Hiện nay, mỗi quốc gia đều xây dựng cho mình một hệ thống an sinh xã hội để phòng ngừa và đối phó với những rủi ro, những khó khăn và bất hạnh ngoài ý muốn, đảm bảo cuộc sống ổn định của cộng đồng dân cư. Cùng với quá trình phát triển kinh tế - xã hội, diện bảo vệ của hệ thống an sinh xã hội ngày càng được mở rộng, các chính sách an sinh xã hội cũng ngày càng đa dạng. Trong đó, cứu trợ xã hội thường được coi là "lưới đỡ cuối cùng" cho mọi thành viên trong cộng đồng.
Là một chính sách quan trọng trong lĩnh vực an sinh xã hội, cứu trợ xã hội được hiểu là chế độ đảm bảo xã hội đối với các thành viên trong cộng đồng nhằm giúp họ khắc phục những khó khăn trước mắt cũng như lâu dài trong đời sống. Việc đảm bảo này thông qua các hoạt động cung cấp tài chính, tiền bạc, vật phẩm, các điều kiện vật chất khác trong một thời hạn hoặc trong suốt cuộc đời của đối tượng.
Thực tế trên thế giới có nhiều quốc gia sau khi đã xây dựng được hệ thống an sinh xã hội tương đối vững vàng, bắt đầu chuyển sang thiết kế lại hệ thống an sinh xã hội của mình và coi cứu trợ xã hội là nội dung chính của an sinh xã hội, chẳng hạn như New Zealand và Australia. Vậy còn tại Việt Nam, các chính sách cứu trợ xã hội đã được Nhà nước thực hiện như thế nào?
Với tiêu đề “Cứu trợ xã hội và thực trạng ở Việt Nam”, đề tài được nghiên cứu nhằm mục đích vận dụng kiến thức đã học, đưa ra những nhận định ban đầu về quá trình thực hiện chính sách cứu trợ xã hội và đưa ra một số khuyến nghị mà Việt Nam có thể vận dụng; đồng thời, góp phần nâng cao năng lực nghiên cứu và hiểu biết cho các thành viên trong nhóm, hoàn thành tốt chương trình học tập môn An sinh xã hội.
23 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1294 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Đề tài Cứu trợ xã hội và thực trạng ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Trang
Mở đầu…………………………………………………………………………….
3
Phần 1. Khái niệm, vai trò và mục tiêu của cứu trợ xã hội…...........................
4
1.1. Khái niệm……………………………………………………………………..
4
1.2. Vai trò………………………………………………………………………...
5
1.3. Mục tiêu………………………………............................................................
6
Phần 2. Những quan điểm cơ bản về cứu trợ xã hội…………………………..
7
Phần 3. Đối tượng của cứu trợ xã hội…………………………………………..
7
3.1. Đối tượng……………………………………………………………………..
7
3.2. So sánh đối tượng của cứu trợ xã hội với bảo hiểm xã hội…………………..
8
Phần 4. Các hình thức cứu trợ xã hội…………………………………………..
10
4.1. Cứu trợ xã hội thường xuyên…………………………………………………
10
4.2. Cứu trợ xã hội đột xuất……………………………………………………….
11
4.3. Cứu trợ xã hội bằng tiền……………………………………………………...
12
4.4.Cứu trợ bằng hiện vật…………………………………………………………
12
4.5. So sánh các hình thức của cứu trợ xã hội với bảo hiểm xã hội………………
12
Phần 5. Tài chính cứu trợ xã hội………………………………………………..
13
5.1. Nguồn tài chính……………………………………………………………….
13
5.2. Nguyên tắc của sử dụng nguồn tài chính……………………………………..
14
5.3. Các biện pháp để huy động nguồn lực cứu trợ xã hội………………………..
14
5.4. So sánh tài chính cứu trợ xã hội với bảo hiểm xã hội………………………...
14
Phần 6. Cứu trợ xã hội ở Việt Nam……………………………………………..
16
6.1. Chính sách pháp luật………………………………………………………….
16
6.2. Cứu trợ ở Việt Nam…………………………………………………………..
19
6.3. Giải pháp...........................................................................................................
21
Kết luận……………………………………………………………………………
23
LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay, mỗi quốc gia đều xây dựng cho mình một hệ thống an sinh xã hội để phòng ngừa và đối phó với những rủi ro, những khó khăn và bất hạnh ngoài ý muốn, đảm bảo cuộc sống ổn định của cộng đồng dân cư. Cùng với quá trình phát triển kinh tế - xã hội, diện bảo vệ của hệ thống an sinh xã hội ngày càng được mở rộng, các chính sách an sinh xã hội cũng ngày càng đa dạng. Trong đó, cứu trợ xã hội thường được coi là "lưới đỡ cuối cùng" cho mọi thành viên trong cộng đồng.
Là một chính sách quan trọng trong lĩnh vực an sinh xã hội, cứu trợ xã hội được hiểu là chế độ đảm bảo xã hội đối với các thành viên trong cộng đồng nhằm giúp họ khắc phục những khó khăn trước mắt cũng như lâu dài trong đời sống. Việc đảm bảo này thông qua các hoạt động cung cấp tài chính, tiền bạc, vật phẩm, các điều kiện vật chất khác trong một thời hạn hoặc trong suốt cuộc đời của đối tượng.
Thực tế trên thế giới có nhiều quốc gia sau khi đã xây dựng được hệ thống an sinh xã hội tương đối vững vàng, bắt đầu chuyển sang thiết kế lại hệ thống an sinh xã hội của mình và coi cứu trợ xã hội là nội dung chính của an sinh xã hội, chẳng hạn như New Zealand và Australia. Vậy còn tại Việt Nam, các chính sách cứu trợ xã hội đã được Nhà nước thực hiện như thế nào?
Với tiêu đề “Cứu trợ xã hội và thực trạng ở Việt Nam”, đề tài được nghiên cứu nhằm mục đích vận dụng kiến thức đã học, đưa ra những nhận định ban đầu về quá trình thực hiện chính sách cứu trợ xã hội và đưa ra một số khuyến nghị mà Việt Nam có thể vận dụng; đồng thời, góp phần nâng cao năng lực nghiên cứu và hiểu biết cho các thành viên trong nhóm, hoàn thành tốt chương trình học tập môn An sinh xã hội.
Phần 1. Khái niệm, vai trò và mục tiêu của cứu trợ xã hội
1.1. Khái niệm
Cứu trợ xã hội là sự giúp đỡ của xã hội bằng nguồn tài chính của Nhà nước và cộng đồng đối với các thành viên gặp khó khăn, bất hạnh và rủi ro trong cuộc sống như thiên tai, hỏa hoạn, bị tàn tật, già yếu…dẫn đến mức sống quá thấp, lâm vào cảnh neo đơn túng quẫn nhằm giúp họ đảm bảo được điều kiện sống tối thiểu, vượt qua cơn nghèo khốn và vươn lên trong cuộc sống bình thường.
Trong cứu trợ xã hội, mỗi thành viên thực hiện vai trò riêng của mình. Nhà nước có trách nhiệm bảo vệ cuộc sống của các công dân trong cộng đồng luôn ổn định. Cộng đồng xã hội cứu trợ xuất phát từ mối bản chất nhân văn cao đẹp giữa người với người, khi đồng bào không may lâm vào cảnh hoạn nạn khó khăn.
So sánh cứu tế xã hội và trợ giúp xã hội:
Giống nhau
- Là một bộ phận của cứu trợ xã hội, thuộc hệ thống an sinh xã hội. Có đầy đủ các đặc trưng của cứu trợ xã hội.
- Là sự giúp đỡ của cộng đồng bằng tiền hoặc hiện vật cho những người có hoàn cảnh khó khăn.
- Hoạt động cứu tế xã hội và trợ giúp xã hội không tách rời mà gắn bó, đan xen với nhau.
Khác nhau
Cứu tế xã hội
Trợ giúp xã hội
Tính chất
Mang tính tức thời, khẩn cấp và ở mức độ tối cần thiết.
Mang cả tính chất tức thời và lâu dài.
Đối tượng
Những người rơi vào hoàn cảnh bần cùng, không có khả năng tự lo liệu cuộc sống thường ngày, nếu không có trợ cấp thì họ không thể tồn tại. Ví dụ như những người già không có thu nhập hay những người gặp phải thiên tai bất ngờ mất hết tài sản.
Những người có hoàn cảnh khó khăn, tuy nhiên vẫn có thể lo liệu được cho cuộc sống, nhưng nếu không có trợ giúp của xã hội thì cuộc sống ngày càng khó khăn hơn và có thể rơi vào hoàn cảnh bần cùng. Ví dụ như những người tàn tật còn có khả năng lao động.
Mục tiêu
Đảm bảo và tiếp tục cuộc sống bình thường.
Phát huy được khả năng tự lo liệu cuộc sống, sớm hòa nhập trở lại với cuộc sống cộng đồng.
Đặc trưng của cứu trợ xã hội
- Đối tượng được cứu trợ có phạm vi rộng, toàn dân.
- Người được nhận trợ cấp không phải đóng góp vào quỹ tài chính. Nguồn quỹ dùng để trợ cấp được lấy từ thuế hoặc từ đóng góp của cộng đồng. Điều này là ngược lại với bảo hiểm xã hội. Trong bảo hiểm xã hội, nguồn quỹ được bên tham gia bảo hiểm đóng góp là chủ yếu, ngoài ra còn có sự hỗ trợ từ Nhà nước. Nguồn quỹ ấy sẽ bù đắp hoặc thay thế phần thu nhập bị giảm hay mất đi của người lao động khi gặp phải những biến cố theo quy luật “số đông bù số ít”.
- Mức trợ cấp không đồng đều mà tùy thuộc vào hoàn cảnh cụ thể và được xác định dựa vào việc thẩm tra đánh giá thu nhập, vốn và tài sản của người được xét hưởng trợ cấp.
- Trợ cấp có thể bằng tiền hoặc hiện vật. Khác với bảo hiểm xã hội là hầu như chỉ bằng tiền.
1.2. Vai trò
Vai trò của cứu trợ xã hội tùy thuộc vào tình hình kinh tế xã hội của mỗi quốc gia cũng như nguyên nhân cụ thể gây tổn thương cho người dân nước đó. Nhìn chung, cứu trợ xã hội bao gồm những vai trò cơ bản sau:
- Đáp ứng các nhu cầu thiết yếu của những cá nhân và nhóm dân cư yếu thế, dễ bị tổn thương trong cộng đồng, từ đó giúp họ đối phó với những khủng hoảng bất ngờ, vượt qua được những khó khăn để tồn tại.
- Góp phần phòng ngừa và giảm thiểu các khả năng dể bị tổn thương của những cá nhân và nhóm dân cư yếu thế (nhấn mạnh vai trò của trợ giúp xã hội).
- Góp phần làm cho sự bảo vệ của hệ thống an sinh xã hội toàn diện hơn. Cứu trợ xã hội đã khắc phục được hạn chế của bảo hiểm xã hội (chưa có tính phổ cập, không thể bao trùm hết cá bộ phận dân cư cũng như chỉ mới đưa ra mức hỗ trợ hạn chế), nó cung cấp bảo vệ bổ sung, đảm bảo tất cả mọi người trong xã hội đều được giúp đỡ khi gặp rủi ro.
- Góp phần phát triển một xã hội hài hòa và bền vững, đưa những người được cứu trợ ra khỏi hoàn cảnh khó khăn, thoát khỏi tâm lý mặc cảm, vươn lên hòa nhập vào cộng đồng. Từ đó giúp thúc đẩy tăng trưởng và phát triển nền kinh tế.
1.3. Mục tiêu
- Chuyển nhượng các nguồn lực cho cá nhân, các hộ gia đình và các bộ phận dân cư rơi vào tình trạng túng quẫn và dễ bị tổn thương nhất, từ đó giúp họ đảm được mức sống tối thiểu và cải thiện điều kiện sống.
- Mục tiêu sâu xa: Giảm nghèo và tạo ra nhiều cơ hội tiếp cận cho những người hoặc những nhóm dân cư dễ bị tổn thương (Giảm chênh lệch mức sống; xây dựng nếp sống tốt đẹp giữa người với người; xây dựng một xã hội tốt đẹp, nhân đạo và văn minh).
Phần 2. Những quan điểm cơ bản về cứu trợ xã hội
- Mọi thành viên trong xã hội đều có quyền được cứu trợ xã hội khi cần thiết.
Mỗi cá nhân trong cộng đồng đều có quyền sống, làm việc và hưởng thụ các thành quả của xã hội như các thành viên khác. Tuy nhiên có nhiều biến cố bất ngờ có thể xảy ra, do đó cần có sự trợ giúp từ cộng đồng. Đó chính là sự tôn trọng quyền con người của toàn xã hội đối với mọi cá nhân, thể hiện được thuộc tính của một xã hội văn minh.
- Nhà nước là chủ thể chính thực hiện cứu trợ xã hội.
Với bản chất nhân đạo và vai trò to lớn của cứu trợ xã hội, hầu hết các nước đều thừa nhận cần thiết phải tổ chức cứu trợ xã hội cho người dân. Nhà nước với pháp luật và nguồn ngân sách của mình định hướng và tổ chức việc thực hiện cứu trợ xã hội. Cụ thể là Nhà nước có trách nhiệm chính trong việc phân bổ các nguồn lực và thu nhập, chi tiêu ngân sách cho các chương trình cứu trợ thường xuyên và đầu tư tập trung vào các cơ sở hạ tầng cũng như các hoạt động dịch vụ.
- Xã hội hóa hoạt động cứu trợ xã hội là xu hướng tất yếu hiện nay.
Có thể thấy rằng, chỉ Nhà nước không thể đảm bảo đủ các nguồn lực, đặc biệt là nguồn lực tài chính để thực hiện cứu trợ xã hội. Do đó, Chính phủ phải làm cho công chúng nhận thức được lợi ích của việc hướng các nguồn lực khan hiếm vào người nghèo, đặc biệt là trong giai đoạn khủng hoảng. Chẳng hạn, bằng cách thực hiện tốt các chương trình việc làm ở khu vực nông thôn hoặc tổ chức việc di dân từ trung tâm thành phố ra các thành phố vệ tinh xung quanh. Nhờ đó, các vấn đề thất nghiệp, tệ nạn xã hội… sẽ được hạn chế.
- Các đối tượng được cứu trợ xã hội phải có trách nhiệm đối với bản thân và cộng đồng.
Chính bản thân mỗi cá nhân, mỗi hộ gia đình, mỗi địa phương cũng phải có ý thức nâng cao tính tự lực tự cường, phát huy để mọi nỗ lực để vươn lên.
- Cứu trợ xã hội là cơ sở để phát triển xã hội bền vững.
Tăng trưởng kinh tế đôi khi có những yếu tố làm hạn chế sự công bằng và bình đẳng trong xã hội. Chính vì vậy cứu trợ xã hội là chính sách xã hội quan trọng làm cơ sở để đảm bảo vừa phát triển kinh tế vừa thực hiện công bằng và ổn định xã hội.
Phần 3. Đối tượng của cứu trợ xã hội
3.1. Đối tượng
Đối tượng được cứu trợ xã hội là những người hoặc nhóm người vì một lý do nào đó rơi vào hoàn cảnh yếu thế thiệt thòi hơn những người khác trong xã hội, cần có sự giúp đỡ, cứu tế từ Nhà nước và cộng đồng để đảm bảo cuộc sống bình thường.
Như vậy, khi xem xét đối tượng được cứu trợ xã hội, cần phải nhìn nhận từ cả phương diện kinh tế và xã hội. Về phương diện kinh tế, đối tượng được cứu trợ là những người không may gặp rủi ro, khó khăn, bất hạnh trong cuộc sống khiến cho mức thu nhập của họ thấp hơn nhiều so với mức sống tối thiểu chung của cộng đồng, thậm chí khiến cho cuộc sống của họ rơi vào tình trạng bị đe dọa. Về phương diện xã hội, đối tượng được cứu trợ là những người gặp bất hạnh trong cuộc sống cần có sự nâng đỡ, trợ giúp cả về vật chất và tinh thần, không phân biệt vị thế và thành phần xã hội, để đảm bảo cuộc sống bình thường, không bị gạt ra ngoài lề xã hội.
Có thể nói, đối tượng được cứu trợ xã hội rất đa dạng, bao gồm:
(1) Những người tàn tật trong cộng đồng, là người bị khiếm khuyết một hay nhiều bộ phận hoặc chức năng biểu hiện dưới các dạng tật khác nhau, làm suy giảm khả năng lao động.
(2) Những người già yếu từ cộng đồng, chủ yếu là những người già cô đơn không nơi nương tựa, thiếu thốn về thu nhập và sinh hoạt.
(3) Đối tượng tiếp theo là trẻ em, trẻ em là mầm non của đất nước, luôn được toàn xã hội quan tâm, tuy nhiên vẫn còn một số bộ phận trẻ em rơi vào tình cảnh bất hạnh và dễ tổn thương.
(4) Ngoài các nhóm đối tượng nên trên, còn có các đối tượng khác như người bị nhiếm HIV/AIDS, người lang thang xin ăn, những người nghiện hút ma túy, những người hoạt động mại dâm…nhất là trong thời kì kinh tế thị trường hiện nay, các tệ nạn xã hội đang có điều kiện thuận lợi để phát triển.
(5) Ngoài các cá nhân yếu thế, dễ bị tổn thương trong cộng đồng thì đối tượng được hưởng cứu trợ xã hội còn được xác định theo đơn vị hộ gia đình, chẳng hạn như hộ gia đình rất nghèo, các hộ gia đình rơi vào hoàn cảnh khó khăn.
3.2. So sánh đối tượng của cứu trợ xã hội với bảo hiểm xã hội
Giống nhau
- Đều là những mảng chính sách xã hội trong hệ thống các chính sách của ASXH nhằm thực hiện mục tiêu tạo ra mạng lưới bảo vệ an toàn cho các thành viên trong xã hội khi gặp điều kiện rủi ro, yếu thế trong cuộc sống.
- Hoạt động dựa vào nguồn quỹ tập trung hoặc quỹ thành phần.
- Đều nằm dưới sự quản lý chính của Nhà nước.
- Đều là hình thức thực hiện phân phối lại thu nhập trong xã hội.
- Mọi người dân trong xã hội đều được tham gia bảo hiểm xã hội và có quyền được cứu trợ xã hội khi cần thiết.
- Nội dung và phạm vi điều chỉnh của chính sách phụ thuộc chủ yếu vào điều kiện kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia trong từng thời kì.
Khác nhau
Bảo hiểm xã hội
Cứu trợ xã hội
Đối tượng
Thu nhập bị giảm hoặc mất của người lao động khi bị giảm hoặc mất khả năng lao động, mất việc làm.
Thành viên gặp khó khăn, bất hạnh, rủi ro trong cuộc sống như thiên tai, hỏa hoạn, bị tàn tật, già yếu…dẫn đến cuộc sống túng quẫn, không đảm bảo điều kiện sống tối thiểu.
Đối tượng hưởng
Phạm vi hẹp: Những người tham gia bảo hiểm xã hội và người thứ ba.
Phạm vi rộng: Những người gặp rủi ro, bất hạnh trong cuộc sống.
Tính pháp lý
Có tính pháp lý cao, được các nước luật hóa tương đối thống nhất trên cơ sở các khuyến cáo của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO).
Tính pháp lý luôn bị hạn chế do đối tượng rộng nên phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện kinh tế - xã hội của mỗi nước.
Đặc điểm
- Người muốn được hưởng bảo hiểm xã hội thì phải có 2 yếu tố: Một là phải đóng góp phí bảo hiểm, hai là rủi ro phải xảy ra.
- Hình thức trợ cấp: Chỉ bằng tiền.
- Điều kiện được hưởng trợ cấp phức tạp.
- Người được trợ cấp không nhất thiết phải tham gia hình thành nên quỹ.
- Hình thức trợ cấp: bằng tiền, bằng hiện vật hay phương tiện.
- Điều kiện được hưởng trợ cấp ít phức tạp.
Tính chất
- Mang tính chất bắt buộc đối với người lao động và người sử dụng lao động.
- Quỹ bảo hiểm xã hội là một quỹ tiền tệ mang tính ổn định lâu dài và mang tính chủ động.
- Ít mang tính bắt buộc, thiên về mảng nhân đạo và đạo đức.
- Ít mang tính chủ động hơn, thường mang tính khẩn cấp.
Vai trò của Nhà nước
Nhà nước quản lý bảo hiểm xã hội thông qua luật pháp, nhưng không trực tiếp điều hành bảo hiểm xã hội.
Nhà nước đóng vai trò chủ chốt và quan trọng nhất, định hướng cho cứu trợ xã hội.
Phần 4. Các hình thức của cứu trợ xã hội
4.1. Cứu trợ xã hội thường xuyên
Cứu trợ xã hội thường xuyên là sự giúp đỡ của Nhà nước và xã hội giành cho các thành viên trong cộng đồng về điều kiện sinh hoạt trong thời gian dài hoặc trong suốt cuộc đời họ. Cứu trợ xã hội thường xuyên là sự giúp đỡ có tính lâu dài cho nhiều đối tượng hưởng khác nhau.
Ở nước ta hiện nay, các đối tượng được hưởng cứu trợ xã hội thường xuyên bao gồm:
(1) Trẻ em mồ côi mất cả cha lẫn mẹ, trẻ em bị bỏ rơi, mất nguồn nuôi dưỡng..
(2) Người cao tuổi cô đơn, thuộc hộ gia đình nghèo; người cao tuổi còn vợ hoặc chồng nhưng già yếu, không có con, cháu, người thân thích để nương tựa, thuộc hộ gia đình nghèo.
(3) Người từ 85 tuổi trở lên không có lương hưu hoặc trợ cấp bảo hiểm xã hội.
(4) Người tàn tật không có khả năng lao động hoặc không có khả năng tự phục vụ, thuộc hộ gia đình nghèo.
(5) Người mắc bệnh tâm thần thuộc loại tâm thần phân liệt, rối loạn tâm thần đã được cơ quan y tế chuyên khoa tâm thần chữa trị nhiều lần nhưng chưa thuyên giảm và có kết quả bệnh mãn tính, sống độc thân, không nơi nương tựa hoặc gia đình .
(6) Người nhiễm HIV/ADIS không còn khả năng lao động thuộc hộ gia đình nghèo.
(7) Gia đình, cá nhân nhận nuôi dưỡng trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi.
(8) Hộ gia đình có từ 2 con trở lên tàn tật nặng, không có khả năng tự phục vụ.
(9) Người đơn thân thuộc diện hộ nghèo, đang nuôi con nhỏ dưới 16 tuổi, con đang đi học văn hóa, học nghề dưới 18 tuổi.
Cụ thể là
- Mức trợ cấp cứu trợ xã hội thường xuyên tối thiểu do xã, phường quản lý bằng 45.000 đồng/người/tháng.
- Mức trợ cấp sinh hoạt phí nuôi dưỡng tối thiểu tại cơ sở bảo trợ xã hội của nhà nước bằng 100.000 đồng/người/tháng; riêng đối với trẻ em dưới 18 tháng tuổi phải ăn thêm sữa, mức trợ cấp bằng 150.000 đồng/người/tháng.
4.2. Cứu trợ xã hội đột xuất
Cứu trợ xã hội đột xuất (cứu tế) là sự giúp đỡ của Nhà nước và xã hội về điều kiện sinh sống cho các thành viên trong cộng đồng khi gặp rủi ro hoặc khó khăn bất ngờ khiến cho cuộc sống của họ tạm thời bị đe dọa, nhằm giúp họ nhanh chóng vượt qua sự hẫng hụt, ổn định cuộc sống và sớm hòa nhập với cộng đồng. Thường xuất hiện trong các trường hợp thiên tai mất mùa, hoặc các biến cố. Đối tượng được hưởng cứu trợ xã hội đột xuất thường là những cá nhân hoặc những hộ gia đình gặp khó khăn do hậu quả của thiên tai hoặc các lý do bất khả kháng khác, bao gồm:
(1) Hộ gia đình có người chết, mất tích.
(2) Hộ gia đình có người bị thương nặng.
(3) Hộ gia đình có nhà bị đổ, sập, trôi, cháy, hỏng nặng.
(4) Hộ gia đình bị mất phương tiện sản xuất, lâm vào cảnh thiếu đói.
(5) Hộ gia đình phải di dời khẩn cấp do nguy cơ sạt lở đất, lũ quét.
(6) Người bị đói do thiếu lương thực.
(7) Người gặp rủi ro ngoài vùng cư trú dẫn đến bị thương nặng, gia đình không biết để chăm sóc.
(8) Người lang thang xin ăn trong thời gian tập trung chờ đưa về nơi cư trú.
Ví dụ: Người lang thang xin ăn trong thời gian tập trung chờ đưa về nơi cư trú được trợ cấp 5.000 đồng/người/ngày, nhưng không quá 15 ngày.
4.3. Cứu trợ xã hội bằng tiền
Cứu trợ xã hội bằng tiền là việc thực hiện giúp đỡ dưới hình thức tiền mặt cho người được cứu trợ. Hình thức cứu trợ này có nhiều ưu điểm nhưng cũng có các hạn chế. Các khoản viện trợ bằng tiền tạo cơ hội cho người nhận có nhiều lựa chọn hơn và mang lại cho người nhận mức thỏa mãn cao hơn với bất kì một mức thu nhập nào so với cứu trợ bằng hiện vật. Song, mức cứu trợ bằng tiền được xác định như thế nào cho hợp lý không phải là điều dễ dàng.
Ví dụ: Với các cá nhân, hộ gia đình gặp nạn do thiên tai hoặc những lý do bất khả kháng, TP Đà nẵng sẽ hỗ trợ 2 triệu đồng/người cho gia đình có người chết hoặc mất tích; 3 - 5 triệu đồng/hộ bị cháy, sập, trôi nhà và hộ phải di dời khẩn cấp. Nhà bị hư hỏng nặng, TP hỗ trợ 1,5 - 2 triệu đồng.
4.4.Cứu trợ bằng hiện vật
Bên cạnh các khoản tiền cứu trợ, người được cứu trợ có thể nhận được cứu trợ bằng hiện vật. Đó là các vật phẩm, hàng hóa được cấp phát và các dịch vụ mà Nhà nước và cộng đồng xã hội trợ giúp.
Ví dụ:
- Các chương trình cứu trợ đồng bào miền Trung bị lũ lụt bằng quần áo, thức ăn, thuốc men và các nhu yếu phẩm khác.
- Với các gia đình bị mất phương tiện sản xuất, lâm vào hoàn cảnh thiếu đói, TP Đà Nẵng hỗ trợ 10 kg gạo/khẩu/tháng (hộ chính sách được 12kg/khẩu/tháng) trong thời gian tối đa 3 tháng. TP cũng sẽ hỗ trợ những người thiếu đói giáp hạt 8kg gạo/ tháng/ khẩu (hộ chính sách 10kg/ khẩu/ tháng) trong thời gian tối đa 2 tháng.
4.5. So sánh các hình thức của cứu trợ xã hội với bảo hiểm xã hội
- Giống nhau: Nhà nước là chủ thể chính thực hiện bảo hiểm xã hội và cứu trợ xã hội.
- Khác nhau:
+ Bảo hiểm xã hội: Hệ thống bảo hiểm xã hội mang tính chất chia sẻ rủi ro.Việc chi trả chế độ bảo hiểm xã hội chủ yếu căn cứ vào mức đóng góp của các bên tham gia bảo hiểm xã hội. Quỹ bảo hiểm xã hội hình thành với cơ chế đóng góp ba bên là chủ yếu. Chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội chủ yếu được thực hiện định kì. Phương tiện thanh toán chủ yếu là tiền.
+ Cứu trợ xã hội: Mọi thành viên trong xã hội đều có quyền được cứu trợ khi cần thiết. Đó là các biến cố bất ngờ khiến cho các cá nhân, các hộ gia đình có thể rơi vào tình trạng không thẻ tự lo liệu được cuộc sống bản thân và những người phụ thuộc hoặc rơi vào hoàn cảnh cực kì vất vả và khó khăn. Cứu trợ cã hội có hình thức thanh toán bằng cả tiền hoặc hiện vật.
Phần 5. Tài chính cứu trợ xã hội
5.1. Nguồn tài chính
Nguồn tài chính cứu trợ xã hội bao gồm:
- Ngân sách nhà nước: Đây là nguồn tài chính chủ yếu của hoạt động cứu trợ xã hội. Bao gồm nguồn lực từ trung ương đến chính quyền địa phương.
- Nguồn tài chính từ trong nhân dân: Bao gồm sự đóng góp hảo tâm của các cá nhân và gia đình, các tổ chức đoàn thể xã hội, của các doanh nghiệp trong cộng đồng. Đây là nguồn lực có tiềm năng lớn, nhưng lại phụ thuộc nhiều vào mức độ xã hội hóa hoạt động cứu trợ xã hội.
- Nguồn trợ giúp quốc tế: Quan trọng đối với các nước nghèo, sự giúp đỡ của các nước thường thông qua Liên hợp quốc và các tổ chức phi chính phủ thông qua các khoản vay ưu đãi, khoản viện trợ không hoàn lại, các dự án hỗ trợ phát triển…
Nguồn tài chính cho hoạt động cứu trợ xã hội có một số đặc điểm sau:
- Hoạt động cứu trợ xã hội có nguồn lực tài chính khá đa dạng.
- Một số nguồn tài chính cứu trợ xã hội mang tính tự phát, gắn với hành động từ tâm cá nhân, các tổ chức viện trợ.
- Việc hình thành nguồn tài chính cho hoạt động cứu trợ xã hội không ràng buộc với trách nhiệm của người được cứu trợ.
- Nguồn tài chính cho hoạt động cứu trợ xã hội không chỉ bằng tiền mà còn bằng hiện vật.
- Nguồn tài chính cứu trợ xã hội dễ bị lợi dụng, sử dụng không đúng mục đích.
5.2. Nguyên tắc của sử dụng nguồn tài chính
- Các nguồn tài chính được sử dụng để chi cho các khoản trợ cấp cứu trợ (cứu trợ thường xuyên và chi cứu trợ đột xuất) và chi cho công tác quản lý hoạt động cứu trợ.
- Đảm bảo đúng đối tượng, đùng thời điểm, đáp ứng được mong mỏi của đối tượng được cứu trợ.
- Cần đảm bảo tính hài hòa.
- Xác định chi tiêu cho cứu trợ xã hội cần bao hàm cả giá trị thành tiền liên quan đến các khoản cứu trợ bằng hiện vật.
5.3. Các biện pháp để huy động nguồn lực cứu trợ xã hội
- Xây dựng và thực hiện tốt các chính sách thuế.
- Đầu tư cho vùng sâu, vùng xa, đầu tư bảo bệ môi trường, đầu tư về phòng trành thiên tai, cứu nạn.
- Nguồn lực của Trung ương và địa phương phải sử dụng đúng mục đích và kế hoạch.
- Đẩy mạnh hoạt động xã hội hóa cứu trợ xã hội bằng các biện pháp khác nhau:
+ Tuyên truyền phổ biến để người dân nâng cao được nhận thức trách nhiệm của mình
+ Lồng ghép các chính sách cứu trợ xã hội với các chương trình an sinh xã hội.
- Giáo dục cho tất cả mọi người dân, đặc biệt là thế hệ trẻ nâng cao hơn nữa hoạt động về vấn dề này.
- Các những chính sách ưu tiên, ưu đãi đối với các tổ chức cá nhân tích cự tham gia hoạt động cứu trợ xã hội.
- Nhà nước cũng như cơ quan các cấp các ngành phải làm tốt công tác hợp tác quốc tế, đây là cầu nối góp phần thực hiện cứu trợ xã hội.
5.4. So sánh tài chính cứu trợ xã hội với bảo hiểm xã hội
Giống nhau
- Đảm bảo công bằng xã hội dựa trên cơ chế phân phối lại thu nhập.
- Có sự tham gia của Ngân sách nhà nước và cơ chế nhà nước luôn đóng vai trò chủ đạo trong việc điều hành, quản lý và sử dụng quỹ.
Khác nhau
Bảo hiểm xã hội
Cứu trợ xã hội
Nguồn tài chính
- Nguồn bắt buộc:
+ Người lao động
+ Người sử dụng lao động
+ Nhà nước
+ Nguồn khác: tiền lãi từ hoạt động đầu tư, các nguồn tài trợ, viện trợ của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, giá trị các tài sản cố định của cơ quan bảo hiểm xã hội…
- Nguồn tự nguyện: Chủ yếu hình thành do bên tham gia bảo hiểm xã hội đóng góp là chủ yếu.
- NSNN
- Nguồn từ cộng đồng dân cư: sự đóng góp của cá nhân, gia đình, các tổ chức, doanh nghiệp…
- Nguồn trợ giúp quốc tế.
Đặc điểm
- Không có mục tiêu lợi nhuận
- Tính đa chủ thể
- Tính công cộng
- Có sự kết hợp giữa tính hoàn trả và không hoàn trả, giữa tính bắt buộc và tự nguyện.
- Nguồn lực tài chính khá đa dạng
- Một số nguồn tài chính mang tính tự phát
- Việc hình thành nguồn không ràng buộc với trách nhiệm của người được cứu trợ
- Chi bằng cả tiền và hiện vật
- Nguồn tài chính cứu trợ xã hội dễ bị lợi dụng, sử dụng sai mục đích.
Phương tiện
Chủ yếu bằng tiền, ít bằng dịch vụ và hiện vật.
Tồn tại song song các phương tiện khác nhau: tiền, dịch vụ, hiện vật…
Thời gian hỗ trợ
Đột xuất, thường xuyên.
Đột xuất, thường xuyên, ngắn hạn, dài hạn.
Sử dụng nguồn tài chính
- Chi trợ cấp cho các chế độ bảo hiểm xã hội: ốm đau, thai sản, y tê, hưu trí, tử tuất, tai nạn lao động nghề nghiệp…
- Chi phí cho bộ máy quản lý: lương, quản lý hành chính, mua tài sản cố định…
- Chi đầu tư
- Chi dự phòng
- Chi khác: chi phí thanh lý, nhượng bán tài sản cố định…
- Chi các khoản trợ cấp cứu trợ: gồm chi cứu trợ thường xuyên và đột xuất
- Chi cho công tác quản lý hoạt động cứu trợ: chi quản lý phương thức phân phối, chi cho hoạt động kiểm soát, báo cáo, lương cán bộ…
Phần 6. Cứu trợ xã hội ở Việt Nam
6.1. Chính sách pháp luật
Từ xưa đến nay, hoạt động cứu trợ xã hội ở nước ta luôn được Nhà nước đặt lên hàng đầu và là phương sách quan trọng để duy trì sự ổn định và phát triển đất nước.
Do nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, mặc dù thuận tiện cho việc sản xuất nông nghiệp nhưng điều kiện khí hậu lại khắc nghiệt, nhiều thiên tai, bão lũ… khiến cuộc sống gặp khó khăn. Bên cạnh đó lịch sử đất nước trải qua các cuộc chiến tranh khốc liệt gây nên hậu quả nặng nề cho nhiều người, nhiều gia đình. Khi chiến tranh kết thúc, đất nước bước vào quá trình xây dựng và phát triển kinh tế thì phát sinh tệ nạn xã hội, vấn đề phân hóa giàu nghèo, một bộ phận không nhỏ những người lao động trình độ hạn chế không thích ứng được với sự thay đổi của nền kinh tế thị trường…Từ thực tế đó, Đảng và Nhà nước đã xác định cứu trợ xã hội là một trong những cơ chế bảo vệ quan trọng trong hệ thống an sinh xã hội nước ta. Đó cũng là kết quả t
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 112158.doc