Cuộc cách mạng công nghiệp Anh bắt đầu từ nửa sau thế kỷ XVIII đã gây nên những chuyển biến căn bản trong sự phát riển của sức sản xuất và quan hệ sản xuất. Những phát minh kỹ thuật đem lại hậu quả kinh tế cơ bản là chuyển lao động bằng tay sang lao động bằng máy, thay thế sức gió và sức nước bằng máy hơi nước, đến những năm 30 của thế kỷ XIX, nước Anh trở thành một trung tâm công nghiệp của thế giới, nước Pháp cũng giành được những thắng lợi đáng kể trong phát triển công nghiệp nhưng chậm hơn nước Anh, nền công nghiệp ở Đức cũng đang phát triển rõ rệt đặc biệt là công nghiệp than và luyện kim, nhiều trung tâm công nghiệp ra đời với những xí nghiệp chế tạo lớn. Những lực lượng sản xuất mới này còn đang bị kìm hãm bởi quan hệ sản xuất nửa phong kiến.
Từ sau năm 1815, mặc dầu thế lực phong kiến được phục hồi ở Pháp, làn song cách mạng tư sản vẫn không ngừng lan tràn ra các nước Châu Âu. Mâu thuẫn giữa sức sản xuất tư bản chủ nghĩa với quan hệ sản xuất phong kiến ngày càng ngay gắt. Sự phát triển của nền kinh tế công thương nghiệp, những cuộc đấu tranh của xã hội đã từng bước xác lập nền thống trị của giai cấp tư sản.
Cùng với sự ra đời và lớn mạnh của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, giai cấp công nhân đã xuất hiện và ngày một phát triển. Bị áp bức bóc lột tàn khốc, công nhân đứng lên đấu tranh vì quyền lợi của mình. Nhưng phong trào đấu tranh trong những năm cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX chưa giành được thắng lợi do chưa có tổ chức và không được trang bị lí luận khoa học. Tuy nhiên tình hình trên đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự ra đời của chủ nghĩa Mác và dẫn đến cao trào cách mạng năm 1848.
Để làm sang tỏ và nhận thức đúng đắn hơn về giai cấp công nhân quốc tế trong thời kỳ đầu, người viết chọn đề tài “ Giai cấp công nhân phong trào công nhân quốc tế từ ra đời đến 1848” làm tiểu luận của mình.
21 trang |
Chia sẻ: luyenbuizn | Lượt xem: 1353 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Đề tài Giai cấp công nhân phong trào công nhân quốc tế từ ra đời đến 1848, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Cuộc cách mạng công nghiệp Anh bắt đầu từ nửa sau thế kỷ XVIII đã gây nên những chuyển biến căn bản trong sự phát riển của sức sản xuất và quan hệ sản xuất. Những phát minh kỹ thuật đem lại hậu quả kinh tế cơ bản là chuyển lao động bằng tay sang lao động bằng máy, thay thế sức gió và sức nước bằng máy hơi nước, đến những năm 30 của thế kỷ XIX, nước Anh trở thành một trung tâm công nghiệp của thế giới, nước Pháp cũng giành được những thắng lợi đáng kể trong phát triển công nghiệp nhưng chậm hơn nước Anh, nền công nghiệp ở Đức cũng đang phát triển rõ rệt đặc biệt là công nghiệp than và luyện kim, nhiều trung tâm công nghiệp ra đời với những xí nghiệp chế tạo lớn. Những lực lượng sản xuất mới này còn đang bị kìm hãm bởi quan hệ sản xuất nửa phong kiến.
Từ sau năm 1815, mặc dầu thế lực phong kiến được phục hồi ở Pháp, làn song cách mạng tư sản vẫn không ngừng lan tràn ra các nước Châu Âu. Mâu thuẫn giữa sức sản xuất tư bản chủ nghĩa với quan hệ sản xuất phong kiến ngày càng ngay gắt. Sự phát triển của nền kinh tế công thương nghiệp, những cuộc đấu tranh của xã hội đã từng bước xác lập nền thống trị của giai cấp tư sản.
Cùng với sự ra đời và lớn mạnh của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, giai cấp công nhân đã xuất hiện và ngày một phát triển. Bị áp bức bóc lột tàn khốc, công nhân đứng lên đấu tranh vì quyền lợi của mình. Nhưng phong trào đấu tranh trong những năm cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX chưa giành được thắng lợi do chưa có tổ chức và không được trang bị lí luận khoa học. Tuy nhiên tình hình trên đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự ra đời của chủ nghĩa Mác và dẫn đến cao trào cách mạng năm 1848.
Để làm sang tỏ và nhận thức đúng đắn hơn về giai cấp công nhân quốc tế trong thời kỳ đầu, người viết chọn đề tài “ Giai cấp công nhân phong trào công nhân quốc tế từ ra đời đến 1848” làm tiểu luận của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Ngay từ khi mới ra đời giai cấp công nhân quốc tế đã bước lên vũ đài chính trị với tư thế của một giai cấp độc lập, đấu tranh không chỉ vì lợi ích kinh tế mà cả lợi ích chính trị. Với ý nghĩa và tầm quan trọng của giai cấp công nhân đã thu hút nhiều giới nghiên cứu trong và ngoài nước, các học giả, các viện nghiên cứu, nhiều công trình đã được công bố như:
Các Văn kiện đảng lần thứ 6, 7, 8, 9- Nhà xuất bản chính trính trị quốc gia; “Lịch sử yếu lược phong trào cộng sản và công nhân quốc tế” của Nhà xuất bản giáo dục-1969; “Phong trào công nhân quốc tế”- Nhà xuất bản Sự thật-1985; “Giáo trình phong trào cộng sản và công nhân quốc tế” do Viện quan hệ quốc tế biên soạn.
Ngoài ra còn có các bài viết được đang trên các tạp chí Đảng cộng sản, tạp chí Chủ nghĩa xã hội khoa học…
3. Mục đích của đề tài
Bài viết này, người viết không đặt ra nhiệm vụ làm sáng tỏ mọi vấn đề về giai cấp công nhân quốc tế mà chỉ xin trình bày hoàn cảnh ra đời giai cấp công nhân và phong trào công nhân quốc tế từ khi ra đời đến năm 1848.
4. Nhiệm vụ của đề tài
Để đạt được mục đích nghiên cứu, nhiệm vụ của đề tài cần làm rõ những vấn đề:
- Khái niệm về giai cấp công nhân
- Hoàn cảnh ra đời của giai cấp công nhân
- Phong trào công nhân quốc tế từ khi ra đời đến năm 1848
5. Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận sử học, chủ yếu sử dụng phương pháp luận sử học, phương pháp lịch sử, phương pháp logic, phương pháp phân tích tổng hợp…
6. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, nội dung đề tài được chia thành 2 phần:
Phần 1: Khái quát chung về giai cấp công nhân
Phần 2: Phong trào công nhân quốc tế từ khi ra đời đến năm 1848
NỘI DUNG
PHẦN 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ GIAI CẤP CÔNG NHÂN
1.1. Khái niệm về giai cấp công nhân
Bàn về khái niệm giai cấp công nhân, cho tới nay, tuỳ thuộc vào lập trường giai cấp, thái độ chính trị, trình độ nhận thức và phương pháp tiếp cận , vẫn còn những ý kiến khác nhau, thậm chí trái ngược nhau.
C. Mác trong bức thư gửi Vây-Đơ Maye (năm 1852) đã thừa nhận, việc phát hiện ra giai cấp và đấu tranh giai cấp, không phải là công lao của các nhà sáng lập ra chủ nghĩa xã hội khoa học, công lao đó thuộc về các nhà sử học Pháp: G. Phrăngxoa Ghi đô (1776-1874), Ô. Guyxtanh Chirey (1795-1856), Phrăngxoa Mi nhê (1796-1884)... Công lao của C. Mác chỉ là phát hiện ra: vấn đề đấu tranh giai cấp tất yếu dẫn đến chuyên chính vô sản; và chuyên chính vô sản chỉ là bước quá độ từ xã hội có giai cấp đến xã hội không giai cấp.
Ngay từ năm 1845, khi bắt tay vào việc nghiên cứu giai cấp công nhân, trong tác phẩm “Gia đình thần thánh”, C. Mác đã đặt câu hỏi: “Vấn đề là ở chỗ tìm hiểu xem giai cấp vô sản thực sự là gì và phù hợp với sự tồn tại ấy của bản thân nó, giai cấp vô sản buộc phải làm gì về mặt lịch sử”. Trong các tác phẩm “Góp phần phê phán triết học pháp quyền của Hê ghen”(1844), “Tình cảnh những người lao động ở Anh” (1844-1845), “ Những nguyên lý của chủ nghĩa cộng sản” (1847), “Tuyên ngôn của Đảng cộng sản” (1848)... C. Mác và Ph. Angghen đã bàn và sử dụng nhiều từ đồng nghĩa để biểu đạt khái niệm giai cấp công nhân: “ giai cấp công nhân”, “ giai cấp vô sản”, “ giai cấp vô sản công nghiệp”, “ giai cấp vô sản hiện đại”, “ giai cấp công nhân hiện đại”, “giai cấp vô sản công nghiệp”, “ giai cấp công nhân công xưởng, nhà máy”, “ giai cấp công nhân đại cơ khí” và nhiều thuật ngữ khác nữa. Ngoài ra, trong những điều kiện và hoàn cảnh cụ thể, các ông còn sử dụng một số hình thức diễn đạt khác như: “lao động làm thuê”, “giai cấp xã hội hoàn toàn chỉ sống dựa vào bán sức lao động của mình”, “ giai cấp của những người hoàn toàn không có của”, “giai cấp công nhân làm thuê thế kỷ XIX”... Cần khẳng định rằng, tất cả những thuật ngữ đồng nghĩa này chỉ là sự khác nhau về hình thức biểu đạt trong những văn cảnh cụ thể của một khái niệm: giai cấp công nhân. Sự khác nhau căn bản, theo các ông, chỉ là sự khác nhau giữa những công nhân đứng máy (thuộc về những người này có một số công nhân trông coi máy phát động, nghĩa là cho nó ăn than, dầu) và những người giúp việc (hầu hết là trẻ em) cho những công nhân cơ khí đó. Trên một mức độ nhiều hay ít, tất cả những feeders (những người chỉ nạp nguyên liệu cho máy móc) đều là những người giúp việc. Bên cạnh những loại thợ chính đó còn có những người, với một số lượng không đáng kể, làm công việc kiểm tra toàn bộ máy móc và thường xuyên sửa chữa máy móc như kỹ sư, thợ máy, thợ mộc v.v... Đó là lớp công nhân cao cấp, một phần có tri thức khoa học, một phần có tính thủ công, đứng ngoài giới công nhân công xưởng và chỉ được kết hợp với những công nhân này thôi. Sự phân công lao động đó có tính chất thuần tuý công nghệ”.
Ngoài ra, khi phân biệt bản chất cách mạng của giai cấp công nhân gắn với vai trò, sứ mệnh mệnh sử thế giới của nó với sự biến dạng bản chất ấy, sự tha hoá, đánh mất mình của giai cấp vô sản trong tình trạng bị nô dịch bởi chủ nghĩa tư bản, các nhà kinh điển đã sử dụng những thuật ngữ đối ngược nhau: “giai cấp vô sản cách mạng” và tầng lớp “vô sản luư manh” mất gốc, những phần tử cặn bã của xã hội tư sản. Đồng thời, cũng để phân biệt giai cấp công nhân cách mạng với bộ phận công nhân đã khuất phục và trở thành công cụ của giai cấp tư sản để phá hoại phong trào công nhân từ bên trong, muư toan kìm hãm và khuôn cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân trong trật tự của “chủ nghĩa công liên” vì mục tiêu kinh tế và lợi ích tầm thường do hệ tư tởng tư sản và tiểu tư sản thao túng, các ông cần sử dụng thuật ngữ “công nhân quý tộc”. Vậy là, theo các ông “công nhân quí tộc” và tầng lớp vô sản luư manh không còn là bộ phận của giai cấp công nhân nữa mà hoặc đã trở thành bộ phận của giai cấp tư sản hoặc là tầng lớp cặn bã của xã hội.
Tất cả những diễn đạt nêu trên về khái niệm giai cấp công nhân của các nhà kinh điển được đặt trong hoàn cảnh lịch sử từ nửa sau thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX, trên cơ sở các ông đã đưa vào hai tiêu chí để phân định giai cấp công nhân với các giai tầng xã hội khác:
Thứ nhất, về phương thức lao động, phương thức sản xuất: Giai cấp công nhân là những người (tập đoàn người) lao động trực tiếp hay gián tiếp vận hành các công cụ sản xuất có tính chất công nghiệp ngày càng hiện đại và xã hội hoá, quốc tế hoá cao. Công nhân Anh là đứa con đầu lòng của nền công nghiệp hiện đại...” Là sản phẩm của đại công nghiệp, nên giai cấp công nhân là hiện thân của lực lượng sản xuất tiên tiến, hiện đại, đại biểu cho phơng thức sản xuất tiên tiến, và, do đó nó có những phẩm chất riêng mà không có giai tầng nào có được. Đó là: tính tiên tiến, hiện đại; ý thức tổ chức kỷ luật cao, tác phong công nghiệp, tinh thần khoa học và thái độ cách mạng triệt để; tinh thần quốc tế cao cả và trong sáng...
Thứ hai, về vị trí trong quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa: Giai cấp công nhân – giai cấp những người làm thuê thế kỷ XIX, Những công nhân ấy buộc phải tự bán mình để kiếm ăn từng bữa một, là một hàng hoá, tức là một món hàng đem bán như bất cứ món hàng nào khác; vì thế, họ phải chịu hết mọi may rủi của cạnh tranh, mọi sự lên xuống của thị trường...”
Căn cứ vào hai tiêu chí trên, trong tác phẩm “Những nguyên lý của chủ nghĩa cộng sản”, Ph. Anghen đã đưa ra định nghĩa về cấp giai vô sản: “giai cấp vô sản là một giai cấp xã hội hoàn toàn chỉ sống dựa vào bán sức lao động của mình, tức là vào tình hình chuyển biến tốt hay xấu của công việc làm ăn, vào sự biến động của cuộc cạnh tranh không gì ngăn cản nổi. Nói tóm lại, giai cấp vô sản hay giai cấp của những người vô sản là giai cấp lao động trong thế kỷ XIX... giai cấp vô sản là do cuộc cách mạng công nghiệp sản sinh ra”.
Phát triển học thuyết của Mác và Ph. Ănghen trong thời đại Đế quốc chủ nghĩa và cách mạng vô sản, đặc biệt trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội hiện thực, trên cơ sở quan niệm đúng và mới về giai cấp, Lênin đã bổ sung thêm những thuộc tính mới của giai cấp công nhân. V.I. Lênin đã đưa ra một định nghĩa mẫu mực về giai cấp công nhân: “là giai cấp thống trị về chính trị, giai cấp lãnh đạo toàn xã hội trong cuộc đấu tranh lật đổ ách tư bản, trong sự nghiệp sáng tạo ra xã hội mới, trong toàn bộ cuộc đấu tranh để thủ tiêu hoàn toàn các giai cấp. Xu hướng phát triển của giai cấp vô sản là đi tới chỗ tự thủ tiêu mình với tư cách là giai cấp vô sản” .
1.2. Hoàn cảnh ra đời giai cấp công nhân
Giai cấp công nhân ra đời từ những tiền đề về kinh tế,chính trị, xã hội, văn hoá. Sự ra đời của chủ nghĩa thực dân dẫn đến những đi xâm chiếm thuộc địa, chiếm những vùng đất mới, nhằm tạo ra thị trường để tiêu thụ hàng hoá, chính từ đó dẫn đến tích luỹ tư bản về người, vốn, sức lao động…tư bản ra đời. Bản chất của tư bản là bóc lột, mỗi lần đi xâm chiếm thuộc địa thì cần nhiều hàng hoá và sức người, dẫn đến những người nông dân bị phá sản phải làm thuê bán sức lao động của mình cho bọn tư bản, xuất hiện những tiền đề về mặt kinh tế, chính trị dẫn đến sự ra đời nền đại công nghiệp.
Thế kỷ XV- XVI châu Âu có nền văn hoá phát triển bền vững, văn hoá phục hưng và các phong trào cải cách diễn ra mở đường cho sự phát triển của cách mạng tư sản và cách mạng chủ nghĩa. Bên cạnh đó nhiều học thuyết về kinh tế tư sản ra đời: Ađam Xmít đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành học thuyết chính trị kinh tế cổ điển của chủ nghĩa tư bản; Đavit Ricacđô đã phát triển quan điểm của Ađam Xmít về học thuyết trên và trình bày một cách đúng đắn là tiền lương của công nhân càng cao thì lợi nhuận của nhà tư bản càng cao; các trào lưu về mặt triết học (Triết học cổ điển Đức, CNDV Phơbách)…Như vậy sự ra đời của học thuyết chính trị kinh tế và triết học gắn liền với sự phát triển của kinh tế tư bản và thúc đẩy nhanh sự phát triển nền đại công nghiệp.
Cuộc cách mạng công nghiệp Anh bắt đầu từ nửa sau thế kỷ XVIII đã gây nên những chuyển biến căn bản trong sự phát triển của sức sản xuất và quan hệ sản xuất. Những phát minh kỹ thuật đã đem lại hậu quả kinh tế chuyển từ lao động bằng tay sang lao động máy móc, thay thế các công trường thủ công bằng máy móc hiện đại, Nhờ đó nước Anh sau một thời gian ngắn đã đạt được những thành tựu về kinh tế rất to lớn. Đến những năm 30- 40 của thế kỷ XIX, nước Anh trở thành một trung tâm công nghiệp của thế giới và đang bước vào giai đoạn công nghiệp hoá cao. Nước Pháp, cuộc cách mạng công nghiệp đang trên đà phát triển, tuy nhiên tốc độ chuyển biến chậm hơn nước Anh. Nền công nghiệp ở Đức cũng phát triển đáng kể đặc biệt là công nghiệp than và luyện kim. Nước Mỹ cũng bắt tay vào phát triển công nghiệp từ những năm 1837 -1842….cùng với sự phát triển đó, nền đại công nghiệp lan dần ra tất cả các nước châu Âu.
Sự phát triển đó đem lại kết quả tất nhiên là xác lập sự thống trị của chủ nghĩa tư bản trong các nước đã trải qua cuộc cách mạng xã hội, hoặc ít ra cũng tạo nên những tiền đề cần thiết cho sự thắng lợi của giai cấp tư sản đối với chế độ phong kiến trong khoảng thời gian không xa nữa.
Cùng với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản và sự phát triển nền công nghiệp giai cấp công nhân đã từng bước hình thành, do yêu cầu về sản xuất hàng hoá đòi hỏi nhiều lao động cho nên các công xưởng thủ công được cơ giới hoá và hình thành các lao động làm thuê. C.Mác đã chỉ ra “giai cấp công nhân là con đẻ của nền đại công nghiệp, nó ra đời và cùng lớn lên với nền đại công nghiệp”.
Đến những năm 50- 60 của thế kỷ XIX, cuộc cách mạng công nghiệp căn bản đã hoàn thành trên hầu hết các quốc gia phát triển ở châu Âu và Bắc Mĩ, những xí nghiệp hiện đại trang bị bằng máy móc và tập trung hàng ngàn vạn công nhân. Những đường giao thông chằng chịt nối liền các trung tâm với nhau, xoá bỏ sự ngăn cách lâu đời giữa các vùng. Cuộc cách mạng công nghiệp làm cho số công nhân ngày một đông đảo và tập trung hình thành đội ngũ giai cấp công nhân hiện đại mà trong nhiều tài liệu gọi là giai cấp vô sản hiện đại.
PHẦN 2: PHONG TRÀO CÔNG NHÂN QUỐC TẾ TỪ KHI RA ĐỜI ĐẾN NĂM 1848
2.1. Những cuộc đấu tranh ban đầu của giai cấp công nhân
Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản đã nâng cao rõ rệt mức sản xuất trên thế giới, các trung tâm công thương nghiệp mọc lên với những bến cảng tấp nập, các đường giao thong thuỷ lộ chằng chịt, các thành phố đồ sộ… Nhưng cùng với sự phát triển đó, cảnh tương phản giữa tư sản và công nhân ngày càng bộc lộ rõ rệt. Ở hầu hết các nước công nhân lâm vào tình trạng vô cùng cực khổ (Nước Anh là nơi có nền công nghiệp phát triển nhất, ngày lao động kéo dài 16- 18 giờ, số công nhân lớn tuổi chỉ chiếm 30%, còn lại là công nhân chưa đến tuổi trưởng thành. Tiền lương của công nhân nữ, trẻ em thì rẻ mạt hơn đàn ông, điều kiện vệ sinh ăn ở thấp kém.)
Sự bóc lột tàn khốc của chủ nghĩa tư bản làm cho hố ngăn cách giữa giai cấp tư sản và giai cấp công nhân ngày càng sâu sắc và mâu thuẫn xã hội trở nên gây gắt. Cuộc đấu tranh giữa giai cấp tư sản và vô sản là không thể tránh khỏi.
Mâu thuẫn giữa tư sản và vô sản ngày càng gay gắt thì công nhân càng đứng dậy đấu tranh giành quyền lợi cho mình. Ngay từ những ngày đầu tiên của công trường thủ công nhân đã chống lại bọn chủ một cách lẻ tẻ và tự phát. Nhưng khi đó mâu thuẫn chủ yếu bao trùm xã hội là mâu thuẫn giữa sức sản xuất tư bản chủ nghĩa với quan hệ sản xuất phong kiến, công nhân chưa tấn công quyết liệt vào giai cấp tư sản mà còn đi theo giai cấp tư sản “chống lại kẻ thù của kẻ thù mình”. Sự tham gia của công nhân vào các cuộc cách mạng tư sản ở Châu Âu và Bắc Mĩ đã góp phần tích cực vào thắng lợi của cuộc đấu tranh chống phong kiến xong những thành quả thu lượm được rơi vào tay giai cấp tư sản.
Hình thức phản ánh sơ khai của người công nhân là những cuộc bạo động tự phát chống lại việc áp dụng máy móc. Trong buổi đầu của cuộc cách mạng công nghiệp họ tưởng rằng nguồn gốc của sự khổ đau chính là máy móc. Vì vậy phong trào phá máy, đập phá công xưởng lan tràn rất nhanh trong các trung tâm công nghiệp. Nhưng dần dần, họ thấy rằng máy móc không phải là kẻ thù thực sự và hậu quả của sự phá máy thường là sự trấn áp của chính quyền. Họ tiến lên một bước cao hơn là đấu tranh bãi công và xây dựng công đoàn. Đây là một bước tiến, mục đích của những công đoàn ấy là đòi quy định tiền lương, tập hợp thành một lực lượng để điều đình tập thể với chủ, điều chỉnh lương theo lợi nhuận của chủ, tăng lương hoặc giữ vững mức lương khi cần thiết. Nhưng hầu hết các cuộc bãi công đều thất bại do hạn chế tập trung đấu tranh về kinh tế và chưa có lí luận dẫn đường.
Qúa trình đấu tranh của giai cấp công nhân dần có ý thức và tổ chức hơn, họ tiến hành những cuộc đấu tranh với quy mô lớn hơn không chỉ chống lại riêng chủ xưởng mà với cả giai cấp tư sản, không chỉ đòi lợi ích kinh tế mà còn đòi yêu cầu chính trị rõ rệt.
Ở Pháp, cuộc đấu tranh của công nhân dệt thành phố Lyông (1831-1834), đứng dậy khởi nghĩa nhân việc bọn chủ khước từ yêu sách tăng lương. Họ đưa ra khẩu hiệu “sống có việc làm hay chết trong chiến đấu”. Sau những trận kịch chiến trên đường phố, họ làm chủ thành phố trong 3 ngày liền. Nhưng do trình độ còn non kém, họ không biết phải tiếp tục làm gì nên bị quân đội trở lại đàn áp nhanh chóng. Cuộc khởi nghĩa lần thứ 2 nổ ra vào 1834 còn nêu lên khẩu hiệu chính trị trên lá cờ đỏ “cộng hoà hay là chết” chứng tỏ bước trưởng thành của giai cấp công nhân. Tuy nhiên, cuộc khởi nghĩa bị dập tắt đẫm máu nhưng nó đánh dấu sự lớn mạnh của công nhân Pháp, lần đầu tiên bước lên vũ đài chính trị vơi tư thế một giai cấp độc lập, chống trực tiếp kẻ thù là giai cấp tư sản bằng biện pháp bạo lực. Nhưng nó cũng để lộ ra nhiều nhược điểm về trình độ giác ngộ và tổ chức, thiếu vai trò của lí luận tiên phong và đảng tiên phong của giai cấp. Cuộc khởi nghĩa Lyông được công nhân của các trung tâm công nghiệp hưởng ứng.
Ở Anh, phong trào Hiến chương từ 1836 đến 1848. Tổ chức lãnh đạo phong trào Hiến chương là Hội công nhân Luôn Đôn thành lập năm 1936 do một người thợ thủ công là Lôvét đứng đầu. Hội công bố bản Hiến chương gồm 6 điểm với nội dung cải cách dân chủ, cải thiện kinh tế…nó được đông đảo quần chúng công nhân ủng hộ.
Cao trào Hiến chương lần thứ nhất diễn ra vào tháng 5 -1939. Bản kiến nghị mang 1.125.000 chữ kí được đệ lên nghị viện. Công nhân chủ trương đấu tranh hoà bình nếu có thể được,bằng vũ lực nếu không có cách nào khác. Nghị viện đã bác bỏ ý kiến, công nhân chuyển sang đấu tranh bạo lực nhưng bị đàn áp, trước tình hình đó Hiệp hội kêu gọi tổng bãi công khổng lồ trong toàn quốc vào ngày 12-8 được gọi là “Tháng thiêng liêng”, tuy nhiên được một thời gian thì Hiệp hội tuyên bố tự giải tán do sự phân hoá tư tưởng trong giới lãnh đạo.
Cao trào Hiến chương lần 2 diễn ra năm 1842, là năm nền kinh tế nước Anh bị sa sút, đời sống nhân dân đói khổ. Ngày 2.5, một bản kiến nghị mới đệ trình lên nghị viện với 3.315.752 chữ ký. Yêu cầu của bản kiến nghị đòi thủ tiêu ách áp bức của Anh đối với Ailen và công nhân, nhưng không được chấp nhận. Phong trào bãi công nổ ra đòi thực hiện Hiến chương, cuộc bãi công thể hiện tính chất chính trị và nâng phong trào bãi công lên mức khởi nghĩa vũ trang. Chính phủ tiến hành đàn áp, bắt bớ để dập tắt phong trào, nhưng nghị viện đã phải thong qua đạo luật rút thời gian làm việc của công nhân xuống còn 10 giờ.
Năm 1848, những người thuộc phái Hiến Chương lại tiến hành cuộc đấu tranh lần ba, công nhân biểu tình ngày 10-4 để đưa bản kiến nghị lên Quốc hội gồm 5 triệu chữ ký. Nhưng công nhân bị àn áp.
Ở Đức, cùng với sự phát triển của công nghiệp, giai cấp công nhân Đức ngày càng lớn mạnh về số lượng và ý thức giác ngộ. Cuộc đấu tranh ở Sơlêdiên năm 1844 đánh dấu thời kỳ đấu tranh có tính chất độc lập của giai cấp công nhân. Tuy bị thất bại nhưng nó có tác dụng góp phần làm thức tỉnh và đoàn kết giai cấp công nhân Đức.
Tuy tất cả các cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân ở giai đoạn này đều thất bại và bị dìm trong bể máu, nhưng nó đã thu hút đông đảo quần chúng tham gia, các cuộc đấu tranh đã vừa máng tính chất kinh tế vừa mang tính chất chính trị và nó khẳng định những mâu thuẫn cố hữu trong lòng Chủ nghĩa tư bản là không thể điều hoà được. Tuy nhiên, nó cũng bộc lộ một số nhược điểm đó là: chưa có đường lối đấu tranh khoa học và chính xác; chưa có một tổ chức lãnh đạo sang suốt của giai cấp công nhân; thiếu một lí luận soi đường dẫn các cuộc đấu tranh đó đi đến thắng lợi (Sự ra đời của chủ nghĩa cộng sản khoa học mà người sáng lập ra nó là C.Mác và Ăngghen đã đáp ứng được những nhu cầu của giai cấp công nhân. (ở giai đoạn sau nay)).
2.2. Phong trào công nhân quốc tế từ khi ra đời đến năm 1848
Đằng sau bộ mặt lộng lẫy của chủ nghĩa tư bản, toàn bộ sư thực về đời sống công nhân đã được Ăngghên vạch ra trong tác phẩm nổi tiếng “Tình cảnh của giai cấp lao động ở Anh”.
Tình trạng khổ cực của quần chúng được phản ánh phần nào vào ý thức của một số nhân vật tiến bộ trong giai cấp có của. Họ nhận thức được mặt trái của xã hội tư bản chủ nghĩa, tìm cách xây dựng một cuộc sống mới tốt đẹp không có bóc lột. Họ nêu lên những luận điểm xã hội chủ nghĩa và kế hoạch xây dựng chủ nghĩa xã hội. Song đó mới là xã hội chủ nghĩa không tưởng mà những người đại diện xuất sắc trong giai đoạn này là Xanh Ximông và Saclơ Phuariê ở Pháp và Ôoen ở Anh.
H.C. Xanh Ximông (1760-1825), chỉ ra nguyên nhân của mọi sự khổ đau là do bóc lột chủ nghĩa tư bản, cần phải xoá bỏ sự bóc lột của chủ nghĩa tư bản và Ông chủ trương xây dựng một xã hội mới dưới quyền thống trị của các “nhà công nghiệp”, trong đó mọi người đều phải lao động trên cơ sở của nền đại sản xuất.
S. Phuariê (1772-1837), Ông vạch trần những gian xảo trục lợi của bọn tư nhân và những mánh khoé xảo quyệt của giai cấp tư sản. Ông chủ trương xây dựng một xã hội tương lai mà không còn chế độ người bóc lột người.
Rôbơ Ôoen (1771-1858), Ông cho rằng nguồn gốc của sự nghèo khổ là do chế độ tư hữu và lao động làm thuê gây ra. Ông chủ trương xây dựng công xã, trong đó tài sản là của chung, xoá bỏ nghèo khổ, lao động trở thành nghĩa vụ và hạnh phúc của mọi người.
Các Ông đã chỉ trích và kết tội xã hội tư bản chủ nghĩa, mơ ước xoá bỏ nó và tưởng tượng ra một xã hội tốt đẹp hơn, tìm cách thuyết phục những người giàu để hộ thấy rằng sự bóc lột là vô nhân đạo. Nhưng chủ nghĩa xã hội không tưởng không thể vạch ra một lối thoát thực sự. Tuy nhiên, trong điều kiện lịch sử lúc đó, chủ nghĩa xã hội không tưởng là một trào lưu tư tưởng tiến bộ và trở thành một trong những nguồn gốc của học thuyết Mác.
Cùng với trào lưu về chủ nghĩa xã hội của các nhà không tưởng, trào lưu triết học xuất hiện.
Nước Anh là nơi khai sinh của cuộc cách mạng công nghiệp và có nền kinh tế tư bản phát triển, đó cũng là nơi ra đời nhiều học thuyết tư sản. Trong thế kỷ XVIII, Ađam Xmit cho ra đời học thuyết kinh tế chính trị cổ điển của chủ nghĩa tư bản. Ông là người đầu tiên tuyên bố rằng lao động là nguồn gốc của giá trị. Ông là người đầu tiên nêu lên kết cấu xã hội gồm ba giai cấp: công nhân, tư bản và chủ đất mà chưa thấy được quá trình đấu tranh giai cấp trong xã hội đó. Đavit Ricacđô là người tiếp tục phát triển học thuyết kinh tế của Ađam Xmit. Tuy quan điểm của hai ông còn hạn chế bởi tính chất tư sản nhưng nó đã đóng góp một phần quan trọng vào sự phát triển học thuyết chính trị kinh tế
Ở Đức nửa đầu thế kỷ XIX, là nơi sản sinh ra các học thuyết cổ điển, Vinhem Phriđrich Hêghen (1770-1831), Ông đứng trên lập trường duy tâm chủ nghĩa, giải thích tồn tại bằng “ý niệm tuyệt đối”. Phần lớn giá trị trong triết học Hêghen là phép biện chứng, nhận định sự phát triển của xã hội bắt đầu từ cuộc đấu tranh giữa các mặt đối lập. thực chất Ông nhìn xã hội bằng con mắt siêu hình. Mác và Ăngghen đã phê phán yếu tố duy tâm trong triết học của Hêghen và rút ra lí luận về phép biện chứng; lí luận về sự phát triển và biến hoá, về sự biến hoá thay đổi từ số lượng sang chất lượng.
Lutvích Phơbách (1804-1872), đứng trên lập trường duy vật, nhưng vẫn còn mang tính chất trực quan siêu hình, không hiểu được phương pháp biện chứng. Mác và Ăngghen đã rút ra từ đó lí luận về chủ nghĩa duy vật.
Mặc dầu còn hạn chế, xong Hêghen và Phơbách đã đóng một vai trò xuất sắc trong triết học cổ điển Đức. Mác và Ăngghen đã kế thừa có phê phán và sang tạo nền triết học đó để xây dựng nên chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử.
Cùng lúc đó cũng đã xuất hiện những tiến bộ về mặt khoa học như Học thuyết tiến hoá của Đác Uyn, Định luật tuần hoàn của Međêlêép…cũng góp một phần vào sự cấu thành chủ nghĩa cộng sản khoa học.
C. Mác và Ănghen là người sáng tạo ra chủ nghĩa cộng sản khoa học. Các Mác sinh ngày 5 tháng 5 năm 1918. Ông thường xuyên tiếp xúc với nhà hoạt động cách mạng của phong trào công nhân, nghiên cưú những cuốn sách của các nhà triết học duy vật Pháp như Phuariê, Xanh Ximông, đồng thời Mác cũng chú ý nghiên cứu một cách có hệ thống các vấn đề kinh tế chính trị…Ông đã dần chuyển từ lập trường dân chủ cách mạng sang hẳn lập trường cộng snả chủ nghĩa, sự chuyển biến này gắn liền với sự chuyển biến quan điểm triết học từ duy tâm sang duy vật. Mác đã phê phán quan điểm của Hêghen và Phơbách để từ đó rút ra hạt nhân tinh tuý nhất nhằm làm cơ sở cho một phép biện chứng mới- phép biện chứng duy vật.
Cùng thời gian này, giai cấp vô sản còn có một nhà hoạt động vĩ đại mà sau này trở thành bạn chiến đấu của C. Mác đó là Phriđrich Ăngghen (28/11/1820). Năm 1842 Ăngghen đến Anh và Ông đã trực ti
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- TL PTCSCNQT.doc