Đề tài Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại Sở giao dịch I – Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam

Kể từ khi thực hiện chính sách mở cửa nền kinh tế, quá trình giao lưu thương mại giữa Việt Nam và thế giới ngày càng phát triển. Thanh toán quốc tế từ đó cũng ra đời và mở rộng phạm vi, đây là khâu quan trọng trong kinh doanh quốc tế nói chung và kinh doanh xuất nhập khẩu nói riêng. Nếu nghiệp vụ thanh toán được thực hiện nhanh chóng và thông suốt sẽ thúc đẩy quá trình trao đổi hàng hóa giữa các quốc gia.

Trong giai đoạn đổi mới, các Ngân hàng thương mại đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế đất nước NHNo & PTNT VN nói chung và Sở giao dịch I - NHNo & PTNT VN nói riêng đã có một số thành công nhất định trong việc phát triển giao dịch hướng ngoại, mở rộng qui mô và đa dạng hóa các dịch vụ Ngân hàng, củng cố và tạo được niềm tin đối với khách hàng trong và ngoài nước góp phần tích cực vào nâng cao hiệu quả kinh doanh, tăng lợi nhuận và trở thành một trong những lĩnh vực kinh doanh chính đồng thời cũng đã và đang bộc lộ một số thiếu sót, tồn tại cần khắc phục.

Qua tìm hiểu ở Sở giao dịch I - NHNo & PTNTVN về tình hình thanh toán quốc tế, em đã chọn đề tài: "Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại Sở giao dịch I – Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam".

Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài gồm 3 chương

Chương I: Một số vấn đề cơ bản về thanh toán quốc tế.

Chương II: Thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế tại Sở giao dịch I - NHNo & PTNT VN.

Chương III: Một số kiến nghị góp phần hoàn thiện và phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại Sở giao dịch I – NHNo & PTNTVN.

 

doc52 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1096 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Đề tài Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại Sở giao dịch I – Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu Kể từ khi thực hiện chính sách mở cửa nền kinh tế, quá trình giao lưu thương mại giữa Việt Nam và thế giới ngày càng phát triển. Thanh toán quốc tế từ đó cũng ra đời và mở rộng phạm vi, đây là khâu quan trọng trong kinh doanh quốc tế nói chung và kinh doanh xuất nhập khẩu nói riêng. Nếu nghiệp vụ thanh toán được thực hiện nhanh chóng và thông suốt sẽ thúc đẩy quá trình trao đổi hàng hóa giữa các quốc gia. Trong giai đoạn đổi mới, các Ngân hàng thương mại đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế đất nước NHNo & PTNT VN nói chung và Sở giao dịch I - NHNo & PTNT VN nói riêng đã có một số thành công nhất định trong việc phát triển giao dịch hướng ngoại, mở rộng qui mô và đa dạng hóa các dịch vụ Ngân hàng, củng cố và tạo được niềm tin đối với khách hàng trong và ngoài nước góp phần tích cực vào nâng cao hiệu quả kinh doanh, tăng lợi nhuận và trở thành một trong những lĩnh vực kinh doanh chính đồng thời cũng đã và đang bộc lộ một số thiếu sót, tồn tại cần khắc phục. Qua tìm hiểu ở Sở giao dịch I - NHNo & PTNTVN về tình hình thanh toán quốc tế, em đã chọn đề tài: "Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại Sở giao dịch I – Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam". Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài gồm 3 chương Chương I: Một số vấn đề cơ bản về thanh toán quốc tế. Chương II: Thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế tại Sở giao dịch I - NHNo & PTNT VN. Chương III: Một số kiến nghị góp phần hoàn thiện và phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại Sở giao dịch I – NHNo & PTNTVN. Chương I Một số vấn đề cơ bản về thanh toán quốc tế 1.1. Thanh toán quốc tế và vai trò của nó 1.1.1. Khái niệm về thanh toán quốc tế Trong thời đại ngày nay, khi mà trình độ quốc tế hóa đời sống kinh tế ngày càng cao thì không một quốc gia nào có thể tồn tại và phát triển nếu thực hiện chính sách kinh tế đóng cửa. Bất kể là đi theo chế độ chính trị nào, các quốc gia đều nhận thức được ý nghĩa to lớn của việc tham gia vào quá trình phân công lao động quốc tế, nền tảng phát triển trao đổi hàng giữa các nước. Sự buôn bán, giao lưu hàng hóa giữa các nước đặt ra yêu cầu cho quan hệ vấn đề là phải thanh toán quốc tế. Trong thương mại quốc tế, việc thanh toán quốc tế diễn ra dưới các hình thức hàng đổi hàng hoặc chi trả bằng tiền tệ. Quan hệ thanh toán quốc tế được tổ chức ngày một hoàn chỉnh cùng với sự phát triển của hệ thống các NHTM và sự xuất hiện của phương tiện thanh toán quốc tế. Về bản chất, thanh toán quốc tế là việc chi trả lẫn nhau giữa người chi trả (người nhập khẩu) và người thụ hưởng (người xuất khẩu) ở các quốc gia để hoàn tất các khoản về xuất nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ, đầu tư vốn, vay nợ, viện trợ theo những hình thức thanh toán khác nhau. 1.1.2. Vai trò của thanh toán quốc tế Đối với hoạt động xuất nhập khẩu - Thanh toán quốc tế là một công cụ quan trọng góp phần thực hiện giá trị hàng hóa xuất nhập khẩu. Khi quá trình thanh toán được hoàn tất nghĩa là giao dịch đã được thực hiện. Quá trình dịch chuyển của hàng hóa có thể diễn ra trước, trong hoặc sau quá trình thanh toán nhưng trên thực tế, đa số trường hợp thanh toán là khâu sau cùng. Chính vì vậy, thanh toán là điều kiện cần và đủ để quá trình phân phối hàng hóa xảy ra. - Thanh toán quốc tế là cầu nối giữa người mua và người bán (hay giữa nhà nhập khẩu và xuất khẩu) vì nó gắn với quyền lợi và nghĩa vụ của các bên. Các quy định về điều kiện thanh toán đều do hai bên thỏa thuận và thống nhất. Nếu các điều kiện đó được thực hiện nghiêm túc và hợp lý thì sẽ đảm bảo được quyền lợi cũng như uy tín của các bên. Ngoài ra, thanh toán quốc tế phát sinh từ các hoạt động ngoại thương, qua thanh toán, các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu sẽ nắm bắt được các thông tin về thị trường trong và nước, hiểu rõ thêm về thị trường trong và ngoài nước, hiểu rõ thêm về các đối tác của mình. b) Đối với ngân hàng Việc hoàn thiện và phát triển hoạt động thanh toán quốc tế có vị trí và vai trò hết sức quan trọng đối với hoạt động của ngân hàng, nó không chỉ là một dịch vụ thuần túy mà còn được coi là một trong những hoạt động quan trọng bổ sung và hỗ trợ cho các mặt hoạt động khác của ngân hàng. - Thanh toán xuất khẩu là một mặt của hoạt động thanh toán quốc tế và là dịch vụ đối ngoại của các ngân hàng thương mại. Đây cũng là hình thức chính để tài trợ ngoại thương đối với các đơn vụ xuất khẩu, mở rộng quan hệ đối ngoại và tạo điều kiện để hiện đại hóa công nghệ Ngân hàng. Khi làm trung gian thanh toán các Ngân hàng còn thu được khoản phí không nhỏ bổ sung vào nguồn thu nhập của mình. - Hoạt động thanh toán quốc tế giúp cho ngân hàng thu hút thêm được khách hàng có nhu cầu về thanh toán quốc tế về giao dịch, trên cơ sở đó Ngân hàng tăng thêm qui mô hoạt động của mình, nâng cao uy tín và tạo niềm tin cho khách hàng. - Hoạt động thanh toán quốc tế giúp cho ngân hàng đẩy mạnh được hoạt động tài trợ tín dụng xuất nhập khẩu cũng như tăng cường được nguồn vốn huy động tạm thời nhàn rỗi của các doanh nghiệp, tao ra quá trình quản lý vốn khép kín, tạo điều kiện thuận lợi cho quản lý vốn tín dụng, tránh được rủi ro quản lý vốn sai mục đích. - Hoạt động thanh toán quốc tế giúp cho hoạt động của ngân hàng vượt ra khỏi phạm vi quốc gia, hòa nhập vào cộng đồng Ngân hàng thế giới, nâng cao uy tín của mình trên thương trường quốc tế, khai thác nguồn vốn tài trợ của các Ngân hàng nước ngoài và nguồn vốn trên thị trường tài chính quốc tế để đáp ứng tốt hơn nhu cầu vay vốn của khách hàng. 1.2. Các phương tiện và phương thức trong thanh toán quốc tế 1.2.1. Các phương tiện thanh toán quốc tế Hiện nay, để thực hiện việc chi trả thường xuyên giữa các nước được sử dụng chủ yếu trong thanh toán quốc tế là hối phiếu, lệnh phiếu, thẻ séc. a) Hối phiếu Hối phiếu là một lệnh trả tiền vô điều kiện do một người ký phát cho một người khác, yêu cầu người này khi nhìn thấy hối phiếu hoặc đến một ngày cụ thể nhất định, hoặc đến một ngày có thể xác định trong tương lai, phải trả một số tiền nhất định cho một người nào đó, hoặc theo lệnh của người này trả cho một người khác hoặc trả cho người cầm phiếu. Các loại hối phiếu Dựa vào các tiêu thức khác nhau mà người ta có thể phân chia hối phiếu như sau: - Căn cứ vào chủ thể lập hối phiếu: Hối phiếu thương mại; Hối phiếu Ngân hàng. - Căn cứ vào thời hạn trả tiền: Hối phiếu trả tiền ngay; Hối phiếu có kỳ hạn. - Căn cứ vào chứng từ kèm theo: Hối phiếu trơn; Hối phiếu kèm chứng từ. - Căn cứ vào sự chuyển nhượng: Hối phiếu đích danh; Hối phiếu theo lệnh. Đặc điểm của hối phiếu - Tính trừu tượng: Trên hối phiếu không cần ghi quan hệ tín dụng, không cần ghi rõ nguyên nhân phát sinh việc lập hối phiếu, chỉ cần ghi rõ số tiền phải trả, trả cho ai, người nào thanh toán, khi nào phải thanh toán. Khi hối phiếu nằm trong tay người thứ ba tách ra khỏi hợp đồng thì nó trở thành một trái vụ độc lập. - Tính bắt buộc phải trả tiền: Người trả tiền hối phiếu phải trả đầy đủ đúng theo nội dung ghi trên tờ hối phiếu và không được viện lý do riêng của bản thân để từ chối trả tiền, trừ trường hợp hối phiếu lập ra không đúng luật. - Tính lưu thông của hối phiếu: Thể hiện ở chỗ nó có thể được chuyển nhượng từ người này sang người khác trong thời hạn của nó bằng phương thức ký hậu. * Hối phiếu có ưu điểm là: Người sử dụng hối phiếu chủ động trọng thanh toán; nhờ vào tính chất trừu tượng và tình bắt buộc trả tiền mà hối phiếu có khả năng được sử dụng như một phương tiện lưu thông thuận tiện trên thị trường hối đoái. b) Séc (Check) Séc là một tờ lệnh trả tiền vô điều kiện của người chủ tài khoản, ra lệnh cho ngân hàng trích từ tài khoản của mình một số tiền nhất định để trả tiền cho người cầm séc, người có tên trên tờ séc hoặc trả theo lệnh của người ấy một số tiền nhất định. * Các loại séc: - Căn cứ vào khả năng chuyển nhượng: Séc đích danh; Séc vô danh; Séc theo lệnh (Séc bảo chi) - Căn cứ vào đặc điểm sử dụng séc: Séc tiền mặt; Séc chuyển khoản Séc gạch chéo; Séc xác nhận; Séc du lịch. * Đặc điểm của séc - Séc có ưu điểm là: Có giá trị thanh toán khi còn thời hạn hiệu lực. Vì, séc là một mệnh lệnh trả tiền vô điều kiện, không phải trả chỉ là yêu cầu, do vậy, khi nhận được lệnh này, ngân hàng sẽ chấp nhận mệnh lệnh một cách vô điều kiện trừ trường hợp tài khoản của người phát hành không còn tiền và tờ séc được ký trái pháp luật; an toàn trong thanh toán. - Tuy nhiên, hạn chế trong thanh toán bằng séc do đặc điểm có thời hạn và khả năng thanh toán phụ thuộc vào số dư tài khoản của người phát hành séc đã làm cho nó ít được sử trong thanh toán mậu dịch hơn là trong thanh toán phi mậu dịch. c) Lệnh phiếu KN: Lệnh phiếu là một tờ giấy cam kết trả tiền vô điều kiện do người lập phiếu phát ra hứa trả tiền cho người hưởng lợi hoặc theo lệnh của người này trả cho người khác qui định trong lệnh phiếu đó. * Đặc điểm của lệnh phiếu: - Kỳ hạn của lệnh phiếu được ghi rõ trên nó - Lệnh phiếu có thể do một hay nhiều người ký phát để cam kết thanh toán cho một hay nhiều người hưởng lợi. - Lệnh phiếu cần có sự bảo lãnh của Ngân hàng hoặc công ty tài chính. Sự bảo lãnh này đảm bảo khả năng thanh toán của lệnh phiếu. - Khác với hối phiếu thường gồm 2 bản, lệnh phiếu chỉ có một bản chính do con nợ ký phát ra để chuyền tiền cho người hưởng lợi. Vì lệnh phiếu có nhược điểm là thụ động trong thanh toán, cần phải có sự bảo lãnh của NH hoặc công ty tài chính do vậy, việc sử dụng nó không được thuận tiện nên ít được được sử dụng hơn hối phiếu d) Thẻ điện tử - Thẻ điện tử được sử dụng chủ yếu trong lĩnh vực phi thương mại, sử dụng công cụ này đòi hỏi phải có máy móc hiện đại chuyên dùng. - Phương tiện này sẽ ngày càng được sử dụng rộng rãi trong thời đại khoa học kỹ thuật phát triển một cách nhanh chóng và truyền tin viễn thông ngày một hoàn hảo như hiện nay. - Ưu điểm sử dụng thẻ: Đảm bảo an toàn trong thanh toán. - Nhược điểm: Nó chịu sự khống chế của thời hạn hiệu lực và số dư tài khoản gốc tại nơi phát hành thẻ; thanh toán các khoản nhỏ phát sinh trong du lịch. 1.2.2. Các phương thức trong thanh toán quốc tế Phương thức thanh toán là người bán dùng cách nào để trả tiền hàng. Trong buôn bán người ta có thể lựa chọn nhiều phương thức khác nhau để thu tiền hàng hoặc trả tiền hàng. Mỗi phương thức đều có ưu nhược điểm của nó và đây cũng chính là điểm nảy sinh mâu thuẫn về quyền lợi giữa người mua và người bán. Vì vậy, người mua người bán đều quan tâm đến việc lựa chọn một phương thức thanh toán thích hợp nhất trong giao dịch mua bán của mình. Ngân hàng là một thành viên quan trọng thanh toán quốc tế. Chất lượng công tác thanh toán quốc tế của ngân hàng có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của đôi bên tham gia thương mại. Tuy nhiên, ngân hàng chỉ là một thành viên tham gia thanh toán hộ, làm dịch vụ cho khách. Do đó, ngân hàng chỉ tiến hành thanh toán theo phương thức mà các bên đã ký kết trong hợp đồng, không liên quan đến việc mua bán giữa họ. Có ba phương thức thanh toán quốc tế chủ yếu qua ngân hàng, đó là: + Phương thức thanh toán chuyển tiền; Phương thức thanh toán nhờ thu; Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ. a) Phương thức chuyển tiền * Khái niệm: Đây là phương thức thanh toán mà trong đó khách hàng (người trả tiền) yêu cầu Ngân hàng của mình chuyển một số tiền nhất định cho người khác (người hưởng lợi) ở một thời điểm nhất định bằng phương tiện chuyển tiền do khách hàng yêu cầu. * Các hình thức chuyển tiền: - Hình thức chuyển tiền bằng điện (Telegraphic transfer - T/T): Ngân hàng chuyển tiền thực hiện việc chuyển tiền bằng cách ra lệnh bằng điện cho Ngân hàng đại lý ở nước ngoài trả tiền cho khách, hiện nay được thực hiện qua mạng SWIFT hoặc Telex. Hình thức thanh toán này có lợi cho nhà xuất khẩu vì nhận được tiền nhanh chóng. - Hình thức chuyển tiền bằng thư (Mail transfer – M/T): Ngân hàng chuyển tiền thực thực hiện việc chuyển tiền bằng cách gửi thư ra lệnh cho Ngân hàng nước ngoài trả tiền cho người thụ hưởng. Tuy với mức phí rẻ hơn hình thức điện báo nhưng người thụ hưởng nhận được chậm và không an toàn. * Ưu điểm, nhược điểm của phương thức chuyển tiền Đơn giản không đòi hỏi cao về mặt nghiệp vụ, nếu là trả tiền trước thì thuận lợi cho người xuất khẩu. - Nếu dùng phương thức chuyển tiền trả trước tiền hàng người mua sẽ chịu nhận thiệt thòi vì hàng hóa chưa nhận được hay không có một đảm bảo nào hàng sẽ nhận được mà không phải trả trước cho người bán. Do đó, không những vốn bị chiếm dụng mà còn gặp nguy hiểm là có thể vì một lý do nào đó người bán không giao hàng. Trái lại, người bán chưa gửi hàng đã nhận được tiền của người mua. Như vậy, họ không những an tâm, không lo lắng gì về tiền hàng phải thu mà còn có thể lợi dụng được vốn của người mua để hoạt động kinh doanh. - Nếu trả sau khi nhận hàng người mua có lợi, hàng hóa chắc chắn, còn người bán sau khi gửi hàng mới nhận được tiền thì không những vốn bị ứ đọng mà còn gặp nguy hiểm, nhiều lý do nào đó hoặc người nhận vin vào lý do về quy cách phẩm chất hàng hóa không đúng như trong hợp đồng... mà không nhận, dẫn đến không đảm bảo thu đủ tiền hàng hoặc không thu được đúng hạn. Việc trả tiền cho người bán phụ thuộc vào thiện chí của người mua, do vậy bên xuất khẩu dễ bị bên nhập khẩu chiếm dụng vốn trong thanh toán. Qua đó, ta thấy rằng phương thức thanh toán này tỏ ra không công bằng giữa hai bên, thanh toán diễn ra không chắc chắn, không an toàn. Do vậy, chỉ áp dụng phổ biến để trả nợ thanh toán tiền hàng và vốn giữa công ty mẹ và công ty con trả tiền ứng trước, thanh toán hợp đồng đại lý... thanh toán phi mậu dịch. b) Phương thức nhờ thu * Khái niệm: Phương thức nhờ thu là phương thức mà người bán sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng hoặc cung ứng một dịch vụ cho khách hàng sẽ ký phát hối phiếu đòi tiền người mua, nhờ ngân hàng thu hộ số tiền số tiền ghi trên hối phiếu. * Các loại nhờ thu - Nhờ thu phiếu trơn (Clean collection): Là phương thức trong đó người bán ủy thác cho ngân hàng thu hộ tiền ở người mua, căn cứ vào hối phiếu do mình lập ra, không kèm theo điều kiện gì cả, còn chứng từ hàng hóa gửi thẳng cho người mua không qua ngân hàng. - Nhờ thu kèm chứng từ (Document Collection): Là phương thức mà người bán ủy thác cho Ngân hàng thu hộ tiền ở người mua, không những căn cứ vào hối phiếu mà còn căn cứ vào bộ chứng từ hàng hóa gửi kèm theo với điều kiện là nếu người mua trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền hối phiếu thì Ngân hàng mới trao bộ chứng từ hàng hóa cho người mua để nhận hàng. Căn cứ vào thời hạn trả tiền, nhờ thu kèm chứng từ có 2 loại: + Nhờ thu trả tiền đổi chứng từ (Document against payment - D/P): Đó là phương thức nhờ thu, theo đó Ngân hàng đại lý tại nước được chỉ thị của Ngân hàng nước xuất khẩu trao chứng từ cho người mua hàng khi người mua hàng trả đủ số tiền ghi trên hối phiếu. + Nhờ thu chấp nhận đổi chứng từ (Document against acceptance - D/A): Đó là phương thức nhờ thu qua Ngân hàng, theo đó Ngân hàng đại lý nước nhập khẩu trao các chứng từ cho người nhập khẩu khi người này chấp nhận thanh toán hối phiếu bằng văn bản gửi cho Ngân hàng. Trong phương thức nhờ thu kèm chứng từ, áp dụng hình thức D/A, người bán chịu rủi ro nhiều hơn so với D/P. Nhiều khi đến hạn trả tiền của hối phiếu người mua có thể không trả tiền vì một lý do nào đó trong khi đã nhận hàng, mà quyền sở hữu của người xuất khẩu với hàng hóa mất ngay từ khi người mua chấp nhận hối phiếu. Đối với phương thức D/P, người nhập khẩu phải trả tiền khi nhận bộ chứng từ hàng hóa mà không được kiểm tra hàng hóa trước. Vì vậy, người mua gặp rủi ro, trong trường hợp hàng hóa giao không đúng với mô tả trong chứng từ hoặc không đúng như trong hợp đồng. Còn người xuất khẩu phải tin tưởng vào khả năng thanh toán và thiện chí của người nhập khẩu và Ngân hàng nước ngoài tham gia hoàn toàn không chịu trách nhiệm thanh toán. * Ưu điểm, nhược điểm * Ưu điểm: Trong phương thức nhờ thu kèm chứng từ, người ủy thác cho Ngân hàng ngoài việc thu hộ tiền còn có việc nhờ Ngân hàng khống chế chứng từ hàng hóa đối với người mua. Đây là sự khác nhau cơ bản giữa nhờ thu kèm chứng từ và nhờ thu phiếu trơn. Với cách khống chế chứng từ này, quyền lợi của người bán được đảm bảo hơn. * Nhược điểm: - Phương thức nhờ thu hối phiếu trơn: Phương thức này chỉ có thể áp dụng trong những trường hợp sau: + Người bán và người mua tin cậy lẫn nhau hoặc là có quan hệ liên doanh với nhau giữa công ty mẹ, công ty con hoặc chi nhánh của nhau. + Thanh toán về các dịch vụ có liên quan đến xuất nhập khẩu hàng hóa, việc thanh toán này không cần thiết phải kèm theo chứng từ như: tiền cước phí vận tải, bảo hiểm, phạt bồi thường... + Phương thức nhờ thu phiếu trơn không được áp dụng nhiều trong thanh toán về mậu dịch, vì nó không đảm bảo quyền lợi cho người bán vì việc nhận hàng của người mua hoàn toàn tách rời khỏi khâu thanh toán, do đó người mua có thể nhận hàng mà không trả tiền hoặc chậm trễ thanh toán. Đối với người mua áp dụng phương thức này cũng có điều bất lợi, vì nếu hối phiếu đến sớm hơn chứng từ hàng hóa, người mua phải trả tiền ngay trong khi không biết việc giao hàng của người bán có đúng hợp đồng hay không. Nhờ thu kèm chứng từ có một số nhược điểm như sau: + Người bán thông qua Ngân hàng mới khống chế được quyền định đoạt hàng hóa của người mua chứ chưa khống chế được việc trả tiền của người mua. Trong trường hợp giá hàng giảm thì rủi ro. + Người mua có thể kéo dài việc trả tiền bằng cách chưa nhận chứng từ hàng hóa hoặc có thể không trả tiền khi thấy tình hình tài chính bất lợi cho họ. + Việc trả tiền còn quá chậm chạp, từ lúc giao hàng đến lúc nhận được tiền có khi kéo dài vài tháng hoặc nửa năm. + Trong phương thức này Ngân hàng chỉ đóng vai trò làm người trung gian thu tiền hộ còn không có trách nhiệm đến việc trả tiền của người mua. c) Phương thức tín dụng chứng từ * Khái niệm: Phương thức tín dụng chứng từ là một sự thỏa thuận trong đó một Ngân hàng (Ngân hàng mở thư tín dụng) theo yêu cầu của khách hàng (người xin mở thư tín dụng) sẽ trả một số tiền nhất định cho người khác (người hưởng lợi số tiền của L/C) hoặc chấp nhận hối phiếu do người này ký phát trong phạm vi số tiền đó khi người này ký phát trong phạm vi số tiền đó khi người này xuất trình cho Ngân hàng một bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những quy định về ra trong L/C. * Các loại thư tín dụng: - Thư tín dụng không thể hủy ngang: Là loại thư tín dụng sau khi đã được mở thì ngân hàng mở L/C không được sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ trong thời hạn hiệu lực của nó trừ khi có sự thỏa thuận của các bên tham gia thư tín dụng. - Thư tín dụng không thể hủy ngang có xác nhận: Là loại thư tín dụng mà sau khi người xuất khẩu đã được trả tiền thì Ngân hàng mở L/C không còn quyền đòi lại tiền người xuất khẩu trong bất cứ trường hợp nào. - Thư tín dụng chuyển đổi: Là loại thư tín dụng không thể hủy bỏ, trong đó qui định quyền của người hưởng lợi thứ nhất có thể yêu cầu Ngân hàng mở L/C chuyển nhượng toàn bộ hay một phần số tiền của L/C cho một hay nhiều người khác. L/C chuyển nhượng chỉ được quyền chuyển nhượng một lần. Chi phí chuyển nhượng do người hưởng lợi thứ nhất chịu trừ khi có qui định khác. - Thư tín dụng tuần hoàn: Là loại L/C không thể hủy bỏ, sau khi sử dụng xong hoặc đã hết thời hạn hiệu lực thì nó lại tự động có giá trị như cũ, và cứ như vậy nó tuần hoàn cho đến khi nào tổng giá trị hợp đồng được thực hiện. - Thư tín dụng giáp lưng: Sau khi nhận được L/C do người nhập khẩu mở cho mình hưởng, người xuất khẩu dùng L/C này để thế chấp mở một L/C khác cho người hưởng lợi khác hưởng với nội dung gần giống như L/C ban đầu, L/C sau gọi là L/C giáp lưng. - Thư tín dụng đối ứng: Là loại L/C chỉ bắt đầu có hiệu lực khi thư tín dụng kia đối ứng với nó đã mở ra. Loại này thường được sử dụng trong phương thức mua bán hàng đổi hàng. - L/C dự phòng: L/C dự phòng là phương thức đảm bảo thực hiện hợp đồng hay là chế tài để đảm bảo sự thanh toán khi các bên ký kết hợp đồng không thực hiện nghĩa vụ của mình. Ngân hàng là người đảm bảo quyền lợi cho các bên tham gia. - L/C thanh toán chậm: Là loại thư tín dụng không thể hủy bỏ, trong đó Ngân hàng mở L/C hay Ngân hàng xác nhận L/C cam kết với người hưởng lợi sẽ thanh toán dần dần toàn bộ số tiền của L/C trong thời hạn qui định rõ trong L/C. * Ưu nhược điểm - Ưu điểm: + Tín dụng chứng từ đã khắc phục được nhược điểm của hai phương thức nhờ thu và chuyển tiền, trong quan hệ này lợi ích của người mua và người bán được đảm bảo nếu thực hiện đúng các điều kiện và điều khoản trong hợp đồng. Người bán và người mua có thể tính toán được thời gian phải thanh toán và thời gian nhận được tiền do đó tự chủ về tài chính. + Đối với người xuất khẩu: họ được đảm bảo chắc chắn rằng sau khi giao hàng và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình theo đúng điều kiện trong L/C thì được thanh toán tiền ngay. + Đối với người nhập khẩu: Họ cũng được đảm bảo chắc sau khi trả tiền họ cũng nhận được hàng ngay. - Nhược điểm: + Đối với người xuất khẩu: Đôi khi Ngân hàng và người nhập khẩu từ chối thanh toán, do vậy có thể gặp phải rủi ro thanh toán nên cần tìm một ngân hàng lớn xác nhận. + Đối với người nhập khẩu: Khi yêu cầu mở L/C, họ phải ký gửi một số tiền hoặc vay của Ngân hàng, do vậy, vốn lưu động sẽ bị ứ đọng, hàng về sau, chứng từ về trước không biết hàng như thế nào đã phải thanh toán do vậy dễ bị gặp rủi ro về hàng hóa. - Mặt khác, thanh toán theo phương thức L/C là giao dịch trên giấy tờ. Những chứng từ gửi hàng do hãng vận tải phát hành là chứng từ đổi lấy hàng hóa. Nhưng những dữ kiện ghi trên chứng từ chỉ là những thông tin bên ngoài bao bì theo báo cáo của người xuất khẩu. Hãng vận tải mặc dù có trách nhiệm kiểm tra nhưng cũng không thể kiểm tra toàn bộ hàng hóa một cách chi tiết, đảm bảo chính xác nội dung hàng hóa có đúng như thế không. Điều này phần nào giao phó cho người xuất khẩu. Vì vậy, nếu gặp phải người xuất khẩu tùy tiện, đóng cả hàng xấu hàng tốt thì hãng vận tải làm chứng từ hóa đơn xác nhận đã nhận. - Về phần mình, Ngân hàng cũng chỉ nhận chứng từ gửi hàng, thấy đúng với hóa đơn L/C thì trả tiền. Người nhập cũng phải trả tiền cho Ngân hàng để nhận chứng từ. Khi biết mình bi lừa người nhập khẩu không thể kiện Ngân hàng, hoặc hãng vận tải, chỉ có thể kiện người xuất khẩu. Song, những trường hợp người xuất khẩu đã cao chạy xa bay, hoặc bị phá sản... còn nếu được giải quyết bằng trọng tài kinh tế quốc tế... người nhập khẩu cũng còn gặp nhiều khó khăn phức tạp. Đây cũng chính là một số hạn chế của tín dụng chứng từ. 1.2.3. Sự vận dụng các phương thức thanh toán này ở Việt Nam ởở VN, trước năm 1990, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam là Ngân hàng độc quyền kinh doanh ngoại hối tín dụng và các dịch vụ đối ngoại. Quá trình phát triển quan hệ thanh toán quốc tế giữa Việt Nam với các nước XHCN bắt đầu từ chế độ thanh toán clearing hai bên. Tiếp đến là chế độ thanh toán clearing bằng đồng Rúp chuyển khoản qua NH hợp tác kinh tế quốc tế (MBES) với các nước trong khối SEV. Bước sang năm 90, tình hình kinh tế thế giới có nhiều biến động dữ dội trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị... hệ thống các nước XHCN tan vỡ, cơ chế thanh toán trên không còn phù hợp và bị loại khỏi thanh toán quốc tế. Năm 1990 cũng là mốc Việt Nam chuyển đổi có chế, bộ mặt ngoại thương Việt Nam cũng có nhiều biến đổi. Việc áp dụng phương thức thanh toán nào đều là do thỏa thuận của các bên tham gia hợp đồng. Nhưng trong đó, phương thức thanh toán chuyển tiền bằng điện và tín dụng chứng từ được sử dụng rộng rãi nhất. + Phương thức chuyển tiền đơn giản, dễ thực hiện. Sở dĩ trường hợp các nhà xuất khẩu Việt Nam khi là người xuất khẩu hay chọn phương thức chuyển tiền bằng điện thì họ sẽ nhanh chóng thu được tiền hàng. Trường hợp là nhà nhập khẩu thì nên quy định rõ ràng về phí, trách nhiệm về phí hợp đồng. Ta không chịu những phí bên ngoài Việt Nam. + Trong thanh toán ta cũng sử dụng phương thức nhờ thu. Theo qui định của Bộ Thương mại, xuất khẩu nếu thanh toán theo phương thức này phải là D/P. Có như vậy, mới đảm bảo an toàn cho bên xuất và bên nhập, đặc biệt cho các nhà xuất khẩu Việt Nam, họ mới sớm nhận được tiền hàng. Điều đó rất có lợi cho họ, nhất là trong hoàn cảnh nước ta đang còn nghèo ngoại tệ như hiện nay. + Phương thức tín dụng chứng từ so với các phương thức khác là hoàn hảo hơn cả. Tín dụng chứng từ là sự vận động của hàng hóa gắn liền với sự vận động của tiền tệ, nên người bán có thể thu được tiền nhanh chóng, tăng tốc độ luân chuyển vốn; người mua có thể nhận hàng gần như đồng thời với việc thanh toán của mình. Chính vì lẽ đó mà tín dụng chứng từ được sử dụng nhiều nhất, chiếm khoảng 80% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Như vậy, phương thức thanh toán đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong nền ngoại thương Việt Nam. Nó trực tiếp ảnh hưởng đến quyền lợi và nghĩa vụ của các nhà xuất khẩu Việt Nam trong quá trình thực hiện hợp đồng ngoại thương. Tùy từng loại hàng hóa, từng trường hợp cụ thể mà các nhà xuất nhập khẩu Việt Nam cần lựa chọn phương thức thanh toán cho phù hợp, không bị các nhà xuất khẩu nước ngoài ăn chặn, chèn ép, nhất là trong điều kiện Việt Nam mới bước đầu tham gia vào thị trường thế giới sôi động, linh hoạt và đầy phức tạp. 1.3. Những văn bản pháp lý liên qua

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNGUYE~10.DOC
Tài liệu liên quan