Cùng với cả nhân loại chúng ta đang bước vào thế kỷ 21 – kỷ nguyên của sự bùng nổ thông tin, của sự phát triển như vũ bão của các công nghệ cao: sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ năng lượng Nền kinh tế thế giới đang có bước chuyển mình sâu sắc và mạnh mẽ về cơ cấu, chức năng và phương thức hoạt động. Đây không phải là một sự biến đổi bình thường mà là một bước ngoặt lịch sử có ý nghĩa trọng đại: nền kinh tế chứng từ, kinh tế công nghiệp sang kinh tế tri thức, nền văn minh nhân loại chuyển từ văn minh công nghiệp sang văn minh trí tuệ. Trong quá trình hội nhập quốc tế, Việt Nam tiến hành đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước với mục tiêu đến năm 2020 sẽ cơ bản trở thành nước công nghiệp. Trong quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá Việt Nam có lợi thế về nguồn người lực, chính vì thế đào tạo phát triển nguồn nhân lực là hết sức quan trọng. Đảng và Nhà nước ta đã chỉ rõ rằng: “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”. Nói giáo dục - đào tạo là quốc sách hàng đầu có nghĩa là giáo dục - đào tạo phải được ưu tiên hàng đầu trong các chính sách phát triển của quốc gia bởi giáo dục - đào tạo có vai trò to lớn trong phát triển nguồn nhân lực. Đặc biệt trong nền kinh tế tri thức, đất nước mới có sức mạnh để phát triển cần phải tạo ra được nguồn nhân lực có trình độ trí tuệ ngang tầm thời đại cả về nguồn chất xám cũng như năng lực khai thác để luôn đổi mới sản xuất, nâng cao năng xuất lao động, phát triển các hoạt động dịch vụ, nâng cấp các hoạt động văn hoá tinh thần chỉ có nền giáo dục phát triển mới đáp ứng được nhu cầu đó. Quán triệt quan điểm coi “giáo dục là quốc sách hàng đầu”, chúng ta cần phải quan tâm đầu tư nhiều hơn cho phát triển giáo dục - đào tạo. Mặt khác giáo dục - đào tạo phát triển theo đúng hướng xã hội hoá, phát triển trong điều kiện kinh tế thị trường thì đáp ứng cho phát triển giáo dục - đào tạo không còn là việc riêng của những mà là của toàn xã hội.
Chính vì vậy để có cái nhìn tổng quan hơn về giáo dục - đào tạo và đầu tư phát triển giáo dục - đào tạo em xin chọn đề tài: “Đầu tư phát triển giáo dục - đào tạo ở Việt Nam”.
Đề tài của em gồm 3 phần:
Chương 1: Những vấn đề lý luận
Chương 2: Thực trạng đầu tư phát triển giáo dục - đào tạo ở Việt Nam
Chương 3: Phương hướng và một số giải pháp nhằm tăng cường đầu tư và phát triển giáo dục - đào tạo ở Việt Nam.
37 trang |
Chia sẻ: zimbreakhd07 | Lượt xem: 1173 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Đề tài Đầu tư phát triển giáo dục đào tạo ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu
Cùng với cả nhân loại chúng ta đang bước vào thế kỷ 21 – kỷ nguyên của sự bùng nổ thông tin, của sự phát triển như vũ bão của các công nghệ cao: sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ năng lượng… Nền kinh tế thế giới đang có bước chuyển mình sâu sắc và mạnh mẽ về cơ cấu, chức năng và phương thức hoạt động. Đây không phải là một sự biến đổi bình thường mà là một bước ngoặt lịch sử có ý nghĩa trọng đại: nền kinh tế chứng từ, kinh tế công nghiệp sang kinh tế tri thức, nền văn minh nhân loại chuyển từ văn minh công nghiệp sang văn minh trí tuệ. Trong quá trình hội nhập quốc tế, Việt Nam tiến hành đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước với mục tiêu đến năm 2020 sẽ cơ bản trở thành nước công nghiệp. Trong quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá Việt Nam có lợi thế về nguồn người lực, chính vì thế đào tạo phát triển nguồn nhân lực là hết sức quan trọng. Đảng và Nhà nước ta đã chỉ rõ rằng: “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”. Nói giáo dục - đào tạo là quốc sách hàng đầu có nghĩa là giáo dục - đào tạo phải được ưu tiên hàng đầu trong các chính sách phát triển của quốc gia bởi giáo dục - đào tạo có vai trò to lớn trong phát triển nguồn nhân lực. Đặc biệt trong nền kinh tế tri thức, đất nước mới có sức mạnh để phát triển cần phải tạo ra được nguồn nhân lực có trình độ trí tuệ ngang tầm thời đại cả về nguồn chất xám cũng như năng lực khai thác để luôn đổi mới sản xuất, nâng cao năng xuất lao động, phát triển các hoạt động dịch vụ, nâng cấp các hoạt động văn hoá tinh thần… chỉ có nền giáo dục phát triển mới đáp ứng được nhu cầu đó. Quán triệt quan điểm coi “giáo dục là quốc sách hàng đầu”, chúng ta cần phải quan tâm đầu tư nhiều hơn cho phát triển giáo dục - đào tạo. Mặt khác giáo dục - đào tạo phát triển theo đúng hướng xã hội hoá, phát triển trong điều kiện kinh tế thị trường thì đáp ứng cho phát triển giáo dục - đào tạo không còn là việc riêng của những mà là của toàn xã hội.
Chính vì vậy để có cái nhìn tổng quan hơn về giáo dục - đào tạo và đầu tư phát triển giáo dục - đào tạo em xin chọn đề tài: “Đầu tư phát triển giáo dục - đào tạo ở Việt Nam”.
Đề tài của em gồm 3 phần:
Chương 1: Những vấn đề lý luận
Chương 2: Thực trạng đầu tư phát triển giáo dục - đào tạo ở Việt Nam
Chương 3: Phương hướng và một số giải pháp nhằm tăng cường đầu tư và phát triển giáo dục - đào tạo ở Việt Nam.
Chương 1: Những vấn đề lý luận chung
Bước vào thế kỷ 21 Việt Nam phát triển nền kinh tế thị trường nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa, có sự quản lý của Nhà nước. Cùng với sự phát triển kinh tế thì đầu tư phát triển nguồn lực là hết sức quan trọng trong đó một nguồn lực không thể thiếu trong quá trình đầu tư là con người. Do đó, đầu tư phát triển giáo dục - đào tạo càng được coi là đầu tư phát triển.
1. Những vấn đề lý luận về đầu tư phát triển.
1.1. Khả năng về đầu tư và đầu tư phát triển.
Đầu ta là sự hy sinh các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các hoạt động nào đó nhằm thu về cho người đầu tư các kết quả nhất định trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã bỏ ra để đạt được các kết quả đó.
Đầu tư phát triển là hoạt động sử dụng các nguồn lực ở hiện tại để trực tiếp làm tăng các tài sản vật chất,nguồn lực và tài sản trí tuệ, hoặc duy trì sự hoạt động của các tài sản và nguồn nhân lực sẵn có.
1.2. Vai trò của đầu tư phát triển.
1.2.1 - Trên giác độ toàn bộ nền kinh tế của đất nước
1.2.1.1. Đầu tư vừa tác động đến tổng cung vừa tác động đến tổng cầu:
Về mặt cầu: đầu tư là một yếu tố chiếm tỉ trọng lớn trong tổng cầu của toàn bộ nền kinh tế. Với tổng cung chưa kịp thay đổi, sự thay đổi của đầu tư làm cho đầu tư tăng (đường D dịch chuyển sang D’) kéo sản lượng cầu tăng theo tư Qo – Q1 và giá của các nguyên liệu đầu vào của đầu tư tăng từ Po-P1. Điểm cân bằng dịch chuyển từ Eo-E1.
Về mặt cung: khi thành quả của đầu tư phát huy tác dụng, các năng lực mới đi vào hoạt động thì tổng cung đặc biệt là tổng dài hạn tăng lên (đường S dịch chuyển sang S’) Kéo theo sản lượng tiềm năng tăng từ Q1-Q2 và do đó giá cả sản phẩm giảm tư P1-P2. Sản lượng tăng, gía cả giảm cho phép tăng tiêu dùng. Tăng tiêu dùng đến lượt mình lại kích thích sản xuất hơn nữa. Sản xuất phát triển là nguồn gốc cơ bản để tăng tích luỹ, phát triển kinh tế xã hội, tăng thu nhập cho người lao động, nâng cao đời sống của mọi thành viên trong xã hội.
1.2.1.2. Đầu tư có tác động hai mặt đến sự thay đổi của nền kinh:
Từ sự tác động không đồng thời về mặt thời gian của đầu tư đối với tổng cầu và đối với tổng cung của nền kinh tế làm cho mỗi sự thay đổi của đầu tư, dù tăng hay giảm đều tạo cùng một lúc yếu tố duy trì sự ổn định, vừa là yếu tố phá vỡ sự ổn định của nền kinh tế của mọi quốc gia.
1.2.1.3. Đầu tư nhằm tăng cường khả năng khoa học công nghệ của đất nước:
Công nghệ là trung tâm của công nghiệp hoá, đầu tư là điều kiện tiên quyết của sự phát triển và tăng cường khả năng công nghệ của nước ta hiện nay
Có hai con đường cơ bản để có công nghệ là tự nghiên cứu để có công nghệ hoặc nhập công nghệ từ nước ngoài. Dù là tự nghiên cứu hay nhập từ nước ngoài cũng cần phải có tiền, cần phải có đầu tư. Mọi phương án đổi mới công nghệ không gắn liền với nguồn vốn đầu tư sẽ là phương án không khả thi
1.2.1.4. Đầu tư tác động vào sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Kinh nghiệm của các nước trên thế giới cho thấy con đường tất yếu có thể tăng trưởng nhanh với tốc độ mong muốn là tăng cường đầu tư nhằm tạo ra sự phát triển ở khu vực công nghiệp và dịch vụ. Như vậy, chính đầu tư quyết định quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở các quốc gia nhằm đạt được tốc độ tăng trương nhanh và ổ định của toàn bộ nền kinh tế.
Về cơ cấu lãnh thổ, đầu tư có tác dụng giải quyết những mất cân đối để phát triển giữa các vùng lãnh thổ, đưa những vùng kém phát triển thoát khỏi tình trạng đói nghèo, phát huy tối đa những lợi thế so sánh về tài nguyên, địa thế, kinh tế…của những vùng có khả năng phát triển mạnh hơn, làm bàn đạp thúc đẩy phát triển kinh tế các vùng khác
1.2.1.5 . Đầu tư tác động đến tăng trưởng và phát triển kinh tế
Kết quả nghiên cứu của các nhà kinh tế cho thấy: Muốn giữ tốc độ tăng trưởng ở mức độ tăng trưởng ở mức độ trung bình thì tỷ lệ đầu tư phải đạt được từ 15%-20% so với GDP tuỳ thuộc vào hệ số ICOR của mỗi nước.
Nếu ICOR không đổi, mức tăng GDP hoàn toàn phụ thuộc vào vốn đầu tư, kinh nghiệm các nước cho thấy, chỉ tiêu ICOR phụ thuộc mạnh vào cơ cấu kinh tế và hiệu quả đầu tư trong các nghành, các vùng lãnh thổ cũng như phụ thuộc vào hiệu quả của chính sách đầu tư nói chung. Thông thường ICOR trong nông nghiệp phụ thấp hơn trong công nghiệp ICOR trong giai đoạn chuyển đổi cơ cấu kinh tế chủ yếu do tận dụng năng lực. Do đó, ở các nước phát triển, tỷ lệ đầu tư thấp, dẫn đến tăng trưởng thấp
1.2.2. Đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ:
Đầu tư quyết định sự ra đời tồn tại và phát triển của mỗi cơ sở nhằm duy trì hoạt động và phát triển.
1.2.3. Đầu tư vào các cơ sở vô vị lợi
Với các cơ sở đang tồn tại, để duy trì sự hoạt động, ngoài tiến hành sửa chữa lớn định kỳ các cơ sở vật chất kỹ thuật còn phải thực hiện các chi phí thường xuyên. Tất cả những hoạt động và chi phí này đều là những hoạt động đầu tư.
2. Những vấn đề lý luận về đầu tư phát triển giáo dục - đào tạo.
2.1. Đầu tư phát triển giáo dục - đào tạo.
đầu tư cho giáo dục đào tạo là một nội dung trong đầu tư phát triển con người. Đào tạo bồi dưỡng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực luôn được Đảng và Nhà nước ta coi là hoạt động đầu tư cơ bản nhất. Vậy có thể hiểu đầu tư cho giáo dục đào tạo là hành động bỏ tiền ra để tiến hành hoạt động nhằm tạo tài sản mới cho nền kinh tế nói chung, cho giáo dục nói riêng. Tài sản mới có thể là trình độ được nâng cao của mọi đối tượng trong xã hội, từ đó tạo tiềm lực, động lực mới cho nền sản xuất xã hội.
Con người là lực lượng sản xuất trực tiếp tạo ra của cải vật chất, là lực lượng sáng tạo ra xã hội. Đào tạo nguồn nhân lực có khả năng đáp ứng những yêu cầu của quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hóa vai trò hàng đầu thuộc về công tác giáo dục và đào tạo. Giáo dục đào tạo tạo ra sự chuyển biến về chất trong lực lượng lao động, góp phần thực hiện thành công mục tiêu kinh tế xã hội.
2.2. Vai trò của đầu tư phát triển giáo dục - đào tạo.
Giáo dục góp phần vào tăng trưởng kinh tế thông qua cả tăng năng suất lao động của mỗi cá nhân nhờ nâng cao trình độ lẫn tích luỹ kiến thức. Nguồn lực con người là một trong các yếu tố đầu vào của hàm sản xuất:
Q = f(K, L, T, R...)
Trong đó:
K: vốn.
L: lao động.
T: công nghệ.
R: tài nguyên.
Cũng như những nhân tố khác, lao động (L) là yếu tố tác động trực tiếp tới sự thay đổi của sản lượng (Q). Đầu tư vào giáo dục đào tạo làm biến đổi về chất lực lượng lao động từ đó sẽ làm thay đổi sản lượng Q.
Một sự đầu tư đúng đắn, hợp lý sẽ kéo theo sự thay đổi theo chiều hướng tiến bộ của mặt bằng dân trí. Nhu cầu học tập, nghiên cứu được thoả mãn.
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 2 khoá 8 khẳng định: khoa học công nghệ là nền tảng, là động lực của công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Giữa giáo dục - đào tạo và khoa học công nghệ có mối liên hệ qua lại hết sức chặt chẽ. Giáo dục là nền tảng cho sự phát triển nhanh khoa học công nghệ. Giáo dục - đào tạo và khoa học công nghệ kết hợp chặt chẽ, hỗ trợ nhau, tạo nên sự tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững gắn liền với sự phát triển xã hội theo hướng văn minh, hiện đại. Đầu tư phát triển giáo dục - đào tạo chính là động lực phát triển khoa học công nghệ, thúc đẩy nền kinh tế – xã hội phát triển.
Chương 2: Thực trạng đầu tư phát triển giáo dục - đào tạo ở Việt Nam
1. Khái quát về tìnhhình phát triển giáo dục - đào tạo ở Việt Nam.
Tổng quan về giáo dục - đào tạo ở Việt Nam.
Bảng 1: Số lượng học sinh sinh viên (nghìn người)
Nguồn: Niên giám thống kê 1999
Cấp học
91 - 92
92 - 93
93 - 94
94 - 95
95 - 96
96 - 97
97 - 98
98 - 99
1. HSPT
Trung học
12371.4
568.2
12806.7
564.2
13568.7
703.3
14587.4
862.3
14541.5
1019.5
15192.4
1155.6
155882
1382
15824.4
1653.6
2. THCN
106.5
107.8
119.8
155.6
170.5
12.4
164.1
177.6
3.Dạy nghề
63.8
63.2
64.9
69.8
66.4
75.1
70.6
72.2
4.ĐH
& CĐ
107
136.8
157.1
203.3
297.9
509.3
662.8
682.3
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy: số lượng học sinh, sinh viên có xu hướng tăng qua các năm, trong đó số lượng sinh viên ĐH tăng rất nhanh, năm 98-99 tăng hơn 6 lần so với năm 91-92. Nguyên nhân là do hình thức đào tạo ở bậc ĐH rất phong phú; nhiều trường ĐH tư, ĐH mở, dân lập được thành lập. Số lượng học sinh các trường dạy nghề nếu so với năm 86 - 87 thì năm 98 - 99 chỉ bằng 51.7% nhưng từ 93 - 94 có xu hướng tăng trở lại. Số lượng đào tạo dạy nghề không đáp ứng được nhu cầu của nền kinh tế đối với đội ngũ công nhân kỹ thuật.
Về mặt quy mô giáo dục thì mức chênh lệch giữa nông thôn và thành thị có sự khác xa về trình độ.
Tỉ lệ phần trăm tốt nghiệp phổ thông ở thành phố và nông thôn là 47/29. Đây là mức chênh lệch khá cao vì vậy chúng ta phải có biện pháp hữu hiệu để rút ngắn tỉ lệ trên. Xét về quy mô ở nước ta tỉ lệ người đi học so với dân số trong độ tuổi còn khá thấp. Dù rằng quy mô giáo dục đào tạo của Việt Nam (xét về mặt biết chữ và tiểu học) ở mức trung bình, tức là ngang bằng với Thái Lan và Philippines nhưng ở bậc trung học thì Việt Nam lại ở mức thấp hơn so với các nước này. Đặc biệt ở bậc đại học thì Việt Nam ở vị trí cuối cùng.
Số lao động kỹ thuật ở Việt Nam chiếm 12% năm 1995, trong số 40.2 triệu người chỉ có 4.7 triệu là lao động có kỹ thuật.
Cùng với sự biến động của số lượng học sinh, sinh viên thì số lượng giáo viên ở các cấp có sự biến đổi theo:
Bảng 2: Số lượng giáo viên ở các cấp
Đơn vị: 1000 người
92 - 93
93 - 94
94 - 95
95 - 96
96 - 97
97 - 98
98 -99
99 - 00
Mẫu giáo
69.3
66.3
69.3
75
84.4
92.9
93.7
96.3
PT
426.6
446.4
467.4
492.7
521
565.6
604.5
614.8
THCN
10
9.7
9.6
9.4
9.3
9.8
10
Dạy nghề
6.141
6.238
6.196
6.055
6.643
6.425
6.193
CĐ
&ĐH
21
21.2
21.7
22.8
23.5
24.1
26.1
Nguồn: Xử lý số liệu thống kê năm 1999.
Bảng 3: Số trường học qua các năm.
Nguồn: Xử lý số liệu trong Niên giám thống kê năm 1998.
91 - 92
92 - 93
93 - 94
94 - 95
95 - 96
96 - 97
97 - 98
98 - 99
PT
17189
17980
19164
20086
21754
22664
23286
THCN
268
271
272
265
266
239
239
247
Dạy nghề
275
185
198
182
203
239
246
CĐ & ĐH
106
108
109
109
109
109
110
123
Số lượng các trường tăng liên tục qua các năm (trừ THCN và dậy nghề) thể hiện sự quan tâm của Việt Nam đối với tầm quan trọng của giáo dục.
Việt Nam quản lý giáo dục theo từng cấp học khác nhau, cụ thể:
Chính phủ quản lý các trường ĐH, CĐ, THCN.
Tỉnh, thành phố quản lý giáo dục trung học.
Quận, huyện quản lý giáo dục tiểu học.
Mặc dù có sự tăng lên về số lượng trường học các cấp qua các năm nhưng vẫn không đủ lớp cho học sinh; ở các tỉnh, huyện ngoại thành tình trạng học sinh phải học ca 3 vẫn tiếp diễn. ở cấp dạy nghề còn nằm trong tình trạng manh mún, thiếu tập trung, chưa có chương trình nào dành cho dạy nghề.
Về đào tạo sau đại học ở trong nước diễn ra như thế nào?
Quy mô đào tạo sau đại học ở trong nước không ngừng được mở rộng và phát triển:
Bảng 4: Thống kê cơ sở đào tạo sau đại học.
Nguồn: Tài chính giáo dục tháng 9 năm 2001.
1990
1991
1992
1993
1994
1995
1996
1997
1998
1999
2000
TS
Cao học
509
1058
1730
3060
651
3444
5294
3041
4534
2747
TS
NCS
16
52
96
51
074
258
1113
1174
76
86
713
Trong giai đoạn 1990 - 1993, cả nước có 77 cơ sở đào tạo tiến sỹ, nhưng từ 1993 - 2001 số lượng cơ sở đào tạo tiến sỹ tăng gấp 1.5 lần (từ 77 lên 113 cơ sở). Số lượng cơ sở đào tạo thạc sỹ tăng rất nhanh: từ 12 cơ sở năm 1991 lên 93 cơ sở năm 2001. Tính đến hết tháng 5 - 2001, cả nước có 141 cơ sở đào tạo sau đại học. Tuy nhiên, số lượng các cơ sở đào tạo thạc sỹ, tiến sỹ tăng mạnh vào năm 1996 sau đó chững lại (1997).
Bảng 5: Số lượng tuyển sinh sau đại học giai đoạn 1990 - 2000.
1990
1991
1992
1993
1994
1995
1996
1997
1998
1999
2000
TS
Cao học
509
1058
1730
060
651
3444
5294
3041
4534
2747
TS
NCS
316
452
596
651
074
258
1113
1174
576
686
713
Nguồn: Tài chính giáo dục tháng 9/2001.
Trong 10 năm từ 1990 - 2000, số lượng tuyển sinh cao học đã tăng hơn 11 lần (từ 509 học viên năm 1991 lên 5747 học viên năm 2000). Tuyển sinh đào tạo tiến sỹ trong thập kỷ qua có nhiều biến động, khởi đầu bằng con số 316 nghiên cứu sinh được tuyển vào năm 1990 và tăng đạt kỷ lục 1258 nghiên cứu sinh năm 1995, sau đó từ 1996 - 2000 thì số lượng giảm dần.
1.2. Sự cần thiết phải tăng cường đầu tư phát triển giáo dục - đào tạo:
Nghị quyết Đảng lần thứ VIII chỉ rõ “cùng với khoa học và công nghệ, giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”.
Giáo dục phải mang tính chất xã hội hoá, là sự nghiệp của toàn dân, của gia đình, các tổ chức... mọi người cần phải góp công sức, tiền của để phát triển giáo dục, quan tâm đến giáo dục. Từ đó hình thành nên môi trường thuận lợi cho giáo dục.
Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển, Nhà nước cấp ngân sách cho giáo dục, cho phép vay vốn nước ngoài để đầu tư phát triển giáo dục, tranh thủ hỗ trợ của mọi nguồn lực trong và ngoài nước. Người đi học và người sử dụng lao động qua đào tạo phải đóng góp kinh phí.
Tạo nên quyền bình đẳng trước cơ hội được giáo dục của mọi người dân. Nhà nước ưu tiên phát triển giáo dục ở nông thôn, miền núi, có chú ý đến các đối tượng chính sách. Miễn học phí, cấp học bổng, cho vay vốn đối với sinh viên học giỏi. Tạo nên những loại trường nội trú thích hợp đối với các đối tượng chính sách.
Trong khi nguồn lực không dồi dào, lại phải mở rộng quy mô giáo dục, phát triển hệ thống giáo dục để phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá nên phải chấp nhận tình trạng không đồng đều về chất lượng. Do đó vừa mở rộng đồng thời vừa củng cố một số cơ sở đào tạo, giáo dục chất lượng cao, đào tạo đa ngành.
2. Thực trạng đầu tư phát triển giáo dục - đào tạo ở Việt Nam
2.1. Giáo dục và đào tạo Việt Nam từ 2002-2004
Một là, đầu tư cho sự nghiệp giáo dục - đào tạo phải chú ý tăng chi cho công tác giảng dạy và học tập khoản chi này có tác động trực tiếp đến chất lượng giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh – sinh viên. Hiện nay cơ sở vật chất kỹ thuật (đặc biệt là hệ thống thư viện; trang thiết bị của các phòng thực hành, thí nghiệm; sách giáo khoa, tài liệu tham khảo…) còn thiếu thốn. Vì vậy, đòi hỏi trong đầu tư ngân sách cho sự nghiệp này phải chú ý đến việc tăng cường cơ sở vật chất cho công tác giảng dạy và học tập tại các cơ sở đào tạo, nhất là những cơ sở đào tạo có chất lượng cao.
Hai là, có chế độ chính sách đãi ngộ đối với người làm công tác giảng dạy, đảm bảo tiền lương tương xứng với lao động của các Nhà giáo.
Quá trình sản xuất của Nhà trường với đầu vào là con người và đầu ra cũng là con người, đó là: “sản phẩm đặc biệt”, con người ở đầu vào với con người ở đầu ra khác nhau ỏ tri thức khoa học. Trong quá trình sản xuất đó, người lao động trực tiếp là các cán bộ giảng dạy, có thể nói họ là những lao động đặc biệt” Với tính đặc thù như vậy, việc đầu tư của ngân sách cho sự nghiệp giáo dục - đào tạo cần phải chú ý:
Tạo điều kiện cho cán bộ giảng dạy đạt tiêu chuẩn chức danh Chính phủ quy định. Cần có kế hoạch đào tạo lại đội ngũ cán bộ giảng dạy, khuyến khích nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ để đạt trình độ kiến thức cao hơn.
- Nhà nước cần có những chính sách và chế độ đảm bảo đời sống tinh thần và vật chất của đội ngũ cán bộ giảng dạy, đây là yếu tố quan trọng để họ yên tâm lao động sáng tạo và xã hội tôn vinh các Nhà giáo.
Ba là, ở nước ta hiện nay, mạng lưới trường học chưa hợp lý về quy mô và cơ cấu ngành nghề đào tạo. Chúng ta có 110 trường Đại học và Cao đẳng; 546 trường Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề (trong đó Trung ương 260 trường, địa phương 286 trường), nhưng quymô nhỏ và rất nhỏ. Trong 110 trường Đại học và Cao đẳng chỉ có 7 trường đào tạo “đa ngành”, số còn lại đào tạo “chuyên ngành”, có khoảng 20% số trường dưới 500 sinh viên, khoảng 40% số trường dưới 1.000 sinh viên, số trường con lại dưới 2.000 sinh viên, chỉ có 7 trường trên 5.000 sinh viên và có 2 trường trên 10.000 sinh viên. Quy mô trường nhỏ đã kéo theo mối quan hệ khônghợp lý giữa sinh viên và giáo viên, hiện nay bình quân là 9 sinh viên/ giáo viên, trong khi đó bình quân ở các nước Đông Nam á là 14 sinh viên/ giáo viên. Quy mô trường nhỏ đã làm tăng chi phí đào tạo đối với một sinh viên, đồng thời làm phân tán đội ngũ giáo viên, phân tán thiết bị máymóc, phòng thí nghiệm, thư viện… nên hiệu suất sử dụng cơ sở vật chất trường lớp không cao, giảm hiệu quả đầu tư của ngân sách Nhà nước . Chính vì vậy, cần phải sử dụng công cụ tài chính để tham gia sắp xếp lại hệthống các trường Đại học và Cao đẳng, các trường Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề theo hướng giảm những trường có quy mô nhỏ dưới 1000 học sinh, ngân sách Nhà nước chỉ tập trung đầu tư cho những trường trọng điểm, chất lượng cao (Đại học Quốc Gia, Đại học vùng), các trường mang tính chất đặc thù theo mô hình một cơ sở đảm nhận ba nhiệm vụ đào tạo – nghiên cứu khoa học và lao động sản xuất; đào tạo những ngành nghề theo cơ cấu chuyển dịch kinh tế, đồng thời chuyển phần lớn các trường Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề về địa phương và các doanh nghiệp. Đi đôi với việc sắp xếp lại mạng lưới các trường phải tính toán lại quymô đào tạo cho phù hợp với sự tăng trưởng của nền kinh tế, chú trọng nâng cao chất lượng đào tạo, hạn chế quy mô đào tạo chuyên tu và tại chức. Từ đó tạo điều kiện để nâng định mức chi ngân sách cho một học sinh/ năm đối với từng ngành nghề cụ thể.
Bốn là, công tác quản lý tài chính đối với sự nghiệp giáo dục đào tạo phải được thựchiện nghiêm chỉnh theo “luật ngân sách Nhà nước”. Cụ thể:
- Bộ giáo dục đào tạo có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ kế hoạch và đầu tư trong việc xây dựng, tổng hợp và dự kiến phân phối ngân sách toàn ngành (cả phần ngân sách dành cho các chương trình mục tiêu) gửi Bộ Tài chính, Bộ kế hoạch và đầu tư xem xét cân đối trình Chính phủ, để Chính phủ trình Quốc hội phê duyệt.
- Thực hành tiết kiệm chống lãng phí trong chi tiêu hành chính, sửa chữa, xây dựng mới.
2.1.1. Giáo dục mầm non.
2002-2003
2003-2004
Trường
9.715
10.104
Trẻ em
2.547.430
2.588.837
Giáo viên
134.934
150.335
Từ năm 2002-2004 số lượng trường học, số trẻ em và số lượng giáo viên trong giáo dục mầm non đều tăng.
2002-2003
2003-2004
Công lập
Ngoài công lập
Công lập
Ngoài công lập
Trường
3.599
6.116
4.002
6.102
Trẻ em
964.241
1.583.189
1.003.299
1.585.538
Giáo viên
52.613
93.321
56.706
93.629
Số trường công lập tăng lên; số trường ngoài công lập giảm xuống.
Số trẻ em, số giáo viên công lập và ngoài công lập đều tăng.
Tỷ lệ trẻ em/ giáo viên
2002-2003
2003-2004
Nhà trẻ
9,5
9,5
Mẫu giáo
20,8
20,4
2.1.2. Giáo dục phổ thông.
2002-2003
2003-2004
Trường
Học sinh
Giáo viên
Trường
Học sinh
Giáo viên
Trường
14.163
8.841.004
358.606
14.346
8.350.191
362.627
Học sinh
1.197
6.497.548
262.543
1.139
6.612.099
280.943
Cán bộ giảng dạy
1.532
2.458.446
89.357
1.685
2.616.207
98.714
Số trưòng học, số học sinh và số giáo viên ở cả ba cấp tiểu học, PTCS, PTTH nhìn chung đều tăng từ năm 2002-2004
2.1.3. Giáo dục trung học chuyên nghiệp.
2002-2003
2003-2004
Trường
268
286
Học sinh
309.807
360.392
Cán bộ giảng dạy
10.247
11.121
Do nhu cầu đòi hỏi lao động kỹ thuật có trình độ chuyên môn, có tay nghề nên số lượng trường, số học sinh và số cán bộ giảng dạy ở các trường trung học chuyên nghiệp đều gia tăng. Trong đó số trường công lập chiếm đa số (238 trường năm 2002-2003).
Cán bộ giảng dạy phân theo trình độ chuyên môn:
2002-2003
2003-2004
Tiến sĩ
53
115
Thạc sĩ
727
1.221
Đại học, cao đẳng
8.336
8.722
THCN
781
753
Trình độ khác
350
310
Cán bộ giảng dạy có trình độ tiến sĩ tăng gấp đôi, trình độ thạc sĩ tăng trong khi trình độ trung học chuyên nghiệp giảm.
2.1.4. Giáo dục Cao đẳng và Đại học:
2002-2003
2003-2004
Trường
121
81
127
87
Sinh viên
13.933
746.759
231.107
801.333
Giảng viên
11.215
27.393
11.551
38.434
Hiện nay, giáo dục Việt Nam có hơn 300 giáo sư, hơn 1000 phó giáo sư. Số trường Đại học, sinh viên và số giảng viên Cao đẳng, Đại học đều tăng.
2.1.5. Giáo dục không chính quy.
2002-2003
2003-2004
Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh
57
57
Trung tâm giáo dục thường xuyên quận
491
499
Trường bổ túc văn hoá
83
83
Trung tâm học tập cộng đồng
488
500
2.2. Nguồn vốn đầu tư phát triển giáo dục - đào tạo.
Vốn là điều kiện để đảm bảo mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo. Theo luật giáo dục, các nguồn vốn đầu tư cho giáo dục - đào tạo gồm: Ngân sách Nhà nước và các khoản đóng góp, tài trợ của các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước.
Bảng 6: Cơ cấu nguồn tài chính cho sự nghiệp giáo dục đào tạo ở Việt Nam.
Đơn vị: %
1993
1994
1995
Tổng nguồn
100
100
100
1. Học phí
23.1
15.7
16.8
2. SX & HĐ
1.3
1.6
1.2
3. Thu khác
3.2
3.3
2.7
4. NS NN cấp
72.4
79.4
79.3
Nguồn: Ngân hàng thế giới năm 1995.
Bảng 7: Tỷ lệ đầu tư cho giáo dục đào tạo so với GDP.
1995
1996
1997
1998
Đầu tư cho GD - ĐT (tỷ đồng)
8293
9887
11274
13217
GDP (tỷ đồng)
228892
272036
313623
361468
% so GDP
3.62
3.63
3.59
3.66
Nguồn: Niên giám thống kê năm 1998.
Trong các nguồn vốn đầu tư phát triển giáo dục - đầu tư ở Việt Nam thì nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước là chủ yếu.
2.2.1. Đầu tư của ngân sách Nhà nước cho giáo dục - đào tạo.
Thời kỳ 1991 – 1995 tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 8,2%, tỷ lệ động viên GDP vào ngân sách Nhà nước là 20,5%, Nhà nước đã đầu tư cho giáo dục - đào tạo trong 5 năm là: 18.188 tỷ đồng, chiếm 9,84% chi ngân sách Nhà nước. Tốc độ chi giáo dục - đào tạo bình quân hàng năm khoảng 157,1% trong khi tốc độ tăng chi ngân sách Nhà nước khoảng 146%. Giai đoạn 1991-1995 so với 1986-1990 ngân sách đầu tư cho giáo dục đào tạo tăng gấp 11,76 lần.
Nguồn ngân sách Nhà nước đầu tư cho giáo dục - đào tạo trong những năm gần đây được thể hiện qua bảng số liệu sau:
Bảng 8: Nguồn và cơ cấu chi ngân sách Nhà nước đầu tư cho giáo dục - đào tạo giai đoạn 1991-1998
Năm
Chi cho GD-ĐT
Chi XDCB
Chi thường xuyên
Tổng số (tỷ đồng)
So với tổng chi NSNN (%)
1991
1.256
10,04
10,27
89,73
1992
2.038
8,60
8,39
91,61
1993
3.315
8,49
5,61
94,39
1994
4.874
11,03
7,70
94,30
1995
6.705
10,70
7,07
94,93
1996
8.800
12,90
11,36
88,64
1997
9.970
12,77
12,55
87,45
1998
11.250
13,89
11,20
88,80
Cho đến năm 2002-2003, chi ngân sách Nhà nước cho giáo dục - đào tạo đã tăng lên rất nhiều:
Bảng 9 : Chi ngân sách Nhà nước cho giáo dục - đào tạo năm 2002-2003
2002
2003
Tổng số
20.624
22.795
Chi cho XDCB
3.008
3.200
Chi thường xuyên cho giáo dục - đào tạo
16.906
18.625
Nguồn vốn chi ngân sách Nhà nước đầu tư là chủ yếu, bên cạnh đó còn có các nguồn vốn khác đầu tư phát triển giáo dục - đào tạo ở Việt Nam.
2.2.2. Đầu tư – Giáo dục - Đào tạo từ nguồn thu học phí.
Nguồn thu học phí có ý nghĩa kinh tế chính trị xã
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 59.doc