Dưới xu thế toàn cầu hoá, lao động di chuyển từ nước này sang nước khác đã trở thành hiện tượng khá phổ biến. Tuy không nhộn nhịp như tư bản và công nghệ, lao động cũng là một yếu tố sản xuất ngày càng phong phú và năng động. Tuy nhiên, khác với sự di chuyển của lao động trí thức đã có từ trước, xuất và nhập khẩu lao động giản đơn (unskilled labor, less-skilled labor) hay lao động chân tay (blue-collar workers) và xuất khẩu lao động tại chỗ là hiện tượng tương đối mới và phức tạp đối với một nền kinh tế trẻ như Việt Nam
Không kể thời kỳ quan hệ kinh tế mật thiết với các nước Đông Âu, xuất khẩu lao động của Việt Nam tăng nhanh từ cuối thập niên 1990 và chủ yếu sang các nước Đông Á, nhất là Ma-lai-xia, Đài Loan và Hàn Quốc. Gần đây, thị trường xuất khẩu lao động mở rộng sang Trung Đông, Tây Âu, Mỹ và Nhật Bản. Từ năm 2001, bình quân mỗi năm có 70.000 lao động được đưa đi ra nước ngoài.
Thực tiễn một vài năm gần đây lĩnh vực XKLĐ đã góp phần đáng kể trong vấn đề giải quyết việc làm cho một bộ phận không nhỏ lao động, tạo sự ổn định cho xã hội, mặt khác mang lại nguồn thu ngoại tệ lớn cho quốc gia, tăng thu nhập cho người lao động và gia đình họ, XKLĐ đã đứng vào hàng "Câu lạc bộ những mũi nhọn xuất khẩu đạt kim ngạch xuất khẩu từ 1 tỉ USD/năm trở lên".
Bên cạnh những kết quả đạt được đáng khích lệ, hoạt động XKLĐ của ta cũng bộc lộ nhiều hạn chế cần phải được khắc phục để lĩnh vực này phát huy hơn nữa thế mạnh sẵn có của đất nước. Đánh giá được tầm quan trọng của hoạt động XKLĐ trên cả hai khía cạnh Kinh tế - Văn hoá, xã hội nên việc nghiên cứu thực trạng và đề ra những giải pháp nhằm thúc đẩy và nâng cao hiệu quả của hoạt động xuất khẩu lao động này là việc làm hết sức cần thiết. Với lý do đó em đã lựa chọn đề tài: “Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu lao động Việt Nam sau gia nhập WTO - Từ thực tế công ty cổ phần dịch vụ hợp tác quốc tế”.
Mục đích nghiên cứu: Mục đích nghiên cứu của chuyên đề là tìm hiểu thực trạng và đưa ra giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác XKLĐ tại công ty Cổ Phần Dịch Vụ Hợp Tác Quốc Tế trong những năm tới.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu : Chuyên đề chủ yếu đi sâu vào nghiên cứu thực trạng xuất khẩu lao động Việt Nam từ thực tiễn công ty Cổ phần Dịch Vụ Hợp Tác Quốc Tế qua các thời kỳ nhất là sau khi nước ta gia nhập WTO từ đó tìm ra những yếu kém và đề xuất những giải pháp.
Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu của chuyên đề được tổng hợp từ nhiều phương pháp khác nhau như: Phương pháp tổng hợp và phân tích; Phương pháp thống kê và so sánh.kết hợp nghiên cứu lý luận với phân tích thực tiễn.
59 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1271 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Đề tài Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu lao động Việt Nam sau gia nhập WTO - Từ thực tế công ty cổ phần dịch vụ hợp tác quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Dưới xu thế toàn cầu hoá, lao động di chuyển từ nước này sang nước khác đã trở thành hiện tượng khá phổ biến. Tuy không nhộn nhịp như tư bản và công nghệ, lao động cũng là một yếu tố sản xuất ngày càng phong phú và năng động. Tuy nhiên, khác với sự di chuyển của lao động trí thức đã có từ trước, xuất và nhập khẩu lao động giản đơn (unskilled labor, less-skilled labor) hay lao động chân tay (blue-collar workers) và xuất khẩu lao động tại chỗ là hiện tượng tương đối mới và phức tạp đối với một nền kinh tế trẻ như Việt Nam
Không kể thời kỳ quan hệ kinh tế mật thiết với các nước Đông Âu, xuất khẩu lao động của Việt Nam tăng nhanh từ cuối thập niên 1990 và chủ yếu sang các nước Đông Á, nhất là Ma-lai-xia, Đài Loan và Hàn Quốc. Gần đây, thị trường xuất khẩu lao động mở rộng sang Trung Đông, Tây Âu, Mỹ và Nhật Bản. Từ năm 2001, bình quân mỗi năm có 70.000 lao động được đưa đi ra nước ngoài.
Thực tiễn một vài năm gần đây lĩnh vực XKLĐ đã góp phần đáng kể trong vấn đề giải quyết việc làm cho một bộ phận không nhỏ lao động, tạo sự ổn định cho xã hội, mặt khác mang lại nguồn thu ngoại tệ lớn cho quốc gia, tăng thu nhập cho người lao động và gia đình họ, XKLĐ đã đứng vào hàng "Câu lạc bộ những mũi nhọn xuất khẩu đạt kim ngạch xuất khẩu từ 1 tỉ USD/năm trở lên".
Bên cạnh những kết quả đạt được đáng khích lệ, hoạt động XKLĐ của ta cũng bộc lộ nhiều hạn chế cần phải được khắc phục để lĩnh vực này phát huy hơn nữa thế mạnh sẵn có của đất nước. Đánh giá được tầm quan trọng của hoạt động XKLĐ trên cả hai khía cạnh Kinh tế - Văn hoá, xã hội nên việc nghiên cứu thực trạng và đề ra những giải pháp nhằm thúc đẩy và nâng cao hiệu quả của hoạt động xuất khẩu lao động này là việc làm hết sức cần thiết. Với lý do đó em đã lựa chọn đề tài: “Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu lao động Việt Nam sau gia nhập WTO - Từ thực tế công ty cổ phần dịch vụ hợp tác quốc tế”.
Mục đích nghiên cứu: Mục đích nghiên cứu của chuyên đề là tìm hiểu thực trạng và đưa ra giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác XKLĐ tại công ty Cổ Phần Dịch Vụ Hợp Tác Quốc Tế trong những năm tới.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu : Chuyên đề chủ yếu đi sâu vào nghiên cứu thực trạng xuất khẩu lao động Việt Nam từ thực tiễn công ty Cổ phần Dịch Vụ Hợp Tác Quốc Tế qua các thời kỳ nhất là sau khi nước ta gia nhập WTO từ đó tìm ra những yếu kém và đề xuất những giải pháp.
Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu của chuyên đề được tổng hợp từ nhiều phương pháp khác nhau như: Phương pháp tổng hợp và phân tích; Phương pháp thống kê và so sánh...kết hợp nghiên cứu lý luận với phân tích thực tiễn.
Chuyên đề của em được chia làm 3 chương:
Chương 1: Giới thiệu chung về công ty cổ phần dịch vụ hợp tác quốc tế và đôi nét về hoạt động xuất khẩu lao động của Việt Nam
Chương 2: Thực trạng hoạt động xuất khẩu lao động của công ty cổ phần dịch vụ hợp tác quốc tế - Thuận lợi và khó khăn của công ty sau gia nhập WTO
Chương 3: Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu lao động tại công ty cổ phần dịch vụ hợp tác quốc tế trong những năm tới
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ HỢP TÁC QUỐC TẾ VÀ ĐÔI NÉT VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA VIỆT NAM
1.1 . Giới thiệu chung về công ty CP Dịch Vụ Hợp Tác Quốc Tế
1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Tên công ty: Công Ty Cổ Phần Dịch Vụ Hợp Tác Quốc Tế.
Tên giao dịch : International Cooperation Service Joint Stock Company.
Tên viết tắt: CICS. JSC.,
Địa chỉ trụ sở chính: Số 13 ngõ 19 phố Lạc Trung, phường Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội.
Sau 6 năm hình thành và phát triển, với đội ngũ cán bộ có trình độ cao, tâm huyết với nghề. Công ty đã có những bước tiến mạnh mẽ trong công tác đào tạo, tư vấn và đưa học sinh cũng như lao động ra nước ngoài học tập và làm việc, tạo được uy tín cao đối với cả người lao động cũng như đối tác quốc tế.
Mặc dù thành lập trong quá trình kinh tế thế giới còn khó khăn, nhưng với kinh nghiệm của đội ngũ cán bộ lâu năm trong nghề, cộng với hướng đi đúng đắn của ban lãnh đạo công ty trong công tác đào tạo cán bộ, nghiên cứu thị trường, tạo dựng lòng tin với đối tác…công ty hằng năm vẫn đào tạo và đưa người lao động ra nước ngoài đều đặn theo đúng chỉ tiêu đề ra, tạo công ăn việc làm cho một bộ phần không nhỏ người lao động, góp phần đáng kể vào công cuộc cải tạo và nâng cao mức sống, trình độ cho người lao động và xã hội.
Trong công cuộc hội nhập kinh tế quốc tế, nhất là khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, công ty Cổ Phần Dịch Vụ Hợp Tác Quốc Tế đang dần dần hoàn thiện mình để trở thành một thương hiệu mạnh, uy tín trong công tác cung ứng dịch vụ hợp tác quốc tế. Với mục tiêu đó, công ty sẽ hoàn thiện các hoạt động truyền thống, mở rộng sang các lĩnh vực mới đáp ứng nhu cầu mạnh mẽ của hoạt động xuất khẩu lao động trong thời kì mở cửa.
Các lĩnh vực kinh doanh mà công ty đã tham gia bao gồm:
- Tư vấn đào tạo và giới thiệu việc làm.
- Tư vấn du học, đào tạo nghề, đào tạo ngoại ngữ tin học.
- Dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
1.1.2 Cơ cấu tổ chức của công ty
Hình 1.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty
BAN KIỂM SOÁT
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
BAN TỔNG GIÁM ĐỐC
PHÒNG ĐÀO TẠO – NGHIÊN CỨU
PHÒNG KẾ HOẠCH – KINH DOANH
PHÒNG TỔ CHỨC - HÀNH CHÍNH
PHÒNG KẾ TOÁN – TÀI VỤ
CHI NHÁNH HAI BÀ TRƯNG – HÀ NỘI
CHI NHÁNH TÂN BÌNH - THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chính công ty CP Dịch Vụ Hợp Tác Quốc Tế
1.1.3 Các lĩnh vực hoạt động chủ yếu của công ty
1.1.3.1 Tư vấn đào tạo và giới thiệu việc làm
Tư vấn đào tạo và giới thiệu việc làm là một trong những thế mạnh của công ty. Với đội ngũ cán bộ có trình độ cao, cộng với kinh nghiệm thực tiễn nhiều năm trong lĩnh vực xuất khẩu lao động nên từ khi mới thành lập, công ty đã chú trọng phát triển lĩnh vực này và coi đó là mũi nhọn trong công tác phát triển của mình.
Hàng năm, công ty mở nhiều khóa đào tạo lao động với số lượng đào tạo không nhiều để tập trung vào chất lượng. Do đó, số lượng lao động xuất phát từ công ty được đối tác đánh giá rất cao. Cả về trình độ và ý thức lao động.
Để nâng cao hơn nữa công tác đào tạo của mình. Công ty rất chú trọng đến vấn đề nâng cao trình độ, nghiệp vụ và kinh nghiệm cho cán bộ của công ty. Vì vậy, hằng năm, công ty tổ chức đều đặn các khóa công tác nước ngoài nhằm tìm hiểu về thị trường lao động quốc tế, học hỏi kinh nghiệm của các nước đối tác và tìm kiếm thị trường mới.
1.1.3.2 Tư vấn du học, đào tạo nghề.
Nhận thấy xu hướng mở cửa của nước ta diễn ra ngày càng mạnh mẽ. Nhu cầu du học, nâng cao trình độ của học sinh Việt Nam là rất lớn. Tuy nhiên, các kênh hỗ trợ cho học sinh trong vấn đề này là chưa nhiều, chất lượng chưa cao. Chính vì vậy mà lĩnh vực tư vấn du học và đào tạo nghề cũng được công ty chú trọng ngay từ khi mới thành lập.
Với tiêu chí chất lượng và lòng tin được đưa lên hàng đầu, uy tín của công ty trong lĩnh vực này ngày càng cao. Điều đó thể hiện ở số lượng ngày càng tăng số học sinh học tập, tu nghiệp ở nước ngoài sau khi qua tư vấn từ công ty.
Trong những năm tới, công ty đang cố gắng hơn nữa trong công tác đào tạo và tư vấn của mình để xứng đáng với lòng tin của khách hàng dành cho công ty.
1.1.3.3 Đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
Đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài là lĩnh vực gắn bó với công ty ngay từ những ngày đầu thành lập.
Mục tiêu đề ra:
Với đối tác nước ngoài: Cung cấp cho đối tác lao động có trình độ cao, thành thạo trong công việc, ý thức kỉ luật lao động cao.
Với người lao động: Đảm bảo an toàn, tin cậy trước, trong và sau khi xuất khẩu lao động. Cung cấp việc làm cho người lao động, góp phần vào cải tạo cuộc sống người lao động, nâng cao mức sống xã hội.
Với mục tiêu như trên, công ty đã tiến hành đào tạo và đưa hàng trăm người lao động ra nước ngoài làm việc với chất lượng lao động cao, chất lượng cuộc sống cho người lao động đảm bảo. Tạo được uy tín không nhỏ đối với người lao động và đối tác.
1.1.3.4 Các dịch vụ khác
Ngoài công tác tư vấn du học, đào tạo và đưa người lao động ra nước ngoài làm việc, trong những năm tới công ty sẽ mở rộng các dịch vụ của mình sang lĩnh vực kinh doanh lữ hành, dịch vụ truyền thông, kinh doanh máy móc, thiết bị vật tư khoa học, đo lường, kiểm nghiệm, thiết bị chiếu sáng, thi công lắp đặt hệ thống âm thanh, chiếu sáng phục vụ ngành phát thanh truyền hình và các ngành khác…
Cùng với việc mở rộng các dịch vụ mới, công ty còn tiếp tục hoàn thiện các lĩnh vực truyền thống của mình bằng cách xây dựng các dịch vụ bổ trợ như làm đại lý giao nhận hàng hóa phục vụ lao động, du học sinh nước ngoài,đào tạo nghề, đào tạo ngoại ngữ tin học…
1.2 Đôi nét về hoạt động xuất khẩu lao động của Việt Nam
1.2.1 Đặc điểm cơ bản thị trường xuất khẩu lao động Việt Nam
Nhìn chung, về thị trường xuất khẩu lao động Việt Nam khá đa dạng, lao động Việt Nam đã có mặt ở hầu hết khắp các khu vực cũng như Châu lục trên thế giới.
Tuy nhiên, cho đến thời điểm này, thị trường xuất khẩu lao động của Việt Nam tập trung chủ yếu ở một số nước trong khu vực. Những thị trường này đều có khoảng cách gần gũi về địa lý, có nhiều điểm tương đồng về truyền thống văn hoá cũng như khí hậu… Một số quốc gia như: Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Malaysia hiện đang và sẽ còn tiếp tục tiếp nhận lao động Việt Nam với số lượng lớn. Đặc biệt là thị trường Malaysia và thị trường Đài Loan, đây là hai thị trường rất có thiện cảm với lao động Việt Nam, cho nên thay vì tiếp nhận lao động các nước khác, nay họ chuyển dần sang tiếp nhận lao động Việt Nam với số lượng lớn cho mọi ngành nghề khác nhau.
Hàn Quốc và Nhật Bản cũng được coi là hai thị trường khá dễ tính trong việc tiếp nhận lao động Việt Nam. Do yêu cầu về tiêu chuẩn lao động không cao, nên phần lớn lao động Việt Nam đều có đủ điều kiện về thể lực, trí lực cũng như trình độ tay nghề để đáp ứng.
Hơn nữa, xu hướng của các thị trường nêu trên trong những năm tới, sẽ vẫn còn tiếp nhận lao động giản đơn. Bên cạnh đó họ cũng có khả năng tiếp nhận nhiều lao động có trình độ cao cho các lĩnh vực như: Phần mềm tin học.
Đối với các thị trường khác, tuy số lượng tiếp nhận không lớn như các thị trường trong khu vực, do nhu cầu tiếp nhận, khác xa nhau về truyền thống văn hoá, tôn giáo và cách xa nhau về mặt địa lý, song cũng cho thấy đây là những thị trường khá dễ tính và đầy tiềm năng, rất có khả năng tiếp nhận nhiều lao động của ta trong những năm tới.
1.2.2 Các hình thức xuất khẩu lao động của Việt nam
1.2.2.1 Tu nghiệp sinh
Đưa lao động đi bồi dưỡng, học nghề, nâng cao trình độ và làm việc có thời gian ở nước ngoài. Đây là hình thức được áp dụng cho cả hai đối tượng là lao động có nghề và lao động không có nghề.
1.2.2.2 Cung ứng lao động trực tiếp
Cung ứng lao động trực tiếp theo các yêu cầu của công ty nước ngoài thông qua các hợp đồng lao động được ký kết bởi các doanh nghiệp Việt Nam làm dịch vụ cung ứng lao động
Người lao động trực tiếp ký với cá nhân, tổ chức nước ngoài nhưng khi làm thủ tục phải thông qua một doanh nghiệp chuyên doanh về XKLĐ để thực hiện các nghĩa vụ, trách nhiệm với nhà nước, với tổ chức kinh tế đưa đi và cũng là để đảm bảo quyền lợi cho người lao động trong quá trình làm việc ở nước ngoài. Hình thức này hiện nay ở nước ta chưa phổ biến lắm. Do người lao động vẫn chưa có nhiều cơ hội để tiếp xúc và tìm hiểu về các công ty nước ngoài đang cần thuê lao động một cách trực tiếp và phổ biến.
1.2.2.3 Hợp tác lao động và chuyên gia
Đây là hình thức được áp dụng đối với các nước Trung Đông và Châu Phi trong việc cung ứng lao động và chuyên gia sang làm việc tại một số nước. Số lao động này có thể đi theo các đoàn, đội hay các nhóm, cá nhân…
1.2.1.4 Xuất khẩu lao động tại chỗ
XKLĐ tại chỗ là hình thức các tổ chức kinh tế của ta cung ứng lao động cho các tổ chức kinh tế nước ngoài ở Việt Nam, bao gồm: Các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; các khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao; các tổ chức, cơ quan ngoại giao của nước ngoài tại Việt Nam.
1.2.3 Đánh giá chung về hoạt động xuất khẩu lao động của Việt Nam qua các thời kì
1.2.3.1 Thời kỳ 1980-1990
Trong giai đoạn này, hoạt động xuất khẩu lao động chủ yếu dựa trên quan hệ hợp tác sử dụng lao động giữa Việt Nam với các nước Xã hội Chủ nghĩa (XHCN) thông qua các hiệp định Chính phủ và các thoả thuận giữa ngành với ngành. Cơ chế xuất khẩu lao động chủ yếu dựa trên mô hình Nhà nước trực tiếp ký kết và triển khai tổ chức thực hiện đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài. Từ 1980 – 1990, Việt Nam đã đưa đi được 265.501 lao động. Trong tổng số 265.501 lao động đã đưa đi, phần lớn lao động của ta chủ yếu được đưa sang 4 nước XHCN (Liên Xô, CHDC Đức, Tiệp Khắc và Bungari) với tổng số lao động là: 240.301 người. Tiến độ đưa lao động Việt Nam làm việc tại các nước XHCN được thể hiện qua bảng dưới đây.
Bảng 1.1 Kết quả xuất khẩu lao động Việt Nam sang các nước XHCN từ 1980 - 1990.
Đơn vị tính: (Người)
Năm
Số lượng lao động
Nữ
Lao động có nghề
Lao động không nghề
Tỷ lệ (%) lao động có nghề
Tiền gửi về
1980
1.570
590
1.570
0
100
0
1981
20.230
5.569
14.882
5.348
73,56
0,955
1982
25.970
8.151
12.116
13.784
46,65
8,5
1983
12.402
4.620
4.603
7.799
37,11
25,1
1984
4.489
1.566
3.297
1.192
73,44
32,1
1985
5.008
3.031
3.658
1.350
73,04
76,9
1986
9.012
3.095
1.800
7.212
19,97
433,5
1987
46.098
23.863
21.024
25.074
45,60
1.426,18
1988
71.835
25.459
25.109
46.726
34,95
23.027,9
1989
40.618
14.964
12.034
28.584
29,62
1.084,32
1990
3.069
1.047
921
2.148
30,00
8.512,8
Tổng
240.301(*)
91.955
101.084
139.217
42,06
26.115,455
Nguồn: Cục Quản lý Lao động với Nước ngoài – Bộ Lao động TB&XH
Hình 1.2 Mô tả kết quả Xuất khẩu lao động Việt Nam thời kỳ (1980 - 1990).
Đơn vị tính: (Người)
Nguồn: Cục Quản lý Lao động với Nước ngoài – Bộ Lao động TB&XH
1.2.3.2 Thời kỳ 1991-1995
Khác với thời kỳ đầu, cơ chế xuất khẩu lao động Việt Nam trong thời kỳ này đã được đổi mới, trong đó phân định rõ chức năng quản lý của nhà nước và chức năng kinh doanh dịch vụ xuất khẩu lao động. Nhà nước thống nhất xuất khẩu lao động bằng các chính sách và quy định pháp lý. Các tổ chức kinh tế được nhà nước cấp giấy phép thực hiện hoạt động kinh doanh dịch vụ xuất khẩu lao động thông qua các hợp đồng ký kết với bên nước ngoài. Do vậy mà khắc phục được những khó khăn và đạt được một số kết quả khích lệ bước đầu và điều này được thể hiện rõ qua bảng kết quả xuất khẩu lao động dưới đây.
Bảng số 1.2 : Kết quả xuất khẩu lao động Việt Nam từ 1991 -1995.
Đơn vị tính: (Người)
Năm
Số lượng lao động xuất khẩu
Nữ
Tỷ lệ (%) nữ
Lao động có nghề
Tỷ lệ (%) lao động có nghề
Tiền gửi về (USD)
1991
1.022
133
34,05
520
51,00
7.971.600
1992
810
79
33,33
423
52,22
14.289.600
1993
3.960
480
33,58
2.341
59,16
45.177.600
1994
9.230
980
41,60
4.679
50,69
109.200.000
1995
10.050
1.715
46,26
5.489
54.61
181.272.000
Tổng
25.072
3.387
13,51
13.452
53,65
357.910.800
Nguồn: Cục Quản lý Lao động với nước ngoài – Bộ Lao động TB&XH.
Hình 1.3: Mô tả kết quả Xuất khẩu lao động và chuyên gia Việt Nam thời kỳ (1991 - 1995).
Đơn vị tính: (Người)
Nguồn: Cục Quản lý Lao động với nước ngoài – Bộ Lao động TB&XH.
1.2.3.3 Thời kì 1996-2003
Thực hiện cơ chế đổi mới xuất khẩu lao động trong hơn 10 năm qua, đặc biệt là trong những năm gần đây, hoạt động xuất khẩu lao động của Việt Nam đã đạt được một số thành tích đáng kể. Lao động Việt Nam đã có mặt ở hầu hết các thị trường như Đông Bắc Á, Đông Nam Á, Trung Đông, Châu Phi, một số đảo thuộc Nam Thái Bình Dương và một số khu vực trên biển. Số lượng lao động đưa đi hàng năm tăng đều, từ 1996 đến tháng 10 năm 2003 xuất khẩu lao động Việt Nam đã đưa đi được tổng cộng 245.034 lao động, trong đó có 52.583 lao động Nữ, chiếm 21,46% trong tổng số lao động xuất khẩu và 129.184 lao động có tay nghề, đạt tỷ lệ 52,72% trong tổng số 245.034 lao động xuất khẩu trong cả thời kỳ. Tiến độ xuất khẩu được thể hiện cụ thể qua kết quả xuất khẩu lao động hàng năm trong bảng dưới đây.
Bảng 1.3: Kết quả xuất khẩu lao động Việt Nam từ 1996 đến 2003.
Đơn vị tính: (Người)
Năm
Số lượng lao động xuất khẩu
Nữ
Tỷ lệ (%) nữ
Lao động có nghề
Tỷ lệ (%) lao động có nghề
Tiền gửi về (USD)
1991
1.022
133
34,05
520
51,00
7.971.600
1992
810
79
33,33
423
52,22
14.289.600
1993
3.960
480
33,58
2.341
59,16
45.177.600
1994
9.230
980
41,60
4.679
50,69
109.200.000
1995
10.050
1.715
46,26
5.489
54.61
181.272.000
Tổng
25.072
3.387
13,51
13.452
53,65
357.910.800
Nguồn: Cục Quản lý Lao động với nước ngoài – Bộ Lao động TB&XH.
Hình 1.4: Mô tả kết quả Xuất khẩu lao động và chuyên gia Việt Nam Thời kỳ (1996 - 2003).
Đơn vị tính: (Người)
Nguồn: Cục Quản lý Lao động với nước ngoài – Bộ Lao động TB&XH.
1.2.3.4 Thời kỳ 2004 đến nay
So với nhiều quốc gia trên thế giới, Việt Nam có nguồn lao động rất dồi dào và sung sức với 46,7 triệu lao động, trong khi hàng năm bổ sung thêm hơn 1 triệu người đến tuổi lao động. Tạo việc làm và sử dụng hiệu quả số lao động này đang là quan tâm của cả xã hội
Xuất khẩu lao động của Việt Nam ngày càng được cải thiện về chất lượng lao động. Theo thống kê, lao động xuất khẩu qua đào tạo ngày càng tăng, năm 2006 là 31,9%; năm 2007 là 34,5% lao động có tay nghề tăng từ 35% ( năm 2003) lên 50% ( năm 2008). Các hoạt động về xuất khẩu lao động từng bước có hiệu quả và đi vào nề nếp, đã tạo cho người lao động xuất khẩu có thu nhập gửi về gia đình, tính bình quân mỗi năm, người lao động Việt Nam ở nước ngoài gửi về nước từ 1,6 tỷ USD đến 2 tỷ USD, riêng thị trường Hàn Quốc với gần 50.000 lao động, mỗi năm gửi về nước trên 700 triệu USD, Nhật Bản hơn 300 triệu USD.
1.2.4. Đánh giá về thành công và hạn chế của công tác XKLĐ Việt Nam trong những năm qua
1.2.4.1. Thành công
Thực tiễn cho thấy công tác xuất khẩu lao động Việt Nam trong thời gian qua là một hoạt động mang tính kinh tế - xã hội, đóng một vai trò quan trọng, thiết thực trong chương trình quốc gia về giải quyết công ăn việc làm cho người lao động. Qua đó được thể hiện và ghi nhận trong các điểm sau:
Xuất khẩu lao động góp phần giải quyết việc làm:
Thực tế cho thấy, thông qua các doanh nghiệp xuất khẩu lao động, hàng năm Việt Nam đã đưa lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài trung bình khoảng 30.630 người/năm. Trong đó, năm 1996 đưa đi được 12.660 người, năm 97 là 18.470 người bằng 145,89% so với năm 96, năm 98 là 12.240 người bằng 66,27% so với năm 97, năm 99 là 21.810 người bằng 178,18% so với năm98, năm 2000 là 31.500 người bằng 144,4% so với năm 99, năm 2001 là 37.000 người bằng 117,4% so với năm 2000, năm 2002 là 46.122 người bằng 123,65% so với năm 2001, năm 2003 dự kiến đưa đi 50.000 người bằng 108,4% so với năm 2002.
Tuy nhiên tính đến ngày 31 tháng 10 năm 2003 số lao động ta đưa đi đã vượt quá con số lao động dự kiến xuất khẩu trong năm, bằng 143,23% so với năm 2002, đưa tổng số lao động Việt nam đang làm việc ở nước ngoài lên khoảng 40 vạn tại 40 nước và vùng lãnh thổ với 30 nhóm ngành nghề thuộc các lĩnh vực: Xây dựng, Cơ khí, Điện tử, Dệt may, Chế biến hải sản, Vận tải biển, Đánh bắt hải sản, Dịch vụ, Chuyên gia y tế, Giáo dục, Nông nghiệp…
Song song với việc giải quyết việc làm cho chính người lao động đi làm việc ở nước ngoài, chính xuất khẩu lao động cũng là tác nhân tích cực kích cầu trong sản xuất và tiêu dùng trong nước. Với hơn 4,6 vạn lao động đưa đi trong năm 2002, đã kéo theo giải quyết việc làm cho hàng vạn lao động trong nước do mua sắm tư trang: đồ may mặc, giầy dép, va ly, túi xách tay… chỉ riêng chi phí cho tư trang trước khi xuất cảnh, xuất khẩu lao động đã đóng góp cho sản xuất trong nước khoảng hơn 25 tỷ đồng, chưa kể đến chi phí cho đi lại, vân chuyển bằng hàng không. Bên cạnh đó, sau khi hết hạn trở về, một số bộ phận người lao động dựa vào vốn tự kiếm được và kinh nghiệm nghề nghiệp của mình tự hành nghề, lập xưởng sản xuất, lập trang trại, mua sắm tàu thuyền đánh bắt hải sản… tự quản lý, sản xuất, kinh doanh tạo thêm nhiều việc làm cho người khác. Như vậy bằng xuất khẩu lao động, đã góp phần giải quyết việc làm cho một bộ phận không nhỏ người lao động trong nước, làm giảm được sức ép thất nghiệp, ở nông thôn cũng như thành thị.
Xuất khẩu lao động góp phần tăng thu nhập cho người lao động và ngoại tệ cho đất nước:
Người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài thường có thu nhập cao, khoảng từ 6 - 10 lần so với thu nhập từ việc làm trong nước. Bình quân thu nhập cầm tay của người đi xuất khẩu lao động khoảng 400USD/tháng. Ước tính từ năm 1996 đến nay, số lao động đi làm việc ở nước ngoài theo cơ chế mới đã chuyển về nước khoảng 220 triệu USD/năm. Ngoài ra, còn có khoảng 20 vạn lao động đang làm việc ở nước ngoài gồm những nước đi lao động theo hiệp định cũ (1980 - 1990), những người sang Liên Xô cũ và Đông Âu làm việc theo nhiều hình thức khác nhau đã chuyển về nước khoảng 1 tỷ USD/năm. Đời sống của người đi xuất khẩu lao động được cải thiện và cũng là giải pháp nhanh nhất để xoá đói giảm nghèo.
Xuất khẩu lao động góp phần tiết kiệm chi phí đào tạo, nâng cao tay nghề và phát triển nguồn nhân lực:
Trong điều kiện hiện tại, thời gian đổi mới nền kinh tế của Việt Nam chưa lâu, điều kiện kinh tế nước nhà còn hạn hẹp, hàng năm nhà nước phải bỏ ra hàng chục nghìn tỷ đồng kinh phí cho đào tạo nghề nghiệp và nâng cao tay nghề cho người lao động.
Hàng loạt các trung tâm, các trường trung học dạy nghề được mở ra xong vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của thực tế nên ta chưa có điều kiện để đào tạo cho hầu hết mọi đối tượng lao động trong nước.
Trong khi đó, hoạt động xuất khẩu lao động ngoài mục đích giải quyết công ăn việc làm, tạo thu nhập cho người lao động còn có một số nhiệm vụ quan trọng khác là: qua lao động ở nước ngoài, người lao động tiếp thu kinh nghiệm quản lý, sản xuất tiên tiến, nâng cao, trình độ tay nghề, nghiệp vụ của mình cũng như rèn luyện tác phong và kỷ luật công nghiệp, kể cả trình độ ngoại ngữ, góp phần cải thiện và phát triển nguồn nhân lực Việt Nam trong thời kỳ Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá đất nước. Sau khi về nước chính họ sẽ trở thành một nguồn lao động có kỹ năng, trình độ nghề nghiệp cao… bổ sung vào lực lượng lao động có trình độ cho các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp trong nước…
Xuất khẩu lao động góp phần củng cố các mối quan hệ và hội nhập Quốc tế:
Ngoài những giá trị thiết thực mang lại cho đất nước, xuất khẩu lao động còn góp phần tích cực, quan trọng trong việc củng cố các mối quan hệ tại những nơi lao động ta đến làm việc. Thông qua người lao động, công nhân các nước cùng làm việc và người dân bản xứ có thể tìm hiểu về đất nước, con người cũng như truyền thống văn hoá Việt Nam. Từ đó làm cho các mối quan hệ ngày càng trở nên gắn bó mật thiết hơn. Ngoài các mối quan hệ của người lao động ra thì các mối quan hệ giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp, giữa nhà nước với nhà nước cũng không ngừng được cải thiện.
Do vậy xuất khẩu lao động một mặt đem lại những lợi ích kinh tế, xã hội to lớn, nhưng mặt khác lại góp phần củng cố các mối quan hệ hợp tác cũng như hội nhập quốc tế.
1.2.4.2 Hạn chế
Ngoài những kết quả tích cực đã đạt được trong thời gian qua, công tác xuất khẩu lao động Việt Nam vẫn còn chưa tương xứng với yêu cầu và tiềm năng vốn có của ta điều đó được thể hiện ở những mặt hạn chế sau:
Những hạn chế về chính sách xuất khẩu lao động:
Về quản lý Nhà nước :
Hệ thống các văn bản pháp luật còn thiếu một số chính sách, cơ chế cụ thể để điều chỉnh và quản lý chặt chẽ xuất khẩu lao động như chính sách hỗ trợ doanh nghiệp phát triển thị trường, nhất là tiếp cận các thị trường mới, chính sách tín dụng cho người lao động khi tham gia xuất khẩu, chính sách miễn giảm thuế… nên dẫn tới việc kém thu hút mọi tầng lớp tham gia xuất khẩu.
Việc tổ chức quản lý chưa chặt chẽ, thiếu sự phối hợp đồng bộ giữa kiểm tra, kiểm soát giữa các cơ quan chức năng. Các Bộ ngành, Địa phương chưa quan tâm quản lý, chỉ đạo các doanh nghiệp xuất khẩu lao động trực thuộc. Vẫn còn tồn tại tình trạng cạnh tranh không lành mạnh: Tranh giành đối tác bằng cách phá giá giữa các doanh nghiệp, làm ảnh hưởng đến quyền lợi người lao động và lợi ích quốc gia.
Chưa phá
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 112257.doc