Đề tài Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình quản lý chất thải ở phường Thanh Bình – thành phố Hải Dương

Môi trường và bảo vệ môi trường hiện nay đang trở thành mối quan tâm hàng đầu của mỗi vùng, mỗi quốc gia, mỗi khu vực và thế giới. Là một nước đang phát triển, Việt Nam chưa có nhiều điều kiện để bảo vệ và cải thiện môi trường. Chính vì vậy, ô nhiễm môi trường ở Việt Nam đang thực sự là vấn đề nghiêm trọng đòi hỏi phải được nhanh chóng giải quyết. Trong đó quản lý môi trường tuyến cơ sở (xã, phường, thị trấn) đang là vấn đề hết sức quan tâm của Đảng và Nhà nước trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Là một trong những phường trọng điểm của Thành phố Hải Dương, phường Thanh Bình đang ngày càng phát triển kinh tế mạnh mẽ và đa dạng. Nhưng cũng kéo theo ngay sau đó là vấn đề ô nhiễm môi trường, đặc biệt là ô nhiễm môi trường do chất thải rắn gây ra do công tác thu gom và xử lý chất thải rắn chưa được chính quyền và nhân dân địa phương quan tâm đúng mức. Điều này gây ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường đất, nước, không khí, cảnh quan gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của người dân trong phường và các vùng lân cạn. Những tác động này nếu không được can thiệp kịp thời chắc chắn sẽ trở thành rào cản cho sự phát triển cộng đồng.

Qua quá trình thực tập ở Phòng Quản lý môi trường - Sở Tài nguyên & Môi trường tỉnh Hải Dương nhận thức được tầm quan trọng của công tác bảo vệ môi trường tuyến cơ sở, với vốn kiến thức chuyên ngành kinh tế quản lý môi trường tích luỹ được trong quá trình học tập em đã lựa chọn đề tài: “Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình quản lý chất thải ở phường Thanh Bình – thành phố Hải Dương”

 

doc54 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1161 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Đề tài Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình quản lý chất thải ở phường Thanh Bình – thành phố Hải Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chữ viết tắt dùng trong chuyên đề STT Chữ viết tắt Giải thích nội dung chữ viết tắt 01 BVMT Bảo vệ môi trường 02 VSMT Vệ sinh môi trường 03 QLNN về MT Quản lý Nhà nước về môi trường 04 QLMT Quản lý môi trường 05 LHPN Liên hiệp phụ nữ Danh mục bảng STT bảng Nội dung Bảng 1 Chế độ thủy sản của sông Cầu Bảng 2 Điều tra tình hình kinh tế xã hội phường Thanh Bình năm 2003 Bảng 3 Tải lượng chất ô nhiễm do hoạt động sản xuất và sinh hoạt phường Thanh Bình Bảng 4 Chất lượng môi trường đất tại khu vực phường Thanh Bình Bảng 5 Phân bố dân cư và lượng rác thải phường Thanh Bình năm 2003 Bảng 6 Phân tích thành phần rác thải sinh hoạt phường Thanh Bình năm 2003 Bảng 7 Quy định tạm thời thu phí rác thải của Công ty Môi trường đô thị và UBND phường Thanh Bình năm 2003 Bảng 8 Tình hình rác thải trước và sau khi vận dụng mô hình Bảng 9 Chi phí CCDC thu gom Bảng 10 Bảng tổng hợp chi phí Bảng 11 Đánh giá tầm quan trọng của ô nhiễm chất thải rắn Bảng 12 Bảng tổng lợi ích Bảng 13 Bảng tổng hợp chi phí lợi ích của mô hình thu gom Danh mục hình Hình 1 Sơ đồ VENN về quản lý môi trường rác ở phường Thanh Bình Hình 2 Sơ đồ quy trình vệ sinh ngõ xóm phường Thanh Bình Lời mở đầu 1. Lý do chọn đề tài Môi trường và bảo vệ môi trường hiện nay đang trở thành mối quan tâm hàng đầu của mỗi vùng, mỗi quốc gia, mỗi khu vực và thế giới. Là một nước đang phát triển, Việt Nam chưa có nhiều điều kiện để bảo vệ và cải thiện môi trường. Chính vì vậy, ô nhiễm môi trường ở Việt Nam đang thực sự là vấn đề nghiêm trọng đòi hỏi phải được nhanh chóng giải quyết. Trong đó quản lý môi trường tuyến cơ sở (xã, phường, thị trấn) đang là vấn đề hết sức quan tâm của Đảng và Nhà nước trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Là một trong những phường trọng điểm của Thành phố Hải Dương, phường Thanh Bình đang ngày càng phát triển kinh tế mạnh mẽ và đa dạng. Nhưng cũng kéo theo ngay sau đó là vấn đề ô nhiễm môi trường, đặc biệt là ô nhiễm môi trường do chất thải rắn gây ra do công tác thu gom và xử lý chất thải rắn chưa được chính quyền và nhân dân địa phương quan tâm đúng mức. Điều này gây ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường đất, nước, không khí, cảnh quan gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của người dân trong phường và các vùng lân cạn. Những tác động này nếu không được can thiệp kịp thời chắc chắn sẽ trở thành rào cản cho sự phát triển cộng đồng. Qua quá trình thực tập ở Phòng Quản lý môi trường - Sở Tài nguyên & Môi trường tỉnh Hải Dương nhận thức được tầm quan trọng của công tác bảo vệ môi trường tuyến cơ sở, với vốn kiến thức chuyên ngành kinh tế quản lý môi trường tích luỹ được trong quá trình học tập em đã lựa chọn đề tài: “Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình quản lý chất thải ở phường Thanh Bình – thành phố Hải Dương” 2. Mục tiêu của đề tài Hệ thống thu gom chất thải rắn phường Thanh Bình – thành phố Hải Dương. - Tính toán hiệu quả kinh tế của hệ thống đó. - Đề xuất một số giải pháp để cải thiện môi trường. 3. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu - Không gian: Phường Thanh Bình – thành phố Hải Dương. - Nội dung: Đánh giá hiệu quả kinh tế của thu gom chất thải rắn. 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp tổng hợp, phân tích và xử lý tài liệu, số liệu thứ cấp Những tài liệu thứ cấp có thể thu thập gồm: - Sơ đồ, bản đồ, vị trí điểm nghiên cứu. - Hệ thống hạ tầng cơ sở. - ấn phẩm các vấn đề văn hoá - xã hội và kinh tế của địa phương. - Báo cáo hiện trạng môi trường của khu vực nghiên cứu. - Các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về vấn đề môi trường và phát triển có liên quan đến làng nghề nghiên cứu. Mục đích của phương pháp này là: - Hệ thống hoá các tài liệu, số liệu rời rạc sẵn có theo định hướng nghiên cứu. - Phân tích, đánh giá những tài liệu số liệu sẵn có, chọn lọc những số liệu nhận xét phù hợp nhất về điều kiện tài nguyên, kinh tế và môi trường của khu vực nghiên cứu. 4.2. Phương pháp khảo sát thực địa Khảo sát thực địa cho phép cập nhật những thông tin, số liệu bổ sung những nhận định đánh giá về điều kiện khu vực nghiên cứu trong khi các số liệu quan trắc không nhiều và không hệ thống. Nội dung của các đợt khảo sát thực địa có thể gồm: - Thu thập số liệu tài liệu liên quan đến kinh tế – xã hội, tài nguyên và môi trường tại địa phương. - Điều tra xã hội học, lấy ý kiến cộng đồng dân cư lãnh đạo các ban ngành đoàn thể. 4.3. Phương pháp bản đồ, gis Phương pháp bản đồ, gis cho ta một cái nhìn tổng quát, cách phân tích lôgic và chính xác khu vực cần nghiên cứu. Các bản đồ màu sẽ giúp minh hoạ những kết quả nghiên cứu chính xác và sáng sủa. 4.4. Phương pháp đánh giá tác động môi trường Đây là phương pháp cho phép xác định, dự báo những tác động có lợi và có hại trước mắt và lâu dài mà việc thực hiện một hoạt động phát triển kinh tế – xã hội có thể gây ra cho tài nguyên thiên nhiên và chất lượng môi trường sống của con người tại nơi có liên quan đến hoạt động, trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp phòng tránh, khắc phục các tác động tiêu cực. Các kỹ thuật sử dụng trong đánh giá tác động môi trường bao gồm: - Phương pháp liệt kê số liệu về thông số môi trường. - Phương pháp danh mục các điều kiện môi trường. - Phương pháp ma trận môi trường. - Phương pháp sơ đồ mạng lưới. - Phương pháp mô hình. - Phương pháp phân tích chi phí – lợi ích mở rộng. 4.5. Phương pháp phân tích chi phí lợi ích mở rộng (CBA – Cost Benefit Analysis) Phương pháp phân tích chi phí lợi ích mở rộng là phương pháp phân tích chi phí – lợi ích trong đó có xét đến các yếu tố – xã hội và môi trường. Nói cách khác nó là một chu trình để so sánh các lợi ích và chi phí xã hội của một chương trình hay một dự án diễn đạt bằng giá trị tiền tệ ở mức độ thực tế nhất CBA là kỹ thuật cho phép liệt kê tất cả các điểm được và mất một cách hệ thống, cố gắng tiền tệ hoá cái được và mất đối với môi trường và so sánh lợi ích do các hoạt động phát triển đem lại với những chi phí và tổn thất do việc thực hiện chúng gây ra. Vì vậy, đối với nhà hoạch định chính sách. CBA là công cụ, thiết thực hỗ trợ cho việc ra quyết định có tính xã hội, từ đó quyết định phân bổ nguồn lực một cách hợp lý tránh gây thất bại thị trường. 5. Nội dung chuyên gồm 3 chương: Chương I: Xác lập tính toán hiệu quả kinh tế đối với mô hình thu gom chất thải rắn. Chương II: Thực trạng thu gom chất thải rắn ở phường Thanh Bình – Thành phố Hải Dương. Chương III: Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình. Chương I. Xác lập tính toán hiệu quả kinh tế đối với một mô hình thu gom chất thải rắn. I. Khái niệm hiệu quả kinh tế và đánh giá hiệu quả kinh tế 1.1. Khái niệm và phân loại hiệu quả dự án Hiệu quả là chỉ tiêu dùng để phân tích, đánh giá và lựa chọn các phương án hành động. Tuỳ theo từng loại dự án và từng mục đích nghiên cứu mà ta có các khái niệm hiệu quả khác nhau. Hiệu quả tổng hợp còn gọi là hiệu quả kinh tế xã hội hay hiệu quả kinh tế quốc dân: Là hiệu quả chung, phản ánh kết quả thực hiện mọi mục tiêu trong một giai đoạn nhất định, với chi phí để có được kết quả đó. Hiệu quả chính trị xã hội: là hiệu quả nhận được trong việc thựchiện các mục tiêu chính trị xã hội. Ví dụ như giải quyết công ăn việc làm, giải quyết công bằng xã hội, môi trường sinh thái….. Hiệu quả tài chính: Còn được gọi là hiệu quả sản xuất – kinh doanh hay hiệu quả doanh nghiệp, là hiệu quả kinh tế xét trong phạm vi một doanh nghiệp. Hiệu quả tài chính phản ánh mối quan hệ giữa lợi ích kinh tế mà doanh nghiệp nhận được và chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để có được lợi ích kinh tế đó. Hiệu quả tài chính là mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp, nó chỉ liên quan trực tiếp đến việc thu chi đối với doanh nghiệp. Quan hệ giữa hiệu quả tài chính và hiệu quả kinh tế xã hội là quan hệ giữa lợi ích bộ phận và lợi ích tổng thể, giữa lợi ích cá nhân và lợi ích tập thể, lợi ích xã hội. Đó là mối quan hệ thống nhất nhưng mâu thuẫn. Hiệu quả trực tiếp: là hiệu quả được xem xét trong phạm vi chỉ một dự án, một doanh nghiệp (một đối tượng). Hiệu quả gián tiếp: là hiệu quả mà một đối tượng nào đó tạo ra cho một đối tượng khác. Hiệu quả tuyệt đối và hiệu quả tương đối: là hai hình thức biểu hiện mối quan hệ giữa kết quả và chi phí, trong đó, hiệu quả tuyệt đối được đo bằng hiệu số giữa kết quả và chi phí còn hiệu quả tương đối được đo bằng tỷ số giữa kết quả và chi phí. Hiệu quả trước mắt: là hiệu quả được xem xét trong thời gian ngắn. Lợi ích được xem xét là lợi ích trước mắt, mang tính tạm thời. Hiệu quả lâu dài: là hiệu quả được xem xét trong khoảng thời gian dài. Lợi ích được xem xét mang tính lâu dài. 1.2. Khái niệm và mục đích của việc đánh giá hiệu quả kinh tế một dự án Đánh giá hiệu quả kinh tế một dự án là việc so sánh giữa cái giá mà xã hội phải trả cho việc sử dụng các nguồn lực sẵn có của mình một cách tốt nhất và lợi ích do dự án tạo ra và toàn bộ nền kinh tế chứ không chỉ riêng một đối tượng nào, một cơ sở sản xuất kinh doanh nào. Mục đích của đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội các dự án là để hỗ trợ đưa ra những quyết định có tính xã hội hay cụ thể hơn là hỗ trợ phân bổ hiệu quả hơn các nguồn lực xã hội. II. Nội dung đánh giá hiệu quả của mô hình thu gom chất thải rắn 2.1. Nội dung đánh giá hiệu quả Thiết lập trong phạm vi phường Thanh Bình một hệ thống thu gom chất thải rắn, chủ yếu bao gồm rác thải sinh hoạt và chất thải rắn của hoạt động sản xuất giấy, sao cho hiệu quả, hợp quy cách, hợp vệ sinh dựa vào hiện trạng phân bổ sản xuất, dân cư cũng như hệ thống giao thông. Trên cơ sở mô hình thu gom, tính toán chi phí để vận hành tuyến thu gom đó và những lợi ích mà hoạt động của tuyến thu gom có thể mang lại. Từ đó, đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình thu gom và đưa ra các đề xuất cũng như những kiến nghị và giải pháp xung quanh mô hình thu gom chất thải rắn thiết lập và vấn đề huy động vốn cải thiện môi trường cấp phường. Những chi phí và lợi ích được tính toán nhằm đánh giá hiệu quả ở đây bao gồm cả những chi phí và lợi ích tài chính lẫn những chi phí và lợi ích mang tính xã hội, môi trường như chi phí và lợi ích về sức khoẻ người dân hay chi phí cơ hội của việc xây dựng đất….Nói tóm lại là bao gồm toàn bộ chi phí và lợi ích liên quan đến việc vận hành hệ thống thu gom đó, trong đó có những chi phí và lợi ích mà vì nhiều nguyên nhân chưa lượng hoá được. Ta coi những chi phí và lợi ích đó như một sự cân nhắc cho việc lựa chọn phương án xét trên khía cạnh kinh tế – xã hội – môi trường. 2.2. Phương pháp đánh giá hiệu quả 2.2.1. Phương pháp so sánh năng suất sản lượng thu hoạch Đây là phương pháp thông dụng nhất. Thông thường sự ô nhiễm làm giảm năng suất và sản lượng thu hoạch chứ không làm mất toàn bộ mùa màng. Ví dụ sự ô nhiễm nước mặn dùng để tưới tiêu cho nông nghiệp làm năng suất lúa giảm đi. Để ước tính thiệt hại kinh tế do suy giảm chất lượng các thành phần môi trường, cần tiến hành những nghiên cứu và phân tích kinh tế dựa vào các mẫu điển hình ví dụ năng suất lúa trước và sau khi nguồn nước bị ô nhiễm. Thiệt hại kinh tế do ô nhiễm chính là sự thiệt hại do suy giảm năng suất và sản lượng. Phương pháp đề cập trên đây rất thích hợp cho việc ước lượng thiệt hại năng suất gieo trồng trên diện tích nằm gần nguồn nước bị ô nhiễm. Như vậy thiệt hại mùa màng do giảm năng suất lúa có nguyên nhân từ việc vận hành bãi rác chung của phường Thanh Bình sẽ được ước tính dễ dàng nhờ phương pháp này. Việc ước tính theo phương pháp này dựa trên giả thiết: quyền sử dụng tài nguyên môi trường thuộc về người chịu ô nhiễm nên theo lý thuyết môi trường, kết quả tính toán có thể cao hơn thực tế. 2.2.2. Phương pháp đánh giá theo hiệu quả sử dụng Theo phương pháp này, thiệt hại kinh tế do ô nhiễm môi trường được tính bằng tổng chi phí cho việc xử lý ô nhiễm mà người bị ô nhiễm phải bỏ ra để loại bỏ các tác động tiêu cực của các thành phố ô nhiễm trong môi trường sống của mình như: + Chi phí lắp đặt hệ thống thoát nước, xử lý nước thải…. + Chi phí bổ sung để chăm sóc hoa màu, cây xanh….chịu ảnh hưởng của ô nhiễm. + Chi phí người chịu ô nhiễm phải bỏ ra để chuyển đổi hoạt động kinh tế xã hội của mình do sức ép của môi trường như cải tạo, xây dựng mới nhà cửa….. 2.2.3. Phương pháp định giá ô nhiễm đối với sức khoẻ Ô nhiễm môi trường có tác động tiêu cực tới sức khoẻ con người và sinh vật liên quan khác trong khu vực tồn tại ô nhiễm. Thông thường chất ô nhiễm khi thâm nhập vào cơ thể con người và sinh vật không tạo nên các loại bệnh tật hay làm suy giảm sức khoẻ ngay mà quá trình thành bệnh và suy giảm sức khoẻ thường xảy ra một cách từ từ. Ngay cả khi người bị ô nhiễm đã phải bỏ ra nhiều chi phí lắp đặt các hệ thống xử lý môi trường thì bệnh tật và suy giảm sức khoẻ vẫn còn có khả năng gia tăng vì lý do ô nhiễm. Trong thực tế, phương pháp định giá tác động tới sức khoẻ thông dụng trong thời gian qua có tên là tiếp cận giá bệnh tật COI (Cost of Illness approach). Theo phương pháp này chi phí y tế bảo vệ sức khoẻ gồm toàn bộ các chi phí y tế như chăm sóc, khám chữa bệnh, thuốc men….của người bệnh và thiệt hại về lao động trong quá trình chữa bệnh. Ngoài ra tại Mỹ và các nước phát triển người ta còn sử dụng nhiều phương pháp gián tiếp khác như vui lòng trả chi phí phòng bệnh và giảm sự cố bệnh tật chết chóc…. Trong điều kiện của Việt Nam, thiệt hại do ô nhiễm môi trường tới sức khoẻ có thể tích bằng tổng chi phí y tế và bảo vệ sức khoẻ của công nhân, dân cư trong khu vực bị ô nhiễm với các loại bệnh tật và suy giảm sức khoẻ có nguyên nhân do ô nhiễm môi trường, chi phí lương và mất sản phẩm của người bệnh trong quá trình điều trị….Do thời gian và năng lực còn hạn chế, trong chuyên đề này, thiệt hại do ô nhiễm chất thải rắn tới sức khoẻ của ngơìư dân chỉ tính bằng chi phí y tế và bảo vệ sức khoẻ của người dân đối với các bệnh và sự suy giảm sức khoẻ có liên quan đến ô nhiễm chất thải rắn. 2.2.4. Phương pháp tiếp cận giá trị hưởng thụ Các giá trị về nơi cư trú là lợi ích có thể nhìn nhận được nhưng còn các lợi ích không thấy được về thương mại và các tiện nghi về mặt môi trường như công viên, chất lượng môi trường xung quanh và những lợi ích rất quan trọng với người có quyền sử dụng miếng đất đó. Theo đó, người ta xây dựng cách tiếp cận về việc sử dụng giá trị tài sản để ước tính ở các vị trí khác nhau thì sẽ có các thuộc tính môi trường khác nhau và do đó sẽ có các giá trị tài sản khác nhau. III. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của hệ thống thu gom chất thải rắn Để đánh giá hiệu quả kinh tế của việc thiết lập hệ thống thu gom ở đây ta sử dụng chỉ tiêu: NB = B – C Trong đó: NB: Lợi ích ròng của phương án B: Tổng lợi ích thu được từ phương án C: Tổng chi phí phải bỏ ra khi thực hiện phương án. Về nguyên tắc, NB phải dương thì phương án mới có hiệu quả. Nhưng đó chỉ là trên quan điểm tài chính. Còn trên quan điểm kinh tế thì ngay cả khi NB < 0 phương án vẫn có thể chấp nhận được nếu đạt được mục tiêu xã hội, mục tiêu môi trường, tất nhiên là với điều kiện chi phí không lớn hơn lợi ích quá nhiều. Đôi khi NB < 0 vẫn có thể chấp nhận còn vì có những lợi ích rất lớn mà phương án mang lại nhưng hiện thời ta chưa thể lượng hoá được, tức là về mặt kinh tế xã hội dự án vẫn hiệu quả. Trong phạm vi chuyên đề, các chỉ tiêu NB, B, C đều là những chỉ tiêu hàng năm, được tính theo phương pháp hạch toán kế toán nghĩa là các tài sản có giá trị lớn, thời gian sử dụng lâu thì giá trị các tài sản này được phân bổ đều hàng năm dựa vào tuổi thọ của tài sản. Trong việc đánh giá hiệu quả của việc thiết lập mô hình thu gom chất thải rắn cho phường Thanh Bình, chuyên đề này xin đưa ra một số chi phí và lợi ích sau: 3.1. Chi phí cho hệ thống thu gom 3.1.1. Chi phí thu gom hàng năm C1 = W + T Trong đó: C1: Chi phí thu gom hàng năm W: Chi phí nhân công hàng năm T: Chi phí công cụ dụng cụ thu gom hàng năm a. Chi phí nhân công W W = 12 * Wt * N Trong đó: Wt: Lương bình quân / người / tháng N: Số nhân viên thu gom và vận chuyển b. Chi phí công cụ, dụng cụ T = Tổng (Qi * Pi) Trong đó: Qi: Số lượng công cụ dụng cụ loại i dùng cho thu gom và vân chuyển hàng năm Pi: Đơn giá công cụ dụng cụ loại i 3.1.2. Chi phí vận chuyển hàng năm C2 = S * m * G * 365 Trong đó: S: Tổng quãng đường (cả đi và về) để vận chuyển rác từ bãi tập kết chính ra bãi rác chung M: Mức hao phí xăng / km của xe công nông G: Giá một lít xăng dùng cho xe công nông 3.1.3. Chi phí cơ hội của việc sử dụng đất C3 = NS * D * V Trong đó: NS: Năng suất cá / ha / năm (tấn / ha) D: Diện tích đất sử dụng làm bãi rác (ha) V: Giá trung bình một tấn cá (đồng) 3.1.4. Chi phí quản lý hành chính C4 3.1.5. Chi phí môi trường EC = EC1 + ECi Trong đó: EC1: Chi phí thiệt hại mùa màng do bãi chôn lấp gây ra ECi: Các chi phí môi trường khác chưa lượng hoá được 3.1.5.1. Chi phí thiệt hại mùa màng do bãi chôn lấp gây ra EC1 = EC11 + EC12 Trong đó: EC11: Giá trị bị mất đi do giảm năng suất lúa EC12: Chi phí phải bỏ ra thêm để bảo vệ mùa màng trước sự phát triển của đàn chuột EC11 = (q2 – q1) * S * 2 (vụ) * P EC12 = F * S Trong đó: S: Diện tích gieo trồng bị ảnh hưởng q1: Năng suất lúa trước khi có bãi rác (kg/sào) q1: Năng suất lúa từ sau khi bãi rác hoạt động (kg/sào) P: Giá một kg thóc F: Chi phí bỏ ra thêm hàng năm để bảo vệ mùa màng trước sự phát triển của đàn chuột 3.1.5.2. Chi phí môi trường khác ECi + ảnh hưởng tới nguồn nước ngầm, đặc biệt là khu vực xung quanh bãi rác. + Làm mất cảnh quan tự nhiên của khu vực, phá vỡ hệ sinh thái hồ cạn trước đây của khu vực. + ảnh hưởng đến môi trường không khí của những người dân sống xung quanh khu vực bãi rác. 3.2. Lợi ích thu được từ hệ thống thu gom 3.2.1. Lợi ích thu được từ phí vệ sinh môi trường B1 B1 = 12 * (N1 * K1 + N2 * K2) Trong đó: N1: Số hộ không sản xuất giấy N2: Số hộ sản xuất giấy K1: Mức phí vệ sinh / tháng của hộ không sản xuất giấy K2: Mức phí vệ sinh/tháng của hộ sản xuất giấy 3.2.2. Lợi ích thu được từ thu gom phế liệu B2 B2 = 365 * X * (W2 – W1) Trong đó: X: Số người thu nhặt phế liệu ở bãi rác W1: Thu nhập bình quân / người / ngày trước khi có hoạt động thu gom. W2: Thu nhập bình quân/người/ngày khi có hoạt động thu gom. 3.2.3. Lợi ích thu được từ giảm chi phí khám chữa bệnh cho người dân B3 B3 = M * R * Số Dân * f Trong đó: M: chi phí khám chữa bệnh / người / năm (đồng) R: Tỷ lệ người mắc bệnh trên tổng số dân (%) f: Tầm quan trọng của ô nhiễm chất thải rắn (%) 3.2.4. Lợi ích tiềm năng của việc thu hút khí gas B4 3.2.5. Các lợi ích khác (chưa lượng hoá được) 3.2.5.1. Tạo công ăn việc làm cho người dân 3.2.5.2. Cải thiện môi trường đất, nước, không khí 3.2.5.3. Cải thiện môi trường cảnh quan làng nghề 3.2.5.4. Tạo nếp sống văn minh cho người dân 3.3. Các chỉ tiêu đưa vào đánh giá 3.3.1. Lợi ích ròng NB NB = B – C Trong đó: NB: Lợi ích ròng của dự án B: Tổng lợi ích thu được khi thực hiện dự án C: Tổng chi phí phải bỏ ra để thực hiện dự án. 3.3.2. Lợi nhuận ròng của dự án W Đây là chỉ tiêu đánh giá quy mô lãi của dự án. Chỉ tiêu này được tính cho từng năm hoặc từng giai đoạn hoạt động của dự án, nó có tác dụng so sánh giữa các năm hoạt động của dự án. W = Tổng Wi * 1/(1+r)t Trong đó: W: Tổng lợi nhuận cả đời dự án Wi: Lợi nhuận ròng năm thứ i (Wi = Doanh thu năm i – Chi phí năm i) r: Tỷ lệ chiết khấu t: Khoảng thời gian nghiên cứu 3.3.3. Giá trị hiện tại ròng (NPV – Net Present Value) NPV là đại lượng để xác định giá trị lợi nhuận ròng khi chiết khấu ròng chi phí và lợi ích về năm thứ nhất. Đây là một chỉ tiêu kinh tế ưu việt, giúp chủ đầu tư trong việc đưa ra quyết định có nên đầu tư hay không hay lựa chọn phương án tối ưu dựa trên nguyên tắc: + NPV > 0: Dự án có lãi + NPV = 0: Dự án hoà vốn + NPV < 0: Dự án thua lỗ Trong trường hợp các phương án đều có NPV dương thì lựa chọn phương án có NPV lớn nhất. Công thức tính NPV: Trong đó: Bt: Lợi ích năm t Ct: Chi phí năm t Co: Chi phí ban đầu r: Hệ số chiết khấu n: Tuổi thọ của dự án t: Thời gian tương ứng (t = 1, n) Chương II: Thực trạng thu gom chất thải rắn ở phường Thanh bình – thành phố Hải Dương I. Tổng quan vùng nghiên cứu 1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên 1.1. Vị trí địa lý - đặc điểm địa hình Phường Thanh Bình nằm ở cửa ô phía tây thành phố Hải Dương là điểm nút giao thông của Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh. Phường nằm trong khu qui hoạch phát triển đô thị mới, là phường mới được thành lập từ tháng 3/1997 (từ cấp xã lên cấp phường) gồm 18 khu dân cư trong đó có 3 khu nằm tiếp giá với vành đai giao thông chính, còn lại 15 khu còn là xóm nhỏ, xóm và làng. Với đặc điểm của phường là: “nửa nông thôn, nửa thành thị”. Theo phường Thanh Bình có diện tích đất đai tự nhiên là 548,084ha trong đó: - Diện tích đất thổ cư: 103,716ha. - Diện tích đất canh tác nông nghiệp: 198,443ha. + Đất trồng cây lâu năm: 198,443ha. + Đất trồng lúa ruộng màu: 112, 985ha. + Đất trồng cây hàng năm khác: 4,928ha. + Đất vườn tạp: 14,688ha. + Đất trồng cây lâu năm: 0,7ha. + Đất có mặt nước nuôi trồng thủy sản: 30,671ha. - Diện tích đất chuyên dùng: 399,113ha. + Đất giao thông: 105,237ha. + Đất thủy lợi và mặt nước chuyên dùng: 19,506ha. + Đất di tích lịch sử văn hoá: 0,251ha. + Đất an ninh, quốc phòng: 5,452ha. + Đất nghĩa trong nghĩa địa: 3,63ha. Đất chưa sử dụng: 26,812ha. + Đất có mặt nước chưa sử dụng: 0,131ha. + Sông, suối: 26,681ha. 1.2 Khí hậu thủy văn a. Khí hậu. Nhiệt độ trung bình năm là 23,3oC. Tháng nóng nhất là tháng 6 và 7 thời kỳ gió Tây thổi mạnh nhất mang lại nhiều ngày nóng dữ dội. Tháng 12-1-2 là các tháng lạnh nhất trong năm. Nhiệt độ trung bình tới thấp nhất trong tháng 1 là 12,6oC các tháng 12 và 2 là 13,7 – 13,8oC. b. Thủy văn Chảy qua phường Thanh Bình là sông Cầu Cất (1 nhánh của sông Thái Bình). Đây cũng là điều kiện thuận lợi cho giao thông của phường với các xã, huyện khác bằng đường thủy. Sông này còn là nguồn cung cấp nước chính cho hoạt động tưới, tiêu sản xuất và cũng là nơi tiếp nhận nước thải các hoạt động trong làng. Bảng 1. Chế độ thủy sản của sông Cầu 1 2 3 H- tb 1,44 5,62 H – max …….. 8,09 (1971) H – min 1,30 3,39 (1990) Q – max ……. 3,39 (1971) Q – min 4,30 …….. Nguồn: Trạm khí tượng thủy văn Hải Dương – 1996 HTB: Mực nước trung bình H – max: Mực nước lớn nhất (m) H – min: Mực nước nhỏ nhất (m) Q max: Lưu lượng lớn nhất (m3/s) Q min: Lưu lượng nhỏ nhất (m3/s) Lượng mưa trung bình năm là 1539mm. Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 9, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 2. Tháng mưa nhiều nhất là tháng 7 (433,5mm) tháng mưa ít nhất là tháng 2 (20mm) 1.3. Tài nguyên sinh vật và hệ sinh thái a. Đặc điểm tài nguyên sinh vật trên cạn * Thảm thực vật: Thảm thực vật của phường Thanh Bình mang tính chất của một hệ sinh thái vùng đồng bằng. Cây trồng chủ yếu là lúa với năng suất 5-5,5 tấn/ha/năm. Ngoài lúa là một số cây trồng khác như đỗ tương, khoai tây, lạc….với diện tích đất canh tác ít. Đu đủ, táo, hồng xiêm là những cây ăn quả chủ yếu trong vùng. Cây mọc tự nhiên ở dạng bụi hầu như không còn nữa. * Động vật và hệ sinh thái Thành phần cách loại động vật trong khu vực nghèo nàn, chủ yếu các hộ gia đình chăn nuôi gà, lợn, ngan. Lượng trâu bò giảm nhiều so với các năm trước. Một số hộ gia đình có đầu tư vào nuôi cá, phổ biến là các loài cá như trắm cỏ, chép, mè. Các loại động vật hoang dã nghèo nàn, chủ yếu là các loài chim và thú nhỏ như chuột, chim sẻ. Hệ sinh thái nông nghiệp còn có các loại như ếch, nhái, các loại bò sát như rắn ráo, rắn nước, thằn lằn và các loại côn trùng nhưng hiện nay đã bị nhân dân tiêu diệt nhiều. Trong vùng không có loài động vật hoang dã quý hiếm nào. b. Hệ sinh thái các ao hồ và kênh mương: Động thực vật trôi nổi có nhiều trong ao hồ, kênh mương tưới tiêu và trên các cánh đồng. Phytoplanclon chủ yếu là các loài tảo lục và tảo silic. Zooplancton chủ yếu là các nhóm Cladocera, Rotatoria, Copepada. Cá nuôi trong các ao hồ chủ yếu là cá chép, trôi mè, rô phi. Sản lượng cá nuôi trong các hồ rất thấp. Thành phần sinh vật hệ sinh thái các thủy vực kênh mương khu vực xã không phong phú. 2. Tình hình văn hoá xã hội. 2.1. Dân cư và lao động Dân số toàn phường là 21.300 người. Trong đó 18.000 người là dân thuộc phường quản lý, còn 330 người là dân đến sản xuất kinh doanh, học sinh, sinh viên tạm trú của các trường quanh phường. Tỷ lệ dân số tự nhiên của phường là 1%/năm. 2.2. Tình hình phát triển kinh tế – xã hội Bảng 2. Bảng điều tra tình hình kinh tế – xã hội phường Thanh Bình năm 2003 STT Số hộ Ngành nghề sản xuất, kinh doanh – dịch vụ Tổng thu nhập/năm (triệu đồng) Ghi chú Sản xuất ăn uống Kinh doanh Chăn nuôi TTCC Nghề khác 01 148 X 5.850 02 122 X 3.121 03 76 X 120 04 1.212 X 2.896 05 218 X 2.336 06 176 X 1.120 Nguồn: Điều tra hiện trạng làng nghề tỉnh Hải Dương năm 2003 và báo cáo tổng kết năm của phường Thanh Bình năm 2003 Thanh Bình có diện tích đất canh tác bình quân đầu người thấp (336,3m2/người). Trong thời gian qua kinh tế tăng trưởng khá cao: Tốc độ tăng trưởng kinh tế thời kỳ 1996 – 2000 bình quân là 25%/năm. Năm 2001 tă

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc666.doc
Tài liệu liên quan