Đề tài Giải pháp đẩy mạnh sản xuất và tiêu thụ Nấm ăn và nấm dược liệu tại Việt Nam

Thế kỷ 21 là thế kỷ của tri thức, khoa học và công nghệ, tất cả các nước đang lĩnh hội xu hướng này và nỗ lực phát triển hướng đi của mình theo hướng đi của toàn thế giới. Trong đó, công nghệ sinh học là một trong những lĩnh vực công nghệ mũi nhọn có tính chiến lược của toàn nhân loại. Đặc biệt đối với Việt Nam, công nghệ sinh học có vai trò cực kỳ quan trọng trong lĩnh vực xây dựng một nền nông nghiệp sinh thái hiện đại, phát triển toàn diện và bền vững. Việt Nam với phần đông dân số đều làm nghề nông, vì vậy, công nghệ sinh học đối với nền nông nghiệp nước nhà là một hướng đi đúng đắn và cấp thiết. Đảng và Nhà nước ta đã nắm bắt và có sự quan tâm kịp thời, hợp lý đối với công nghệ sinh học, đặc biệt là công trình nghiên cứu và sản xuất Nấm ăn – nấm dược liệu.

Ngành sản xuất nấm ăn, nấm dược liệu ở Việt nam đã hình thành từ lâu. Đó là một ngành có giá thành đầu tư ít, rất phù hợp với điều kiện tự nhiên, phù hợp với hoàn cảnh của phần lớn bà con nông dân .Vì thế, trong 10 năm trở lại đây ngành sản xuất Nấm được coi là một nghề mang lại hiệu quả kinh tế. Nó không chỉ mang lại lợi ích về mặt kinh tế như tăng thu ngoại tệ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, mà còn mang lại hiệu quả xã hội như: tăng thu nhập, giảm thất nghiệp, ổn định trật tự xã hội, giảm ô nhiễm môi trường, . Trong thời gian gần đây, nhờ chuyển giao công nghệ rộng rãi, Việt nam đã hình thành nhiều vùng chuyên canh sản xuất Nấm từ Bắc chí Nam.

Tuy những lợi ích chúng ta thu được từ ngành sản xuất nấm rất lớn, song chúng ta cũng gặp phải những hạn chế không nhỏ. Đó là việc nuôi trồng còn manh mún, phân tán; số lượng, chất lượng chưa đồng đều; công nghệ chế biến thấp, và đặc biệt khâu tiêu thụ - đầu ra của ngành nấm chưa được Nhà nước và các doanh nghiệp, các cơ quan hữu quan quan tâm, giải quyết đúng mức. Do vậy, hiện nay, sản lượng và chất lượng chế biến nấm vẫn chưa đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu. Do vậy, việc đẩy mạnh ngành sản xuất Nấm cần phải được đặt ra.

Đó chính là lý do chúng em đã chọn đề tài : “Giải phỏp đẩy mạnh sản xuất và tiêu thụ Nấm ăn và nấm dược liệu tại Việt Nam” để nghiên cứu. Với đề tài này, nhóm tác giả hy vọng sẽ giúp người tiêu dùng nhận thức rõ được lợi ích của nấm ăn và nấm dược liệu, giúp các doanh nghiệp Việt Nam thấy được tiềm năng to lớn của ngành sản xuất nấm để từ đó cùng với họ góp phần đưa ngành sản xuất Nấm phát triển trong xu thế nông thôn Việt Nam hội nhập quốc tế.

 

 

doc50 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1355 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Đề tài Giải pháp đẩy mạnh sản xuất và tiêu thụ Nấm ăn và nấm dược liệu tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương I Một số vấn đề lý luận liên quan đến phát triển nghề trồng nấm 1. Khái quát về một số loại nấm ăn - nấm dược liệu phổ biến tại Việt Nam 1.1. Nấm ăn 1.1.1. Đặc điểm của nấm rơm Nấm rơm (ảnh 5) có tên khoa học là Volvariella volvacea gồm nhiều loài khác nhau. Các vùng nhiệt đới như Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam… có điều kiện tự nhiên rất thích hợp để nấm rơm sinh trưởng và phát triển. Nhiệt độ thích hợp là 30-320C, độ ẩm nguyên liệu 65-70%, độ ẩm không khí 80%, độ pH trung tính, ưa thoáng khí. Tại Việt Nam, nấm rơm thích hợp trồng ở vùng Nam Trung Bộ và Nam Bộ vì nhiệt độ ổn định ở mức trên dưới 300C, có nguồn nguyên liệu dồi dào từ rơm rạ. Tất nhiên, vẫn có thể trồng theo vụ ở vùng đồng bằng Bắc bộ từ tháng 6 đến tháng 9 dương lịch hàng năm. Năng suất đạt khoảng 150kg nấm tươi trên 1 tấn nguyên liệu khô. 1.1.2. Đặc điểm của nấm mỡ Nấm mỡ (ảnh 1) có tên khoa học là Agaricus gồm loại A.bisporus và A.bitorquis màu trắng, màu nâu. Nấm mỡ có nguồn gốc từ những nước có khí hậu ôn đới. Nhiệt độ thích hợp trong giai đoạn hệ sợi phát triển là 24-250C, trong giai đoạn hình thành cây nấm là 15-170C, môi trường nuôi nấm có độ ẩm từ 65-70%, độ pH từ trung tính đến kiềm yếu, không sử dụng xenlulô trực tiếp (rơm rạ) mà phải trộn thêm một số phụ gia khác (phân hữu cơ, vô cơ). ở nước ta, nấm mỡ được nuôi trồng thích hợp ở vùng đồng bằng sông Hồng (do đảm bảo được nhiệt độ phù hợp, nguyên liệu ổn định), song nấm mỡ không thể nuôi quanh năm với điều kiện thời tiết khí hậu của vùng này. Vì thế, thời vụ sản xuất phải xác định dựa trên đặc điểm sinh trưởng và phát triển của nấm mỡ. Thời gian nên bắt đầu vào khoáng tháng 10 hàng năm, nếu làm sớm hoặc làm muộn hơn sẽ gặp thời tiết không thuận, có thể dẫn đến năng suất thấp. 1.1.3. Đặc điểm của nấm hương Nấm hương (ảnh 4) là một trong những loại nấm hoại sinh thuộc nhóm nấm mọc trên gỗ, có tên khoa học là Lentinus edodes. Nấm hương là loại nấm được thu hái tự nhiên và được nuôi trồng từ lâu đời. Loại nấm này thích hợp với khí hậu ôn đới, nhiệt độ để quả thể nấm hình thành và phát triển trung bình khoảng 15-160C, nhiệt độ sợi nấm phát triển (pha sợi) khoảng 24-260C, độ ẩm không khí cần thiết trên 80% và nấm hương có độ pH từ 7-8. Do đặc tính của loài nấm này thích nghi với vùng có nhiệt độ trung bình thấp nên thích hợp trồng ở các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta như Sapa, Cao Bằng, Bắc Cạn…Năng suất trung bình khi kết thúc toàn bộ quá trình thu hái đạt 15-20kg nấm khô trên một mét khối gỗ. So với năng suất của loại nấm khác thì năng suất của nấm hương có kém hơn, nhưng bù lại nấm hương có giá trị kinh tế khá cao. 1.1.4. Đặc điểm của nấm sò (bào ngư) Nấm sò (ảnh 2) có tên khoa học là Plourotus, bao gồm các loài P.ostreatus; P.florida; P.sajor caju… Nấm sò mọc dễ dàng trên các cơ chất rơm rạ, bã mía, mùn cưa... Nhiệt độ thích hợp đối với nhóm nấm chịu lạnh là 13-200C, đối với nhóm nấm chịu nhiệt độ cao hơn là 24-280C và nấm có độ pH trung tính. Nấm sò có thể trồng được quanh năm thích hợp với khí hậu của miền Bắc, nhưng thuận lợi nhất từ tháng 10 đến tháng 3 dương lịch hàng năm. Nấm sò có năng suất khá cao, đạt khoảng 400kg trên một tấn nguyên liệu khô. 1.1.5. Đặc điểm của mộc nhĩ Mộc nhĩ (ảnh 2) là một loại nấm ăn sinh trưởng phổ biến ở vùng có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm. Mộc nhĩ có nhiều loại khác nhau, bao gồm loại cánh mỏng có tên khoa học là Auricularia auricula, loại cánh dày có tên khoa học Auricularia polytricha. Nhiệt độ thích hợp để mộc nhĩ phát triển là 28-320C. Nếu nhiệt độ nằm ngoài khoảng này sẽ ảnh hưởng đến năng suất của mộc nhĩ. Nhờ có hệ enzim xenlulôaza rất khoẻ mà chúng phát triển tốt trên các nguyên liệu giàu chất xenlulô, licnhin như mùn cưa; thân cây gỗ mềm, không có tinh dầu, không độc; vỏ dừa; lõi ngô; rơm rạ…Do đặc tính của mộc nhĩ là ưa ẩm và nóng nên thời kỳ tốt nhất để nuôi trồng là cuối tháng 4 đến tháng 7 dương lịch đối với các tỉnh phía Bắc, còn đối với các tỉnh phía Nam thì có thể trồng mộc nhĩ quanh năm. Năng suất trung bình từ 20-25kg mộc nhĩ khô trên một mét khối gỗ. 1.2. Nấm dược liệu Theo thống kê, trên thế giới có khoảng 250.000 chủng nấm, trong đó khoảng 300 chủng có giá trị dược liệu nhưng số lượng thực tế được sử dụng làm thuốc chỉ từ 20-30 chủng. Trung Quốc là nước sử dụng nấm làm thuốc sớm nhất, cách đây khoảng hơn 1000 năm.Trong “Thần nông bản thảo kinh” và “Bản thảo cương mục” cùng một số sách thuốc khác đều ghi rõ tác dụng điều trị của các loài nấm như phục linh, trư linh, lôi hoàn, mã bột, đông trùng hạ thảo, bạch cương, linh chi…Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, chúng tôi chỉ đề cập đến nấm linh chi. 1.2.1. Đặc điểm của nấm linh chi về mặt sinh học Nấm linh chi (ảnh 3) có tên khoa học Ganoder malicidum. Nấm linh chi thích nghi ở nhiệt độ thấp, phát triển tốt từ 17-280C, độ ẩm không khí từ 75-80%, độ ẩm nguyên liệu từ 65-70%, thích hợp với khí hậu vùng ôn đới, độ ẩm cao, không thích nghi với nhiệt độ lạnh dưới 110C hoặc cao hơn 350C vì ngoài khoảng đó nấm sẽ bị chết hoặc không phát triển. Do vậy, ở Việt Nam, vùng trồng nấm linh chi lý tưởng thuộc khu vực Bắc Bộ. Thời vụ nuôi trồng nấm linh chi thích hợp từ khoảng 15 tháng 1 đến 15 tháng 3 hàng năm. Năng suất thu hoạch đạt 18-30kg nấm linh chi khô trên một tấn nguyên liệu. 1.2.2. Đặc điểm của nấm linh chi về mặt dược tính, dược lý Đối với bệnh về hệ tim mạch, nấm linh chi có tác dụng điều hoà, ổn định huyết áp. Với những người suy nhược cơ thể, huyết áp thấp thì nấm linh chi có tác dụng nâng huyết áp lên gần mức dễ chịu nhờ cải thiện, chuyển hoá dinh dưỡng. Các bệnh nhiễm mỡ, xơ mạch nếu dùng nấm linh chi có tác dụng giảm cholesterol toàn phần, giảm tỷ lệ mỡ trong máu, giảm đau tim, … Đối với các bệnh về hô hấp, nấm linh chi cũng đem lại kết quả khả quan, nhất là với những ca điều trị viêm phế quản dị ứng, hen phế quản tới 80% đều có tác dụng thuyên giảm bệnh theo hướng khỏi hẳn. Ngoài ra, nấm linh chi còn có tác dụng tốt đối với các bệnh gan mãn tính mới phát, nâng cao chức năng gan, ổn định đường huyết ở những người mắc bệnh tiểu đường. Hàng năm, doanh thu của các chế phẩm chống ung thư được điều chế từ nấm linh chi ở Đài Loan đạt trên 350 triệu USD. 2. Giới thiệu chung về quá trình phát triển nghề trồng Nấm ăn - nấm dược liệu tại Việt Nam Nghề trồng nấm ăn- nấm dược liệu ở Việt Nam đã có từ lâu. Ngay từ thời cổ xưa, bà con các dân tộc thiểu số như Dao, Mường, Nùng, Tày…ở vùng cao các tỉnh miền núi phía Bắc đã trồng nấm bằng cách dầm nát nấm hương (Lentinus edodes) hoà với nước cháo loãng, sau đó mang vào rừng, lấy lông gà quét các dịch này lên vỏ các cây (côm – Elaeocarpus sp, dẻ đỏ, dẻ sồi – Pasania…) được chặt hạ từ trước. Một thời gian sau, họ quay trở lại thu hoạch và tập quán này còn tồn tại đến thế kỷ trước. Phải tới thập kỷ 70 của thế kỷ 20, trồng nấm theo phường pháp chủ động tích cực mới được du nhập vào miền Bắc nước ta với những mốc đáng ghi nhận sau: Năm 1984 thành lập Trung tâm nghiên cứu nấm ăn tại trường Đại học Tổng hợp Hà Nội; Trong hai năm 1985-1986 được sự tài trợ của Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc (FAO), Trung tâm sản xuất giống nấm Tương Mai-Hà Nội (sau đó đổi tên là Công ty sản xuất giống, chế biến và xuất khẩu nấm Hà Nội), Xí nghiệp nấm thành phố Hồ Chí Minh, Công ty nấm Thanh Bình (Thái Bình), Xí nghiệp nấm (Tổng công ty rau quả Việt Nam- VEGETEXCO), các công ty liên doanh sản xuất và chế biến nấm ở Cần Thơ, Đà Lạt,…đã lần lượt ra đời. Năm 1992-1993, Công ty nấm Hà Nội nhập thiết bị chế biến đồ hộp nấm và “nhà trồng nấm công nghiệp” của Italia. Theo đó, Thành phố Hà Nội, Unimex Quảng Ninh, các tỉnh Thái Bình, Hải Phòng, Hà Tây…đã đầu tư nhiều tỷ đồng cho nghiên cứu và sản xuất nấm. Nghề trồng nấm của nước ta nhiều năm qua đã gặp không ít những thăng trầm. Đã có một thời, các tỉnh Đồng bằng Bắc Bộ như Thái Bình, Hưng Yên, Hải Dương, Hà Tây, Bắc Ninh, Bắc Giang sôi động với nghề trồng nấm. Rất nhiều gia đình nông dân đã thu dọn phòng ngủ, biến nhà ngang, kho, chuồng trại chăn nuôi thành nơi sản xuất nấm. Thu nhập từ nghề trồng nấm chưa cao, nhưng cũng khiến cho nhiều nơi, nhất là vùng không có nghề phụ có thêm thu nhập. Tuy vậy, rất tiếc phong trào trồng nấm chỉ duy trì được vài năm ngắn ngủi. Đến nay, nhiều nông dân ở Thái Bình vẫn còn hãi hùng khi nhớ lại cảnh đổ nấm vào chuồng cho lợn xéo lấy phân. Chỉ riêng nghề trồng nấm ở đồng bằng Nam Bộ là không chết hẳn bởi thị trường ở thành phố Hồ Chí Minh còn nhúc nhắc tiêu thụ. Hơn nữa, người dân Nam Bộ trồng nấm rơm theo lối quảng canh, đầu tư ít, tuy năng suất không cao nhưng không bị lỗ vốn. Nghề trồng nấm bị xẹp do rất nhiều nguyên nhân. Thứ nhất, phần lớn các loại giống nấm của ta lúc đó đều nhập khẩu hoặc sưu tầm ngoài tự nhiên, không được khảo nghiệm, tuyển chọn kỹ lưỡng nên năng suất thường thấp, chất lượng không cao, không đồng đều, không đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. Thứ hai, thị trường tiêu thụ trong nước hạn chế bởi người dân chưa có thói quen ăn nấm. Thứ ba, việc xây dựng quy trình, kỹ thuật trồng, chế biến nấm chưa phù hợp với khả năng sản xuất cũng như nền kinh tế chung của xã hội. Ngoài ra, việc chuyển giao công nghệ trồng nấm cho nông dân chưa tốt, khâu mua bán giữa các cơ sở chế biến, xuất khẩu với người trồng nấm vẫn còn tình trạng ép giá, bắt bí người sản xuất, … Năm, sáu năm trở lại đây, nghề trồng nấm ở nước ta đang sống lại. Sản lượng nấm rơm, mộc nhĩ của các tỉnh miền Nam đạt trung bình mỗi năm khoảng 10.000 tấn. Tuy nghề trồng nấm chưa thật phổ biến ở miền Bắc, song sản lượng nấm sò, nấm mỡ, nấm hương… cũng đã đạt khoảng 500 tấn mỗi năm. Tỉnh Thái Bình hiện có phong trào trồng nấm lớn nhất miền Bắc. Năm 1997, Thái Bình có tới 50 xã với khoảng 1000 hộ nông dân sản xuất nấm sò, nấm mỡ. Hiện nay, nghề trồng nấm ở nước ta đang có rất nhiều tiềm năng phát triển. Thứ nhất, nước ta có nguồn nguyên liệu dồi dào. Đó là các phế phẩm, phụ phẩm trong nông nghiệp, công nghiệp như phế thải công nghiệp dệt, bã mía, rơm rạ, mùn cưa, vỏ hạt cà phê, bã rong riềng, ... thậm chí cả cỏ đối với các loại nấm nuôi trồng theo phương pháp khuẩn tảo. Chưa tính phế thải của ngành dệt, chỉ cần dùng 10% số rơm rạ, mỗi năm cũng có thể sản xuất được vài trăm nghìn tấn nấm. Thứ hai, công lao động rất sẵn. Theo đánh giá của các nhà xã hội học và kinh tế nông nghiệp, hiện nay nông dân (chưa tính lao động phụ) mới chỉ có công việc làm trong 30-40% quỹ thời gian trong năm. Thứ ba, chi phí, vốn đầu tư ban đầu cho trồng nấm không lớn. Thứ tư, thời gian quay vòng vốn, thu hồi vốn nhanh. Thứ năm, công nghệ trồng nấm và sơ chế nấm không khó, rất phù hợp với mọi trình độ lao động ở nông thôn. 3. Vị trí và lợi ích của nghề trồng nấm 3.1. Ưu thế của nghề trồng nấm so với với trồng lúa và chăn nuôi một số loại gia súc, gia cầm ở Việt Nam Kĩ thuật trồng nấm không quá phức tạp, không đòi hỏi vốn lớn, thời gian dài mà hiệu quả kinh tế lại không nhỏ. Địa điểm trồng rất linh hoạt, những loại nấm dễ trồng như nấm rơm có thể trồng trên đất ruộng, đất vườn, xung quanh nhà, trong vườn cây, trên nền đất gạch, xi măng , ... Thời gian trồng 1 tấn nguyên liệu được tính theo ngày công trồng thể hiện rõ qua biểu đồ sau: (Nguồn: Khảo sát của nhóm tác giả) Theo biểu đồ ta thấy: Trong số 6 loại nấm trên, nấm mỡ, nấm sò và nấm linh chi có thời gian nuôi trồng lâu hơn (30 ngày công/tấn nguyên liệu) so với mộc nhĩ, nấm hương (15 ngày công / tấn nguyên liệu) và nấm rơm (20 ngày công/ tấn nguyên liệu). Vốn đầu tư để sản xuất một vụ nấm không quá lớn. Ngoài khoản tiền làm nhà xưởng, công lao động (trị giá 15.000-20.000/công), vốn đầu tư cho sản xuất nấm gồm 3 khoản chính cho nguyên liệu, giống nấm và hoá chất, dụng cụ. Ta có thể thấy rõ hơn qua bảng 1. So với nuôi trồng nấm, nuôi gia cầm đòi hỏi phải có diện tích đất để xây chuồng trại và vốn đầu tư lớn hơn (ví dụ: giá 1 con vịt giống là 10.000/con, thức ăn cho gà: 7.200 đồng/kg, thức ăn hỗn hợp cho lợn:4300 đồng/kg). Tình trạng giá con giống, giá thức ăn chăn nuôi ngày càng tăng (Giá con giống tăng 20-30% so với cùng kì năm ngoái, giá thức ăn tăng xấp xỉ 20%), giá thuốc thú y cũng leo thang khiến việc nuôi gia cầm không còn “một vốn bốn lời” như trước nữa. Thêm vào đó tình trạng dịch bệnh triền miên khiến người chăn nuôi gia cầm lao đao. Theo đánh giá của nhóm tác giả, nghề trồng nấm hiện nay có thể thay thế một phần những nghề này đem lại lợi ích lớn. Theo ông Hồng Minh Kim-Phó Ban chỉ đạo dự án nấm rơm của tỉnh Vĩnh Long cho biết: “Nếu thuê người làm tỉ suất lợi nhuận trồng nấm là 30-40%, còn sử dụng lao động trong gia đình và dùng rơm nhà có thể lãi tới 90%, cụ thể sản xuất 50 công rơm sau 1 tháng lãi khoảng 100 giạ lúa. Thời gian thu hoạch nhanh, vốn ít rất phù hợp với nông dân”. So với nghề trồng lúa vất vả “một nắng hai sương”, nếu năng suất trung bình đạt khoảng từ 2-3 tấn/công/vụ thì người trồng nấm có thể thu nhập 4 đến 5 triệu đồng, gấp nhiều lần trồng lúa. Như vậy nghề trồng nấm cũng góp phần “phá thế độc canh cây lúa”, nâng cao đời sống của nông dân. Bảng 1: Số vốn ước tính để nuôi trồng 1 vụ nấm (1 tấn nguyên liệu-rơm rạ) Công lao động (30 ngày) 450.000-600.000 đồng/tấn nguyên liệu Rơm rạ 150.000-200.000 đồng/tấn nguyên liệu Giống nấm 400.000 đồng/tấn nguyên liệu Hoá chất và các dụng cụ 150.000 đồng/tấn nguyên liệu Tổng cộng 1.150.000-1.350.000 đồng/tấn nguyên liệu (Nguồn: Khảo sát của nhóm tác giả) 3.2. Lợi ích kinh tế-xã hội của ngành sản xuất và tiêu thụ nấm Hiện nay nông dân ở 31 tỉnh, thành phố trên cả nước đã tham gia vào quá trình phát triển nghề trồng nấm. Sau nhiều thăng trầm, ngành sản xuất và tiêu thụ nấm đã và đang chuyển mình, đạt được nhiều thành tựu, từng bước khẳng định những lợi ích thiết thực đối với xã hội : 3.2.1. Bổ sung nguồn thực phẩm sạch, giàu dinh dưỡng giúp tăng cường thể lực và nguồn dược liệu phòng tránh, chữa một số bệnh Nấm do con người nuôi trồng bằng các nguyên vật liệu sạch trong môi trường đòi hỏi điều kiện vô trùng, không đòi hỏi phải phun thuốc trừ sâu hay bảo quản bằng hoá chất có độc tố nên nấm từ lâu đã được coi là một loại thực phẩm sạch. Từ nấm, người tiêu dùng có thể chế biến được những món ăn có hương vị thơm ngon, phù hợp với mọi lứa tuổi (ảnh 37-43). Hơn nữa, nấm còn là một loại thực phẩm rất giàu chất dinh dưỡng, bổ sung thêm nhiều vitamin, chất khoáng , chất béo, đạm, chất đa đường, và các nguyên tố vi lượng khác ... cho bữa ăn gia đình ngoài các loại ngũ cốc, rau củ quả, thịt động vật, ...(xem bảng 2). Căn cứ vào báo cáo của các nhà khoa học hàng đầu Trung Quốc (năm 1983), trong chất hữu cơ của 112 loài nấm ăn có chứa : 25% protein, 8% lipit , 60% gluxit (trong đó đường chiếm 58%, xơ chiếm 2% ). Ngoài những ưu điểm trên, nấm còn là liều thuốc chữa một số bệnh cho con người. Khi sử dụng nấm thường xuyên, chúng ta có thể phòng tránh và đẩy lùi bệnh ung thư, xơ vữa động mạch, suy nhược cơ thể, viêm gan, …Việc sử dụng nấm như một loại dược phẩm đã trở thành truyền thống lâu đời của nhân dân các nước Đông Nam á, đặc biệt là Trung Quốc. Xuất phát từ quan điểm coi nấm là nguồn thực phẩm bổ sung giàu dinh dưỡng, Tổ chức Nông lương Thế giới (FAO) năm 1999 đã phối hợp với nước Việt Nam xây dựng dự án TCP/VIE/0065 về nuôi trồng nấm ăn. Mục tiêu chính của dự án là nhằm cải thiện và hợp lý hoá khẩu phần ăn, đặc biệt đối với phụ nữ và trẻ em để có được một khẩu phần ăn tốt hơn và đầy đủ hơn nhờ các Vitamin và axit amin chứa trong nấm. Bảng 2: Hàm lượng chất dinh dưỡng có trong 100 g nấm tươi (Đơn vị tính: gam) Chủng nấm Nước Chất đạm (protein) Chất béo (lipit) Đường bột (Hydrat carbon) Chất xơ (Xenluloza) Khoáng chất Nấm rơm 10.00 33.77 3.52 30.51 18.44 13.3 Nấm Sò 95.30 19.46 3.84 65.61 4.94 13.3 Nấm mỡ 95.33 2.90 0.20 2.40 0.60 0.60 Nấm hương 10.50 14.40 1.90 59.30 8.50 5.40 Mộc nhĩ 9.19 8.67 1.64 73.69 11.5 0.00 (Nguồn: Báo cáo kết quả nghiên cứu về hàm lượng dinh dưỡng trong nấm của FAO ngày 23/07/2000) 3.2.2. Góp phần giảm tỉ lệ thất nghiệp, xoá đói giảm nghèo và nâng cao đời sống nhân dân Nông dân là lực lượng lao động chủ yếu ở nước ta, chiếm khoảng 80% tổng dân số. Mặc dù ở nhiều làng quê Việt Nam, nghề trồng lúa, chăn nuôi gia súc gia cầm, trồng trọt và một số nghề thủ công truyền thống khác đã giải quyết công ăn việc làm cho nhiều nông dân vốn có trình độ học vấn chưa cao nhưng đời sống nông dân còn rất khó khăn, thời gian nông nhàn vẫn chiếm tới 40% thời gian trong năm, dẫn tới tình trạng phân cách giàu nghèo trong xã hội, nông dân rời bỏ quê hương lên thành phố tìm các công việc lao động phổ thông với đồng lương rẻ mạt, điều kiện thiếu thốn, ...Bất cập đó còn kéo theo nhiều tệ nạn, gây mất trật tự an toàn xã hội, ... Việc “đưa nấm ra đồng” đã góp phần khắc phục được tình trạng thất nghiệp, “ly hương” phổ biến ở nông thôn, nâng cao đời sống nhân dân. Điển hình trong việc phát triển nghề trồng nấm giải quyết công ăn việc làm là xã Thuận Hưng, huyện Thốt Nốt tỉnh Cần Thơ có 3 ấp Tân Thạnh, Tân Qưới, Tân Lợi với 100% hộ dân làm nghề trồng nấm rơm quanh năm, sản lượng tiêu thụ lên tới hàng trăm tấn một ngày, giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động trong xã, thu nhập trung bình một người từ 15.000-20.000 đồng/ ngày. Tại xã Thanh Trù, huyện Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc, nghề trồng nấm trong năm 2003 đã giải quyết được 7000 công lao động, giá trị mỗi công lao động từ 10.000-15.000/ngày công. Xã Khánh Nhạc-Huyện Yên Khánh-tỉnh Ninh Bình cũng là một trong những xã tiêu biểu trong phong trào “đưa nấm ra đồng”, chị Phạm Ngọc Thơ-người sản xuất nấm từ năm 1998 ở xã cho biết năm 2003, gia đình chị đã sử dụng 15 tấn rơm rạ sản xuất nấm trong lúc nông nhàn, thu lãi 14 triệu đồng. Ngoài việc giải quyết việc làm, nâng cao đời sống cho đối tượng nông dân, nghề trồng nấm còn tạo việc làm cho các đối tượng có điều kiện khó khăn như cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong, bộ đội xuất ngũ, phụ nữ sức khoẻ kém, người tàn tật, trại viên trong trại cải tạo, ...(ảnh 35, ảnh 36). Trung tâm sản xuất nấm ăn và dược liệu Long Hưng (Văn Giang-Hưng Yên) nằm trên khu đất rộng hơn 2000 m2, trên trục đường 207 là cơ sở sản xuất nấm Linh chi của 6 cựu chiến binh. Trung tâm lúc nào cũng nhộn nhịp người xe ra vào lấy hàng, đổ hàng. Cựu chiến binh Nguyễn Quốc Lập - Chủ nhiệm Trung tâm sản xuất cho biết: “Trung tâm được thành lập từ năm 2001, đến nay đã tạo việc làm ổn định cho trên 30 lao động với mức lương 450.000 đồng/người/tháng”. Mô hình nuôi trồng nấm của hợp tác xã Thương bệnh binh nữ 27/7 (xã Khánh Hồng, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình) ra đời sau nhưng cũng là một trong những điểm sáng làm ăn có hiệu quả, giải quyết công ăn việc làm cho 60 chị em thương bệnh binh, 51 chị cô đơn tàn tật với công lao động từ 15.000-18.000 đồng/ ngày. Sự phát triển về số lượng các nhà máy đóng hộp xuất khẩu nấm cùng với nghề trồng nấm cũng giải quyết lượng lớn lao động thất nghiệp. 3.2.3. Góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu nông sản của cả nước Trong những năm vừa qua, mỗi năm kim ngạch xuất khẩu nấm của nước ta mặc dù chiếm tỉ lệ nhỏ so với kim ngạch xuất khẩu nấm của thế giới nhưng đã có nhiều biểu hiện khả quan. Năm 2003, kim ngạch xuất khẩu các loại nấm của nước ta (40 triệu USD) tăng 20% so với năm 2002, chiếm 22% so với kim ngạch xuất khẩu rau quả (182,5 triệu USD) {35} Kim ngạch xuất khẩu nấm tăng còn góp phần đa dạng hoá cơ cấu nông sản xuất khẩu, tăng vị thế của hàng nông sản Việt Nam trên thị trường quốc tế, đặc biệt dưới tác động tiêu cực của hiện tượng giá cánh kéo trong những năm gần đây. 3.2.4. Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá- hiện đại hoá Ngành nuôi trồng nấm là một ngành có hiệu quả kinh tế cao, trong tương lai ngành nấm sẽ hứa hẹn là một ngành có công nghệ hiện đại, áp dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật mới và hiện đại trên thế giới. Nếu đẩy mạnh được phong trào nuôi trồng nấm rộng khắp ở các địa phương, ngành nấm sẽ góp phần chuyển dịch tốt cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, thúc đẩy sản xuất phát triển. Các hộ nông dân sẽ dần dần đẩy mạnh khâu sản xuất chuyên nghiệp hiện đại với những sản phẩm thu được có hàm lượng chế biến cao, giảm dần khâu sản xuất độc canh lạc hậu trong nông nghiệp. 3.2.5. Tận dụng phụ phẩm, phế thải, góp phần bảo vệ môi trường Việc tận dụng được những phế liệu trên đây góp phần không nhỏ vào việc bảo vệ môi trường, đặc biệt khắc phục tình trạng nông dân ở một số vùng ngoại thành Hà Nội đốt rơm rạ thừa gây ô nhiễm không khí tới cả các vùng lân cận. Quá trình trồng nấm hay chế biến các sản phẩm từ nấm không đòi hỏi phải sử dụng các chất hoá học độc hại để diệt sâu bệnh, bảo quản sản phẩm nên không gây hại cho con người, môi trường và các hệ sinh thái. Ngoài ra, các phế liệu sau khi trồng nấm còn có thể tái sử dụng. Ví dụ phế liệu sau khi trồng mộc nhĩ có thể sử dụng để trồng nấm sò. Phế liệu sau khi trồng nấm sò được sử dụng để nuôi giun đất, làm phân bón cho cây trồng, ... (ảnh 13). Các loại chân nấm, tai nấm loại bỏ sau khi sơ chế có thể sử dụng làm thức ăn gia súc rất tốt và kinh tế. Qua những phân tích trên đây, chúng ta thấy rằng việc nuôi trồng nấm đã có từ lâu và sản xuất nấm ăn - nấm dược liệu phục vụ nhu cầu nội địa cũng như xuất khẩu có ý nghĩa quan trọng trong mọi mặt đời sống xã hội. Đẩy mạnh sản xuất và tiêu thụ nấm sẽ tạo ra nhiều công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho nông dân, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, xoá đói giảm nghèo cũng như tăng thêm kim ngạch xuất khẩu cho đất nước. Tuy nhiên, ngành nấm tại Việt Nam vẫn chưa thực sự phát triển. Trong chương 2 của đề tài này, nhóm tác giả sẽ trình bày thực trạng của ngành sản xuất và tiêu thụ nấm. Chương II Thực trạng phát triển ngành sản xuất Nấm hiện nay 1. Đánh giá môi trường ngành Trong phần này nhóm tác giả sẽ đi sâu phân tích các mặt thuận lợi và khó khăn trong ngành sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nấm để từ đó thấy rõ được những cơ hội cũng như thách thức đặt ra đối với ngành nấm hiện nay tại Việt Nam. 1.1. Môi trường tự nhiên 1.1.1. Điều kiện tự nhiên Là một nước có chiều dài bờ biển khoảng 3200 km, độ ẩm không khí luôn cao hơn 80%, nhiệt độ dao động từ 10-30oC, khí hậu Việt Nam rất phù hợp cho nấm các loại phát triển. Các loại nấm ưa nhiệt độ cao như nấm rơm, mộc nhĩ, nấm mỡ có thể phát triển tốt ở khu vực các tỉnh phía Nam (Tiền Giang, Vĩnh Long, Trà Vinh, Cần Thơ, Đồng Tháp, An Giang, Sóc Trăng, ...), miền Trung (Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Nam Đà Nẵng, Nghệ An, ...) và ở phía Bắc vào mùa hè; Các loại nấm thích hợp với nhiệt độ thấp như nấm sò, nấm mỡ có thể phát triển mạnh ở các tỉnh phía Bắc (Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Thái Bình, Ninh Bình, Hà Tây, Phú Thọ,...). Nấm hương phát triển chủ yếu các tỉnh có khí hậu mát mẻ (Cao Bằng, Hà Giang, Lạng Sơn, Đà Lạt, Tam Đảo, SaPa). Có thể thấy rõ hơn sự sinh trưởng của các loại nấm với nhiệt độ và độ ẩm của Việt Nam qua bảng 3. 1.1.2. Nguồn nguyên liệu Nguồn nguyên liệu để sản xuất nấm (giá thể trồng nấm: ảnh 7, 8, 9) ở Việt Nam rất phong phú và dồi dào: các loại rơm, rạ, thân gỗ, mùn cưa, bã mía… có sẵn ở các vùng nông thôn Việt Nam. Những vùng trồng lúa hoặc có nghề mộc có thể tận dụng được những loại nguyên liệu này. Nếu tính trung bình mỗi tấn thóc cho 1,2 tấn rơm rạ thì cả nước đã có đến 20-30 triệu tấn. Từ lượng rơm rạ này có thể sản xuất ra 2 triệu tấn nấm rơm/năm, tức là khoảng 1 triệu tấn nấm rơm muối/năm (vì 2kg nấm rơm tươi làm được 1 kg nấm muối). Nếu xuất khẩu toàn bộ nấm rơm muối, với giá trung bình trên thị trường thế giới là 1.000 USD/tấn sẽ thu được hơn 1 tỷ USD/năm. Với những vùng không trồng lúa, giá thể trồng nấm còn có thể là lõi ngô, bông phế thải, xơ dừa, vỏ hạt cà phê, bã rong riềng, lá chuối, bèo Nhật Bản, ... các loại phế liệu giàu xenlulô. 1.2. Môi trường kinh tế Đặc trưng của nghề trồng nấm là vốn đầu tư không nhiều nhưng để sản xuất và chế biến nấm có tính khoa học, có sự qui hoạch và trồng nấm thực sự trở thành một nghề có hiệu quả thì đòi hỏi rất nhiều nguồn lực xã hội. Bảng 3: Nhiệt độ và độ ẩm thích hợp với sự sinh trưởng của một số loài nấm phổ biến ở Việt Nam Loại nấm Nhiệt độ thích hợp Độ ẩm thích hợp Phân bố nuôi trồng ở Việt Nam Nấm mỡ 160-250 80% Trồng phổ biến ở vùng đồng bằng sông Hồng. Nấm sò (Bào ngư) Nhóm chịu lạnh:130-200 Nhóm chịu t0 cao hơn: 240-280 80% - Trồng rộng rãi ở tất cả các tỉnh miền Bắc (rộ nhất vào tháng 10 đến tháng 3 Dương lịch ) - Phía Nam: TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Tây Ninh, ... Nấm rơm 300-320 80% - Trồng phổ biến quanh năm ở vùng Nam trung bộ và Nam bộ. - Trồng theo vụ ở vùng đồng bằng Bắc bộ từ tháng 6 đến tháng 9 Dương lịch. Mộc nhĩ 280-320 90%-95% - Trồng chủ yếu quanh năm ở các tỉnh phía Nam. - Các tỉnh phía Bắc trồng từ cuối tháng 4 đến tháng 7 dương lịch Nấm hương 150-260 80% Trồng nhiều ở các tỉnh miền núi phía Bắc (Sapa, Cao Bằng, Bắc Kạn…) Nấm Linh Chi 200-300 80%-95% Trồng chủ yếu ở các tỉnh miền Bắc (Q.Hoàng Mai-Hà Nội, Ninh Bình, ... ) từ 15/1 đến 15/3 Dương lịch. (Nguồn: Nấm ăn, cơ sở khoa học và công nghệ nuôi trồng, GS Nguyễn Hữu Đống, NXB Nông Nghiệp) 1.2.1. “Bốn nhà” kết hợp phát triển nghề trồng nấm Sự kết hợp của “bốn nhà”: Nhà nước, nhà khoa học, nhà kinh tế và nhà n

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBT.doc
  • docDanhmucbang-1.doc
  • docLoiNoiDau-2.doc
  • docmucluc-4.doc
  • docPL11Phulucanh-17.doc
Tài liệu liên quan