Trong tham luận của A.X.Vorônhin -chuyên viên trưởng nghiên cứu khoa học
Viện Viễn Đông thuộc viện Hàn lâm Liên bang Nga đã viết: “Ngày nay, trước
những vấn đềphức tạp nảy sinh trong thếkỷXXI, chúng ta cần phải đặt câu hỏi:
Từđâu có được nguồn lực đã không những đưa một đất nước phong kiến, bịđô hộ
đi đến chiến thắng trước cường quốc mạnh nhất thếgiới mà còn tạo dựng mô hình
phát triển kinh tếvà tiến bộxã hội tuyệt vời đểlại cho nhân loại? Và một lần nữa
chúng ta cảm thấy khâm phục sựthông thái của Chủtịch HồChí Minh đểbiết kết
hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại Chúng tôi có đủcơ sởđểkhẳng
định con đường giải phóng đất nước và xã hội mà Chủtịch HồChí Minh đã chọn
cho dân tộc Việt Nam là một trong những chiến lược xã hội đặc sắc nhất trong lịch
sửnhân loại. Sức mạnh vĩ đại của tư tưởng HồChí Minh được thểhiện ởchỗchủ
nghĩa xã hội được hiểu là một quá trình sáng tạo không ngừng nhằm hoàn thiện
từng con người và xã hội, chứkhông phải một hệthống cốđịnh và bất biến. Chủ
nghĩa Mác không phải là giáo thuyết. Chân lý là sựviệc cụthể. Cách mạng là sự
sáng tạo. Người ta thường nói: Cách nhận thức chủnghĩa xã hội trên cho phép tìm
được câu trảlời xác đáng cho mọi thách thức và mối đe dọa phát minh đối với
nhân loại”.
9 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1252 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Đề tài Di sản Hồ Chí Minh trong cộng đồng quốc tế ngày nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Di sản Hồ Chí Minh trong cộng đồng quốc tế ngày nay
Chủ tịch Hồ Chí Minh là một bậc vĩ nhân có vai trò to lớn đối với sự phát triển của
dân tộc Việt Nam và tiến trình đi lên của lịch sử nhân loại. Với Việt Nam, Hồ Chí
Minh đã làm thay đổi vận mệnh của cả dân tộc, từ thân phận một dân tộc nô lệ
thành một dân tộc độc lập tự do. Với thế giới, Người đã góp phần to lớn vào cuộc
đấu tranh chung của các dân tộc vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã
hội.
Chủ tịch Hồ Chí Minh là một bậc vĩ nhân có vai trò to lớn đối với sự phát
triển của dân tộc Việt Nam và tiến trình đi lên của lịch sử nhân loại. Với Việt Nam,
Hồ Chí Minh đã làm thay đổi vận mệnh của cả dân tộc, từ thân phận một dân tộc
nô lệ thành một dân tộc độc lập tự do. Với thế giới, Người đã góp phần to lớn vào
cuộc đấu tranh chung của các dân tộc vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến
bộ xã hội.
Trong dịp kỷ niệm lần thứ 120 năm ngày sinh của Người, Đảng và Nhà nước
đã long trọng tổ chức hội thảo quốc tế: “Di sản Hồ Chí Minh trong thời đại ngày
nay”. Ban tổ chức Hội thảo đã nhận được 171 bài viết của các nhà khoa học, các
nhà quản lý quốc gia, trong đó có 28 bài từ các quốc gia trong cộng đồng quốc tế
gửi đến thể hiện sự dày công nghiên cứu và tình cảm sâu nặng đối với con người
Hồ Chí Minh. Các bài viết đó đã phản ánh sinh động di sản Hồ Chí Minh trong
cộng đồng quốc tế ngày nay.
Mở đầu bài tham luận “Tinh thần Hồ Chí Minh ở Mỹ Latinh”, giáo sư Ignacio
Gonjalej Janzen - nhà báo, nhà hoạt động chính trị Mêhicô, nguyên Chủ tịch “Hội
những người bạn của Việt Nam” viết: “Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ xuất chúng của
dân tộc Việt Nam, một yếu nhân của quy trình phi thực dân hóa trong thế kỷ XX.
Đặc biệt, người còn là một bậc thầy vĩ đại trong khoa học và nghệ thuật giành tự
do cho các dân tộc - chủ đề chính của tất cả các nền văn hóa và là mục tiêu đầu
tiên của nhân loại”. Giáo sư viết tiếp: “Năm 1965, Mỹ bắt đầu các cuộc ném bom
có hệ thống chống lại miền Bắc Việt Nam và tuyên bố chiến tranh “chính thức”
chống nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Trong khi đó ở Mỹ Latinh, người ta đấu
tranh chống lại các nền độc tài dính chặt với Mỹ, thì Việt Nam là một tấm gương
thường trực. Và người thầy Hồ Chí Minh là một nhà cách mạng mà tấm gương
không phải để dùng vào việc sùng bái cá nhân mà để được mọi người tôn trọng và
kính phục… Ngày nay tại Mỹ Latinh, cái tên Việt Nam - Hồ Chí Minh anh hùng
tiếp tục sống mãi trong trái tim của chúng tôi. Xin cảm ơn người thầy Hồ Chí
Minh, những lời dạy và tấm gương quý báu của Người”.
Từ đất nước Cuba ở Tây bán cầu đến thủ đô Hà Nội dự hội thảo, giáo sư, tiến sỹ
Raul Valdes Vivo, ủy viên Trung ương Cộng sản Cuba, nguyên giám đốc trường
Đảng cao cấp Nico Lopez, trong bài tham luận “Hồ Chí Minh, người dẫn đường,
biểu tượng và ngọn cờ Việt Nam anh hùng” đã viết:
“Nhờ cách mạng thắng lợi, Cuba mới được gắn bó với Việt Nam - một đất nước
đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh giáo dục ý thức về vận mệnh lịch sử của mình.
Nhiều sự kiện thể hiện sự gắn bó mật thiết này mà tất cả chúng ta ở đây đã biết.
Đó là cam kết của Phi-đen: Vì Việt Nam, những người Cuba sẵn sàng hiến dâng
cả máu của mình, và khi giải thích thái độ đó, Phi-đen đã nói rằng chính Việt Nam
là dân tộc đã đổ máu vì tất cả các dân tộc khác. Khẩu hiệu của Che Guevara được
viết bằng chính máu của mình, rằng nhiệm vụ của chúng ta là hãy tạo ra hai, ba và
nhiều Việt Nam hơn nữa… Trong khi hôm nay chúng ta nhiệt tình giương cao lá
cờ Việt Nam, chúng ta không chỉ làm điều đó vì chủ nghĩa quốc tế vô sản, vì khát
vọng công lý mà cách mạng giáo huấn tất cả chúng ta, chúng ta làm điều này cũng
còn vì mặt trận đấu tranh ở đó là vô cùng quan trọng đối với tương lai của Mỹ
Latinh”.
Giáo sư, tiến sỹ Raul Valdes Vivo viết tiếp: “Ngày hôm nay trận chiến chung
của chúng ta tựu trung lại là cuộc đấu tranh vì dân tộc và nó còn cấp thiết hơn
cuộc đấu tranh giai cấp, mặc dù trong cuộc đấu tranh vì dân tộc đã bao hàm và
quyết định cho cả cuộc đấu tranh giai cấp. Chỉ có trong chủ nghĩa xã hội, bắt đầu
bằng việc giành chính quyền Nhà nước về tay nhân dân thì mới có nền độc lập dân
tộc thực sự. Đó là bài học tối thượng của Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ ra cho nhân
dân lao động ở các nước tiến lên chủ nghĩa xã hội, cùng nắm tay nhau để giành lấy
hòa bình và môi trường sống đang bị đe dọa một cách nghiêm trọng nhất. Tổ quốc
hay là chết! Chúng ta nhất định thắng”.
Ông Greetesh Sharma - Chủ tịch điều hành Ủy ban Đoàn kết Ấn Độ - Việt Nam
trong bài tham luận “Hồ Chí Minh, con người nổi bật nhất trong thời đại chúng
ta” đã viết: “Trong chuyến thăm Ấn Độ, Người dùng đôi dép xăng đan được làm
từ lốp cũ của máy bay bị pháo phòng không bắn rơi. Đôi dép đó đã trở thành
thương hiệu của sự thanh bạch, giản dị của Người và của các lãnh đạo, cán bộ, trí
thức. Đặc biệt các nhà hoạt động ở Tây Bengal đã lấy nguồn cảm hứng từ Hồ Chí
Minh để bắt đầu dùng dép làm từ lốp cũ”.
Ông viết tiếp: “Triết lý và chiến lược Hồ Chí Minh có nhiều ảnh hưởng đối với
các nước Á, Phi và Mỹ Latinh, nơi mà chế độ phong kiến vẫn còn bám rễ vững
chắc, đặc biệt ở tiểu lục địa Ấn Độ… Thật rõ ràng khi chỉ ra rằng người ta có thể
học được nhiều ở Hồ Chí Minh kinh nghiệm đấu tranh chống lại chế độ phong
kiến… Đối với các nước thuộc địa thế giới thứ ba, nhất là tiểu lục địa Ấn Độ, hiện
nay các chính sách của Hồ Chí Minh vẫn rất phù hợp. Điều đó đòi hỏi phải hiểu
một cách đúng đắn và sâu sắc về nhân cách và những cống hiến của Hồ Chí Minh.
So với các vĩ nhân của thời hiện đại thì những lý tưởng và chính sách của Hồ Chí
Minh là để hoàn thành mục tiêu độc lập, tiến bộ và hòa bình… Đồng chí Hồ Chí
Minh không hiện diện vào ngày nay nhưng Người sống mãi trong tư tưởng và triết
lý của mình, đó là di sản của loài người.
Đồng chí Hồ Chí Minh muôn năm!
Tư tưởng và nguyên lý của đồng chí Hồ Chí Minh muôn năm!”
Giáo sư John Callow, giám đốc Thư viện Các Mác (Luân Đôn) trong tham luận:
“Tiếng sấm mùa xuân” mở đường tiến lên phía trước” đã viết: “Điểm nổi bật
trong sự nghiệp của Hồ Chí Minh làm cho Người khác với những nhà lý luận
Mácxít khác chính là khả năng phát triển tư tưởng của Lê-nin lên tầm cao mới, tìm
cách thích ứng quan niệm của Lê-nin về một chính đảng tiền phong cho phù hợp
với hoàn cảnh đặc thù của Việt Nam và xây dựng một kiểu chủ nghĩa Mác vừa hòa
hợp, vừa củng cố thêm nền văn hóa truyền thống Việt Nam, đặt nền móng cho sự
ra đời của một nhà nước ổn định, thịnh vượng, có khả năng đảm bảo sự độc lập,
phồn vinh và tự do cho nhân dân lao động… Hồ Chí Minh đã thấm nhuần tư
tưởng của Mác và Ăng-ghen, và vạch ra cho chúng ta con đường tiến lên phía
trước, như những lời thơ trong một bài thơ cổ của Việt Nam, Người giống như
“Tiếng sấm mùa xuân” phá tan đám sương mù cản trở bước tiến của chúng ta,
cũng như của toàn thể nhân loại đến tương lai”.
Trong bài tham luận, Giáo sư John Callow còn cho biết tại Thư viện tưởng
niệm Các Mác đặt tại tòa nhà ClerkenWell Green ở Luân Đôn có một bức chân
dung Hồ Chí Minh được treo ở hành lang bên ngoài căn phòng, nơi Lê-nin từng
ngồi làm việc trong những năm 1902-1903. Bức chân dung ấy của Hồ Chí Minh là
bằng chứng về mối liên hệ giữa nhà xuất bản của Đảng Dân chủ xã hội Anh với vị
khách nổi tiếng của mình là Paul Thành, tức là Hồ Chí Minh.
Từ nước Cộng hòa Pháp, cụ Raymon Aubrác, năm nay đã trên 90 tuổi đến thủ
đô Hà Nội tham dự hội thảo với tham luận: “Hồ Chí Minh”, trong đó cụ viết:
“Trong suốt cuộc đời của Người, và cả sau khi Người đã ra đi, nhân dân Việt Nam
không ngừng chứng minh và thể hiện lòng tôn kính đối với Hồ Chí Minh. Và điều
đáng ấn tượng nhất, đó là sự tôn trọng cùng với sự tưởng nhớ về Người ở cả hai
quốc gia đối thủ mà Người đã chiến thắng, đó là Pháp và Mỹ”.
Trong tác phẩm xuất bản năm 2007 của Trung tâm Lưu trữ quốc gia Pháp
“Những tài liệu quan trọng của lịch sử nước Pháp” có minh họa một bức chân
dung duy nhất của một người nước ngoài, đó chính là Hồ Chí Minh. Phía dưới bức
ảnh có ghi dòng chữ: “Đây là một điển hình hiếm có nhất về tình bạn trung thành
giữa các đối thủ chính trị, được ghi nhận công lao từ phía bên kia và từ lãnh đạo của
phía đối lập” (dịch từ nguyên văn tiếng Pháp).
Cũng từ nước Cộng hòa Pháp, ông Dominique de Miscault - Tổng biên tập Tạp
chí Triển vọng Việt Nam - xuất bản ở Pháp có tham luận: “Di sản tinh thần Hồ
Chí Minh”. Mở đầu bài tham luận ông viết “Đây là một câu chuyện cá nhân được
hòa chung với câu chuyện của các bạn. Thực sự tôi muốn nói rằng chính nhờ vào
các bạn mà tôi đã theo dấu chân Hồ Chí Minh suốt 20 năm nay. Qua những bước
chân của Người, từ năm này qua năm khác, tôi đã khám phá ra việc xác định công
cuộc chinh phục tự do của Người, đúng hơn là nền tự do của cả một dân tộc”.
Sau khi nêu lên quá trình và kết quả sưu tầm, nghiên cứu về di sản tinh thần của
Chủ tịch Hồ Chí Minh ở đất nước Pháp và các nước trên thế giới, nơi mà Hồ Chí
Minh đặt chân đến bí mật hoặc công khai, ông kết thúc tham luận: “Chủ tịch Hồ
Chí Minh đã trở thành một biểu tượng, chiếm được lòng tin yêu của toàn thể nhân
dân Việt Nam… Người Việt Nam luôn giành cho Người lòng tôn kính đặc biệt.
Tất cả các hoạt động ngày nay ở Việt Nam đều được thống nhất dưới chân dung
của Người. Một con người đã hi sinh trọn cả cuộc đời mình cho sự nghiệp cách
mạng, như Hegel đã viết: “Một dân tộc đau khổ cần phải có những con người anh
hùng”.
Từ Hàn Quốc, giáo sư, tiến sĩ Ahn Kyong Hwan cũng đến Hà Nội tham gia hội
thảo quốc tế. Trong bài tham luận của mình, ông tự đặt câu hỏi: “Chủ tịch Hồ Chí
Minh là một nhân vật như thế nào?”. Ông tự trả lời: “Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc sinh
thời đã không thần tượng hóa hay thần thánh hóa về mình. Người được nhân dân gọi
thân thương là “Bác Hồ”, cả đời sống thanh bần, không màng tới địa vị của mình,
mặc dù được công nhận là một nhà lãnh đạo tầm cỡ thế giới… Hồ Chí Minh có thể
khác về mặt tư tưởng hay tôn giáo đối với các vĩ nhân khác trên thế giới, nhưng về
nhân cách của Người thì đáng để tất cả mọi người trên thế giới tôn kính. Những nhà
lãnh đạo chính trị trên thế giới phải noi gương tinh thần yêu nước, yêu dân tộc, yêu
đồng bào vĩ đại của Người”.
Từ tổ quốc của Lê-nin vĩ đại, nhà văn nổi tiếng, Tiến sĩ Côbêlép cũng đến Hà Nội
tham gia hội thảo quốc tế. Tham luận của ông có đoạn viết: “Sau khi về nước, trong
mấy năm sưu tầm và nghiên cứu hàng trăm tài liệu bằng nhiều thứ tiếng liên quan
tới đời sống và hoạt động cách mạng của Người, hôm nay, tôi nhớ lại thời gian đó
như là một giai đoạn sống hạnh phúc nhất của đời tôi. Bởi vì, tôi đã có cảm giác
hình như mỗi ngày tôi tiếp xúc thường xuyên với một người thật sự phi thường,
hoàn toàn phù hợp với lý tưởng con người… Trong nước chúng tôi đến nay vẫn giữ
được nhiều công trình kỷ niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trên bức tường tòa nhà phố
Môkôvaiangay ở trung tâm Mátxcơva có thể tìm thấy bia đá hoa với nội dung:
“Trong những năm 1923-1924, Chủ tịch đầu tiên của nước Việt Nam độc lập đã làm
việc trong tòa nhà này”.
Trong quận Tây - Nam Mátxcơva có quảng trường rất đẹp mang tên Hồ Chí
Minh. Còn trong vườn hoa giáp với quảng trường này đã được dựng nên Đài kỷ
niệm Hồ Chí Minh do nhà điêu khắc nổi tiếng Xô Viết - Vlađimia Txigan tạo nên.
Hàng năm, sáng ngày 19/5, tức là ngày sinh của Hồ Chí Minh, đông đảo cán bộ
lãnh đạo Hội Hữu nghị Nga - Việt, những sinh viên, học sinh Nga cùng với Đại sứ
quán Việt Nam và của Hội đồng hương Việt Nam tổ chức gặp nhau ở đây và đặt
hoa tươi dưới chân Đài kỷ niệm.
Tại Xôtri - thành phố đẹp nhất của miền Nam nước Nga có một công viên hữu
nghị, trong đó đang mọc lên oai nghiêm một loài cây nhiều lá do chính Chủ tịch
Hồ Chí Minh tự trồng.
Ở nước tôi, ở bất cứ thư viện nào cũng có thể tìm thấy và mượn đọc nhiều cuốn
sách khác nhau về cuộc sống và hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh.
Sự quan tâm của dư luận Nga đối với Hồ Chí Minh cho đến nay vẫn không hề
giảm. Một ví dụ rất tiêu biểu: ngày 19/5/2009 trên bức tường nhà ga thành phố
Vlađivôxtốc, người ta đã dựng nên bia kỉ niệm với nội dung như sau: “Trong
những năm 1924, 1927 và 1934, Hồ Chí Minh, nhà hoạt động xuất sắc của phong
trào giải phóng dân tộc, anh hùng giải phóng nhân dân Việt Nam, nhà văn hóa nổi
tiếng, người đã dựng nên cơ sở vững chắc của tình hữu nghị Nga - Việt, đã nhiều
lần đến và đi từ nhà ga này”.
Trong tham luận của A.X.Vorônhin - chuyên viên trưởng nghiên cứu khoa học
Viện Viễn Đông thuộc viện Hàn lâm Liên bang Nga đã viết: “Ngày nay, trước
những vấn đề phức tạp nảy sinh trong thế kỷ XXI, chúng ta cần phải đặt câu hỏi:
Từ đâu có được nguồn lực đã không những đưa một đất nước phong kiến, bị đô hộ
đi đến chiến thắng trước cường quốc mạnh nhất thế giới mà còn tạo dựng mô hình
phát triển kinh tế và tiến bộ xã hội tuyệt vời để lại cho nhân loại? Và một lần nữa
chúng ta cảm thấy khâm phục sự thông thái của Chủ tịch Hồ Chí Minh để biết kết
hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại… Chúng tôi có đủ cơ sở để khẳng
định con đường giải phóng đất nước và xã hội mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chọn
cho dân tộc Việt Nam là một trong những chiến lược xã hội đặc sắc nhất trong lịch
sử nhân loại. Sức mạnh vĩ đại của tư tưởng Hồ Chí Minh được thể hiện ở chỗ chủ
nghĩa xã hội được hiểu là một quá trình sáng tạo không ngừng nhằm hoàn thiện
từng con người và xã hội, chứ không phải một hệ thống cố định và bất biến. Chủ
nghĩa Mác không phải là giáo thuyết. Chân lý là sự việc cụ thể. Cách mạng là sự
sáng tạo. Người ta thường nói: Cách nhận thức chủ nghĩa xã hội trên cho phép tìm
được câu trả lời xác đáng cho mọi thách thức và mối đe dọa phát minh đối với
nhân loại”.
Từ đất nước Trung Hoa, Giáo sư, Tiến sĩ Phan Kim Nga - Phó Viện trưởng
Viện nghiên cứu chủ nghĩa Mác, Viện Khoa học xã hội Trung Quốc đến Hà Nội
tham gia hội thảo có tham luận: “Tư tưởng Hồ Chí Minh soi sáng con đường phía
trước”, trong đó có đoạn viết: “Lịch sử và hiện thực đã chứng minh rằng Đảng
Cộng sản Việt Nam lấy chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền
móng tư tưởng vững chắc dẫn Việt Nam đi theo con đường xã hội chủ nghĩa là sự
lựa chọn đúng đắn của lịch sử và nhân dân Việt Nam, là sự đảm bảo căn bản để
nhân dân Việt Nam có được cuộc sống độc lập, tự do, dân chủ, hạnh phúc, văn
minh. Chủ tịch Hồ Chí Minh sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta”.
Trong tham luận của Giáo sư Cốc Nguyên Dương cũng đến từ Trung Hoa có
đoạn viết: “Biến là vĩnh hằng, cái bất biến duy nhất của thế giới là biến. Nhưng
trong tâm khảm của nhân dân thế giới, hình tượng vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí
Minh, tư tưởng vinh quang của Chủ tịch Hồ Chí Minh, di sản mà Chủ tịch Hồ
Chí Minh để lại cho nhân loại là điều mãi mãi không bao giờ thay đổi”.
Ông Say Chum - Trưởng ban Thường trực Ban Thường vụ Trung ương đảng
Nhân dân Campuchia đã viết trong tham luận: “Thân thế và sự nghiệp của Chủ
tịch Hồ Chí Minh là tấm gương anh hùng trong sáng và là di sản quý giá đối với
dân tộc và nhân dân Việt Nam, cũng như nhân dân ba nước của Đông Dương và
nhân dân tiến bộ trên thế giới… Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại cho chúng ta di sản
quý báu về tư tưởng và tấm gương đạo đức trong sáng, là hành động sinh động
mang tính thống nhất chặt chẽ giữa nói và làm, giữa hoạt động chung và đời tư, là
biểu tượng của đạo đức trong sáng, văn minh, tiến bộ để chúng ta học tập và làm
theo. Chủ tịch Hồ Chí Minh sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta”.
Ông Xa Mản Vinhakệt - Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Nhân dân cách mạng Lào,
Trưởng Ban Chỉ đạo công tác tư tưởng, lý luận và văn hóa trung ương có tham
luận: “Chủ tịch Hồ Chí Minh với mối quan hệ hữu nghị đoàn kết đặc biệt Lào -
Việt Nam”, trong đó có đoạn viết: “Tình hữu nghị và đoàn kết đặc biệt Lào - Việt
Nam là kết quả của việc vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lê-nin của Đảng
Cộng sản Đông Dương và Chủ tịch Hồ Chí Minh vào thực tiễn cách mạng Việt
Nam và Lào, là một trong những thành quả cách mạng của hai dân tộc, do nhân
dân hai nước cùng nhau xây dựng nên và được xây đắp bằng công sức, xương
máu của nhân dân hai nước. Đó là di sản vô cùng quý giá mà Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã để lại cho chúng ta… Trong suốt cuộc hành trình lịch sử này, Đảng,
Chính phủ và nhân dân Lào chúng tôi mãi mãi ghi nhớ công ơn Chủ tịch Hồ Chí
Minh, của Đảng, Chính phủ và nhân dân Việt Nam”.
Nói tóm lại, tất cả các tham luận tham gia hội thảo quốc tế kỷ niệm lần thứ 120
năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh đều là những công trình nghiên cứu
khoa học sâu sắc, có tính khách quan nhằm phản ánh chính xác và sinh động tư
tưởng, sự nghiệp cách mạng, văn hóa và đạo đức… của Người - di sản quý báu đã
và đang hiện hữu trong cuộc sống của cộng đồng quốc tế ngày nay, đang góp phần
quan trọng vào hành trang đưa nhân loại tiến nhanh, tiến mạnh vào tương lai hòa
bình, văn minh, phồn thịnh./.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- lich_su_vhoa_7__8051.pdf