Từ năm 1995 đến nay Việt Nam đã chuyển sang cơ chế thị trường theo định hướng Xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của nhà nước. Và trong năm 2006, Việt Nam đã gia nhập WTO – Tổ chức thương mại quốc tế và chính thức hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Quá trình hội nhập về kinh tế dẫn đến hội nhập trong lĩnh vực kế toán là một tất yếu khách quan. Quá trình này đã tạo cho cơ hội cho Việt Nam tiếp cận với các chuẩn mực ké toán quốc tế và các nước có nền kinh tế phát triển.
Chuẩn mực kế toán “ Doanh thu và thu nhập khác ”của Việt Nam đã được ban hành cùng với hệ thống chế độ kế toán Doanh nghiệp không ngừng được sửa đổi bổ xung để đáp ứng yêu cầu quản lý kinh tế. Tuy nhiên, trong sự biện chứng của quá trình hội nhập và phát triển, có nhiều vấn đề phức tạp nảy sinh từ thực tế hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhưng chưa được quy định trong chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán Doanh thu bán hàng. Xuất phát từ những vấn đề trên, tôi đã chọn đề tài “ Danh thu bán hàng và xác định kết quả bán hàng trong doanh nghiệp kinh doanh thương mại”.
31 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1093 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Đề tài Danh thu bán hàng và xác định kết quả bán hàng trong doanh nghiệp kinh doanh thương mại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mở đầu
1/ Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Từ năm 1995 đến nay Việt Nam đã chuyển sang cơ chế thị trường theo định hướng Xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của nhà nước. Và trong năm 2006, Việt Nam đã gia nhập WTO – Tổ chức thương mại quốc tế và chính thức hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Quá trình hội nhập về kinh tế dẫn đến hội nhập trong lĩnh vực kế toán là một tất yếu khách quan. Quá trình này đã tạo cho cơ hội cho Việt Nam tiếp cận với các chuẩn mực ké toán quốc tế và các nước có nền kinh tế phát triển.
Chuẩn mực kế toán “ Doanh thu và thu nhập khác ”của Việt Nam đã được ban hành cùng với hệ thống chế độ kế toán Doanh nghiệp không ngừng được sửa đổi bổ xung để đáp ứng yêu cầu quản lý kinh tế. Tuy nhiên, trong sự biện chứng của quá trình hội nhập và phát triển, có nhiều vấn đề phức tạp nảy sinh từ thực tế hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhưng chưa được quy định trong chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán Doanh thu bán hàng. Xuất phát từ những vấn đề trên, tôi đã chọn đề tài “ Danh thu bán hàng và xác định kết quả bán hàng trong doanh nghiệp kinh doanh thương mại”.
2/ Mục đích nghiên cứu của đề tài
- Về lý luận:
+ Nghiên cứu “ Hệ thống hoá lý luận về doanh thu bán hàng và đặc diểm của nghiệp vụ bán hàng” trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.
+ Làm sáng tỏ phương pháp kế toán doanh thu bán hàng theo chuẩn mực kế toán quốc tế và một số nước trên thế giới.
- Về thực tiễn:
+ Tìm hiểu mô hình kê toán doanh thu bán hàng ở một số trên thế giới và rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
+ Đề xuất ra các giải pháp hoàn thiện kế toàn Donah thu bán hàng trong điều kiện hội nhập.
3/ Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đề án nghiên cứu những vấn đề lý luận về kế toán Doanh thu bán hàng hoá của kế toán Việt Nam, kế toán quốc tế và một số nước điển hình trên thế giới.
4/ ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề án
- Đề án trình bày một cách khái quát và hệ thống hoá những đặc điểm, nghiệp vụ bán hàng trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.
- Đề án đã đề xuất được những giải pháp hoàn thiện kế toán Doanh thu bán hàng.
5/Kết cấu của đề án
Mở đầu
Chương I: Phương pháp luận về Doanh thu bán hàng theo chuẩn mực kế toán quốc tế và các nước.
Chương II: Phương pháp luận của chuẩn mực, chế độ kế toán Việt Nam về doanh thu và xác định kết quả bán hàng.
Chương III: nhận xét, đánh giá và các giải pháp hoàn thiện kế toán Doanh thu bán hàng Việt Nam.
Kết luận.
Chương I: Phương pháp luận về hạch toán Doanh thu bán hàng theo chuẩn mực Quốc tế và các nước.
Phần 1 :Phương pháp luận về Doanh thu theo chuẩn mực quốc tế và các nước
1.1 Chuẩn mực kế toán quốc tế về Doanh thu và tiêu thụ thành phẩm.
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, tài sản của doanh nghiệp được hoạt động qua các giai đoạn khác nhau của một quá trình tái sản xuất, tài sản vận động qua các giai đoạn nào tuỳ thuộc vào từng loại hình doanh nghiệp nhưng nhìn chung khi tài sản của doanh nghiệp chuyển từ hình thái hàng hoá sang hình thái tiền tệ (H-T) chính là lúc mà Doanh nghiệp thực hiện việc bán hàng và donah thu đã được tạo ra. Vạy doanh thu là gì?
Theo chuẩn mực kế toán Quốc tế – IAS 18 thì “ Doanh thu là giá trị gộp của các lợi ích kinh tế mà doanh nghiệp đã đạt được trong kỳ kế toán phát sinh từ các hoạt động thông thường của doanh nghiệp tạo nên sự tăng lên của Vốn chủ sở hữu, ngoài phần tăng lên từ các khoản đóng góp thêm từ các cổ đông”.
Chi tiết của IAS 18 như sau:
1.1.1 : Vấn đề đặt ra
Việc hạch toán doanh thu từ những hoạt động thông thường được quy định. Những vấn đề sau đay được đưa ra:
Doanh thu được phân biệt với các loại thu nhập khác. (Thu nhập bao gồm cả doanh thu và các khoản kiếm được).
Tiêu chí công nhận doanh thu được xác định
Hướng dẫn áp dụng cho:
Thời điểm công nhận.
Số lượng được công nhận.
Yêu cầu công bố.
1.1.2 Phạm vi áp dụng
IAS quy định việc hạch toán doanh thu có được từ:
Bán hàng.
Cung cấp dịch vụ.
Sử dụng các tài sản khác của doanh nghiệp mang lại lãi, tiền thuê và cổ tức.
Doanh thu là luồng thu gộp các lợi ích kinh tế
Trong kỳ.
Phát sinh từ quá trình hoạt động thông thường.
Do tăng vốn, chứ không phải phần đóng góp của những người góp cổ phần.
Doanh thu loại trừ những khoản thu cho bên thứ ba như VAT.
1.1.3 Hạch toán kế toán
Doanh thu phải được tính toán theo giá trị thực tế của khoản hoàn trả nhận được.
Chiết khấu thương mại và quay vòng vốn khối lượng ddược giảm giá để xác định giá trị thực tế. Tuy nhiên chiết khấu thanh toán không được giảm.
Khi dòng tiền vào bị trì hoãn (Ví dụ cấp tín dụng không được tính lãi suất), lúc đó hình thành có hiệu quả một giao dịch cấp vốn.
Khi hàng hoá hoặc dịch vụ được trao đổi láy hàng hoá và dịch vụ khác có tích chất và giá trị tương tự thì không có khoản công nhận doanh thu nào cả.
Khi hàng hoá và dịch vụ được cung cấp để dổi lấy những hàng hoá và dịch vụ không cùng tính chất và giá trị thì doanh thu được tính theo giá trị thực tế của hàng hoá và dịch vụ nhận được.
1.1.4 Quy tắc xác định giao dịch mang lại doanh thu
Khi giá bán của một sản phẩm bao gồm một khoản dịch vụ kèm theo sau đó thì khoản này sẽ được để về sau khi kỳ dịch vụ thực hiện.
Khi một doanh nghiệp bán hàng hoá và ký tiếp ngay matt hợp đồng mua lại hàng hoá đó vào một ngày khác sau đó, ảnh hưởng thực của giao dịch bị loại trừ và hai giao dịch được thực hiện như một.
Doanh thu bán hàng được công nhận khi
Rủi ro và lợi ích quan trọng của việc sở hữu hàng hoá được chuyển sang cho người mua.
Doanh nghiệp không tiếp tục tham gia quản lý quyền sở hữu cũng không giám sát hiệu quả hàng đã bán ra.
Số doanh thu có thể được tính toán một cách chắc chắn.
Doanh nghiệp có khả năng là sẽ thu được lợi ích từ giao dịch.
Chi phí giao dịch có thể tính toán một cách chắc chắn.
1.1.6 Kế toán nghiệp vụ bán hàng
1.1.6.1 Nguyên tắc ghi nhận nghiệp vụ bán hàng
Giá bán được hạch toán là giá bán thực tế, tức là tổng số ghi trên hoá đơn trừ đi các khoản giảm giá, bớt giá, hối khấu chấp nhận cho người mua.
Giá bán cũng không gồm các khoản thuế đã thu của người mua( và phải nộp cho nhà nước sau này ).
Trái lại, nếu khoản chiết khấu chấp thuận cho người mua đã trừ đi trên tổng trị giá hoá đơn bán hàng cũng phải kể vào giá bán hàng. Khoản chiết khấu này được ghi vào chi phí tài chính thuộc loại 6.
1.1.6.2 Kế toán nghiệp vụ bán hàng
Tài khoản sử dụng
Tài khoản 70 “Bán hàng hoá, sản phẩm chế tạo và dịch vụ
Bên Nợ: + Trị giá hàng bán bị trả lại
+Giảm giá hàng bán do: Giảm giá, Bớt giá, hối khấu.
+Kết chuyển trị giá hàng bán vào tài khoản kết quả.
Bên Có: Trị giá hàng bán ra theo giá bán
Tài khoản này gồm các tiểu khoản để ghi nhận các loại doanh thu khác nhau như sau:
+ 701: “Bán hàng thành phẩm”
+ 703: “Bán phế phẩm”
+ 704: “Công tác”
+ 705: “Công trình nghiên cứu”
+ 706: “Cung cấp dịch vụ”
+ 707: “Bán hàng hoá”
+ 708: “Lợi tức của hoạt độgn phụ”
+ 709: “Giảm giá, bớt giá, hối khấu chấp” nhận”.
Định nghĩa các khoản giảm giá
+ Giảm giá: Là khoản giảm trừ được chấp nhận một cách đặc biêt trên giá đã thoả thuận vì lý do hàng kém phẩm chất hay không đúng theo hợp đồng.
+ Bớt giá: Là khoản giảm trừ trên giá bán thông thường vì lý do mua với số lượng lớn chẳng hạn, tính theo một tỷ lệ nào đó trên giá bán.
+ Hối khấu: Là khoản giảm trừ tính trên tổng các nghiệp vụ đã thực hiện với một khách hàng hay nhà cung cấp trong một thời giaSSn nhất định.
+ Chiết khấu thanh toán: Là khoản tiền thường chấp nhận cho một khách hàng đã thanh toán trươc thời hạn.
Các khái niệm doanh thu của một số nước
Kế toán được coi là một công cụ trợ giúp trong việc phản ánh và quản lý trên góc độ tài chính các hoạt động kinh tế, Sự phát triển cuả kế toán ở các nước thường được diễn ra sự khác nhau về quy định và thực hành kế toán. Khi mà các hệ thống kinh tế và các điều kiện thương mại khác nhau từ nước này sang nước khác thì mô hình và phương pháp kế toán nói chug và kế toán doanh thu nói riêng cũng khác nhau. Sau đay là những khái niệm, lý luận kế toán vè doanht hu của các nước:
Theo học Viện đào tạo kế toán công cộng của Mỹ (AICPA) thì “doanh thu là tổng số gia tăng tài sản hay là sự giảm gộp cá khoản nợ được công nhận và được định hướng theo đúng cá nguyên tắc kế toán được chấp thuận, là kết quả của các loại hoạt động có lợi nhuận của doanh nghiệp và có thể làm thay đổi vốn chủ sở hữu”.
Theo tác giả Anderson, Needle, Could Well trong cuốn Principlé of Accounting [55, trang 68] thì đưa ra kết luận: “Doanh thu là dòng vào hay là sự tăng lên các loại vốn của đơn vị, giải quyết các khoản nợ (hoặc kết hợp cả 2) từ việc giao hàng. Sản xuất hàng hoá, cung cấp dịch vụ hoặc những hoạt động khác, trong trường hợp đơn giản nhất chúng tương đương với giá cả hàng hoá đã bán ra ahy dịch vụ cung cấp trong một thời kỳ nhất định.
Theo cách nhìn của các nhà kinh tế và kế toán pháp thì doanh thu được hiểu là “lợi tức”. Trong cuốn “Kế toán pháp theo tổng hoạch đồ kế toán 1982” thì “lợi tức là khoản tiền xí nghiệp đã thu hay sẽ th được do bán hàng hóa sản phẩm, cung cấp các công trình lao vụ, các món lãi về cho vay nợ hoặc trả nợ trước kỳ hạn.
Theo Australia là “luồng tiền vào hoặc tiết kiệm luồng tiền ra, hoặc là những lợi ích tương lai dưới hình thức giá trị tài sản hoặc giảm công nợ phải trả của Doanh nghiệp, tạo nên sự tăng lên của vốn chủ sở hữu ngoài phần tăng lên từ các khoản đóng góp cuẩ các cổ đông.
Theo Trung Quốc thì “Doanh thu là tổng nguồn lợi ích thu được phát sinh trong hoạt động bán hàng, cung cấp dịch vụ và sử dụng tài sản của các doanh nghiệp khác.
Như vậy, qua mot số khái niệm của các nước thì doanh thu là sự gia tăng của tài sản hay vốn chủ sở hữu, nghĩa là doanh thu là tổng giá trị thu được từ sản phẩm hoặc dịch vụ thực hiện cho khách hàng và được tính vào 1 kỳ nhất định. Vì vậy ta có thể thấy khái niệm về doanh thu được diễn đạt theo cách này hay cách khác nhưng đều có sự tương đồng về cách hiểu và nội dung của khoản được coi là doanh thu của Doanh nghiệp.
Phần 2: Phương pháp luận của chuẩn mực, chế độ kế toán Việt Nam về Doanh thu bán hàng và xác định kết quả bán hàng trong doanh nghiệp kinh doanh thương mại.
2.1 Chuẩn mực kế toán Việt Nam về Doanh thu bán hàng
Với nền kinh tế thay đổi và phát triển theo từng thời kỳ đã kéo theo sự thay đổi về các chuẩn mực kế toán nói chung và chuẩn mực kế toán về doanh thu nói riêng. Và cho đến năm 2001, thì Bộ trưởng Bộ tài chính đã ban hành và công bố quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001 về chuẩn mực số 14 “Doanh thu và thu nhập khác”. Đây là chuẩn mực gần đúng với chế độ kế toán trong nền kinh tế hội nhập toàn cầu.
Doanh thu trong chuẩn mực số 14 ( VAS 14) được định nghĩa như sau : “Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được kỳ kế toán, phát sinh từ các hoat động sản xuất, kinh doanh thông thường của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu”.
Doanh thu bán hàng được ghi nhận khi đồng thời thoả mãn 5 điều kiện sau:
+ Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và gắn liền với quyền sở hữu hàng hoá hoặc sản phẩm cho người mua.
+ Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền sở hữu quản lý hàng hoá như người sở hữu hàng hoá hoặc quyền kiểm soát hàng hoá.
+ Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn.
+ Doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng.
+ Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng.
Ngoài ra trong chuẩn mực số 14 còn một số các định nghĩa liên quan đến doanh thu như:
+ Chiết khấu thương mại: là khoản doanh nghiệp bán giảm giá niêm yết chi khách hàng mua với khối lương lớn.
+ Giảm giá hàng bán: là khoản giảm trừ cho người mua do hàng kém ơhẩm chất, sai quy cách hoặc lạc hậu thị hiếu.
+ Giá trị hàng bán bị trả lại: là giá trị khối lượng hàng bán đã xác định là tiêu thụ bị khách hàng trả lại và từ chối thanh toán.
+ Thu nhập khác: là khoản góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu từ hoạt động ngoài các hoạt động tạo ra doanh thu.
+ Giá trị hợp lý: là giá trị tài sản có thể trao đổi hoặc giá trị một khoản nợ được thanh toán một cách tự nguyện giữa các đầy đủ hiểu biết trong sự trao đổi ngang giá.
+ Doanh thu thuần về bná hàng và cung cấp dcih vụ: là chỉ tiêu được xác định bằng cách lấy tổng doanht hu về bán hàng và cung cấp dịch vụ trừ đi các khoản giảm trừ doanh thu ( giảm giá hàng bán, chiết khấu thương mại, doanh thu hàng bán bị trả lại, thuế xuất khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt hay thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp của lượng hàng tiêu thụ trong kỳ.
2.3 Khái niệm doanh thu bán hàng, giá vốn và các phương thức bán hàng trong doanh nghiệp kinh doanh thương mại
2.3.1 Khái niệm bán hàng và các phương thúc bán hàng
Bán hàng là việc chuyển giao quyền sở hữu sản phẩm hàng hoá gắn kiền với phần lớn lợi ích và rủi ro cho khách hàng, đồng thời được khách hàng thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán. Quá trình bán hàng là giai đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh, nó có ý nghĩa quan trọng đối với các doanh nghiệp, bởi vì quá trình này chuyển từ hình thái hiện vật sang hình thái “ tiền tệ”, giúp cho các doanh nghiệp thu hồi vốn để tiếp tục quá trình sản xuất kinh doanh.
Để thực hiện quá trình bán hàng và cung cấp dịch vụ, các doanh nghiệp nhau có thể áp dụng các phương thức bán hàng khác nhau, tuỳ thuộc vào đặc điểm và tính chất hoạt đọng của doanh nghiệp cũng như đặc điểm và tính chất của các loại sản phẩm mà doanh nghiệp sản xuất ra. Có thể kể đến hai phương thức bán hàng thường gặp sau:
Bán hàng theo phương thức trực tiếp:
Theo phương thức này, doanh nghiệp sẽ giao hàng cho người mua trực tiếp tại kho của doanh nghiệp. Người nhận hàng sau khi ký vào chứng từ bán hàng của doanh nghiệp thì hàng hoá được xác định là bán (hàng đã chuyển quyền sở hữu).
- Bán hàng theo phương thức hàng gửi hàng ( đại lý, ký gửi )
Theo phương thức này, định kỳ doanh nghiệp gửi hàng cho bên nhận đại lý, nhận ký gửi theo những thoả thuận trong hợp đồng mua bán giữa hai bên và giao hàng tại điểm đã quy ước trong hợp đồng. Số hàng hoá này vẫn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp cho tới khi được chính thức tiêu thụ.
Việc nắm rõ cách thức phân chia các phương thức bán hàng giúp cho các doanh nghiệp có sự lựa chọn đúng đắn tạo điều kiẹn để nâng cao khối lượng hàng hoá bán ra, từ đó góp phần doanh thu, tăng lợi nhuận.
2.3.2 Giá vốn hàng bán
2.3.2.1 Xác định trị giá vốn của hàng xuất kho để bán
- Trong doanh nghiệp thương mại trị giá vốn hàng xuất kho hoặc đưa ra bán ngay chính là giá thực tế của hàng nhập trong kỳ.
- Trị giá vốn hàng xuất kho để bán có thể được tính bằng một trong những phương pháp sau:
+ Phương pháp tính theo giá đích danh: Theo phương pháp này khi xuất kho hàng hoá căn cứ vào số lượng uất kho theo lô nào và đơn giá thực tế của lô đó để tính trị giá thực tế của hàng xuất kho.
+ Phương pháp bình quân gia quyền: theo phương pháp này trị gía vốn của hàng xuất kho căn cứ vao số lượng thành phẩm xuất khẩu và đơn giá bình quân gia quyền, theo công thức:
Trị giá vốn hàng xuất kho
=
Số lượng hàng xuất kho
X
Giá thành thực tế đvị bquân
Giá thành thực tế đvị bình quân
=
GTrị của hàng hoá tồn đầu kỳ+ Gtrị hàng hoá nhập trong kỳ
SL hàng tồn đầu kỳ+ SL hàng xuất trong kỳ
+ Phương pháp nhập trước xuất trước: phương pháp này dựa trên giả định số thành phẩm nào nhập trước sẽ xuất trước và lấy đơn giá bằng đơn giá nhập, trị của hàng tồn kho cuối kỳ được tính theo đơn giá của hàng hoá nhập sau cùng.
+ Phương pháp nhập sau xuất trước: Phương pháp này dựa trên giả định là hàng nào nhập sau thì xuất trước, lấy đơn giá xuất bằng đơn giá nhập. Trị giá của hàng tồn kho cuối kỳ được tính bằng đơn giá của những lần nhập đầu tiên.
Kế toán giá vốn hàng xuất kho bán trực tiêp
Kế toán sử dụng tài khoản 632 “Giá vốn hàng bán”
Tài khoản này phán ánh trị giá vốn của hàng đã bán và trích lập, hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho.
632
156
159
911
156
(1) Xuất kho hàng
bán trực tiếp
(2)hàng bán bị trả lại
(3)Trích lập mới
Hoặc trích lập thêm dự phòng giảm giá hàng tồn kho
Hoàn nhập dự phòng
(4) Cuối kỳ kết chuyển
Giá vốn để xác định kết quả kinh doanh
2.3.2 Doanh thu bán hàng và xác định đến quả bán hàng
- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là toàn bộ số tiền mà doanh nghiệp thu được hoặc sẽ thu được như bán sản phẩm, hàng hoá và cung cấp dịch vụ cho khách hàng bao gồm các khoản phụ thu và phí thu thêm ngoài giá bán ( nếu có ).
- Kết quả bán hàng là kết quả cuối cùng về bán hàng và cung cấp dịch vụ của hoạt động kinh doanh chính, được thể hiện qua các chỉ tiêu lãi, lỗ. Đó là phần chênh lệch giữa doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ với giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.
Cùng với khâu sản xuất, công tác bán hàng và xác định kết quả bán hàng được xem là một khâu quan trọng trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Với tư cách là giai đoạn cuối cung của quá trình tuần hoàn và luân chuyển vốn, việc bán hàng và xác định kết quả bán hàng là một điều kiện cần thiết giúp doanh nghiệp thu hồi được vốn, bù đắp các khoản chi phí đã vỏ ra và có lợ nhuận. Qua đó thể hiện được các khoản chi phí đã bỏ ra và có lợi nhuận, qua đó thể hiện được, phản ánh được quá trình tái sản xuất giản đơn hay mở rộng. Nghĩa là làm tốt công tác bán hàng và xác định kết quả bán hàng là tiền đề cho doanh nghiệp tăng tốc độ luân chuyển vốn, tiết kiệm chi phí quản lý, qua đó hạ giá thành, tăng năng xuất lao động và thu nhập của doanh nghiệp. Hơn nữa, nó còn góp phần vào việc điều hoà giữa sản xuâta và tiêu dùng, giữa khả năng và nhu cầu, đảm bảo sự cân đối trong toàn bộ nền kinh tế.
2.3.3 Nhiệm vụ của công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng trong doanh nghiệp
Để đáp ứng được những yêu cầu đã đặt ra thì công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng cần phải tổ choc cơ cấu cũng như trình tự công việc sao cho khoa học, hợp lý. Muốn vậy, kế toán bán hàng và xác dịnh kết quả bán hàng phải thực hiện tốt các nhiệm vụ sau:
Phản ánh và ghi chép đầy đủ, kịp thời, chính xác các khoản doanh thu, các khoản giảm trừ doanh thu và chi phí của từng hoạt động trong doanh nghiệp. Đồng thời phải theo dõi và đôn đốc các khoản phải thu cuả khách hàng.
Phản ánh và ghi chép đầy đủ, kịp thời, chính xác tình hình hiện có và sự vận động của từng loại sản phẩm hàng hoá theo chỉ tiêu số lượng, chất lượng, chủng loại và giá trị.
Phản ánh và tính toán chính xác kết quả của từng hoạt động, giám sát tình hình thực hiện với nhà nước.
2.4 Kế toán doanh thu bán hàng và giảm trừ doanh thu bán hàng
2.4.1 Kế toán doanh thu bán hàng
2.4.1.1 Chứng từ kế toán sử dụng:
Chứng từ kế toán được sử dụng để ké toán doanh thu bán hàng và các khoản giảm trừ là:
Hoá đơn GTGT ( mẫu số 01 GTKT- 311 )
Hoá đơn bán hàng ( mẫu số 02- GTKT )
Thẻ quầy hàng ( mẫu số 15- BH )
Bảng thanh toán hàng đại lý, ký gửi ( mẫu số 14- BH )
Các chứng từ thanh toán: phiếu thu, Séc chuyển khoản, Séc thanh toán, uỷ nhiệm thu, giấy báo có nhân hàng, bản sao kê của ngân hàng…
Tờ khai thuế GTGT ( mẫu 07 A/ GTGT )
Các chứng từ liên quan khác như: Phiếu nhập kho bị trả lại
2.4.1.2 Tài khoản kế toán sử dụng:
Để kế toán các khoản doanh thu bán hàng, các khoản giảm trừ doanh thu, kế toán sử dụng các tài khoản sau:
TK 511 “ Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” : Phản ánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp trong một kỳ kế toán của hoạt động SXKD từ các giao dịch và nghiệp vụ như: bán hàng và cung cấp dịch vụ.
Các tài khoản cấp II của TK 511:
+ TK 5111- Doanh thu hàng hoá
+ TK 5112- Doanh thu bán thành phẩm
+ TK 5113- Doanh thu cung cấp dịch vụ
+ TK 5114- Doanh thu trợ cấp, trợ giá.
TK 512 “ Doanh thu nội bộ” : Phản ánh doanh thu của số sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, lao vụ tiêu thụ trong nội bộ giữa các đơn bị trực thuộc trong cùng một công ty…hạch toán toàn nghành.
Các Tk cấp II của Tk 512 :
+ TK 5121- Doanh thu bán hàng hoá
+ TK 5122- Doanh thu bán thành phẩm
+ TK 5123- Doanh thu cung cấp dịch vụ
TK 3331 “ Thuế GTGT “ ( Chi tiết 33311- Thuế GTGT đầu ra ). TK này áp dụng chung cho đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế và đối tượng nộp thuế theo phương pháp trực tiếp.
TK 3387 “Doanh thu chưa thực hiện”. Doanh thu chưa thực hiện gồm:
+ Số tiền nhận trước nhiều năm về cho thuê tái sản ( cho thuê hoạt động ).
+ Khoản chênh lệch giữa giá bán hàng trả chậm, trả góp theo cam kết với giá bán trả ngay.
+ Khoản lãi nhận trước khi cho vay vốn hoặc mua các công cụ ( kỳ phiếu, trái phiếu, tín phiếu…).
2.4.1.3 Phương pháp một số nghiệp vụ chủ yếu
+ Trường hợp bán hàng trực tiếp cho khách hàng theo hợp đồng: nay khách hàng cháp nhận thanh toán thì kế toán ghi nhận doanh thu phần khách hàng chấp nhận thanh toán.
Nếu doanh nghiệp nộp thuế theo phương pháp khấu trừ :
Nợ TK 111, 112, 131- Tổng giá thanh toán
Có TK 511- Giá bán chưa thuế
Có TK 3331- Thuế GTGT
+ Trường hợp trước đay gửi bán cho khách hàng theo hợp đồng, nay chấp nhận thanh toánhoặc thanh toán thì kế toán ghi nhận doanh thu khách hàng chấp nhạn thanh toán:
Nợ TK 111, 112, 131
Có TK 511
Có TK 3331 (nếu có)
+ Trường hợp bán hàng thu bằng ngoại tệ thì doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ phải quy đổi ra VNĐ theo tỷ giá thực tế phát sinh hoặc tỷ giá giao dịch bình quân liên ngân hàng do ngân hàng Việt Nam công bố tại thờ điểm phát sinh nghiệp vụ, kế toán ghi:
Nợ TK 1112, 1122
Có TK 511
Có TK 3331 ( nếu có )
Đồng thời ghi: Nợ TK 007- Ngoại tệ các loại theo từng loại nguyên tệ.
+ Trường hợp bán hàng cho các đại lý hoặc ký gửi hàng
Khi xuất hàng cho các đại lý hoặc đơn vị nhận bán hàng ký gửi thì số hàng này vẫn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp cho đến khi tiêu thụ. Khi số hàng bán được, chủ hàng sẽ trả cho đại lý một khoản hoa hồng theo tỷ lệ phần trăm (%) trên giá bán của số hàng bán được. Khoản hoa hồng này được tính vào chi phí bán hàng.
Nợ TK 131 (chi tiết đại lý) : tổng giá thanh toán
Có TK 511(5112) : Doanh thu của hàng đã bán
Có TK 3331(33311): Thuế GTGT hàng đã bán
Nợ TK 641 : hoa hồng cho các cơ sở đại lý
Nợ TK 133: Thuế GTGT tính trên hoa hồng
Có TK 131( chi tiết đại lý): tổng số hoa hồng
Nợ TK 111, 112,…: số tiền hàng đã thu
Có TK 131( chi tiết đại lý) : ghi giảm số tiền hàng đã thu.
Tại các đại lý hoặc dơn vị nhận bán hàng ký gửi (bên nhận hàng).
Doanh thu là phần hoa hồng được hưởng :
Khi nhận hàng để bán đại lý, ký gửi
Nợ TK 003: trị giá hàng nhận bán đại lý
Khi bán được hàng :
Nợ TK 111, 112, 131…tổng giá thanh toán cảu hàng đại lý đã bán được
Có TK 338(3388- Bên giao đại lý) : Số tiền phải trả cho chủ hàng theo giá bán chưa có thuế.
Có TK 3331(33311): thuế GTGT phải nộp
Đồng thời ghi: Có TK 003
Khi thanh toán với bên giao hàng :
Nợ TK 338(3388- Bên giao đại lý) : ghi giảm số tiền phải trả cho chủ hàng.
Nợ TK 133(1331) : Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 331(bên giao đại lý): tổng giá thanh toán của hàng nhận đại lý đã bán được trả cho chủ hàng .
+ Trường hợp trả góp, trả chậm :
Nợ TK 111, 112 : Số tiền thu được
Nợ TK 131 : Số tiền còn phải thu
Có TK 511 : Theo giá bán ngay một lần chưa thuế
Có TK 3387 : Chênh lệch
Có TK 3331
+ Trường hợp doanh nghiệp sử dụng sản phẩm của mình sản xuất ra để trả lương cho CNV, cũng được coi là bán hàng:
Nợ TK 334
Có TK 512- Doanh thu nội bộ
Có TK 3331 (nếu có)
2.4.2 Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu
Trong điều kiện ngày nay, trên thị trường có rất nhiều mặt hàng, sản phẩm dược tung ra để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, tình trạng cạnh giữa các doanh nghiệp ngày càng trở nên gây gắt. Mặt khác, người tiêu dùng có thể tự do lựa chọn theo nhu cầu của mình từ các loại sản phẩm phong phú đó. Do vậy để đẩy mạnh công tác bán hàng, nâng cao doanh thu, tăng lợi nhuận các doanh nghiệp cần phải áp dụng các chính sách khuyến khích tiêu dùng như:
Chiết khấu thương mại :
+ TK sử dụng : TK 521- Chiết khấu thương mại
Các TK cấp II của TK 521
TK 5211- Chiết khấu hàng hoá
TK 5212- Chiết khấu thành phẩm
TK 5213- Chiết khấu dịch vụ
+ Phương pháp kế toán
TK 521
TK 511
111,112,131
TK 3331
(1)Số CKTM phát
Sinh trong kỳ
(2)Cuối kỳ kết chuyển
để xác định DT thuần
Hàng bán bị trả lại:
+ TK sử dụng: TK 531- Hàng bán bị trả lại
+ Phương pháp kế toán:
TK 531
TK 511
111,112,131
TK 3331
TK 641
(1) DT hàng bán bị
Trả lại
(3)Cuối kỳ kết chuyển
để xác định doanh thu
Chi phí phát sinh cuối kỳ
Kế toán giảm giá hàng bán:
+ TK sử dụng: TK 532- giảm giá hàng bán
+ Phương pháp kế toán
TK 532
TK 511
111,112,131
TK 3331
(1)giảm giá hàng
Bán
(2)cuối kỳ kết chuyển
đế xác định DTT
2.5 Kế toán xác định kết quả bán hàng
Kết quả bán hàng là kết quả cuối cùng về bán hàng và cung cấp dịch vụ của hoạt động kinh doanh chính được thể hiện qua các chỉ tiêu lãi, lỗ. Đó là phần chêch lệch giữa doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ với giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.
Kết quả bán hàng được xác định theo công thức:
CPBH và CPQLDN
tính cho hàng tiêu thụ trong kỳ
Giá vốn hàng bán
Doanh thu thuần về bán hàng
Kết quả bán hàng
= - -
+ Tài khoản kế toán sử dụng :
TK 911 : (Xác định kết quả kinh doanh)
TK 421 : (Lợi nhuận chưa phân phối)
+ P
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 403.doc