Tôi đã đề cập 11 danh thần người xứ Nghệ mà còn có th ể đề cập nhiều
danh thần nữa từđời Trần đến hết đời Hậu Lê. Như hai cha con Lê Kính (1587-1659) và Lê Hiệu (1637-1735), cha đậu Tiến sĩ khoa Mậu Thìn (1628) đời vua Lê
Thần Tông, làm quan đến chức Công bộThượng thư, tước Thạc Đình hầu. Khi
mất được tặng Thái bảo, tước Nhạc quận công. Còn con đậu Hoàng giáp khoa Quý
Mùi, niên hiệu Phúc Thái 1 (1643) làm quan đến chức Hình bộThượng thư, Tham
tụng (Tể tướng) có đi sứ Trung Quốc. Như Lê Quảng Chí (1451-1533) và Lê
Quảng Ý (1453-1526) hai anh em ruột người làng Thần Đầu, nay thuộc xã Kỳ
Phương, huyện KỳAnh (Hà Tĩnh), Anh đỗĐình Nguyên, Đệnhất giáp tiến sĩ, Đệ
nhịdanh (Bảng nhãn) khoa Mậu Tuất niên hiệu Hồng Đức 9 (1478) đời vua Lê
Thánh Tông, làm quan đến chức Đông các đại học sĩ, sau thăng Lê bộtảthịlang,
đứng đầu Hàn Lâm viện, khi mất được truy tặng Thượng thư; em đỗĐệtam giáp
tiến sĩ khoa KỷMùi niên hiệu Cảnh Thống 2 (1450), đời vua Lê Hiếu Tông, làm
quan đến Chưởng Hàn lâm viện sự, kiêm Đề lĩnh tứ thành quân vụ, tước Bảng
quận công. Rồi ba ông con cháu họNguyễn Trọng ởTrung Cần, Nam Đàn. Ông là
Nguyễn Trọng Thường đỗTiến sĩ năm Vĩnh Thịnh 6 (1712) đời Lê ThếTông, làm
quan đến chức Lại bộ hữu thị lang nổi tiếng là mẫn cán, có mưu cơ, năm Đức
Long 3 (1734) được cửđi sứnhà Thanh. Con là Nguyễn Trọng Đương và cháu là
Nguyễn Trọng Đường đều đỗTiến sĩ, làm quan to trong triều và đều phụng mệnh
đi sứnhà Thanh. Người phương Bắc làm thơ tặng, có câu rằng: “Tam thếy man
bái thánh nhân” (Ba đời áo mũ bái thánh nhân -thánh nhân đây là đức Khổng Tử).
15 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1216 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Đề tài Danh thần xứ Nghệ với nghìn năm Thăng Long, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
yễn Trọng đỗ Hương cống làm Thừa chánh sứ Lạng Sơn.
Con trưởng Nguyễn Khản, đỗ Tiến sĩ làm Tham tụng đời Lê Cảnh Hưng, con thứ
là Nguyễn Nễ làm Tả phụng nghi triều Tây Sơn, con thứ nữa là đại thi hào Nguyễn
Du làm Tham tri bộ Lễ đời Gia Long,… Tại đền thờ ông ở Tiên Điền có câu đối:
Lưỡng triều danh tể tướng
Nhất thế đại nho sư
* *
*
Tôi đã đề cập 11 danh thần người xứ Nghệ mà còn có thể đề cập nhiều
danh thần nữa từ đời Trần đến hết đời Hậu Lê. Như hai cha con Lê Kính (1587-
1659) và Lê Hiệu (1637-1735), cha đậu Tiến sĩ khoa Mậu Thìn (1628) đời vua Lê
Thần Tông, làm quan đến chức Công bộ Thượng thư, tước Thạc Đình hầu. Khi
mất được tặng Thái bảo, tước Nhạc quận công. Còn con đậu Hoàng giáp khoa Quý
Mùi, niên hiệu Phúc Thái 1 (1643) làm quan đến chức Hình bộ Thượng thư, Tham
tụng (Tể tướng) có đi sứ Trung Quốc. Như Lê Quảng Chí (1451-1533) và Lê
Quảng Ý (1453-1526) hai anh em ruột người làng Thần Đầu, nay thuộc xã Kỳ
Phương, huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh), Anh đỗ Đình Nguyên, Đệ nhất giáp tiến sĩ, Đệ
nhị danh (Bảng nhãn) khoa Mậu Tuất niên hiệu Hồng Đức 9 (1478) đời vua Lê
Thánh Tông, làm quan đến chức Đông các đại học sĩ, sau thăng Lê bộ tả thị lang,
đứng đầu Hàn Lâm viện, khi mất được truy tặng Thượng thư; em đỗ Đệ tam giáp
tiến sĩ khoa Kỷ Mùi niên hiệu Cảnh Thống 2 (1450), đời vua Lê Hiếu Tông, làm
quan đến Chưởng Hàn lâm viện sự, kiêm Đề lĩnh tứ thành quân vụ, tước Bảng
quận công. Rồi ba ông con cháu họ Nguyễn Trọng ở Trung Cần, Nam Đàn. Ông là
Nguyễn Trọng Thường đỗ Tiến sĩ năm Vĩnh Thịnh 6 (1712) đời Lê Thế Tông, làm
quan đến chức Lại bộ hữu thị lang nổi tiếng là mẫn cán, có mưu cơ, năm Đức
Long 3 (1734) được cử đi sứ nhà Thanh. Con là Nguyễn Trọng Đương và cháu là
Nguyễn Trọng Đường đều đỗ Tiến sĩ, làm quan to trong triều và đều phụng mệnh
đi sứ nhà Thanh. Người phương Bắc làm thơ tặng, có câu rằng: “Tam thế y man
bái thánh nhân” (Ba đời áo mũ bái thánh nhân - thánh nhân đây là đức Khổng Tử).
Có thể kể thêm Cao Quýnh (1439-?), Dương Trí Trạch (1585 - 1662), Chu
Huy Diễn (1555-?), Hồ Phi Tích (1664 - 1733), Nguyễn Đình Cổn (1652-1685),
Phan Nhân (1401-?), Phan Nhân Tường (1514 - 1576),… Họ đều học giỏi, có tài
đậu cao và đến làm quan to chức trọng trong triều đình ở Thăng Long và đều có
công với nước với dân.
Tóm lại, qua 11 danh thần mà tôi đã đề cập tương đối cụ thể trên cùng một số danh
thần mà tôi vừa liệt kê và bao danh thần khác nữa từ đời Hậu Lê trở về trước,
chúng ta thấy rằng:
1) Họ đều là con em ở đất địa linh xứ Nghệ, mang dòng máu thông minh,
hào hùng, bất khuất của nhân dân xứ Nghệ. Cha mẹ họ, làng xóm họ chẳng giàu
có gì, nhưng đã vất vả lao động chắt chiu nuôi họ bằng hạt lúa củ khoai, bằng cả
truyền thống hiếu học, cần học và khổ học của quê hương. Bản thân họ với ý chí
vươn lên, họ cố học tập, cố sôi kinh, nấu sử, càng học trí tuệ họ càng tỏa sáng và
qua bao phen lều chõng từ Hương thi lên Hội thi và Đình thi, họ sung sướng khi
có tên trên bảng vàng ở bậc đại khoa (Tiến sĩ).
Ra đời với phương châm là hành đạo chứ không hành lạc, có thể họ làm quan ở
ngay đất kinh kỳ Thăng Long, có thể ở địa phương khác rồi mới được về Thăng
Long, song tắm gội văn hóa đất Tràng An, nơi trai thanh gái lịch, nơi tụ hội của
bao danh sĩ, danh tướng, danh thần, cọ xát với bao đại khoa, đại thần, trí giả khác
trong cả nước, nhất là Đông Đô - Thăng Long và tứ trấn, để với phương châm
hành đạo như vừa nói trên, với bản lĩnh của người xứ Nghệ; trong quá trình phò
vua giúp nước, họ đã ra sức học hỏi, phát huy, đề xuất được nhiều ý kiến hay, làm
được nhiều việc tốt, việc giỏi về chính trị, quốc phòng, an ninh, xã hội; về kinh tế
và văn hóa, việc nhỏ trọn vẹn mà việc lớn cũng trọn vẹn làm cho đất nước ngày
càng ổn định, càng phú cường, làm cho Thăng Long ngày càng rạng rỡ là thủ đô
của quốc gia Đại Việt.
Nói danh thần xứ Nghệ với nghìn năm Thăng Long là nói những đóng góp
về đường lối, về chủ trương, về cơ mưu có tính chất sáng tạo, chiến lược làm
chuyển biến cơ đồ đất nước của danh thần xứ Nghệ và cả hành động táo bạo trong
thực tiễn nữa qua quá trình hưng phế, thái bĩ, trị loạn của đất nước, trong đó có
Thăng Long.
Nói danh thần xứ Nghệ với nghìn năm Thăng Long cũng là nói bao danh thần xứ
Nghệ với học vị tiến sĩ, với vốn học vấn uyên bác, đã từng được nhà vua cử giữ
chức Tế tửu quốc sử giám, Thừa chỉ Viện Hàn lâm, quốc sự, thị giảng, thị độc,…
Đó phải chăng là đào tạo nhân tài cho đất nước, trong đó có cả con em Thăng
Long hay sao!
Nói danh thần xứ Nghệ với ngàn năm Thăng Long cũng là nói bao danh
thần xứ Nghệ được các nhà vua cử đi sứ nhà Nguyên Mông, nhà Minh, nhà Thanh.
Chưa nói nhiều, với 11 danh thần tôi vừa kể trên, đã có 10 danh thần được cử đi sứ
Trung Quốc. Các vị danh thần xứ Nghệ mà là sứ thần này khi sang đất Thiên triều
đã tỏ rõ sĩ khí của sứ thần Đại Việt. Hồ Tông Thốc đã phê phán Hạng Vũ qua một
bài thơ. Nguyễn Biểu đã chửi vào mặt Trương Phụ là quân giặc bạo ngược. Bùi
Cầm Hổ đã nói thẳng vào mặt bọn quan lại nhà Minh khi chúng định mua chuộc
ông: “Tôi sang đây vâng mệnh vua giữ quốc thể không phải để phản lại vua tôi,
bán nước cho quý quốc”. Tài đi sứ của Hồ Sỹ Dương được đánh giá ngang với
Mạc Đình Chi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Lương Thế Vinh. Nguyễn Phùng Thời đi sứ
giải quyết được việc tranh chấp giữa ta và Trung Quốc về phần đất phía Tây tỉnh
Lào Cai trong đó có mỏ đồng rất lớn ở Tụ Long (nhưng tiếc thay khi Pháp xâm
lược Việt Nam, theo Hiệp ước năm 1892, giữa triều đình nhà Mãn Thanh với thực
dân Pháp một phần đất ấy lại về Trung Quốc). Nói chung lại, các danh thần xứ
Nghệ đi sứ Trung Hoa đều giữ được quốc thể, mệnh vua, làm tròn được việc lớn,
bảo vệ được biên cương, giữ được tiết tháo, không lung lay trước uy vũ và những
lời mua chuộc của đối phương. Danh thần xứ Nghệ như vậy, chẳng phải là ngàn
năm với quốc gia Đại Việt mà cũng là ngàn năm với thủ đô Thăng Long hay sao!
Hào khí Thăng Long sáng lên, rực rỡ hơn lên về học vấn, tài năng và nhân
cách của các danh thần trong đó có các danh thần xứ Nghệ. Mà hào khí xứ Nghệ
cũng lộng lẫy, thấm đẫm hơn bởi đã sinh ra được những danh thần trung nghĩa
tuyệt vời cho đất nước, cho xứ sở ra làm quan phần lớn chỉ hành đạo chứ không
hành lạc. Họ sống với đạo lý làm người như tôi đã nói trong trang đầu bài viết này.
Họ ít để tiền bạc, nhà cửa, ruộng vườn mà để chữ đức, chữ nhân cho con cháu, cho
nhân dân. Nên khi qua đời danh thần nào cũng được nhân dân tôn là phúc thần lập
đền thờ.¢
CHÚ THÍCH
1. Thơ văn Nguyễn Xuân Ôn, Nxb Văn học 1977, bản dịch của Nguyễn Đức Vân
và Hà Văn Đại.
2. Câu đối ứng tác của Hoàng Phan Thái
3. Nhà Tần đóng đô ở Quan Trung là nơi hiểm yếu, 2 người ở trong có thể chống
với 100 người ở ngoài, vì thể mới gọi là “Non nước trăm hai”.
4. Chỉ việc Hạng Vũ đem quân vào Quan Trung, bắt Chương Hàm phải đầu hàng,
sau đó chôn sống mấy vạn quân Tần, giữ Quan Trung.
5. Nói việc Hạng Vũ khi đã lọt qua cửa Hàm Cốc, đốt Cung A Phòng của nhà Tần.
6. Tiệc ở Hồng Môn, Phạm Tăng quân sư của Hạng Vũ định giết Lưu Bang mà
Hạng Vũ không nghe để Lưu Bang thoát về nước. Phạm Tăng tức giận chém tan
cái chén ngọc của Trương Lương biếu. Đấu ngọc không nghĩa là đấu ngọc thành
không; Tuyết rã là những mảnh ngọc của cái đấu ngọc vỡ thành vụn tơi bời trong
bữa tiệc.
7. Hạng Vũ bị vây ở Cai Hạ, đêm phá vòng vây chạy đến Âm Lăng, hỏi thăm
đường thì bị một cụ già đánh lừa bảo đi sang phía tả, Vũ đi sang phía ấy liền mắc
một cái đầm lớn, than là trời định hại ta, may mà một số quân đến cứu mới chạy
tiếp.
8. Hạng Vũ đến Ô Giang, người lái thuyền khuyên Hạng Vũ vượt sông sang Giang
Đông rồi sẽ tính kế quay về nhưng Vũ nghĩ rằng không còn mặt mũi nào mà nhìn
thấy bô lão Giang Đông, nên không nghe, tuốt gươm tự vẫn.
9. Lỗ Công: tức Tước công nước Lỗ. Tước này Hạng Vũ được Sở Hoài Vương
phong khi cùng Tống Nghĩa đem quân đi đánh Tần cứu Triệu. Hạng Vũ tự vẫn,
Hán Cao Tổ lấy lễ tước Lỗ Công làm ma cho Hạng Vũ.
10. Về nước ông được ca ngợi “Vị long đẩu tọa, Khuê diệu tín phù” (Sáng như
Bắc Đẩu, rực rỡ như Ngọc Khuê)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- lich_su_vhoa_3__7303.pdf