Đề tài Điều tra tình hình phát sinh, phát triển và mức độ gây hại của bệnh héo rũ trên cây cà chua, khoai tây vụ Đông Xuân 2001 - 2002 vùng Đông Anh - Hà Nội

Trong những năm gần đây nền nông nghiệp nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn, sản lượng lương thực không những đáp ứng đủ nhu cầu trong nước mà còn là mặt hàng xuất khẩu lớn. Cùng với sự phát triển cây lương thực cây cà chua, khoai tây nước ta đã trồng từ lâu. Cà chua , khoai tây là một trong những loại rau ăn quả, củ có giá trị dinh dưỡng cao, được nhiều người ưa thích, trong quả , củ chín có nhiều đường, chủ yếu là đường glucoza, nhiều tinh bột vitamin. Cà chua, khoai tây có thể dùng dể ăn tươi, nấu chín hay để chế biến đồ hộp làm mứt, kẹo ngọt nước giả khát

Cây cà chua, khoai tây thuộc họ cà. Nước ta hàng năm cây cà chua trồng khoảng 7800-9300 ha (Mai Thị Phương Anh và CTV 1996).

Cây khoai tây năm 1997 nước ta trồng khoảng30- 40 nghìn ha sản lượng 360-450 nghìn tấn theo Trịnh Văn Mị 1998

Việt Nam là một nước khí hậu nhiệt đới gió mùa nên thuận lợi cho cây cà chua, khoai tây sinh trưởng và phát triển. Bên cạnh đó còn thuận lợi cho một số loài sâu bệnh phát sinh gây hại, đáng chú ý là bệnh do nấm truyền qua đất như bệnh héo xanh Pseudomonas solanacearum, bệnh héo vàng Fusarium. oxsyporum và bệnh héo rũ trắng gốc Sclerotium rolfsii. Bệnh gây hại nặng từ khi cây ra hoa đến cuối giai đoạn sinh trưởng của cây cà chua, khoai tây. Bệnh héo rũ trắng gốc do nấm sclerotium đây là loại nấm gây hại trên 500 loại cây trồng khác nhau, nhất là cây họ cà và họ bầu bí. Đặc điểm của loại nấm này là từ khối sợi hình thành các hạch nấm có khả năng tồn tại trong đất. Cho nên với điều kiện khí hậu ẩm ướt như nước ta rất thuận lợi cho những bệnh này phát triển, và đã gây ra những trhiệt hại lớn làm giảm năng suất từ 5-100% ở Việt Nam nói chung và vùng chuyên canh rau màu như huyện Đông Anh nói riêng không nằm ngoài phạm vi tác hại đó.

Ở vùng Đông Anh ngoại thành Hà Nội là nơi sản xuất rau màu với diện tich lớn, đặc biệt là mở rộng diện tích trồng các cây ký chủ chính của bệnh do vi khuẩn Pseudomonas solanacearum, nấm Fusarium. oxsyporum, nấm Sclerotium rolfsii như cà chua, khoai tây.

Do mức độ ảnh hưởng và những tác hại nghiêm trọng đối với cây trồng, tuy đã được nghiên cứu từ rất lâu, song với điều kiện sản xuất hiện nay chúng vẫn là đối tượng gây hại nguy hiểm đối với sản xuất cà chua, khoai tây. Vì vậy việc tiếp tục điều tra xác định thành phần bệnh sự phát sinh, phát triển gây hại của bệnh. Do su thế thâm canh ngày càng cao, diện tích rau màu của huyện Đông Anh ngày càng được mở rộng với nhiều chủng loại rau màu khác nhau. Để kịp thời cung cấp nguồn thực phẩm rau màu cho thành phố, song điều đáng quan tâm và lo ngại của bà con nông dân ở đây đối với những cây có thâm canh cao như cà chua, khoai tây, đậu đỗ là bệnh héo rũ trên tất cả các loại cây trồng đang và sẽ là đối tượng gây dịch hại nguy hiểm. Đáng kể nhất trong tất cả các bệnh hại nguy hiểm là bệnh héo xanh vi khuẩn (Pseudomonas solanacearum),bệnh héo vàng (Fusarium. oxsyporum ),bệnh héo rũ trắng gốc (Sclerotium rolfsii )

Vậy để góp phần nhỏ bé vào việc tìm hiểu các thành phần bệnh, sự phát sinh, phát triển gây hại của bệnh và khả năng phòng chống các bệnh do vi khuẩn hay nấm truyền qua đất. Nhằm góp phần giữ vững năng xuất và phẩm chất cà chua, khoai tây, được sự nhất trí của bộ môn bệnh cây khoa nông học- Trường ĐHNNI- Hà Nội chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Điều tra tình hình phát sinh, phát triển và mức độ gây hại của bệnh héo rũ trên cây cà chua, khoai tây vụ Đông Xuân 2001 - 2002 vùng Đông Anh - Hà Nội"

 

doc43 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1418 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Đề tài Điều tra tình hình phát sinh, phát triển và mức độ gây hại của bệnh héo rũ trên cây cà chua, khoai tây vụ Đông Xuân 2001 - 2002 vùng Đông Anh - Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục Lục Trang Phần 1: Mở đầu ...........................................................................................1 1.1. Đặt vấn đề ....................................................................................1 1.2. Mục đích yêu cầu..........................................................................3 1.2.1 Mục đích.................................................................................3 1.2.2 Yêu cầu ..................................................................................3 Phần 2: Tổng quan vấn đề nghiên cứu ......................................................4 2.1. Tình hình nghiên cứu chung về bệnh héo rũ trên cây cà chua, khoai tây .................................................................. .....................................4 2.2. Tình hình nghiên cứu về vi khuẩn Pseudomonas solanacerum gây bệnh héo xanh..........................................................................................5 2.3. Tình hình nghiên cứu về nấm Fuarium.oxysporum .F.sp gây bệnh héo vàng ........................................................................................................7 2.4. Tình hình nghiên cứu về nấm Sclerotium rolfsii gây bệnh héo rũ trắng gốc ........................................................................................................9 Phần 3: Vật liệu và phương pháp nghiên cứu 11 3.1. Vật liệu nghiên cứu: 11 3.1.1. Mẫu bệnh nấm , vi khuẩn hại vùng rễ cây cà chua, khoai tây 11 3.1.2. Cây ký chủ 11 3.2. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................11 3.2.1. Phương pháp điều tra diễn biến bệnh héo xanh vi khuẩn (Pseudomonas solanacearum) trên cây cà chua, khoai tây..........................11 Phương pháp điều tra thành phần và mức độ bệnh héo vàng (Fuarium.oxysporum .F. sp ) trên cây cà chua, khoai tây..12 Phương pháp điều tra bệnh héo rũ gốc mốc trắng (Sclerotium rolfsii)..............................................................14 Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận................................................16 4.1. Kết quả nghiên cứu bệnh héo xanh vi khuẩn (Pseudomonas solanacearum)..............................................................................................16 4.2. Kết quả nghiên cứu bệnh héo vàng (Fuarium.oxysporum .F. sp) trên cây cà chua, khoai tây......................................................................23 4.3. Kết quả nghiên cứu bệnh héo rũ gốc mốc trắng (Sclerotium rolfsii) trên cây cà chua, khoai tây......................................................................35 4.4. Kết quả nghiên cứu bệnh héo rũ trên cây cà chua, khoai tây..........45 Phần 5: Kết luận, tồn tại và đề nghị.........................................................46 5.1. Kết luận.......................................................................................46 5.2. Tồn tại và đề nghị........................................................................47 Phần 6: Tài liệu tham khảo.......................................................................49 Phần 1: Mở đầu 1.1 Đặt vấn đề Trong những năm gần đây nền nông nghiệp nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn, sản lượng lương thực không những đáp ứng đủ nhu cầu trong nước mà còn là mặt hàng xuất khẩu lớn. Cùng với sự phát triển cây lương thực cây cà chua, khoai tây nước ta đã trồng từ lâu. Cà chua , khoai tây là một trong những loại rau ăn quả, củ có giá trị dinh dưỡng cao, được nhiều người ưa thích, trong quả , củ chín có nhiều đường, chủ yếu là đường glucoza, nhiều tinh bột vitamin. Cà chua, khoai tây có thể dùng dể ăn tươi, nấu chín hay để chế biến đồ hộp làm mứt, kẹo ngọt nước giả khát … Cây cà chua, khoai tây thuộc họ cà. Nước ta hàng năm cây cà chua trồng khoảng 7800-9300 ha (Mai Thị Phương Anh và CTV 1996). Cây khoai tây năm 1997 nước ta trồng khoảng30- 40 nghìn ha sản lượng 360-450 nghìn tấn theo Trịnh Văn Mị 1998 Việt Nam là một nước khí hậu nhiệt đới gió mùa nên thuận lợi cho cây cà chua, khoai tây sinh trưởng và phát triển. Bên cạnh đó còn thuận lợi cho một số loài sâu bệnh phát sinh gây hại, đáng chú ý là bệnh do nấm truyền qua đất như bệnh héo xanh Pseudomonas solanacearum, bệnh héo vàng Fusarium. oxsyporum và bệnh héo rũ trắng gốc Sclerotium rolfsii. Bệnh gây hại nặng từ khi cây ra hoa đến cuối giai đoạn sinh trưởng của cây cà chua, khoai tây. Bệnh héo rũ trắng gốc do nấm sclerotium đây là loại nấm gây hại trên 500 loại cây trồng khác nhau, nhất là cây họ cà và họ bầu bí. Đặc điểm của loại nấm này là từ khối sợi hình thành các hạch nấm có khả năng tồn tại trong đất. Cho nên với điều kiện khí hậu ẩm ướt như nước ta rất thuận lợi cho những bệnh này phát triển, và đã gây ra những trhiệt hại lớn làm giảm năng suất từ 5-100% ở Việt Nam nói chung và vùng chuyên canh rau màu như huyện Đông Anh nói riêng không nằm ngoài phạm vi tác hại đó. ở vùng Đông Anh ngoại thành Hà Nội là nơi sản xuất rau màu với diện tich lớn, đặc biệt là mở rộng diện tích trồng các cây ký chủ chính của bệnh do vi khuẩn Pseudomonas solanacearum, nấm Fusarium. oxsyporum, nấm Sclerotium rolfsii như cà chua, khoai tây. Do mức độ ảnh hưởng và những tác hại nghiêm trọng đối với cây trồng, tuy đã được nghiên cứu từ rất lâu, song với điều kiện sản xuất hiện nay chúng vẫn là đối tượng gây hại nguy hiểm đối với sản xuất cà chua, khoai tây. Vì vậy việc tiếp tục điều tra xác định thành phần bệnh sự phát sinh, phát triển gây hại của bệnh. Do su thế thâm canh ngày càng cao, diện tích rau màu của huyện Đông Anh ngày càng được mở rộng với nhiều chủng loại rau màu khác nhau. Để kịp thời cung cấp nguồn thực phẩm rau màu cho thành phố, song điều đáng quan tâm và lo ngại của bà con nông dân ở đây đối với những cây có thâm canh cao như cà chua, khoai tây, đậu đỗ là bệnh héo rũ trên tất cả các loại cây trồng đang và sẽ là đối tượng gây dịch hại nguy hiểm. Đáng kể nhất trong tất cả các bệnh hại nguy hiểm là bệnh héo xanh vi khuẩn (Pseudomonas solanacearum),bệnh héo vàng (Fusarium. oxsyporum ),bệnh héo rũ trắng gốc (Sclerotium rolfsii ) Vậy để góp phần nhỏ bé vào việc tìm hiểu các thành phần bệnh, sự phát sinh, phát triển gây hại của bệnh và khả năng phòng chống các bệnh do vi khuẩn hay nấm truyền qua đất. Nhằm góp phần giữ vững năng xuất và phẩm chất cà chua, khoai tây, được sự nhất trí của bộ môn bệnh cây khoa nông học- Trường ĐHNNI- Hà Nội chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Điều tra tình hình phát sinh, phát triển và mức độ gây hại của bệnh héo rũ trên cây cà chua, khoai tây vụ Đông Xuân 2001 - 2002 vùng Đông Anh - Hà Nội" 1.2 Mục đích yêu cầu 1.2.1 Mục đích * Điều tra tình hình phát sinh và mức độ gây hại của bệnh héo xanh, héo vàng, héo rũ trắng gốc hại cà chua, khoai tây * Nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố sinh thái đến sự phát sinh, phát triển của bệnh héo xanh, héo vàng, héo rũ trắng gốc hại cà chua, khoai tây. 1.2.2. Yêu cầu * Điều tra cơ bản tình hình gây hại, theo dõi và đánh giá tình hình phát sinh, phát triển mức độ gây hại của bệnh héo xanh, héo vàng, héo rũ trắng gốc hại cà chua, khoai tây ở các điều kiện sinh thái khác nhau tại vùng Đông Anh- Hà Nội. * Tìm hiểu đặc điểm phát sinh, phát triển của bệnh héo xanh, héo vàng, héo rũ hại cà chua, khoai tây. Phần 2: Tổng quan vấn đề nghiên cứu 2.1. Tình hình nghiên cứu chung về bệnh héo rũ Bệnh héo rũ là bệnh nói chung nhất do các loài vi sinh vật gây ra, phần lớn do các nhóm vi sinh vật trong đất. Chúng gây thiệt hại đến sự phát sinh, phát triển ảnh hưởng đến năng xuất, chất lượng trên nhiều loại cây trồng với số lượng lớn. - Triệu trứng : Bệnh thể hiện trên nhiều loại hình khác nhau, có thể do nấm hay vi khuẩn gây nên.Nhưng thường gặp và phổ biến nhất như héo xanh do vi khuẩn Pseudomonas solanacearum, héo vàng Fusarium. oxsyporum , héo rũ trắng gốc Sclerotium rolfsii. Theo Đỗ Tấn Dũng (Bệnh héo rũ hại trên cây trồng cạn, biện pháp phòng chống 2001) cho biết, bệnh hại bó mạch dẫn do vi khuẩn Pseudomonas solanacearum, do loài nấm Fusarium. oxsyporum gây bệnh héo vàng và do nấm Sclerotium rolfsii gây bệnh héo rũ trắng gốc. Chúng phá huỷ các mạch dẫn, thân cành, lá làm cho các bó mạch dẫn hoá nâu, thâm đen dẫn đến cây bị héo rũ gục xuống và chết. - Đặc điểm sinh học của một số loài nấm gây bệnh héo rũ Đối với nấm Fusarium. oxsyporum, bào tử lớn trong suốt có nhiều vách ngăn ngang, một đầu thon nhỏ, một đầu thắt lại hình bàn chân, bào tử nhỏ thay đổi có nhiều thể hình, hình tròn, hình elip. Đơn bào có sợi đa bào màu trắng phớt hồng sinh sản vô tính. Nấm Sclerotium rolfsii hạch nấm từ màu trắng sau chuyển sang màu vàng, đỏ nhạt hình cầu tròn nhỏ. Chúng tồn tại lâu dài trong đất tàn dư cây bệnh và các cây ký chủ phụ. Vi khuẩn Pseudomonas solanacearum, theo Lê Lương Tề - Vũ Triệu Mân (giáo trình bệnh cây, 2001) thì vi khuẩn hình gậy , đầu hơi tròn có một lông roi là nguyên sinh đơn bào không có diệp lục kích thước nhỏ bé , chúng xâm nhiễm qua rễ, gốc thân, vết thương … -Biện pháp phòng trừ : Tuỳ theo loài cây ký chủ, giai đoạn sinh trưởng và phát triển của bệnh mà chúng ta tìm ra biện pháp phòng chống thích hợp. Cần sử lý giống trước khi gieo, công tác cày bừa kỹ kèm theo nhặt sạch cỏ dại, tàn dư cây bệnh. Luân canh với cây trồng nước kết hợp với sự chăm sóc cân đối, tiêu độc chỗ cây bệnh bằng bón vôi, formol, Cuso4 Ngoài ra có thể sử dụng các loại thuốc hoá học tuỳ theo đặc tính của bệnh như TMTD, Streptomycine 50-200ppm … hoặc chế phẩm sinh học Trichoderma viride … 2.2. Tình hình nghiên cứu về vi khuẩn Pseudomonas solanacearum gây bênh héo xanh Vi khuẩn gây bệnh héo xanh (Pseudomonas solanacearum ) phân bố rộng rãi khắp cả nước trên thế giơí. Đã từ lâu vi khuẩn Pseudomonas solanacearum được rất nhiều nhà khoa học trên thế giới quan tâm, nhiều công trình nghiên cứu về vi khuẩn Pseudomonas solanacearum đã được công bố và đưa ra những kết quả rất có ý nghĩa khoa học kỹ thuật và trong sản xuất nông nghiệp. Chúng có thể xâm nhiễm, ký sinh gây thiệt hại hơn 44 họ cây trồng khác nhau đặc biệt trên các cây họ cà, bầu bí, đậu đỗ … - Triệu trứng: Thể hiện khi vi khuẩn xâm nhập vào rễ hoặc phần thân sát mặt đất làm cho lá cây mất màu xanh bình thường mà chuyển sang màu xanh tái, lá héo rũ và cụp xuống về ban ngày. Còn ban đêm có thể hồi phục lại sau 2-3 ngày lá cây không hồi phục được nữa. Các lá gốc tiếp tục héo sau đó toàn cây bị héo rũ rồi chết. Phần sát gốc vỏ thân sù sì, cắt ngang bó mạch dẫn hoá nâu hoặc nâu đen, ấn mạnh miệng cắt thấy dịch nhờn vi khuẩn tiết ra màu trắng sữa (Đỗ Tấn Dũng, bệnh héo rũ cây trồng cạn, 2001). Trên cây khoai tây bệnh thường hại nặng nhất vào giai đoạn hình thành củ. - Đặc điểm sinh học: Theo Lê Lương Tề- Vũ Triệu Mân (giáo trình Bệnh Cây, 2001) vi khuẩn Pseudomonas solanacearum hình gậy , hai đầu hơi tròn, có một lông roi ở đầu. Trên môi trường thạch - khoai tây - Agar - pepton khuẩn lạc hình tròn ướt màu trắng kem, sinh trưởng thích hợp to= 26-30oC, PH = 6,8- 7,2 Pseudomonas solanacearum là loại nguyên sinh đơn bào không có diệp lục, kích thước nhỏ bé …có loài có một hay nhiều lông roi ở 2 đầu hoặc xung quanh tế bào, ở ngoài có vách tế bào, bên trong có tế bào chất. Vi khuẩn xâm nhiễm vào rễ, gốc thân, vết thương … làm cho bó mạch dẫn phá huỷ các mô tế bào ( Đỗ Tấn Dũng, 2001) Bệnh phát triển nhiều gây hại lớn ở vụ đông xuân và vụ xuân hè. Do vi khuẩn sống trong đất từ 5-6 năm ở trong cơ thể ký chủ thực vật hoậc hạt giống có thể sống tới 7 tháng. Chúng thích hợp với nhiệt độ , môi trường tháng 8-9 vào vụ sớm và vụ xuân hè tháng 4-5. Vi khuẩn Pseudomonas solanacearum tồn tại chủ yếu trong đất, tàn dư cây bệnh là nguồn bệnh cho vụ sau, năm sau. Mức độ nhiễm bệnh tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố như kỹ thuật canh tác, thời vụ, đất đai … - Biện pháp phòng trừ: Nhằm nâng cao năng xuất và phẩm chất cây trồng, theo Vũ Triệu Mân- Lê Lương Tề (Giáo trình bệnh cây, 2001) và Đỗ Tấn Dũng ( bệnh héo rũ trên cây trồng cạn và biện pháp phòng chống, 2001). Hệ thống tổng hợp các biện pháp phòng trừ một cách đúng đắn để đảm bảo thu hoạch có năng xuất cao, phẩm chất tốt và ổn định. Tuyển chọn và tạo ra các giống chống chịu bệnh, sạch bệnh, chất lượng tốt. Kỹ thuật canh tác ngoài tác dụng làm cho cây sinh trưởng, phát triển đạt năng xuất cao, đồng thời hạn chế, tiêu diệt bệnh hại. Do đó cần áp dụng cụ thể ngay từ khi gieo hạt cho đến khi thu hoạch. Đất vườn ươm sạch sẽ không có tàn dư cây bệnh. Luân canh cây cà chua, khoai tây với cây trồng nước (lúa) hoặc cây trồng cạn không là ký chủ, lên luống cao gễ thoát nước tránh ngập úng. Kết hợp với công tác bón phân cân đối, chăm sóc chu đáo như bón lót tro bếp, hoặc vôi có tác dụng làm giảm tỷ lệ bệnh. Ngoài ra cần chú trọng việc điều tra, nhổ bỏ kịp thời cây bị héo rũ, tiêu độc chỗ cây bệnh bằng bón vôi, formo l2% hoặc Cuso4. Cần thiết thì dùng thuốc để phun phòng Streptomycine 50-200ppm … hoặc bón, tưới một số chế phẩm sinh học Trichoderma viride…. 2.3. Tình hình nghiên cứu về nấm Fusarium. oxsyporum gây bệnh héo vàng cà chua, khoai tây. Bệnh héo vàng là một trong những bệnh nguy hiểm gây thiệt hại lớn ở các nước trên thế giới cũng như ở Việt Nam nước ta, bệnh xuất hiện phổ biến khắp các vùng trồng cà chua, khoai tây. - Triệu trứng: Thể hiện trên cây lúc đầu có một vài lá phía dưới héo vàng loang lổ, sau đó toàn lá héo rũ vàng và chết gục. Chẻ dọc thân cây thấy mạch dẫn hoá nâu. - Phân bố địa lý : Nấm Fusarium. oxsyporum phân bố rất rộng ở khắp các nước trên thế giới (Hillocks, R..S và wallker. J.M, 1997). Nhưng chủ yếu ở vùng nhiệt đới (Roger. L,1953). Chúng tồn tại ở hầu hết các vùng nhiệt đới đến vùng ôn đới (Ctordon 1952). Fusarium. oxsyporum …là một trong những loại nấm gây bệnh có phạm vi ký chủ rộng trên rất nhiều loại cây trồng như gây bệnh héo, thối thân mầm, thối nõn … - Đặc điểm sinh học: Nấm Fusarium. oxsyporum có dạng bào tử lớn trong suốt nhiều vách ngăn, bào tử hình trăng khuyết, một đầu thắt lại hình bàn chân. Dạng bào tử nhỏ, đơn bào hoặc đa bào, hình cầu hoặc hình bầu dục. Một số loài nấm Fusarium. oxsyporum có bào tử nhỏ, bào tử hậu và quả thể không có bào tử hậu . Do có khả năng tồn tại của nấm Fusarium. osyporum ở nhiều vùng địa lý khác nhau nhưng khả năng gây hại của nấm Fusarium. oxsyporum cũng đa dạng trên nhiều loại cây trồng, (nhất là họ cà), cây công nghiệp, cây cảnh , cây thuốc lá, cây ngũ cốc và nhiều loại cây trồng khác đều có thể bị nấm Fusarium. oxsyporum gây hại Nấm Fusarium. oxsyporum có sợi đa bào, màu sắc trắng phớt hồng, sinh sản vô tính , bào tử lớn hình thành từ cành bào tử phân nhiều nhánh xếp thành tầng. Nấm Fusarium. oxsyporum phát triển thích hợp ở nhiệt độ 25- 30oC. Bệnh phá hại nặng trong điều kiện ấm và ẩm. Trong điều kiện nhiệt độ đất và ẩm độ đất quá cao kết hợp với cây sinh trưởng yếu là điều kiện để nấm xâm nhập. - Biện pháp phòng trừ: Nấm Fusarium. oxsyporum là loài nấm tồn tại chủ yếu trong đất xâm nhiễm vào bên trong bó mạch của cây ký chủ, chủ yếu thông qua bộ rễ làm nhiệm vụ hút nước và dinh dưỡng . Vì vậy nước là con đường, là môi trường chính truyền bệnh.Vì thế việc sử dụng thuốc hoá học để phòng trừ kém hiệu quả và khó khăn. Trong công tác nghiên cứu phòng trừ bệnh này (bệnh héo vàng cà chua, khoai tây) mới dừng lại ở việc khảo nghiệm và đưa ra một số thuốc có tác dụng phòng trừ nấm Fusarium. oxsyporum gây bệnh héo vàng cà chua, khoai tây. Cần áp dụng biện pháp chọn giống và tạo ra các giống chống chịu. Biện pháp canh tác kỹ thuật cũng là biện pháp rất cần thiết như luân canh cây trồng lúa nước với cà chua, khoai tây hoặc thâm canh từng vụ đối với nơi có tỷ lệ bệnh thấp. Hệ thống tưới tiêu phải hợp lý, phân bón đúng liều lượng,cân đối với từng thời kỳ sinh trưởng của cây cũng hạn chế tỷ lệ bệnh héo vàng .Theo Đỗ Tấn Dũng và Nguyễn Đức Trí tại trại giống An Khê- Gia Lâm- Hà Nội cho thấy việc sử dụng hỗn hợp BelatC+ kháng sinh+ Bi58 làm giảm tỷ lệ bệnh thối củ khoai tây và làm sự phá hại cuả nhện. Tuy số lượng chưa nhiều, chưa đại diện song đó là sự khởi đầu tốt đẹp đối với loài nấm nguy hiểm phong phú đa dạng này. Việc tìm đặc tính sinh học của nấm Fusarium oxysporum ở Việt Nam là rất cần thiết. 2.4. Tình hình nghiên cứu nấm Sclerotium rolfsii gây bệnh héo rũ trắng gốc Nấm Sclerotium rolfsii là tác nhân dịch hại quan trọng phổ biến trên nhiều loại cây trồng khác nhau. Vì vậy chúng cần được quan tâm nghiên cứu. Tại trung tâm nghiên cứu và phát triển rau Châu áâá Thái Lan, Mai Thị Phương Anh (1996) đã khảo nghiệm tập đoàn 50 dòng, giống thấy hầu hết ở các giống đều đã bị nhiễm bệnh - Triệu trứng: Cây bệnh rũ xuống, quanh gốc thân và trên mặt đất thấy xuất hiện sợi nấm trắng phát triển rất nhanh, sợi nấm xuất hiện khi nóng ẩm biến mất khi trời khô. Bệnh làm gốc thân hoá nâu, mục rã phần gốc nhổ lên bị đứt gốc Nấm tấn công quả nằm trên mặt đất ẩm và làm quả thối mềm. Từ khối sợi nấm hình thành các hạch nấm non màu trắng. Khi già có màu nâu đậm kích thước bằng hạt cải (Vũ Triệu Mân, Lê Lương Tề, 1998). Hạch nấm tồn tại rất lâu trong đất - Đặc điểm sinh học: Theo Đỗ Tấn Dũng (Bệnh héo rũ trên cây trồng cạn và biện pháp phòng chống, 2001) Nấm Sclerotium rolfsii là loài nấm đa thực. Khi còn non hạch nấm màu trắng sau chuyển sang màu vàng, đỏ nhạt- nâu nhạt, hình cầu tròn nhỏ đường kính trung bình từ 1-2mm, hạch nấm tồn tại lâu dài trong đất, tàn dư cây bệnh và cây ký chủ phụ. Hạch nấm là nguồn bệnh của năm sau, bệnh phát sinh và gây thiệt hại ở cac mức độ khác nhau ( Theo Lê Lương Tề 1977) - Theo Nguyễn Văn Viên (1998) ở Tiên Dương - đông Anh - Hà Nội, Võ Cường - Bắc Ninh cà chua vụ đông sớm bị bệnh héo rũ trắng gốc gây hại nặng trong tháng 9-10, cà chua vụ xuân hè bệnh phát triển mạnh vào tháng 4-5 -Theo Đỗ Tấn Dũng (2001) bệnh gây hại với cây ở các giai đoạn cà chua, khoai tây, ra hoa, quả non, quả già. Mức độ tác hại phụ thuộc vào nhiều yếu tố sinh thái như điều kiện ngoại cảnh , thành phần cơ giới đất, chế độ chăm sóc và phân bón … - Biện pháp phòng trừ: Để phòng trừ bệnh héo rũ trắng gốc (Sclerotium rolfsii ) cần tỉa lá,tỉa cành cho thoáng gốc sạch cỏ và làm giàn, đỡ nhánh trái không cho phép tiếp xúc với mặt đất ẩm. Ruộng phải được tưới tiêu nước tốt, thông thoáng, sử lý thuốc TMTD, formol dehyde(Ađíon EA. And B.L 1985) - Luân canh cây cà chua với cây trồng khác không phải là ký chủ của nấm (Obiel R.G và CTV 1994) - Theo Đỗ Tấn Dũng, (Bệnh héo rũ trên cây trồng cạn và biện pháp phòng chống, 2001), Vũ Triệu Mân - Lê Lương Tề (1998) chọn lọc, sử dụng giống khoẻ, sạch bệnh, ruộng, vườn ươm cao ráo dễ thoát nước. Biện pháp luân canh phù hợp kết hợp với dọn sạch tàn dư cây bệnh ngoài ra cần chú trọng đến chế độ phân bón cân đối có thể giảm hoặc hạn chế tỷ lệ bệnh. Theo Wokcha R.C và CTV (1986) kết quả thí nghiệm cho thấy nấm đối kháng Trichoderma viride giảm hoàn toàn tỷ lệ bệnh thối gốc hoặc lây nhiễm Trichoderma viride trước 3 ngày - Đỗ Tấn Dũng (2001) cho biết nhằm hạn chế sự lan truyền và tác hại của bệnh bằng phương pháp hoá học nên dùng Rovral, Pencozeb, Mancozeb … Phần 3: Vật liệu và phương pháp nghiên cứu 3.1. Vật liệu nghiên cứu 3.1.1 Mẫu bệnh nấm, vi khuẩn hại vùng rễ cây cà chua, khoai tây *Bệnh héo xanh vi khuẩn (Pseudomonas solanacearum ) * Bênh héo vàng (Fusarium oxysporum ) * Bệnh héo rũ trắng gốc (Sclerotium rolfsii ) 3.1.2. Cây ký chủ Cây cà chua, khoai tây. 3.2. Phương pháp nghiên cứu * Phương pháp nghiên cứu điều tra ngoài đồng ruộng 3.2.1 Phương pháp điều tra diễn biến bệnh héo xanh vi khuẩn Pseudomonas solanacearum trên cây cà chua , khoai tây. Để tìm hiểu nguyên nhân , sự phát sinh, phát triển của bệnh héo xanh do vi khuẩn Pseudomonas solanacearum gây nên. Chúng tôi tiến hành điều tra theo dõi tỷ lệ bệnh trên 2 giống cà chua và khoai tây. - Chọn điểm điều tra : Chọn 2 ruộng cà chua Pháp tại xã Vân Nội, 2 ruộng cà chua MV! Tại xã Cổ Dương và 2 ruộng khoai tây Hồng Hà tại xã Tiên Dương. Mỗi ruộng diều tra 5 điểm theo đường chéo góc. Mỗi điểm điều tra 50 cây và cố định điểm trong suốt trong quá trình điều tra Chỉ tiêu theo dõi, tỷ lệ bệnh (%) A TLB (%) = x100 ` B Trong đó A: Tổng số cây bị bệnh B: Tổng số cây điều tra * ảnh hưởng của thời vụ đến bệnh héo xanh vi khuẩn Pseudomonas solanacearum trên cây cà chua, giống cà chua Pháp. Do điều kiện thời gian và địa điểm thực tập, chúng tôi chỉ điều tra được cà chua vụ xuân và vụ xuân hè . Chọn ruộng dặc chưng nhất tại xã Vân Nội - Đông Anh - Hà Nội trên giống cà chua Pháp , được trồng vào vụ đông xuân trong tháng 1 năm 2002 và vụ xuân hè trồng vào cuối tháng 3 đầu tháng 4 năm 2002 . Để theo dõi như một quy trình, chúng tôi chia các thời kỳ điều tra sau gieo trồng 27 ngày, 34 ngày , 41 ngày , 48 ngày và 55 ngày * ảnh hưởng của địa thế đất đến bệnh héo xanh và Pseudomonas solanacearum ở cây khoai tây, giống Hồng Hà. Để xác định mức độ tăng trưởng của bệnh phụ thuộc vào yếu tố đất đai . Chúng tôi điều tra trên đất vàn cao và vàn thấp ở giống khoai tây Hồng Hà. Thời gian từ ngày 27-2 đến 27-3 . Trên mỗi chân đất chọn một ruộng điều tra điển hình mang tính đại diện cao. * ảnh hưởng của giống đến bệnh héo xanh vi khuẩn Để theo dõi, so sánh mức độ khác nhau độ nhiễm bệnh của 2 giống chúng tôi tiến hành điều tra trên nai giống cà chua VL2000 và giống MV1 tương úng mỗi ruộng khác nhau tại xã Cổ Loa. Phương thức điều tra 10 ngày/ lần , từ ngày 10/1 đến ngày 2/3/2002 3.2.2. Phương pháp điều tra thành phần và mức độ bệnh héo vàng trên cây cà chua, khoai tây. Để xác định mức độ gây hại của nấm Fusarium oxysporum, chúng tôi tiến hành điều tra ở các giai đoạn sinh trưởng trên cây cà chua tại xã Cổ Dương và xã Cổ Loa, cây khoai tây tại xã Đại Mạch và xã Cổ Dương. Đây là những ruộng điển hình cho mỗi kiểu địa hình khí hậu, điều kiện canh tác để tiến hành điều tra. Tuỳ từng mức độ bệnh hại mà ta có phương pháp điều tra khác nhau. - Chọn điểm điều tra. Trên mỗi ruộng điều tra 5 điểm chéo góc và cố định điểm điều tra, mỗi điểm điều tra 50 cây, đếm số cây bị bệnh tại mỗi điểm Chỉ tiêu theo dõi, tỷ lệ bệnh (%) A TLB (%) = x100 ` B Trong đó A: Tổng số cây bị bệnh B: Tổng số cây điều tra * Điều tra diễn biến bệnh héo vàng trên 2 giống cà chua HT7 và giống cà chua Pháp Trước hết chúng tôi chọn một số giống mang tính đại diện chung để đánh giá mức độ thiệt hại do nấm Fusarium. oxsyporum gây ra, đó là giống cà chua HT7 và giống cà chua Pháp ở xã Cổ Dương- Đông Anh- Hà Nội. Thời gian điều tra 7 ngày/lần từ ngày 25/1 đến ngày 22/3/2002 * ảnh hưởng của thời vụ đến bệnh héo vàng khoai tây. Chúng tôi tiến hành điều tra giống khoai tây KT3 ở hai thời vụ, vụ đông xuân và vụ xuân hè tại xã Đại Mạch - Đông Anh - Hà Nội. Thí nghiệm được tiến hành điều tra trên 2 thời vụ, vụ đông xuân và vụ xuân hè. Vụ đông xuân được trồng trong tháng 12, vụ xuân hè trồng trong tháng 2 đến đầu tháng 3. Chọn 2 ruộng đại diện cho 2 thời vụ nói trên. Thời gian điều tra 7 ngày/lần đối với khoai tây vụ đông xuân , và vụ xuân hè điều tra từ ngày thứ 20 sau trồng đến ngày thứ 69 sau trồng. * ảnh hưởng của chế độ luân canh đến bệnh héo vàng cà chua. Luân canh là một trong những biện pháp quan trọng nhằm hạn chế nguồn bệnh trên đồng ruộng. Để chứng minh rõ điều này chúng tôi đã điều tra bệnh héo vàng ở 3 chế độ luân canh khác nhau tại xã Cổ Loa. Lúa xuân- lúa mùa sớm- cà chua (H1), lúa xuân- đậu tương- cà chua (H2) và lạc xuân- khoai lang- cà chua (H3) trên giống cà chua Pháp. * ảnh hưởng của chế độ luân canh đến bệnh héo vàng khoai tây. Đối với khoai tây cũng như cà chua việc luân canh hợp lý là rất cần thiết làm giảm tỷ lệ bệnh héo vàng . Qua 3 công thức do chúng tôi thực nghiệm, khảo sát trên 3 ruộng tại xã Cổ Dương trên giống khoai tây KT3, CT1. Lúa xuân- lúa mùa sớm- khoai tây (H1), lúa xuân- đậu tương- khoai tây (H2) và lạc xuân- khoai lang- khoai tây (H3) 3.2.3 Phương pháp khảo sát điều tra diễn biến bệnh héo rũ gốc mốc trắng cây cà chua, khoai tây … Để tìm hiểu nguyên nhân, mức độ tác hại của nấm bệnh hại cây trồng. Để từ đó tìm ra biện pháp phòng, trừ dịch hại đưa năng suất, phẩm chất cà chua và khoai tây đạt hiệu quả cao. Chúng tôi điều tra, nghiên cứu trên giống cà chua HT7, VL2000 tại xã Cổ Dương và Xã Vân Nội. Nghiên cứu giống khoai tây KT3, Hồng Hà, Hà Lan tại xã Nguyên Khê. Điều tra mỗi giống tương ứng với 1 ruộng. Phương pháp điều tra theo5 điểm chéo góc. Mỗi điểm điều tra 50 cây và được cố định điểm trong suốt thời kỳ điều tra. Chỉ tiêu theo dõi, tỷ lệ bệnh (%) A TLB (%) = x100 ` B Trong đó A: Tổng số cây bị bệnh B: Tổng số cây điều tra * Diễn biến bệnh héo rũ gốc mốc trắng trên cây cà chua ở các chân đất khác nhau Để đi đến kết luận múc độ bệnh gây hại của bệnh héo rũ gốc mốc trắng có ảnh hưởng qua yếu tố đất đai hay không. Chúng tôi tiến hành điều tra 3 ruộng ở 3 chân đất khác nhau trên giống cà chua HT7 tại xẫ Vân Nội vụ xuân hè năm 2002. Thời gian điều tra 7 ngày/ lần từ 25/3 đến 5/5/2002. * ảnh hưởng của chế độ luân canh đến bệnh héo rũ gốc mốc trắng, cà chua vụ đông xuân năm 2002 giống VL2000 Để đánh giá mức độ gây hại của yếu tố luân canh, chúng tôi điều tra trên những diện tích trồng cà chua ở Đ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc620.DOC
Tài liệu liên quan