Hồ Suối Mỡ được xây dựng trên suối Mỡ, thuộc địa phận xã Nghĩa Phương, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang, cách thị trấn Lục Nam khoảng 12,0 km về phía Đông - Đông nam. Phía Bắc khu vực xây dựng công trình giáp đường Tỉnh lộ 293.
Lưu vực tính đến vị trí dự kiến xây dựng hồ giới hạn từ 106o27'07" 106o29'50" kinh độ Đông, từ 21o13' 30" 21o15'35" vĩ độ Bắc.
Vị trí địa lý của khu hưởng lợi vùng Dự án:
- Từ 211610 211750 vĩ độ Bắc.
- Từ 1062650 1063010 kinh độ Đông.
Về địa giới hành chính:
- Phía Bắc giáp xã Trường Giang và bờ tả sông Lục Nam.
- Phía Nam giáp dãy núi Tay Ngai.
- Phía Đông giáp xã Vô Tranh.
- Phía Tây giáp xã Cường Sơn và Huyền Sơn.
99 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1260 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Đề tài Đánh giá hiệu quả kinh tế dự án đầu tư xây dựng công trình hồ Suối Mơ Bắc Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chương I
điều kiện tự nhiên
1.1.Vị trí địa lý
Hồ Suối Mỡ được xây dựng trên suối Mỡ, thuộc địa phận xã Nghĩa Phương, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang, cách thị trấn Lục Nam khoảng 12,0 km về phía Đông - Đông nam. Phía Bắc khu vực xây dựng công trình giáp đường Tỉnh lộ 293.
Lưu vực tính đến vị trí dự kiến xây dựng hồ giới hạn từ 106o27'07" á 106o29'50" kinh độ Đông, từ 21o13' 30" á 21o15'35" vĩ độ Bắc.
vị trí địa lý của khu hưởng lợi vùng Dự án:
Từ 21°16Â10² á 21°17Â50² vĩ độ Bắc.
Từ 106°26Â50² á 106°30Â10² kinh độ Đông.
Về địa giới hành chính:
Phía Bắc giáp xã Trường Giang và bờ tả sông Lục Nam.
Phía Nam giáp dãy núi Tay Ngai.
Phía Đông giáp xã Vô Tranh.
Phía Tây giáp xã Cường Sơn và Huyền Sơn.
1.2. Đặc điểm địa hình địa mạo
1.2.1. Vùng lòng hồ và đầu mối
ở độ cao lớn hơn 500 m, từ vùng Đá Vách và Trại Xoan của núi Tay Ngai, núi Bà thuộc dãy Huyền Đinh - Yên Tử, dòng Suối mỡ chảy theo hướng Nam bắc sau chuyển hướng Đông bắc chảy vào Ngòi Gừng - một phụ lưu cấp 1 của sông Lục Nam. Lưu vực Suối Mỡ thuộc vùng đồi núi, diện tích đồi núi chiếm khoảng 3/5 diện tích, có độ dốc lưu vực lớn.
Khu vực tuyến công trình là vùng đồi núi thấp, có độ cao trung bình từ 130 đến 150 m.
Địa hình lòng hồ có độ dốc theo hướng Bắc - nam, phía thượng lưu tương
đối rộng, gồm 2 nhánh suối gặp nhau tại khu vực đền Đức Vua Cha, nguồn nước chính cung cấp cho hồ là nhánh suối Mỡ.
Địa hình vùng khu vực đập rất hẹp và dốc, sườn hai vai đập có độ dốc từ 400á500.
Phần hạ lưu khu đầu mối, sau khi nước hồ qua cống sẽ nhập vào suối chảy về thác, chân thác tại Đền Trung. Sau đó dòng chảy được chia thành 2 nhánh: Nhánh bên phải theo chân đồi tưới cho 142 ha và nhánh bên trái theo chân đồi vòng về trước UBND xã Nghĩa Phương, rồi luồn qua đường nhựa sang khu làng Quỷnh để tưới cho 378 ha.
Bảng I.1 - Các đặc trưng lưu vực các tuyến công trình
Lưu vực
Diện tích
F (km2)
Chiều dài sông Ls(km)
Độ dốc sông
Js (%o)
Độ cao nguồn (m)
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
Suối Mỡ
10,2
4,95
24,85
536
1.2.2. Khu tưới
Khu tưới của hồ có cao độ thấp dần theo hướng từ phía Nam xuống phía Bắc.
Địa hình khu tưới không dốc lắm, cao trình vùng cao nhất +22,0 m, vùng thấp nhất có cao trình +6,0 m. Diện tích canh tác bao gồm các diện tích đan xen giữa trồng lúa, trồng màu và trồng cây ăn quả.
1.3. Đặc điểm địa chất, đất đai và thổ nhưỡng
Hồ Suối Mỡ dự định xây dựng nằm trong khu vực cấu tạo địa chất tương đối phức tạp. Đất đá khu vực này được xếp trong tầng An Châu có tuổi Trias hệ tầng Mẫu Sơn, bao gồm cát bột kết xen kẹp sạn sỏi kết màu nâu đỏ, nâu vàng. Đến giai đoạn đầu kỷ Jura vùng này chịu tác động của hoạt động tạo núi Indoxini do đó đất đá bị uốn nếp, vò nhàu.
1.3.1. Đặc điểm địa chất công trình của hồ chứa
Hồ Suối Mỡ nằm trong vùng có cấu tạo địa chất tương đối phức tạp. Bờ hồ và đáy hồ được cấu tạo là các đá cát bột kết xen kẹp sét kết, sỏi cuội kết mức độ phong hoá nhẹ. Phủ phía trên là các lớp tàn tích, sườn tích, thành phần là sét pha màu nâu, nâu vàng, nâu đỏ trạng thái dẻo cứng đến cứng, chứa dăm sạn, bề dày khoảng 1 m á3 m, có hệ số thấm nhỏ (K=10-4 cm/s đến 10-5 cm/s) có tác dụng chống thấm cho bờ và đáy hồ.
Do số hộ dân cư sinh sống ít, phần lớn diện tích là cây công nghiệp và cây ăn quả nên hiện tượng ngập sau khi xây dựng hồ ít gây ảnh hưởng cho dân sinh kinh tế và môi trường.
Xung quanh bờ hồ, sườn núi có độ dốc khá lớn, mực nước ngầm nằm sâu nên vùng bán ngập khá nhỏ, vì vậy vấn đề bán ngập sẽ gây thiệt hại không đáng kể.
1.3.2.Điều kiện địa chất công trình của cụm công trình đầu mối
1.3.2.1. Điều kiện địa hình, địa mạo
Tuyến đập kéo dài theo hướng Đông bắc - Tây nam, gần như vuông góc với dòng suối. Tại vị trí dự định đặt tuyến đập, mặt cắt lũng suối thu hẹp có dạng đối xứng. Hai bên vai đập là dạng địa hình xâm thực bóc mòn, sườn khá dốc với góc khoảng 30o - 400. Lòng suối rộng khoảng 6 m đến 8 m, lớp bồi tích lòng suối khá dày gồm có cát pha, cuội, sỏi và đá tảng.
Địa mạo khu vực được chia làm 2 dạng chính:
- Dạng địa mạo bóc mòn: Chiếm phần lớn diện tích khu vực, cấu tạo nên dạng địa mạo này là các dãy núi đá cao, sườn dốc, che phủ phía trên mặt là tầng tàn tích.
- Dạng địa mạo tích tụ: Phân bố hạn hẹp trong khu vực lòng suối và chân núi, địa hình khá bằng phẳng, cấu tạo nên dạng địa mạo này là trầm tích lòng suối gồm cát pha, sỏi, cuội.
Trong khu vực lòng hồ không có các khe hẻm liên thông sang thung lũng bên cạnh, nên không cần làm đập phụ để giữ nước.
1.3.2.2. Điều kiện địa chất
Từ kết quả khảo sát ngoài thực địa và thí nghiệm mẫu trong phòng, đất đá trong khu vực cụm công trình đầu mối được chia thành các lớp từ trên xuống dưới như sau:
- Lớp 1: Tàn tích sét pha màu nâu đỏ, nâu vàng, trạng thái dẻo cứng phía
dưới cứng lẫn dăm sạn. Lớp này phân bố rộng khắp trên các sườn núi, bề dày của lớp đất biến đổi từ 1,2 m đến 2,7 m. Thành phần là đất sét pha màu nâu đỏ, nâu vàng, trạng thái dẻo cứng, đáy lớp trạng thái cứng lẫn dăm sạn, hàm lượng sạn tăng dần theo chiều sâu, trên mặt lớp có chứa hữu cơ.
- Lớp 2: Bồi tích cát, sỏi, cuội màu xám vàng, xám đen kết cấu chặt vừa đến chặt. Lớp này phân bố dọc lòng suối, bề dày của lớp biến đổi phức tạp, bề dày trung bình khoảng 4,5 m và mỏng dần về hai bên bờ suối. Thành phần của lớp không đồng nhất bao gồm cát hạt trung, sỏi cuội màu xám vàng, xám trắng, xám đen. Càng xuống sâu hàm lượng sỏi cuội càng tăng.
- Lớp 3: Tàn tích, sét pha màu xám nâu, trạng thái nửa cứng phía dưới cứng lẫn dăm sạn. Lớp số 3 nằm trực tiếp dưới lớp số 2. Bề dày của lớp trung bình khoảng 6,2 m, thành phần là đất sét pha màu xám nâu trạng thái nửa cứng, phía dưới đáy lớp cứng chắc lẫn dăm sạn.
- Lớp 4: Đá cát bột kết xen kẹp sỏi sạn kết màu nâu đỏ, nâu vàng, tím gan gà mức độ phong hoá vừa đến nhẹ. Đây là lớp đá trầm tích có diện phân bố rộng khắp trong khu vực khảo sát. Cao độ mặt lớp biến đổi theo bề mặt địa hình. Lớp số 4 nằm gần mặt đất, dưới lòng suối có nơi đá lộ ra trên mặt hoặc bị phủ bởi lớp bồi tích lòng suối. Đá có màu nâu đỏ, nâu vàng, tím gan gà, cấu tạo lớp, kiến trúc hạt, cường độ tương đối cao, các khe nứt thường được lấp nhét bởi sét pha màu vàng nhạt.
Trong các hố khoan đa phần là không gặp nước dưới đất, nước chỉ có ở một số hố khoan dưới lòng suối. Mực nước ngầm xuất hiện trong các hố khoan này khá nông, cách mặt đất khoảng 1,5 đến 2,0 m. Nước dưới đất chứa trong lớp trầm tích ven suối.
Thành phần hoá học của mẫu nước trên mặt ở khu vực đầu mối công trình như sau:
+ Tên nước: Bicacbonat clorua natri canxi.
+ Độ pH trung bình là : 7,7.
+ Lượng CO2 xâm thực trung bình là : 4 mg/l.
+ Lượng HCO3- trung bình là: 61 mg/l.
1.3.3. Điều kiện địa chất công trình tuyến kênh chính
Theo thiết kế, nước hồ được xả xuống hạ lưu cung cấp nước cho thác Mỡ trước khi được dẫn vào hai tuyến kênh tưới ở hai bên bờ Suối Mỡ. Tổng chiều dài hai tuyến kênh chính dự kiến khoảng 7.5 km, chạy men theo chân núi. Theo kết quả khảo sát ngoài hiện trường và trong phòng, thì trong phạm vi chiều sâu khảo sát nền đất tuyến kênh gồm các lớp từ trên xuống dưới như sau:
- Lớp số 1 (Bồi tích): Sét pha nhẹ xen kẹp cát pha màu xám đen trạng thái dẻo cứng đến dẻo mềm. Lớp đất này phân bố gần như rộng khắp trong khu vực khảo sát, bề dày của lớp trung bình khoảng 1.0 m.
- Lớp số 2 (Tàn tích ): Sét pha nặng màu nâu vàng trạng thái dẻo cứng lẫn dăm sạn. Lớp số 2 phân bố rộng khắp trong phạm vi khảo sát, lớp số 2 nằm dưới lớp số 1 và tại một số mặt cắt lớp đất này lộ trực tiếp trên mặt. Bề dày của lớp biến đổi mạnh, tại một số vị trí đã khoan vào lớp đất này 3 m nhưng vẫn chưa hết bề dày của lớp.
- Lớp số 3: Đá cát bột kết màu nâu đỏ, nâu vàng, mức độ phong hoá trung bình. Đây là lớp đá gốc phân bố rộng khắp trong phạm vi khảo sát, cao độ mặt lớp biến đổi theo bề mặt địa hình. Đá có cấu tạo lớp dày, kiến trúc hạt, đôi chỗ nứt nẻ, vỡ vụn mạnh, nhiều chỗ đá lộ ra trên mặt.
1.3.4. Đất đai và thổ nhưỡng
Vùng dự án có các loại đất chính sau:
- Feralit mùn trên núi phân bố ở độ cao trên 500 m.
- Đất đỏ vàng hoặc đỏ nâu phát triển trên phiến sa thạch, phân bố ở độ cao dưới 500 m, có tầng dày canh tác 55 - 60 cm, đất không kết vón.
- Đất có tầng sa bồi gồm tầng hữu cơ tích tụ lại nhiều năm do lắng đọng và do tác động của nền canh tác nông nghiệp, tầng này dày 0,2 đến 0,5 m. Đất này phân bố ở các vùng thung lũng hẹp, ven sông, suối, thích hợp cho việc sản xuất lúa và các cây ngắn ngày và cây ăn quả.
Là xã thuộc vùng núi, diện tích đất lâm nghiệp của vùng dự án còn khá lớn, chiếm 70,6% diện tích đất tự nhiên. Thảm thực vật ở đây vẫn còn có độ che phủ trên 30% và ngoài các loại cây bản địa ra, các loại gỗ quý như: lát, giẻ, dổi, các loại cây thuốc quý hiếm vẫn còn, nhưng số lượng không nhiều.
ở các vùng đồng bằng và các triền đồi thấp, thảm thực vật ở đây chủ yếu là các cây trồng ngắn ngày như: lúa, ngô, khoai, sắn, cây công nghiệp ngắn ngày, cây ăn quả và rau đậu các loại. Những năm gần đây, nhân dân đã chú ý tới việc trồng các loại cây ăn quả (vải thiều, na), trồng rừng theo chương trình PAM, chương trình xoá đói, giảm nghèo, chương trình phủ xanh đất trống đồi núi trọc.... thảm thực vật vùng dự án đã và đang được khôi phục dần.
1.4. Điều kiện vật liệu xây dựng tự nhiên
Qua khảo sát, thăm dò tìm được 4 mỏ vật liệu đất trong lòng hồ và hai mỏ vật liệu đắp ở các sườn đồi phía hạ lưu khu đầu mối. Địa tầng chung của các mỏ vật liệu từ trên xuống dưới như sau:
- Lớp số 1 (sườn tích): Sét pha xen kẹp cát pha màu xám đen, xám trắng, trạng thái nửa cứng. Lớp sườn tích phân bố ở mỏ vật liệu số 4, bề dày của lớp khoảng 0,7 m, phía trên mặt lớp có lẫn rễ cây, vì vậy khi khai thác phải bóc bỏ lớp đất này.
- Lớp số 2 (Tàn tích): Sét pha vừa đến nặng, màu nâu vàng, nâu đỏ trạng thái nửa cứng lẫn dăm sạn. Hàm lượng dăm sạn thay đổi theo từng vị trí khác nhau. Phía trên mặt lớp lẫn nhiều rễ cây. Lớp đất số 2 phân bố ở cả 4 mỏ, có chiều dày khoảng 1,5 m.
- Lớp số 3 (Tàn tích): Sét pha vừa đến nặng màu nâu đỏ, tím, trạng thái cứng lẫn dăm sạn, hàm lượng dăm sạn chiếm từ 30 đến 40%. Lớp này nằm dưới cùng trong phạm vi chiều sâu khảo sát. Diện phân bố của lớp số 3 ở cả 4 mỏ vật liệu. Nhưng khả năng khai thác tại lớp đất này khó khăn và chất lượng không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.
Vị trí của các mỏ vật liệu như sau:
- Mỏ VL1 cách vai phải của tuyến đập khoảng 400 m về phía thượng lưu.
- Mỏ VL2 cách vai phải của tuyến đập khoảng 450 m về phía thượng lưu.
- Mỏ VL3 cách vai phải của tuyến đập khoảng 900 m về phía thượng lưu.
- Mỏ VL4 cách vai phải của tuyến đập khoảng 1100 m về phía thượng lưu.
Từ vị trí của các mỏ vật liệu cho thấy, việc khai thác và vận chuyển vật liệu tương đối thuận lợi, vì tất cả các mỏ vật liệu đều nằm sát đường giao thông. Tuy nhiên cả 4 mỏ vật liệu đều nằm trong lòng hồ, nên cần có kế hoạch khai thác hợp lý để tránh bị ngập nước.
Bảng I.2 - Trữ lượng của 4 mỏ vật liệu
Tên mỏ
Chiều dày (m)
Kích thước (d x r)
Diện tích (m2)
Khối lượng (m3)
Bóc bỏ
Khai thác
Bóc bỏ
Khai thác
VL1
0.3
1.5
280x90
25.000
7.500
37.500
VL2
0.3
1.4
570x70
40.000
12.000
56.000
VL3
0.3
1.0
190x80
15.000
4.500
15.000
VL4
0.4
1.5
300x85
25.000
10.000
37.500
Tổng cộng
34.000
146.000
1.5. Khí tượng, thủy văn công trình
a) Khí hậu:
Khu vực dự án nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, khí hậu trong năm được phân làm 2 mùa rõ rệt:
- Mùa mưa từ tháng V đến tháng IX.
- Mùa khô từ tháng X đến tháng IV năm sau.
- Mùa mưa, lượng mưa thường rất lớn, chiếm tới 76% lượng mưa năm.
Trong năm, lượng mưa phân bố không đều dẫn tới tình trạng khô hạn trong những tháng mùa khô và lũ lụt trong những tháng mùa mưa, gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp.
b) Độ ẩm:
- Khu vực này chịu ảnh hưởng của gió mùa nhiệt đới nên độ ẩm tương đối lớn:
+ Độ ẩm trung bình năm: trên 81%.
+ Độ ẩm lớn nhất: 86%.
+ Độ ẩm nhỏ nhất: 77%.
- Độ ẩm tương đối xuất hiện trong năm có sự khác biệt rõ rệt:
+ Lớn nhất xuất hiện vào tháng VI đến tháng X mưa nhiều, vào tháng II đến tháng III trời ẩm ướt.
+ Nhỏ nhất xuất hiện vào tháng XI đến tháng XII đầu mùa khô hanh.
c) Nhiệt độ:
Nhìn chung khu vực có nhiệt độ trung bình tương đối cao:
+ Nhiệt độ trung bình năm: 22,60C.
+ Nhiệt độ cao nhất: 39,10C, xuất hiện vào tháng 5 năm 1996.
+ Nhiệt độ thấp nhất: -2,80C, xuất hiện vào tháng I năm 1992.
+ Bình quân 1 năm có một ngày có sương muối.
d) Bốc hơi:
+ Lượng bốc hơi bình quân năm: 618 mm.
+ Lượng bốc hơi trung bình tháng lớn nhất: 111 mm.
+ Lượng bốc hơi trung bình tháng nhỏ nhất: 21,3 mm.
e) Gió:
+ Tốc độ gió trung bình là: 1,1 m/s.
+ Tốc độ gió mạnh nhất là: 20 m/s, xuất hiện ở nhiều hướng, nhiều năm.
f) Dòng chảy:
+ Dòng chảy năm thuộc loại trung bình.
+ Mô đuyn dòng chảy bình quân nhiều năm Mo = 21,2 l/s.km2.
+ Lượng dòng chảy các tháng mùa lũ chiếm từ 82 ~ 85% tổng lượng dòng chảy trong năm. Mùa lũ kéo dài từ tháng V đến tháng IX hàng năm, dòng chảy trong sông suối lớn nhất vào 3 tháng VII, VIII, IX.
+ Lượng dòng chảy các tháng mùa kiệt chiếm từ 15 ~18% tổng lượng dòng chảy năm. Mùa cạn từ tháng X đến tháng IV năm sau, dòng chảy kiệt nhất vào tháng I, II, III.
h) Nhận xét chung về điều kiện tự nhiên:
- Do công trình nằm gần Thị xã Bắc Giang nên thuận lợi cho việc cung cấp nguyên vật liệu phục vụ xây dựng công trình.
- Thời tiết thuận lợi cho thi công từ tháng 11 đến tháng 4 là mùa khô trong năm.
- Điều kiện địa hình khu đầu mối rất hẹp và dốc nên công tác bố trí mặt bằng và tổ chức thi công rất khó khăn.
- Khu đầu mối có địa chất phức tạp, tầng cuội sỏi ở lòng sông tương đối dày, nền đá phong hoá nứt nẻ nên rất khó khăn cho công tác thiết kế và công tác thi công để đảm bảo cho công trình vận hành an toàn trong mùa lũ và không bị mất nước do thấm qua nền đập.
chương II
tình hình dân sinh kinh tế
2.1. Dân số
Dân số toàn vùng dự án là: 13.415 người, trong đó có 7.500 người ở độ tuổi lao động.
Các dân tộc ở vùng dự án chủ yếu là dân tộc kinh, chiếm 77%, còn lại là các dân tộc tày chiếm 17,4%; nùng, sán dìu, cao lan, hoa, dao chiếm 5,6%.
+ Tổng số hộ : 2.864 hộ, trong đó số hộ nông nghiệp chiếm 96%.
+ Mật độ dân số: 240 người/km2.
(Nguồn cung cấp: Theo tài liệu thống kê dân số ở xã Nghĩa Phương của tỉnh Bắc Giang).
Tỷ lệ tăng dân số có xu hướng giảm rõ rệt. Hiện tại tỷ lệ tăng dân số là 1,71%, dự kiến trong năm 2006 này giảm xuống còn 1,4%.
+ Lực lượng lao động tương đối dồi dào, chiếm 56% dân số, trong đó chủ yếu là lao động sản xuất nông nghiệp.
2.2. Kinh tế nông nghiệp
2.2.1. Nông nghiệp:
Tổng diện tích trồng cây hàng năm trong khu vực là: 784,24 ha.
Tại những khu vực đất lúa được tưới chủ động : 306,86 ha.
Mặc dù những năm gần đây địa phương đã đưa một số giống lúa mới như: Nhị ưu 838, lúa lai Trung Quốc..., vào gieo trồng cho năng suất khá cao: 60 tạ/ha. Nhưng phần lớn diện tích trồng lúa không được tưới ổn định nên năng suất lúa rất bấp bênh như:
+ Năng suất vụ đông xuân năm 1998 là : 31,8 tạ/ha.
+ Năng suất vụ đông xuân năm 1999 là : 27,8 tạ/ha.
Tại những khu vực tưới không chủ động, nhiều năm người dân phải chuyển đổi sang trồng các cây hoa màu khác như: ngô, khoai tây, khoai lang, lạc, đậu,.. nhưng năng suất cũng bấp bênh như.
+ Năng suất ngô: 17,80 á 27,50 tạ/ha.
+ Năng suất khoai lang: 79,00 á 106,94 tạ/ha.
+ Năng suất đậu tương : 7,10 á 16,67 tạ/ha.
+ Năng suất lạc: 8,70 á 20,83 tạ/ha.
Tổng sản lượng lương thực quy thóc bình quân năm là: 4.865 tấn/năm.
Bình quân lương thực quy thóc đầu người/năm của khu vực là: 360 kg.
Việc chăn nuôi :
Theo báo cáo kết quả thực hiện KT - XH 6 tháng đầu năm 2004 của UBND xã Nghĩa Phương
Trong vùng dự án có số lượng về các đàn gia súc gia cầm như sau:
+ Trâu bò: 1.550 con.
+ Đàn lợn: 13.000 con/năm.
+ Gia cầm : 70.000 con/năm.
2.2.2. Nông thôn:
Số hộ gia đình sản xuất lương thực chưa đủ ăn còn chiếm tỷ lệ cao, những hộ này hầu hết là không có khả năng đầu tư vốn để phát triển và mở rộng sản xuất nông nghiệp.
Trình độ dân trí, trình độ hiểu biết về khoa học và xã hội của dân cư vùng dự án còn tương đối thấp nên việc áp dụng các tiến bộ của khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn hạn chế. Đó là một trong những nhân tố kìm hãm sự phát triển nền kinh tế và nâng cao đời sống.
Nhà ở, tiện nghi sinh hoạt, phương tiện đi lại, mức hưởng thụ văn hoá bảo vệ sức khoẻ của người dân còn thiếu thốn.
Chương trình dân số kế hoạch hoá gia đình đang triển khai và có những biến chuyển tốt. Tỷ lệ tăng dân số có xu hướng giảm rõ rệt. Hiện tỷ lệ tăng dân số là 1,71%. Phấn đấu đến năm 2006 tỷ lệ tăng dân số giảm xuống còn 1,4%.
Giáo dục: Khu vực dự án đã có 03 trường cấp I, 1 trường cấp II, và 01 trường mầm non, đa số trẻ em đều được đến trường.
2.3. Công nghiệp
Các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và thương mại dịch vụ chưa phát triển, lao động dư thừa, kinh tế khó khăn dẫn đến vẫn còn hiện tượng khai thác rừng không đúng kế hoạch để kiếm sống làm cho đất trống, đồi núi trọc hàng năm vẫn còn gia tăng.
2.4. Giao thông vận tải
Trong khu vực dự án có đường nhựa 293 chạy qua, đoạn đường từ đường 293 vào đến sát chân công trình đã được rải nhựa nhằm mục đích khai thác du lịch. Ngoài ra còn có các đường liên xã, liên thôn hầu hết là đường đất, do đó việc giao thông trong vùng dự án vẫn gặp không ít khó khăn, đặc biệt là vào mùa mưa.
2.5. Năng lượng
Mạng lưới điện quốc gia đã phủ toàn bộ khu vực dự án bằng đường điện 10 KV từ Lục Nam về. Toàn xã đã có 01 trạm biến áp 250 KVA, 03 trạm 180 KVA, 03 trạm 100 KVA. Đặc biệt có một trạm biến áp 180 KVA đặt tại gần đền Trung cách khu đầu mối công trình khoảng 1km.
2.6. Cấp nước sinh hoạt
Trong vùng dự án nước sinh hoạt chủ yếu của nhân dân là các giếng do nhân dân tự đào, chất lượng nước nói chung chưa được tốt vì không được xử lý. Về mùa khô lượng nước ngầm trong khu vực bị giảm nhiều, do vậy mực nước trong các giếng đào gần như không có, dẫn đến việc về mùa khô người dân trong vùng Dự án bị thiếu nước sinh hoạt nên phải đi lấy nguồn nước mặt có chất lượng thấp tại các khe suối trong khu vực để dùng.
2.7. Điều kiện vệ sinh và sức khoẻ cộng đồng
Trong vùng dự án đều đã có 01 trạm y tế của xã và 01 trung tâm y tế. Người dân trong vùng dự án đều được chăm sóc tại chỗ khi bị ốm đau, bệnh tật. Trên 98% trẻ em trong vùng đều được tiêm chủng mở rộng.
2.8. Các lĩnh vực liên quan khác
Trong vùng Dsự án, các địa phương đều có hệ thống truyền thanh, có các trạm bưu điện văn hoá xã. Công tác hoạt động tuyên truyền văn hoá thông tin luôn được chính quyền địa phương quan tâm. Công tác chăm sóc thương binh, gia đình liệt sĩ và những người có công với cách mạng đều được địa phương quan tâm giúp đỡ.
chương III
tình hình quản lý và sử dụng tài nguyên
3.1. Hiện trạng sử dụng đất:
Tổng diện tích đất tự nhiên của Vùng dự án tương đối lớn, trong đó diện tích đất nông nghiệp chiếm 32%, diện tích đất lâm nghiệp chiếm 54%, còn lại là diện tích đất chuyên dùng, đất thổ cư và diện tích đất chưa sử dụng. Nhưng sản xuất ở đây chủ yếu là cây nông nghiệp nên phần diện tích đất sử dụng cho sản xuất nông nghiệp như vậy còn thấp, bên cạnh đó diện tích đất chưa sử dụng vẫn lớn.
Việc xây dựng công trình thuỷ lợi sẽ có ảnh hưởng đến việc điều tiết nước trên dòng Suối Mỡ. Do đó, sẽ ảnh hưởng đến nhiều vùng đất được cấp nước từ hệ thống Suối Mỡ.
Khi xây dựng công trình thuỷ lợi sẽ có một số diện tích đất bị chìm ngập dưới lòng hồ.
Bảng I.3 - Hiện trạng sử dụng đất
TT
Hạng mục đất
Đơn vị
Diện tích
(1)
(2)
(3)
(4)
Tổng diện tích đất tự nhiên
ha
5.600,00
1
Diện tích đất nông nghiệp
ha
1.778,04
a
Đất trồng cây hàng năm
ha
784,24
- Đất ruộng lúa, màu
ha
730,69
- Đất trồng cây hàng năm khác
ha
53,55
b
Đất trồng cây lâu năm
ha
913,50
2
Diện tích đất lâm nghiệp
ha
3.049,20
a
Rừng tự nhiên
ha
1.616,60
b
Rừng trồng
ha
1.432,60
3
Diện tích đất chuyên dùng
ha
252,32
- Đất giao thông
ha
144,95
- Đất xây dựng
ha
25,98
- Đất thuỷ lợi
ha
65,45
- Đất di tích lịch sử văn hoá
ha
3,20
- Đất chuyên dùng khác
ha
12,74
4
Diện tích đất thổ cư
ha
143,84
5
Diện tích đất chưa sử dụng
ha
376,60
- Đất bằng chưa sử dụng
ha
22,30
- Đất đồi núi chưa sử dụng
ha
128,80
- Sông suối
ha
56,00
- Núi đá không có rừng cây
ha
166,00
- Đất chưa sử dụng khác
ha
3,50
3.2. Hiện trạng thủy lợi
Hiện nay hệ thống thủy lợi ở đây hầu như chưa có gì ngoài một vài cống ngầm, đập nhỏ do dân tự làm (đập Khe Dáy, đập Hố Chuối và một số đập tạm dâng nước). Nước tưới được lấy từ các công trình thủy lợi này và các khe suối nhỏ được dẫn qua hệ thống hai kênh phía trái và phía phải lòng suối chính về các khu tưới nằm ven các chân đồi tại cao trình từ 10 - 15 m. Hiện trạng hai kênh dẫn nước là kênh đất uốn lượn quanh co theo chân đồi với kích thước mặt cắt ngang trung bình (50 x 70) cm. Hầu hết các tuyến kênh đều bị vỡ lở, lòng kênh bị bồi lắng nghiêm trọng, khả năng dẫn nước rất kém, các công trình trên kênh đa phần do dân tự làm không có cửa van điều tiết nên rất khó khăn cho việc cung cấp nước tưới.
Trong quá trình quản lý khai thác, các công trình trên không được đầu tư nâng cấp sửa chữa, cho nên các hạng mục công trình bao gồm khu đầu mối và nội đồng đang xuống cấp nghiêm trọng. Nguồn nước tưới đã thiếu thốn lại bị tổn thất do hệ thống kênh và công trình trên kênh chưa được kiên cố hoá, vì vậy diện tích lúa được tưới chủ động chỉ chiếm tỷ lệ rất thấp (khoảng 30% diện tích đất canh tác), diện tích canh tác còn lại đều phụ thuộc vào thiên nhiên, sản xuất bấp bênh, năng suất cây trồng thấp. Đất đai không được khai thác hết do thiếu nước dẫn đến đời sống nhân dân khó khăn, ảnh hưởng đến tình hình phát triển kinh tế. Đây chính là nguyên nhân hạn chế sản xuất nông nghiệp
3.3. Phương hướng quy hoạch và phát triển đất vùng dự án
Diện tích canh tác trong khu vực Dự án là một trong những vùng sản xuất lương thực quan trọng của xã Nghĩa Phương. Theo Quy hoạch sử dụng đất của địa phương trong Vùng dự án, cây lúa vẫn là cây trồng chủ yếu. Vì nếu đảm bảo
được việc cấp nước tưới cho lúa thì sản lượng lúa sẽ được tăng đáng kể, đảm bảo cung cấp đủ lương thực tại chỗ cho trên 13.000 người trong Vùng dự án. Ngoài ra những vùng đất cao được quy hoạch trồng cây ăn quả, cây công nghiệp. Với cây ăn quả sẽ chú ý phát triển mạnh các loại cây có giá trị như: vải thiều, na, nhãn,v..v.. với quy mô lớn.
Bảng I.4 - Quy hoạch sử dụng đất xã Nghĩa Phương đến năm 2010
STT
Hạng mục đất
Đơn vị
Diện tích
(1)
(2)
(3)
(4)
Tổng diện tích đất tự nhiên
ha
5.600,00
1
Diện tích đất nông nghiệp
ha
1.739,37
a
Đất trồng cây hàng năm
ha
735,50
- Đất ruộng lúa, màu
ha
655,50
- Đất trồng cây hàng năm khác
ha
80,00
b
Đất trồng cây lâu năm
ha
988,66
c
Đất vườn tạp
ha
15,21
2
Diện tích đất lâm nghiệp
ha
3.113,55
a
Rừng tự nhiên
ha
1.616,60
b
Rừng trồng
ha
1.496,95
3
Diện tích đất chuyên dùng
ha
361,11
- Đất giao thông
ha
152,40
- Đất xây dựng
ha
31,65
- Đất thuỷ lợi
ha
67,69
- Đất di tích lịch sử văn hoá
ha
103,20
- Đất chuyên dùng khác
ha
6,17
4
Diện tích đất thổ cư
ha
163,97
5
Diện tích đất chưa sử dụng
ha
222,00
- Đất bằng chưa sử dụng
ha
0,00
- Đất đồi núi chưa sử dụng
ha
0,00
- Sông suối
ha
56,00
- Núi đá không có rừng cây
ha
166,00
- Đất chưa sử dụng khác
ha
0,00
3.4. Phương hướng phát triển, khai thác bảo vệ tài nguyên nước
Phương hướng phát triển, khai thác, bảo vệ tài nguyên nước của Vùng dự án của hồ Suối Mỡ là, sau khi có hồ chứa, nguồn nước được đưa vào sản xuất bổ sung cho nguồn trước đây chưa đảm bảo trong khu vực để đảm bảo tưới chủ động cho 520 ha lúa và 360 ha màu mỗi vụ, kết hợp cung cấp nước sinh hoạt cho nhân dân trong vùng và khách du lịch.
Như vậy việc có hồ chứa Suối Mỡ sẽ bổ sung nước thiếu để đáp ứng nhu cầu sản xuất của địa phương trong tương lai.
Đặt vấn đề
Từ tình hình về dân sinh, kinh tế, xã hội và thực trạng các công trình thủy lợi thấy rằng:
+ Nông nghiệp là ngành sản xuất chủ yếu trong vùng, tuy vậy nguồn nước tưới phục vụ sản xuất nông nghiệp còn phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên. Các tác động trực tiếp từ thiên tai như: hạn hán, lũ lụt luôn đe dọa đời sống của nhân dân. Diện tích đất canh tác chưa có nước tưới còn nhiều, khả năng tưới của các đầu mối thuỷ lợi trong khu vực dự án lớn nhưng hiệu quả tưới rất thấp, chỉ đảm bảo tưới một phần và rất bấp bênh, năng suất cây trồng thấp. Chính quyền và nhân dân địa phương đã có nhiều cố gắng trong công tác thủy lợi nhỏ và đã đáp ứng phần nào về nước cho sản xuất lương thực của địa phương. Tuy nhiên, so với tổng diện tích trồng trọt hiện nay do việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng, phát triển diện tích cây ăn quả, cây công nghiệp kết hợp phát triển vùng thành khu du lịch sinh thái - văn hóa thì lượng nước chưa đáp ứng đủ nhu cầu dùng nước. Chính vì vậy mà hiệu quả sản xuất nông nghiệp mang lại chưa cao, đời sống kinh tế của người dân trong vùng còn gặp nhiều khó khăn.
+ Kinh tế nông nghiệp trong Vùng dự án những năm gần đây đã đưa nhiều giống lúa mới có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất và cho hiệu quả kinh tế cao với những vùng đảm bảo nước tưới. Như vậy, để thúc đẩy nền sản xuất nông nghiệp phát triển thì ngoài việc áp dụng các tiến bộ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 230.DOC