Đề tài Công ty Đầu tư và xây dựng giao thông tiến hành cổ phần hoá

Từ thực tiễn tiến hành công cuộc phát triển nền kinh tế đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa và kinh nghiệm thu được qua quá trình chỉ đạo, điều hành sản xuất kinh doanh, chúng ta đã xác định được rằng cải cách doanh nghiệp nhà nước (DNNN) một cách triệt để là yêu cầu có tính quyết định để tăng cường động lực phát triển sản xuất và thúc đẩy DNNN hoạt động có hiệu quả hơn. Trong hơn 10 năm qua, Đảng và nhân dân ta đã thực hiện nhiều chủ trương, biện pháp tích cực nhằm đổi mới và nâng cao hiệu quả DNNN. Cổ phần hoá DNNN là một biện pháp quan trọng trong quá trình đổi mới DNNN ở Việt Nam. Việc đẩy mạnh cổ phần hoá DNNN không chỉ giúp các DNNN nâng cao hiệu quả hoạt động mà còn tác động, ảnh hưởng đến các hoạt động khác như phát triển thị trường vốn, thị trường chứng khoán ở Việt Nam

Vậy Đảng và Nhà nước đã có những chủ trương và chính sách như thế nào để cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước? Và khi đã được cổ phần hoá doanh nghiệp xong, các công ty đó đã hoạt động kinh doanh ra sao. Bằng vốn hiểu biết của mình em đã mạnh dạn chọn đề tài : “ Công ty Đầu tư và xây dựng giao thông tiến hành cổ phần hoá”

 

doc8 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1277 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Đề tài Công ty Đầu tư và xây dựng giao thông tiến hành cổ phần hoá, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu Từ thực tiễn tiến hành công cuộc phát triển nền kinh tế đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa và kinh nghiệm thu được qua quá trình chỉ đạo, điều hành sản xuất kinh doanh, chúng ta đã xác định được rằng cải cách doanh nghiệp nhà nước (DNNN) một cách triệt để là yêu cầu có tính quyết định để tăng cường động lực phát triển sản xuất và thúc đẩy DNNN hoạt động có hiệu quả hơn. Trong hơn 10 năm qua, Đảng và nhân dân ta đã thực hiện nhiều chủ trương, biện pháp tích cực nhằm đổi mới và nâng cao hiệu quả DNNN. Cổ phần hoá DNNN là một biện pháp quan trọng trong quá trình đổi mới DNNN ở Việt Nam. Việc đẩy mạnh cổ phần hoá DNNN không chỉ giúp các DNNN nâng cao hiệu quả hoạt động mà còn tác động, ảnh hưởng đến các hoạt động khác như phát triển thị trường vốn, thị trường chứng khoán ở Việt Nam… Vậy Đảng và Nhà nước đã có những chủ trương và chính sách như thế nào để cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước? Và khi đã được cổ phần hoá doanh nghiệp xong, các công ty đó đã hoạt động kinh doanh ra sao. Bằng vốn hiểu biết của mình em đã mạnh dạn chọn đề tài : “ Công ty Đầu tư và xây dựng giao thông tiến hành cổ phần hoá” Nội Dung I . Thế nào là Cổ phần hoá Năm 2002, triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội IX của Đảng, Hội nghị lần thứ ba Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá IX đã có Nghị quyết 05-NQ/TW “Về tiếp tục sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả DNNN”. Đây là một Nghị quyết toàn diện về DNNN, tạo điều kiện thuận lợi để DNNN nâng cao hiệu quả sản xuất- kinh doanh, góp phần quan trọng vào quá trình đẩy nhanh tốc độ phát triển, tăng sức mạnh của nền kinh tế, đáp ứng tốt các yêu cầu của quá trình hội nhập khu vực và thế giới, thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Chương trình cổ phần hoá(CPH) được triển khai từ giữa năm 1992, theo tinh thần của quyết định 202CT- HĐBT. Cổ phần hoá là quá trình đổi doanh nghiệp chỉ có một chủ sở hữu thành công ty cổ phần và là doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu. Cổ phần hoá nói chung có thể diễn ra tại các doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty liên doanh và tại các DNNN. Cổ phần hoá là quá trình đa dạng hoá sở hữu tại doanh nghiệp. Cổ phần hoá DNNN là quá trình chuyển đổi DNNN thành công ty cổ phần, trong đó nhà nước có thể vẫn giữ tư cách là một cổ đông, tức là nhà nước vẫn có thể là chủ sở hữu một bộ phận tài sản của doanh nghiệp. Cổ phần hoá DNNN không chỉ là quá trình chuyển sở hữu nhà nước sang sở hữu cổ đông, mà còn có cả hình thức DNNN thu hút thêm vốn thông qua hình thức bán cổ phiếu để trở thành công ty cổ phần. II . Các bước tiến hành Cổ phần hoá Theo ban chỉ đạo đổi mới và phát triển DNNN, đến nay nhà nước đã có hơn 1.960 DNNN được CPH và sau khi chuyển thành công ty cổ phần hầu hết các DN đều hoạt động có hiệu quả, vốn điều lệ và doanh thu tăng, thu nhập của người lao động được cải thiện rõ rệt. Quy trình chuyển DNNN thành công ty cổ phần gồm các bước sau: Bước 1: Ra quyết định thực hiện CPH và thành lập Ban đổi mới quản lý tại doanh nghiệp Các DNNN khi có quyết định CPH, đề xuất danh sách các thành viên Ban đổi mới quản lý tại DN báo cáo cơ quan quyết định CPH xem xét quyết định Các Bộ , UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Hội đòng quản trị các Tổng công ty 90,91 (nếu được uỷ quyền) ra quyết định thành lập ban đổi mới quản lý tại DN Bước 2: Tuyên truyền chủ trương chính sách CPH Cơ quan quyết định CPH có trách nhiệm tổ chức, phổ biến các văn bản về CPH và chính sách đối với người lao động cho Ban đổi mới quản lý tại DN và các cán bộ chủ chốt tại doanh nghiệp CPH . Ban đổi mới quản lý tại DN tuyên truyền, giải thích cho người lao động trong DN những chủ trương chính sách của Đảng và chính phủ về CPH, các công việc mà DN phải làm và sự tham gia của cán bộ công nhân viên trong quá trình CPH. Bước 3: Chuẩn bị hồ sơ tài liệu Căn cứ vào ngày có quyết định CPH và điều kiện cụ thể của DN ,Ban đổi mới quản lý tại DN tiến hành: Lựa chọn phương pháp xác đingh giá trị DN và thời điểm xác định giá trị DN theo hướng dẫn tại Thông tư số 79/2002/TT-BTC ngày 12 tháng 9 năm 2002 của Bộ tài chính báo cáo cơ quan quyết định CPH xem xét quyết định Chuẩn bị các tài liệu sau: Các hồ sơ pháp lý khi thành lập DNNN Các hồ sơ pháp lý về quyền quản lý và sử dụng tài sản tại DN (bao gồm cả các diện tích đất được giao hoặc thuê) Hồ sơ về công nợ (đặc biệt là các khoản nợ tồn đọng) Hồ sơ các công trình đầu tư xây dựng Báo cáo tình hình tài chính DN đến thời điểm định giá Lập danh sách lao động thường xuyên của DN tại thời điểm có quyết định CPH Lập dự toán chi phí CPH theo chế độ quy định Bước 4: Kiểm kê, xử lý những vấn đề tài chính Xử lý những vấn đề tài chính tại thời điểm định giá theo chế độ nhà nước quy định tại thông tư số 76/2002/TT-BTC ngày 9 tháng 9 năm 2002 và Thông tư số 85/2002/TT-BTC ngày 26 tháng 9 năm 2002 của Bộ tài chính Bước 5: Xác định giá trị doanhh nghiệp Hoàn thiện hồ sơ xác định giá trị DN theo Thông tư số 79/2002/TT-BTC ngày 12 tháng 9 năm 2002 của Bộ tài chính và gửi cơ quan quyết định CPH để thẩm tra, ra quyết định tổ chức xác định giá trị DN Bước 6: Xây dựng phương án cổ phần ưu đãi và phương án sắp xếp lại lao động Xây dựng phương án bán cổ phần ưu đãi cho các đối tượng được hưởng theo quy định tại Nghị định số 64/2002/NĐ-CP ngày 19 tháng 6 năm 2002 của Chính phủ và hướng dẫn của Bộ tài chính tại thông tư số 76/2002/TT-BTC ngày 9 tháng 9 năm 2002 Xây dựng phương án sắp xếp lại lao động: Phân loại và lập phương án xử lý lao động dôi dư và phương án hỗ trợ kinh phí đào tạo lại theo quy định tại nghị định số 64/2002/NĐ-CP , Nghị định số 41/2002/NĐ-CP và quyết định số 174/2002/QĐ-TTg của thủ tướng chính phủ để trình cơ quan quyết định CPH xét duyệt Bước 7: Lập phương án CPH DN và dự thảo Điều lệ tổ chức hoạt động của công ty cổ phần +Lập phương án CPH bao gồm: Giới thiệu về DN Đánh giá thực trạng của DN ở thời điểm xác định giá trị của DN Phương án sắp xếp lại lao động Phương án hoạt động sản xuất kinh doanh trong 3-5 năm tiếp theo Phương án CPH DNNN (Dự kiến hình thức CPH và xác định cơ cấu vốn điều lệ lệ theo yêu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần) + Dự thảo điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty cổ phần theo quy định của Luật doanh nghiệp và các văn bản pháp luật hiện hành Bước 8: Thẩm định và phê duyệt phương án CPH Bước 9: Thực hiện phương án CPH Mở sổ đăng ký mua cổ phần của các cổ đông Thông báo công khai tình hình tài chính của DN tại thời điểm CPH và các thông tin về việc bán cổ phần của DN theo đúng chế độ Nhà nước đã quy định Tổ chức bán cổ phần cho các đối tượng đăng ký mua Báo cáo kết quả bán cổ phần và danh sách cử người dự kiến trực tiếp quản lý phần vốn nhà nước tại công ty cổ phần Tiến hành đại hội cổ đông lần thứ nhất để thông qua điều lệ tổ chức hoạt động của công ty cổ phần, phương án sản xuất của công ty trong những năm tiếp theo, bầu Hội đồng quản trị, ban kiểm soát và Bộ may điều hành của công ty cổ phần Bước 10: Ra mắt công ty cổ phần và đăng ký kinh doanh III. Công ty Đầu tư và xây dựng Giao thông tiến hành Cổ phần hoá Là một đơn vị làm kinh tế thuộc công đoàn ngành Giao thông vận tải, thành lập năm 1999, tiền thân của công ty cổ phần đầu tư và xây dựng giao thông là công ty xây dựng và giao thông, có địa bàn hoạt động trên toàn quốc, với nhiều ngành nghề kinh doanh như xây dựng công trình giao thông, công trình công nghiệp và dân dụng, sản xuất vật liệu xây dựng… Từ khi thành lập đến nay, quy mô kinh doanh của công ty được mở rộng với tốc độ nhanh. Nếu năm 1999, năm thành lập, tổng doanh thu không đáng kể , thì năm 2000 là 7,76; năm 2002 so với năm 2001 là 274,5% ; năm 2003 so với năm 2002 là 336,5% Lao động trong biên chế tăng 137,5% ; thu nhập bình quân tăng 81% . Nộp ngân sách nhà nước năm 2003 là hơn 5,2 tỷ đồng, so vói năm 1999 bằng 702 lần. Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty như trên là lành mạnh, có hiệu quả. Song nhằm phát triển với tốc độ cao hơn và tận dụng tốt hơn tiềm năng cho phát triển của mình, công ty đã chọn CPH để phát triển. Tháng 3 năm 2004, Bộ Giao thông vận tải đã có quyết định phê duyệt CPH công ty . Đến tháng 5 năm 2004đã tiến hành hội nghị công nhân viên chức để phổ biến và thông qua quá trình CPH . Cuối tháng 6 năm 20004 đã tiến hành đại hội cổ đông sáng lập, thông qua điều lệ công ty, bầu hội đồng quản trị và ban kiểm soát, để tháng 7 năm 2004 công ty xây dựng và dịch vụ giao thông chuyển sang hoạt động theo mô hình là công ty cổ phần đầu tư và xây dựng giao thông. Tại thời điểm CPH , giá trị doanh nghiệp được xác định là hơn 83 tỷ đồng, vốn điều lệ là 7,5 tỷ đồng. Số vốn nhà nước chiếm 16% ; cổ đông trong công ty 55%, cổ đông ngoài công ty 29% . Trong một thời gian ngắn, công ty đã hoàn thành CPH , đây là tốc độ nhanh theo đánh giá của công đoàn ngành Giao thông vận tải, đó là do tập thể lãnh đạo và lao động của công ty có nhận thức đúng về CPH . Do tình hình tài chính lành mạnh, việc kiểm kê, định giá trị DN nhanh, dễ thu hút được sự chú ý và đồng thuận của các nhà đầu tư..Một điều quan trọng để CPH nhanh và tạo tin tưởng nơi nhà đầu tư, là công ty đã đưa ra phương án đầu tư phát triển doanh nghiệp sau khi CPH . Trong phương án này, công ty đã nêu ra những định hướng để xử lý tài chính sau khi CPH , đưa ra những định hướng với mục tiêu chủ yếu tăng vốn điều lệ sau một năm hoạt động là 1% , doanh thu tăng 5-10%, các khoản nộp ngân sách tăng 5-10%, cổ tức hàng năm dự kiến tăng 12-15%/năm. Công ty đã đề ra kế hoạch và biện pháp thực hiện các mục tiêu với các hướng đi cụ thể từ năm 2004 đến năm 2006, trong đó đề cập đến việc phát triển thị trường nội địa, đầu tư trang thiết bị thi công, chuẩn bị đào tạo lực lượng và tăng cường năng lực tài chính để tham gia thị trường chứng khoán, các giải pháp về tổ chức bộ máy, cơ chế quản lý, tài chính…. Còn quá sớm để có thể đánh giá các hiệu quả thực hiện các phương án sản xuất kinh doang của công ty sau khi CPH . Tuy nhiên việc thực hiện nhanh chóng chuyển sang mô hình hoạt động mới , với các mực tiêu và giải pháp thực hiện tin chắc rằng đây sẽ là nhân tố cho phép công ty tiếp tục phát triển , khai thác được thế mạnh của mình, đó cũng là tác dụng thiết thực của lựa chọn con đường CPH để phát triển doanh nghiệp. Kết luận Xuất phát từ tình hình kinh tế-xã hội hiện nay và yêu cầu phát triển đất nước trong thời kỳ mới, đường lối kinh tế của Đảng ta là: xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp….Mục tiêu của chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 10 năm, từ 2001-2010 là: đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại…Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội đã xác định: công nghiệp hoá, hiện đại hoá là nhiệm vụ trung tâm để phát triển kinh tế. Cổ phần hoá DNNN là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước trong chiến lược phát triển kinh tế- xã hội ở nước ta, nhằm đa dạng hoá sở hữu tạo động lực cho người có cổ phần và người lao động trong doanh nghiệp hăng say sản xuất vì lợi ích chính đáng, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đồng thời phù hợp với chủ trương xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa trong tiến trình đổi mới nền kinh tế nước ta. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện cổ phần hoá DNNN vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc cần được giải quyết trong thời gian tới để đẩy nhanh tiến độ cổ phần hoá DNNN, để góp phần vào việc thực hiện vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước, định hướng đưa nước ta phát triển đi lên chủ nghĩa xã hội.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc72656.doc
Tài liệu liên quan