Đề tài Dược liệu chứa flavonoid

Flavonoid là những hợp chất polyphenol có cấu tạo khung theo kiểu C6 – C3 – C6

Đa số có mầu vàng, một số chất có mầu xanh, tím, đỏ, một số không mầu

Đa số trường hợp mạch 3C đóng vòng với vòng A tạo nên dị vòng có oxy C

 

ppt44 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 3159 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Đề tài Dược liệu chứa flavonoid, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
DƯỢC LIỆU CHỨA FLAVONOID MỤC TIÊU Khái niệm flavonoid. Cấu trúc hóa học – Phân loại flavonoid. Tính chất, định tính, định lượng flavonoid. Chiết xuất flavonoid Tác dụng sinh học và công dụng của flavonoid Các dược liệu : Hòe và các dược liệu cho rutin, kim ngân, actisô, diếp cá, xạ can, dây mật, tô mộc, hồng hoa, râu mèo, núc nác. KHÁI NIỆM Flavonoid là những hợp chất polyphenol có cấu tạo khung theo kiểu C6 – C3 – C6 Đa số có mầu vàng, một số chất có mầu xanh, tím, đỏ, một số không mầu Đa số trường hợp mạch 3C đóng vòng với vòng A tạo nên dị vòng có oxy C CÁC LOẠI KHUNG FLAVONOID CÁC LOẠI KHUNG FLAVONOID CÁC LOẠI KHUNG FLAVONOID CÁC NHÓM THẾ Nhóm OH phenol : C3, C4, C5, C7, C3’, C4’ Flavan-3-ol = Catechin Flavan-3,4-diol = Leucoanthocyan Flavon-3-ol = Flavonol - Nhóm OCH3 , CH3 CÁC ĐƯỜNG THƯỜNG GẶP Thường gặp 2 loại O- glycosid và C-glycosid, đa số là O-glycosid Các đường hay gặp : D-glucose, Rhamnose, Galactose, Fructose,… Nếu có 1 mạch đường : Monoglycosid Nếu có 2 mạch đường : Diglycosid PHÂN LOẠI FLAVONOID Dựa vào mức độ oxy hóa của vòng C và vị trí của vòng B, Flavonoid chia thành 4 nhóm chính : 1. Euflavonoid = Flavonoid chính danh : Vòng B ở C2 2. Isoflavonoid : Vòng B ở C3 3. Neoflavonoid : Vòng B ở C4 4. Biflavonoid, Triflavonoid : Dimer, trimer EUFLAVONOID Flavan Flavon Flavanon Anthocyan Chalcon Auron FLAVAN Flavan-3-ol Catechin/ Camellia sinensis (L.) O.Ktze EGCG = (-) epigallocatechin gallat FLAVON Apigenin Luteolin FLAVON-3-OL = FLAVONOL Quercetin Rutin = Quercetin-3-O-glycosid Rutinose = Glc - Rham FLAVON-3-OL = FLAVONOL Kaempferol Myricetin FLAVANON (-) Hesperidin FLAVANON Flavanon Chalcon ANTHOCYAN Mầu sắc thay đổi theo pH môi trường : pH = 7 : Mầu tím pH > 7 : Mầu xanh pH < 7 : Mầu đỏ ANTHOCYAN Pelargonidin Cyanidin Delphinidin CHALCON Isoliquiritin AURON Aureusidin ISOFLAVONOID R1 R2 Puerarin OH glc Daidzin O-glc H Daidzein OH H Dẫn chất 3-phenyl benzo  pyron = Coumestan Wedelolacton Dẫn chất Rotenoid Rotenon NEOFLAVONOID Brasilin TÍNH CHẤT Lý tính Mầu sắc : Thường có mầu vàng, một số xanh, đỏ, tím (anthocyan), một số không mầu (isoflavonoid) Không mùi, vị đắng Ở dạng tinh thể hay bột. Ton/c hằng định Độ tan : dễ tan trong nước, cồn Phát quang dưới ánh sáng tử ngoại Băng 1 : 320 – 390nm Băng 2 : 222 – 290 nm TÍNH CHẤT 2. Hóa tính OH phenol Nối đôi liên hợp Nhóm C=O ở vị trí C4 ĐỊNH TÍNH Phản ứng Cyanidin Phản ứng tạo phức với muối kim loại Phản ứng diazo hóa Phản ứng với kiềm Các phản ứng khác : Tự đọc SKLM hoặc SK giấy Quang phổ PHẢN ỨNG CYANIDIN Tên khác : Phản ứng Shinoda, Phản ứng Willstarter Phản ứng khử nhóm C=O bằng H2 mới sinh Đun nóng  Phản ứng xảy ra nhanh hơn Phản ứng dương tính với : flavon, flavonol, flavanon, flavanonol PHẢN ỨNG CYANIDIN Rutin (vàng) Cyanidin chlorid (đỏ) Phân biệt aglycon/glycosid : Lắc dịch có mầu với octanol Lớp octanol mầu đỏ  aglycon Lớp octanol không mầu  glycosid PHẢN ỨNG TẠO PHỨC VỚI MUỐI KIM LOẠI Các hợp chất có nhóm OH phenol ở C3, C5 và C=O ở C4 Các hợp chất vòng B có 2 nhóm OH ở vị trí ortho PHẢN ỨNG DIAZO HÓA Dịch chiết đã kiềm hóa + TT diazo mới pha  Mầu hồng  đỏ cam Phản ứng (+) với : flavon, flavonol, flavanon và flavanonol có nhóm OH ở C7 và các vị trí C6, C8 chưa bị thế PHẢN ỨNG VỚI KIỀM Với kiềm loãng 1.1.Hơi amoniac Tiến hành trên giấy thấm Flavon, flavonol, flavanon  Mầu vàng đậm hơn Isoflavonoid (không mầu)  Mầu không thay đổi Auron, chalcon  Mầu hồng, đỏ cam Anthocyan  Xanh PHẢN ỨNG VỚI KIỀM 1.2. Với dung dịch kiềm loãng (NaOH, KOH, Na2CO3) Tiến hành trong ống nghiệm Flavon, flavan, flavonol, flavanon  mầu vàng hay có tủa vàng Flavanon : Khi đun nóng chuyển từ vàng đậm sang đỏ Chalcon, Auron : đỏ cam Anthocyan : Xanh PHẢN ỨNG VỚI KIỀM 2. Với kiềm đặc ở nhiệt độ cao Flavonoid bị phân hủy tạo thành 1 dẫn chất phenol + 1 acid thơm SẮC KÝ 1. Sắc ký lớp mỏng Dịch chấm sắc ký : DC cồn đã loại tạp Chất hấp phụ : Silicagel G (Merck) Dung môi : EtOAc – Acid formic – Nước (4:1:1) EtOAc – Acid acetic – Nước (20:3:4), pha trên Hiện mầu : Hơi NH3, Dd AlCl3 3%/cồn tuyệt đối, quan sát vết ở ánh sáng thường hay dưới đèn UV. Thường dùng phương pháp sắc ký 1 chiều và 2 chiều đối chứng với mẫu chuẩn về giá trị Rf và mầu của vết chất. SẮC KÝ SẮC KÝ 2. Sắc ký giấy Dịch chấm sắc ký : DC cồn đã loại tạp Chất hấp phụ : Giấy sắc ký Whatmann các số 1,2,3,4 Dung môi :Acid acetic – Nước (85:15) n-BuOH – Acid acetic – Nước (4:1:5), pha trên Hiện mầu : Hơi NH3, Dd AlCl3 3%/cồn tuyệt đối, quan sát vết ở ánh sáng thường hay dưới đèn UV. Thường dùng phương pháp sắc ký 1 chiều và 2 chiều đối chứng với mẫu chuẩn về giá trị Rf và mầu của vết chất. QUANG PHỔ Chủ yếu dùng phổ tử ngoại (UV) để dự đoán cấu trúc. Thường trên phổ UV có 2 đỉnh hấp thụ 320 - 390 nm 222 – 290 nm ĐỊNH LƯỢNG Phương pháp cân : Nguyên liệu giầu flavonoid, ít tạp chất Dược liệu + cồn, to  DC cồn, cô cách thủy  Cắn , + Nước nóng, lọc  DC nước, + EtOAc  DC EtOAc, cô cách thủy  Cắn  Sấy  Cân 2. Phương pháp đo quang : Phản ứng Cyanidin 3. Phương pháp đo phổ UV CHIẾT XUẤT Không có phương pháp chung Chủ yếu dựa vào độ tan để lựa chọn dung môi : cồn, nước Loại tạp Phân lập : Sắc ký cột TÁC DỤNG SINH HỌC Tác dụng vitamin P Làm bền thành mạch, làm giảm tính giòn và tính thấm của mao mạch  Phòng và điều trị các bệnh tim mạch, cao huyết áp, xơ vữa động mạch, rối loạn chức năng tĩnh mạch, trĩ, xung huyết kết mạc. Tác dụng được tăng cường bởi vitamin C Ví dụ : Rutin, Citroflavonoid TÁC DỤNG SINH HỌC 2. Tác dụng chống oxy hóa Dọn gốc tự do, ức chế phản ứng peroxy hóa lipid, tạo phức với các ion kim loại là xúc tác các phản ứng oxy hóa Sự tăng sinh các gốc tự do  viêm nhiễm, lão hóa, các bệnh tim mạch, suy giảm miễn dịch, ung thư,… Flavonoid  chống oxy hóa  chống lão hóa, phòng và điều trị các bệnh tim mạch, ung thư, viêm loét, tăng cường miễn dịch, bảo vệ gan,… TÁC DỤNG SINH HỌC 3. Tác dụng bảo vệ gan khi bị tổn thương bởi một số chất độc 4. Tăng tuần hoàn động mạch và mao mạch 5. Kháng khuẩn, kháng virus 6. Chống ung thư 7. Chống dị ứng 8. Chống viêm, loét, làm lành vết thương TÁC DỤNG SINH HỌC 9. Lợi tiểu 10. Kích thích tiết mật 11. An thần 12. Diệt côn trùng 13. Hạ đường huyết

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptflavonoid_4_9992.ppt
  • pptflavonoid_5_5742.ppt
Tài liệu liên quan