Đề tài Đặc trưng ngôn từ trong thơ Hồ Xuân Hương

"Biểu tượng phồn thực chia ra hai loại là biểu tượng gốc và biểu tượng phái sinh. Biểu tượng gốc là những biểu tượng đã tồn tại lâu đời trong đời sống cộng đồng, trong lễ hội tập tục thờ cúng, trong lời ăn tiếng nói hàng ngày của nhân dân: hang, động, lỗ đó là những sáng tạo của cộng đồng từ xa xưa" [18, tr.272]. Trước hết chúng còn liên quan đến những huyền thoại về cột vũ trụ, trứng vũ trụ, trời và đất, đực và cái, âm và dương.Theo quan niệm của người xa xưa thì trời là cha đất là mẹ, nên tuyệt nhiên hang, động, giếng ta hiểu đó là âm vật.

 Thơ Hồ Xuân Hương các biểu tượng hang, động, đèo thể hiện rất rõ. Bài thơ Động Hương tích (Chùa Hương) là một ví dụ:

 Bày đặt kìa ai khéo khéo phòm!

 Nứt ra một lỗ hỏm hòm hom

 Người quen cõi phật chen chân xọc

 Kẻ lạ bầu tiên mỏi măt dòm

 Giọt nước hữu tình rơi thánh thót

 Con thuyền vô trạo cúi lom khom

 Lâm tuyền quyến cả phồn hoa lại

 Rõ khéo trời già đến giổ dom

 Các cụm từ: nứt làm đôi, chen chân xọc, cúi lom khom.Bên cạnh nghĩa thứ nhất tả cảnh chùa chiền với một khung cảnh, con người thơ mộng thì nghĩa thứ hai là nghĩa ngầm rất Xuân Hương tả âm vật và hoạt động tính giao của con người. Ở đây Hồ Xuân Hương nói đến các hang động, chùa chiền đó là những nơi thiêng liêng, nơi thờ thần cúng phật. Có người khi đọc bài thơ này cho rằng đây là một sự đả kích tôn giáo. Chúng tôi nghĩ không hẳn là như thế. Các hình ảnh và hoạt động trong bài thơ này đều gợi đến các bộ phận sinh dục và hoạt động tính giao. Các sự vật được dùng trong tín ngưỡng cũng mang biểu tượng phồn thực. Những ngọn tháp cũng mang bóng dáng của dương vật. Que hương thân tròn chân vuông là biểu tượng của Linga và Yôni được cắm vào bình hương là hoạt động tính giao.

 

doc67 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2189 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Đề tài Đặc trưng ngôn từ trong thơ Hồ Xuân Hương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n dụ  thông dụng trong văn học nghệ thuật. Dựa vào những biểu hiện khác nhau về nội dung, hình thức, người ta còn chia câu đố thành các loại, các nhóm khác nhau, như đố tục giảng thanh, loại đố chữ, loại đố nói và đố giảng.        Giống như trò chơi dân gian thì câu đố trong thơ Hồ Xuân Hương cũng khởi nguồn từ dân  gian mà ra. Câu đố dân gian thường thể hiện trí tuệ của con người trước các đồ vật, sự vật, hiện tượng tự nhiên xảy ra xung quanh đời sống con người. Thơ Hồ Xuân Hương đã vận dụng rất thàmh công phương thức dân gian ấy.        Trong câu đố của dân gian cũng có một câu đố về Hồ Xuân Hương như sau:    Mất  đòn cân tạo hóa    Đành khép túi càn khôn    Tròn méo mặc miệng thế    Vẫn giữ tấm lòng son    (Là  ai? - là Hồ Xuân Hương)        Vậy trong lĩnh vực câu đố dân gian, Xuân Hương đã vận dụng phương thức ấy như thế nào? Các bài thơ Mời Trầu, Ốc nhồi,  Hỏi trăng, Vịnh cái quạt, Đèo Ba Dội... là những sự vật, hiện tượng lấy từ tích câu đố mà ra. Ví dụ như bài thơ Đèo Ba Dội của Hồ Xuân Hương:    Một  đèo một đèo lại một  đèo    Khen ai khéo tác cảnh cheo leo    Cửa son đỏ loét tùm hum nóc    Hòn  đá xanh rì lún phún rêu... Trong dân gian có câu đố:    Đèo nào mỗi bước chồn chân    Khiến người quân tử hiền nhân ngại ngùng    Vừa leo vừa nghỉ ba lần    Ai qua ai cũng bâng khuâng đứng nhìn?                                            (Đèo Ba Dội)     Hay Xuân Hương có bài thơ Con Cua:    Em có mai xanh, có yếm vàng    Ba quân khiêng kiệu, kiệu nghênh ngang    Xin cho ông Khổng về Đông Lỗ    Học thói Bàn Canh nấu chín Thang.     Trong câu đố dân gian cũng có câu đố về con cua như sau:    Không đầu không cổ    Mắt  ở trên chân    Không có xương gân    Thân mình vẫn cứng                                              (Con cua)     Bài thơ Dệt vải của Xuân Hương cũng có tích từ  câu đố dân gian:    Xương sườn, xương sống    Không có thịt co da    Chim đậu ở trên lưng    Guốc  đi ở dưới bụng    Giúp  ích cho người ta    Khỏi trần truồng như nhộng.                                    (Khung dệt cửi)      Cái quạt giấy cũng được xuất hiện trong câu đố dân gian:    Thân gầy chỉ có da xương    Khi vui xòe rộng cánh hường vẫy tung    Trời dù lặng gió đốt nung    Vẫn nghe mát mẻ khắp cùng năm châu.                                               (Cái quạt giấy)            Bài thơ "Mời Trầu" trong thơ Hồ Xuân Hương, Câu đố dân gian lại được nhắc đến tục mời trầu - một phong tục mang đậm cộng đồng của người Việt:                                 Đố tục giảng thanh                                  Mở miệng mời anh                                  Hai tay bưng đít?                                           (Mời trầu)        Trong bài thơ "Hòa thượng bị ong đốt" của Hồ Xuân Hương, con ong được nhắc đến trong bài thơ như một cái cớ nhằm  mỉa mai, châm chọc những nhà sư nào là mũ thâm là nón tu lờ. Họ khoác trên mình áo cà sa của phật tổ mà làm toàn chuyện bậy bạ, tục tĩu, bẩn thỉu. Trong câu đố dân gian cũng có một bài thơ đó về con ong nhưng với một ý nghĩa hoàn toàn khác.      Con gì chỉ thích yêu hoa      Ở đâu hoa nở dù xa vẫn tìm      Tháng năm cần mẫn ngày đên      Chắt chiu mật quý lặng im tặng đời?                                                           (Con ong)        Trong bài thơ "Hỏi trăng" của Hồ Xuân Hương, hình ảnh mặt trăng, ánh trăng và hình ảnh chị Hằng Nga đã được nhắc đến với một ý nghĩa rất riêng. Đó là sự hòa trộn giữa "tình riêng" với "tình nước non" như một câu hỏi chưa có lời đáp. Hơi hướng của bài thơ như một sự bỏ ngỏ dành cho người đọc tự trả lời, tự mình chiêm nghiệm. Trong câu đố dân gian cũng có câu đố về Mặt trăng và về chị Hằng Nga như sau:   Ở giữa thì bảo là già   Hai đầu nối lại vậy là còn non Quẩn quanh trong cái vòng tròn   Bảo già cũng gật, bảo non cũng ừ?                                                      ( Mặt trăng)   Muôn triệu người thế gian  Đêm đêm luống mơ màng   Cô  thì luôn hờ hững   Lơ  lửng ở non ngàn   Cô  tên gì ai biết?                                                  (Cô Hằng Nga)        Hồ  Xuân Hương đã vận dụng rất thành công những tích của câu đố dân gian xưa để đưa vào thơ mình một cách linh hoạt, tài tình. Phải là một người rất tinh tế nhạy bén, am hiểu sâu sắc đời sống của quần chúng nhân dân, Xuân Hương mới xây dựng nên những hình tượng như thế. Đây là một biệt tài của Xuân Hương so với các nhà thơ khác, việc sử dụng câu đố của dân gian để đưa vào thơ mình một cách nhuần nhuyễn như thế quả thực không hề đơn giản một chút nào. Đây là một thành công lớn của Xuân Hương trong quá trình vận dụng, dân gian hóa thể thơ dân tộc.        Tiểu kết: Chất liệu dân gian được dùng trong thơ Hồ Xuân Hương là khá đậm đặc. Chất liệu dân gian thể hiện trong cách dùng từ ngữ, cách sử dụng thành ngữ, tục ngữ và chơi chữ. Chất liệu dân gian còn thể hiện qua việc dùng các phương thức dân gian như dùng hình thức đố, miêu tả các trò chơi dân gian và qua đó để ẩn dụ, ám chỉ một vật, một hiện tượng xã hội nào đấy. Hồ Xuân Hương sử dụng triệt để lối ăn nói dân gian theo kiểu ỡm ờ, hai mặt, đa nghĩa thông qua việc dùng các từ láy, các cách chơi chữ. Cách sử dụng chất liệu và các phương thức dân gian đã làm cho thơ bà có giá trị biểu đạt cao, hàm ngôn, đa nghĩa nên tùy vào từng hoàn cảnh, từng tình huống, từng vị thế xã hội của mỗi người mà có thể hiểu một cách khác nhau. Nó gợi nên những ý tưởng mới lạ cho người đọc, làm cho người này tức tối nhưng người khác lại thích thú hả hê. Tất cả những hiệu quả biểu đạt ấy chỉ được thể hiện từ chất liệu dân gian. Chương 3 Ý NGHĨA BIỂU ĐẠT QUA CÁCH SỬ DỤNG NGÔN TỪ TRONG THƠ HỒ XUÂN HƯƠNG 3.1. Yếu tố văn hóa phồn thực 3.1.1. Khái niệm văn hóa phồn thực         Lễ  hội gắn liền với thờ sinh thực khí và quan hệ nam – nữ. Sinh thực khí Nam, Phồn thực theo nghĩa chung là sự phát triển, sinh sôi. Tuy nhiên, xét về nghĩa của từ “phồn” và “thực” cùng với sự kết hợp của nó thì có nhiều nét nghĩa khác nhau. “Phồn” theo âm Hán là “fán” có nghĩa là 1. đông đúc (phồn hoa), 2. nhân lên nhiều (phồn vinh). Đồng nghĩa với “phồn” là “phiền” cũng phát âm là “fán” có nghĩa là 1. tốt tươi (phiền mậu), 2. nảy nở (phiền diễn), 3. nhiều (phiền tinh). “Thực” theo âm Hán là “shí” có nghĩa là 1. ăn, đồ ăn (ẩm thực), 2. đất sét, đất thó, 3. cây cối (thực vật), 4. gây giống (sinh thực khí). Phồn thực được hiểu theo nghĩa hòa hợp âm dương giữa đất và nước, giữa trời và đất. Nước cũng là từ trời, theo ngôn ngữ hệ Tày – Thái trong tiếng Lào, có từ đọc là “phổn”, nghĩa là mưa, gần âm với “phồn” và nghĩa 2 của từ “thực” là đất. Phồn thực được hiểu theo nghĩa là sự phát triển sinh sôi thì “phồn” cũng đọc là “phiền” có nghĩa thứ 1 là tốt tươi, nghĩa thứ 2 là nảy nở và “thực” có nghĩa thứ 3 là cây cối. Phồn thực được hiểu theo nghĩa là sự nhân giống thì “phồn” có nghĩa thứ 2 là nhân lên nhiều và “thực” có nghĩa là gây giống (sinh thực khí). Như vậy, lễ hội có liên quan đến văn hóa phồn thực là các nghi lễ và trò chơi gắn liền với nước, đất, gieo trồng, sinh thực khí, quan hệ nam -  nữ.        Văn hóa phồn thực ngày càng được nhiều nhà nghiên cứu văn học, văn hóa quan tâm. Đã có một số công trình nghiên cứu văn hóa phồn thực trong văn học viết. Đáng chú ý là cuốn Sáng tác của Francois Rabelais với văn hóa dân gian thời Trung đại và Phục hưng (1965). M.Bakhtin đã đưa ra cái nhìn văn hóa để phân tích và lý giải tác phẩm của nhà văn Phục Hưng Pháp Rabelais. Năm 1968, trong lời giới thiệu viết cho cuốn sách Thơ Hồ Xuân Hương xuất bản bằng tiếng Nga, nhà Việt Nam học người Nga N. Nicutin đã dựa theo cách nghiên cứu của M.Bakhtin để so sánh sự xâm nhập của văn hóa dân gian Việt Nam vào thơ Hồ Xuân Hương. Tiếp tục theo hướng này, GS. Lê Trí Viễn, năm 1987 đã cắt nghĩa yếu tố tục trong thơ nữ sĩ trong công trình Nghĩ về thơ Hồ Xuân Hương, Sở Giáo dục tỉnh Nghĩa Bình xuất bản. Nguyễn Tuân nói cụ thể hơn đến sự ảnh hưởng của tục thờ “nõn nường” trong văn hóa dân gian một số vùng miền Bắc Việt Nam trong thơ Hồ Xuân Hương trong bài Băm sáu cái nõn nường Xuân Hương (1986). Nhà nghiên cứu Đỗ Lai Thúy trong cuốn chuyên luận Hồ Xuân Hương, hoài niệm phồn thực, Nxb VHTT, H.,1999 đã dùng phương pháp nhân học – văn hóa học để lý giải thơ nữ sĩ theo hướng văn hóa phồn thực. Nghiên cứu văn hóa phồn thực trong văn học dân gian đã được một số nhà nghiên cứu đề cập đến nhưng chưa thành chuyên luận riêng. Nghiên cứu văn hóa phồn thực trong lễ hội mới là những nét miêu thuật trong lễ hội nói chung. Ở bài viết này, chúng tôi chỉ phác thảo những nét sơ lược về các hình thức lễ hội mang yếu tố văn hóa phồn thực.         Trước hết là các lễ hội có các nghi người Chăm gọi là Linga, là cơ quan sinh dục duy trì  và phát triển nòi giống. Quan hệ nam – nữ  là vừa là lẽ tự nhiên, vừa hoạt  động kích thích sự ham muốn và tăng cường năng lực tình dục của con người. Người xưa khát khao có nhiều con để duy trì và phát triển giống người nhưng việc sinh đẻ khó khăn nên người ta tin rằng có vị thần phụ trách việc quan hệ nam – nữ. Vị thần đó hiện thân giống bộ phận sinh thực khí Nam và trở thành tín ngưỡng thờ sinh thực khí và đi kèm với đó là các hoạt động nghi lễ kích thích sự ham muốn và năng lực nhân giống của thần bằng các cuộc tiếp xúc, đụng chạm nam – nữ, các hành động mô phỏng quan hệ ân ái. 3.1.2. Mối quan hệ giữa văn hóa phồn thực và khát vọng nhân văn nhân bản        Nhiều người khi bàn đến những vấn đề thầm kín trong chuyện tình yêu, tình vợ chồng, chuyện phòng the, họ thường đỏ mặt tỏ ý dấu kín, không muốn bàn tới. Họ xem như đó là một sự xỉ nhục, lố lăng, tục tĩu, bậy bạ. Trước đây sống trong thời đại phong kiến, vấn đề vốn được xem là tục tĩu, đồi bại kia lại càng bị cấm đoán, bị bài trừ và tẩy chay. Có chăng chỉ các đấng mày râu mới có cái quyền ngồi lại với nhau để bàn tán. Với phụ nữ thì hoàn toàn không. Đã là con người thì ai cũng có nhu cầu về tính dục như nhau, điều đó cũng rất tự nhiên, rất con người. Thế nhưng, xã hội phong kiến với những hủ tục lạc hậu đã áp đặt lên con người sự bất bình đẳng ấy. Sự bất bình đẳng về quyền sống, quyền tự do con người vốn đã oan nghiệt rồi thì sự bất bình đẳng về tính dục thì thật là đê tiện. So với người đàn ông thì người đàn bà nhu cầu về tính dục cao hơn nhưng chính họ lại bị xã hội áp đặt, cấm đoán dã man hơn. Trai thì "Năm thê bảy thiếp", họ có quyền được lấy nhiều vợ, đầu gối tay ấp với nhiều phụ nữ khác. Còn người phụ nữ thì "Gái chính chuyên chỉ lấy một chồng" đó là chưa kể đến cảnh làm vợ lẽ thì thật là hẩm hiu, đáng thương. Trong chuyện chăn gối người đàn ông tự đặt cho mình cái quyền chủ động, buộc người phụ nữ phải theo ý muốn của mình, họ phải làm theo một cách máy móc, khuôn sáo, răm rắp mà không một tiếng thở than gì. Chính vì phải chịu đựng những oan ức thiệt thòi bị ức chế cả về thể xác lẫn tâm hồn, mà người phụ nữ xưa tiêu biểu là Hồ Xuân Hương là một trong những người tiên phong nói lên tiếng nói phản kháng, đả kích, bênh vực quyền lợi vốn là tự nhiên của mình. Hồ Xuân Hương không chỉ đứng lên đòi quyền bình đẳng cho người phụ nữ, hơn nữa đó là nhu cầu về tình cảm của người phụ nữ phải được đáp ứng một cách công bằng, đó chính là ngọn nguồn của mọi giá trị nhân văn, nhân bản.        Đó là tiếng nói đòi quyền hạnh phúc cá nhân của người phụ nữ, quyền bình đẳng, tự do trong tình yêu và trong cả nơi buồng the. Hồ Xuân Hương ca ngợi vẻ đẹp, tài năng, vai trò của người phụ nữ. Miêu tả khái quát giàu hình ảnh thân thể ngọc ngà của người phụ nữ (Thân em vừa trắng lại vừa tròn - Bánh trôi nước), (Đôi gò bòng đảo sương còn ngậm, một lạch đào nguyên nước chửa thông - Thiếu nữ ngủ ngày). Một sự phản kháng mãnh liệt với thói đạo đức giả , coi thân thể ngọc ngà của người phụ nữ là thấp hèn, ý nghĩ đó đã ăn sâu, bám rễ bào mòn trí tuệ của những tài tử, văn nhân thời phong kiến.        Hồ Xuân Hương không chỉ đả kích, phản ứng xã hội mà sâu xa hơn đó là một sự ca ngợi vẻ đẹp của người phụ nữ với những đường nét thiết tha, uyển chuyển, một nét đẹp tinh tế, khiến cho "Quân tử dùng dằng đi chẳng dứt, Đi thì cũng dở, ở không xong" (Thiếu nữ ngủ ngày). Nó như là một thông điệp mà nhà thơ muốn gửi đến bạn đọc. Hãy biết trân trọng người phụ nữ, hãy có một cái nhìn bình đẳng cho "phái yếu" hãy trả lại cho họ những quyền lợi chân chính thuộc về họ, với những nhu cầu, bản năng tự nhiên vốn rất nhân bản, bởi lẽ "Thịt da ai cũng là người thế thôi" (truyện Kiều - Nguyễn Du). 3.1.3. Biểu hiện tính phồn thực trong thơ Hồ Xuân Hương        Nhà  thơ Tản Đà phê bình thơ Hồ Xuân Hương như sau: "Thơ của Hồ Xuân Hương thật là linh quái, những câu thơ đọc lên thấy ghê người. Người ta thường có câu: Thi trung hữu họa nghĩa là trong thơ có vẽ. Như thơ Hồ Xuân Hương thì lại là: Thi trung hữu quỷ nghĩa là trong thơ có ma! Song mà nhận ra thời tục" [18, tr.161]. Hoặc ông viết trong một bài ca:    Ngồi buồn nhớ chị Xuân Hương    Hồn thơ còn hãy như nhường trêu ai    Cho hay mệnh bạc có trời    Đồng cân đã nặng bên tài thì thôi        Suy cho cùng ý nghĩa cơ bản của những biểu tượng dâm tục trong thơ Hồ Xuân Hương chính bắt rễ từ yếu tố phồn thực từ dân gian mà ra.          "Biểu tượng phồn thực trong thơ Hồ Xuân Hương là  biểu tượng của văn hóa tôn giáo, chúng tồn tại và  hình thành từ xa xưa"[18, tr.270]. Bằng thứ ngôn ngữ bình dân, quen thuộc nhà thơ đã lột tả được cái gọi là siêu mẫu tồn tại vô thức trong cộng đồng dưới dạng huyền thoại, cổ tích... Đó là cái quạt, là cái giếng, đèo Ba Bội, trống thủng, đánh đu, tát nước...Đó là những biểu hiện rõ nét nhất tính phồn thực trong thơ Hồ Xuân Hương. Biểu tượng phồn thực trong thơ Hồ Xuân Hương rất đa dạng và phong phú, để dễ tiếp cận sâu với văn bản hơn chúng tôi đã chia ra thành 4 loại như sau: -Các hình ảnh gợi liên tưởng đến bộ phận của cơ quan sinh dục phụ nữ như: hang (Cắc cớ -Thanh Hóa), động (Hương tích), đèo (Ba bội), kẽm (Trống), giếng (Cầu trắng phau phau đôi ván ghép), lỗ (Cọc nhổ đi rồi lỗ bỏ không), kẽ rêu (Trưa trật nào ai móc kẽ rêu), cái quạt (Chành ra ba góc da còn thiếu, khép lại đôi bên thịt vẫn thừa), miệng túi (Càn khôn)...        - Các hình ảnh gợi liên tưởng đến bộ phận cơ  quan sinh dục nam như: sừng (Dê cỏn buồn sừng húc dậu thưa), cán cân (Cán cân tạo hóa rơi đâu mất), dùi trống (Trống thủng vì chưng kẻ nặng dùi), con suốt (đâm ngang thích thích mau), cọc (Cọc nhổ đi rồi lỗ bỏ không), hòn đá (đâm toạc chân mây)...        - Các hình ảnh gợi hành động tính giao: đánh đu (Trai đu gối hạc khom khom cật/ Gái uốn lưng ong ngửa ngửa lòng), dệt cửi (Hai chân đạp xuống năng năng nhắc/ Một suốt đâm ngang thích thích nhau), đánh trống (Ngày vắng đập tung dăm bảy chiếc/ Đêm thanh tỏm cắc một đôi hồi), châm (Ong non ngứa nọc châm hoa rữa), húc (Dê cỏn buồn sừng húc dậu thưa), trèo (Mỏi gối chồn chân vẫn muốn trèo)...        - Biểu tượng thân thể và các bộ phận gợi cảm của phụ nữ: Bánh trôi (Thân em vừa trắng lại vừa tròn), quả mít (Da nó xù xì múi nó dày), mặt trăng (Đêm trăng cớ chi phô tuyết trắng, Ngày xanh sao nỡ tạo lòng son), bồng đảo (Đôi gò bồng đảo sương còn ngậm), lưng ong (Gái uốn lưng ong ngửa ngửa lòng), nương long (Yếm đào trễ xuống dưới nương long), mông đít (Nhấp nhổm bên ghềnh đít vắt ve)...        "Biểu tượng phồn thực chia ra hai loại là biểu tượng gốc và biểu tượng phái sinh. Biểu tượng gốc là  những biểu tượng đã tồn tại lâu đời trong đời sống cộng đồng, trong lễ hội tập tục thờ cúng, trong lời ăn tiếng nói hàng ngày của nhân dân: hang, động, lỗ đó là những sáng tạo của cộng đồng từ xa xưa" [18, tr.272]. Trước hết chúng còn liên quan đến những huyền thoại về cột vũ trụ, trứng vũ trụ, trời và đất, đực và cái, âm và dương...Theo quan niệm của người xa xưa thì trời là cha đất là mẹ, nên tuyệt nhiên hang, động, giếng ta hiểu đó là âm vật.        Thơ  Hồ Xuân Hương các biểu tượng hang, động, đèo thể  hiện rất rõ. Bài thơ Động Hương tích (Chùa Hương) là một ví dụ:    Bày  đặt kìa ai khéo khéo phòm!    Nứt ra một lỗ hỏm hòm hom    Người quen cõi phật chen chân xọc    Kẻ  lạ bầu tiên mỏi măt dòm    Giọt nước hữu tình rơi thánh thót    Con thuyền vô trạo cúi lom khom    Lâm tuyền quyến cả phồn hoa lại    Rõ  khéo trời già đến giổ dom        Các cụm từ: nứt làm đôi, chen chân xọc, cúi lom khom...Bên cạnh nghĩa thứ nhất tả cảnh chùa chiền với một khung cảnh, con người thơ mộng thì nghĩa thứ hai là nghĩa ngầm rất Xuân Hương tả âm vật và hoạt động tính giao của con người. Ở đây Hồ Xuân Hương nói đến các hang động, chùa chiền đó là những nơi thiêng liêng, nơi thờ thần cúng phật. Có người khi đọc bài thơ này cho rằng đây là một sự đả kích tôn giáo. Chúng tôi nghĩ không hẳn là như thế. Các hình ảnh và hoạt động trong bài thơ này đều gợi đến các bộ phận sinh dục và hoạt động tính giao. Các sự vật được dùng trong tín ngưỡng cũng mang biểu tượng phồn thực. Những ngọn tháp cũng mang bóng dáng của dương vật. Que hương thân tròn chân vuông là biểu tượng của Linga và Yôni được cắm vào bình hương là hoạt động tính giao.        "Biểu tượng phái sinh ngược lại là sáng tạo riêng của nhà thơ" [18, tr. 272]. Những biểu tượng này không có nghĩa tự thân ngoài văn bản thơ, hay đúng hơn ở ngoài đời chúng mang nghĩa khác nhưng trong thơ Hồ Xuân Hương chúng lại mang nghĩa phồn thực. Trong đời sống hàng ngày biết bao sự vật, hành động ta thường gặp, quen đến nhẵn mặt, không hề có một ý nghĩa nào khác vậy mà trong thơ Hồ Xuân Hương chúng lại mang một ý nghĩa khác, như mặt trăng (Một trái trăng thu chín mõm mòm/ Nảy vừng quế đỏ lỏm lòm lom...), các vị thuốc, giao cầu thuyền tán (Thạch nhũ trần bì sao để lại, Dao cầu thiếp biết trao ai nhỉ...). Việc dệt cửi được miêu tả theo hướng phồn thực:     Thắp ngọn đèn lên thấy trắng phau     Con cò mấp máy suốt đêm thâu     Hai chân đạp xuống năng năng nhắc     Một suốt đâm ngang thích thích mau.     Rộng hẹp nhỏ to vừa vặn cả,      Ngắn dài khuôn khổ cũng như  nhau.     Cô  nào muốn tốt ngâm cho kỹ     Chờ  đến ba thu mới giãi màu.        Bài thơ rõ ràng có hai lớp nghĩa. Nghĩa thứ nhất là tả người dệt cửi. Từ khung cảnh ban đêm, màu trắng của sợi, các bộ phận của khung cửi như con cò, suốt, khuôn khổ...đến các động tác của người và công cụ lao động (Hai chân đạp xuống năng năng nhấc, Một suốt đâm ngang thích thích mau), đều được miêu tả chính xác. Hai câu kết như một lời bình luận của tác giả, khớp với nghĩa thứ nhất và làm nổi lên nghĩa thứ hai. Như vậy mỗi một từ một câu trong bài thơ của Hồ Xuân Hương đều ánh lên hai nghĩa: nghĩa phô và nghĩa ngầm, nghĩa thanh và nghĩa tục. Đúng như nhận xét của Xuân Diệu : "Thơ Hồ Xuân Hương tục hay là thanh? Đố ai bắt được: Bảo rằng nó hoàn toàn là thanh, thì cái nghĩa thứ hai có dấu được ai, mà Hồ Xuân Hương có muốn dấu đâu. Mà bảo nó là nhảm nhí, là tục, thì có gì là tục nào?".        "Như  vậy những biểu tượng phồn thực nói chung và biểu tượng phồn thực trong thơ Hồ Xuân Hương nói riêng đều có hai mặt lấp lửng của nó giống như hai mặt của một tờ giấy, có mối quan hệ khăng khít lẫn nhau. Chúng luôn vận động và chuyển hóa tạo sự hòa quyện gắn bó với nhau" [18, tr.280]. Mỗi bài thơ của Xuân Hương, đằng sau cái ý nghĩa đời thường, ý nghĩa xã hội chính là ý nghĩa tâm linh, tín ngưỡng phồn thực, đằng sau cái con người xã hội  là con người vũ trụ. Hồ Xuân Hương đã làm được điều mà tưởng như không thể làm được, cái không thể tuyệt nhiên đã trở thành có thể. Trước Hồ Xuân Hương không có ai đã đành. Sau Hồ Hương cũng không có ai vì muốn làm được  như vậy phải trên cơ sở tín ngưỡng phồn thực đã trở thành cái nhìn nghệ thuật của thế giới. 3.2. Thân phận người phụ nữ  với khát vọng nhân văn nhân bản        Xã  hội phong kiến là xã hội trọng nam khinh nữ. Những gì mà một người đàn ông cần là "trung quân ái quốc", "phải có danh gì với núi sông", là "tu nhân, tề gia, trị  quốc, bình thiên hạ". Người phụ nữ phải là "tiết hạnh khả phong", "tam tòng tứ đức" là "chính chuyên chỉ có một chồng". Người phụ nữ là cái xác không hồn bị bổn phận và nghĩa vụ đè bẹp. Tư tưởng trọng nam khinh nữ nhiều khi qua cực đoan "nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô". Người phụ nữ không một chút tự do, không được quyền đòi hỏi hạnh phúc, họ chỉ có một nghĩa vụ duy nhất là làm tròn bổn phận và chức năng của mình. Trong chuyện riêng tư, chăn gối thì người phụ nữ bao giờ cũng là người bị động. Trong chuyện buồng the thì người phụ nữ chỉ là kẻ "phục vụ" chứ không có quyền "khám phá" và "tận hưởng".        Hồ  Xuân Hương không chấp nhận như thế. Là người phụ  nữ ai cũng khát khao một cuộc sống hạnh phúc, một tình yêu ngọt ngào. Xuân Hương cũng đứng về phía tình yêu, bà thay lời chị em phụ nữ nói lên tiếng nói chân thực, riêng tư mà tiêu biểu cho trái tim của hàng triệu triệu phụ nữ bao đời nay bị phong kiến, nho giáo trói buộc, chôn vùi những khát vọng nhân sinh, nhân bản. Xã hội bấy giờ xem những người phụ nữ không chồng mà chửa là đồ hư hỏng, đáng vất đi, gia đình coi đó là nỗi ô nhục, phải cạo trọc đầu bôi vôi rồi rong đi khắp làng hoặc thả trôi sông...Xuân Hương đã lên án rất mạnh mẽ. Bản chất của người phụ nữ là sự hy sinh nhưng vì số phận không may mắn mà...Chẳng lẽ con người sinh ra không được hưởng quyền sống tối thiểu đó sao? Không lẽ gì mà xã hội phong kiến vô nhân đạo kia lại có quyền chối bỏ, phủ nhận một cách sạch trơn được.        Xuân Hương phê phán cái xã hội cho phép người đàn ông lấy nhiều vợ để rồi sinh ra cảnh vợ lẽ, vợ cả "kẻ đắp chăn bông kẻ lạnh lùng". Đã có biết bao nhiêu phụ nữ trải qua cuộc đời làm lẽ nhưng đã có tiếng tố cáo nào quyết liệt đến thế? Xuân Hương đã lên tiếng phê phán quyết liệt đồng thời tỏ thái độ đồng cảm sâu sắc với thân phận lẽ mọn con đòi:     Chém cha cái kiếp lấy chồng chung     Năm thì mười họa chăng hay chớ     Một tháng đôi lần có cũng không.        Bọn phong kiến từ vua đến quan, từ hiền nhân  đến quân tử luôn mồm khoác lác rằng mình là  quân tử, đạo đức trong sáng, khuôn vàng thước ngọc suy cho cùng cũng chỉ là bọn giả dối. Ban ngày thì "Cao đạo như thần" ban đêm thì lại "tần mần như ma". Xuân Hương đã khai thác vào điểm yếu là tình dục, qua đó Xuân Hương tha hồ vừa đùa vừa cho các vị nếm những ngón đòn cay nghiệt dở khóc dở cười "Đầu sư há phải gì bà cốt, bá ngọ con ong bé cái lầm". "Quân tử dùng dằng đi chẳng dứt, đi thì cũng dở ở không xong". Xuân Hương đã phê phán thái độ một mặt mê say sắc, dục nhưng mặt khác lại dè dặt buộc tội cái thú vui sinh học ấy.        Thời  đại bấy giờ, chế độ phong kiến ra mặt phản  động, sự bỉ ổi trắng trợn không riêng gì một kẻ mà lan rộng ra cả một tầng lớp người. "Cái đèo" trở thành một đối tượng phản ánh rất hấp dẫn, dù gian nan dù mỏi gối chồn chân nhưng các vị vẫn muốn trèo... các đam mê ham muốn ấy là lẽ thường tình của con người, không trừ một ai, không của riêng ai.        Ở bình diện sự sống, nam nữ là không phân chia, càng không có cấp bậc, hoàn toàn ngang nhau, chỉ vì xã hội phân chia trên dưới đẳng cấp, kẻ thống trị người bị trị nên người phụ nữ mới bị khinh rẻ và xem thường đến như thế. Thời phong kiến ở Phương Đông nho giáo, người phụ nữ phải sống dưới quyền của người đàn ông, luôn luôn coi như chưa trưởng thành, phụ nữ là "không thể dạy được" phụ nữ là phận trong buồng, dưới nhà bếp không đi quá chuồng heo, rổ rá, tam tòng tứ đức chẳng qua cũng là phục vụ cho cho các đấng phu quân mà thôi. Xuân Hương đã lấy ngay cái thân xác người phụ nữ mà tô mà đắp cho thật khéo, quyến rũ dắt cả thầy tu lẫn vua chúa vào tới nơi rồi bất thần sụp họ xuống. Kẻ thì chân dính chặt xuống đất trước "Yếm đào trễ xuống dưới nương long" kẻ thì "dấu yêu một cái này"...Vứt đi tất cả những giáo điều về phong kiến và nho giáo về người phụ nữ phải trả cho người phụ nữ về đúng giá trị của họ, trở lại với sự bình đẳng về sự sống.        "Đức hạnh với lòng kiên trinh, sức chịu đựng và nghị lực của người phụ nữ trong cuộc sống, từ lâu đã thành truyền thống. Cuộc đời đầy ắp những bất công, giăng giăng những trói buộc. Tất cả điều đó chỉ để nhằm tô điểm thêm cho đức hạnh của người phụ nữ được rèn luyện trong lao động và đau thương" [24, tr.22]. Xuân Hương đã đứng về phía người phụ nữ mà cảm mà nghĩ. Bà đã bước đến một ngưỡng cửa của chủ nghĩa tự nhiên. Mà biểu hiện sự sống hồn nhiên, lành mạnh là một biểu hiện sâu xa. Đó là sự phản đối mọi sự vi phạm nguyên tắc của sự sống mà cuối cùng là tư tưởng nhân đạo lớn lao dựa trên sự nâng niu trân trọng sự sống. Hồ Xuân Hương là một con người tài hoa giàu sức sống mà cuộc đời thì lận đận đắng cay. Cuộc đời không những bị chén ép về mặt tinh thần, tình cảm mà cả về bản năng dục vọng đời thường về hạnh phúc ân ái của con người. Xuân Hương đã nói lên tiếng nói cho cả xã hội thời bấy giờ, một xã hội đã vùi lấp và phủ kín con người ta nằm yên trong cái bao bọc của sự bi quan, nhẫn nhục, chịu đựng. Xuân Hương nói về những nhu cầu hạnh phúc của con ngưòi đâu có gì là dâm là tục, đó chẳng phải là bản năng sinh vật của bao đời đó sao? Xã hội phong kiến chủ trương tiêu diệt cái gì "là mình", "của mình", cho nó là xấu xa bỉ ổi. Hủy diệt mọi nhu cầu cá nhân để tôn thờ giai cấp thống trị. Tiếng thơ của Xuân Hương có quá quắt có "nặng" nhu cầu ân ái một cách da diết, táo tợn như vậy suy cho cùng đó cũng là một đòn giáng mạnh vào chế độ phong kiến mục rỗng "khát tình" ấy mà thôi. Đó là một khá

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docdac_trung_ngon_tu_trong_tho_ho_xuan_huong_7825.doc
Tài liệu liên quan