Theo nghĩa phổ thông nhất, tư tưởng là sự phản ánh hiện thực trong ý thức, là biểu hiện quan hệ của con người với thế giới xung quanh.
Trong thuật ngữ “ tư tưởng Hồ Chí Minh”, khái niệm “ tư tưởng” ở đây không phải là ý thức tư tưởng của một cá nhân, một cộng đồng, mà có nghĩa là một hệ thống những quan điểm, quan niệm, luận điểm được xây dựng trên một nền tảng triết học (thế giới quan và phương pháp luận) nhất quán, đại biểu cho ý chí nguyện vọng của giai cấp, một dân tộc, được hình thành trên cơ sở thực tiễn nhất định và trở lại chỉ đạo hoạt động thực tiễn, cải tạo hiện thực
12 trang |
Chia sẻ: tieuaka001 | Lượt xem: 514 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Đề tài Cơ sở hình thành tư tưởng hồ chí minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hồ Chí Minh(1890 – 1969)Đề tài 1Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí MinhNhóm 11NỘI DUNG CHÍNHKhái quát Tư tưởng Hồ Chí Minh 1. Khái niệm tư tưởng 2. Khái niệm tư tưởng Hồ Chí MinhCơ sở hình thành Tư tưởng Hồ Chí Minh 1. Cơ sở khách quan 2. Những nhân tố chủ quan1. Khái niệm tư tưởng: Theo nghĩa phổ thông nhất, tư tưởng là sự phản ánh hiện thực trong ý thức, là biểu hiện quan hệ của con người với thế giới xung quanh. Trong thuật ngữ “ tư tưởng Hồ Chí Minh”, khái niệm “ tư tưởng” ở đây không phải là ý thức tư tưởng của một cá nhân, một cộng đồng, mà có nghĩa là một hệ thống những quan điểm, quan niệm, luận điểm được xây dựng trên một nền tảng triết học (thế giới quan và phương pháp luận) nhất quán, đại biểu cho ý chí nguyện vọng của giai cấp, một dân tộc, được hình thành trên cơ sở thực tiễn nhất định và trở lại chỉ đạo hoạt động thực tiễn, cải tạo hiện thực2. Khái niệm Tư tưởng Hồ Chí Minh(Hội đồng lý luận Trung Ương chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia các bộ môn khoa học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh: Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003, tr.19)“Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đến cách mạng xã hội chủ nghĩa; là kết quả của sự vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể nước ta, đồng thời là sự kết tinh tinh hoa dân tộc và trí tuệ thời đại giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người”. Nội hàm của khái niệm Tư tưởng Hồ Chí Minh Tư tưởng HCM là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về các vấn đề cơ bản của cách mạng Việt NamTư tưởng Hồ Chí Minh được hình thành trên nền tảng chủ nghĩa Mác-Lênin, là sự kết tinh tinh hoa văn hóa dân tộc và nhân loại.Hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh có những tư tưởng chủ yếu: tư tưởng về dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc; về Đảng Cộng Sản Việt Nam; về chủ nghĩa xã hội và con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội; về đại đoàn kết dân tộc; về xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân...Chương II Cơ sở hình thành Tư tưởng Hồ Chí MinhCơ sở khách quan Bối cảnh lịch sửNhững tiền đề lý luậnNhân tốchủ quanBối cảnh Việt NamBối cảnh thời đạiGiá trị truyền thống dân tộc Việt NamTinh hoa văn hóa nhân loại Chủ nghĩa Mác – LêninBối cảnh lịch sử Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XXNăm 1858: Thực dân Pháp xâm lược Việt Nam. Triều đình nhà Nguyễn đã từng bước khuất phục đầu hàng Pháp, thừa nhận nền bảo hộ của thực dân Pháp trên toàn cõi Việt NamXã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX là một xã hội phong kiến, nông nghiệp lạc hậu. Các phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân ta phát triển mạnh mẽ nhưng đều thất bại Việt Nam từ một nước phong kiến độc lập trở thành một nước thuộc địa nửa phong kiến với những biến chuyển sâu sắc trong xã hội: xuất hiện nhiều giai cấp tầng lớp xã hội mới như công nhân, tư sản, tiểu tư sảnXuất hiện mâu thuẫnDân tộc Việt NamThực dân Pháp & bè lũ tay saiĐịa chủ phong kiềnNông dânPhải tìm kiếm một đường lối mới để giải phóng dân tộc Việt Nam. Bối cảnh thời đại Chủ nghĩa tư bản từ giai đoạn tự do chuyển sang giai đoạn độc quyền. Chủ nghĩa đế quốc đã trở thành kẻ thù chung của các dân tộc thuộc địa. Nhiều cuộc đấu tranh sôi nổi của công nhân các nước tư bản diễn ra, đỉnh cao là Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917, đã “mở ra trước mắt họ thời đại cách mạng chống đế quốc, thời đại giải phóng dân tộc”. Quốc tế cộng sản ra đời tạo điều kiện cho phong trào công nhân trong các nước tư bản chủ nghĩa phương Tây và phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa phương Đông có quan hệ mật thiết với nhau hơn trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù là chủ nghĩa đế quốc.Những đặc điểm mới của thời đại, những sự kiện lớn lao của lịch sử thế giới thời bấy giờ đều ảnh hưởng đến sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh.Truyền thống của dân tộc Việt NamTinh thần yêu nước, ý chí bất khuất chống giặc ngoại xâmTinh thần nhân nghĩa, truyền thống đoàn kết, tương thân tương áiTinh thần lạc quan, yêu đờiTinh thần cần cù, dũng cảm, thông minh sáng tạo trong sản xuất và chiến đấuGiá trị truyền thống dân tộcTinh hoa văn hóa nhân loạiVăn hóa phương ĐôngNho giáo- Tích cực: triết lý hành động, tư tưởng nhập thế, hành đạo giúp đời, lý tưởng về một xã hội bình trị- Hạn chế: chứa đựng nhiều yếu tố duy tâm, lạc hậu, phản động như: tư tưởng đẳng cấp, khinh lao động chân tay, khinh phụ nữ v.vPhật giáo- Tích cực: tư tưởng vị tha, từ bi, bác ái, cứu khổ cứu nạn, thương người như thể thương thân; nếp sống có đạo đức...- Hạn chế: duy tâm, tuyệt đối hóa sự vận động của thế giới mà không thấy tính đứng im tương đối của vạn vật, nên chỉ thấy một thế giới huyễn, ảo, giả tồn tạiVăn hóa phương TâyTự do, bình đẳng, bác ái của tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của đại cách mạng tư sản Pháp.tư tưởng dân chủ thông qua tác phẩm của các nhà khai sáng Pháp như: Vonte, Rutxo, Mongtetxkio..Tuyên ngôn độc lập năm 1776 của Mỹ về quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc.Hình thành phong cách dân chủ thông qua việc trực tiếp tham gia các tổ chức chính trị xã hội, viết báo, tranh luận, họp hội, lập hội.Chủ nghĩa Mác – LêninChủ nghĩa Mác-Lênin là cơ sở thế giới quan và phương pháp luận của Tư tưởng Hồ Chí MinhCon đường Hồ chí Minh đến với chủ nghĩa Lênin thật tự nhiên, giản dị.Hồ Chí Minh tiếp thu chủ nghĩa Mác-Lênin trên nền tảng những tri thức văn hóa tinh túy được chắt lọc, hấp thụ và một vốn chính trị, vốn hiểu biết phong phú, được tích lũy qua thực tiễn hoạt động vì mục tiêu cứu nước và giải phóng dân tộc.Hồ Chí Minh tiếp thu chủ nghĩa Mác-Lênin theo phương pháp macxit, nắm lấy cái tinh thần, cái bản chất. Nhân tố chủ quanKhả năng tư duy và trí tuệ của Hồ Chí MinhNăng lực thiên bẩm của HCM: HCM có khả năng tư duy trí tuệ, phẩm chất đạo đức và năng lực hoạt động thực tiễn hơn người.Khả năng tư duy trí tuệ, quan sát tinh tế, tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo, khả năng phê phán tinh tường, sáng suốtPhẩm chất và năng lực hoạt động thực tiễn của Hồ Chí MinhNhân cách, phẩm chất đạo đức: tình cảm yêu nước thương dân, yêu thương con người.Nghị lực phi thường của Hồ Chí Minh.Có hoạt động thực tiễn phong phú để khái quát tư tưởng thành lý luận.KẾT LUẬN Tóm lại, tư tưởng Hồ Chí Minh là sản phẩm của sự tổng hoà và phát triển biện chứng tư tưởng văn hoá truyền thống của dân tộc, tinh hoa tư tưởng văn hoá của phương Đông và phương Tây với chủ nghĩa Mác - Lênin làm nền tảng, cùng với thực tiễn của dân tộc và thời đại qua sự tiếp biến, phát triển của Hồ Chí Minh - một con người có tư duy sáng tạo, có phương pháp biện chứng, có nhân cách, phẩm chất cách mạng cao đẹp. Tư tưởng Hồ Chí Minh đã trở thành tư tưởng Việt Nam hiện đại, là tài sản tinh thần quý báu của Đảng Cộng Sản Việt Nam và của cả dân tộc. Cảm ơn Thầy và các bạn đã lắng nghe
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tthcm_co_so_hinh_thanh_tu_tuong_ho_chi_minh_7085.pptx