Đề tài Giải pháp phát triển nghiệp vụ thị trường mở

Thị trường tiền tệ Việt Nam đã được hình thành và từng bước hoàn thiện gắn liền với tiến trình đổi mới và phát triển nền kinh tế đất nước. Cho đến nay, mặc dù thị trường tiền tệ Việt Nam chưa thực sự phát triển, nhưng nó đã đóng vai trò quan trọng trong việc điều tiết cung cầu về nguồn vốn ngắn hạn nhằm hỗ trợ cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống của các chủ thể trong nền kinh tế. Đặc biệt, thị trường đã thực hiện chức năng cân đối, điều hòa nguồn vốn giữa các ngân hàng, góp phần hỗ trợ cho các ngân hàng đảm bảo khả năng thanh toán, hoạt động an toàn và hiệu quả. Thông qua các hoạt động trên thị trường tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã thực hiện điều tiết tiền tệ nhằm thực thi chính sách tiền tệ quốc gia. Có thể khẳng định rằng, thị trường tiền tệ Việt Nam đã góp phần nhất định trong quá trình phát triển kinh tế đất nước, nhất là quá trình chuyển đổi sang kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa và từng bước hội nhập kinh tế quốc tế. Phần trình bày sau đây sẽ làm rõ một số những điểm sau về thị trường tiền tệ:

1. Sự hình thành và ra đời của thị trường tiền tệ Việt Nam.

2. Hàng hoá trên thị trường tiền tệ

3. Chñ thÓ tham gia thÞ tr­êng

4. Các giao dịch trên thị trường

5. Một số hạn chế của thị trường và nguyên nhân

6. Một số giải pháp phát triển thị trường tiền tệ Việt Nam

 

doc83 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1255 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Đề tài Giải pháp phát triển nghiệp vụ thị trường mở, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lêi më ®Çu Thị trường tiền tệ Việt Nam đã được hình thành và từng bước hoàn thiện gắn liền với tiến trình đổi mới và phát triển nền kinh tế đất nước. Cho đến nay, mặc dù thị trường tiền tệ Việt Nam chưa thực sự phát triển, nhưng nó đã đóng vai trò quan trọng trong việc điều tiết cung cầu về nguồn vốn ngắn hạn nhằm hỗ trợ cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống của các chủ thể trong nền kinh tế. Đặc biệt, thị trường đã thực hiện chức năng cân đối, điều hòa nguồn vốn giữa các ngân hàng, góp phần hỗ trợ cho các ngân hàng đảm bảo khả năng thanh toán, hoạt động an toàn và hiệu quả. Thông qua các hoạt động trên thị trường tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã thực hiện điều tiết tiền tệ nhằm thực thi chính sách tiền tệ quốc gia. Có thể khẳng định rằng, thị trường tiền tệ Việt Nam đã góp phần nhất định trong quá trình phát triển kinh tế đất nước, nhất là quá trình chuyển đổi sang kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa và từng bước hội nhập kinh tế quốc tế. Phần trình bày sau đây sẽ làm rõ một số những điểm sau về thị trường tiền tệ: 1. Sự hình thành và ra đời của thị trường tiền tệ Việt Nam. 2. Hàng hoá trên thị trường tiền tệ 3. Chñ thÓ tham gia thÞ tr­êng 4. Các giao dịch trên thị trường 5. Một số hạn chế của thị trường và nguyên nhân 6. Một số giải pháp phát triển thị trường tiền tệ Việt Nam Phần 1: Một số nét khái quát về quá trình hình thành và phát triển của thị trường tiền tệ Việt Nam Mặc dù đến nay quy mô của thị trường tiền tệ Việt Nam còn rất khiêm tốn, nhưng các bộ phận cấu thành của thị trường đã hình thành ở một mức độ nhất định. Đó chính là thị trường nội tệ và ngoại tệ liên ngân hàng, thị trường đấu thầu tín phiếu Kho bạc, các hoạt động nghiệp vụ tiền tệ của NHNN như nghiệp vụ cho vay của NHNN dưới các hình thức cho vay cầm cố, chiết khấu giấy tờ có giá, hoạt động nghiệp vụ thị trường mở, nghiệp vụ hoán đổi ngoại tệ …Thành viên tham gia thị trường, hàng hóa giao dịch trên thị trường cũng như doanh số hoạt động của các nghiệp vụ thị trường tiền tệ đều được từng bước mở rộng; hoạt động của thị trường đã từng bước được hiện đại hoá, đáp ứng được yêu cầu hội nhập. 1.1 Thị trường nội tệ liên ngân hàng được hình thành từ năm 1993 dưới hình thức ban đầu là một thị trường tập trung, có tổ chức qua NHNN. Tuy nhiên, từ năm 1997, hoạt động của thị trường diễn ra theo hình thức các ngân hàng trực tiếp vay mượn lẫn nhau không thực hiện thông qua NHNN. Nhìn chung, các ngân hàng thường có quan hệ với nhau đã dựa trên mức độ tín nhiệm để thỏa thuận phương thức giao dịch, thời hạn, lãi suất cũng như các điều kiện đảm bảo tiền vay. Đến nay, phần lớn các giao dịch liên ngân hàng được thực hiện dưới các hình thức tín chấp, bảo đảm bằng số dư tiền gửi đối ứng tại ngân hàng cho vay…. Thậm chí một số ngân hàng đã thực hiện quan hệ vay mượn dưới hình thức gửi tiền lẫn nhau. Cho đến nay, doanh số hoạt động trên thị trường đã tăng đáng kể, phương thức giao dịch của thị trường ngày càng đổi mới, hầu hết các giao dịch đều thực hiện qua mạng. 1.2 Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng: Từ khi chính thức hình thành năm 1994 đến nay, thị trường đã có những chuyển động đáng kể, đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối cung cầu ngoại tệ cho các ngân hàng. Thông qua thị trường, NHNN đã theo dõi được các giao dịch về ngoại tệ trong hệ thống ngân hàng, nắm bắt diễn biến cung cầu và tham gia thị trường với vai trò người mua bán cuối cùng. NHNN thực hiện can thiệp thị trường khi cần thiết nhằm thực hiện mục tiêu chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ. Từ năm 1999 đến nay, bên cạnh việc điều hành linh hoạt tỷ giá, việc NHNN thực hiện các biện pháp can thiệp kịp thời trên thị trường đã hỗ trợ cho các ngân hàng cân đối ngoại tệ và đặc biệt là góp phần ổn định tỷ giá, tăng dự trữ ngoại hối của Nhà nước. 1.3 Thị trường đấu thầu tín phiếu Kho bạc, có thể khẳng định rằng, từ năm 1995, việc đấu thầu tín phiếu Kho bạc qua NHNN đã mở ra một kênh huy động vốn với chi phí thấp cho Ngân sách Nhà nước. Doanh số và tỷ trọng tín phiếu Kho bạc phát hành dưới hình thức đấu thầu qua NHNN trong tổng doanh số huy động vốn của Kho bạc Nhà nước ngày càng tăng qua các năm. Điều này phù hợp với xu thế phát triển thị trường và thông lệ quốc tế. Bên cạnh đó, thị trường đấu thầu tín phiếu Kho bạc đã trở thành nguồn cung cấp hàng hóa chủ yếu cho các giao dịch nghiệp vụ tiền tệ giữa NHNN với các ngân hàng thương mại (NHTM) nhất là nghiệp vụ thị trường mở để thực thi chính sách tiền tệ quốc gia. Kỳ hạn tín phiếu Kho bạc đến nay đã đa dạng hơn trước, gồm 364 ngày, 273 ngày và 182 ngày. Bên cạnh các NHTM Nhà nước, các NHTM cổ phần, ngân hàng liên doanh và chi nhánh ngân hàng nước ngoài cũng đã từng bước trở thành thành viên tham gia thị trường. 1.4 Các hoạt động nghiệp vụ tiền tệ của NHNN: Từ tháng 7/2000, với việc NHNN chính thức khai trương nghiệp vụ thị trường mở, đã đánh dấu một bước đổi mới mạnh mẽ trong việc điều tiết tiền tệ gián tiếp theo các nguyên tắc thị trường. Từ năm 2000 đến nay, nghiệp vụ thị trường mở đã được từng bước hoàn thiện và chú trọng sử dụng để trở thành công cụ điều tiết tiền tệ chủ yếu của NHNN. Tổng doanh số giao dịch nghiệp vụ thị trường mở theo cả 2 chiều mua và bán tăng mạnh qua các năm; kỳ hạn giao dịch cũng được đa dạng hóa từ 7-182 ngày; khối lượng giao dịch qua từng phiên, định kỳ giao dịch cũng ngày càng tăng thêm. Việc điều hành nghiệp vụ thị trường mở ngày càng mang tính thị trường hơn, qua đó tăng cường khả năng điều tiết của công cụ này đến vốn khả dụng của các tổ chức tín dụng và các điều kiện trên thị trường tiền tệ. Bên cạnh nghiệp vụ thị trường mở, nghiệp vụ tái cấp vốn của NHNN cũng được từng bước đổi mới, hoàn thiện theo hướng nâng cao hiệu quả điều tiết tiền tệ gián tiếp của NHNN. Đến nay tái cấp vốn của NHNN cho các NHTM chủ yếu được thực hiện dưới các hình thức chiết khấu, tái chiết khấu, cho vay có đảm bảo bằng cầm cố giấy tờ có giá. Các hình thức cho vay theo chỉ định của Chính phủ trước đây (từng chiếm tỷ trọng lớn trong cho vay tái cấp vốn) đã giảm mạnh qua các năm. Thủ tục, quy trình xử lý đề nghị vay tái cấp vốn từng bước được tinh giản, tạo thuận lợi cho các ngân hàng. Cơ chế tái cấp vốn được áp dụng bình đẳng cho tất cả các ngân hàng, không phân biệt loại hình sở hữu. Đặc biệt từ năm 2003, thực hiện Luật sửa đổi một số Điều Luật Ngân hàng Nhà nước, NHNN đã cho phép cả các giấy tờ có giá dài hạn như các loại trái phiếu Chính phủ được sử dụng trong các giao dịch giữa NHNN và các ngân hàng. Điều này làm tăng đáng kể khối lượng giấy tờ có giá được giao dịch với NHNN, mở rộng khả năng tiếp cận của các ngân hàng đối với các kênh hỗ trợ vốn của NHNN, tạo điều kiện nâng cao khả năng điều tiết của NHNN đối với thị trường tiền tệ. Đến nay, bên cạnh các NHTM Nhà nước, khá nhiều NHTM cổ phần, ngân hàng liên doanh và chi nhánh ngân hàng nước ngoài đã tiếp cận các kênh hỗ trợ vốn nêu trên của NHNN. Lãi suất tái cấp vốn, lãi suất chiết khấu ngày càng được điều hành linh hoạt, phù hợp với mục tiêu CSTT trong từng thời kỳ. Từ năm 2003, lãi suất tái cấp vốn và lãi suất chiết khấu được điều chỉnh dần để hình thành khung lãi suất định hướng lãi suất thị trường. Cùng với việc điều chỉnh lãi suất chiết khấu để trở thành lãi suất sàn, NHNN đã thực hiện phân bổ hạn mức chiết khấu cho các ngân hàng. Qua đó, nghiệp vụ chiết khấu được điều hành như một kênh hỗ trợ vốn thường xuyên với giá rẻ từ NHNN. Trong khi đó, nghiệp vụ cho vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá áp dụng lãi suất tái cấp vốn là mức lãi suất trần để NHNN từng bước thực hiện vai trò là người cho vay cuối cùng thị trường tiền tệ. Ngoài các kênh hỗ trợ vốn ngắn hạn của NHNN thông qua nghiệp vụ thị trường mở, nghiệp vụ tái cấp vốn, NHNN còn thực hiện cho vay thấu chi và cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng. Thêm vào đó, từ 7/2001, NHNN bắt đầu thực hiện nghiệp vụ hoán đổi ngoại tệ để hỗ trợ các tổ chức tín dụng gặp khó khăn tạm thời về vốn khả dụng VND và nhằm đạt được mục tiêu chính sách tiền tệ. Thực tế công cụ này đã phát huy tác dụng trong những thời điểm các NHTM thực sự khan hiếm về vốn khả dụng VND, nhất là đối với các ngân hàng nước ngoài có ngoại tệ dư thừa nhưng lại khó khăn về vốn VND và không sở hữu giấy tờ có gía ngắn hạn nên không có điều kiện tiếp cận các kênh hỗ trợ vốn khác của Ngân hàng Nhà nước. Phần 2: Hàng hoá trên thị trường tiền tệ 2.1 Tín phiếu kho bạc ( Treasury Bill – TB) Tín phiếu kho bạc là loại trái phiếu Chính phủ có kỳ hạn dưới một năm do Bộ Tài chính phát hành để bù đắp thiếu hụt tạm thời của ngân sách Nhà nước và là một công cụ quan trọng để Ngân hàng Nhà nước điều hành chính sách tiền tệ. Bộ Tài chính căn cứ vào kế hoạch và tình hình thu chi Ngân sách Nhà nước hàng năm, dự kiến khối lượng tín phiếu mới phát hành, thời điểm phát hành, kỳ hạn của tín phiếu, mức lãi suất chỉ đạo (lãi suất tối đa) của tín phiếu, trao đổi thống nhất với Ngân hàng Nhà nước trước khi tổ chức phát hành tín phiếu kho bạc qua Ngân hàng Nhà nước. Tín phiếu kho bạc phát hành qua Ngân hàng Nhà nước được thực hiện dưới hình thức đấu thầu. Đặc điểm : Thu và thanh toán bằng đồng Việt Nam Có mệnh giá tối thiểu là 1.000.000 đồng Có các loại kỳ hạn: 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng và 9 tháng Tín phiếu kho bạc là loại tín phiếu chiết khấu: Tín phiếu được bán thấp hơn mệnh giá và thanh toán theo mệnh giá khi đến hạn . Tín phiếu được phát hành dưới hình thức ghi sổ và chứng chỉ tín phiếu. - Đối với hình thức ghi sổ: Do Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn và quản lý sổ sách. - Đối với hình thức chứng chỉ tín phiếu: Ngân hàng Nhà nước in theo mẫu do Bộ Tài chính quy định. Phương thức phát hành : Đấu thầu qua NHNN Trái phiếu, tín phiếu kho bạc là khoản dự trữ các loại chuẩn tiền để đảm bảo an toàn cho hệ thống ngân hàng thương mại. Ở góc độ huy động vốn cho ngân sách Nhà nước (NSNN) việc cho đấu thầu tín phiếu, trái phiếu là rất có lợi cho NSNN. Trước mắt nó chỉ phải trả lãi suất 5,8% đến 6,1% so với lãi suất bán cho người dân tới 8,2%/năm. Thực tế có thể thấp hơn, chỉ khoảng 2%/năm, vì tránh cho các ngân hàng thương mại phải dự trữ quỹ tiền mặt không sinh lời quá cao. Mặt khác đấy cũng là huy động vốn trong dân chúng và cả trong doanh nghiệp vì tiền mua trái phiếu qua đấu thầu lấy từ tiền gửi chưa đem ra cho vay hết của ngân hàng thương mại. Việc phát hành trái phiếu, tín phiếu kho bạc còn là một kênh ngân sách có thể huy động vốn Ngân hàng Nhà nước với lãi suất hạ chỉ khoảng 1%/năm bằng việc phát hành trực tiếp cho Ngân hàng Trung ương mua với số lượng có thể lên tới hàng chục ngàn tỷ đồng trong 1 năm. Điều 21 Nghiệp vụ Thị trường mở trong Luật Ngân hàng Nhà nước sửa đổi đã ghi rất rõ: “Ngân hàng Nhà nước thực hiện nghiệp vụ thị trường mở thông qua việc mua bán ngắn hạn tín phiếu kho bạc… và các loại giấy tờ có giá khác trên thị trường tiền tệ”. Tín phiếu kho bạc Mỹ : TÝn phiÕu kho b¹c cña ViÖt Nam ®­îc coi lµ mét c«ng cô ®Çu t­ an toµn víi c¸c nhµ ®Çu t­ trong n­íc nh­ng trªn thÞ tr­êng quèc tÕ ng­êi ta chØ quan t©m tíi tr¸i phiÕu chÝnh phñ cña c¸c quèc gia cã nÒn kinh tÕ ph¸t triÓn mµ ®iÓn h×nh lµ Hoa Kú. Các nhà đầu tư trên thế giới vẫn luôn coi tín phiếu kho bạc Mỹ là loại tài sản siêu an toàn, đáng tin cậy nhất trong số các kênh đầu tư trong các thời kỳ khủng hoảng. Giới đầu tư quốc tế thời gian qua đã đẩy mạnh mua vào tín phiếu kho bạc Mỹ, khiến lợi suất của tín phiếu này liên tục giảm. Theo nhận định của giới chuyên môn, việc các nhà đầu tư ồ ạt tháo chạy sang thị trường trái phiếu Chính phủ Mỹ là một dấu hiệu đáng buồn nữa về sức khỏe kinh tế thế giới. Điều này cho thấy họ đã mất hết niềm tin vào thị trường cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản….Thứ mà các nhà đầu tư muốn lúc này chỉ là sự an toàn - điều mà trái phiếu kho bạc Mỹ có thừa - chứ không phải là lợi nhuận nữa. Sự thận trọng thái quá này phản ánh những lo ngại cho rằng kinh tế toàn cầu có thể sẽ suy thoái sâu trong năm tới Mặt khác, giới quan sát cũng cho rằng, chính phủ các nước trên thế giới đang đẩy mạnh mua vào trái phiếu kho bạc Mỹ cũng là để phòng ngừa sự mất giá của đồng nội tệ. Hai quốc gia nắm giữ nhiều trái phiếu kho bạc Mỹ nhất trên thế giới hiện nay là Trung Quốc và Nhật Bản. Theo công bố của Bộ Tài chính Mỹ, đến cuối tháng 9 năm 2008, Trung quốc mua trái phiếu kho bạc Mỹ trị giá lên tới 585 tỷ USD, đến ngày 17 tháng 2 năm 2009 con số này đã trên 700 tỷ USD, Trung quốc là nước sở hữu nhiều nhất trái phiếu kho bạc Mỹ. Nhiều chuyên gia cho rằng năm 2007, Trung quốc đã sử dụng 66% tổng số xuất siêu thương mại (160 tỷ USD ) để mua trái phiếu kho bạc Mỹ, cho dù Trung quốc mua trái phiếu kho bạc Mỹ cũng không thể coi là biếu tiền cho Mỹ, bởi vì mua trái phiếu kho bạc Mỹ là có lãi, đối với Trung Quốc việc quản lý ngoại hối dự trữ phải theo 3 nguyên tắc, an toàn, thanh khoản và sinh lời, trong đó nguyên tắc an toàn đặt lên hàng đầu. Rõ ràng, trong thời kỳ khó khăn hiện nay, những điều lạ thường lại là những gì mà giới đầu tư chấp nhận. Trong bối cảnh nợ Chính phủ và thâm hụt ngân sách của Mỹ tăng vọt do hàng loạt các kế hoạch giải cứu, các quỹ đầu tư, chính phủ các nước và các nhà đầu tư nhỏ lẻ lại cảm thấy yên tâm hơn khi bỏ tiền mua nợ của Chính phủ Mỹ, thay vì các kênh đầu tư rủi ro nhưng có khả năng đem lại lợi nhuận cao hơn như cổ phiếu hay trái phiếu doanh nghiệp. 2.2 Chứng chỉ tiền gửi (certificate of deposit – CD): Chứng chỉ tiền gửi là công cụ vay nợ do ngân hang bán cho người gửi tiền , được thanh toán lãi hàng năm theo lãi suất đã định trước và khi đáo hạn sẽ được hoàn trả hết giá mua ban đầu. Đặc điểm : CD thường không bán lại cho người khác được nên người sở hữu phải chờ đáo hạn mới lĩnh được tiền ra khỏi ngân hang. Lãi suất của CD do ngân hang phát hành ấn định tuy nhiên phần lớn được quyết định bởi ảnh hưởng của thị trường, có tính đến mức lãi suất ngắn hạn tổng quát cũng như uy tín cảu ngân hang phát hành. CD đựơc trả lãi sau theo kỳ hạn. Một số đợt phát hành CD gần đây Mới đây 1/2009, Vietcombank đã phát hành chứng chỉ tiền gửi với lãi suát ưu đãi, mệnh giá tối thiểu là 1 triệu đồng.Người mua sẽ nhận được mức lãi suất bậc thang từ 7,42-7,45%/năm đối với kỳ hạn 3 tháng và 7,62-7,76%/năm đối với kỳ hạn sáu tháng. Người mua cũng có thể cầm cố chứng chỉ tiền gửi để vay vốn. Thực hiện chủ trương kích cầu qua đầu tư của Chính Phủ, được sự chấp thuận của NHNN tại quyết định số 440/QĐ-NHNN ngày 02/3/2009, từ ngày 05/03/2009 đến hết ngày 04/05/2009, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) phát hành “Chứng chỉ dài hạn đợt I/2009” bằng VNĐ và USD trên toàn hệ thống. Mệnh giá và lãi suất: -        Đối với khách hàng cá nhân: Tối thiểu 1 triệu đồng hoặc 100 USD -        Đối với khách hàng tổ chức: Tối thiểu 50 triệu đồng hoặc 5.000 USD -        Lãi được được trả 1 lần khi đến hạn thanh toán. -        Đối với kỳ hạn 1 năm, lãi suất cố định trong suốt thời gian gửi tiền. Đối với kỳ hạn 2, 3, 5 năm, lãi suất được điều chỉnh định kỳ 1 năm/1 lần. -        Lãi suất kỳ hạn 1 năm và năm đầu kỳ hạn 2, 3, 5 năm của CCTG: BIDV quy định thống nhất, cụ thể: Kỳ hạn Tổ chức (%/năm) Cá nhân (%/năm) VND USD VND USD 1 năm 8,20 3,50 - 3,50 2 năm 8,50 3,60 8,50 3,60 3 năm 8,55 3,80 8,55 3,80 5 năm 8,60 3,85 - - - Lãi suất các năm tiếp theo của CCTG: được công bố vào ngày 05/03 hàng năm và bằng lãi suất tiết kiệm kỳ hạn 12 tháng trả lãi cuối kỳ bình quân tại Sở giao dịch của 4 NHTM (BIDV, VBARD, Vietinbank, VCB) tại thời điểm 25/02 cộng (+) biên độ theo các mức cụ thể như sau: Kỳ hạn Tổ chức Cá nhân VND USD VND USD 2 năm 0,2%/năm 0,1%/năm 0,2%/năm 0,1%/năm 3 năm 0,3%/năm 0,2%/năm 0,3%/năm 0,2%/năm 5 năm 0,4%/năm 0,3%/năm - - -        Thời điểm thay đổi lãi suất hàng năm sẽ có hiệu lực ngay đối với CCTG của các nhà đầu tư có thời gian nắm giữ chưa tròn 01 năm (01 kỳ tính lãi). 2.3. Thương phiếu ( Commercial Paper – CP) Thương phiếu là giấy nhận nợ ngắn hạn do công tyvà các ngân hang thương mại phát hành nhằm vay vốn tạm thời của các đối tác khác nhau trên thị trường. Đặc điểm : Công ty hoặc doanh nghiệp được phát hành một số lượng CP trong giới hạn tài sản ròng của họ. Trong trường hợp khi đáo hạn mà công ty không trả được tiền cho người mua CP và để thu hồi CP về, ngân hành thương mại sẽ căn cứ theo luật thực hiện trả tiền cho dân bằng cách mua lại CP đồng thời phát mãi tài sản để thu nợ. CP được mua bán dễ dàng trên thị trường trước khi đáo hạn. Thời hạn thanh toán thương phiếu do người bán hàng hóa, người cung ứng dịch vụ thương mại và người mua hàng hóa, người nhận dịch vụ thương mại thoả thuận xác định và ghi trên thương phiếu, nhưng không quá 180 ngày đối với các thương phiếu sử dụng trong hoạt động thương mại trong nước và không quá 364 ngày đối với thương phiếu sử dụng trong hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp Việt Nam với thương nhân nước ngoài, trừ thương phiếu được ký phát để thanh toán ngay khi xuất trình. Trường hợp vượt quá thời hạn trên phải được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chấp thuận bằng văn bản. Lãi suất của CP thường cao hơn lãi suất cảu CD có kỳ hạn tương đương nhưng mức độ rủi ro đối với CP cao hơn CD. Cp được bán trên cơ sở khấu trừ lãi và khối lượng Cp được phát hành bởi các nhà giao dịch sẽ được công bố tho địng kỳ. Thị trường thứ cấp của CP rất hẹp. Thương phiếu ra đời trên cơ sở quan hệ mua bán chịu giữa các chủ thể trong nền kinh tế. Trong quá trình phát triển, CP dần dần biến đổi tính chất, từ một giấy chứng nhận nợ thông thường đã trở thành một công cụ lưu thông tín dụng có thể thực hiện được chức năng phương tiện lưu thông và phương tiện thanh toán thay thế cho tiền mặt trong nền kinh tế.  Một số lợi ích kinh tế chủ yếu của CP:  Thứ nhất, nhờ vào tính chất lưu thông, CP đã trở thành một công cụ lưu thông tín dụng thay thế tiền mặt, tiết kiệm tiền mặt và góp phần ổn định tiền tệ,  Thứ hai, nó còn là một cơ sở pháp lý trong quan hệ mua bán chịu, bảo vệ quyền lợi của các chủ thể trong tín dụng thương mại, loại bỏ được tình trạng nợ nần dây dưa giữa các doanh nghiệp.  Thứ ba, CP là loại tài sản đảm bảo chắc chắn khi ngân hàng nhận chiết khấu hay nhận cho vay cầm cố. Hơn thế nữa, tài sản đảm bảo này lại có tính thanh khoản cao vì ngân hàng có thể mang đi tái chiết khấu hoặc tái cầm cố tại NHNN để khôi phục nguồn vốn của mình.  Thứ tư, CPbổ sung hàng hoá cho thị trường mở, tạo điều kiện cho ngân hàng trung ương thực hiện tốt công tác điều hoà khối tiền trong lưu thông.  Thứ năm, trong trường hợp người đi vay vốn ngân hàng nhận nợ bằng lệnh phiếu, khi cần thiết, ngân hàng có thể bán khoản nợ này để thu nợ trước hạn bằng cách chuyển nhượng lệnh phiếu cho ngân hàng khác. Đây là một giải pháp chứng khoán hoá các khoản cho vay của ngân hàng.  Thứ sáu, thông qua nghiệp vụ bảo lãnh và thu hộ CP, sẽ giúp ngân hàng tăng thu nhập nhưng không tăng rủi ro trong hoạt động kinh doanh của mình.  Nhược điểm của thương phiếu: Thứ nhất, do tính trừu tượng của CP, sẽ dẫn đến tình trạng hai doanh nghiệp thông đồng nhau lập ra CP khống ( thương phiếu không phát sinh từ quan hệ mua bán chịu) để mang đến ngân hàng xin chiết khấu hoặc cầm cố. Chính điều này đã làm cho cơ sở đảm bảo của CP là tín dụng hàng hoá không thể tồn tại, số tiền cho vay được ngân hàng phát ra không có cơ sở đảm bảo.  Thứ hai, với những nhược điểm sẳn có của tín dụng thương mại, khó có thể mở rộng qui mô (khối lượng) và thời gian mua bán chịu hàng hoá trong trường hợp nhu cầu mua chịu quá lớn và thời gian quá lâu.  Thứ ba, quan hệ mua bán chịu này chỉ có thể phát sinh giữa những doanh nghiệp tín nhiệm, có giao dịch thường xuyên với nhau.  Tuy vậy, do tín dụng thương mại tồn tại song song với tín dụng ngân hàng nên những khiếm khuyết nêu trên của tín dụng thương mại và của sự vận dụng CP sẽ giảm đến mức xem như không đáng kể.  2.4 Hîp ®ång mua l¹i (repo):       Repo là nghiệp vụ phái sinh từ các nghiệp vụ cho vay có đảm bảo (hay nghiệp vụ cho vay cầm cố giấy tờ có giá, cho vay có bảo đảm bằng chứng khoán) và được sử dụng khá phổ biến hiện nay trên thị trường tài chính các nước. Ở Việt Nam nghiệp vụ này cũng đã bắt đầu xuất hiện. Bản chất: Hợp đồng mua lại (Repo) và mua lại đảo ngược (Reverse repo) bản chất là giao dịch đi vay và cho vay có kỳ hạn và được sử dụng khá phổ biến trên thị trường tiền tệ. Các thành viên sở hữu chứng khoán ở thời điểm nhất định có thể thiếu tiền để đáp ứng nhu cầu thanh khoản có thể được hỗ trợ vốn ngay lập tức nếu thoả thuận bán một lượng chứng khoán cho thành viên khác đang có sẵn tiền và cam kết sẽ mua lại lượng chứng khoán đó sau khoảng thời gian nhất định với giá cao hơn giá bán ban đầu. Trong hợp đồng Repo chuẩn người bán chứng khoán vẫn được nhận các khoản lãi từ chứng khoán trong suốt kỳ hạn của hợp đồng. Người bán chứng khoán và cam kết sẽ mua lại số chứng khoán đó gọi đây là hợp đồng mua lại nhưng người mua chứng khoán rồi sau đó bán lại gọi đây là hợp đồng mua lại đảo ngược. Tuy nhiên, các ngân hàng trung ương gọi chung các giao dịch mua hay bán chứng khoán của mình với các thành viên khác trên thị trường tiền tệ là giao dịch Repo. Đặc điểm:       Hợp đồng Repo thể hiện một khoản vay có bảo đảm. Khoản lãi trả cho người cho vay chính là phần chênh lệch giữa giá bán ban đầu thấp hơn giá mua lại chứng khoán đó. Giá trị thực tế của khoản vay thường thấp hơn giá trị thị trường của chứng khoán làm tài sản cầm cố. Hợp đồng Repo cũng thể hiện giao dịch mua và bán hẳn do trong hợp đồng có sự chuyển giao quyền sở hữu tài sản cầm cố. Người mua trong giao dịch Repo có quyền kinh doanh chứng khoán đã mua trong suốt thời hạn của hợp đồng Repo thể hiện sự chuyển giao quyền sở hữu.       Khi sö dông hîp ®ång mua l¹i người đi vay có quyền thay thế tài sản cầm cố nhưng phải đảm bảo thực hiện các điều khoản gắn liền với thị trường. Kỳ hạn hợp đồng ngắn và được điều chỉnh để đáp ứng một cách chính xác các nhu cầu đầu tư đa dạng. Các kỳ hạn chuẩn, phổ biến của hợp đồng Repo là qua đêm, vài ngày hoặc 1, 2 hay 3 tuần hoặc 1, 2, 3 hoặc 6 tháng. Các hợp đồng duy trì liên tục giống với một loạt các hợp đồng Repo qua đêm theo đó lãi suất và giá trị khoản vốn đầu tư được xem xét lại hàng ngày để điều chỉnh cho phù hợp với thực trạng của thị trường.       Khoản lợi nhuận từ giao dịch Repo là do 2 bên thương lượng và hình thành không phụ thuộc vào lãi coupon hay lãi của chứng khoán cầm cố. Lãi suất Repo bị chi phối bởi thực trạng của toàn cảnh thị trường tiền tệ, giá cạnh tranh của các khoản vốn tương đương trên các thị trường liên quan và mức độ sẵn sàng của giấy tờ có giá đủ điều kiện làm tài sản cầm cố. Ở Việt Nam, các thành viên trên thị trường tiền tệ đã sử dụng các hợp đồng mua lại trong quan hệ vay mượn nhau. Nhưng chỉ từ tháng 7 năm 2000, các hợp đồng mua lại và mua lại đảo ngược bắt đầu được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sử dụng là một trong các công cụ điều hành CSTT (nghiệp vụ thị trường mở). Đến nay, công cụ này đã ngày càng phát huy vai trò là một công cụ chủ yếu nhằm điều tiết tiền tệ của các TCTD. T×nh h×nh sö dông repo ë Mü: Trªn thÞ tr­êng tiÒn tÖ Mü thường xuyên sử dụng mua lại qua đêm (repos) các tài sản tài chính để tạm thời sinh ra tiền mới, hoặc "repo ngược" để "xóa" bớt tiền tệ. Theo cách khác, FED có thể tạo ra tiền ổn định bằng việc mua ngay các chứng khoán. Trên thực tế hiếm khi FED lại xóa vĩnh viễn một lượng tiền bằng cách bán ngay một lượng chứng khoán đáng kể. Các thương vụ thị trường này được thực hiện trong nhóm gồm khoảng 22 ngân hàng và những nhà buôn tài chính lớn gọi là "nhà giao dịch sơ cấp". Như đã nói kể cả với repo thì tiền được tạo ra cũng ghi nhận bằng phương pháp hệ thống điện tử thông qua tăng dự trữ tại ngân hàng, và phát hành một khoản nợ mới của NHTƯ. Tiền được xóa bớt qua "repo ngược" bằng cách ghi giảm tài khoản dự trữ của một ngân hàng, và xóa bớt một khoản nợ của NHTƯ. FED thực hiện các phương pháp này từ những năm 1920 thông qua Phòng Thị trường Mở tại Ngân hàng Dự trữ Liên bang New York, dưới sự chỉ đạo của Ủy ban Thị trường Mở Liên bang. PhÇn 3: Chñ thÓ tham gia thÞ tr­êng 3.1 Ng©n hµng nhµ n­íc: Là một bộ phận của thị trường tài chính, thị trường tiền tệ được chuyên môn hoá đối với các nguồn tài chính được được trao quyền sử dụng ngắn hạn. Tuy nhiên quyền sử dụng các nguồn tài chính được trao cho chủ thể khác sử dụng trong thời hạn bao lâu được gọi là ngắn thì còn phụ thuộc vào mỗi nước. Nhưng thông thường trên thị trường tiền tệ người ta chuyển giao quyền sử dụng nguồn tài chính có thời hạn từ một ngày đến một năm. Chính vì tính chất ngắn hạn đó nên thị trường tiền tệ cung ứng các nguồn tài chính có khả năng thanh toán cao và những người tham dự ít bị rủi ro. Tham gia vào thị trường tiền tệ gồm có rất nhiều chủ thể với những mục đích khác nhau: Chủ thể phát hành, chủ thể đầu tư, chủ thể kiểm soát hoạt động của thị trường. Trong đó Ngân hàng trung ương là chủ thể quan trọng trên thị trường tiền tệ; Ngân hàng trung ương có nhiệm vụ cung cấp cho hệ thống ngân hàng khả năng thanh toán cần thiết để đáp ứng nhu cầu cho nền kinh tế, tương ứng với mục tiêu của chính sách tiền tệ. Ngân hàng trung ương giám sát hoạt động của các ngân h

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc110795.doc
Tài liệu liên quan