Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Maritime Bank) thành lập ngày 12/07/1991 tại TP Cảng Hải Phòng, là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên ở nước ta . Với bề dày kinh nghiệm 18 năm hoạt động trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng và có cổ đông chiến lược là các doanh nghiệp lớn thuộc ngành Bưu chính viễn thông, Hàng hải, Hàng không, Bảo hiểm , Maritime Bank sở hữu nhiều tiềm năng to lớn để bứt phá và lớn mạnh trong thời kỳ hội nhập.
Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải (MSB) là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên được thành lập theo giấy phép 0001/NH-CP và đi vào hoạt động chính thức từ ngày 12/07/1991 được phép hoạt động trong 25 năm sau đó vào ngày 7/7/2003 theo quyết định 719/QĐ cấp lại thì ngân hàng được phép hoạt động trong 99 năm. Ban đầu, Maritime Bank chỉ có 24 cổ đông, vốn điều lệ 40 tỷ đồng, từ 28/04/2006 đã nâng lên 320 tỷ đồng, và đến nay Maritime Bank một Ngân Hàng thương mại cổ phần phát triển mạnh, bền vững, vốn điều lệ hiện tại ở mức hơn 3.000 tỷ đồng và tổng tài sản đạt 60.000 tỷ đồng trong năm 2009.
29 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1131 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Đề tài Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn của MaritimeBank, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN1 : KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CHÍNH PHỦ HÀNG HẢI
1.1. Khái quát về ngân hàng TMCP Hàng Hải:
1.1.1 Tổng quan về Ngân hàng TMCP Hàng Hải
Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Maritime Bank) thành lập ngày 12/07/1991 tại TP Cảng Hải Phòng, là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên ở nước ta . Với bề dày kinh nghiệm 18 năm hoạt động trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng và có cổ đông chiến lược là các doanh nghiệp lớn thuộc ngành Bưu chính viễn thông, Hàng hải, Hàng không, Bảo hiểm…, Maritime Bank sở hữu nhiều tiềm năng to lớn để bứt phá và lớn mạnh trong thời kỳ hội nhập.
Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải (MSB) là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên được thành lập theo giấy phép 0001/NH-CP và đi vào hoạt động chính thức từ ngày 12/07/1991 được phép hoạt động trong 25 năm sau đó vào ngày 7/7/2003 theo quyết định 719/QĐ cấp lại thì ngân hàng được phép hoạt động trong 99 năm. Ban đầu, Maritime Bank chỉ có 24 cổ đông, vốn điều lệ 40 tỷ đồng, từ 28/04/2006 đã nâng lên 320 tỷ đồng, và đến nay Maritime Bank một Ngân Hàng thương mại cổ phần phát triển mạnh, bền vững, vốn điều lệ hiện tại ở mức hơn 3.000 tỷ đồng và tổng tài sản đạt 60.000 tỷ đồng trong năm 2009. Tình hình tăng vốn điều lệ của Maritime Bank có thể được mô tả qua bảng số liệu và biểu đồ sau:
Bảng 1 : Vốn điều lệ của Maritime Bank qua các năm.
Đơn vị : tỷ đồng
Năm
1991
1994
2004
2005
2006
2007
2008
2009
Vốn điều lệ
40
70
140
242
700
1.500
2.000
3.000
Biểu đồ vốn điều lệ Maritime qua các năm
Qua bảng và biểu đồ trên ta thấy vốn điều lệ của Maritime Bank tăng đều qua các năm, năm 2008 vốn điều lệ của Maritime Bank là 2000 tỷ đồng ( tăng 33.3% so với năm 2007), thì tới năm 2009 vốn điều lệ đã ở mức 3.000 tỷ đồng ( tăng 50% so với năm 2008. Điều đó cho thấy sự lớn mạnh cũng như tốc độ tăng trưởng ổn định của Ngân Hàng.
Có thể nói sự ra đời của Maritime Bank tại thời điểm đầu thập niên 90 của thế kỷ XX đã góp phần tạo nên bước đột phá quan trọng trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam .
Các mốc lịch sử phát triển của Maritime bank:
12/7/1991: Marritime Bank chính thức khai trương tại thành phố cảng Hải Phòng.
1992- 1994: Maritime Bank phát triển mạnh việc thực hiên giao dịch qua hệ thống máy tính nối mạng và là một địa chỉ danh tiếng chất lưựong dịch vụ đặc biệt là thanh toán quốc tế.
1995: tại hội sở chính Maritime Bank đã thực hiện việc tác riêng trung tâm điều hành đảm nhận nhiệm vụ quản lý đảm nhận nhiệm vụ quản lý điều hành hệ thống với hội sở đảm nhận việc trực tiếp giao dịch, kinh doanh. Đây là ngân hàng thương mại chính phủ đầu tiên áp dụng mô hình tổ chưc này.
1996: Maritime Bank đã phát triển mạng lưới chi nhánh trên 6 tỉnh, thành phố trọng điểm kinh tế của đất nước.
1997: Với sự bảo lãnh của chính phủ , Maritime Bank đã thu xếp được 28 triệu USD thông qua ngân hàng Mỹ (B.O.A) để đầu tư vào 3 dự án trọng điểm quốc gia: đường Láng- Hòa Lạc, quốc lộ 51 và quốc lộ 14,góp phần quan trọng khẳng định sự đứng đắn của cơ chế đầu tư_ thu phí trả nợ cho các công trình giao thông của Việt Nam.
1988- 2000: Cùng với sự thăng trầm của nền kinh tế đất nước và cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính khu vực, Maritime Bank đã gặp không ít khó khăn,nhưng vẫn duy trì được tốc độ phát triển và hiệu quả kinh doanh.
2001: Maritime Bank là một trong 6 ngân hàng thương mại tại Việt Nam được ngân hàng thế giới ( W.B) lựa chọn và tài trợ để tham gia sự án hiện đại hóa ngân hàng và hệ thống thanh toán. Maritime Bank là ngân hàng thương mại chính ohủ duy nhất được tiếp tục tham gia vào giai đoạn 2 của dự án này từ năm 2005 tới nay.
2002- 2004: là giai đoạn duy trì và củng cố hoạt động của Maritime Bank. Với sự nỗ lực không ngừng của Hội đồng quản trị ,ban điều hành,cũng như toàn thể CBNV,Maritime bank đã vượt qua gian nan,thử thách để khẳng định vị thế của mình.
Tháng 8 năm 2005: Maritime Bank đã chuyển hội sở chính từ Hải Phòng lên thủ đô Hà nội, một trung tâm kinh tế,chính trị và văn hóa hàng đầu của cả nước, Sự kiện này đã đóng vai trò quan trọng thúc đẩy sự phát triểntoàn diện của Maritime Bank. Đây là một sự chuyển hướng chiến lược, thể hiện quyết tâm lứo của Maritime Bank trong việc mở rộng ảnh hưửong và mửo rộng thị trường.
2006- nay: Maritime Bank đã tiến hành việc tái cấu trúc bộ máy một cách cơ bản, toàn diện theo hướng tách riêng các hoạt động kinh doanh và hoạt động hỗ trợ,hình thức các khối nghiệp vụ( Khối Dịch vụ và Khách hàng cá nhân, Khối khách hàng doanh nghiệp, Khối kinh doanh và nguồn vốn và Khối quản lý rủi ro) đồng thời tăng cường vai trò, năng lực quản lý tập trung tại Trụ sở chính, Cơ cấu tổ chức mới sau khi tái cấu trúc nhằm đảm bảo tính chỉ đạo xuyên suốt toàn bộ hệ thống. Sản phẩm đựoc quản lý theo định hướng khách hàng và được thiết lập ohù hợp với từng nhóm khách hàng. Phát triển kinh doanh và quản lý rủi ro được quan tâm đúng mưc. Các kênh phân phối tập trung phân phối sảm phẩm dịch vụ cho khách hàng mục tiêu.
Hơn 18 năm phát triển Maritime Bank đã thiết lập được mạng lưới hoạt động hiệu quả và thuận tiện cho khách hàng. Mạng lưới giao dịch trải rộng trên khắp 3 miền : Bắc, Trung, Nam với hệ thống các chi nhánh, phòng giao dịch tại những đầu mối kinh tế quan trọng của cả nước như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Vũng Tàu, Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Các điểm giao dịch đều hoạt động đa năng đáp ứng đầy đủ nhu cầu khách hàng về dịch vụ của một ngân hàng hiện đại với các sản phẩm tiện ích đa dạng.
Với tôn chỉ 'tạo lập giá trị bền vững'' trên cơ sở thế mạnh là các cổ đông là các tổng công ty lớn, MSB đã hoạch định chiến lược phát triển cân đối giữa thế mạnh nguồn vốn, đầu tư vào khách hàng doanh nghiệp tiềm năng( các tập đoàn kinh tế mạnh) kết hợp với phát triển khách hàng cá nhân đầu tư tài chính vào các khu vực kinh tế chủ đạo của Việt Nam.
Maritime Bank còn có được nguồn nhân lực chất lượng cao trẻ tâm huyết đoàn kết trong năm 2009 ngân hàng tuyển dụng mới 735 nhân viên với trình độ đại học và trên đại học nâng số nhân viên lên 2117 người vào cuối năm 2009 tăng 53% với năm 2008, hệ thống công nghệ tin học hiện đại đạt tiêu chuẩn Ngân Hàng Quốc Tế hỗ trợ việc thực hiện tốt dự án hiện đại hóa ngân hàng và hệ thống thanh toán giai đoạn 2.
Chính vì vậy, Maritime Bank đã được Ngân hàng Thế giới lựa chọn là một trong 6 Ngân hàng Thương mại Việt Nam tham gia Dự án Hiện đại hoá ngân hàng và Hệ thống thanh toán. Vừa qua, Maritime Bank tiếp tục vượt qua các đối thủ khác để trở thành Ngân hàng Thương mại cổ phần duy nhất của Việt Nam được World Bank tài trợ cho giai đoạn 2 của dự án trên. Kết thúc giai đoạn này, Maritime Bank sẽ xây dựng hoàn chỉnh hệ thống Ngân hàng điện tử (e-bank) đạt tiêu chuẩn quốc tế, nhằm đa dạng hoá và nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, đáp ứng tối đa nhu cầu của mọi đối tượng khách hàng
1.1.2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Maritime Bank:
Căn cứ vào quy chế số 01/QĐ-HĐQT ngày 12/01/2000 về tổ chức bộ máy quản lý và chức năng nhiệm vụ quyền hạn cảu trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng và công ty trực thuộc.
Căn cứ vào phê duyệt của tổng GĐ tại Văn bản số 976/TGĐ_2 ngày 28/08/2001 về việc quyết định chức năng,nhiệm vụ và quyền hạn cảu các phòng nghiệp vụ theo tổ chức mới tại Maritime Bank:
Sơ đồ tổ chức:
Hội đồng quản trị
Ban thư ký
Phòng kế hoạch
tổng hợp
Phòng tài chính
kế toán
Phòng tổ chức
hành chính
Ban kiểm soát
Phòng kiểm soát
nội bộ
Phòng công nghệ
tin học
Phòng xử lý rủi ro
Ban quản lý dự án
Tổng giám đốc
Sở giao dịch
Chi nhánh Hà Nội
Chi nhánh Đà nẵng
Chi nhánh Cần thơ
Chi nhánh HCM
Chi nhánh Vũng tàu
Chi nhánh Quảng ninh
Đại hội đồng cổ đông
Chức năng và nhiệm vụ của mỗi phòng ban:
Ban giám đốc : bao gồm một giám đóc và bốn phó giám đốc có nhiệm vụ điều hành công việc cảu cơ quan, đề ra các mục tiêu,kế hoạch cho chi nhánh và chỉ đạo hoạt động của chi nhánh. Trong đó giám đốc là ngườig đứng đầu chịu trách nhiệm trước hội sở về chi nhánh. Phó giám đốc giúp giám đốc trực tiếp chỉ đạo các công việc các phòng ban.
Phòng tín dụng: Phòng tín dụng được chia ra thàn hai phòng: phòng khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp. Và trong mỗi phòng lại được chia nhỏ ra thành hai tổ: tổ kiểm soát & hỗ trợ tín dụng và tổ tín dụng chịu sự chỉ đạo của của trưởng phòng tín dụng. Tổ kiểm soát & hỗ trợ tín dụng luôn kết hợp chặt chẽ với phòng tín dụng để đưa ra được những kết luận sắc đáng nhất về khách hàng. Phương án cho vay phải được phó giám đốc ký duyệt mới được giải ngân.
Nhiệm vụ: Thực hiện tiếp thị, hỗ trợ, chăm sóc khách hàng,tư vấn cho khách hàng về các sản phẩm của Mrritime Bank; Tín dụng,đầu tư,chuyển tiền, mua bán ngoại tệ, thanh toán xuất nhập khẩu, thẻ , dịch vụ ngân hàng điện tử,. . .
Thẩm định, xác định và quản lý các giới hạn tín dụng cho các khách hàng có nhu cầu giao dịch về tín dụng và tài trợ thương mại, trình cấo có thẩm quyền quyết định theo quy định của Maritime Bank.
Thực hiện xác minh thông qua hệ thống CIC, phân tích tài chính khách hàng.
Đưa ra các đề xuất chấp nhận/ từ chối đềnghị cấp tín dụng,cơ cấu lại thới gian trả nợ cho khách hàng trên cơ sở hồ sơ và kết quả thẩm định.
Thực hiện phân loại nợ cho từng khách hàng theo quy định hiện hành,chuyển kết quả phân loịa nợ cho tỏ quản lý nợ có vấn đề để tính toán trích lập dự phòng rủi ro,thực hiện và quản lý xử lý nợ nhóm.
Tổng hợp báo cáo phân loại nợ trên sơ sở kết quả phân laọi nợ từng khách hàng do phòng khách hàng cung cấp.
Phòng kế toán tài chính: bao gồm 1 trưởng phòng và hai phó phòng
Gồm 2 bồ phận
Bộ phận kế toán:có nhiệm vụ phản ánh toàn bộ hoạt dộng của ngân hàng một cách đầy đủ, kịp thời,chính xác bằng các số liệu, kiểm tra và đôn đốc quá trình thực hiện các kế hoạch về nguồn vốn và sử dụng vốn. Thực hiện công việc thống kê sổ sách hàng ngày lập báo cáo tài chính thoe ngày,thưo tháng,quý, năm cho lãnh đạo và các thanh tra . Ngoài ra còn tham mưu cho ban giám đốc trong việc phân tích các hoạt động của ngân hàng.
Phòng giao dịch và ngân quỹ:
Bao gầm 10 tellers dưới sự chỉ đạo của mộ trưởng phòng giao dịch thực hiện chức năng giao dịch, nhận tiền gửi, thanh toán, chuyển tiền, cung cấp nhữn thôg tin theo yêu cầu của khách hàng.
Bộ phậnngân quỹ: bao gồm 6 người thực hiên công việc quản lý và bảo đảm an toàm tuyệt đối kho quỹ của chi nhánh , thu chi tiền mặt hàng ngày, kiểm tra , quản lý nguồn tiền mặt tại ngân hàng. Thực hiện kiểm kê tồn quỹ định kỳ và đột xuất theo quy định của ngân hàng. Lưu trữ, bảo quản các giấy tờ có giá và các hồ sơ theo quy định của ngân hàng.
Phòng tổ chức hành chính: Có nhiệm vụ quản lý về mặt nhân sự,tiếp nhận, phát hành và thep dõi, lưu trữ văn thư tại chi nhánh. Tham mưu cho lãnh đạo về công tác đào tạo ,điều động bố trí cán bộ,thực hiện công tác lao động tiền lương, bảo hiểm xã hội, y tế theo quy định của nhà nước, và chịu sự quản lý trực tiếp cảu giám đốc. Chi trả lương và các khaỏn thu nhập khác cho cán bộ côngnhân viên hàng tháng. Lập kế hoạch mua sắm tài sản, trang thiết bị làm việc, kế hoạch chỉ tiêu nội bộ, tính và trích nộp thuế, bảo hiểm xã hội,bảo hiểm y tế và các khoản phải nộp ngân sách theo quy định.
=> Mỗi một phòng ban có trách nhiệm và hoạt động riêng nhưng vẫn tạo ra sự liên kết, đồng thời không tách rời hệ thống bộ máy của ngân hàng
1.1.3 Đôi nét về Maritime Bank
TẦM NHÌN CHIẾN LƯỢC:
Maritime Bank phấn đấu trở thành Ngân hàng TMCP dẫn đầu thị trường về cung ứng các dịch vụ tài chính chuyên nghiệp đa năng, trọn gói theo tiêu chuẩn quốc tế.
Với cam kết vì sự phát triển bền vững, Maritime Bank phấn đấu trở thành Ngân hàng TMCP hàng đầu cả nước về hiện đại hóa, năng động, chuyên nghiệp và lấy chữ Tín trong mọi hoạt động kinh doanh.
SỨ MỆNH:
* Thiết lập quan hệ toàn diện với các tập đoàn kinh tế thuộc các ngành Hàng hải, Bưu chính viễn thông, Hàng không, Đầu tư, Bảo hiểm…* Phát triển bền vững, tin cậy với khách hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ.* Cung cấp các sản phẩm dịch vụ ngân hàng với chất lượng cao cho mọi đối tượng khách hàng.
* Xây dựng quan hệ đối tác hiệu quả với các định chế tài chínhtrong nước và quốc tế.
GIÁ TRỊ CỐT LÕI:
* Chú trọng đáp ứng khách hàng bằng chất lượng dịch vụ.* Hiệu quả là mục tiêu của mọi công việc.* Học hỏi, sáng tạo để vươn tới sự hoàn thiện.* Hợp tác, tin cậy là động lực của thành công.
CAM KẾT HÀNH ĐỘNG:
Hướng tới mục tiêu trở thành một trong những ngân hàng cổ phần lớn nhất Việt Nam, Maritime Bank luôn kiên trì thực hiện theo những tiêu chí mà Ngân hàng đã cam kết.
Với khách hàng:
Chúng tôi hiểu rằng, sự thành công của Maritime Bank phụ thuộc chủ yếu vào sự hài lòng và thành công của khách hàng. Vì sự tin tưởng khách hàng trao gửi, chúng tôi cam kết:
- Cung cấp các dịch vụ chất lượng cao, linh hoạt và nhanh chóng.
- Không ngừng đa dạng hóa nhằm đưa ra những sản phẩm phù hợp nhất với các đối tượng khách hàng.
- Đảm bảo tuyệt đối an toàn và bảo mật.
Với nhân viên:
Một trong những tài sản quan trọng nhất, là động lực thúc đẩy sự phát triển của Maritime Bank là nguồn lực con người. Ban Lãnh đạo Ngân hàng cam kết:- Thiết lập môi trường làm việc tin tưởng và tôn trọng lẫn nhau.
- Phát triển văn hoá hiệu quả tương xứng với quyền lợi.
- Tạo cơ hội cho sự phát triển của mọi thành viên Maritime Bank.
Với cổ đông:
Các cổ đông là những người tin tưởng tuyệt đối và sẵn sàng chia sẻ thành bại với Ngân hàng. Đáp lại niềm tin đó, chúng tôi cam kết mang lại:
- Giá trị đầu tư tăng trưởng ngày càng cao cho các cổ đông.
- Đảm bảo sự tăng trưởng bền vững của Ngân hàng.
Với toàn xã hội
Bằng việc đảm bảo sự tăng trưởng không ngừng của Ngân hàng đồng thời thường xuyên tham gia các hoạt động văn hóa, từ thiện, Maritime Bank cam kết đóng góp các giá trị văn hóa, kinh tế cho cộng đồng và sự phát triển chung của toàn xã hội
1.1.4. Những điều Maritime Bank đã làm được:
Có mạng lưới giao dịch trải rộng trên khắp 3 miền : Bắc, Trung, Nam với hệ thống các chi nhánh, phòng giao dịch tại những đầu mối kinh tế quan trọng của cả nước như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Vũng Tàu, Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, . . .
Thiết lập quan hệ đại lý với hơn 200 Ngân Hàng và chi nhánh Ngân Hàng ở nhiều nước trên thế giới nhằm thúc đẩy tốc độ của hoạt động thanh toán quốc tế. Chính vì vậy Maritime Bank hoàn toàn tự tin trong vai trò là người bạn đồng hành tin cậy của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại.
Trở thành thành viên của nhiều tổ chức liên Ngân hàng trong nước và thế giới như Hiệp Hội Ngân Hàng Việt Nam, Hiệp Hội Ngân Hnà Châu Á, tổ chức thanh toán toàn cầu SWIFT, Đại lý chuyển tiền nhanh toàn cầu Money Gram,. . . với mục đích nâng cao vị thế của Maritime Bank trong thị trường tài chính Việt Nam và hội nhập quốc tế.
Triển khai thành công dự án hiện đại hóa Ngân hàng và hệ thống thanh toán Maritime Bank đang không ngừng đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ trên cơ sở sử dụng hệ thống Công Nghệ thông tin hiện đại nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu cảu mọi đối tượng khách hàng.
Thực hiện chính sách giao dịch một cửa ( uni_teller ) đảm bảo sự nhanh chóng, thuận lợi tối đa cho khách hàng.
PHẦN 2: ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ KỸ THUẬT CỦA MARITIME BANK
2.1. Các sản phẩm và dịch vụ của Maritime Bank:
2.1.1 Chức năng hoạt động được cho phép:
Huy động vố vay ngắn, trung và dài hạn.
Tiếp nhận vốn ủy thác đầu tư và phát triển
Cho vay ngắn , trung và dài hạn
Chiết khấu chứng từ có giá.
Hùn vốn tham gia vào các tổ chức kinh tế.
Cung cấp dịch vụ thanh toán trong và ngoài nước.
Kinh doanh ngoại hối.
Tài trợ thương mại.
Các dịch vụ ngân hàng khác.
2.1.2 Các sản phảm và dịch vụ của Maritime Bank:
2.1.2.1. Khách hàng cá nhân:
- Tiền gửi thanh toán
- Tiền gửi tiết kiệm
- Sản phẩm thẻ
- Dịch vụ chuyển tiền
- Sản phẩm cho vay
- Sản phẩm và dịch vụ khác
2.1.2.2 Khách hàng doanh ngiệp:
Dịch vụ tài khoản
Sản phảm bao thanh toán
Thanh toán quốc tế
Bảo lãnh ngân hàng
Sản phẩm cho vay
Sản phảm dịch vụ khác
2.1.2.3 Ngân hàng điện tử
Internet Banking
Mobile Banking
Các sản phẩm khác của Sản phẩm & Dịch vụ:
»Chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn USD» Tài trợ vốn kinh doanh cá thể» Sản phẩm "Quà tặng vàng"» Tiết kiệm "Lãi suất cao nhất"» Bộ sản phẩm Cho vay mua bất động sản» Tiết kiệm Kỳ hạn duy nhất (Kỳ hạn 13 tháng, rút gốc linh hoạt)» Bộ sản phẩm cho vay Cuộc sống mới» Tiết kiệm "Định kỳ sinh lời"» Cho vay ngắn hạn dành cho doanh nghiệp có nguồn thu ngoại tệ vay VND với lãi suất USD» Tiết kiệm "Gửi tiền trả lãi ngay"» Bao thanh toán trong nước» Bao thanh toán quốc tế» Thư tín dụng xuất khẩu» Thư tín dụng nhập khẩu» Nhờ thu nhập khẩu» Nhờ thu xuất khẩu» Nhận chuyển tiền đến» Chuyển tiền ra nước ngoài» Giới thiệu chung» Điều kiện, điều khoản sử dụng thẻ
2.2. Đánh giá vị thế của Maritime Bank :
So với một số ngân hàng thương mại Chính Phủ được đánh giá là có vị thế tại Việt Nam như về các chỉ số tổng tài sản, tổng mức huy động vốn,số dư nợ, Lợi nhuận sau thuế thì Maritime Bank đã dần khẳng định vị thế của mình. Cụ thể:
Bảng 2: So sánh một số chỉ tiêu của các Ngân hàng năm 2008
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu
MSB
VP
OCB
VIP
MB
SHB
Vốn điều lệ
2.200
3.000
1.800
2.500
2.500
2.100
Tổng tài sản
32.998
22.367
15.755
47.710
45.643
32.400
Vốn huy động
19.499
19.839
11.378
30.707
37.800
20.369
Dư nợ cho vay
8.923
17.269
10.386
23.598
19.430
13.411
Lợi nhuận sau thuế
246.753
301.235
211.759
546.621
468.980
267.385
Một số đánh giá khách quan về điểm mạnh, điểm yếu của Maritime Bank:
S(Điểm mạnh)
Cổ đông là các tổng công ty lớn, do đó tạo quan hệ với các khách hàng(cổ đông) tốt
Maritime Bank là ngành lớn,dễ tạo được niềm tin nơi khách hàng
Thoát khỏi khủng hoảng trong thời gian ngắn thể hiện tiềm lực mạnh, gây uy tín
Hệ thống công nghệ thông tin hiện đại, quá trình cung ứng dịch vụ nhanh chóng, chuyên nghiệp
Đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp
Có chi nhánh tại các tỉnh, thành phố lớn, đang được mở rộng thêm
Hoạt động marketing được quan tâm, đầu tư lớn
W(Điểm yếu)
Vốn điều lệ của còn thấp
Số lượng chi nhánh còn ít, khả năng huy động vốn, cung ứng dịch vụ bị hạn chế, khó bao phủ thị trường
Sản phẩm dịch vụ chưa phong phú, sức cạnh tranh thấp
Công tác marketing của Ngân hàng chưa thực phát huy hết hiệu quả
O(Cơ hội)
Người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến hoạt động Ngân hàng
Sau nỗ lực vươn lên, tự khẳng định của Maritime Bank thì khách hàng càng tin tưởng hơn,sức mạnh thương hiệu tăng
Nền kinh tế tăng trưởng mạnh và ổn định, thu hút đầu tư lớn,... rất nhiều các tập đoàn mới xuất hiện, hoạt động kinh doanh quốc tế phát triển là cơ hội lớn cho các Ngân hàng
T(Thách thức)
Môi trường cạnh tranh gay gắt
Môi trường pháp chế chặt chẽ với nhiều quy định mới
Các đối thủ cạnh tranh cùng đặt mục tiêu trở thành một trong 3 Ngân hàng mạnh hàng đầu
Sản phẩm điện tử đòi hỏi quản lý tốt
2.3 Đối thủ cạnh tranh trực tiếp
Một số tiêu chí mà các Ngân hàng dùng để xác định đối thủ cạnh tranh trực tiếp của mình đó là: Sản phẩm, giá, chất lượng dịch vụ, vốn điều lệ, khả năng huy động vốn tín dụng, sức mạnh thương hiệu, thị phần. Xác định chính xác đối thủ cạnh tranh trực tiếp giúp Ngân hàng có thể đưa ra những chiến lược hợp lý, tăng hiệu quả của hoạt động đầu tư. Maritime Bank xác định 4 đối thủ cạnh tranh trực tiếp là Techcombank, Habubank, VPBank, và Eximbank
MARITIME BANK
EXIMBANK
TECHCOMBANK
HABUBANK
VPBANK
Bảng 1.3 Đối thủ cạnh tranh trực tiếp của Maritime Bank
2.3.1 Ngân hàng TMCP kỹ thương Techcombank
Năm 2009, lợi nhuận trước thuế lũy kế của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương (Techcombank) và các công ty trực thuộc sau khi đã trích dự phòng đạt 2.250 tỷ đồng.Theo đó, Techcombank đã hoàn thành chỉ tiêu lợi nhuận đã điều chỉnh của năm 2009 (từ 1.800 tỷ đồng đưa ra đầu năm nâng lên 2.200 tỷ đồng).Vốn chủ sở hữu của Techcombank tính đến hết tháng 12/2009 đạt 7.761 tỷ đồng, vốn điều lệ đạt 5.400 tỷ đồng. Trong năm 2009, ngân hàng này đã mở thêm nhiều chi nhánh, phòng giao dịch nâng tổng số lên hơn 200 điểm tại 40 tỉnh thành trong cả nước., sản phẩm của Techcombank đa dạng phong phú hơn rất nhiều so với Maritime Bank, giá thấp đối với hoạt động bán lẻ, còn với hoạt động bán buôn, mảng doanh nghiệp Techcombank áp dụng sản phẩm giá cao chất lượng cao. Lãi suất cao nhưng kèm đó khách hàng sẽ nhận được các dịch vụ chăm sóc khác rất chu đáo. Đối với mỗi dịch vụ lại có nhiều gói dịch vụ khác nhau thoả mãn tối đa nhu cầu của khách giao dịch. Techcombank có trên 100 sản phẩm đứng thứ 2 về lợi thế sản phẩm dịch vụ (sau Ngân hàng Á Châu trên 150 sản phẩm), hàng năm Techcombank phát triển thêm 20 sản phẩm mới. Đây thực sự là lợi thế rất lớn của Techcombank
Tại khu vực miền Bắc, số lượng chi nhánh của Techcombank đã gần 100 chi nhánh và tại Hà Nội có đến 58 chi nhánh và 1 trung tâm thẻ, khả năng bao phủ của Techcombank là rất lớn. Hệ thống máy ATM tự động của Techcombank rất nhiều, những khu vực có nhu cầu rút tiền tự động lớn, Techcombank đặt luôn 2 máy ATM tại một điểm giúp khách hàng thoả mãn tốt hơn nhu cầu của họ.
Techcombank đã triển khai thực hiện các quy định về sử dụng tên và biểu tượng của Techcombank trên các văn bản, ấn phẩm, công văn giấy tờ... ,đảm bảo tính thống nhất, nhất quán và dễ nhận biết cao của thương hiệu Techcombank góp phần tạo nên thương hiệu và bản sắc chuyên nghiệp của Techcombank trong công chúng và khách hàng.
2.3.2 Ngân hàng TMCP nhà Habubank
Được sự chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội (Habubank) chính thức tăng vốn điều lệ từ 2.800 tỷ đồng lên 3.000 tỷ đồng từ ngày 18/12/2009.
Tính đến ngày 30/11/2009, tổng tài sản của Habubank là 26.286 tỷ đồng, tổng huy động là 21.684 tỷ đồng, tổng dư nợ là 14.121 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 465 tỷ đồng. Hiện nay, Habubank có 50 chi nhánh, phòng giao dịch trên toàn quốc.
Habubank hướng tới một Ngân hàng có chất lượng dịch vụ tốt nhất, góp phần phát triển lực lượng khách hàng trung thành của Habubank
Sản phẩm của Habubank chú trọng đến sản phẩm thẻ và Ngân hàng cá nhân. Habubank xác định thẻ là công cụ xương sống của mảng dịch vụ Ngân hàng bán lẻ, hỗ trợ huy động vốn hữu hiệu trong tương lai và kênh tự động, điện tử-là kênh cung cấp sản phẩm dịch vụ khác đến khách hàng cá nhân. Năm 2009, bên cạnh việc gia tăng tiện ích cho thẻ, mở rộng kết nối hệ thống trong nước, Habubank còn tham gia thị trường thẻ quốc tế qua hệ thống CUP, VISA, MASTER
Habubank trở thành thành viên của khối VNBC, chính thức kết nối hệ thống chấp nhận thẻ gồm hơn 300 máy ATM của các Ngân hàng thành viên là Ngân hàng Đông Á, Sài Gòn Công thương… để khách hàng tiện giao dịch. Năm 2009 Habubank đã có rất nhiều tiến bộ trong cải tiến thủ tục, quy trình giao dịch và dịch vụ khách hàng.
Habubank không ngừng sáng tạo và ứng dụng các chính sách hiệu quả nhất, tạo ra cơ hội phát triển nghề nghiệp một cách công bằng dựa trên năng lực và kết quả công việc. Chính điều đó giúp cho Habubank giữ được nguồn nhân lực đang có và thu hút nguồn nhân lực mới có chất lượng cao. Đây cũng là một trong những lợi thế của Habubank. Habubank đang thực hiện thống nhất hệ thống nhận diện, tuy nhiên tại thị trường phía Bắc thì hình ảnh Habubank chưa mạnh do ít được khách hàng biết đến
Website của Habubank có mẫu quảng cáo của Ngân hàng giúp cho những người truy cập trang web ghi nhớ sâu hơn logo, hình ảnh của Ngân hàng. Tuy nhiên việc tra cứu thông tin về địa chỉ của các chi nhánh lại rất khó khăn làm cho việc tìm địa chỉ giao dịch của các khách hàng mới có phần khó khăn
Hiện tại Habubank có Hội sở và 50 chi nhánh phòng giao dịch, khả năng bao phủ thị trường của Habubank còn kém, đây là yếu tố bất lợi trong hoạt động tài chính Ngân hàng
2.3.3 Ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu Eximbank
Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam ( Vietnam Eximbank ) là Ngân hàng TMCP đầu tiên của Việt Nam, chính thức đi vào hoạt động từ 17/1/1990. Năm 2009 vốn điều lệ đạt gần 8.800 tỷ đồng, tốc độ tăng vốn điều lệ khá nhanh
Eximbank cung cấp đầy đủ các dịch vụ của một Ngân hàng tầm cỡ quốc tế như: tiết kiệm tiền gửi, tín dụng bảo lãnh, thanh toán quốc tế_chiết khấu chứng từ, dịch vụ tài chính_du học, kinh doanh ngoại tệ, thẻ tín dụng và các dịch vụ Ngân hàng khác: ngân quỹ, tư vấn tài chính tiền tệ, dịch vụ địa ốc, truy vấn tài khoản, dịch vụ chuyển tiền…Eximbank không ngừng đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ trên nền tảng công nghệ Ngân hàng hiện đại, tiếp cận với các sản phẩm tài chính hiện đại trên thế giới
Tính đến năm 2009, Eximbank có tới 121 điểm giao dịch trên toàn quốc . Mạng lưới của Eximbank phát triển khá nhanh, tuy nhiên số lượng chi nhánh vẫn là con số khiêm tốn
2.3.4 Ngân hàng ngoài quốc doanh VPBank
Vốn điều lệ của VPBank năm 2009 là 2.574 tỷ đồng. Sản phẩm của VPBank rất phong phú bao gồm các sản phẩm cho cá nhân, cho doanh nghiệp, sản phẩm điện tử: Tiết kiệm. tiền gửi thanh toán, tín dụng bán lẻ, dịch vụ thẻ, tín dụng doanh nghiệp,dịch vụ thanh toán trong nước, dịch vụ thanh toán quốc tế…
Thế mạnh của VPBank là việc nghiên cứu thị trường được thực hiện rất tốt, nên sản phẩm của VPBank khi đưa ra thị trường có sự phù hợp cao.
Trên cả nước, VPBank
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 110825.doc