“Tăng trưởng kinh tế nhanh va bền vững, ổn định và cải thiện nền đời sống nhân dân”. Đó là những mục tiêu trong những mục tiêu tổng quát của kế hoạch 5 năm 2001_2005 đã được Đảng cộng sản thông qua tại đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 9. Mục tiêu tổng quát trên đã được cụ thể hóa thành định hướng phát triển và thành các nhiệm vụ chủ yếu, trong đó có một nhiệm vụ không kém phần quan trọng đó là “Tiếp tục đổi mới và lạnh mạnh hóa hệ thống tài chính, tiền tệ tăng tiềm lực và khả năng tài chính quốc gia thực hành triệt để tiết kiệm , tăng tỷ lệ chi Ngân sách dành cho đầu tư phát triển, duy trì ổn định các cân đối vĩ mô, phát triển thị trường vốn đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội ”.
Do tính quan trọng của tài chính trong nền kinh tế là điều không thể phủ nhận. Trong nền kinh tế phát triển, hội nhập quốc tế ngày càng phát triển, người làm kinh tế nếu có một cái nhìn tổng quan về xu hướng phát triển chung của toàn nền kinh tế nhất thiết đòi hỏi phải có nhiững hiểu biết chung về tài chính. Là một sinh viên chuyên nghành quản trị kinh doanh, em muốn có những hiểu biết thêm về nghành học, vì vậy em đã chọn đề tài : “ Đổi mới tài chính trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam”.
16 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1181 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Đề tài Đổi mới tài chính trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu
“Tăng trưởng kinh tế nhanh va bền vững, ổn định và cải thiện nền đời sống nhân dân”. Đó là những mục tiêu trong những mục tiêu tổng quát của kế hoạch 5 năm 2001_2005 đã được Đảng cộng sản thông qua tại đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 9. Mục tiêu tổng quát trên đã được cụ thể hóa thành định hướng phát triển và thành các nhiệm vụ chủ yếu, trong đó có một nhiệm vụ không kém phần quan trọng đó là “Tiếp tục đổi mới và lạnh mạnh hóa hệ thống tài chính, tiền tệ tăng tiềm lực và khả năng tài chính quốc gia thực hành triệt để tiết kiệm , tăng tỷ lệ chi Ngân sách dành cho đầu tư phát triển, duy trì ổn định các cân đối vĩ mô, phát triển thị trường vốn đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội…”.
Do tính quan trọng của tài chính trong nền kinh tế là điều không thể phủ nhận. Trong nền kinh tế phát triển, hội nhập quốc tế ngày càng phát triển, người làm kinh tế nếu có một cái nhìn tổng quan về xu hướng phát triển chung của toàn nền kinh tế nhất thiết đòi hỏi phải có nhiững hiểu biết chung về tài chính. Là một sinh viên chuyên nghành quản trị kinh doanh, em muốn có những hiểu biết thêm về nghành học, vì vậy em đã chọn đề tài : “ Đổi mới tài chính trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam”.
I. Phương hướng đổi mới hoạt động tài chính trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam.
1. Những đặc trưng của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam.
Nền kinh tế nước ta khi bước vào thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội còn mang nặng tính tự túc, tự cấp, vì vậy sản xuất hàng hoá phát triển sẽ phá vỡ dần kinh tế tự nhiên và chuyển thành nền kinh tế hàng hoá, thúc đẩy sự xã hội sản xuất hàng hoá.
Nói kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có nghĩa là nền kinh tế của chúng ta không phải là kinh tế bao cấp, quản lý theo kiểu tập trung quan liêu bao cấp như trước đây nhưng đó cũng không phải là nền kinh tế thị trường tự do theo cách của các nước tư bản, tức là không phải là nền kinh tế thị trường tự do theo cách của các nước tư bản, tức là không phải kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa và cũng chưa hoàn toàn là kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa. Bởi vì chúng ta còn đang ở trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, còn có sự đan xen và đấu tranh giữa cái cũ và cái mới, vừa có, vừa chưa có đầy đủ yếu tố xã hội chủ nghĩa.
Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, một mặt vừa có những tính chất chung của nền kinh tế thị trường. Một là các chru thể kinh tế có tính độc lập, có quyền tự chủ trong sản xuất kinh tế. Hai là giá cả do thị trường quyết định, hệ thống thị trường được phát triển đầy đủ và nó có tác dụng làm cơ sở cho việc phân bổ các nguồn lực kinh tế vào trong các ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế. Ba là nền kinh tế vận động theo những quy luật vốn có của kinh tế thị trường như các quy luật đó hình thành cơ chế tự điều tiết của nền kinh tế. Bốn là nếu là nền kinh tế thị trường hệin đại thì còn có sự điều tiét vĩ mô của Nhà nước thông qua pháp luật kinh tế, kế hoạch hoá. Các chính sách kinh tế. Mặt khác kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam dựa trên cơ sở và được dẫn dắt, chi phối bởi nguyên tắc và bản chất của chủ nghĩa xã hội. Do đó, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghãi có những đặc trưng sau:
Nềnks thị trường gồm nhiều thành phần, trong đó kinh tế Nhà nước giữ vai trò chru đạo. Trong nền kinh tế nước ta tồn tại 3 loại hình sở hữu cơ bản là: Sở hữu toàn dân; sở hữu tập thể; sở hữu tư nhân (gồm sở hữu cá thể, sở hữu tiểu chủ, sở hữu tư nhân tư bản). Từ ba loại hình sở hữu cơ bản đó hình thành nhiều thành phần kinh tế, nhiều tổ chức sản xuất kinh doanh các thành phần kinh tế đó là kinh tế Nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế cá thể, tiểu chủ, kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế tư bản Nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế cá thể, tiểu chủ, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Trong đó kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Các thành phần kinh tế nói trên tồn tại một cách khách quan và là những bộ phần cần thiết nền kinh tế trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Vì vậy, phát triển nền kinh tế thị trường nhiều thành phần là tất yếu đối với nước ta. Chỉ có như vậy chúng ta mới khai thác được mọi nguồn lực kinh tế, nâng cao hiệu quả kinh tế, phát huy được tiềm năng của các thành phần kinh tế vào phát triển chung nền kinh tế của đất nước nhằm thoả mãn nhu cầu ngày càng tăng của nhân dân. Do đó không chỉ củng cố và phát triển các thành phần kinh tế dựa trên chế độcông hữu là thành phần kinh tế Nhà nước và kinh tế tập thể, mà còn phải khuyến khích các thành phần kinh tế dựa trên chế độ tư hữu phát triển để hình thành nền kinh tế thị trường rộng lớn bao gồm các đơn vị kinh tế thuộc chế độ tự hữu, các đơn vị kinh tế thuộc chế độ công hữu, các hình thức hợp tác liên doanh giữa trong và ngoài nước…Các đơn vị kinh tế thuộc mọi thành phần đều bình đẳng với nhau trước pháp luật, và vừa hợp tác vừa cạnh tranh với nhau để phát triển.
Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thực hiện nhiều hình thức phân phối thu nhập, trong đó phân phối theo lao động là chủ yếu. Mỗi chế độ xã hội có chế độ phân phối tương ứng với nó. Chế độ phân phối do quan hệ sản xuất thống trị, trước hết là quan hệ sở hữu quyết định. Phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất trong thời kỳ quá độ lên chủ nghãi xã hội, nhiều chế độ sở hữu cùng tồn tạ: Sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu cá nhân và các hình thức sở hữu do kết quả của sự xâm nhập giữa chúng. Mỗi chế độ sở hữu có nguyên tắc phân phối tương ứng với nó, vì thế trong thời kỳ quá độ tồn tại cơ cấu đa dạng về hình thức phân phối thu nhập. Nước ta xây dựng và phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa chứ không phải là kinh tế thị trường định hướng tư bản chru nghĩa. Chúng ta lấy phát triển kinh tế thị trường là phương tiện để đạt được mục tiêu cơ bản xây dựng xã hội chủ nghĩa, thực hiện dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, con người được giải phóng khỏi áp bức bóc lột, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện . Vì vậy mỗi bước tăng trưởng kinh tế ở nước ta phải gắn liền với cải thiện đời sốg nhân dân, với tiến bộ và công bằng xã hội. Việc phân phối thông qua các qũy phúc lợi xã hội và tập thể có ý nghĩa quan trọng để thực hiện mục tiêu đó.
Một đặc trưng nữa của kinh tế thị trường ở nước ta là cơ chế vận hành nền kinh tế là cơ chế thị trường có sự qp của Nhà nước xã hội chủ nghĩa. Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa cũng vận động theo yêu cầu của những quy luật vốn có của kinh tế thị trường. Trong điều kiện ngày nay hầu như tất cả các nền kinh tế của các nước trên thế giới đều có sự quản lý của Nhà nước để sửa chữa một mức độ nào đó. "Những thất bại của thị trường" tức là cơ chế vận hành nền kinh tế của tất cả các nước đều là cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Nhưng điều khác biệt trong cơ chế vận hành nến kinh tế của nước ta là ở chỗ Nhà nước quản lý nền kinh tế không phải là Nhà nước tư sản, mà là Nhà nước xã hội chủ nghĩa, Nhà nước của nâHà Nội dân, do vân và vì dân đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam. Sự quản lý của Nhà nước xã hội chủ nghĩa nhằm sửa chữa những thất bại của thị trường, thực hiện các mục tiêu xã hội, nhân đạo mà bản thân cơ chế thị trường, không thể làm được, đảm bảo cho nền kinh tế thị trường phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Vai trò quản lý của Nhà nước xã hội chủ nghĩa là hết sức quan trọng, nó đảm bảo cho nền kinh tế tăng trưởng ổn định, đạt hiệu quả cao, đặc biệtlà đảm bảo công bằng xã hội. Không ai ngoài Nhà nước có thể giảm bớt được sự chênh lệch giữa giàu và nghèo, giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng của đất nước trong điều kiện kinh tế thị trường.
Bên cạnh những đặc trưng trên nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa cũng là nền kinh tế mở, hội nhập. Đặc điểm này phản ánh sự khác biệt giữa nềnks thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa mà chúng ta đang xây dựng với nền kinh tế đóng, khép kín trước đổi mới. đồng thời phản ánh xu hướng hội nhập của nền kinh tế nước ta trong đièu kiện toàn cầu hoá kinh tế.l Do sự tác động của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ, đang diễn ra quá trình quốc tế hoá đời sống kinh tế, sự phát triển của mỗi quốc gia trong sự phục thuộc lẫn nhau. Vì vậy, mở cửa kinh tế, hội nhập vào kinh tế khu vực và thế giới là tất yếu đối với nước ta. Chỉ có như vậy mới thu hút được vốn, kỹ thuật công nghệ hiện đại, kinh nghiệm quản lý tiên tiến của các nước để khai thác tiềm năng và thế mạnh của nước ta, thực hiện phát huy nội lực, tranh thủ ngoại lực để xây dựng và phát triển kinh tế thị trường hiện đại theo kiểu rút ngắn. Thực hiện mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại theo hướng đa phương hoá và đa dạng hoá các hình thức đối ngoại, gắn thị trường trong nước với thị trường khu vực và thế giới, thực hiện những thông lệ trong quan hệ kinh tế quốc tế, nhưng vẫn giữ được độc lập chủ quyền và bảo vệ được lợi ích quốc gia, dân tộc trong quan hệ kinh tế đối ngoại.
Với những nét đặc trưng riêng biệt nền kinh tế thị trường ở nước ta đang từng bước phát triển vững chắc trên con đường xây dựng chủ nghãi xã hội. Đạt được những thành tựu ban đầu trong mục tiêu của phát triển kinh tế thị trường ở nước ta.
2. Phương hương và giải pháp đổi mới hoạt động tài chính ở Việt Nam
* Mở rộng phạm vi hoạt động của các công cụ tài chính.
Trong giai đoạn phát triển hiện nay của nền kinh tế sự hoạt động của tài chính có một vai trò vô cùng quan trọng không thể phủ nhận. Đồng thời trong hệ thống tài chính các công cụ tài chính được rất nhiều sự quan tâm nghiên cứu. Để đổi mới tài chính thì các công cụ tài chính cần phải mở rộng hơn nưa xphạ vi hoạt động của mình, nhằm khai thác những điểm mạnh tổng hợp của mọi nguồn lực tài chính. Xây dựng nền tài chính quốc gia có tiềm lực đủ mạnh, đảm bảo chiến lược tăng trưởng kinh tế nhanh, bề vững phục vụ sự nghiệp xây dựng xã hội chủ nghĩa bảo vệ tổ quốc. Các nguồn lực tài chính rất đa dạng. Để thực hiện mục tiêu này trong thời gian tới Nhà nước cần ban hành cơ chế chính sách để cải thiện môi trường đầu tư, khuyến khích mạnh mẽ mọi thành phần kinh tế đẩy mạnh đầu tư phát triển kinh doanh. Xây dựng hệ thống chính sách và cơ chế tài chính khuyến khích các vùng kinh tế trọng điểm, tạo động lực phát triển cho cả nước. Phát triển mạnh mẽ thị trường vốn và phát triển thị trường các yếu tố sản xuất. Hoàn thiện quản lý ngân sách Nhà nước, tránh thất thoát vốn. Tiếp tục cải thiện thuế giai đoạn II và hoàn thiện hệ thống chính sách thuế theo hướng đảm bảo nguyên tắc quản lý thống nhất, công bằng về thuế đối với các thành phần kinh tế, thực hiện giảm sự chênh lệch giữa các mức thuế suất và số lượng thuế suất, mở rộng phạm vi đối tượng nộp thếu. Đổi mới cơ cấu NSNN trếnc xác định rõ các nội dung chi mà Nhà nước phải đảm bảo để thực hiện ưu tiên chỉ có chọn lọc theo thứ tự, giảm dần và tiến tới xoá bỏ các khảon chi mang tính bao cấp.
Chúng ta phải biết phát huy mọi nguồn lực tài chính mới có thể hoàn thiện hệ thống tài chính phục vụ phát triển kinh tế.
* Đổi mới quy chế và hoạt động tài chính.
Các quy định về hoạt động tài chính tuy là ngày càng được hoàn thiện, bổ xung và đáp ứng ngày càng tốt hơn với yêu cầu đặt ra của thực tế. Nhưng bên cạnh đó vẫn tồn tại nhiều nhược điểm. Vì vậy phương hướng đổi mới vẫn chú trọng việc tiếp tục nghiên cứu ban hành chính sách tài chính nhằm tạo ra sự bình đẳng trong cạnh tranh, khắc phục tình trạng phân biệt đối xử trong kinh doanh giữa đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài. Hoàn thiện chính sách quản lý tài chính về nguồn vốn vay nước ngoài của chính phủ, đổi mới và nâng cao chất lượng quy hoạch sử dụng nguồn vốn ODA nhằm vào mục tiêu chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá và mục tiêu xoá đói giảm nghèo, xây dựng cơ chế chính sách cho vay lại đối với khu vực tư nhân. Hoàn thiện hệ thống giám sát và chỉ tiêu đánh giá hiệu quả các dự án và các chương trình sử dụng vốn vay nước ngoài, đảm bảo khả năng thu hồi vốn trả nợ nước ngoài có hiệu quả.
Phương hướng đổi mới hoạt động tài chính trên nhằm mục đích từng bước, dần dần hoàn thiện hệ thống tài chính, xây dựng hệ thống tài chính vững mạnh, phát triển nhanh, bền vững từ đó góp phần phát triển kinh tế đất nước.
* Một số giải pháp cơ bản cho quá trình đổi mới.
Từ thực tế thành công và chưa thành công của công cuộc đổi mới kinh tế, đổi mới tài chính quốc gia rút ra một số giải pháp sau:
Thứ nhất: Tôn trọng và tuân thủ nguyên tắc tập trung dân chủ trong công tác tài chính, coi trọng sự phối hợp đồng bộ các chính sách các công cụ kinh tế - tài chính. Duy trì và đảm bảo nền tài chính quốc gia là một tổng thể thống nhất, giữ vững kỉ cương, kỉ luật trong chỉ huy, trong điều hành. Phên phán và lên án mọi tư tưởng, mọi việc làm vô kỉ luật không chấp hành nghiêm các quy định về thu, chi, về điều tiết ngân sách, về quản lý và sử dụng ngân quỹ quốc gia. Chống tư tưởng, việc làm cục bộ, vì quyền lợi ngành, địa phương gây tổn hại lợi ích chung đặc biệt trong việc chấp hành chế độ, chính sách và kỉ luật hành chính. Mạnh dân phân cấp, trao quyền và phát huy tính chất tự chủ, sáng tạo của các ngành, các địa phương trong công tác tài chính, đặc biệt trong nuôi dưỡng, khai thác nguồn thu, đảm bảo nhiệm vụ chi. Mở rộng quyền hạn đi đôi với tăng cường trách nhiệm, tạo dựng cơ chế, kỉ luật phối hợp hài hoà giữa các nội dung hoạt động, giữa các mảng công tác tài chính, tạo nên một sức mạnh tổng thể, hỗ trợ, kích thích và làm tiền đồ cho nhau cùng đạt hiệu quả, kinh nghiệm cho thấy, mọi sự rời rạc, chia cắt… trong giải pháp, trong chính sách tài chính trong điều hành hoạt động tài chính đều không đem lại kết quả. Đấy là chưa nói đến những hậu quả khó lường. Xử lý tốt hài hoà mối quan hệ giữa thu và chi NSNN giữa động viên thu nhập, huy động nguồn lực và thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển nuôi dưỡng nguồn thu, giữa bảo hộ sản xuất trong nước và yêu cầu nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp; giữa tài chính Nhà nước, tài chính doanh nghiệp…
Thứ hai: Mọi giải pháp tài chính về mọi hoạt động tài chính phải hàm chứa và tính đến các yếu tố chính trị kinh tế và xã hội, phải xuất phát từ cuộc sống và phải giải quyết cho được những vấn đề của cuộc sống thực tế. Đời sống kinh tế - xã hội rất phong phú, đa dạng và luôn vận động, phát triển, đòi hỏi công tác tài chính phải bám sát thực tế. Mọi giải pháp tài chính cần được thực tế kiểm nghiệm và đánh giá. Thực tế của công cuộc đổi mới đã chỉ ra bài học là cần nhanh nhạy, linh hoạt triển khai và điều chỉnh các chủ trương, giải pháp tài chính, cần cân nhắc tính toán mọi yếu tố chính trị, kinh tế, xã hội trong từng giải pháp, từng quyết sách. Hoạt động chính sách tài chính lf hoạt động nghệ thuật. Mọi sơ suất, sai lầm, chậm chễ trong từng quyết sách sẽ gây hậu quả xấu không chỉ về kinh tế - tài chính mà có thể cả chính trị - xã hội.
Thứ ba: Thiết lập, vận hành và nâng cao hiệu lực kiểm tra, kiểm sáot và giám sát tài chính đối với toàn bộ nền kinh tế - xã hội. Yêu cầu của tài chính trong nền kinh tế nó là an ninh, an toàn và lành mạnh hơn lúc nào hết, cùng với sự thiết lập các khuôn khổ pháp lý, cho hoạt động tài chính, cần tăng cường hiệu lực, hiệu quả của hệ thống giám sát bằng nghiệp vụ, bằng tổ chức có sẵn trong bản thân công tác tài chính, bản thân từng quy trình chuyên môn. Thường xuyên rà xoát, thiết lập các quy trình, các cơ cấu tổ chức có tính kháng thể cao với các hành vi, việc làm gây tổn hại tài chính Nhà nước. Tăng cường và nâng cao tính hiệu lực của hệ thống giám sát nội bộ, bộ máy và quy trình kiểm soát nội bộ, bảo đảm mọi hoạt động tài chính, sự luân chuyển của từng đồng tiền của Nhà nước, của ngân quỹ quốc gia được giám sát thường xuyên, liên tục hoạt động tài chính - tiền tệ của các tổ chức tài chính, các quỹ Nhà nước, các trung gian tài chính phải được giám sát từ xa. Có hệ thống cảnh báo. Công khai tài chính là biện pháp hạn chế tiêu cực, là viẹc làm thể hiện bản lĩnh của các cơ quan, tổ chức và cũng là tièn đồ cho sự sôi động của thị trường tài chính mở. Công khai tài chính một trong những điều kiện cực kỳ quan trọng cho chủ trương thực hiện dân chủ từ cơ sở, dân chủ trực tiếp theo phương châmn: dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, bảo đảm Nhà nước pháp quyền Việt Nam thực sự là Nhà nước của dân, do dân và vì dân. Cần tạo dựng thói quen công khai tài chính trong đời sống xã hội, coi đó vừa là nghĩa vụ vừa là quyền lợi của cả người cung cấp thông tin và sử dụng thông tin. Kiểm toán Nhà nước phát triển và phục vụ tốt nhất cho các quyết định của Quốc hội, của Hội đồng nhân dân các cấp. Tạo môi trường pháp lý cho thị trường dịch vụ kiểm toán, nâng cao trách nhiệm và độ tin cậy đối với những thông tin tài chính đã được kiểm toán.
Thứ 4: Thường xuyên chăm lo hoàn thiện và nâng cao năng lực bộ máy tổ chức ngành tài chính. Cải cách mạnh thủ tục hành chính, thủ tục nghiệp vụ, tối ưu hoá các quy trình công tác, quy trình quản lý và cấp phát vốn. Mở rộng phân cấp, phân quyền và nâng cao trách nhiệm cho các cấp trong công tác chuyên môn, quản lý cán bộ, đặc biệt là các hệ thống chuyên môn tổ chức theo ngành dọc. Có chiến lược dài hạn và biện pháp chăm lo nâng cao năng lực nghiệp vụ, năng lực điều hành của độ ngũ cán bộ tài chính phù hợp yêu cầu của cơ chế kinh tế mới. Cùng với việc tăng cường kỉ cương, kỉ luật trong công tác tài chính, cần thực sự dân chủ, phát huy tối đa tính sáng tạo, tính tự giác, tinh thần trách nhiệm của viên chức tài chính. Biết tin vào cán bộ, biết động viên khơi dậy tính tích cực, tính năng động của cán bộ tài chính, đặc biệt là đội ngũ cán bộ trẻ, sự nghiệp tài chính chắc chắn sẽ thành công. Đó là bài học luôn sống động.
Giải pháp: Muốn nhắc đến và giữ một vị trí quan trọng đó là phải tạo dựng chiến lược tài chính quốc gia với mục tiêu, định hướng rõ ràng với những giải pháp tài chính mang tính tổng thể, liên hoàn và đồng bộ chiến lược tài chính quốc gia phải phục vụ cho chiến lược phát triển kinh tế. Phải có những chiến lược cụ thể trong chiến lược tổng thể. Vấn đề quan tọng cho mọi thành công là nhận thức rõ tính đồng bộ, tính liên tục, độ trễ của chính sách để có sự kết hợp hài hoà, nhuần nhuyễn giữa định hướng, giải pháp và chính sáchtài chính dài hạn mang tính chiến lược với chính sách tác nghiệp phục vụ yêu cầu và nhiệm vụ bức xúc trước mắt. Tuyệt đối không vì những chính sách tài chính cụ thể trong động viên thu nhập, trong chỉ tiêu ngân sách tài chính hoặc làm chậm tiến trình đổi mới tài chính. Phải chủ động trong vị thế mới, lựa chọn những giải pháp cụ thể cho phép khai thác tốt nhất mọi lợi thế của đất nước.
Đó là những giải pháp cần thiết trong quá trình phát triển kinh tế và hoàn thiện hệ thống tài chính Việt Nam. Vấn đề đặt ra là cần chủ động, tỉnh táo có bước đi và cách làm đúng cho từng mục tiêu chiến lược, sách lược, cho từng giải pháp tài chính cụ thể.
II. Hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam.
1 . Thuận lợi
Thứ nhất, Đảng cũng như Nhà nước đã có những chủ trương và chính sách nhất quán cho việc chủ động tham gia vào tiến trình toàn cầu hoá và khu vực hoá .
Thứ hai , tham gia toàn cầu hoá chính là nhằm tranh thủ những điều kiện quốc tế để khai thác các tiềm năng kinh tế nước nhà , phục vụ cho việc nâng cao đời sống nhân dân .
Thứ ba , Việt Nam hiên nay tuy là quốc gia đang phát triển là một trong những nước nghèo nhất của thế giới , song nước ta được đánh giá cao về chỉ số nguồn nhân lực
Thứ tư , chúng ta đẩy nhanh tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế trong diều kiện đất nước hoà bình , chính trị- xã hội ổn định .
Thứ năm, mặc dù kinh tế của ta chưa phát triển , nhưng chúng ta hội nhập không phải với hai bàn tay trắng, ngoài nguồn tài nguyên thiên nhiên nguồn nhân lực cùng với sự ổn định về chính trị xã hội chúng ta cũng đã có kinh nghiệm nhất định sau hơn 15 năm đổi mới hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới .
Thứ sáu , việc thúc đẩy hội nhập trong tương lai ngoài nhưng nhân tố thuận lợi cơ bản trên còn một nhân tố quan trọng giúp cho ta nhanh chóng hoà nhập vào sự phát triển chung , đó là xu thế hoà bình , hợp tác và phát triển đã và đang là chủ đề chính của thời đại ngày nay .
Với xu thế trên các quốc gia trong đó có Việt nam có điều kiện tập trung phát triển kinh tế, hội nhập, hợp tác và cạnh tranh với nhau để cùng tồn tại và phát triển.
2 . Khó khăn.
a. Trình độ phát triển kinh tế thấp .
Từ năm 1990 đến nay , cơ cấu kinh tế vĩ mô của Việt Nam mặc dù đã có sự chuyển dịch tiến bộ theo hướng công nhiệp hoá,song nếu so sánh với thế giới , mà trực tiếp là Thái Lan , một nước có trình độ phát triển bậc trung của ASEAN , thì “ cơ cấu kinh tế của Việt Nam còn quá lạc hậu , chỉ tương đương với cơ cấu kinh tế của Thai Lan vào năm 1970 , nghĩa là tụt hậu so với trình độ phát triển của Thai Lan ít nhất là 2 thập niên “ .
Mặc dù trong những năm qua , kinh tế Việt Nam đã có sự tăng trưởng với tốc độ phát triển cao , song quy mô GDP của Việt Nam còn quá nhỏ bé so với hầu hết các nước ASEAN , và do đó đương nhiên Việt Nam chưa thể thoát ra khỏi tình trạng “khát” vốn đầu tư cho phát triển . Kinh nghiệm phát triển của các nước ASEAN trong những năm 1970 và 1980 đã cho thấy , để đáp ứng được nhu cầu tăng trưởng và phát triển kinh tế , và cũng là để tiếp thu có hiệu quả nguồn vốn từ bên ngoài , thì tỷ lệ vốn trong nước ( kể cả vốn khấu hao cơ bản trong tổng vốn đầu tư cơ bản toàn xã hội) trong GDP, phải chiếm tỷ lệ từ 25-30%( riêng đối với Singapore đã lên tới 40%) . Nhưng ở Việt Nam kết thúc năm 2000 con số này mới chỉ có 20% là rất thấp .
Hệ quả của những yếu kém trên đây đã khiến cho nền kinh tế Việt Nam chưa thoát ra khỏi tình trạng chậm phát triển . Với một cơ cấu kinh tế trong đó công nghiệp chỉ chiếm một vị trí còn quá khiên tốn , xuất khẩu sản phẩm thô vẫn còn là chủ lực trong chiến lược tăng trưởng nhờ xuất khẩu , tình trạng ngân sách thiếu hụt, nguy cơ tái lạm phát cao chưa hết , sự thiếu hụt vốn đầu tư , cơ sở hạ tầng yếu kém, tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế rất thấp so với nhịp độ phát triển và yêu cầu của quá trình công nghiệp hoá , hiện đại hoá đất nước , là những trở lực không nhỏ cho sự tăng trưởng ngoại thương , đặc biệt là tăng trưởng xuất khẩu . Trong khi đó , ở các nước ASEAN , hầu hết đã có nền ngoại thương khá phát triển với kim ngạch xuất khẩu bình quân đầu người năm 1996 là 266 USD ở Indonesia , 885 USD ở Thái lan , 4.425 USD ở Malaysia.... Đặc biệt , Singapore năm 1994 đã đạt mức rất cao tới 28.645 USD . Trong khi đó ở Việt Nam tính đến hết năm 2000 mới đạt xấp xỉ 200 USD . Thực trạng này tất yếu dẫn đến sự khác biệt và bất lợi thế về phía Việt Nam trong cạnh tranh thương mại với các nước trong khu vực ASEAN nói riêng và thế giới nói chung .
b. Cơ chế quản lý ngoại thương và hệ thống pháp luật chưa hoàn chỉnh.
Cơ chế quản lý ngoại thương , trình độ năng lực quản lý , chuyên môn nghiệp vụ , ngoại ngữ của đội ngũ cán bộ , nhân viên làm công tác đối ngoại nói chung và ngoại thương nói riêng là vấn đề quan trọng có ý nghĩa quyết định đến sự thành bại của việc phát triển mạnh một nền ngoại thương mở của , nhưng lại là vấn đề nan giải , bất cập trước yêu cầu thực tiễn cho dù những năm đổi mới vừa qua chúng ta đã lỗ lực cải cách.
Mặc dù đã được điều chỉnh nhiều lần , nhưng đến nay cơ chế quản lý ngoại thương của ta vẫn còn duy trì những biện pháp mang nặng tính quản lý hành chính với các biện pháp bắt buộc hạn chế. Cơ chế quản lý kiểu này những năm qua lại được thực hiện trong môi trường mà hệ thống luật và các văn bản pháp quy dưới luật còn chưa đầy đủ , thậm chí còn chồng chéo thiếu ổn định .
Cơ chế quản lý ngoại thương của ta hiện nay vẫn chưa giải quyết được một vấn đề rất cơ bản là tạo ra mối quan hệ thực sự gắn bó giữa sản xuất và lưu thông . Thực tiễn cho thấy sự gắn bó giữa sản xuất với ngoại thương ở nhiều cơ sở sản Xuất kinh doanh xuất nhập khẩu của ta vẫn mang nặng tính liên kết hành chính hơn là tính liên kết kinh tế . Hậu quả là đã có không ít đơn vị kinh doanh của nhà nước lợi dụng quyền kinh doanh xuất nhập khẩu để buôn bán vòng vèo kiếm lời , kể cả buôn bán Quota xuất nhập khẩu , xuất nhập khẩu trốn lậu thuế .
Do có những hạn chế vướng mắc lớn trên đây , nên mặc dù chúng ta chủ trương phát triển một nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần và tự do hoá thương mại, nhưng trong thực tiễn vẫn còn nhiều trở lực kìm hãm sự thực thi các chủ trương , chính sách đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu , đặc biệt là các doanh nghiệp tư nhân vẫn còn gặp phải nhiều ràng buộc khó khăn bởi cơ chế “cấp”, “ phát”, “ xin”, “cho”. Do đó tình trạng cố “xin” để được “cho” các quyền được hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu , được ưu tiên bảo hộ sản xuất trong nước trước tình trạng hàng ngoại cạnh tranh , được miễn giảm hoặc thoái thuế ... đã trở thành hiện tượng phổ biến từ đó làm nảy sinh nhiều tệ nạn tiêu cực trong hoạt động thương trường . Thực trạng này nếu tiếp tục kéo dài , rõ ràng sẽ trở thành một bất lợi thế bởi không cạnh tranh nổi trong tình trang Việt Nam ngày càng mở rộng cửa để hàng ngoại nhập vào trước nàn sóng tự do hoá thương mại toàn cầu .
c. Cơ cấu hàng xuất khẩu và nhập khẩu mất cân đối .
Mặc dù đã có sự tăng trưởng mạnh mẽ cả v
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 50011.doc