- Thị trường liên ngân hàng là nơi các ngân hàng giải quyết vấn đề thanh khoản, nhưng vai trò này đang bị hạn chế bởi quy định của NHNN về tỉ lệ huy động tối đa 20% trên tổng số vốn huy động từ dân cư và các tố chức kinh tế. Do vậy, việc nới lỏng tỉ lệ này tạo điều kiện cho các ngân hàng giảm lãi suất huy động vốn từ thị trường 1 khi có thể vay nguốn vốn rẻ từ thị trường 2. Một mức điều chỉnh hợp lý sẽ giúp đảm bảo tính thanh khoản cho các ngân hàng nhỏ, đống thời không tạo ra tín hiệu nới lỏng tiền tệ từ NHNN.
43 trang |
Chia sẻ: NamTDH | Lượt xem: 1425 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Đề tài Đánh giá về chính sách lãi suất của Ngân hàng nhà nước Việt Nam trong giai đoạn năm 2010 và đầu năm 2011, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
%; tập trung ưu tiên vốn tín dụng phục vụ phát triển sản xuất kinh doanh, nông nghiệp, nông thôn, xuất khấu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa; giảm tốc độ và tỷ trọng vay vốn tín dụng của khu vực phi sản xuất, nhất là lĩnh vực bất động sản, chứng khoán; Điều hành chủ động, linh hoạt, hiệu quả các công cụ chính sách tiền tệ, nhất là các loại lãi suất và lượng tiền cung ứng đế bảo đảm kiềm chế lạm phát; Thực hiện chính sách tài khóa thắt chặt, cắt giảm đầu tư công, giảm bội chi ngân sách nhà nước.
2.3. Nội dung chính sách lãi suất năm 2010 - 2011 2.3.1. Chinh sach lai suât năm 2010
Năm 2010, một năm đầy biến động của thị trường tiền tệ trong nước cũng như trên thế giới, một năm mà nền kinh tế nước ta gặp rất nhiều khó khăn trong giai đoạn phục hồi sau những ảnh hưởng từ biến động kinh tế thế giới 2008 - 2009. Trước những biến động đó, đế thực hiện đồng bộ với các giải pháp của Chính phủ, NHNN thực hiện điều hành chính sách tiền tệ thận trọng, linh hoạt nhằm tạo điều kiện hỗ trợ tích cực cho thị trường tiền tệ - tín dụng hoạt động ổn định, góp phần hỗ trợ tăng trưởng kinh tế và kiềm chế lạm phát gia tăng những tháng cuối năm một cách hiệu quả. Theo đó, NHNN đã duy trì lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam ốn định ở mức 8% trong suốt 10 tháng đầu năm và thực hiện điều chỉnh lên mức 9% trong hai tháng cuối năm truớc sức ép của lạm phát.
Diễn biến lãi suất điều hành năm 2010 của NHNN
Thời gian
Lãi suất cơ bẵn(%)
Lãi suất tái cấp vốn(%)
Lãi suất tái chiết khấu (%)
Lãi suất cho vay qua đêm (%)
1/1-4/11/2010
8
8
6
8
5/11 - 12/2010
9
9
7
9
Nguồn: NHNN
Hình 2.4 : Diễn biến lãi suất điều hành của NHNN Việt Nam năm 2010
Bên cạnh đó, đế tạo điều kiện cho thị truờng tiền tệ hoạt động theo quy luật thì trường, có sự quản lý của nhà nước, NHNN từng bước bỏ các quy định rằng buộc về các loại lãi suất của các TCTD. Cụ thế là trong năm, NHNN đã ban hành Thông tư số 03/2010/TT-NHNN; Thông tư 07/2010/TT-NHNN; Thông tư 12/2010/TT- NHNN cho phép TCTD được thực hiện cho vay bằng VND theo cơ chế lãi suất thoả thuận căn cứ ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 627/VPCP- KTTH ngày 23/1/2009 của Văn phòng Chính phủ. Theo đó, các khoản vay áp dụng cơ chế này bao gồm:
Cho vay trung và dài hạn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và đầu tư phát triển.
Cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn nhằm đáp ứng nhu cầu về vốn để trực tiếp phục vụ cá nhân và và hộ gia đình của khách hàng vay, cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng bao gồm: Cho vay để sửa chữa nhà, và mua nhà để ở mà nguồn trả nợ bằng tiền lương của khách hàng vay; cho vay để mua phương tiện đi lại; cho vay để chi phí học tập và chữa bệnh; cho vay để mua đồ dùng và trang thiết bị gia đình; cho vay để chi phí cho hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch; cho vay theo phương thức thấu chi tài khoản cá nhân; cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng.
Tuy nhiên trong năm vừa qua, chính sách điều hành cũng như chính sách lãi suất vẫn bị chi phối bởi chính sách kinh tế đa mục tiêu, chịu áp lực lớn từ biện pháp kinh
tế vĩ mô của Chính phủ. Vì vậy, đã tạo ra những khó khăn nhất định trong công tác điều hành ốn định mặt bằng lãi suất của NHNN.
Chinh sach lai suât nhưng thang đâu năm 2011
Những diễn biến kinh tế, tài chính thế giới nêu trên tác động không nhỏ tới diễn biến kinh tế vĩ mô trong nước cộng hưởng với những yếu kém nội tại làm cho bức tranh kinh tế Việt Nam năm 2011 không mấy sáng sủa.Đứng trước những khó khăn và thách thức từ nhiều phía, Chính phủ đã coi việc kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội là nhiệm vụ trọng tâm. Theo đó, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24/2/2011 về một số giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội trong năm 2011.
Với tính hình lạm phát không ngừng gia tăng trong năm tháng đầu năm nay, NHNN đã ra đặt mục tiêu chống lạm phát lên hàng đầu, công cụ lãi suất được sử dụng khá mạnh bạo. Lãi suất cơ bản được giữ nguyên 9%, thay vào đó là sự thay đối lãi suất tái cấp vốn và lãi suất tái chiết khấu:
Hình 2.5 : Diễn biến lãi suất tái chiết khấu và tái cấp vốn năm 2010 và những
tháng đầu năm 2011
Từ đầu năm 2011, NHNN đã tăng tỷ lệ tái cấp vốn từ 9% lên 14% và gần đây là 15%; tăng tỷ lệ chiết khấu từ 7% lên 13% trong giai đoạn từ tháng 2 đến tháng 5/2011, sau đó giữ nguyên tỷ lệ này đến cuối tháng 8/2011; đồng thời, giảm tỷ lệ lãi suất OMO từ 15% xuống còn 14% vào ngày 4/7/2011. Lãi suất vẫn còn tương đối cao đối với doanh nghiệp, nhưng phù họp với mức lạm phát cao và tình trạng rủi ro của nền kinh tế. Lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt trong thanh toán bù trừ của NHNN đối với các NHTM là 14%/năm kể từ ngày 1/5/2011. Sau tháng 12/2010, lãi suất huy đông vốn VND đã có một bước ổn định và giảm mạnh. Từ trên 17% đã rút về đồng thuận và công khai ở mức 14% nhờ thông tư 02/2011/TT-NHNN, lãi suất cho vay cũng vì thế mà giảm xuống. Trong tháng 5/2011, việc huy động lãi suất vượt trần đã đẩy lãi suất cho vay lên 20- 22%/năm, thậm chí một số ngân hàng còn tự đặt ra nhiều loại phí, khiến mức lãi suất thật các doanh nghiệp nhỏ và và vừa phải vay có thế lên tới 27%. Tuy nhiên, sau những động thái quyết liệt từ NHNN, lãi suất huy động và lãi suất cho vay trên thị trường đang dần ổn định, các ngân hàng cũng dành nhiều vốn hơn cho khu vực sản xuất kinh doanh, qua đó giúp doanh nghiệp từng bước vực dậy sản xuất kinh doanh sau một thời gian dài đình trệ do lãi suất cao. Từ ngày 7/9/2011, các tố chức tín dụng (TCTD) đã đồng thuận tiếp tục áp dụng mức lãi suất huy động VND tối đa 14%/năm, nhiều TCTD hạ lãi suất đối với một số khoản cho vay sản xuất kinh doanh thông thường trong biên độ 17-19%.
2.4. Đánh giá chính sách lãi suất của NHNN Việt Nam năm 2010 và đầu năm 2011
Trong giai đoạn này, tỷ lệ lạm phát có nhiều diễn biến phức tạp. Từ đầu năm 2010 đến cuối tháng 8 chỉ số giá tiêu dùng diễn biến theo chiều hướng ốn định ở mức tương đối thấp, trừ hai tháng đầu năm CPI ở mức cao do ảnh hưởng bởi những tháng Tet. Tuy nhiên, lạm phát đã thực sự trở thành mối lo ngại từ tháng 9 khi CPI tăng bắt đầu xu hướng tăng cao. Đen hết tháng 11, chỉ số giá tiêu dùng đã tăng tới 9,58% và mục tiêu kiềm chế lạm phát cả năm dưới 8% mà Quốc hội đề ra sẽ không thực hiện được. Tỷ lệ lạm phát năm 2010 là 11.75%. Chỉ số giá tiêu dùng năm 2010 tăng so với 2009 là 9.19%.
Hình 2.6 : Diễn biến tình hình lạm phát năm 2010 và quý 1/2011
Chỉ số CPI năm tháng đầu năm 2011 tiếp tục ở mức cao, nền kinh tế trải qua một con bão giá. Ngân hàng nhà nước đã kiên trì chính sách tiền tệ thắt chặt. Với tình hình kinh tế hiện nay thì đây quả là một thách thức lớn. Với năm tháng đầu năm thì tỷ lệ lạm phát đã là 11.53 % trong khi mục tiêu lạm phát năm nay là 7%. Bình quân 5 tháng đầu năm 2011 so với 5 tháng đầu năm 2010 CPI tăng 15.09%.
Do đó, chính sách lãi suất trong thời gian này chỉ có một mục đích chính đó là kiềm chế lạm phát. Tuy nhiên, việc thực hiện chính sách tiền tệ nói chung và chính sách lãi suất nói riêng dường như không mấy hiệu quả.
Tỷ lệ lạm phát trong khoảng 10 tháng đầu năm 2010 được giữ ổn định, trong giai đoạn này thì lãi suất cũng được giảm dần. Chứng tỏ sự tác động tức thời của lãi suất đến tỷ lệ lạm phát. Đen tháng 9/2010 sau việc tăng lãi suất co bản thì lãi suất không ngừng gia tăng theo cùng tỷ lệ lạm phát cũng tăng. Lạm phát liên tục tăng vượt qua mức chỉ tiêu, đồng thời từ cuối năm 2010 đến nay vẫn chưa có đấu hiệu giảm và càng khó kiểm soát hơn. Trên thực tế, chính sách lãi suất do NHNN thực hiện giai đoạn gần đây phần lớn chỉ chạy theo thị trường chứ không thực sự dẫn dắt thị trường. Các biện pháp hành chính đi kèm chỉ có tác dụng tạm thời chứ chưa thực sự hiệu quả. Trước tình trạng leo thang khó có điểm dừng của lãi suất huy động dưới nhiều hình thức, NHNN đã phải trực tiếp lên tiếng yêu cầu các ngân hàng giảm mặt bằng lãi suất huy động, bao gồm cả khoản chi khuyến mại duới mọi hình thức, sẽ không vượt quá 14%/năm. Như vậy, mặc dù đã cho phép các ngân hàng được áp dụng lãi suất thoả thuận nhưng trước việc chạy đua lãi suất, NHNN đã phải can thiệp bằng biện pháp hành chính và sau cùng là chính thức áp đặt trần lãi suất 14%. Tuy nhiên, việc đặt trần lãi suất này cũng không hiệu quả khi các NHTM vẫn có nhiều cách để vượt trần.
Việc tăng dần lãi suất tái cấp vốn thay vì lãi suất cơ bản của NHNN được xem là một bước đi rất mạnh bạo. Sau nhiều năm không chỉ chú trọng vào lãi suất cơ bản thì giờ đây NHNN đã dùng thêm một công cụ đại chúng hơn. Tăng lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu và lãi suất qua đêm sẽ chắc chắn sẽ tác động đến lãi suất trên thị trường tiền tệ. Chi phí vốn của ngân hàng sẽ tăng lên đồng nghĩa với lãi suất không thể giảm được. Lãi suất trên thị trường hiện nay được xem là ở mức quá cao, lãi suất huy động tuy bị giới hạn mức trần 14% nhưng lãi suất thực tế có thể cao hơn con số này. Nhiều ý kiến đang rất quan ngại về khả năng chịu đựng của các doanh nghiệp khi lãi suất quá cao. Kèm theo đó nợ xấu ngân hàng sẽ tăng lên khi nhiều doanh nghiệp sẽ mất khả năng trả nợ.
Theo báo cáo khảo sát của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vào tháng 6/2011, việc hạn chế tốc độ tăng trưởng tín dụng năm 2011 được phần lớn các doanh nghiệp đánh giá là có ảnh hưởng đáng kể nhưng không nghiêm trọng đến tình hình sản xuất kinh doanh của họ trong thời gian qua với khoảng 60,5% số ý kiến. Điều này dễ hiếu vì trên thực tế chính sách này tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của các ngân hàng hơn các doanh nghiệp. Tuy nhiên, ảnh hưởng của chính sách này lại tác động đáng kể tới doanh nghiệp qua lãi suất.
Thực vậy, chính sách điều hành lãi suất được nhiều doanh nghiệp cho là có tác động không tốt tới hoạt động kinh doanh hiện nay. Hiện nhiều doanh nghiệp phải hoạt động cầm chừng, hoặc phải vay ngân hàng với lãi suất khá cao. vẫn còn khoảng 17% số doanh nghiệp không vay được lãi suất ngân hàng theo giá niêm yết và trên 44% số doanh nghiệp đang đi vay với với lãi suất trên 18%/ năm, chỉ có ở gần 20% số doanh nghiệp chịu được mức lãi suất này. Có khoảng 5% số doanh nghiệp đang đi vay với lãi suất trên 21% trong khi đó 100% số doanh nghiệp đang khắng định lãi suất họp lý ở thời điếm hiện tại là dưới 17-18%.
Một khi lãi suất huy động sàn do NHNN quy định chỉ có 14% thì với nhu cầu vốn như trên của doanh nghiệp rõ ràng đang diễn ra tình trạng lách luật trong huy động vốn của các ngân hàng mà các phương tiện thông tin đại chúng đã nêu. Có tới khoảng 17% số doanh nghiệp khi vay vốn vẫn phải vay tiền của ngân hàng với mức lãi suất cao hơn mức niêm yết. Những doanh nghiệp này phải trả thêm mức phí trung bình là 5,44%. Tình trạng này có thế dẫn đến một hệ lụy là các doanh nghiệp phải huy động vốn bên ngoài hệ thống các tố chức tín dụng với mức lãi suất cao hơn, và các tổ chức tín dụng sẽ tiếp tục " khát" vốn đầu vào.
(VND)/năm (Đơn vị: %)
Các số liệu trên được đưa ra vào thời điếm giữa tháng 4 năm 2011 - khi mà lãi suất huy động VND có kỳ hạn ở mức 13,5-14%/năm. Lãi suất cho vay nông nghiệp nông thôn xuất khẩu từ 14,5-17%; đối với các lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác 17-20%; đối với lĩnh vục phi sản xuất từ 20-23%/năm. Trong những tháng gần đây, thị trường đã chứng kiến một số ngân hàng thương mại đưa ra những gói tín dụng lớn cho doanh nghiệp với lãi suất ưu đãi. Ví dụ, trong tháng 9-10/2011, Ngân hàng
Quốc tế (VIB) đã dành 5.000 tỷ đồng với lãi suất ưu đãi từ 17,5%/năm cho vay các doanh nghiệp xuất khấu những mặt hàng chủ lực và doanh nghiệp sản xuất mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu trong nước. Trước đó, VIB cũng đưa ra hạn mức 1.000 tỷ đồng lãi suất từ 16%/năm cho vay các doanh nghiệp ngành gạo. Có thể thấy, việc giảm lãi suất cho vay thời gian qua là những kết quả bước đầu của NHNN và do xu hướng giảm của lạm phát trong những tháng gần đây (tháng 9,10/2011). Ngoài yếu tố lạm phát thì việc giảm lãi suất cũng phụ thuộc nhiều vào việc giảm chi phí đầu vào của các ngân hàng. Lãi suất chỉ có thể giảm mạnh khi các ngân hàng có thế đưa chi phí vốn giảm xuống.
CHƯƠNG 3: ĐÈ XUẤT CHÍNH SÁCH LÃI SUẤT CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI 3.1. Định hướng chính sách lãi suất trong thời gian tới
Chính sách lãi suất là một công cụ của chính sách tiền tệ, vì vậy mục tiêu theo đuổi của chính sách lãi suất phải nằm trong mục tiêu của chính sách tiền tệ, quá trình hoàn thiện cơ chế điều hành lãi suất trong từng thời kỳ luôn phải đảm bảo mục tiêu bao trùm của chính sách tiền tệ là ốn định tiền tệ, kiếm soát lạm phát, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế và ổn định kinh tế vĩ mô.
Do vậy, chính sách lãi suất trong thời gian tới cần đàm bảo những nội dung chính sau:
Điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, thận trọng theo nguyên tắc thị trường và thông lệ quốc tế.
Tự do hóa lãi suất là mục tiêu cần hướng tới để đảm bảo sự vận hành của thị trường về cơ bản tuân theo quy luật cung cầu, phân bố nguồn vốn họp lý. Song, với thực trạng nền kinh tế đang phải đối mặt cùng với những bất cập của thị trường tiền tệ thì áp dụng cơ chế kiếm soát lãi suất là cần thiết, trong khi từng bước tạo dựng những điều kiện cần thiết để tự do hóa lãi suất.
Kết họp họp lý các công cụ chính sách tiền tệ, đặc biệt sử dụng những công cụ gián tiếp như lãi suất chiết khấu, lãi suất tái cấp vốn, thị trường mở...
Những vấn đề hiện tại liên quan chính sách lãi suất:
Mâu thuẫn giữa công cụ tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát đồng thời đặt ra trần huy động đang là vẫn đề được tranh cãi nhiều nhất với những ý kiến trái chiều khác nhau.Trước tình hình lãi suất huy động tăng cao trong những tháng đầu năm 2011, NHNN ban hành lãi suất trần huy động là 14%/ năm. Tuy nhiên thực tế quy định lãi suất bằng công cụ hành chính không đem lại kết quả như mong muốn. Điều hành chính sách tiền tệ không theo quy luật thị trường khó đem lại kết quả. Tại các quốc gia việc điều hành lãi suất tiền tệ thông qua các công cụ lãi suất thị trường mở, lãi suất liên ngân hàng.
Theo đó lãi suất tái cấp vốn và lãi suất dự trữ bắt buộc là 2 biên của dải lãi suất, lãi suất thị trường mở thường được duy trì ở giữa dải lãi suất. Từ đó lãi suất liên ngân hàng (interbank) được giao dịch xoay quanh lãi suất thị trường mở.Với nhiều quốc gia thì chênh lệch lãi suất tái cấp vốn và dự trữ bắt buộc là 2% và khoảng cách từ lãi suất thị trường mở tới 2 biên là 1%. Tuy nhiên thời gian qua LS liên ngân hàng tại Việt Nam đã lên mức 21-24%/năm trong khi lãi suất tái cấp vốn đến ngày 1/5/2011 mới ở mức 14%/năm và lãi suất trên thị trường mở kỳ hạn 7 ngày ở mức 14%/năm. Như thế lãi suất liên ngân hàng đã vượt khỏi tầm kiếm soát của NHNN.
Cũng vì lẽ đó thì lãi suất trên thị trường 1 (thị trường huy động vốn từ dân cư và tố chức kinh tế) vượt xa mức trần 14%/năm, chính sách tiền tệ vì vậy mà không còn tác dụng.
Theo các chuyên gia tài chính - ngân hàng thì vấn đề trong giai đoạn này của NHNN không phải là quy định lãi suất tại thị trường 1 mà hãy kiểm soát lãi suất trên thị trường liên ngân hàng. Neu lãi suất trên thị trường liên ngân hàng ở mức trên 20%/năm thì không có lý do gi các ngân hàng không đi huy động 18-19%/năm của người dân. NHNN với vai trò là người điều tiết thị trường mở, thị trường liên ngân hàng, có thể sử dụng công cụ tiền tệ đế kéo lãi suất liên ngân hàng về vùng họp lý, xoay quanh lãi suất thị trường mở và nằm dưới lãi suất tái cấp vốn. Như thế tự khắc lãi suất huy động của NHTM trên thị trường 1 bớt áp lực, lãi suất trở về mức cung cầu họp lý hơn.Neu lãi suất liên ngân hàng không hạ thì cho dù NHNN có ban hành các quy định hành chính mới như nâng trần lãi suất thì cũng sẽ không có nhiều tác dụng, chưa kế đến dư địa dành cho chính sách tiền tệ bị thu hẹp lại nhiều bởi các mệnh lệnh hành chính. Chính sách tiền tệ chỉ có tác dụng lâu dài khi đúng nguyên tắc thị trường.
Một trong những bất cập của kinh tế Việt Nam hiện nay là thâm hụt giữa tiết kiệm và đầu tư lớn. Do chênh lệch này, lãi suất - mà bản chất là giá của đồng vốn đầu tư thường ở mức cao. Điều này càng có co hội bộc lộ khi chính sách tiền tệ phải thắt chặt, cung tiền ra nền kinh tế bị hạn chế để phục vụ mục tiêu kiềm chế lạm phát hiện nay.
Đề xuất chính sách lãi suất Ngân hàng Nhà nước trong thời gian tới
Trước mắt, cần thiết lập một mức lãi suất cơ bản định hướng được lãi suất thị trường. Theo kinh nghiệm của một số nước trên thế giới, để có thế phát huy được tốt vai trò định hướng của lãi suất cơ bản thì bản thân NHTW của quốc gia đó phải xác định được những mục tiêu điều hành cụ thế trên cơ sở định lượng cụ thể về lạm phát, tăng trưởng, hoặc lãi suất ngắn hạn mà tại đó nền kinh tế đạt trạng thái cân bằng. Vì vậy, việc hoàn thiện cơ chế hình thành lãi suất cơ bản - làm cơ sở định hướng chuẩn mực cho lãi suất thị trường liên ngân hàng, thị trường tiền tệ là một việc cần thiết phải thực hiện trong thời gian này.
Trên cơ sở mức lãi suất cơ bản, hình thành đồng bộ các mức lãi suất chỉ đạo, như lãi suất tái cấp vốn, lãi suất chiết khấu, lãi suất cho vay qua đêm và lãi suất nghiệp vụ thị trường mở nhằm chủ động điều tiết lãi suất thị trường và các hành vi cho vay, đi vay của các thành viên trên thị trường tiền tệ. Lượng tiền cung ứng sẽ được điều tiết họp lý để đảm bảo các mức lãi suất mục tiêu.
Đối với lãi suất huy động, do tình trạng cạnh tranh lãi suất thiếu lành mạnh, cũng như là diễn biến của lãi suất thực huy động có thể làm kỳ vọng lạm phát gia tăng, NHNN nên sử dụng phối họp nhiều công cụ: các công cụ gián tiếp như nghiệp vụ thị trường mở, cho vay tái cấp vốn, tái chiết khấu và các công cụ hành chính nếu cần thiết để bình ổn mặt bằng lãi suất.
Do những bất cập về cấu trúc thị trường hiện nay, các ngân hàng nhỏ với khả năng huy động vốn thấp là nguyên nhân chính gây ra “cuộc đua” lãi suất giữa các ngân hàng, khiến hoạt động chung rối loạn, cạnh tranh lãi suất thiếu lành mạnh.. Hơn nữa, NHNN phải tích cực kiểm soát hoạt động của các ngân hàng nhỏ, không để tình trạng thâm hụt thanh khoản xảy ra.
Thị trường liên ngân hàng là nơi các ngân hàng giải quyết vấn đề thanh khoản, nhưng vai trò này đang bị hạn chế bởi quy định của NHNN về tỉ lệ huy động tối đa 20% trên tổng số vốn huy động từ dân cư và các tố chức kinh tế. Do vậy, việc nới lỏng tỉ lệ này tạo điều kiện cho các ngân hàng giảm lãi suất huy động vốn từ thị trường 1 khi có thể vay nguốn vốn rẻ từ thị trường 2. Một mức điều chỉnh hợp lý sẽ giúp đảm bảo tính thanh khoản cho các ngân hàng nhỏ, đống thời không tạo ra tín hiệu nới lỏng tiền tệ từ NHNN.
Vấn đề điều hành lãi suất không chỉ của riêng NHNN, mà còn phụ thuộc vào tinh thần họp tác tích cực của các Ngân hàng thưoTtig mại, các doanh nghiệp vay vốn cũng như cộng đồng dân cư.
KET LUẠN
Mục tiêu đầu tiên và quan trọng nhất của phần lớn Ngân hàng Trung uơng của các nuớc trên thế giới cũng như Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là ốn định giá trị đồng tiền quốc gia - thông qua việc kiểm soát lạm phát. Bên cạnh đó, bối cảnh kinh tế Việt Nam đòi hỏi chính sách tiền tệ phải thực hiện được mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Trong đó, lãi suất là một trong những công cụ điều hành chính sách tiền tệ của NHTW để đạt được mục tiêu đó.
Với một nền kinh tế thị trường, để đạt được nhiều mục tiêu cùng lúc như vậy, nhất là trong nhiều trường họp, mục tiêu này lại mâu thuẫn với nhau, đòi hỏi phải có một chính sách tiền tệ nói chung, chính sách lãi suất nói riêng thực sự linh hoạt và họp lý.
Trong những năm gần đây (2008 - 2011), cùng với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và ngay sau đó là cuộc khủng hoảng nợ công Châu Âu, nền kinh tế trong nước có nhiều biến động. Chính phủ và NHNN đã đưa ra những giải pháp kịp thời, theo sát thị trường, để điều chỉnh diễn biến lãi suất phù họp với mục tiêu từng giai đoạn. Những diễn biến phức tạp của lãi suất trong giai đoạn 2010-2011 cùng với chính sách lãi suất từ phía NHNN điều tiết cho thấy những hiệu quả nhất định nhưng bộc lộ rất nhiều bất cập và hạn chế nhất là trong năm 2011 với mục tiêu kiểm soát lạm phát nhưng thực tế mặt bằng lãi suất lại rất cao.
Trong bối cảnh lãi suất đang được điều chỉnh theo hướng tự do hoá, co chế điều hành lãi suất cần được hoàn thiện tạo điều kiện đế vốn vay được sử dụng một cách hiệu quả. Trong quá trình đó, các nguyên tắc thị trường và các thông lệ quốc tế cần được tôn trọng, đảm bảo sự cạnh tranh lành mạnh trên thị trường tiền tệ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PGS. TS. Nguyễn Hữu Tài, “Lý thuyết tài chính tiền tệ”, Giáo trình, năm 2009, NXB Kinh tế Quốc Dân.
PGS. TS. Nguyễn Văn Công, “Nguyên lý kinh tế vĩ mô”, Giáo trình, năm 2008, NXB Lao Động.
TS. Nguyễn Ngọc Bảo, “Chính sách lãi suất trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam”, Luận án tiến sĩ, năm 2005, Trường Đại học Kinh Te Quốc Dân.
TS. Nguyễn Đức Hưởng, “Khủng hoảng tài chính toàn cầu thách thức với Việt Nam”, Sách tham khảo, năm 2010, NXB Thanh Niên.
Viện trưởng Viện Chiến lược ngân hàng, TS Nguyễn Thị Kim Thanh, “Tự do hoá lãi suất - có kiểm soát”, Thời báo kinh tế Sài Gòn số 21 ngày 20/05/2010.
Frederic Mishkin, “ Tiền tệ - Ngân hàng và thị trường tài chính”, năm 2006, NXB Khoa học kỹ thuật.
Websites:
www.sbv.gov.vn
www.chinhphư.vn
www.saga.vn
www.vnexpress.vn
www.vneconomy.vn
www.ap.org
www.thesaigontimes.vn
www.gso.gov.vn
www.vietstock.vn
www.div.gov.vn
www.wikipedia.vn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- muc_luc_5221.doc