Khát vọng về cuộc sống hoà bình, ấm no, hạnh phúc là khát vọng của mỗi con người. Đối với mỗi quốc gia trên thế giới để có được một xã hội tiến bộ, một cuộc sống hài hoà, một nền kinh tế phát triển thì vấn đề kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại phải được quan tâm đặt lên vị trí hàng đầu trong chính sách đối ngoại. Với chiều dài lịch sử hàng trăm năm nay thì sự kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại vẫn là một vấn đề mang tính chiến lược trong sự tồn tại và phát triển của tất cả các nước. Đối với các nước đang phát triển thì vấn đề kết hợp sức mạnh dân tộc và thời đại là một vấn đề không mới, trong kháng chiến giành độc lập dân tộc nhờ sự kết hợp sức mạnh trong nước và quốc tế mà họ đã đánh đuổi được quân xâm lược. Vì vậy trong thời kì đổi mới đòi hỏi các nước đang phát triển phải tăng cường mở rộng hơn nữa sự kết hợp nhân tố dân tộc và quốc tế để tiến hành xây dựng đất nước.
Dân tộc việt nam cũng vậy để có được cuộc sống hoà bình, hạnh phúc thì ngay từ xa xưa cha ông ta đã biết vận dụng sức người sức của, vận dụng sức mạnh đoàn kết toàn dân và tranh thủ sự giúp đỡ của bên ngoài tạo thành sức mạnh để xây dựng đất nước
Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ đã thể hiện sâu sắc lòng qyết tâm giành lại độc lập tự do cho dân tộc. Duới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản dân tộc ta đã biết đoàn kết một lòng, tự lực tự cường, thực hiện chính sách đại đoàn kết toàn dân. Không phân biệt già trẻ gái trai, tôn giáo đảng phái . kết hợp sức mạnh trong nước với quốc tế làm nên những chiến thắng rực rỡ từ cách mạng tháng 8 - 1945 đến chiến thắng 1954- chiến thắng Điện Biên Phủ làm chất động địa cầu đến mùa xuân 1975 ta đẫ giành được thắng lợi hoàn toàn, giang sơn về một mối, đất nước đi vào xây dựng cuộc sống mới hoà bình ấm no.
Như vậy trong thời kì cách mạng dân tộc dân chủ sự kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại đã được đảng ta vận dụng để chiến thắng kẻ thù mang lại độc lập tự do cho đất nước. Nhưng trong thời kỳ đổi mới với xu thế thời đại mới sự kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại được Đảng ta vận dụng như thế nào. Ngay từ đại hội đảng VI - 1986 Đảng đã chủ chương đẩy mạnh sự kết hợp nhân tố dân tộc và quốc tế để phục vụ cho sự nghiệp đổi mới đất nước. Đại hội đảng VII, VIII, IX tiếp tục kế thừa và phát triển đường lối đúng đắn đó.
Trong quá trình thực hiện đường lối đổi mới với những thành tựu đã đạt được, chứng tỏ quan điểm của đảng về sự đẩy mạnh kết hợp nhân tố dân tộc và quốc tế trong thời kì đổi mới là đúng đắn. Tuy nhiên có nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn cần được làm sáng tỏ. Trong xu thế thời đại mới sự kết hợp nhân tố dân tộc và quốc tế còn là tất yếu khách quan đối với nền kinh tế nước ta hay không? Nhìn nhận sự kết hợp nhân tố dân tộc và quốc tế của nước ta trong những năm qua như thế nào? nó có vai trò như thế nào trong quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Quan điểm, nội dung cụ thể, giải pháp bước đi của đảng ta trong sự kết hợp nhân tố dân tộc và quốc tế ra sao? đó là những vấn đề có ý nghĩa quan trọng, thu hút sự chú ý quan tâm của nhiều người. Với lý do đó tôi chọn đề tài: "Đảng với sự kết hợp nhân tố dân tộc và quốc tế trong cách mạng Việt Nam thời kỳ đổi mới"
63 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1186 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Đề tài Đảng với sự kết hợp nhân tố dân tộc và quốc tế trong cách mạng Việt Nam thời kỳ đổi mới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mục lục
Nội dung
Trang
Phần mở đầu
2
Phần nội dung
6
Chương I : Cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề kết hợp nhân tố dân tộc và quốc tế
6
I- Cơ sở lý luận của vấn đề kết hợp nhân tố dân tộc và quốc tế
6
II- Truyền thống kết hợp nhân tố dân tộc và quốc tế của Đảng trong thời kỳ cách mạng dân tộc dân chủ
13
Chương II : Đảng với sự kết hợp nhân tố dân tộc và quốc tế trong cách mạng Việt Nam thời kỳ đổi mới
21
A- Thực trạng đất nước trước năm 1986
21
B- Thời kỳ đổi mới
23
I- Phát huy sức mạnh dân tộc, mở rộng quan hệ đối ngoại trên mọi phương diện, đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ đối ngoại trong thời kỳ mới
23
II- Tiếp tục sự nghiệp đổi mới đẩy mạnh công nghiệp hoá , hiện đại hoá đất nước trong sự kết hợp nhân tố dân tộc và quốc tế
37
III- Những thành tựu đạt được sau 15 năm đổi mới trong sự kết hợp nhân tố dân tộc và quốc tế
50
IV- Phương hướng của sự kết hợp nhân tố dân tộc và quốc tế trong thời kỳ đổi mới
53
V- Những kết luận về sự kết hợp hai nhân tố dân tộc và quốc tế trong thời kỳ đổi mới
56
Phần kết luận
58
Phần mở đầu
I- tính cấp thiết cửa đề tài
Khát vọng về cuộc sống hoà bình, ấm no, hạnh phúc là khát vọng của mỗi con người. Đối với mỗi quốc gia trên thế giới để có được một xã hội tiến bộ, một cuộc sống hài hoà, một nền kinh tế phát triển thì vấn đề kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại phải được quan tâm đặt lên vị trí hàng đầu trong chính sách đối ngoại. Với chiều dài lịch sử hàng trăm năm nay thì sự kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại vẫn là một vấn đề mang tính chiến lược trong sự tồn tại và phát triển của tất cả các nước. Đối với các nước đang phát triển thì vấn đề kết hợp sức mạnh dân tộc và thời đại là một vấn đề không mới, trong kháng chiến giành độc lập dân tộc nhờ sự kết hợp sức mạnh trong nước và quốc tế mà họ đã đánh đuổi được quân xâm lược. Vì vậy trong thời kì đổi mới đòi hỏi các nước đang phát triển phải tăng cường mở rộng hơn nữa sự kết hợp nhân tố dân tộc và quốc tế để tiến hành xây dựng đất nước.
Dân tộc việt nam cũng vậy để có được cuộc sống hoà bình, hạnh phúc thì ngay từ xa xưa cha ông ta đã biết vận dụng sức người sức của, vận dụng sức mạnh đoàn kết toàn dân và tranh thủ sự giúp đỡ của bên ngoài tạo thành sức mạnh để xây dựng đất nước
Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ đã thể hiện sâu sắc lòng qyết tâm giành lại độc lập tự do cho dân tộc. Duới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản dân tộc ta đã biết đoàn kết một lòng, tự lực tự cường, thực hiện chính sách đại đoàn kết toàn dân. Không phân biệt già trẻ gái trai, tôn giáo đảng phái ..... kết hợp sức mạnh trong nước với quốc tế làm nên những chiến thắng rực rỡ từ cách mạng tháng 8 - 1945 đến chiến thắng 1954- chiến thắng Điện Biên Phủ làm chất động địa cầu đến mùa xuân 1975 ta đẫ giành được thắng lợi hoàn toàn, giang sơn về một mối, đất nước đi vào xây dựng cuộc sống mới hoà bình ấm no.
Như vậy trong thời kì cách mạng dân tộc dân chủ sự kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại đã được đảng ta vận dụng để chiến thắng kẻ thù mang lại độc lập tự do cho đất nước. Nhưng trong thời kỳ đổi mới với xu thế thời đại mới sự kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại được Đảng ta vận dụng như thế nào. Ngay từ đại hội đảng VI - 1986 Đảng đã chủ chương đẩy mạnh sự kết hợp nhân tố dân tộc và quốc tế để phục vụ cho sự nghiệp đổi mới đất nước. Đại hội đảng VII, VIII, IX tiếp tục kế thừa và phát triển đường lối đúng đắn đó.
Trong quá trình thực hiện đường lối đổi mới với những thành tựu đã đạt được, chứng tỏ quan điểm của đảng về sự đẩy mạnh kết hợp nhân tố dân tộc và quốc tế trong thời kì đổi mới là đúng đắn. Tuy nhiên có nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn cần được làm sáng tỏ. Trong xu thế thời đại mới sự kết hợp nhân tố dân tộc và quốc tế còn là tất yếu khách quan đối với nền kinh tế nước ta hay không? Nhìn nhận sự kết hợp nhân tố dân tộc và quốc tế của nước ta trong những năm qua như thế nào? nó có vai trò như thế nào trong quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Quan điểm, nội dung cụ thể, giải pháp bước đi của đảng ta trong sự kết hợp nhân tố dân tộc và quốc tế ra sao? đó là những vấn đề có ý nghĩa quan trọng, thu hút sự chú ý quan tâm của nhiều người. Với lý do đó tôi chọn đề tài: "Đảng với sự kết hợp nhân tố dân tộc và quốc tế trong cách mạng Việt Nam thời kỳ đổi mới"
II- Mục đích, nhiệm vụ của đề tài.
Với mục đích làm rõ quan điểm, chủ trương của Đảng và sự kết hợp nhân tố dân tộc và quốc tế trong cách mạng Việt Nam thời kỳ đôỉ mới, nhiệm vụ đặt ra là phải xác định cơ sở lý luận và thực tiễn của dề tài. Trên cơ sở nghiên cứu, khảo sát chi tiết, cụ thể những chủ trương, đường lối lãnh đạo của Đảng trong sự kết hợp nhân tố dân tộc và quốc tế của đất nước, đề tài sẽ làm rõ sự cần thiết phải có sự kết hợp hai nhân tố dân tộc và quốc tế, đó là vấn đề khách quan trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước nói riêng và trong sự nghiệp xây dựng đất nước nói chung. Trên cơ sở đó đề tài sẽ làm rõ được quan điểm, nội dung, bước đi của sự kết hợp sức mạnh dân tộc và thời đại thông qua các kỳ Đại hội, bắt đầu từ Đại hội VI cho đến nay.
iii- tình hình nghiên cứu.
Đây là một đề tài rất rộng lớn về nội dung, phạm vi góc độ. Từ trước đến nay đã có rất nhiều người nghiên cứu về vấn đề kết hợp nhân tố dân tộc và quốc tế của Đảng. Song chủ yếu là nghiên cứu trong phạm vi : Đảng với sự kết hợp nhân tố dân tộc và quốc tế trong suốt cả thời kỳ trước và sau đổi mới,chủ trương chính sách đối ngoại nói chung của Đảngvà Nhà nước trước và sau đổi mới .... Một số đề tài còn nghiên cứu từng góc độ của sự kết hợp dân tộc và quốc tế như : Sẵn sàng là bạn chủ động hội nhập, Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước trong cộng đồng thế giới ... Ngoài ra còn một số bài báo được đăng trên các tạp chí như : Nắm chắc thời cơ vượt qua thách thức, tạo những điều kiện để chủ động hội nhập ; phát huy sức mạnh dân tộc với sự ngiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.....
ở đề tài này với thời gian và trình độ có hạn tôi đi vào nghiên cứu : "Đảng với sự kết hợp nhân tố dân tộc và quốc ế trong cách mạng Việt Nam trong thời kì đổi mới. "
IV - phương pháp nghiên cứu
Khoá luận khảo sát và nghiên cứu các quan điểm, đường lối chủ trương, phương hướng giải quyết của Đảng ta về sự kết hợp hài hoà nhân tố dân tộc và quốc tế trong sự nghiệp xây dựng đất nước. Sự kết hợp hai nhân tố dân tộc và quốc tế vốn có từ khi cha ông ta bắt đầu dựng nước và giữ nước , trải qua bao thời kỳ lịch sử đất nước và duy trì cho đến ngày nay. Nhưng trong thời kỳ mới sự kết hợp đó phải được phát triển như thế nào? từ đó có thể sử dụng những phương pháp sau để nghiên cứu.
1. Phương pháp thống kê phân loại : Sử dụng phương pháp này nhằm thu nhập và xử lý những tư liệu cần thiết có liên quan đến sự kết hợp hai nhân tố dân tộc và quốc tế của Đảng ta trong cách mạngViệt Nam trong thời kỳ đổi mới.
2. Phương pháp phân tích và tổng hợp khái quát: Sử dụng phương pháp này trên cơ sở phân tích mổ xẻ từng vấn đề cụ thể sau đó tổng hợp lại thành từng luận điểm rồi nâng lên tầm khái quát chung.
Ngoài ra để nghiên cứu, đề tài này còn sử dụng một số phương pháp như: phương pháp lôgic và lịch sử, phương pháp diễn dịch và quy nạp nhằm tổng hợp nhấn mạnh một số vấn đề đã phân tích.
V- những nét mới trong đề tài.
Nét mới ở đây là đề tài nghiên cứu khảo sát sâu hơn, kỹ hơn, toàn diện hơn những quan điểm, chủ chương của Đảng với sự kết hợp nhân tố dân tộc và quốc tế trong cách mạng Việt Nam kể từ năm 1986 trở lại đây
Hiện nay xu thế thế giới đang bước vào quá trình toàn cầu hoá, đòi hỏi mọi quốc gia trên thế giới phải chủ động hội nhập vì vậy nét mới ở đây là nghiên cứu sự kết hợp nhân tố dân tộc và quốc tế của Đảng ta trong sự phát triển của xu thế thế giới hiện đại.
VI- ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài.
Về mặt lý luận đề tài nghiên cứu chủ nghĩa Mác - Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ gắn bó giữa đoàn kết dân tộcvà đoàn kết quốc tế. Thực chất đề tài nghiên cứu sự áp dụng một cách sáng tạo chủ nghĩa Mác -Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh vào hoàn cảnh cụ thể của đất nước của Đảng trong sự nghiệp đổi mới. Vì vậy nghiên cứu đề tài sẽ giúp người viết bước đầu làm quen với việc đọc và tìm hiểu tài liệu, rèn luyện tư duy khoa học. Qua nghiên cứu đề tài sẽ thấy được sự đúng đắn khoa học của chủ nghĩa Mác -Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, từ đó người đọc sẽ giữ vững quan điểm và lập trường đúng đắn của học thuyết chủ nghĩa Mác- Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
Về mặt thực tiễn: đề tài khảo sát trên thực tế Đảng ta với sự kết hợp hai nhân tố dân tộc và quốc tế trong cách mạng Việt Nam vào thời điểm từ năm 1986 đến nay. Chính vì vậy qua đề tài người đọc sẽ thấy được sự phát trriển của đất nước qua các số liệu đề tài thống kê, thấy được sự pháp triển hẳn về chất khi có sự kết hợp hai nhân tố dân tộc và quốc tế trong thời kỳ mới. Đặc biệt qua đề tài chúng ta sẽ thấy được quan điểm đúng đắn của Đảng ta về sự kết hợp nhân tố dân tộc và quốc tế trong thời kỳ đổi mới, từ đó sẽ tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, tin vào chủ trương của Đảng có ý thức thực hiện nó. Đồng thời qua đề tài chúng ta sẽ tin tưởng vững chắc vào con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của đất nước, tin tưởng vào một xã hội tiến bộ trong tương lai.
Phần nội dung
Chương I
Cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề Kết hợp
nhân tố dân tộc và quốc tế
I- cơ sở lý luận của vấn đề kết hợp nhân tố dân tộc và quốc tế
1. học thuyết chủ nghĩa Mác- Lê Nin.
Học thuyết Mác-Lê Nin là một tài sản lý luận vô cùng quý báu của nhân loại. Đây thực sự là kết tinh của văn minh trí tuệ loài người. Vào những thập kỷ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, giai cấp tư sản tiến hành bóc lột, vơ vét của cải nhằm làm giàu cho chủ nghĩa tư bản. Giai cấp tư sản đã dựa trên mồ hôi, nước mắt, sức lao động của giai vô sản để làm giàu cho chình mình, chúng sãn sàng gạt bỏ tất cả những mối quan hệ tình cảm , với chúng chẳng có gì hơn là "mối lợi lạnh lùng và nối trả tiền ngay không tình không nghĩa ." trước tình hình đó giai cấp vô sản đã vùng dậy đấu tranh để đòi quyền lợi và nhằm giải phóng chính mình. Trong thời kì này những phong trào đấu tranh của giai cấp vô sản diễn ra mang tính chất tự phát vì chưa có đường lối lãnh đạo, chưa có lý luận soi đường. Trong hoàn cảnh đó chủ nghĩa Mác - Lê Nin đã từng bước xâm nhập vào phong trào công nhân trở thành tư tưởng, nền tảng, kim chỉ nam cho phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân. Có lý luận soi đường, có hướng dẫn về mặt tổ chức phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân đã chuyển từ tự phát sang tự giác.
Với cách mạng Việt Nam vào những thập niên đầu của thế kỷ XX phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân còn mang tính tự phát nhưng sau đó vào những năm 20 của thế kỷ XX thì phong trào đấu tranh đã chuyển dần sang tự giác mà mốc đánh dấu sự chuyển biến này là vào năm 1925. Có được sự chuyển biến từ tự phát sang tự giác của phong trào công nhân Việt Nam là do sự hoạt động tích cực, sự hy sinh bản thân mình của chủ tịch Hồ Chí Minh. Vượt qua những khó khăn gian khổ người đã tìm thấy chủ nghĩa Mác - Lê Nin. Qua thực tiễn cách mạng thế giới qua nghiên cứu người đã đi đến khảng định : "Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất là chủ nghĩa Lê Nin."
Từ sự khảng định đó người đã tìm cách truyền bá chủ nghĩa Mác – Lê Nin vào cách mạng Việt Nam cũng từ đây cách mạng Việt Nam đã có đường lối và bước đi đúng đắn.
Như vậy qua thực tiễn đất nước trong hiện tại cũng như trog quá khứ chúng ta có thể thấy được sự đúng đắn của chủ nghĩa Mác- Lê Nin, thấy được vai trò tư tưởng kim chỉ nam của học thuyết Mác- Lê Nin đối với cách mạng Việt Nam. Cần thấy rằng Đảng ra đời, các cương lĩnh cách mạng, đường lối lãnh đạo của Đảng đều là sự kết hợp lý luận Mác -Lê Nin với thực tiễn đất nước, là sự kết hợp tư tưởng nhân văn truyền thống Việt Nam với chủ nghĩa Mác - Lê Nin trong quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc Việt Nam . Hồ chí Minh đã từng nói : "Đảng truyền bá lý luận Mác -Lê Nin vào trong nhân dân ta, có lý luận soi đường thì quần chúng hành động mới đúng đắn, mới phát triển được tài năng và lực lượng vô cùng vô tận của mình ."[1, 12]
Như vậy nhờ có chủ nghĩa Mác -Lê Nin làm nền tảng tư tưởng , làm kim chỉ nam , có cương lĩnh , đường lối và chính sách cách mạng đúng đắn, sáng tạo nên Đảng Cộng sản Việt Nam đã trở thành đội tiên phong có tổ chức cao nhất của giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Từ đó trong quá trình lãnh đạo của mình, Đảng đã vận dụng chủ nghĩa Mác - Lê Nin vào cách mạng Việt Nam trong sự kết hợp hai nhân tố dân tộc và quốc tế.
Chủ nghĩa Mác - Lê Nin cho rằng: cách mạng là sự nghiệp của đông đảo quần chúng nhân dân được giác ngộ cách mạng chứ không phải của riêng một cá nhân , một giai cấp hay một tầng lớp nào .Đông đảo quần chúng nhân dân được giác ngộ cách mạng sẽ hợp lại thành một sức mạnh to lớn ,đấu tranh cho các mục tiêu xác định theo đường lối đúng đắn của chính đảng vô sản. Ngược lại giai cấp vô sản phải có nhiệm vụ tổ chức, đoàn kết các giai cấp ,các tầng lớp nhân dân được giác ngộ trong nước tạo thành một sức mạnh tổng hợp để chiến thắng bất kỳ một sự phản động, xâm lược nào. Đặc biệt cùng với sự tổ chức đó thì giai cấp vô sản giữa các nước thuộc địa cũng như chính quốc phải liên kết lại tạo thành một sức mạnh vô sản quốc tế để chống lại sự phản kháng của giai cấp tư sản và các thế lực phản động. Như chúng ta đã biết vì lợi ích giai cấp tư sản sẽ không bao giờ tự rời bỏ địa vị thống trị của mình, vì lợi nhuận giai cấp chúng có thể dùng bất cứ một thủ đoạn nào kể cả những thủ đoạn bỉ ổi nhất. Mặt khác giai cấp tư sản giữa nước trên thế giới có sự liên kết qua lại với nhau, muốn chặt bỏ, phá bỏ sự liên kết đó thì giai cấp vô sản giữa các nước phải đoàn kết lại thành một khối thống nhất. Như Mác -Ăng ghen và sau này là Lê Nin chỉ ra: "vô sản tất cả các nước và các dân tộc bị áp bức trên thế giới đoàn kết lại ."
Như vậy chủ nghĩa Mác -Lê Nin cho rằng cách mạng giải phóng dân tộc do giai cấp vô sản lãnh đạo có mối gắn bó khăng khít với cách mạng thế giới và đây chính là cơ sở lý luận cho Đảng ta vận dụng vào kết hợp sức mạnh dân tộc và quốc tế trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam.
Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Viêt Nam Đảng ta còn căn cứ vào quan điểm của triết học Mác-Lê Nin về mối liên hệ phổ biến về mối liên hệ giữa yếu tố bên trong và bên ngoài.
Triết học Mác - Lê Nin cho rằng: trong thế giới vật chất các sự vật hiện tượng luôn luôn vận động, biến đổi và phát triển không ngừng. Muốn xem xét sự tồn tại và biến đổi của nó, muốn biến đổi nó phải đặt nó trong mối liên hệ đan xen, xâm nhập , bổ sung với sự vật khác. theo Ăng ghen: "khi ta quan sát vật chất vận động thì cái đập vào mắt trước nhất là mối liên hệ lẫn nhau giữa những sự vận động riêng biệt của những vật thể riêng biệt, là tình trạng cái này làm điều kiện, làm tiền đề cho cái kia ." [2 ,366]; sau này Lê Nin chỉ rõ : muốn thực sự hiểu được các sự vật , phải nắm được và nghiên cứu mọi mặt, mọi mối liên hệ của nó.
Theo triết học Mác -Lê Nin : trong mọi sự vật hiện tượng đều có mối quan hệ khăng khít giữa mối liên hệ bên trong và bên ngoài .trong đó mối liên hệ bên trong giữ vai trò chủ đạo, quyết định với sự tồn tại , vận động và phát triển của sự vật. Tuy nhiên mối liên hệ bên ngoài cũng có tính độc lập tương đối nó tác động trở lại với mối liên hệ bên trong làm cho mối liên hệ bên trong vận động và phát triển.
Các sự vật hiện tượng trong thế giới luôn luôn vận động và biến đổi không ngừng , nhưng chúng có mối liên hệ qua lại với nhau . Trong sự phát triển của mỗi sự vật hiện tượng đều có mối quan hệ khăng khít giữa bên trong và bên ngoài cũng như trong mọi cuộc cách mạng muốn giành thắng lợi thì phải biết kết hợp sức mạnh trong nước với sức mạnh quốc tế. Chính tư tưởng biện chứng về mối liên hệ bên trong và bên ngoài đã được Đảng ta vận dụng vào sách lược kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc và trong quá trình đổi mới từ 1986 đến nay.
2- tư tuởng hồ chí mih.
Năm 1958 thực dân pháp nổ súng xâm lược nước ta. Sau khi pháp xâm lược và đô hộ, xã hội Việt Nam chuyển sang biến nhanh chóng từ xã hội phong kiến trở thành xã hội thuộc địa nửa phong kiến. Cũng từ đây xã hội Việt Nam lâm vào thời kỳ đen tối; nhân dân bị cưỡng bức bóc lột, xã hội Việt Nam đeo trên mình ách gông cùm mà chưa tìm được lối thoát. Nhân dân ta bị dồn tới chân tường tiếng khóc, kêu than trong khắp thôn cùng ngõ hẻm. "Có áp bức thì có đấu tranh "hàng loạt các cuộc đấu tranh đã diễn ra từ Bắc đến Nam nhưng máu vẫn đổ xuống mà dân tộc vẫn chìm trong đêm tối. Lịch sử đã khảo nghiệm rất nhiều các cương lĩnh cứu nước khác nhau, nhưng đám mây đen vẫn bao phủ trên bầu trời Việt Nam, cách mạng Việt Nam như người đi trong đêm tối không có ngọn đuốc soi đường chỉ lối.
Trước tình hình đó, vì vận mệnh của dân tộc Nguyễn ái Quốc đẫ ra đi tìm đường cứu nước. Mặc cho sóng gió bôn ba, nguy hiểm vây quanh người vẫn khắc phục và vượt qua để quyết tâm đi tìm con đường giải phóng cho dân tộc. Trải qua thực tiễn cách mạng thế giới qua tìm tòi nghiên cứu đã tìm thấy "cẩm nang thần kỳ"đó chính là lý luận chủ nghĩa Mác- Lê Nin về cách mạng giải phóng dân tộc , về sự kết hợp độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Người đã tìm mọi biện pháp để từng bước truyền bá chủ nghĩa Mác-Lê Nin về nước . Đễn những năm 40 của thế kỷ XX người đã về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Sự lãnh đạo ,tác phong và những lời dạy của Người được tập hợp lại thành tư tưởng Hồ Chí Minh. Tư tưởng Hồ Chí Minh đã xuyên suốt quá trình cách mạng Việt Nam trở thành "cẩm nang thần kỳ" thứ 2 cho sự nghiệp giải phóng dân tộc.Cùng với chủ nghĩa Mác - Lê Nin ,tư tưởng Hồ Chí Minh đã trở thành nền tảng tư tưởng kim chỉ nam cho hành động của Đảng Cộng sản Việt Nam. Một trong những tư tưởng nổi bật đó là sự kết hợp hai nhân tố dân tộc và quốc tế, cụ thể :
2.1- Ngay từ rất sớm Hồ Chí Minh đã nhận thấy được sức mạnh to lớn khi nhân dân trong nước và trên thế giới đoàn kết lại người đã thấy được sức mạnh khi nhân dân trên khắp năm châu đoàn kết. Tháng 9 . 1919 trong bài Đông Dương và Triều Tiên người đã chỉ rõ : "Thế giới sẽ chỉ có nền hoà bình cuối cùng khi tất cả các dân tộc tự mình thoả thuận với nhau cùng tiêu diệt con quái vật đế quốc chủ nghĩa ở khắp mọi nơi mà họ gặp."
ở nước ta cũng vậy khi lãnh đạo cách mạng người đã thấy rằng nếu toàn dân đoàn kết sẽ tạo thành sức mạnh có thể chiến thắng được bất kỳ một tên xâm lược nào. Ngưòi khảng định:
"Dễ mười lần không dân cũng chịu,
Khó trăm lần dân liệu cũng xong".
Từ đó người cho rằng khi nhân dân đoàn kết thì mọi việc đều có thể giải quyết : "Đoàn kết, đoàn kết đại đoàn kết, thành công thành công ,đại thành công."
Người luôn luôn quán triệt rằng trong cách mạng của mọi thời đại thì lực lượng của nhân dân, của dân tộc là lực lượng quyết định mọi thắng lợi của cách mạng. Cũng chính từ đó mà theo người việc xây dựng lực lượng trong nước có ý nghĩa quyết định tới sự thành bại của cách mạng, nó có ý nghĩa quyết định để các dân tộc tự bản thân mình mà giải phóng: "tự giải phóng cho ta."theo người: "muốn cho người ta giúp cho thì trước hết mình phải tự giúp mình đã." Và trong xây dựng xã hội mới thì theo người: "sự giúp đỡ của các nước là quan trọng nhưng ta phải tự lực cánh sinh."
Như vậy sự đoàn kết toàn dân, tinh thần tự lực tự cường nó là một vấn đề chiến luợc , có ý nghĩa sống còn, lâu dai, nó quyết định sự hưng vọng, phồn thịnh của đất nước, cũng như nó quyết định đến thành bại của cách mạng trong mọi thời đại. Nhưng để thực hiện tốt chính sách đại đoàn kết thì theo người cần phải lấy dân làm điểm tựa cho mọi chính sách, mọi chủ trương, mọi việc làm phải xuất phát từ nguyện vọng của nhân dân. theo người: "Nước mà được độc lập nhưng dân không có tự do thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì."
Tư tưỏng lấy dân làm gốc là sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong quá trình hoạt động của người, tư tưởng đó nằm trong đức trí sáng tạo cao vời nằm trong khát vọng tột bậc của người. Người nói: "cả đời tôi chỉ có một ham muốn, một ham muốn tột bậc là làm sao nhân dân ta được no ấm, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành." chính vì vậy theo người; nếu một nước nào một dân tộc nào làm tốt được cho dân, được lòng dân thì chính sách đại đoàn kết dân tộc đó sẽ dễ thực hiện hơn khi cần thiết.
2.2 Từ tư tưởng đại đoàn kết mà Hồ Chí Minh đã chỉ ra nguyên tắc kết hợp chặt chẽ giữa sức mạnh dân tộc và sức mạnh quốc tế.
Thực tiễn lịch sử đã chứng minh, trong các bước ngoặt phát triển của cách mạng nước ta, Hồ Chí Minh luôn đứng trên tuyến đầu của mặt trận đối ngoại. Người là trí tuệ lớn sáng tạo ra đường lối quốc tế, chính sách đối ngoại độc lập tự chủ, tăng cường đoàn kết quốc tế của cách mạng nước ta. Hồ chí Minh là người mở đường và kiến trúc sư xây dựng nền ngoại giao Việt Nam hiện đại về tư tưởng, chính sách, nghệ thuật về tổ chức, chỉ đạo triển khai trong hoạt động thực tiễn cách mạng.
Trong quá trình tìm đường cứu nước, người đã sớm nhận thức được thời đại và sức mạnh của thời đại. Vận dụng lý luận Mác -Lê Nin và thực tiễn cách mạng trên thế giới người đã khảng định sức mạnh của thời đại là một nhân tố quyết định tới sự phát triển hợp quy luật của lịch sử, nó làm cho chế độ tư bản chủ nghĩa nhất định sẽ biến đổi thành xã hội chủ nghĩa. Hồ chí Minh chỉ rõ: hiện nay thế giới đang bước sang một thời đại mới, thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội vì vậy theo người sức mạnh của thời đại chúng ta là sức mạnh của giai cấp vô sản:'Quan sơn muôn dặm một nhà; bốn phương vô sản đều là anh em."
Từ đó theo Hồ Chí Minh để nhân loại phấn đấu tiến tới một hành tinh hoà bình tự do thì cần phải có sự đoàn kết quốc tế rộng rãi giữa nhân dân các nước thuộc địa và phụ thuộc với nhau, giữa nhân dân các nước thuộc địa và phụ thuộc với giai cấp công nhân, nhân dân lao động ở các nước tư bản đế quốc, giữa giai cấp vô sản toàn thế giới, nhằm tập hợp mọi mọi lực lượng đấu tranh cho mục tiêu hoà bình, độc lập dân tôc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Vì vậy khi phát biểu tại "Đại hội quốc tế Cộng sản lần thứ V"ngày 23- 6- 1924, người đã chỉ ra: "....song tôi thấy rằng hình như các đồng chí chưa hoàn toàn thấm nhuần tư tưởng cho rằng, vận mệnh của giai cấp vô sản thế giới và đặc biệt là vận mệnh của giai cấp vô sản ở các nước đi xâm lược thuộc địa gắn chặt với vận mệnh của giai cấp bị áp bức ở các thuộc địa." [ 3, 273]
Khi đã nhận thức sâu sắc về thời đại và sức mạnh của thời đại, nhận thức rõ chiều hướng đi lên lên tất yếu của các dân tộc, Hồ Chí Minh chủ động đưa dân tộc ta đi theo chiều hướng phát triển chung của nhân loại. Người tiến hành đưa cách mạng Việt Nam hoà vào dòng chảy chung của cách mạng thế giới. Người đã xác định:'Muốn cứu nước, giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản."Đây là công lao đầu tiên của Hồ Chí Minh đối với dân tộc Việt Nam cũng như đối với các dân tộc bị áp bức khác, chính Người đã gắn cách mạng giải phóng dân tộc với cách mạng vô sản. cách mạng Việt Nam muốn thành công thì không được tách ra khỏi dòng chảy chung của thế giới, phải là một bộ phận của cách mạng thế giới, Người nói: "Chúng ta làm cách mạng thì cũng phải liên lạc với tất cả các đảng cách mạng trong thế giới để chống lại tư bản và đế quốc chủ nghĩa." [ 4, 218]. Cũng vì thế mà ngay từ đầu những năm 1930 người đã xác định: "Cách mạng thế giới có liên hệ mật thiết với cách mạng An Nam” và "trong khi tuyên truyền cái khẩu hiệu nước nam độc lập, phải đồng thời tuyên truyền và thực hành liên lạc với bị áp bức dân tộc và vô sản giai cấp thế giới, nhất là vô sản giai cấp Pháp." [5, 3]. đó chính là con đường cách mạng vô sản , là sự kết hợp độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội , cụ thể là sự kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại theo phương châm thế giới đoàn kết vì hoà bình, dân chủ và tiến bộ xã hội.
Lê Nin đã chỉ ra rằng:'Chỉ có dựa trên cơ sở hiểu biết những đặc điểm của thời đại, chúng ta mới có thể tính đến những đặc điểm, chi tiết của nước này hay nước nọ và định ra phương hướng hoạt động."ở đây sự kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại là một tư tưởng nhất quán trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Chính tư tưởng về sự kết hợp hai nhân tố dân tộc và quốc tế đã làm nên sức mạnh để giải phóng nưóc nhà vào năm 1945 và mùa xuân năm 1975, đất nước thống nhất cùng nhau đi lên Chủ nghĩa xã hội: "chính vì đã biết kết hợp phong trào cách mạng nước ta với phong trào cách mạng của giai cấp công nhân quốc tế và các dân tộc bị áp bức mà Đảng ta đã vượt qua được mọi khó khăn đưa giai cấp công nhân và nhân dân ta đến những thắng lợi vẻ vang như ngày nay." [6, 19].
Tư tưởng hồ chí Minh không chỉ có ý nghĩa to lớn đối với sự nghiệp giải phóng đất nước ta mà còn có ý nghĩa to lớn đại nghiệp hoà bình thế giới. Như Amet:Giám đốc UNESCÔkhu vực Châu á - Thái Bình Dương nhận xét:' Người sẽ được ghi nhớ không phải chỉ là người cho tổ quốc và nhân dân đi đô hộ, mà còn là một hiền triết hiện đại đã mang lại một viễn cảnh và hi vọng mới cho những người đang đấu tranh không khoan nhượng để loại bỏ bất công, bất bình đẳng khỏi trái đất này. " [7, 37]. Trong nghị quyết của UNESCÔ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 4.doc