Đề tài Đoàn kết cơ đốc giáo trong một thế giới toàn cầu hóa misereor và cam kết vì công bằng xã hội

Phân tích những cơ hội và thách thức của toàn cầu hoá đang mang lại cho cả

cộng đồng nhân loại từ những năm 90 của thế kỷ XX đến nay, nhất là tới tác

động của nó trong việc thực hiện công bằng xã hội, tác giả đã khẳng định sự

cần thiết phải tạo dựng một thế giới đoàn kết để thực hiện công bằng xã hội

trên phạm vi toàn cầu. Và, khi chỉ ra những đóng góp của MISEREOR trong

vấn đề, tác giả đã khẳng định, MISEREOR không chỉ luôn là tấm gương cho

tình đoàn kết Cơ đốc giáo trong một thế giới toàn cầu hoá, mà còn là một tổ

chức luôn cố gắng thực hiện cam kết vì công bằng xã hội và có những đóng

góp nhất định trong lĩnh vực này.

pdf13 trang | Chia sẻ: luyenbuizn | Lượt xem: 1105 | Lượt tải: 1download
Nội dung tài liệu Đề tài Đoàn kết cơ đốc giáo trong một thế giới toàn cầu hóa misereor và cam kết vì công bằng xã hội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu triết học Đề tài:" ĐOÀN KẾT CƠ ĐỐC GIÁO TRONG MỘT THẾ GIỚI TOÀN CẦU HÓA MISEREOR VÀ CAM KẾT VÌ CÔNG BẰNG XÃ HỘI " ĐOÀN KẾT CƠ ĐỐC GIÁO TRONG MỘT THẾ GIỚI TOÀN CẦU HÓA MISEREOR VÀ CAM KẾT VÌ CÔNG BẰNG XÃ HỘI JOSEF SAYER (*) Phân tích những cơ hội và thách thức của toàn cầu hoá đang mang lại cho cả cộng đồng nhân loại từ những năm 90 của thế kỷ XX đến nay, nhất là tới tác động của nó trong việc thực hiện công bằng xã hội, tác giả đã khẳng định sự cần thiết phải tạo dựng một thế giới đoàn kết để thực hiện công bằng xã hội trên phạm vi toàn cầu. Và, khi chỉ ra những đóng góp của MISEREOR trong vấn đề, tác giả đã khẳng định, MISEREOR không chỉ luôn là tấm gương cho tình đoàn kết Cơ đốc giáo trong một thế giới toàn cầu hoá, mà còn là một tổ chức luôn cố gắng thực hiện cam kết vì công bằng xã hội và có những đóng góp nhất định trong lĩnh vực này. Toàn cầu hóa đang mang lại cho chúng ta những cơ hội và cả những thách thức. Nó hứa hẹn sự hợp nhất các nền kinh tế quốc gia vào nền kinh tế toàn cầu và hơn thế, nó còn hứa hẹn tạo ra một xã hội toàn cầu. Toàn cầu hóa đem lại một trình độ cạnh tranh cao hơn, tự do hơn, một sự trao đổi không ngừng tăng về thông tin, tư tưởng, tư bản, hàng hóa và dịch vụ trên toàn thế giới. Tất cả những thứ đó có thể mang lại cơ hội tuyệt vời cho các quốc gia đang phát triển. Tuy nhiên, ngược lại với những hứa hẹn của chủ nghĩa tự do mới từ những năm 90 của thế kỷ trước là toàn cầu hóa sẽ giúp diệt trừ tận gốc đói nghèo và góp phần vào sự thịnh vượng cho tất cả mọi người, thì thực tế có vẻ lại không như vậy. Thay vì độc lập cho hầu hết các quốc gia đã từng là thuộc địa trước đó, quyền lực lại đang ngày càng tập trung vào tay một nhóm nhỏ nhà nước và công ty - những thế lực mà ảnh hưởng của chúng thực sự mang tính toàn cầu. Quyền lực của nhóm nhỏ này đang mở rộng ra toàn thế giới và xâm nhập vào hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội. Người ta cho rằng, ngày nay, những quyết định quan trọng, có tác động đến toàn thế giới đang được quyết định chỉ bởi 30 nước và 60 công ty xuyên quốc gia. Tiến trình toàn cầu hóa kinh tế phiến diện và bất cân xứng này đang dẫn đến một vấn đề phức tạp - đó là vấn đề xoá nhoà ranh giới giữa các quốc gia bởi sự điều khiển ngày càng mạnh hơn của các công ty xuyên quốc gia. Thế nhưng, các quốc gia dân tộc đang ngày càng yếu dần về quyền lực và ảnh hưởng cũng khó có thể làm giảm bớt xu hướng bất công của thị trường “tự do”. Chẳng hạn, những điều chỉnh của từng quốc gia riêng lẻ nhằm bảo vệ người sản xuất và các nhóm xã hội của họ rất có thể bị suy yếu bởi hậu quả của toàn cầu hóa. Hơn thế, chúng ta phải thấy rằng, toàn cầu hóa sẽ tăng cường những khuynh hướng vốn có của thị trường, như thiên về cắt giảm phúc lợi. Một minh chứng cho điều đó là, trong lĩnh vực thị trường tài chính, hiện đang có sự đầu cơ không ngừng tăng vào các chi phí sản xuất. Tuy nhiên, toàn cầu hóa không chỉ góp phần tạo ra sự xói mòn của các nhà nước dân tộc, mà còn đe dọa sự đồng hợp tác và đoàn kết giữa các xã hội nhằm tạo ra khu vực mang lại lợi nhuận cho những đầu tư từ khu vực tư nhân. Ngày nay, các công ty hoạt động ở tầm cỡ quốc tế dễ dàng tự tách khỏi những ràng buộc trung thành với các khu vực mà trước đây, họ đã từng gắn bó, vì lý do tỷ lệ thất nghiệp và sức khỏe sinh thái của các khu vực này - điều mà trước đó, lẽ ra họ đã phải chịu trách nhiệm. Khi làm giảm sút lòng trung thành, toàn cầu hóa cũng làm yếu đi nền tảng của sự đoàn kết. Vị trí của toàn cầu hóa do “những người linh hoạt nắm giữ” (nói theo ngôn ngữ của Richard Sennetts, toàn cầu hóa bị nắm giữ bởi “con người kinh tế”), đặc biệt là những người có khả năng quyết đoán kinh tế. Hiện đang có nhiều dấu hiệu cho thấy rằng, các nước nghèo phía Nam bán cầu đang phải hứng chịu một gánh nặng quá sức, khi vừa phải tận dụng cơ hội do toàn cầu hóa mang lại, vừa phải tránh các hiểm họa từ nó. Trên thực tế, ngày nay, tất cả các khu vực đều bị toàn cầu hóa đẩy ra bên lề. Bởi lẽ, một mặt, những nhà sản xuất địa phương (những thợ thủ công, dân chài, nông dân) đang bị mất đi cơ sở vật chất và những tiềm lực vốn có của họ, khi mà những đối thủ cạnh tranh công nghiệp hùng mạnh hơn từ các nước công nghiệp chiếm đoạt hầu hết các thị trường khu vực. Mặt khác, những nhà sản xuất kiểu cũ này cũng không có cơ hội để len vào và phát triển công nghiệp khu vực trong thị trường toàn cầu. Dưới tác động của toàn cầu hóa, khoảng cách giữa người giàu và người nghèo đang tăng lên từng bước. Trong khi đó, số người giàu nhất chỉ chiếm năm phần trăm dân số thế giới (tính trên cơ sở GDP), nhưng họ lại sở hữu một số lượng tài sản nhiều gấp 90 lần so với 20% những người nghèo nhất của thế giới. Nỗi lo sợ các nhóm xã hội cụ thể hay thậm chí, tất cả các quốc gia bị ảnh hưởng bởi những bất lợi nảy sinh từ chính những cơ hội của toàn cầu hóa trong tương lai đang đặt ra một vấn đề là, liệu còn có thể làm gì được để đạt đến một toàn cầu hóa công bằng hơn? Những câu trả lời mang tính chính trị cho câu hỏi này, về cơ bản, chỉ đặt ra những trói buộc và giới hạn đối với toàn cầu hóa – trên cả phương diện quốc gia, khu vực và quốc tế – nơi mà toàn cầu hóa đang gây ra những bất lợi. Những sáng kiến chính trị đang đi theo hướng tăng cường các cơ chế kinh tế một cách toàn diện lên mức siêu quốc gia bằng những cách thức khác nhau, như hạn chế cắt giảm giá cả thông qua việc qui định các chuẩn mực quốc tế, tăng cường sức mạnh của nhà nước dân tộc đối với toàn cầu hóa, tạo dựng các cấu trúc nội tại trong việc phân phối lại tài sản xã hội để đỡ bị tổn thương trước những tác động ngược của toàn cầu hóa (tạo ra những quốc gia hoặc những khu vực yếu kém, “thích hợp” với toàn cầu hóa). Thế nhưng, toàn cầu hóa đòi hỏi không chỉ những sáng kiến chính trị mà hơn tất cả, nó đòi hỏi một sự thay đổi thái độ đạo đức của tất cả mọi người. Với tầm nhìn của toàn cầu hóa kinh tế, hiện đang có một tổ chức kêu gọi tình thương lớn lao, hướng sự quan tâm của mình đến lợi ích chung của tất cả. Nói cách khác, câu trả lời của chúng ta cho vấn đề toàn cầu hóa kinh tế một cách phiến diện chỉ có thể là toàn cầu hóa đoàn kết: một sự toàn cầu hóa không những không loại trừ, mà còn đòi hỏi phải coi hạnh phúc của thế giới là một mục tiêu. Ở đây, những người Cơ đốc giáo, những tổ chức Cơ đốc giáo và các Giáo hội sẽ phải thực hiện một nhiệm vụ quan trọng, bởi đối với họ, đoàn kết có gốc rễ của từ thần học sáng tạo mà theo đó, tất cả mọi người trên thế giới này đều có quan hệ với nhau như những người anh em, vì họ đều là những đứa con của Thượng đế. Thuật ngữ “Đoàn kết” bắt nguồn từ chữ Latinh - “Solidus” - sự vững chắc, đồng hợp tác, sự kết giao và kết dính. Đoàn kết là thuật ngữ trung tâm của giáo lý Công giáo về xã hội, như Hồng y O’Brien đã chỉ rõ. Giáo hội với tư cách một tổ chức kinh tế - xã hội là sự kết nối thiêng liêng (Sacrament) giữa Chúa Trời và toàn thể loài người. Theo kinh Lumen Gentium (số 1) thì Giáo hội làm cho đoàn kết trở thành phẩm hạnh khả thi. Giáo hoàng John Paul II cũng đã giảng giải về điều này trong Thông tri ‘Sollicitudo rei socialis’ (Đoàn kết xã hội) của Ngài (số.40) (1). Nhà thơ Pháp – Léon Bloy đã giải nghĩa của từ “đoàn kết” như sau: Trong lời nguyện cầu của Thiên Chúa, chúng ta đều nhận được lời truyền dạy cần phải đòi hỏi bánh mỳ cho chúng ta chứ không phải cho tôi. Đó là đòi hỏi cho toàn thế giới và cho mọi thời đại. “Người nào hàng ngày cầu nguyện “bánh mỳ cho mỗi ngày”, người đó đều cam kết với bản thân mình rằng, mọi người đều có quyền được thỏa mãn những nhu cầu cơ bản nhất”. Khả năng mà Giáo hội và những người Cơ đốc giáo góp vào nhận thức kiên định này - trong bối cảnh xã hội công dân - là chúng ta, những công dân của một thế giới duy nhất đều ủng hộ điều đó và Giáo hội Công giáo là một tổ chức địa phương, nhưng nó cũng là một tổ chức toàn cầu. Đặc biệt là, mạng lưới toàn cầu này có khả năng lôi kéo những cuộc vận động đoàn kết toàn cầu xuyên quốc gia và tự cam kết về mặt chính trị - xã hội trong mỗi xã hội để công bằng có thể được thực hiện. Ở đây, thuật ngữ “công bằng tham dự” có thể được coi là rất hữu ích. Thuật ngữ này bắt nguồn từ tân giáo lý Công giáo về xã hội và có ý nghĩa như sau: mỗi người, không loại trừ ai, đều có quyền tham dự vào xã hội. Bởi lẽ, mỗi người đều có những khả năng và nguồn lực riêng, đều có quyền và nghĩa vụ đem cống hiến những thứ đó cho một xã hội nào đó. Từ tư tưởng về “công bằng tham dự”, nguyên lý về sự phụ thuộc lẫn nhau đó có thể được diễn giải như sau: những ai gặp khó khăn đều có quyền được nhận sự giúp đỡ từ cộng đồng của mình cũng như từ các cộng đồng khác. Giúp đỡ là một nghĩa vụ đạo đức. Ngược lại, người nhận được sự giúp đỡ, phải cố gắng hoàn trả lại một điều gì đó. Đây là yêu cầu đối với mỗi cộng đồng riêng biệt và với cả cộng đồng toàn cầu. Ở đây, tôi nghĩ đến sự phong phú, sự lớn lao về con người và văn hóa của những nước đang phát triển. Đoàn kết, ở đây, được hiểu là quyền mà mọi người đều có thể nắm lấy để đem lại cho mình một cuộc sống mà trên thực tế, đáng được gọi là Con người. Những người khá giả luôn đóng góp, ủng hộ những người bị thiệt thòi, bởi họ biết rằng, cuối cùng, họ cũng có thể phải phụ thuộc vào sự giúp đỡ của những người khác. Chí ít, quyền nhận sự giúp đỡ từ cộng đồng để không phải sống trong cảnh đói nghèo không thể chịu đựng được là quyền hướng tới những xã hội mà ở đó, quyền con người được coi là quyền cơ bản. Đó cũng là một yêu cầu đối với toàn thế giới! MISEREOR luôn là tấm gương cho tình đoàn kết Cơ đốc giáo trong một thế giới toàn cầu hóa. MISEREOR sẽ kỷ niệm lần sinh nhật thứ 50 của mình vào năm tới. Và, như các quí vị đã biết, nước Đức đã bị hủy hoại nặng nề sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai. Nhiều thành phố đã bị phá hủy hoàn toàn. 15 triệu người tị nạn đã phải rời khỏi ngôi nhà của mình ở Đông Âu và Đông - Nam Âu; họ đã buộc phải hội tụ lại với nhau và nhiều người trong số đó đã phải chịu đói khát do không có cách nào có thể thoả mãn được những nhu cầu thiết yếu nhất. Trong bối cảnh đó, những người Đức đã trải qua một kinh nghiệm không mong muốn. Đó là, những người từng là địch thủ của nhau trong chiến tranh đã đặt sang một bên sự thù địch và nhìn nhận người Đức không còn là kẻ thù của nhau, mà là những người đang chịu đau khổ. Họ đã thể hiện tình đoàn kết của mình với những người Đức không chỉ bằng viện trợ lương thực trực tiếp, mà còn bằng sự giúp đỡ trong khuôn khổ kế hoạch Marshall dành cho nước Đức nhằm hỗ trợ quá trình tái thiết nước Đức. Hơn thế, một sự điều chỉnh sắc sảo và tinh vi các khoản nợ nước ngoài đã có hiệu lực: Dưới 5% tiền thu được từ xuất khẩu đã được trả (bồi thường thiệt hại chiến tranh) và hơn 50% các khoản nợ nần đã được xóa bỏ hoàn toàn. Và, khi những người dân Đức đang phục hồi trở lại, họ bỗng nhận ra rằng, ở những nước thuộc Nam bán cầu, mọi người vẫn đang phải chịu đựng sự thống khổ vì đói khát và túng quẫn. Trong bối cảnh đó, Hội nghị các Giám mục Công giáo đã thành lập tổ chức viện trợ MISEREOR chống đói nghèo và bệnh tật trên thế giới. Nước Đức đã nhận được sự giúp đỡ trong thời gian khó khăn và giờ đây, đến lượt mình, họ muốn giúp đỡ những người khác, những người đang chịu đựng đau khổ. Ít lâu sau đó, từ một tổ chức của Giáo hội Công giáo ở Đức, MISEREOR đã phát triển thành một tổ chức quốc tế vì viện trợ phát triển và đồng hợp tác. Trong thời gian đó đã có rất nhiều dự án phát triển được tiến hành ở hơn 100 nước thuộc châu Phi, châu Á, châu Đại Dương và Mỹ Latinh nhằm góp phần tạo dựng công bằng, tạo dựng cuộc sống có phẩm giá của con người và vì lợi ích chung của mọi người. Ba nguồn gốc cho ứng xử trên là: Kinh thánh, sự giáo huấn xã hội của Giáo hội và trải nghiệm của người Cơ đốc giáo. 1) Kinh Thánh truyền dạy hình ảnh về Chúa Trời như một Đấng Sáng thế - Người đã làm nên lịch sử của Người bằng sự cứu rỗi. Thế giới và con người là sự sáng tạo của Người và Người muốn chia sẻ cuộc sống của mình bằng tình yêu thương, công bằng và lòng trắc ẩn. Giáo lý và cuộc đời của Đức Jesus đã chỉ ra con đường hướng tới một cộng đồng công bằng, đầy tình anh em, cùng nhau tìm kiếm mục đích cuối cùng trong sự trị vì của Chúa. Về phương diện này, có thể nói, MISEREOR là một cộng đồng được Chúa Jesus ưu ái lựa chọn để vì người nghèo. Phải chăng, điều đó nói lên rằng, Chúa Trời đến với người nghèo không phải theo lối gia trưởng, mà là bằng sự bố thí? Không, không phải thế. Qua Đức Jesus, Người mang Tin Mừng đến cho người nghèo (xem: Lk 4,16f) và đặt mình ngang hàng với họ (xem: Mt.25.31ff). 2) Vì thế, việc thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của con người ở mức độ tối thiểu cho đời sống con người và cuộc sống cộng đồng người là trung tâm của sự quan tâm. Cho người đói thức ăn, cho người khát nước uống, chăm sóc những người ốm, cho những người không nơi nương tựa mái nhà và đến thăm những tù nhân… đã được Đức Jesus đánh giá ngang bằng với hành vi phụng sự Ngài. Bằng sự không phân biệt như vậy về người nghèo và những người quan trọng về mặt xã hội, chính trị, kinh tế và văn hóa, hay về những người đã bị gạt ra ngoài lề xã hội, Đức Jesus đã công nhận phẩm giá và nhân cách của người nghèo theo một cách thức vô song. Quan điểm coi trọng con người như vậy cũng đã đặt nền tảng cho viện trợ phát triển và đồng hợp tác phát triển của MISEREOR. Người nghèo không thể chỉ đơn giản là “đối tượng” được chúng ta sẵn lòng giúp đỡ và do vậy, trong trường hợp này, đây không chỉ là làm một việc gì đó cho người nghèo. Hơn thế, cần phải nhận thấy rằng, người nghèo cũng là các cá nhân hoàn toàn có phẩm giá và do vậy, cần phải phát hiện ra văn hóa và những khả năng của họ và phải cùng nhau xây dựng nên một Thế giới Duy nhất trong sự đồng hợp tác giống như sự hợp tác giữa những cộng sự. Chúng ta đang sống trong một thế giới phụ thuộc lẫn nhau. Chúng ta có liên quan và luôn phụ thuộc vào những người khác. Không một quốc gia nào trong hành trình dài đó có thể tồn tại, nếu chỉ hoàn toàn trông cậy vào chính bản thân mình. Đức Jesus, bằng sự lựa chọn ưu ái mà Ngài dành cho người nghèo, đã đề xuất một sự thay đổi cho tương lai. Bằng việc đặt người nghèo vào trung tâm của sự quan tâm và bằng việc đáp ứng những nhu cầu và các quyền cơ bản của họ, Ngài hy vọng, cuối cùng, mọi người đều có thể thực sự được sống theo đúng nghĩa một con người. Những kết quả “nhỏ giọt” (‘trickling-down’) của nền kinh tế tự do mới được toàn cầu hóa đã không thực hiện được lời hứa hẹn của nó. Ngược lại, nó làm cho người giàu ngày càng giàu thêm, còn người nghèo ngày càng nghèo đi. Đó là lý do tại sao lại xuất hiện gợi ý vì lợi ích của người nghèo thì cần thay thế nó từ dưới lên. 3) Sự cân nhắc kỹ càng này đã dẫn MISEREOR đến giáo lý về xã hội của Giáo hội; giáo lý này đã có sẵn trong Kinh thánh và đạo đức bàn về những vấn đề xã hội hiện đang diễn ra ở các xã hội khác nhau. Tôi xin phép không dừng lại ở những điều này, bởi chúng đã được các diễn giả khác mô tả rất rõ. 4) Còn về động cơ cơ bản thì sao? Không còn nghi ngờ gì nữa, một mặt, sự trải nghiệm của toàn bộ lịch sử loài người đã cho thấy, tôn giáo có thể thúc đẩy con người hành động. Mặt khác, tôi cũng muốn đề cập ngắn gọn đến khía cạnh khác của đoàn kết. Những người từng sống ở nước Đức vào thời kỳ kinh khủng sau chiến tranh đã hưởng tình đoàn kết của những người khác đối với họ. Sau này, chính tình đoàn kết đó đã dẫn họ đến hành động tự giác thực hiện đoàn kết với những người khác. Chính sự chủ động thực hiện trước tình đoàn kết này với người khác đã khích lệ những người Cơ đốc giáo Đức mà giờ đây, đến lượt mình, họ lại hy vọng chủ động tỏ tình đoàn kết với người khác. Sự thôi thúc muốn tỏ tình đoàn kết với người khác đó đã dẫn họ đến hành động đoàn kết với các cộng sự trong các dự án ở châu Phi, châu Á, châu Đại Dương và Mỹ Latinh. Trải nghiệm nhân văn cơ bản được kết nối với hành động này là: làm điều thiện cho người khác cũng là làm điều thiện cho bản thân bạn và điều đó làm tăng thêm bản sắc của bạn. Cái thiện được thể hiện bằng hành động đoàn kết. Hành động này xuất phát từ động cơ bên trong, bởi nó làm cho bạn cảm thấy mình giàu có hơn và cũng làm cho cuộc sống của bạn thêm ý nghĩa. Làm điều thiện, thể hiện và tỏ tình đoàn kết cũng là những động cơ thúc đẩy người khác. Theo quan điểm của tôi, chính sự trải nghiệm mang tính nhân văn này đã làm cho lòng nhân từ của Chúa Trời hiển hiện trong thế giới của chúng ta. Hiện nay, MISEREOR đang hoạt động trong ba lĩnh vực sau: - Tài trợ cho các dự án ở châu Phi, châu Á, châu Đại Dương và Mỹ Latinh; - Nâng cao nhận thức đạo đức trong Giáo hội và trong công chúng Đức nói chung; - Vận động hành lang và tiến hành hoạt động ủng hộ tại các nước công nghiệp phát triển. 1) Các dự án của MISEREOR tại ba lục địa trên đều có liên quan đến. Phát triển nông nghiệp và nông thôn theo hướng chú trọng vào đảm bảo dinh dưỡng cho con người trong hiện tại và cho các thế hệ tương lai. Ở đây, chúng tôi tập trung khích lệ các phương pháp canh tác nông nghiệp mang tính bền vững, hoặc thừa nhận giá trị của những tri thức truyền thống mà các thế hệ trước đã thu được. Chúng tôi cũng tập trung vào việc bảo vệ sự đa dạng của các loài và giống thực vật, vào việc thiết lập các hình thức tổ chức khác nhau để bảo vệ quyền của các chủ trang trại nhỏ - những người mà mục đích sản xuất của họ luôn hướng vào việc đảm bảo an ninh lương thực cho mọi người và vào việc bảo tồn đất canh tác, bảo vệ nguồn nước… - Trong lĩnh vực y tế. Trước hết, chúng tôi tài trợ cho các trung tâm dịch vụ y tế cộng đồng ở cơ sở, đặc biệt lưu ý đến các phương pháp y học cổ truyền và công tác y tế dự phòng cũng như công tác tổ chức cho người nghèo để họ có thể gia tăng quyền tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ y tế có chất lượng. - Vấn đề quan trọng hàng đầu đối với người nghèo là phải cho họ được hưởng sự đào tạo nghề và giáo dục tốt để họ có cơ hội tiếp cận và phát triển trong tương lai. Nhiều dự án đã được thiết kế dành cho công tác đào tạo chuyên gia, xúc tiến thương mại, đào tạo trong các lĩnh vực, như dịch vụ xã hội, nông nghiệp và gia đình. - Tiến trình phát triển sự hợp tác của chúng tôi cũng hướng đến một đối tượng chính là khuyến khích phụ nữ mà ở nhiều nước và nhiều nền văn hóa, họ đang phải hứng chịu nhiều thành kiến. Kinh nghiệm cho thấy phụ nữ luôn giữ vị trí hàng đầu trong vai trò làm nhân tố động lực cho phát triển. Vì thế, một chủ đề quan trọng trong tất cả các dự án là công bằng về giới. - Trong lĩnh vực nhân quyền, các dự án của chúng tôi tập trung vào việc bảo vệ các quyền của con người về mặt cá nhân, xã hội, văn hóa và kinh tế. - Ngăn chặn khủng hoảng, tăng cường hòa bình và xây dựng xã hội công dân cũng như phát triển các kết cấu và mô hình dân chủ tiến bộ ngày càng được coi là những yêu cầu cấp thiết trong tài trợ. Nghiên cứu tổng quát và ngắn gọn này cho thấy sự đa dạng của các đơn xin tài trợ yêu cầu chúng tôi ủng hộ về mặt tài chính, những đơn này phụ thuộc vào từng quốc gia và từng nền văn hóa. Ở đây không phải chúng tôi xuất phát từ tổ chức MISEREOR của Đức, những người lập kế hoạch, soạn thảo kỹ lưỡng và hiện thực hóa các dự án cho người nghèo, mà đúng hơn là bản thân người nghèo với tư cách là đối tác của dự án sẽ tiếp cận với MISEREOR bằng chính những ý tưởng của họ. Những gì mà chúng tôi làm thông qua các tài trợ dự án là: tăng cường quyết tâm và khả năng cho người nghèo để họ tự giúp mình. Những tài trợ dự án này không chỉ dành cho những người Cơ đốc giáo; tiêu chí để xét duyệt là sự đói nghèo của những người đáng được quan tâm. Các quy chế hiện nay của chúng tôi cũng định rõ rằng sự giúp đỡ được dành cho mọi người, không phân biệt chủng tộc, quốc gia, giới tính hay tôn giáo. Điều này hoàn toàn phù hợp với tinh thần của Đức Jesus như chúng tôi đã diễn giải bên trên. 2) Từ những điều này tôi sẽ đi đến phần hai của các nhiệm vụ, liên quan đến việc nảy sinh nhận thức trong Giáo hội và công chúng Đức nói chung. Những gì mà chúng tôi quan sát được thông qua các đối tác dự án của mình tại châu Phi, châu Á, châu Đại Dương và Mỹ Latinh, qua những trải nghiệm đời sống, qua sự thể hiện văn hóa, qua các giá trị tôn giáo, qua thực hành tôn giáo và theo những phân tích nguyên nhân của đói nghèo, v.v. đã được đặc biệt báo về các giáo xứ ở Đức. Những quan sát phong phú này do hoạt động của dự án mang lại đã giúp các dân tộc giải quyết được những vấn đề quốc gia và quốc tế. Bằng phát triển hợp tác của mình, chúng ta sẽ cùng hợp tác với nhau trên cơ sở các đối tác và tôn trọng lẫn nhau. Đến lượt mình, sự đồng hợp tác đó lại dẫn dắt những người Cơ đốc giáo bắt đầu quyên góp và tài trợ cho dự án trên cơ sở tình đoàn kết. 3) Lĩnh vực thứ ba trong các nhiệm vụ này tập trung vào công tác vận động hành lang và ủng hộ. Ở đây, Giáo hội thực hiện nhiệm vụ mang tính phê phán dự báo hướng đến các nước công nghiệp phát triển “phương Tây”. Thông qua các cuộc vận động, nhiệm vụ này tập trung vào việc vạch ra những méo mó trong các mối quan hệ quốc tế chính là nguyên nhân của đói nghèo và bất bình đẳng, để từ đó chấp nhận và thúc đẩy nhu cầu cần phải có những cơ cấu tổ chức kinh tế toàn cầu mang lại công bằng nhiều hơn. Ở đây, chúng tôi dựa vào những khối liên minh và những nhóm ủng hộ châu Phi, châu Á, châu Đại Dương và Mỹ Latinh. Từ tất cả những trình bày trên, MISEREOR nhận thấy rằng Giáo hội Công giáo không chỉ dừng lại ở một toàn cầu hóa thuần túy hướng vào kinh tế. Chúng tôi phê phán điều này, bởi vì một toàn cầu hóa như vậy cũng có nghĩa là loại bỏ nhiều người và vì lợi ích của một số ít người. Phản ứng của Giáo hội Công giáo được thể hiện ra qua giáo lý xã hội, đó là khái niệm về một “Toàn cầu hóa đoàn kết”. Định hướng của tư tưởng này đã được bắt đầu từ tấm gương Đức Jesus, người ủng hộ công bằng cho tất cả mọi người. Ngài kêu gọi chúng ta với tư cách là những môn đệ của Ngài, hướng tới tình đoàn kết và cam kết xã hội vì lợi ích chung của toàn thế giới. Một sự định hướng như vậy sẽ thúc đẩy chúng ta đấu tranh đứng về phía những người nghèo vì một cuộc sống có phẩm giá cho tất cả mọi người.r Người dịch: ThS.NGUYỄN THỊ LAN HƯƠNG (Viện Triết học, Viện Khoa học xã hội Việt Nam) (*) Giáo sư, tiến sĩ, Tổng giám đốc MISEREOR. (1) Lumen Gentium là bản hiến pháp mang tính giáo điều của Giáo hội. Đây là một trong những văn bản quan trọng của Công đồng Vatican II. Văn bản này được Giáo hoàng John Paul II công bố ngày 21/11/1964. Lumen Gentium có nghĩa là "Light of the Nations" (ND).

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftriet_hoc_22__2877.pdf
Tài liệu liên quan