Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan của Chính phủ có chức năng tham mưu tổng hợp cho Chính phủ về xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, về cơ chế, chính sách quản lý kinh tế, quản lý nhà nước về lĩnh vực đầu tư trong nước, đầu tư của nước ngoài vào Việt nam và đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài và một số lĩnh vực cụ thể. Trong đó Cục đầu tư nước ngoài thuộc bộ Kế hoạch và Đầu Tư có nhiệm vụ giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam và đầu tư trực tiếp của Việt Nam ra nước ngoài.
Là sinh viên chuyên ngành Kinh tế Đầu tư và vinh dự được thực tập tại Cục Đầu tư nước ngoài, em đã hiểu biết hơn về chuyên ngành Kinh tế đầu tư khi áp dụng vào thực tiễn đồng thời học hỏi được những kinh nghiệm và có được những thông tin hữu ích trong lĩnh vực đầu tư phát triển sử dụng vốn ngân sách nhà nước.
. Trên cơ sở đó, em xin được trình bày báo cáo với bố cục như sau:
Chương I: Khái quát chung về Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Chương II: Cục Đầu tư nước ngoài, công tác quản lý và các hoạt động liên quan của Cục Đầu tư nước ngoài.
Chương III: Một số kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng quản lý tại Cục Đầu tư nước ngoài
53 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1217 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Đề tài Cục đầu tư nước ngoài công tác quản lý và các hoạt động liên quan của Cục đầu tư nước ngoài, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
fMỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
LỜI MỞ ĐẦU
Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan của Chính phủ có chức năng tham mưu tổng hợp cho Chính phủ về xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, về cơ chế, chính sách quản lý kinh tế, quản lý nhà nước về lĩnh vực đầu tư trong nước, đầu tư của nước ngoài vào Việt nam và đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài và một số lĩnh vực cụ thể. Trong đó Cục đầu tư nước ngoài thuộc bộ Kế hoạch và Đầu Tư có nhiệm vụ giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam và đầu tư trực tiếp của Việt Nam ra nước ngoài.
Là sinh viên chuyên ngành Kinh tế Đầu tư và vinh dự được thực tập tại Cục Đầu tư nước ngoài, em đã hiểu biết hơn về chuyên ngành Kinh tế đầu tư khi áp dụng vào thực tiễn đồng thời học hỏi được những kinh nghiệm và có được những thông tin hữu ích trong lĩnh vực đầu tư phát triển sử dụng vốn ngân sách nhà nước.
. Trên cơ sở đó, em xin được trình bày báo cáo với bố cục như sau:
Chương I: Khái quát chung về Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Chương II: Cục Đầu tư nước ngoài, công tác quản lý và các hoạt động liên quan của Cục Đầu tư nước ngoài.
Chương III: Một số kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng quản lý tại Cục Đầu tư nước ngoài
CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
Lịch sử hình thành và phát triển của Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Đầu tư là lĩnh vực tác động mạnh đến sự phát triển kinh tế của một quốc gia. Để đầu tư đúng đắn trên cơ sơ nguồn lực có hạn, việc xây dựng công tác kế hoạch hóa là rất quan trọng. Nhận thức được vai trò của đầu tư và của công tác kế hoạch, ngay sau khi thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, công tác kế hoạch hóa phát triển kinh tế - xã hội đã được Đảng và Chính phủ quan tâm, thể hiện ở việc:
Ngày 31 tháng 12 năm 1945, Chủ tịch Chính phủ lâm thời nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đã ra sắc lệnh số 78 – SL thành lập Ủy ban nghiên cứu kế hoạch kiến thiết thực hiện nghiên cứu, soạn thảo và trình Chính phủ kế hoạch kiến thiết quốc gia về kinh tế, tài chính, xã hội và văn hóa. Thành phần của Ủy ban gồm có các Bộ trưởng, Thứ trưởng và có một tiểu ban chuyên môn đặt dưới quyền lãnh đạo của Chính phủ. Đây là tiền thân của hệ thống kế hoạch đất nước.
Sau đó 5 năm, ngày 14/4/1950, Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra sắc lệnh số 68-SL thành lập Ban Kinh tế Chính phủ thay cho Ủy ban nghiên cứu kế hoạch kiến thiết. thành phần của Ban Kinh tế bao gồm Thủ tướng chính phủ hay Phó Thủ tướng, các Bộ trưởng hoặc thứ trưởng các Bộ: Kinh tế, Canh nông, Giao thông công chính, Lao động, Tài chính, Quốc phòng, đại diện mặt trận, Tổng liên đoàn Lao động, Hội nông dân cứu quốc với nhiệm vụ soạn thảo trình chính phủ những đề án, chính sách, chương trình, kế hoạch kinh tế hoặc những vấn đề quan trọng về kinh tế.
Trong phiên họp ngày 8/10/1955, Hội đồng Chính phủ đã quyết định thành lập Ủy ban Kế hoạch Quốc gia với nhiệm vụ dần dần khôi phục và phát triển kinh tế, văn hóa, xây dựng dự án kế hoạch phát triển kinh tế, văn hóa, tiến hành công tác thống kê, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch. Kể từ đó, hệ thống cơ quan Kế hoạch từ Trung ương đến địa phương được thành lập bao gồm:
Ủy ban Kế hoạch Quốc gia.
Các bộ phận kế hoạch của các Bộ Trung ương.
Ban kế hoạch ở các khu, tỉnh, huyện.
Ngày 9 tháng 10 năm 1961, Hội đồng Chính phủ đã ra Nghị định số 158 – CP quy định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Ủy ban Kế hoạch Nhà nước, trong đó xác định rõ Ủy ban kế hoạch nhà nước là cơ quan của Hội đồng Chính phủ có trách nhiệm xây dựng kế hoạch hàng năm và kế hoạch dài hạn phát triển kinh tế và văn hóa theo đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước; quản lý công tác xây dựng cơ bản và bảo đảm công tác xây dựng cơ bản.
Ngày 1 tháng 11 năm 1995 Chính phủ đã ra Nghị định số 75/CP thông báo về việc hợp nhất Ủy ban Kế hoạch Nhà nước và Ủy ban Nhà nước về Hợp tác và Đầu tư thành Bộ Kế hoạch và đầu tư. Trong đó quy định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và bộ máy tổ chức.
Trải qua hơn 65 năm xây dựng và trưởng thành Bộ đã có những đóng góp vô cùng lớn trong thành tựu chung của cả nước, đặc biệt trong lĩnh vực xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội về cơ chế, chính sách quản lý kinh tế, quản lý nhà nước về lĩnh vực đầu tư trong và ngoài nước Bộ đóng vai trò giúp đỡ Chính phủ phối hợp điều hành thực hiện các mục tiêu bằng các kế hoạch dài hạn và kế hoạch 5 năm. Sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước đã theo đúng định hướng Xã hội Chủ nghĩa. Công tác kế hoạch của đất nước đã được xây dựng thành một hệ thống vững chắc từ Trung ương đến địa phương.
Cơ cấu tổ chức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hiện nay
Cơ cấu tổ chức và nguyên tắc hoạt động của Bộ Kế hoạch và Đầu tư được quy định tại Điều 6 Nghị định 30/2003/NĐ – CP. Theo đó cơ cấu tổ chức của bộ bao gồm các vụ, văn phòng, thanh tra; các cục; các tổ chức sự nghiệp.
Xét về tính chất có thể phân các đơn vị trực thuộc bộ thành đơn vị mang tính tổng hợp; đơn vị mang tính nghiệp vụ và các tổ chức sự nghiệp khác.
Chức năng, nhiệm vụ của Bộ kế hoạch và Đầu tư
Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư được quy định tại Nghị định số 116/2008/NĐ-CP ban hành ngày 14 tháng 11 năm 2008.
Về chức năng của Bộ Kế hoạch và Đầu tư:
Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện chức năng quản lý nhà nước về kế hoạch, đầu tư phát triển và thống kê, bao gồm tham mưu tổng hợp về chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước; quy hoạch phát triển, cơ chế, chính sách quản lý kinh tế chung và một số lĩnh vực cụ thể; đầu tư trong nước, đầu tư của nước ngoài vào Việt Nam và đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài; khu kinh tế (bao gồm cả khu công nghiệp, khu kinh tế cửa khẩu, khu công nghệ cao và các loại hình khu kinh tế khác); quản lý nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (gọi tắt ODA) và viện trợ phi chính phủ nước ngoài; đấu thầu; thành lập, phát triển doanh nghiệp và khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã; thống kê; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ theo quy định của pháp luật.
Về nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư:
Nghị định số 116/2008/NĐ-CP nêu rõ Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể sau:
1. Trình Chính phủ dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, dự thảo nghị quyết, nghị định của Chính phủ theo chương trình, kế hoạch xây dựng pháp luật hàng năm của Bộ đã được phê duyệt và các dự án, đề án theo sự phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
2. Trình Chính phủ chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm năm và hàng năm của cả nước cùng với các cân đối vĩ mô của nền kinh tế quốc dân; lộ trình, kế hoạch xây dựng, sửa đổi các cơ chế, chính sách quản lý kinh tế vĩ mô; quy hoạch, kế hoạch đầu tư phát triển; tổng mức và cơ cấu vốn đầu tư phát triển toàn xã hội và vốn đầu tư thuộc ngân sách nhà nước theo ngành, lĩnh vực; tổng mức và phân bổ chi tiết vốn đầu tư trong cân đối, vốn bổ sung có mục tiêu; tổng mức và phân bổ chi tiết vốn trái phiếu Chính phủ, công trái quốc gia; chương trình của Chính phủ thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội sau khi được Quốc hội thông qua; chiến lược nợ dài hạn trong chiến lược tổng thể về huy động vốn đầu tư cho nền kinh tế; chiến lược, quy hoạch, kế hoạch thu hút và sử dụng các nguồn vốn đầu tư nước ngoài, ODA và việc đàm phán, ký kết, gia nhập các điều ước quốc tế thuộc phạm vi quản lý của Bộ; chiến lược, quy hoạch, chính sách phát triển các loại hình doanh nghiệp, kinh tế tập thể, hợp tác xã; các dự án khác theo sự phân công của Chính phủ.
3. Trình Thủ tướng Chính phủ:
a. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội các vùng, lãnh thổ; quy hoạch tổng thể phát triển các khu kinh tế; tiêu chí và định mức phân bổ chi đầu tư phát triển thuộc ngân sách nhà nước; danh mục các chương trình, dự án đầu tư quan trọng bằng các nguồn vốn ngân sách nhà nước.
b. Các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực thống kê và các dự thảo văn bản khác trong các ngành, lĩnh vực quản lý kế hoạch và đầu tư.
4. Ban hành các quyết định, chỉ thị, thông tư trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.
5. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, đầu tư phát triển, thống kê đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, ban hành và các văn bản quy phạm pháp luật khác thuộc phạm vi quản lý của Bộ; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ.
6. Xây dựng chương trình hành động của Chính phủ thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Xây dựng chiến lược tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của cả nước trong từng thời kỳ; tổng hợp quy hoạch, kế hoạch phát triển của các Bộ, ngành và tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
7. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch về đầu tư toàn xã hội năm năm, hàng năm; danh mục các chương trình, dự án ưu tiên thu hút vốn đầu tư nước ngoài, vốn ODA; Xây dựng tổng mức và cơ cấu vốn đầu tư phát triển toàn xã hội theo ngành, lĩnh vực; tổng mức và cân đối vốn đầu tư phát triển thuộc ngân sách nhà nước theo ngành, lĩnh vực
8. Làm đầu mối giúp Chính phủ quản lý đối với hoạt động đầu tư trong nước và đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào Việt Nam, đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài; tổ chức hoạt động xúc tiến đầu tư, hướng dẫn thủ tục đầu tư;
9. Chủ trì việc chuẩn bị nội dung, tổ chức vận động và điều phối các nguồn ODA phù hợp với chiến lược, định hướng thu hút, sử dụng ODA; đề xuất việc ký kết điều ước quốc tế khung về ODA và điều ước quốc tế cụ thể về ODA không hoàn lại theo quy định của pháp luật; hỗ trợ các Bộ, ngành và các địa phương chuẩn bị nội dung và theo dõi quá trình đàm phán điều ước quốc tế cụ thể về ODA với các nhà tài trợ.
10. Thẩm định kế hoạch đấu thầu và kết quả lựa chọn nhà thầu các dự án thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ theo quy định của pháp luật về đấu thầu; phối hợp với các Bộ, ngành liên quan theo dõi việc tổ chức thực hiện công tác đấu thầu đối với các dự án do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
11. Xây dựng, kiểm tra việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển các khu kinh tế trong phạm vi cả nước; tổ chức thẩm định quy hoạch tổng thể các khu kinh tế, việc thành lập các khu kinh tế.
12. Xây dựng chiến lược, chương trình, kế hoạch sắp xếp, đổi mới, phát triển doanh nghiệp nhà nước; tổ chức lại doanh nghiệp nhà nước; tổng hợp tình hình sắp xếp, đổi mới, phát triển doanh nghiệp nhà nước và tình hình phát triển doanh nghiệp của các thành phần kinh tế khác của cả nước;
13. Xây dựng chiến lược, chương trình và kế hoạch phát triển khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã; tổ chức hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc và tổng kết việc thực hiện các chương trình và kế hoạch phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã;
14. Giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về lĩnh vực thống kê; thống nhất quản lý việc công bố và cung cấp thông tin thống kê, niên giám thống kê theo quy định của pháp luật;
15. Thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu phần vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ.
16. Tổ chức và chỉ đạo thực hiện kế hoạch nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ.
17. Thực hiện hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ theo quy định của pháp luật.
18. Quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ theo quy định pháp luật; quản lý và chỉ đạo hoạt động đối với các tổ chức sự nghiệp thuộc Bộ.
19. Quản lý nhà nước các hoạt động của hội, tổ chức phi chính phủ trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ theo quy định của pháp luật
20. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ theo quy định của pháp luật.
21. Quyết định và chỉ đạo thực hiện chương trình cải cách hành chính của Bộ theo mục tiêu và nội dung, chương trình cải cách hành chính nhà nước sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
22. Quản lý về tổ chức bộ máy, biên chế; thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ, chính sách đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức nhà nước thuộc Bộ quản lý theo quy định của pháp luật; đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức, viên chức trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ.
23. Quản lý tài chính, tài sản được giao và tổ chức thực hiện ngân sách được phân bổ theo quy định của pháp luật.
24. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao và theo quy định của pháp luật.
Nhìn chung trong những năm qua Bộ Kế hoạch và đầu tư đã thực hiện rất tốt chức năng, nhiệm vụ của mình, góp phần to lớn vào việc đưa đất nước phát triển nhanh và mạnh.
Độ ngũ cán bộ của Bộ Kế hoạch và đầu tư:
Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan trực thuộc Chính phủ, hoạt động theo chế độ thủ trưởng, đứng đầu là Bộ trưởng, giúp việc cho Bộ trưởng có các Thứ trưởng, sau đó là các Vụ trưởng, Cục trưởng, Trưởng ban và tương đương. phụ trách chung và chịu trách nhiệm chính về các mặt hoạt động của Bộ trước Chính phủ và Quốc hội.
Tính đến tháng 12 năm 2010 tổng số cán bộ công chức, viên chức bộ kế hoạch và đầu tư là 1910 người thuộc các cục, viện, vụ, trung tâm, văn phòng trực thuộc Bộ và tổng cục thống kê.
Về trình độ học vấn: số cán bộ có trình độ đại học chiếm gần 85%, toàn Bộ có 81 Tiến sĩ và 316 Thạc sĩ thể hiện số cán bộ có trình độ trên đại học chiếm tỉ lệ tương đối cao trong tổng số cán bộ làm việc ở Bộ.
Về trình độ công tác chuyên môn: hầu hết đội ngũ cán bộ đều có thâm niên công tác cao. Số cán bộ đã làm công tác kế hoạch từ 10 năm trở lên trong Bộ chiếm khoảng 88%.
Về trình độ ngoại ngữ: quá nửa số cán bộ ở Bộ có thể trình độ Anh ngữ cơ sở, hơn 40% số cán bộ có ngoại ngữ khác. Tuy nhiên diện có thể trực tiếp giao tiếp và làm việc độc lập với người nước ngoài còn thấp, chủ yếu là đọc và nghiên cứu.
Về ngạch công chức: chuyên viên cao cấp chiếm 9,1%, ngạch chuyên viên chính chiếm 35,8%, ngạch chuyên viên chiếm 38,2%, còn lại là các ngạch khác ở bộ phận phục vụ, hậu cần…
Về trình độ chính trị: toàn Bộ có 613 Đảng viên, chiếm 32,1%, hầu hết cán bộ đã qua lớp học chính trị cơ sở.
Về cơ cấu ngành nghề của cán bộ quản lý kinh tế vĩ mô của Bộ: cán bộ tốt nghiệp hệ kinh tế trong các trường đại học chiếm khoảng 70%, các trường kĩ thuật và các ngành khác chiếm khoảng 30% tổng số cán bộ tốt nghiệp đại học và trên đại học.
Về nhiệm vụ của các công chức trong vụ:
Từ tình hình cán bộ công chức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy số lượng cán bộ của Bộ tương đối đông, chất lượng tốt và có trình độ chuyên môn cao. Điều này tạo thuận lợi cho quá trình quản lý và hoạch định các kế hoạch tốt.
CHƯƠNG II: CỤC ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI, CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG LIÊN QUAN CỦA CỤC ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
Lịch sử hình thành Cục Đầu tư nước ngoài:
Cục đầu tư nước ngoài là một bộ phận của Bộ Kế hoạch – Đầu tư. Điểm khởi đầu của công tác kế hoạch được tính từ khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa mới được thành lập, ngày 31 tháng 12 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã ra Sắc lệnh số 78-SL thành lập Ủy ban Nghiên cứu kế hoạch kiến thiết nhằm nghiên cứu, soạn thảo và trình Chính phủ một kế hoạch kiến thiết quốc gia về các ngành kinh tế, tài chính, xã hội và văn hóa. Ngày 8 tháng 10 năm 1955, ngày Hội đồng Chính phủ họp quyết định thành lập Ủy ban Kế hoạch Quốc gia được xác định là ngày thành lập Ủy ban Kế hoạch Nhà nước, nay là Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Bộ kế hoạch và đầu tư có những nhiệm vụ chủ yếu sau: tổ chức nghiên cứu xây dựng chiến lược và quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của cả nước và các quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội theo ngành, vùng lãnh thổ; trình Chính phủ các dự án Luật, Pháp lệnh, các văn bản pháp quy có liên quan đến cơ chế chính sách về quản lý kinh tế, khuyến khích đầu tư trong và ngoài nước nhằm thực hiện cơ cấu kinh tế phù hợp với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch để ổn định và phát triển kinh tế - xã hội; tổng hợp các nguồn lực của cả nước kể các nguồn từ nước ngoài để xây dựng trình Chính phủ các kế hoạch dài hạn, trung hạn, ngắn hạn về phát triển kinh tế - xã hội của cả nước và các cân đói chủ yếu của nền kinh tế quốc dân; hướng dẫn các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, ủy ban nhân dân các Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng và cân đối tổng hợp kế hoạch; hướng dẫn, kiểm tra các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, ủy ban nhân dân Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương trong việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; làm Chủ tịch các Hội đồng cấp Nhà nước: Xét duyệt định mức kinh tế - kỹ thuật, xét thầu quốc gia, thẩm định thành lập doanh nghiệp nhà nước; điều phối quản lý và sử dụng nguồn ODA; cấp giấy phép đầu tư cho các dự án hợp tác, liên doanh; trình Thủ tướng Chính phủ quyết định việc sử dụng quỹ dự trữ Nhà nước; tổ chức nghiên cứu dự báo, thu thập xử lý các thông tin về phát triển kinh tế - xã hội; tổ chức đào tạo lại và bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ công chức, viên chức trực thuộc Bộ quản lý; thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực chiến lược phát triển, chính sách kinh tế, quy hoạch và kế hoạch hóa phát triển.
Cục Đầu tư nước ngoài được thành lập vào tháng 7 năm 2003 theo Nghị định số 61/2003NĐ-CP của Chính phủ. Cục đầu tư nước ngoài được thành lập trên cơ sở sáp nhập Vụ quản lý dự án, Vụ đầu tư nước ngoài và một phần Vụ pháp luật xúc tiến đầu tư.
Cục Đầu tư nước ngoài thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư, giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam và đầu tư trực tiếp của Việt Nam ra nước ngoài.
Quá trình phát triển của Cục Đầu tư nước ngoài:
Cho đến nay, Cục đầu tư nước ngoài đã có hơn 7 năm hoạt động, đã trải qua rất nhiều khó khăn trong công tác quản lý nhà nước về đầu tư nước ngoài trong giai đoạn thay đổi cơ chế chính sách quản lý, cũng như những thay đổi trong bộ máy cơ cấu quản lý của Cục cho phù hợp với chức năng nhiệm vụ được giao và với xu hướng biến đổi của đầu tư nước ngoài theo từng giai đoạn. Từ khi mới thành lập, Cục đầu tư nước ngoài bao gồm 6 phòng ( văn phòng Cục, phòng tổng hợp chính sách, phòng xúc tiến đầu tư và hợp tác quốc tế, phòng công nghiệp và xây dựng, phòng dịch vụ, phòng nông – lâm – ngư) với khoảng gần 50 cán bộ, công nhân viên. Tuy nhiên vào năm 2006, sau những thay đổi về quy định chức năng quản lý nhà nước của Bộ kế hoạch đầu tư cũng như những biến động nhanh chóng trong tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam, việc tổ chức các phòng đã trở nên không thực tế, cụ thể như sau: Cục đầu tư nước ngoài không còn tiếp nhận, tham gia thẩm tra, điều chỉnh, thu hồi giấy chứng nhận đầu tư đối với các dự án đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Theo quy định hiện hành việc tiếp nhận hồ sơ, thẩm tra, cấp, điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư đã được phân cấp triệt để cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và ban quản lý Khu công nghiệp. Đối với các dự án đầu tư nước ngoài Bộ chỉ còn cấp phép cho các dự án BOT và các dự án thuộc lĩnh vực dầu khí. Tuy nhiên, trong thực tế, số lượng dự án này không lớn và được xem xét theo quy trình thẩm tra cấp giấy chứng nhận đầu tư. Ngoài ra Cục cùng không còn đảm nhận chức năng quản lý nhà nước, kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động đầu tư đối với các dự án cụ thể mà được chuyển giao cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và ban quản lý Khu công nghiệp phụ trách. Việc không còn thực hiện các chức năng nhiệm vụ nêu trên đã làm cho việc bố trí một số phòng chuyên ngành ( Phòng xây dựng – công nghiệp, phòng dịch vụ, phòng Lâm – ngư – nghiệp) để quản lý các dự án đầu tư theo ngành là không còn phù hợp. Trên thực tế, số lượng công việc của các phòng chuyên ngành đã giảm đảng kể và chỉ chủ yếu là thực hiện việc hướng dẫn, giải đáp vướng mắc cho các địa phương và doanh nghiệp trong quá trình thực hiện các quy định mới của Luât doanh nghiệp và Luật đầu tư nếu có yêu cầu. Bên cạnh đó, chức năng nhiệm vụ mới, một số mảng công việc cần được đặc biệt chú trọng và tăng cường hơn trong điều kiện phân cấp, bao gồm: chức năng thu thập, tổng hợp thông tin, đánh giá hiệu quả đầu tư, nghiên cứu chuyên đề về đầu tư nước ngoài cần được chú trọng nhằm đảm bảo cho việc nắm bắt kịp thời thông tin về tình hình đầu tư trên cả nước, phục vụ cho công tác nghiên cứu, xây dựng quy hoạch, kế hoạch và công tác xúc tiến đầu tư; chức năng xây dựng các cơ chế, chính sách, pháp luật liên quan đến đầu tư nước ngoài và hướng dẫn thực hiện pháp luật về đầu tư cần được tăng cường đảm bảo tham mưu giúp lãnh đạo Bộ trong việc hoàn thiện môi trường đầu tư; việc kiểm tra, giám sát tình hình cấp phép đối với đấu tư nước ngoài tại các địa phương trở thành một trong những yêu cầu cấp bách nhằm giúp Bộ thực hiện thẩm quyền quản lý nhà nước ở tầm vĩ mô về đầu tư nước ngoài trên phạm vi cả nước; chức năng xúc tiến đầu tư của cục có nhiều thay đổi cụ thể như Cục được giao đầu mối xây dựng và thực hiện chương trình xúc tiến đầu tư hàng năm sử dụng ngân sách nhà nước của Bộ, xây dựng và theo dõi thực hiện chương trình xúc tiến đầu tư quốc gia; chức năng hợp tác quốc tế ngày càng phát triển và cần được đầy mạnh; hoạt động đầu tư ra nước ngoài ngày càng tăng mạnh trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc dân. Chính vì những thay đổi này, Cục đã đề xuất và tiến hành thay đổi cơ cấu tổ chức của cục, trên cơ sở phân chia lại các phòng ban, bổ sung thêm cán bộ, mở thêm bat rung tâm xúc tiến đầu tư tại 3 miền trên cả nước. Hiện nay, Cục đầu tư nước ngoài bao gồm 6 phòng và 3 trung tâm (Văn phòng cục, Phòng tổng hợp và thông tin, Phòng chính sách, Phòng quản lý đầu tư nước ngoài, Phòng đầu tư ra nước ngoài, Phòng xúc tiến đầu tư, Trung tâm xúc tiến đầu tư phía Bắc, Trung tâm xúc tiến đầu tư miền Trung, Trung tâm xúc tiến đầu tư phía Nam) với gần 100 cán bộ, công nhân viên.
Từ khi tiến hành thay đổi cho đến nay, lãnh đạo cục cũng như toàn thể cán bộ trong cục đã nỗ lực làm việc, hoàn thành tốt chức năng nhiệm vụ củ thể được giao, tham mưu giúp lãnh đạo Bộ trong việc quản lý Nhà nước về đầu tư nước ngoài, xây dựng các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật mới, tham gia xây dựng những đạo luật, quyết định, nghị quyết, đẩy mạnh hợp tác quốc tế của Việt Nam với các quốc gia trên toàn thế giới, tạo môi trường đầu tư thuận lợi thu hút các nhà đầu tư, các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài.
Trải qua hơn 7 năm hoạt động, Cục đầu tư nước ngoài đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ, tuy nhiên cũng không tránh khỏi những thiếu sót và những khó khăn chưa thể giải quyết. Trên cơ sở phát huy những điểm mạnh, loại bỏ những điểm yếu kém, hiện nay, lãnh đạo cục và toàn thể cán bộ vẫn đang cố gắng không ngừng, nâng cao trình độ chuyên môn, học hỏi thêm kinh nghiệm thực tế để có thể khắc phục được những khó khăn trước mắt, đạt được nhiều thành tựu hơn trong thời gian tới.
Cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ, quyền hạn của Cục Đầu tư nước ngoài:
Những thông tin mới nhất về cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của Cục đầu tư nước ngoài được thể hiện tại quyết định số 521/QĐ-BKH ngày 16/04/2009 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư về chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Cục Đầu tư nước ngoài:
3.1. Cơ cấu tổ chức:
Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức của cục Đầu tư nước ngoài
Nguồn: Website Cục đầu tư nước ngoài
Cục đầu tư nước ngoài bao gồm 1 cục trưởng phụ trách và quản lý chung các công việc liên quan đến chức năng nhiệm vụ của cục đầu tư nước ngoài. Hỗ trợ cho cục trưởng là 3 phó cục trưởng phụ trách từng mảng công việc và phụ trách hoạt động của các phòng ban cụ thể. Hiện nay Cục đầu tư nước ngoài bao gồm 6 phòng ban và 3 trung tâm trực thuộc Cục. 6 phòng ban phụ trách từng lĩnh vực chuyên ngành bao gồm: văn phòng, phòng tổng hợp và thông tin, phong chính sách, phòng đầu tư nước ngoài, phòng đầu tư ra nước ngoài, phòng xúc tiến đầu tư. Ba trung tâm là 3 trung tâm tại 3 miền có chức năng đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư nước ngoài tại 3 miền và hỗ trợ cục thực hiện chức năng quản lý nhà nước hoạt động đầu tư nước ngoài, có cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý riêng nhưng chịu sự quản lý chung của Cục đầu tư nước ngoài, bao gồm: trung tâm xúc tiến đầu tư phía Bắc, trung tâm xúc tiến đầu tư miền Trung, trung tâm xúc tiến đầu tư phía Nam.
3.2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Cục Đầu tư nước ngoài:
1. Làm đầu mối giúp Bộ trưởng quản lý hoạt động đầu tư nước ngoài và đầu tư ra nước ngoài; chủ trì, phối hợp với các đơn vị trong Bộ và các Bộ, ngành, địa phương soạn thảo chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, danh mục các dự án kêu gọi vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong từng thời kỳ phù hợp với quy hoạch, kế hoạch đầu tư phát triển chung của cả nước để trình cấp có thẩm quyền quyết định; kiến nghị việc điều chỉnh trong trường hợp cần thiết.
Về công tác tổng hợp, đánh giá tình hình đầu tư:
a) Làm đầu mối tổng hợp kết quả về đầu tư nước ngoài và đầu tư ra nước ngoài phục vụ công tác tổng hợ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 112043.doc