Trong xu hướng toàn cầu hóa kinh tế hiện nay, sự di chuyển các nguồn lực (K, R, Kỹ Thuật, Lao Động.) giữa các quốc gia trên thế giới ngày càng gia tăng và phát triển. Sự di chuyển đó được quyết định bởi đầu tư quốc tế (bao gồm đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp). Cùng với đầu tư gián tiếp, đầu tư trực tiếp có vai trò rất quan trọng. Dòng đầu tư này đang vận động theo nhiều chiều, dưới nhiều hình thức và ngày càng có xu hướng tự do hóa. Đây là một tất yếu khách quan, các nước đều phải chấp nhận tính tất yếu này dù là nước phát triển hay đang phát triển. Nước nào nhận thức được nó và tạo điều kiện cho nó vận động thì nước đó sẽ phát triển lớn mạnh.
Đối với các nước đang phát triển, đầu tư trực tiếp nước ngoài được coi là nhân tố quan trọng của sự tăng trưởng kinh tế. Để phát triển nhanh chóng các quốc gia cần phải tận dụng ưu thế về vốn, công nghệ, thị trường lao động. của nhiều nước. Song nguồn FDI trên thế giới là có hạn mà nhu cầu về nó ngày càng lớn. Vấn đề này càng trở nên bức thiết trong điều kiện cách mạng khoa học công nghệ hiện đại và phân công lao động quốc tế sâu rộng ngày nay.
Việt Nam đang trong quá trình đổi mới nền kinh tế của mình từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung chuyển sang nền kinh tế thị trường. Trong quá trình chuyển đổi này, Việt Nam cần vốn đầu tư nước ngoài để bù đắp sự thiếu hụt về vốn, kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý. nhằm tăng năng suất lao động, tạo công ăn việc làm trong nước.Cùng với xu thế phát triển chung của cả nước cũng như sự phát triển trên thế giới, là một tỉnh mới tách ra và còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình phát triển nhưng Hưng Yên đã có những bước đột phá và nỗ lực nhằm thu hút được những nguồn đầu tư từ bên ngoài vào tạo đà cho sự phát kinh tế của tỉnh. Từ đó tạo tiền đề tăng thu nhập, tăng tích lũy cho sự phát triển kinh tế xã hội. Nhận thấy tính bức thiết của vấn đề này nên em chọn nghiên cứu đề tài: “Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Hưng Yên ”.
62 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1350 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Đề tài Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Hưng Yên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU
Trong xu hướng toàn cầu hóa kinh tế hiện nay, sự di chuyển các nguồn lực (K, R, Kỹ Thuật, Lao Động...) giữa các quốc gia trên thế giới ngày càng gia tăng và phát triển. Sự di chuyển đó được quyết định bởi đầu tư quốc tế (bao gồm đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp). Cùng với đầu tư gián tiếp, đầu tư trực tiếp có vai trò rất quan trọng. Dòng đầu tư này đang vận động theo nhiều chiều, dưới nhiều hình thức và ngày càng có xu hướng tự do hóa. Đây là một tất yếu khách quan, các nước đều phải chấp nhận tính tất yếu này dù là nước phát triển hay đang phát triển. Nước nào nhận thức được nó và tạo điều kiện cho nó vận động thì nước đó sẽ phát triển lớn mạnh.
Đối với các nước đang phát triển, đầu tư trực tiếp nước ngoài được coi là nhân tố quan trọng của sự tăng trưởng kinh tế. Để phát triển nhanh chóng các quốc gia cần phải tận dụng ưu thế về vốn, công nghệ, thị trường lao động... của nhiều nước. Song nguồn FDI trên thế giới là có hạn mà nhu cầu về nó ngày càng lớn. Vấn đề này càng trở nên bức thiết trong điều kiện cách mạng khoa học công nghệ hiện đại và phân công lao động quốc tế sâu rộng ngày nay.
Việt Nam đang trong quá trình đổi mới nền kinh tế của mình từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung chuyển sang nền kinh tế thị trường. Trong quá trình chuyển đổi này, Việt Nam cần vốn đầu tư nước ngoài để bù đắp sự thiếu hụt về vốn, kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý... nhằm tăng năng suất lao động, tạo công ăn việc làm trong nước.Cùng với xu thế phát triển chung của cả nước cũng như sự phát triển trên thế giới, là một tỉnh mới tách ra và còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình phát triển nhưng Hưng Yên đã có những bước đột phá và nỗ lực nhằm thu hút được những nguồn đầu tư từ bên ngoài vào tạo đà cho sự phát kinh tế của tỉnh. Từ đó tạo tiền đề tăng thu nhập, tăng tích lũy cho sự phát triển kinh tế xã hội. Nhận thấy tính bức thiết của vấn đề này nên em chọn nghiên cứu đề tài: “Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Hưng Yên ”.
CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI TỈNH HƯNG YÊN
1.1. Một số đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội tại tỉnh Hưng Yên có ảnh hưởng đến hoạt động FDI.
1.1.1.Vị trí địa lý, địa điểm đầu tư.
Hưng Yên là một tỉnh thuộc Đồng bằng Sông hồng, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ ( Hà Nội – Hưng Yên - Hải Dương - Hải Phòng - Quảng Ninh…), không có biển, rừng, đồi núi. Hưng Yên tiếp giáp với 6 tỉnh là: Hà Nội,
Bắc Ninh ở phía bắc, Hải Dương ở phía đông, Hà Tây, Hà Nam ở phía Tây và Thái Bình ở phía nam. Tổng diện tích tự nhiên 912 km và dân số là 1,1 triệu người, đạt mật độ dân số trung bình 1.206 người/km. Hưng Yên được tổ chức thành 10 đơn vị hành chính bao gồm 9 huyện và 1 thành phố. Với vị trí thuận lợi, địa hình bằng phẳng2222
, nguồn nhân lực dồi dào và tập trung như nêu ở trên, Hưng Yên hoàn toàn có tiềm năng để phát triển các ngành công nghiệp và thu hút FDI. ( Báo cáo tình hình phát triển kinh tế xã hội sáu tháng cuối năm 2009, phương hướng nhiệm vụ sáu tháng đầu năm 2010).
Trên địa bàn tỉnh Hưng Yên có hệ thống các tuyến giao thông quan trọng gồm: Quốc lộ 5A, 39A, 39B, 38 và đường sắt Hà Nội - Hải Phòng, nối Hưng Yên với các tỉnh phía Bắc đặc biệt là với Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng và Quảng Ninh. Có hệ thống sông Hồng, sông Luộc tạo thành mạng lưới giao thông khá thuận lợi cho giao lưu hàng hoá và đi lại. Cầu Yên Lệnh đã hoàn thành và đi vào sử dụng từ tháng 5/2004, mở ra mạch giao thông mới nối liền Quốc lộ 1A và 5A. Với hệ thống giao thông này, Hưng Yên có thể thực hiện chiến lược thu hút vốn FDI trên toàn bộ lãnh thổ tỉnh.
Là một tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Hưng Yên chịu tác động lớn cùng với quá trình phát triển của vùng. Theo chủ trương của nhà nước, từnay đến năm 2020, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ sẽ là vùng phát triển mạnh mẽ. Đi trước và sẽ trở thành động lực lớn thúc đẩy quá trình CNH – HĐH đất nước. Tốc độ phát triển bình quân của vùng thời kỳ 2001 – 2010 dự báo đạt 13 – 14%, kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân 28 – 30% năm. Vùng có ưu thế thực hiện hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới thông qua mở rộng kinh doanh xuất nhập khẩu và tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên đến nay Hưng Yên vẫn chưa tận dụng được nhiều lợi thế này, mặc dù đã có sự cố gắng và đạt được những thành tựu nhất đinh trong phát triển kinh tế và thu hút vốn đầu tư.
Kết cấu hạ tầng của vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ và phụ cận sẽ được phát triển đi trước một bước để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế vớu tốc độ nhanh của vùng, trong đó đáng chú ý là các công trình:
Quốc lộ 1 đạt tiêu chuẩn cấp 3 đồng bằng, sẽ nâng cấp thành cấp 1 đồng bằng trong thời gian tới. Nâng cấp đường sắt Bắc – Nam, Quốc lộ 5A đạt tiêu chuẩn cấp 1 đồng bằng. Đang triển khai xây dựng đường cao tốc 18 từ Nội Bài - Bắc Ninh - Hạ long. Đang xây dựng dự án tiền khr thi cho quốc lộ 5B mà hướn tuyến đã xác định là nằm ở phía Đông quốc lộ 5A phần lớn đi qua địa phận tỉnh Hưng yên…Ngoài ra tuỳ theo yêu cầu sẽ nâng cấp và xây dựng một vài sân bay và cụm cảng có quy mô tườn đối lớn. Đến 2010 sẽ xuất hiện các tuyến hành lang kinh tế quan trọng , vùng kinh tế quan trọng trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, có tác động rất lớn đến sự phát triển kinh tế của Hưng Yên.
Cùng với sự tác động của các tuyến hành lang, Hưng Yên còn chịu ảnh hưởng của các trung tâm kinh tế quan trọng, đó là:
Thủ đô Hà Nội cách thành phố Hưng Yên 64km, là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá, khoa học kỹ thuật, đào tạo, y tế lớn của cả nước. Đến năm 2010, diện tích thành phố tăng từ 5.600 ha lên 10.000 ha, dân số nội thành lên đến 2 triệu người. Đây là trung tâm lớn, có trách nhiệm cung cấp lao động kỹ thuật, thông tin, kinh nghiệm quản lý, chuyển giao công nghệ… cho các tỉnh trong vùng, đồng thời là nơi tập trung các nhu cầu tiêu thụ lớn.
Thành phố Hải Phòng cách thành phố Hưmg Yên 90km, là một trong những đầu mối giao lưu liên vùng và là cửa mở ra quốc tế quan trọng của các tỉnh phía Bắc.
Thành phố Hải Dương cách thành phố Hưng yên 50km, vốn là thủ phủ của tỉnh Hải Hưng cũ, có mối quan hệ chặt chẽ về kinh tế xã hội với Hưng Yên.
Toàn bộ đặc điểm vị trí xét trong bối cảnh phát triển dài hạn nêu trên có tác động hết sức mạnh mẽ đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Hưng yên xét trên các mặt:
- Tạo ra cơ hội và động lực quan trọng để phát triển trên cơ sở tận dụng mạng lưới cơ sở hạ tầng phát triển, sự hỗ trợ về đào tạo và chuyển giao công nghệ từ các thành phố lớn và các trung tâm của vùng.
- Có thị trường tiêu thụ lớn, hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài trong tiêu thụ sản phẩm và mở rộng quy mô đầu tư.
- Có môi trường thuận lợi thu hút đầu tư nước ngoài.
1.1.2. Đặc điểm kinh tế - nguồn nhân lực.
a. Kinh tế nông nghiệp.
Hưng yên là một tỉnh có lợi thế trong phát triển kinh tế công nghiệp và dịch vụ, hiện nay tỷ trọng nông nghiệp trong GDP vẫn chiếm phần rất lớn. Kinh tế nông nghiệp từ khi tái lập tỉnh phát triển khá toàn diện, tốc độ tăng trưởng bình quân thời kỳ 2003 – 2009 trên 5%, đạt được kết quả trên là do chương trình CNH – HĐH nông nghiệp nông thôn và cơ giới hoá được nhiều khâu sản xuất. Cơ cấu kinh tế trong nội bộ ngành nông nghiệp chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi, giảm tỷ trọng trồng trọt. Một số vùng trồng lúa năng suất thấp đã chuyển sang trồng cây ăn quả và nuôi trồng thuỷ sản. Giá trị sản xuất trên 1ha canh tác hàng năm không ngừng tăng lên do áp dụng tốt khoa học kỹ thuật. Đến nay diện tích canh tác có thu nhập 50 triệu/ha/năm, tăng lên đáng kể. Sự chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất nhằm tăng thu nhập trên đơn vị canh tác là động thái tích cực, phù hợp với nhu cầu của thị trường và khả năng phát triển của ngành.
Chăn nuôi thuỷ sản phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá, đã khắc phục tình trạng ruộng đất manh mún, hiện đang đẩy nhanh tiến độ dồn điền đổi ruộng, quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn theo hướng phát triển kinh tế hộ và trang trại.
Bộ mặt nông thôn có nhiều đổi mới, hệ thống cơ sở hạ tầng nâng cấp rõ rệt. đến nay đã có 100% xã có đường ô tô đến trụ sở uỷ ban nhân dân xã, nhiều đường liên thôn giải nhựa hoặc bê tông. Đời sống người dân nông thôn được cải thiện đáng kể. Tỷ lệ hộ được dùng nước sạch năm 2009 là 90%, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 10% xuống còn 4% năm 2009.
Như vậy, sự phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng CNH – HĐH tạo điều kiện về nguồn nguyên liệu cho các dự án FDI trong lĩnh vực chế biến các sản phẩm từ cây trồng, vật nuôi. Các dự án FDI trong lĩnh vực chế biến thức ăn gia súc, các dự án sản xuất máy nông nghiệp và các dự án dịch vụ phục vụ cho nhu cầu phát triển của khu vực nông thôn.
b. Kinh tế công nghiệp.
Tốc độ tăng trưởng công nghiệp của Hưng yên ở mức cao, bình quân thời kỳ 2005 – 2009 đạt 27,5%/năm. Tuy nhiên với xuất phát điểm thấp, đến nay công ngbhiệp vẫn chưa giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế.
Đến nay tỉnh đã hoàn thành 6 KCN tập trung là Như Quỳnh A, Như Quỳnh B, Phố Nối A, Phố Nối B, Minh Đức và thành phố Hưng Yên, tạo điều kiện thuận lợi cho các dự án FDI đầu tư trên địa bàn tỉnh. Đến hết năm 2009, tỉnh đã thu hút được 456 dự án đầu tư nước ngoài và tỉnh ngoài với tổng số vốn đăng ký trên 700 triệu USĐ, trong đó dự án đầu tư nước ngoài la 45, tỉnh ngoài là 250, có 70 dự án đi vào sản xuất tạo ra từ 75 – 80% tổng giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh, góp phần quan trọng đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, cơ cấu đầu tư.
Mặc dù đã đạt được một số kết quả nhất định nhưng công nghiệp Hưng yên vẫn còn nhiều hạn chế như: Phân bố công nghiệp chưa đồng đều trong khi điều kiện hạ tầng cơ sở là tương đối thuận lợi, tsspj trung chủ yếu (khoảng 80%) ở khu vực các KCN dọc Quốc lộ 5A.Công tác chuẩn bị hội nhập chưa được thực hiện đúng mức và đồng bộ. Trình độ công nghệ còn ở mức thấp, khả năng cạnh tranh quốc tế và khu vực của sản phẩm công nghệ chưa cao. Việc đào tạo nguồn nhân lực, nhất là cán bộ quản lý doanh nghiệp, lao động trình độ cao và công nhân kỹ thuật lành nghề còn yếu và bị động.
Tóm lại: Công nghiệp Hưng yên phát triển với tốc độ nhanh và liên tục trong những năm qua là tín hiệu đáng mừng trong việc thu hút các nguồn vốn vào tỉnh, đặc biệt là nguồn FDI. Cơ sở hạ tầng cho phát triển công nghiệp được cải thiện từng ngày, đặc biệt là sự ra đời của 6 KCN thể hiện rõ sự nỗ lực của tỉnh trong việc tăng cường thu hút các nguồn vốn đầu tư trên địa bàn. Số lượng dự án đầu tư tăng nhanh sẽ tạo điều kiện cho các liên doanh, liên kết và bổ trợ cho nhau trong các khâu sản xuất, tạo ra môi trường công nghiệp sôi động và hiệu quả, tạo ra sự cạnh tranh mạnh mẽ về giá cả. Tuy nhiên vẫn còn nhiều tồn tại cần giải quyết, đặc biệt là cơ chế chính sách trong thu hút và triển khai đầu tư.
c. Kinh tế dịch vụ.
Theo số liệu thống kê của tỉnh, giai đoạn 2006 - 2009, tổng mức bán lẻ hàng hoá ( TMBLHH) trên địa bàn đạt tốc độ tăng bình quân 21,8%/năm, từ 3275.4 tỷ đồng năm 2006 lên 5678.9 tỷ đồng năm 2009. TMBLHH bình quân đầu người đến năm 2009 là 4570 ngàn đồng/người, đạt tốc độ tăng bình quân 20.3%/năm. Nếu so với cả nước xét về mặt định lượng thì TMBLHH bình quân đầu người của Hưng yên vẫn ở mức thấp, nhưng về mặt định tính thì tăng nhanh hơn, nếu duy trì được tốc độ này thì Hưng yên sẽ đạt mức bình quân chung của cả nước vào 1 – 2 năm tới. Trong cơ cấu tổng mức hàng hoá bán ra và bán lẻ trên địa bàn theo thành phần kinh tế, vẫn tiếp tục có sự thay đổi theo hướng giảm tỷ trọng các thành phần kinh tế nhà nước. Tuy nhiên, thành phần kinh tế tập thể và kinh tế hỗn hợp đã tham gia nhiều hơn vào lưu chuyển hàng hoá.
Ngành du lịch, khách sạn, nhà hàng có nhiều tiến bộ, bước đầu hình thành một số điểm du lịch như: Đa Hoà - Dạ Trạch, Phố Hiến, Đền Ủng…
Du lịch Hưng yên chưa phát triển, nên doanh thu từ du lịch còn hạn chế. Theo số liệu thống kê, những năm gần đây cùng với sự gia tăng về khách du lịch, doanh thu từ du lịch năm 2006 là 17 tỷ đến năm 2009 là 45 tỷ. Lượng khách vào Hưng yên có tăng nhưng với số lượng hạn chế và chủ yếu vẫn là khách nội địa, hầu như chưa có khách sạn nước ngoài. Hệ thống khách sạn được cải thiện một bước nhưng hiện tại chưa đủ để đáp ứng du khách.
Trong thời gian qua lĩnh vực Tín dụng ngân hàng đã có những giải pháp tích cực trong huy động vốn, tỷ lệ huy động vốn bình quân tăng 44,3%, dư nợ bình quân tăng 44,2%, trong đó dư nợ bình quân và dài hạn chiếm 47,2%, chất lượng tín dụng đã được nâng lên một bước, năm 2006 nợ quá hạn là 0,9%, năm 2009 giảm xuống còn 0.5%. Tuy nhiên cũng như những ngành khác, đó là tốc độ tăng trưởng cao nhưng xét về mặt lượng thì vẫn còn nhỏ, khả năng huy động vốn chưa đáp ứng được tốc độ phát triển kinh tế, đặc biệt là các dự án lớn, một số loại hình huy động vốn mới chưa được phổ biến, chưa có chính sách khuyến khích các tổ chức, cá nhân gửi tiền nhàn rỗi vào ngân hàng.
Lĩnh vực du lịch Hưng yên có sự phát triển mạnh trong những năm qua những vẫn ở trình độ thấp so với cả nước và khu vực, sức mua của người dân được cảu thiện nhưng chưa đạt mức trung bình của cả nước. Là tỉnh đông dân nhưng Hưng yên vẫn là thị trường nhỏ bé, không thể là mục tiêu hàng đầu của các dự án FDI. Các ngành dịch vụ hỗ trợ cho các hoạt động FDI như ngân hàng, bưu chính viễn thông đã và đang được hoàn thiện, dự kiến đến năm 2010 đạt mức trung bình của khu vực đồng bằng Sông hồng.
d. Đặc điểm về dân số, nguồn nhân lực.
Nằm trong vùng đồng bằng Sông hồng có lịch sử phát triển lâu đời, Hưng yên là tỉnh có mật độ dân số đứng thứ 3 sau thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội và cao gấp 5,5 lần mức trung bình của cả nước, dân số thành thị chiếm khoảng 20% dân số toàn tỉnh.
Lao động trong tuổi hiện có 568 nghìn người, chiếm 47,5% dân số của tỉnh. Lao động đang làm việc trong nến kinh tế quốc dân chiếm 90% lao động trong độ tuổi. Số lao động chưa có việc làm còn nhiều. Đây sẽ là nguồn bổ sung nhân lực quan trọng cho các dự án FDI thực hiện trên địa bàn tỉnh.
Với truyền thống hiếu học, nhiều cán bộ tài năng song lại ít làm việc tại tỉnh nhà, nếu có môi trường làm việc tốt và được trả lương cao thì đội ngũ này là lực lượng hùng hậu trở về làm việc tại quê hương đáp ứng nhu cầu lao động chất lượng cao. Tuy nhiên trong bối cảnh nền kinh tế hiện nay, Hưng yên cần phải bổ sung và đào tạo thêm để đáp ứng nhu cầu phát triển nhanh của tỉnh.
Theo dự báo đến năm 2010 dân số của tỉnh có thể lên đến 1,25 triệu người và năm 2020 là 1,4 triệu người, trong đó lao động trong độ tuổi tương ứng với các năm là 6,61 và 8,91 vạn người. Đây là nguồn nhân lực quạn trọng cho sự phát triển trong tương lai. Nguồn nhân lực này sẽ là thế mạnh của tỉnh nếu biết tận dụng, đặc biệt tận dụng thế mạnh lao động trẻ trong những năm đầu CNH.
Nhân dân Hưng yên có truyền thống hiếu học, từ xưa đã có nhiều trạng nguyên, tiến sỹ, danh y. Trong lịch sử hiện đại có nhiều nhà hoạt động cách mạng và lãnh đạo xuất sắc. Với truyền thống đó, sau khi tái lập Tỉnh với sự đoàn kết nhất trí trong ccán bộ và nhân dân, cùng với công cuộc đổi mới của đất nước chắc chắn sẽ đưa Hưng yên tiến nhanh, hoà nhập được với sự phát triển cảu cả nước.
1.1.3. Trình độ phát triển cơ sở hạ tầng - dịch vụ đầu tư.
Sau 10 năm tách tỉnh, hệ thống cơ sỏ hạ tầng của Hưng yên, bao gồm mạng lưới giao thông, điện, nước, thông tin liên lạc và các công trình hạ tầng xã hội khác đã được nâng cấp, cải tạo và xây mới rất nhiều và hiện đại có thể đáp ứng được một phần nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Xét về mặt lâu dài sẽ bộc lộ nhiều yếu tố bất hợp lý trong phát triển công nghiệp đặc biệt là thu hút FDI. Nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong giai đoạn từ nay đến năm 2020 của tỉnh là xây dựng một hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ và hiện đại để tạo môi trường thuận lợi thu hút đầu tư trong và ngoài nước, tạo đà cho sự phát triển tăng tốc nền kinh tế xã hội trong giai đoạn tiếp theo.
Hệ thống đường bộ của Hưng yên bao gồm Quốc lộ 5A, Quốc lộ 39A, 39B, quốc lộ 38 là những con đường huyết mạch của tỉnh để giao lưu với các địa phương khác trong khu vực.Hiện tại đã cải tạo nâng cấp được các đưởng 5A tiêu chuẩn cấp 1 đồng bằng, đường 39A, 38 tiêu chuẩn cấp 3 đồng bằng. Hệ thống đường Quốc lộ được bố trí đều trên lãnh thổ tỉnh, là lợi thế rất lớn để tỉnh có thể thu hút các dự án đầu tư trong không gian rộng. Hiện nay, các dự án chủ yếu được triển khai tập trung ở khu vực Quốc lộ 5A.
Mạng lưới giao thông nội tỉnh thường xuyên được củng cố và phát triển, đến hết năm 2006 đã giải nhựa được 237 km đường tỉnh và 177,5 km đường huyện, đáp ứng được phần lớn nhu cầu phát triển kinh tế của tỉnh.
Hệ thống đường thuỷ của Hưng yên gồm các tuyến sông Hồng và sông Luộc đi Hà Nội, cảng Cái Lân, Cửa Ông, Hòn Gai. Tuyến này được nạo vét, là tuyến giao thông chính về vận chuyển nguyên liệu, hàng hoá từ cảng biển của Quảng Ninh về Hưng yên và Hà Nội phục vụ cho phát triển công nghiệp. Hiện tại thời gian vận chuyển một chuyến hàng từ Hưng yên đi Quảng ninh mất khoảng 20 – 40 giờ, giá thành khoảng 120 – 150 nghìn đồng/tấn sản phẩm, phấn đấu hạ xuống khoảng 100 nghìn đồng vào năm 2012. Tuyến giao thông đi Hà Nội và các tỉnh phía Bắc bằng đường thuỷ sông Hồng, thời gian vận chuyển mất khoảng 10 giờ, giá thành khoảng 30 – 40 nghìn đồng/tấn sản phẩm. Luồng giao thông thuỷ chủ yếu vận chuyển cát, sỏi phục vụ cho công nghiệp và xây dựng. Hệ thống cảng của Hưng yên có công suất khoảng 1 triệu tấn/năm có thể đáp ứng tình hình phát triển kinh tế hiện nay.
Mạng lưới bưu chính viễn thông không ngừng được củng cố và mở rộng, năm 2006 thuê bao điện thoại cố định đạt 19,57máy/100 dân đến năm 2009 là 25,34máy/100 dân, số máy thuê bao được phát triển rộng khắp đến từng xã, từng thôn. Năm 2006, 100% xã có điểm bưu điện văn hoá. Một số dịch vụ mới như 171, 178, 1950 thuê bao internet phục vụ nhu cầu của người dân trong tỉnh. Tuy nhiên, so với mức bình quân chung của cả nước, tính đến hết năm 2009 đạt 25,34máy/100 dân vẫn ở mức trung bình.
Hệ thống cấp điện được cải tạo và mở rộng trên địa bàn tỉnh hiện có 4 trạm biến áp lớn đó là trạm biến áp 220kv và 110kv Phố Nối, trạm 110kv Phố cao, TRạm 110kv Kim Động, góp phần cung cấp điện cho các dự án đầu tư của tỉnh. Kết hợp phát triển đồng bộ các trạm biến áp với việc cải tạo và nâng cấp hệ thống phân phối điện trên địa bàn toàn tỉnh, mở rộng mạng lưới cấp điện cho các KCN mới hình thành. Đầu tư phát triển mạng lưới điện nông thôn và thành thị.
Hệ thống cấp thoát nước được đầu tư thiết bị đồng bộ, xây dựng mới nhà máy nước Phố Nối công suất 10.000m nước/ngày đêm phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt và nhu cầu phát triển công nghiệp nhanh trong khu vực. Đầu tư xây dựng trạm cấp nước sạch sinh hoạt có công suất vừa và nhỏ ở tất cả các thị trấn trong tỉnh.
Bên cạnh việc xây dựng các công trình cấp nước, tỉnh đã hết sức coi trọng việc xây duựng đồng bộ các công trình, hệ thống thoát nước đô thị và xử lý nước thải… cho các đô thị và KCN, đặc biệt là KCN tập trung tại Phố Nối và Như Quỳnh.
Nhìn chung, hạ tầng cơ sở của Hưng yên đã được nâng cấp, đáp ứng nhịp độ phát triển kinh tế hiện nay, về lâu dài cần có những giải pháp mang tính đồng bộ để phát triển hệ thống hạ tầng lên mức hiện đại, tạo điều kiện hấp dẫn cho các nhà đầu tư khi đầu tư vào Hưng yên.
1.1.4.Chính sách, thủ tục hành chính với FDI.
a. Chính sách ưu đãi đầu tư.
Ngay từ khi mới tái lập tỉnh năm 1997, Hưng yên đã đề ra chiến lược thu hút đầu tư để vực dậy nền kinh tế của tỉnh sau nhiều năm bị lãng quên. Nhưng chính sách ưu đãi đầu tư của nhà nước được vận dụng rất linh hoạt theo xu hướng tạo điều kiện ở mức tối đa cho các nhà đầu tư thực hiện các dự án trên địa bàn tỉnh.
Các nhà đầu tư, đầu tư trên địa bàn tỉnh Hưng yên được hưởng các ưu đãi đầu tư tối đa theo các quy định hiện hành của nhà nước. Tại Quyết định số 13/2003/QĐ-UB ngày 18/3/2003 của UBND tỉnh Hưng yên ban hành “Quy định ưu đãi đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào địa bàn tỉnh Hưng yên” đã nêu rõ: Tỉnh ưu đãi về giá tiền thuê đất, thời hạn miễn giảm tiền thuê đất, hỗ trợ kinh phí đào tạo lao động, hỗ trợ kinh phí giải phóng mặt bằng trong phạm vi quyền hạn của tỉnh ngoài các ưu đãi chung của Nhà nước.
Các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đầu tư vào địa bàn tỉnh Hưng yên theo quy định của Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đều được hưởng ưu đãi từ quy định trên.
Để khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào các vùng khó khăn, và kêu gọi đầu tư trên toàn bộ lãnh thổ. Tỉnh đã chia các khu vực với các mức ưu đãi đầu tư khác nhau:
Khu vực I: Gồm những vùng có điều kiện thuận lợi thu hút đầu tư.
Khu vực II: Gồm những vùng có điều kiện thuận lợi thu hút đầu tư còn hạn chế
Khu vực III: Gồm những vùng thuộc danh mục các địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn.
Trong quy định này, ưu đãi về tiền thuê đất bao gồm:
Khu vực I, giá đất cho thuê thực hiện ở mức thấp nhất theo khung giá quy định của Nhà nước.
Khu vực II, áp dụng mức giá bằng 70% giá khu vực I.
Khu vực III, áp dụng mức giá bằng 50% giá khu vực I.
Các dự án có vốn đầu tư nước ngoài được miễn 7 năm tiền thuê đất kể từ ngày ký hợp đồng thuê đất cho tất cả các khu vực.
Tỉnh cam kết hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong việc đền bù giải phóng mặt bằng từ ngân sách tỉnh, cụ thể:
Dự án đầu tư vào khu vực II: hỗ trợ 50% chi phí đền bù giải phóng mặt bằng đối với tất cả các doanh nghiệp trong và ngoài nước, hỗ trợ 70% đối với dự án có hiệu quả trong vòng 12 tháng kể từ khi xây dựng, các dự án đóng góp cho ngân sách từ 3 tỷ đồng/năm trở lên, và các dự án thu hút lao động tại chỗ từ 200 lao động trở lên và không dưới 70 lao động/ha.
Dự án đầu tư vào khu vực III: hỗ trợ 70% chi phí đền bù giải phóng mặt bằng đối với tất cả các doanh nghiệp trong nước và ngoài nước, hỗ trợ 100% đối với các dự án có hiệu quả trong vòng 12 tháng kể từ khi xây dựng, các dự án đóng góp cho ngân sách từ 3 tỷ đồng/năm trở lên, và các dự án thu hút lao động tại chỗ từ 200 lao động trở lên và không dưới 70 lao động/ha.
Tỉnh cam kết hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc đào tạo và sử dụng lao động của địa phương, cụ thể:
Dự án đầu tư vào khu vực II, hỗ trợ 20% chi phí đào tạo lao động nhưng không quá 400.000đồng/1 lao động, riêng dự án chế biến nông sản thực phẩm sử dụng nguyên liệu của địa phương và dự án sử dụng từ 300 lao động trở lên được hỗ trợ 40% kinh phí nhưng không quá 700.000đồng/1 lao động.
Dự án đầu tư vào khu vực III, hỗ trợ 50% chi phí đào tạo lao động nhưng không quá 800.000đồng/1 lao động, riêng dự án chế biến nông sản thực phẩm sử dụng nguyên liệu của địa phương và dự án sử dụng từ 300 lao động trở lên được hỗ trợ 70% kinh phí nhưng không quá 1.000.000đồng/1 lao động.
Các dự án đầu tư trong và ngoài nước thực hiện trên địa bàn tỉnh được miễn giảm thuế thu nhập với thời gian miễn giảm tối đa theo quy định hiện hành của nhà nước.
Ngoài các quy định trên, đối với các trường hợp đặc biệt như những dự án có quy mô lớn có tác động lớn đến phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, Tỉnh sẽ căn cứ từng trường hợp cụ thể để có những ưu đãi riêng.
Tóm lại: Chính sách của Hưng yên đối với việc thu hút đầu tư là rất cụ thể như đã nêu trên. Từ khi ra đời nó vẫn chưa phát huy được nhiều tác dụng, thể hiện ở việc số lượng dự án so với các năm trước có tăng nhưng không nhiều. Hơn nữa, việc triển khai thực hiện chính sách này còn gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt trong việc xác định các điều kiện hưởng ưu đãi và giải quyết các thủ tục để hưởng ưu đãi dẫn đến việc hầu hết các nhà đầu tư không quan tâm đến lợi thế này vì mục đích kinh doanh của họ không vào tỉnh để hưởng ưu đãi mà mục đích chính là cơ hội đầu tư và lợi nhuận. Để phát huy hiệu quả các cơ chế, chính sách đã ban hành Hưng yên còn rất nhiều việc phải làm, đặc biệt là trong khâu triển khai thực hiện.
b. Thủ tục hành chính đối với FDI.
Tỉnh thống nhất thực hiện việc quản lý Nhà nước đối với mọi dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh theo phân cấp và quy định của pháp luật Việt nam. Tất cả các dự án nước ngoài và các tổ chức, cá nhân người nước ngoài đầu tư vào địa bàn tỉnh Hưng yên theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt nam, ngoài ra để cụ thể và đơn giản hoá tỉnh đã ban hành quy chế áp dụng riêng cho địa phương.
Tại Quyết định số 12/2003/QĐ-UBND ngày 18/3/2003 về việc “Tiếp nhận quản lý hoạt động đầu tư trực tiếp trong và ngoài nước trên địa bàn tỉnh Hưng yên” đã nêu rõ:
Các dự án thuộc thẩm quyền cấp giấy phép đầu tư, giải quyết chấp thuận đầu tư của tỉnh là các dư án đầu tư theo pháp luật đầu tư nước ngoài tại Việt nam không thuộc danh mục dự án nhóm A và có vốn đắng ký đến 5 triệu USD.
Nhằm phân công rõ trách nhiệm của cơ quan tiếp nhận đầu tư, tỉnh đã phân loại khu vực đầu tư như sau:
Nhóm 1: Các KCN đã được Chính Phủ quyết định thành lập.
Nhóm 2: Các khu vưch đã được quy hoạch xây dựng KCN, cụm CN
Nhóm 3: Các khu vực còn lại
Ban quản lý KCN làm đầu mối tiếp nhận dự án đầu tư và cấp phép theo uỷ quyền vào nhóm 1
Sở Kế hoạch và Đầu tư làm đầu mối tiếp nhận dự án vào các nhóm còn lại có nhiệm vụ tổng hợp ý kiến, thẩm định, trình tỉnh cấp giấy phép đầu tư hoặc ra quyết định chấp nhận đầu tư đối với các dự án thuộc thẩm quyền của tỉnh, trình tỉnh chấp thuận về mặt địa điểm đầu tư, phương án giải phóng mặt bằng và có ý kiến bằng văn bản để cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép đầu tư hoặc quyết định đầu tư đối với các dự án không th
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 112079.doc