Đề tài Đánh giá thực trạng về số và chất lượng tăng trưởng kinh tế Việt Nam thời kỳ 2001-2006. Tăng trưởng kinh tế Việt Nam thời gian qua có ảnh hưởng như thế nào đến vấn đề xóa đói giảm nghèo và công bằng xã hội

Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng thu nhập của nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định (thường là một năm).

Tăng trưởng kinh tế là điều kiện cần của sự phát triển. Các nước đang phát triển không thể thực hiện được mục tiêu phát triển nền kinh tế nếu không có một khả năng tích luỹ vốn cao, và mục tiêu phấn đấu của xã hội không phải là cho một sự công bằng trong đó ai cùng nghèo như ai. Một xã hội lành mạnh phải dựa trên cơ sở của một nền kinh tế vững chắc về vật chất.Tăng trưởng kinh tế là điều kiện vật chất cần thiết cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cho sự thay đổi các mục tiêu xã hội.

 

doc38 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1714 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Đề tài Đánh giá thực trạng về số và chất lượng tăng trưởng kinh tế Việt Nam thời kỳ 2001-2006. Tăng trưởng kinh tế Việt Nam thời gian qua có ảnh hưởng như thế nào đến vấn đề xóa đói giảm nghèo và công bằng xã hội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề tài thảo luận môn Kinh tế phát triển Đề tài: “ Đánh giá thực trạng về số và chất lượng tăng trưởng kinh tế Việt Nam thời kỳ 2001-2006. Tăng trưởng kinh tế Việt Nam thời gian qua có ảnh hưởng như thế nào đến vấn đề xóa đói giảm nghèo và công bằng xã hội ”. BÀI LÀM 1. Khái quát về tăng trưởng kinh tế. 1.1. Khái niệm và ý nghĩa tăng trưởng kinh tế Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng thu nhập của nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định (thường là một năm). Tăng trưởng kinh tế là điều kiện cần của sự phát triển. Các nước đang phát triển không thể thực hiện được mục tiêu phát triển nền kinh tế nếu không có một khả năng tích luỹ vốn cao, và mục tiêu phấn đấu của xã hội không phải là cho một sự công bằng trong đó ai cùng nghèo như ai. Một xã hội lành mạnh phải dựa trên cơ sở của một nền kinh tế vững chắc về vật chất.Tăng trưởng kinh tế là điều kiện vật chất cần thiết cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cho sự thay đổi các mục tiêu xã hội. 1.2. Tính chất hai mặt của tăng trưởng kinh tế. 1.2.1. Mặt lượng của tăng trưởng. Mặt lượng của tăng trưởng kinh tế là biểu hiện bên ngoài của sự tăng trưởng và được phản ánh thông qua các chỉ tiêu đánh giá quy mô và tốc độ tăng trưởng. Các chỉ tiêu giá trị phản ánh tăng trưởng theo hệ thống tài khoản quốc gia (SNA) bao gồm: tổng giá trị sản xuất (GO); tổng sản phẩm quốc nội (GDP); tổng thu nhập quốc dân (GNI); thu nhập quốc dân (NI); thu nhập được quyền chi (GDI). Trong số các chỉ tiêu nói trên, chỉ tiêu thường hay sử dụng nhất và phản ánh chính xác hơn cả là GDP và GDP trên đầu người. Giá để tính các chỉ tiêu tăng trưởng gồm ba loại khác nhau: giá so sánh, giá hiện hành và giá sức mua tương đương 1.2.2. Mặt chất lượng tăng trưởng. 1.2.2.1 Khái niệm - Theo nghĩa hẹp: chất lượng tăng trưởng là thuộc tính bên trong của quá trình tăng trưởng kinh tế, thể hiện qua các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả đạt được mặt số lượng của tăng trưởng và khả năng duy trì nó trong dài hạn. - Theo nghĩa rộng: chất lượng tăng trưởng thể hiện năng lực sử dụng các yếu tố đầu vào, tạo nên tính chất, sự vận động của các chỉ tiêu tăng trưởng và ảnh hưởng lan tỏa của nó đến các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội - môi trường. 1.2.2.2. Đánh giá chất lượng tăng trưởng theo nghĩa hẹp Đánh giá chất lượng tăng trưởng theo nghĩa hẹp gồm các nội dung sau: +Đánh giá hiệu quả tăng trưởng. +Phân tích và đánh giá cấu trúc đầu vào của tăng trưởng +Phân tích và đánh giá cấu trúc tăng trưởng theo ngành + Phân tích và đánh giá cấu trúc tăng trưởng theo đầu ra 1.2.3. Mối quan hệ giữa mặt số và chất lượng tăng trưởng Số và chất lượng tăng trưởng là hai mặt của một vấn đề. Tuy vậy, trong mỗi giai đoạn phát triển khác nhau và tuỳ theo sự lựa chọn mô hình phát triển mà vị trí của một trong hai mặt này được đặt ra khác nhau. - Giai đoạn đầu: do quan tâm đến mặt lượng của tăng trưởng nhiều hơn, trong nhiều trường hợp phải bỏ qua yêu cầu của chất lượng tăng trưởng. Mặt số lượng và chất lượng tăng trưởng gần như là 2 yếu tố mang tính đánh đổi nhau. Nếu quan tâm nhiều đến khía cạnh cái giá phải trả cho sự tăng trưởng và tác động lan toả tích cực của nó đến các đối tượng chịu ảnh hưởng, thì nhiều trường hợp mục tiêu đạt được một tốc độ tăng trưởng nào đó lại không thực hiện được. - Giai đoạn sau (trong dài hạn): hai yếu tố này lại là hỗ trợ nhau, thúc đẩy nhau và tạo điều kiện cho nhau cùng hoàn thiện. Chính việc quan tâm đến các tiêu chí về chất lượng tăng trưởng lại là cơ hội để đạt được mục tiêu về số lượng tăng trưởng đặt ra. Ngược lại, về phía mình, mặt lượng của tăng trưởng lại tạo ra những hỗ trợ về vật chất cho việc hướng tới chất lượng tăng trưởng tốt hơn. 2. Đánh giá thực trạng về số và chất lượng tăng trưởng kinh tế Việt Nam thời kỳ 2001-2006. 2.1. Đánh giá thực trạng về mặt số lượng tăng trưởng kinh tế Việt Nam thời kỳ 2001-2006. Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2001-2005 và Báo nhân dân ngày 1/1/2007 Qua đồ thị trên cho thấy: -Việt Nam luôn duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định trong thời kỳ 2001-2005. Tốc độ tăng trưởng bình quân năm thời kỳ 2001-2005 là 7.5%, đạt được chỉ tiêu kế hoạch đặt ra và cao hơn thời kỳ 1996-2000 (bình quân là 7%). -Tốc độ tăng trưởng GDP của cả năm 2006 đạt 8.17%. Đó là thành tựu to lớn nếu đặt trong điều kiện hết sức khó khăn của năm này (thiên tai, địch họa, sự biến động giá dầu...). -Việt Nam vẫn tiếp tục giữ vị trí là một trong những nước có sự tăng trưởng nhanh so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Tốc độ tăng trưởng của Việt Nam đạt cao hơn nhiều so với mức trung bình toàn cầu dự kiến năm 2006 (đạt 5.4 %) và cao hơn mức bình quân của khu vực Đông Á (ADB dự báo đạt trên 7% trong năm 2006; Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông chỉ đạt 5.1%, các nước Asean kỳ vọng đạt 5.5%). Bảng: So sánh tốc độ tăng trưởng GDP Việt Nam và các nước lân cận (%) Năm Nước 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Thái Lan 2.2 5.3 6.9 6.1 4.2 5.0 Malayxia 0.3 4.4 5.4 7.1 5.0 5.3 Việt Nam 6.89 7.08 7.34 7.79 8.43 8.17 Trung Quốc 7.5 8.3 9.5 9.5 9.3 10.1 Hàn Quốc 3.8 7.0 3.1 4.6 3.8 4.6 Nguồn: GSO, SBV, IMFM và WB; *: số dự báo Những số liệu về quy mô và tốc độ tăng trưởng kinh tế là thành tích không thể phủ nhận được mà Việt Nam đã đạt được trong thời gian qua. Tuy vậy, trong tương lai Việt Nam có duy trì được tốc độ tăng trưởng như vậy nữa không; cái giá phải trả cho các chỉ tiêu đạt được như thế nào; kết quả của sự gia tăng thu nhập có ảnh hưởng đến các lĩnh vực kinh tế-xã hội ra sao? Để trả lời những câu hỏi đó, cần phải phân tích chất lượng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam như ở phần dưới đây. 2.2. Đánh giá thực trạng chất lượng tăng trưởng kinh tế Việt Nam thời kỳ 2001-2006. 2.2.1.Đánh giá hiệu quả tăng trưởng. 2.2.1.1.Động thái thay đổi tốc độ tăng trưởng GDP và GDP/người. Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam Qua biểu đồ trên ta thấy: Từ năm năm trở lại đây, thu nhập bình quân đầu người nước ta tăng liên tục và ngày càng có xu hướng tăng nhanh. Đạt được điều này, bên cạnh các thành tích về kinh tế ( tăng trưởng GDP liên tục đạt mức cao và ổn định), nước ta còn đạt được những thành tích ổn định về kiểm soát tốc độ tăng dân số. Trừ năm 2003 có sự gia tăng đột biến về tăng dân số tự nhiên (từ 1,32% năm 2002 lên 1,47% năm 2003), các năm sau đó tốc độ này lại có xu hướng giảm dần (1,4% năm 2004 và 1,33% năm 2005). Xu thế này cho phép kết luận thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam sẽ còn tăng ổn định ở mức cao trong thời gian tới. Điều này sẽ mang lại nhiều cơ hội hơn cho người dân Việt Nam trong việc nâng cao mức sống, cải thiện điều kiện sống và đó chính là biểu hiện của việc tăng trưởng kinh tế được nâng cao. 2.2.1.2.Động thái thay đổi tốc độ tăng GO và GDP Nguồn: Tính toán từ Niên giám thống kê Việt Nam 2006 Hình trên cho thấy: trong thời gian qua, khi GDP liên tục tăng ổn định thì tỷ lệ tăng trưởng của GO lại không ổn định, mặc dù khoảng cách giữa tỷ lệ tăng trưởng GO và GDP có xu hướng giảm. Điều đó cho thấy chất lượng tăng trưởng có được cải thiển trong một chừng mực nhất định nhưng chưa trở thành một xu thế bền vững. 2.2.1.3.Động thái thay đổi suất đầu tư tăng trưởng (ICOR). Bảng: Suất đầu tư tăng trưởng của VN và các nước thời kỳ tăng trưởng nhanh. Thời kỳ tăng trưởng nhanh Tỷ lệ đầu tư (%GDP) Tỷ lệ tăng trưởng (%) SĐTTT Việt Nam 2001-2005 2006 37,7 40% 7,5 8,17 5,0 5,01 Trung Quốc 1991-2003 39,1 9,5 4,1 Nhật Bản 1961-1970 32,6 10,2 3,2 Hàn Quốc 1981-1990 29,6 9,2 3,2 Đài Loan 1981-1990 21,9 8,0 2,7 Nguồn : Chi Hung KWAN, Why China’s Investment Efficiency is Low, China in Transition, June 18, 2004. Từ số liệu trên, có thể đưa ra một số nhận xét sau: So với các nước trong khu vực, hệ số ICOR của Việt Nam cao hơn hiều so với Thái Lan (3,84 năm 2004). So với nước có tốc độ tăng trưởng cao như Việt Nam, hệ số này của Trung Quốc cũng chỉ là 4,1 bình quân cho giai đoạn 1991-2003 với tốc độ tăng trưởng GDP bình quân là 9,5%/năm. Điều này cho thấy, năng suất vốn của Việt Nam hiện quá thấp so với khu vực và tăng trưởng kinh tế của Việt Nam còn quá phụ thuộc vào yếu tố vốn, yếu tố mà Việt Nam không có thế mạnh. Sự yếu kém này có thể sẽ làm ảnh hưởng tiêu cực đến đà tăng trưởng kinh tế trong những năm tới. 2.2.2.Đánh giá cấu trúc đầu vào của tăng trưởng kinh tế. Trong những năm gần đây, kinh tế Việt Nam đang chuyển dần từ phát triển theo chiều rộng sang phát triển theo chiều sâu. Điều này thể hiện qua vai trò ngày càng tăng của TFP trong sự tăng trưởng chung của cả nền kinh tế. Bảng: Đóng góp của các yếu tố đầu vào trong tăng trưởng GDP Việt Nam (%) Thời kỳ Đóng góp của các yếu tố 1993-1997 1998 - 2002 2003 - nay 1. Đóng góp theo điểm phần trăm (%) - Vốn - Lao động - TFP 8,8 6,1 1.4 1,3 6,2 3,56 1,24 1,4 7,84 4,36 1,4 1,97 2. Đóng góp theo tỷ lệ phần trăm (%) - Vốn - Lao động - TFP 100 69,3 15,9 14,8 100 57,4 20,0 22,6 100 55,73 19,07 25,2 Nguồn: CIEM và Thời báo kinh tế Việt Nam Số liệu ở bảng trên cho thấy: -Tỷ lệ đóng góp cảu các yếu tố chiều rộng (K và L) vào tăng trưởng khá cao: giai đoạn 2003-2006 là 74,8%. Nếu xát về khía cạnh lợi thế so sánh và đặc điểm của nền kinh tế đang phát triển, điều này có phần hợp lý, bởi ở Việt Nam, các yếu tố chiều rộng vẫn còn khá dồi dào, giá nhân công rẻ, nguồn tài nguyên thiên nhiên còn đang được khám phá, trong khi đó chất lượng nguồn nhân lực và trình độ khoa học công nghệ còn thấp. -Cấu trúc tăng trưởng theo đầu vào đã được điều chỉnh dần theo hướng hợp lý hơn: trước hết, trong cơ cấu đóng góp của các yếu tố chiều rộng, tỷ trọng đóng góp của các yếu tố vốn có xu hướng giảm ( từ 69,3% giai đoạn trước xuống còn 52,73%), tỷ trọng đóng góp của lao động, một yếu tố mà Việt Nam có nhiều lợi thế đang có xu hướng tăng lên ( từ 15,9% lên 20%); thứ hai, sự đóng góp của yếu tố TFP vào tăng trưởng có xu hướng tăng lên, giai đoạn 1993-1997 chỉ chiếm 14,8%, giai đoạn sai đã lên tới 28,2%, cao hơn cả đóng góp của yếu tố lao động. Tuy vậy, chất lượng tăng trưởng vẫn còn tồn tại những bất cập: -Tính bất hợp lý và thiếu hiệu quả xét trong khuôn khổ sử dụng các yếu tố tăng trưởng theo chiều rộng. Việt Nam có lợi thế về lao động hơn về vốn, trong khi dó tăng trưởng kinh tế trong những năm qua nghiêng nhiều về yếu tố vốn hơn là yếu tố lao động: tỷ trọng đóng góp của yếu tố vốn cao gấp 3 lần yếu tố lao động ở giai đoạn 2003-2006. Có thể nói tăng trưởng kinh tế Việt Nam thời kỳ qua bị chi phối chủ yếu bởi yếu tố vốn, tỷ trọng đóng góp của TFP, thậm chí cả lao động vào tăng trưởng lên xuống là do sự biến động về quy mô của yếu tố vốn trong các thời kỳ tạo nên. - Vai trò hạn chế của yếu tố tăng trưởng theo chiều sâu. Mặc dù từ 1998 đến nay, sự đóng góp của nhân tố TFP tăng dần, nhưng tỷ lệ đóng góp trong kết quả tăng trưởng còn quá thấp. Tỷ trọng đóng góp của yếu tố vốn và lao động gấp trên 3 lần so với tỷ trọng đóng góp của yếu tố TFP. Mức đóng góp 20% vào tăng trưởng của TFP hiện thấp hơn rất nhiều so với các nước trong khu vực. Ví dụ, Hàn Quốc là 32,2%, Đài Loan là 35%. Vai trò hạn chế của TFP đối với tăng trưởng là rào cản lớn cho việc nâng cao hiệu quả tăng trưởng kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến các chỉ tiêu năng suất lao động,hiệu quẩ đầu tư, nhất là đến khả năng duy trì tăng trưởng kinh tế trong dài hạn và khả năng khai thác triệt để các tiềm năng của đất nước. 2.2.3.Đánh giá cấu trúc tăng trưởng theo ngành. Đóng góp của các ngành vào điểm phần trăm tăng trưởng GDP của Việt Nam Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam qua các năm Nhìn vào biểu đồ ta thấy ngành công nghiệp-xây dựng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong GDP và có tốc độ tăng trưởng cao nhất, chiếm 4,15 điểm phần trăm tốc độ tăng trưởng GDP vào năm 2006. Trong khi đó nhóm ngành nông - lâm - ngư nghiệp vào năm 2006 có tốc độ tăng trưởng chậm hơn so với các năm 2004, 2005 nên tỷ trọng đóng góp vào tăng trưởng kinh tế giảm đi, chỉ còn 0,74 điểm phần trăm tốc độ tăng trưởng GDP. Đối với nhóm ngành dịch vụ, do vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng khá cao ( trên 8%) nên đã đóng góp vào tăng trưởng GDP là 3,27 điểm phần trăm vào năm 2006. Xem xét trên góc độ vai trò, vị trí của các ngành trong việc nâng cao hiệu quả và duy trì khả năng tăng trưởng dài hạn, thực trạng tăng trưởng và sự đóng góp của các nhóm ngành kinh tế Việt Nam thời kỳ này có những điểm đáng chú ý sau: -Tuy chưa có sự bứt phá đột biến nhưng công nghiệp vẫn giữ được vai trò đầu tàu và động lực tăng trưởng của toàn bộ nền kinh tế. Một tốc độ tăng trưởng cao vượt trội của ngành công nghiệp so với mức tăng trưởng chung mới tạo ra được đòn bẩy cho sự tăng trưởng nhanh hơn của các ngành khác, nhất là dịch vụ, và kéo theo sự tăng trưởng vững chắc, hiệu quả cho toàn nền kinh tế. -Mức đóng góp của khu vực dịch vụ chưa thể hiện được vị trí, tiềm năng phát triển trong xu thế phát triển của nền kinh tế hội nhập và khả năng nâng cao hiệu quả của tăng trưởng kinh tế. -Tỷ trọng đóng góp của khu vực dịch vụ Việt Nam không ổn định trong nhiều năm qua, tỷ trọng đóng góp của chúng trong năm 2006 mới là 40%, thấp xa so với 44,1% của năm 1996. Sự không ổn định và xu hưuớng giảm sút tương đối của ngành dịch vụ đã phản ánh xu hướng không tích cực về chất lượng tăng trưởng kinh tế Việt Nam. 2.2.4. Đánh giá cấu trúc đầu ra của tăng trưởng. Xét trên khía cạnh chất lượng tăng trưởng, thì sự đóng góp với tỷ lệ cao của đầu tư và xuất khẩu trong cấu trúc tăng trưởng kinh tế của Việt Nam hiện nay là một biểu hiện tích cực. Việt Nam luôn duy trì được tốc độ tăng trưởng đầu tư khá cao và tương đối ổn định ( trên 10%/năm), cao hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế. Năm 2006, tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt trên 380 nghìn tỷ đồng, chiếm khoảng 39% GDP, tốc độ tăng trưởng đầu tư lên tới 15,6% so với năm 2005, đóng góp tới 7,46 điểm phần trăm so với 8,17% tăng trưởng chung. Tỷ trọng các nguồn vốn đầu tư trong tổng vốn đầu tư xã hội thời kỳ này như bảng dưới: Bảng: Cơ cấu vốn đầu tư xã hội theo nguồn (%) Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006* Tổng 100 100 100 100 100 100 Ngân sách Nhà nước 23.6 22.7 23.7 22.8 21.9 22.5 Tín dụng Nhà nước 16.8 16 12.5 10.9 9.2 9.1 Doanh nghiệp Nhà nước 17 16.8 13.9 14.8 15.3 15.2 Vốn khác - - 3.9 3.6 4.3 5.4 Vốn ngoài quốc doanh 25 27.2 29.7 31.8 33 32.4 Vốn FDI 17.6 17.3 16.3 16.1 16.3 15.4 Nguồn: Bộ kế hoạch và đầu tư- kế hoạch 2006-2010,Sổ tay kế hoạch 2007 Nhìn vào bảng trên ta thấy, năm 2006 quy mô vốn đầu tư khá cao so với những năm trước nhưng tỷ trọng đóng góp từ nguồn vốn ngân sách và vốn tín dụng nhà nước có xu hướng giảm tương đối so với trước; nguồn vốn ngoài quốc doanh chiếm tỷ trọng cao; các doanh nghiệp nhà nước, do kết quả của quá trình cổ phần hóa và sắp xếp lại, đã có tỷ trọng đóng góp trong đầu tư ngày càng cao. Phần vốn FDI năm 2006 đạt mức kỷ lục với 10,2 tỷ USD vốn đăng ký. Xét về cấu trúc đầu ra của tăng trưởng thì xu hướng biến động của yếu tố cấu thành tăng trưởng là hợp lý, phù hợp với những yêu cầu cần có. Sự đóng góp của yếu tố đầu tư và xuất khẩu vào tăng trưởng ngày càng cao là những dấu hiệu đúng trong quá trình theo đuổi mục tiêu tăng trưởng nhanh. Tuy vậy, liên quan đến chất lượng tăng trưởng thì chính hiệu quả của đầu tư, xuất khẩu và khả năng duy trì tăng trưởng dài hạn của các yếu tố này lại là những điều đáng quan tâm: -Điều đáng quan tâm thứ nhất là tăng trưởng kinh tế Việt Nam dựa quá nhiều vào đầu tư. Số liệu ở bảng dưới sẽ cho thấy điều này. Bảng: Cơ cấu chi tiêu của một số nền kinh tế (năm 2005) Các nền kinh tế % GDP cho tiêu dùng (cá nhân và chính phủ) % GDP cho đầu tư % GDP cho NX 1. Thế giới 2.Các nước thu nhập cao 3. Các nước thu nhập trung bình 4. Các nước thu nhập thấp 5. Một số nước đang phát triển - Trung Quốc - Việt Nam - Thái Lan 79 80 72 76 59 71 71 21 20 26 27 39 36 31 0 0 2 -3 2 -7 -2 Nguồn: WB, Báo cáo phát triển thế giới, 2007 Qua bảng trên, ta thấy tăng trưởng kinh tế Việt Nam dựa quá nhiều vào đầu tư. Tỷ lệ vốn đầu tư so với GDP tăng lên khá nhanh: năm 2001 là 35,4%, năm 2005 lên đến 36%. Tỷ lệ này cao so với các nước trong khu vực (tỷ lệ này của Thái Lan là 31%, Hàn Quốc là 29,3%). Nhìn ở bảng trên, ta thấy gần giống với Việt Nam, tỷ lệ vốn đầu tư so với GDP của Trung Quốc năm 2005 là 39%, đây là một tỷ lệ cao buộc Trung Quốc phải đưa ra nhiều chính sách để hạ nhiệt đầu tư, tránh phát triển quá nóng. Việt Nam không phải là nước có lợi thế về vốn, hoạt động cho vay cũng gặp khó khăn do lãi suất cao và áp lực lạm phát còn lớn hơn do vẫn còn nhiều loại giá trị bị nén bằng biện pháp hành chính và tính bất ổn của giá cả đầu vào quốc tế. - Điều đáng quan tâm thứ hai là hiệu quả sử dụng vốn đầu tư còn thấp. Nếu sử dụng chỉ tiêu ICOR để đánh giá hiệu quả dầu tư, thì của Việt Nam cao hơn nhiều so với các nước trong khu vực. Bảng: So sánh vốn đầu tư và vốn sản xuất gia tăng (giá thực tế) 2000 2002 2003 2004 2005 Vốn đầu tư (tỷ đồng) 151.183 199.105 231.616 275.000 335.000 Vốn sản xuất gia tăng (tỷ đồng) 104.582 120.611 142.568 179.000 220.000 VSX/VĐT(%) 69,7 60,5 61,5 65,1 62,8 Nguồn: niên giám thống kê 2005 Bảng trên cho thấy tính kém hiệu quả của việc sử dụng vốn đầu tư. So sánh giữa mức vốn đầu tư hàng năm và vốn sản xuất gia tăng, tỷ lệ vốn đầu tư trở thành vốn sản xuất gia tăng hàng năm không ổn định và thường chỉ đạt khoảng 60% thời kỳ 2001-2005, tỷ lệ này thấp hơn so với thời kỳ 1996-2000. Vốn đầu tư còn bị lãng phí thất thoát lớn, chi phí giả phóng mặt bằng cao, thời gian thi công chậm, đầu tư dàn trải, tỷ lệ dở dang lớn hơn mức cần có. - Điều đáng quan tâm thứ ba là vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước bị sử dụng kém hiệu quả nhất. Điều này thể hiện ở bảng dưới đây: Bảng: Cơ cấu đầu tư và cơ cấu GDP theo thành phần kinh tế (giá thực tế) Cơ cấu vốn đầu tư (%) Cơ cấu GDP (%) Năm 1995 2000 2004 2005 2006 1995 2000 2004 2005 2006 Tổng 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100 Khu vực nhà nước 42 59,1 53,6 52,2 46,8 40,2 38,5 39 38,4 36,04 Khu vực ngoài quốc doanh 27,6 22,9 30,9 32,1 37,8 53,5 48,2 45,6 45,7 47,78 Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 30,4 18 15,5 15,7 15,4 6,3 11,4 15,2 15,9 16,18 Nguồn: Niên giám thống kê 2005 và Sổ tay kế hoạch 2007 của Bộ Kế hoạch và đầu tư Ta thấy trong khi tỷ trọng vốn đầu tư khu vực nhà nước tăng tương đối thì đóng góp vào GDP của khu vực này lại giảm đi. Năm 1995, 1% đóng góp của khu vực nhà nước vào GDP tương ứng với 1,04% đóng góp đầu tư, thì năm 2006 là 1,3%. Nếu so sánh theo chuỗi thời gian thì có thể thấy được 1% GDP do khu vực nhà nước tạo ra ở thời điểm hiện nay cần mức đầu tư cao hơn so với 10 năm trước. Suatá đầu tư tăng trưởng của phần vốn đầu tư từ nhà nước cao gấp gần 2 lần so với các khu vực ngoài nhà nước và khu vực vốn đầu tư nước ngoài. 3. Ảnh hưởng của tăng trưởng kinh tế Việt Nam thời gian qua đến xóa đói giảm nghèo và công bằng xã hội. Nhờ tăng trưởng kinh tế trong những năm qua, mức sống dân cư có xu hướng nâng cao rõ rệt, tỷ lệ nghèo đói giảm, các chỉ tiêu phản ánh phát triển xã hội đều có dấu hiệu tốt. Chỉ số HDI của Việt Nam đã đạt được sự tiến bộ vượt bậc, làm cho kết quả xếp loại HDI luôn được cải thiện về thứ hạng: năm 1985 mới là 0,582, năm 1995 đạt 0,646, xếp thứ 7 trong khối ASEAN, thứ 32 trong các nước Châu Á và thứ 122 trong bảng xếp hạng thế giới, năm 2005 lên tới 0,691, các thứ hạng tương ứng là 6,28 và 108. Tuy vậy, nếu so sánh kết quả tăng trưởng đạt được hàng năm với những thành tựu về giải quyết các vấn đề xã hội trong thời gian qua cho thấy những khía cạnh chưa tương xứng sau đây: +Hiệu ứng của tăng trưởng tới xóa đói giảm nghèo có xu hướng giảm. Bảng: So sánh tăng trưởng và giảm nghèo 2001 2002 2003 2004 2005 1.Tăng trưởng -Tốc độ tăng trưởng(%) 6,89 7,08 7,34 7,79 8,4 -Số điểm % tăng trưởng gia tăng so với năm trước - 0,22 0,26 0,45 0,61 2.Giảm nghèo -Tỷ lệ nghèo đói(%) 17,5 14,5 11 8,31 7 -Số điểm % giảm nghèo giảm xuống so với năm trước - 3 3,5 2,96 1,31 Nguồn: Tính toán từ số liệu của kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế-xã hội 2006-2010 (Bộ kế hoạch và đầu tư) Qua bảng trên cho thấy: Tác động của tăng trưởng đến xóa đói giảm nghèo có xu hướng giảm thời gian qua.Ta thấy trong khi tốc độ tăng trưởng GDP qua các năm thời kỳ này tăng lên ngày càng nhanh thì tốc độ giảm tỷ lệ nghèo đói lại có xu hướng chậm lại: năm 2005 so với 2004 giảm 1,31% tỷ lệ nghèo, chỉ bằng 40% mức giảm của năm 2002 so với 2001. Hiệu ứng giảm nghèo do tăng trưởng có biểu hiện giảm đi rõ rệt. +Bất bình đẳng về kinh tế tăng lên và tác động của nó đến gia tăng nghèo đói ngày càng lớn. Hiện nay, đi đôi với tăng trưởng nhanh, tình trạng bất bình đẳng về kinh tế đang có xu hướng gia tăng. Nếu theo dõi động thái thay đổi của tăng trưởng, của tỷ lệ nghèo đói và hệ số GINI đánh giá sự biến động của bất bình đẳng kinh tế và dựa vào các số liệu đó để tính toán tác động của tăng trưởng và bất bình đẳng đến giảm nghéo qua các giai đoạn từ 1993 đến nay ở Việt Nam, có bảng sau: Bảng: Tác động của tăng trưởng và bất bình đẳng tới giảm nghèo 1993-1998 1998-2003 1993-2003 Thay đổi về tỷ lệ nghèo chung -0,222 -0,075 -0,298 Tác động của tăng trưởng đến giảm nghèo -0,244 -0,117 -0,347 Tác động của bất bình đẳng đến tăng nghèo đói 0,022 0,042 0,049 Nguồn: Klump và Bonschab, 2004 Qua bảng trên ta thấy, trong cả hai giai đoạn, tăng trưởng kinh tế đóng góp lớn vào giảm nghèo, trái lại bất bình đẳng làm tăng nghèo đói nhưng với mức thấp hơn, do đó tỷ lệ giảm nghèo vẫn là kết quả cuối cung. Tuy vậy, điều đáng quan tâm ở đây là tác động của tăng trưởng tới giảm nghèo có xu hướng giảm trong giai đoạn sau, đồng thời tác động làm tăng đói nghèo của bất bình đẳng lại tăng lên tương ứng. Do đó, giảm nghèo ở giai đoạn sau thấp hơn so với giai đoạn trước. +Kết quả cuối cùng là nghèo đói Việt Nam hiện còn khá cao so với các nước trong khu vực. Mặc dù từ năm 1990 đến nay, đã có một tốc độ tăng trưởng khá cao, nhưng tỷ lệ nghèo đói quốc gia của Việt Nam còn cao, đặc biệt là ở khu vực nông thôn, miền núi và đồng bào dân tộc ít người. So sánh Năng suất lao động nông nghiệp của một số nước khối APEC (thời kỳ 2002-05) Tên nước NSLĐ(USD/LĐ) So sánh với nước thấp nhất (lần) Hoa Kỳ 36.863 125 Canada 29.378 100 Australia 27.058 92 New Zealand 27.666 94,1 Philippine 1.021 3,5 Indonesia 564 1,9 Trung Quốc 373 1,26 Việt Nam 294 1 Nguồn: WB, báo cáo phát triển thế giới, 2007 Suất đầu tư tăng trưởng của VN và các nước thời kỳ tăng trưởng nhanh. Thời kỳ tăng trưởng nhanh Tỷ lệ đầu tư (%GDP) Tỷ lệ tăng trưởng (%) SĐTTT Việt Nam 2001-2005 2006 37,7 40% 7,5 8,17 5,0 5,01 Trung Quốc 1991-2003 39,1 9,5 4,1 Nhật Bản 1961-1970 32,6 10,2 3,2 Hàn Quốc 1981-1990 29,6 9,2 3,2 Đài Loan 1981-1990 21,9 8,0 2,7 Nguồn : Chi Hung KWAN, Why China’s Investment Efficiency is Low, China in Transition, June 18, 2004. Tỷ lệ giá trị gia tăng trong giá trị sản xuất các ngành Tỷ trọng GDP trong GO của Việt Nam (%) (giá thực tế) Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006* Tổng 59 57 53 50 51 49 Nông lâm thủy sản 66 65 67 66 68 67 Công nghiệp-XDCB 46 43 39 36 38 36 Dịch vụ 76 73 70 68 66 67 Cấu trúc tăng trưởng theo tổng cầu (%) Cơ cấu vốn đầu tư xã hội theo nguồn (%) Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006* Tổng 100 100 100 100 100 100 Ngân sách Nhà nước 23.6 22.7 23.7 22.8 21.9 22.5 Tín dụng Nhà nước 16.8 16 12.5 10.9 9.2 9.1 Doanh nghiệp Nhà nước 17 16.8 13.9 14.8 15.3 15.2 Vốn khác - - 3.9 3.6 4.3 5.4 Vốn ngoài quốc doanh 25 27.2 29.7 31.8 33 32.4 Vốn FDI 17.6 17.3 16.3 16.1 16.3 15.4 Nguồn: Bộ kế hoạch và đầu tư- kế hoạch 2006-2010,Sổ tay kế hoạch 2007 So sánh vốn đầu tư và vốn sản xuất gia tăng (giá thực tế) 2000 2002 2003 2004 2005 Vốn đầu tư (tỷ đồng) 151.183 199.105 231.616 275.000 335.000 Vốn sản xuất gia tăng (tỷ đồng) 104.582 120.611 142.568 179.000 220.000 VSX/VĐT(%) 69,7 60,5 61,5 65,1 62,8 Nguồn: niên giám thống kê 2005 Cơ cấu đầu tư và cơ cấu GDP theo thành phần kinh tế (giá thực tế) Cơ cấu vốn đầu tư (%) Cơ cấu GDP (%) Năm 1995 2000 2004 2005 2006 1995 2000 2004 2005 2006 Tổng 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100 Khu vực nhà nước 42 59,1 53,6 52,2 46,8 40,2 38,5 39 38,4 36,04 Khu vực ngoài quốc doanh 27,6 22,9 30,9 32,1 37,8 53,5 48,2 45,6 45,7 47,78 Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 30,4 18 15,5 15,7 15,4 6,3 11,4 15,2 15,9 16,18 Nguồn: Niên giám thống kê 2005 và Sổ tay kế hoạch 2007 của Bộ Kế hoạch và đầu tư Xếp hạng năng lực cạnh tranh tăng trưởng của Việt Nam (2001-2005) Năm 2001 2002 2003 2004 2005 Số nước xếp hạng 75 80 102 104 117 Thứ hạng Việt Nam 60 50 60 77 81 Thứ hạng VN so với nước kém nhất 15 15 42 27 36 Nguồn: Báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu của WEF Xếp hạng cạnh tranh tăng trưởng 2005 của một số nước Châu Á GCI Chỉ số môi trường vĩ mô Chỉ số thể chế công Chỉ số công nghệ Nước Hạng Đ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docdsdfd b.doc
Tài liệu liên quan