2009 2008/2007 2009/2008 Phát hành L/C Số món 143 282 418 69,2% 48,2% Doanh số (quy triệu USD) 17,9 36,2 50,8 102,2% 40,3% Thanh toán L/C Số món 132 275 416 108,3% 51,3% Doanh số (quy triệu USD) 16,4 32,8 48 100% 46,3% (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động TTQT các năm 2007- 2009) Các loại L/C này chủ yếu phục vụ khách hàng nhập khẩu máy móc (Cty Bao Bì) và NK nguyên liệu, hóa chất (Cty Phân lân Nung chảy Văn Điển). Qua sự tăng trưởng nhanh chóng trong hoạt động thanh toán TDCT tại Chi nhánh có thể nhận thấy rõ tác động của sau khi Việt Nam gia nhập WTO, sức cầu hàng hóa từ trong nước và sức cung hàng hóa từ bên ngoài được đáp ứng, đẩy mạnh tỉ lệ hàng hóa nhập khẩu của các doanh nghiệp. Trong giai đoạn phát triển tới, hoạt động thanh toán nhập khẩu TDCT tại Chi nhánh có xu hướng tăng và duy trì ổn định mức doanh thu từ hoạt động này đóng góp tỷ trọng lớn vào doanh thu của Chi nhánh. - L/C được sử dụng phổ biến nhất hiện nay tại NH ĐT & PT Nam Hà Nội là L/C không hủy ngang hoặc L/C không hủy ngang có xác nhận và điều kiện thanh toán các loại L/C này là trả ngay hoặc trả chậm. Các loại L/C khác như L/C tuần hoàn, L/C giáp lưng, L/C đối ứng... vẫn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc3932.doc
Tài liệu liên quan