Đề tài Cơ cấu tổ chức và hoạt động quản lý của UBND Phường Dịch Vọng Hậu. Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước

Đất nước ta đang trong quá trình đổi mới toàn diện. Nghị quyết lần thứ 8 ban chấp hành TW Đảng khóa VII đề ra “Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trọng tâm là cải cách một bước nền hành chính”.Và nêu rõ mục tiêu xây dựng một nền hành chính trong sạch, có đủ năng lực, sử dụng đúng quyền lực và từng bước hiện đại hóa để quản lý có hiệu lực và hiệu quả công việc của nhà nước, thúc đẩy xã hội phát triển lành mạnh đúng hướng, phục vụ đắc lực đời sống nhân dân, xây dựng nếp sống và làm việc theo pháp luật.

Ngày nay nhu cầu phát triển mới, thời cuộc mới đòi hỏi phải xây dựng một bộ máy nhà nước thật sự thể hiện các quan điểm cơ bản của Đảng ta về một nhà nước của dân, do dân và vì dân, đáp ứng các nhu cầu kinh tế thị trường, định hướng XHCN và các nhu cầu của sự phát triển, các nhu cầu hội nhập quốc tế.

Hà Nội là trung tâm văn hóa kinh tế xã hội của cả nước. Với bề dầy lịch sử phát triển và hàng nghìn năm Hà Nội của chúng ta đã và đang tiến những bước dài trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Để tạo ra một hệ thống quản lý nhà nước thống nhất từ trong quá trình hoạt động của bộ máy hành chính Nhà nước chúng ta luôn đổi mới đáp ứng nhu cầu của sự phát triển.

Các cấp chính quyền phải nâng cao năng lực làm việc năng động, sáng tạo và làm tốt công tác của mình.

Được trang bị những lý luận về quản lý nhà nước mà các thầy cô thuộc HVHC QG đã truyền thụ. Được sự giúp đỡ của HVHC QG cuả lãnh đạo khoa đào tạo, bồi dưỡng CBCC & TC, của uỷ ban nhân dân phường Dịch Vọng Hậu tôi đã được về thực tập tại Uỷ ban nhân dân Phường Dịch Vọng Hậu từ ngày 29/5 đến 22/6/2007

Qua quá trình thực tập tôi đã vận dụng được những lý luận thực tiễn công tác quản lý Nhà nước của Uỷ ban Nhân dân Phường nói chung và những vai trò, chức năng, nhiệm vụ của người quản lý nói riêng chính vì vậy tôi chọn đề tài”Cơ cấu tổ chức và hoạt động quản lý của UBND Phường Dịch Vọng Hậu. Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước”

 

 

 

doc40 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1364 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Đề tài Cơ cấu tổ chức và hoạt động quản lý của UBND Phường Dịch Vọng Hậu. Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu Đất nước ta đang trong quá trình đổi mới toàn diện. Nghị quyết lần thứ 8 ban chấp hành TW Đảng khóa VII đề ra “Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trọng tâm là cải cách một bước nền hành chính”.Và nêu rõ mục tiêu xây dựng một nền hành chính trong sạch, có đủ năng lực, sử dụng đúng quyền lực và từng bước hiện đại hóa để quản lý có hiệu lực và hiệu quả công việc của nhà nước, thúc đẩy xã hội phát triển lành mạnh đúng hướng, phục vụ đắc lực đời sống nhân dân, xây dựng nếp sống và làm việc theo pháp luật. Ngày nay nhu cầu phát triển mới, thời cuộc mới đòi hỏi phải xây dựng một bộ máy nhà nước thật sự thể hiện các quan điểm cơ bản của Đảng ta về một nhà nước của dân, do dân và vì dân, đáp ứng các nhu cầu kinh tế thị trường, định hướng XHCN và các nhu cầu của sự phát triển, các nhu cầu hội nhập quốc tế. Hà Nội là trung tâm văn hóa kinh tế xã hội của cả nước. Với bề dầy lịch sử phát triển và hàng nghìn năm Hà Nội của chúng ta đã và đang tiến những bước dài trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Để tạo ra một hệ thống quản lý nhà nước thống nhất từ trong quá trình hoạt động của bộ máy hành chính Nhà nước chúng ta luôn đổi mới đáp ứng nhu cầu của sự phát triển. Các cấp chính quyền phải nâng cao năng lực làm việc năng động, sáng tạo và làm tốt công tác của mình. Được trang bị những lý luận về quản lý nhà nước mà các thầy cô thuộc HVHC QG đã truyền thụ. Được sự giúp đỡ của HVHC QG cuả lãnh đạo khoa đào tạo, bồi dưỡng CBCC & TC, của uỷ ban nhân dân phường Dịch Vọng Hậu tôi đã được về thực tập tại uỷ ban nhân dân Phường Dịch Vọng Hậu từ ngày 29/5 đến 22/6/2007 Qua quá trình thực tập tôi đã vận dụng được những lý luận thực tiễn công tác quản lý Nhà nước của uỷ ban Nhân dân phường nói chung và những vai trò, chức năng, nhiệm vụ của người quản lý nói riêng chính vì vậy tôi chọn đề tài”Cơ cấu tổ chức và hoạt động quản lý của UBND Phường Dịch Vọng Hậu. Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước” Phần I: Cơ sở lý luận về cơ cấu tổ chức UBND nói chung và cấp phường 1.Quan niệm về tổ chức Tổ chức là sự liên kết, sự phối hợp, sự tạo ra một thực thể để đạt mục tiêu nhất định. Khái niệm tổ chức là một thuật ngữ được sử dụng khá phổ biến trong đời sống xã hội, có mặt ở mọi nơi khi con người cần có sự liên kết với nhau để đạt được mục tiêu thì họ liên kết lại với nhau tạo thành một tổ chức, khi mục tiêu hoàn thành thì tự giải tán.(Tức là tổ chức là một hệ thống tập hợp của hai hay nhiều người có sự phối hợp một cách có ý thức. Một phạm vi lĩnh vực chức năng hoạt động tương đối rỏ ràng, hoạt động để đạt được một hoặc nhiều mục tiêu chung). Trong lịch sử phát triển của loài người, tổ chức đã xuất hiện ở trình độ thấp mang tính kinh nghiệm, phạm vi hoạt động hẹp, chủ yếu dừng ở nội dung phân công lao động và hợp tác lao động. Quá trình phát triển tiến hóa của nhân loại, Nhà nước đã ra đời để thực hiện quản lý điều hành một quốc gia. Bộ máy nhà nước trong nền Hành chính là một hệ thống tổ chức lớn, bao trùm nhiều vấn đề rất quan trọng mà bất cứ tổ chức nào khác đều không có. Các yếu tố cấu thành tổ chức bao gồm: Mục tiêu và nhiệm vụ của tổ chức Loại hình tổ chức Các phương pháp tiến hành để đạt được mục tiêu và nhiệm vụ đã định Đội ngũ lãnh đạo và thực thi nhiệm vụ Phương tiện vật chất cần thiết cho tổ chức hoạt động Tiến độ thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ Kiểm tra Thiết kế mô hình tổ chức bao gồm những vấn đề chung nhất của tổ chức từ mục tiêu chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền, cơ cấu tổ chức đến phương thức hoạt động, vận hành, lề lối làm việc, định biên, chế độ, chức danh tiêu chuẩn nghiệm thu từ công chức. Thiết kế chặt chẽ mô hình tổ chức chắc chắn sẽ góp phần sắp sếp lại tổ chức, loại bỏ trùng lặp, bỏ trống chức năng, giảm bớt cồng kềnh, nặng nề, kém năng lực, hiệu lực và hiệu quả. 2.Các phương pháp thiết kết Phương pháp tương tự: Là phương pháp dựa vào việc thừa kế những kinh nghiệm thành công. Gạt bỏ những yếu tố bất hợp lý hoặc không tương thích của một tổ chức có sẵn. Phương pháp phân tích: Đây là phương pháp khoa học được ứng dụng rộng rãi cho mọi cơ quan Hành chính Nhà nước nó là phương pháp dựa trên những việc phân tích các dữ liệu, điều kiện để lập nên cơ cấu tổ chức tối ưu nhằm thực hiện mục tiêu đã đề ra. 3. Cơ cấu tổ chức Cơ cấu tổ chức được xem như là các bộ phận bên trong của tổ chức và các mối quan hệ giữa các bộ phận ấy, các bộ phận bên trong của tổ chức ngang bằng nhau về vị trí nhưng có chức năng và nhiệm vụ khác nhau. Đối với tổ chức cơ cấu là hết sức quan trọng. Vì có được cơ cấu hợp lý, khoa học và phù hợp với môi trường của tổ chức sẽ đạt được mục tiêu của tổ chức, mà mục tiêu đạt được thì đây là một cơ cấu tổ chức có tính hiệu quả. Các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến việc lựa chọn cơ cấu tổ chức nhất là các tổ chức hành chính. Chiến lược phát triển: Cơ cấu được coi là một công cụ quan trọng giúp cho hoạt động quản lý tổ chức đạt được mục tiêu đã đề ra. Mà mục tiêu của tổ chức đều được hình thành từ chiến lược tổng thể phát triển tổ chức. Cùng với sự phát triển của tổ chức thì chiến lược của tổ chức sẽ trở nên phức tạp hơn, đổi mới và kéo theo nó thì cơ cấu cũng phải thay đổi hoặc điều chỉnh cho phù hợp với chiến lược. Quy mô tổ chức: Cơ cấu tổ chức gắn liền với quy mô tổ chức, quy mô này có thể xem trên nhiều góc độ khác nhau. Quy mô của tổ chức có ảnh hưởng lớn đến cơ cấu tổ chức, nếu quy mô tổ chức lớn thì cơ cấu cũng phải tương ứng để đáp ứng được việc thực hiện mục tiêu của tổ chức. Yếu tố công nghệ : Yếu tố môi trường: Tùy điều kiện cụ thể mà áp dụng các cơ cấu khác nhau cho hợp lý. Yếu tố quyền hạn, sức mạnh của tổ chức này đối với tổ chức khác: Quyền hạn của tổ chức được phân bổ như thế nào cũng sẽ ảnh hưởng đến cơ cấu của tổ chức, nếu quyền lực tập trung sẽ là cơ cấu tổ chức tập quyền, còn nếu quyền lực mở rộng với sự tham gia của nhiều người thì đó là cơ cấu dân chủ. Yếu tố văn hóa: Mỗi một tổ chức đều hoạt động trong một môi trường văn hóa nhất định và tổ chức môi trường văn hóa tác động qua lại với nhau. Cơ cấu tổ chức về nguyên lý cơ bản phải thể hiện rõ ba nội dung: + Cấp bậc, mức độ của việc phân chia công việc cho cán bộ, phân hoạt động trong tổng thể tổ chức (phân chia quyền hạn, nhiệm vụ trách nhiệm. thẩm quyền và sự phân biệt của các công việc đó). + Cấp bậc và mức độ của các quy định và thủ tục phải thực hiện( tiêu chuẩn hóa). + Thẩm quyền hành chính các quyết định. 4. Tổ chức bộ máy hành chính Nhà nước Bộ máy hành chính Nhà nước là một tổ chức có quyền ban hành chính các quyết định hành chính thuộc quyền hành pháp, hoạch định và phê chuẩn các chủ trương, chính sách quản lý và tổ chức thực hiện các quyết định đó. Đáp ứng nhu cầu đòi hỏi của công dân, của xã hội về sự phát triển trên tất cả các lĩnh vực. Cơ cấu tổ chức bộ máy Hành chính Nhà nước được chia ra: Tổ chức bộ máy Hành chính Nhà nước TW. Tổ chức bộ máy Hành chính Nhà nước địa phương 5.Chính quyền địa phương Địa vị pháp lý của chính quyền địa phương. Địa phương là một thuật ngữ để chỉ những cơ cấu tổ chức và hoạt động của một cấp chính quyền trên một đơn vị hành chính lãnh thổ nhất định. Chính quyền địa phương là cấp dưới của chính quyền Nhà nước Trung ương và có những đặc trưng cơ bản như: Có một vùng lãnh thổ xác định bằng những văn bản pháp luật cụ thể đó không phải là đường biên giới theo khái niệm quốc gia hay liên bang; có số dân xác định trên địa bàn một vùng lãnh thổ xác định; có một tổ chính quyển liên tục, manh tính kế thừa có tính tự quản nhất định; có chức năng và quyền quản lý nền hành chính Nhà nước trên địa vị lãnh thổ; có quyền quản lý ngân sách riêng, tạo ra thu nhập cho chính quyền địa phương. Chính quyền địa phương ở mỗi cấp đều có HĐND và UBND. Về tổ chức các đơn vị hành chính địa phương mà theo đó có các bộ máy chính quyền tương ứng. ở nước ta hiện bay gồm: - Thuộc cấp Tỉnh có các loại đơn vị: Tỉnh,Thành phố trực thuộc TW. - Thuộc cấp Huyện có các loại đơn vị: Huyện, Quận, Xã, Thành phố thuộc tỉnh. - Thuộc cấp Xã có các đơn vị: Xã, Phường, Thị trấn. 6.ủy ban nhân dân a.Địa vị pháp lý của UBND ủy ban nhân dân do hội đồng nhân dân bầu ra, là cơ quan chấp hành của hội đồng nhân dân. Cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương chịu trách nhiệm chấp hành hiến pháp, pháp luật, các văn bản của các cơ quan Nhà nước cấp trên và Hội đồng nhân dân cùng cấp. UBND chịu trách nhiệm quản lý về mặt Nhà nước đối với tất cả các lĩnh vực, các mặt hoạt động ở địa phương. b.Nhiệm vụ quyền hạn của UBND Theo luật tổ chức HĐND và UBND sửa đổi: * Nhiệm vụ của UBND : +Quản lý Nhà nước ở địa phương trong các lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, công nghiệp, thương mại, dịch vụ, văn hóa, giáo dục, y tế, khoa học, công nghệ và môi trương, thể dục, thể thao, báo chí, phát thanh, truyền hình và các lĩnh vực xã hội khác. Quản lý Nhà nước về đất đai và các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác, quản lý việc thực hiện tiêu chuẩn đo lường, chất lượng sản phẩm hàng hóa địa giới đơn vị hành chính địa phương. +Tuyên truyền giáo dục pháp luật, các văn bản của các cơ quan Nhà nước cấp trên và các nghị quyết của HĐND cùng cấp. +Bảo an ninh, an tòa trật tự xã hội, phòng trống thiên tai, bảo vệ tài sản của nhà nước và công dân, chống tham nhũng buôn lậu, làm hàng giả, các tện nạn xã hội. + Quản lý tổ chức, biên chế, lao động, tiền lương, đào tạo viên chức, bảo hiểm xã hội. +Tổ chức và chỉ đạo công tác thi hành án ở địa phương. +Tổ chức và chỉ đạo việc thu chi ngân sách của địa phương. * Quyền hạn của UBND: +Ra quyết định chỉ thị +Kiểm tra việc thi hành án, chỉ thị + Phê chuẩn kết quả bầu cử của UBND cấp dưới trực tiếp +Khi quyết định những vấn đề quan trọng của địa phương, UBND phải thảo luận tập thể và quyết định theo đa số. c.Nhiệm vụ quyền hạn của UBND Phường Với vị trí tính chất của UBND vừa là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, vừa là cơ quan chấp hành của HĐND, UBND phải tổ chức thực hiện các nghị quyết của HĐND cùng cấp, đồng thời chịu sự lãnh đạo của UBND cấp trên và Chính Phủ đảm bảo cho mọi hoạt động được thông suốt từ Trung Ương đến cơ sở. Do đó UBND nhân dân phường có nhiệm vụ và quyền hạn như sau: *Trong lĩnh vực kinh tế: + Xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm trình HĐND cùng cấp thông qua. Phê duyệt, tổ chức thực hiện kế hoạch đó. + Lập dự toán thu, chi ngân sách, phương án phân bổ, điều chỉnh ngân sách, lập quyết toán ngân sách trình HĐND cùng cấp quyết định, báo cáo UBND, Cơ quan tài chính cấp trên trực tiếp. +Xây dựng, quản lý các công trình công cộng, đường giao thông, trụ sở, trường học, trạm y tế, công trình điện, nước theo quy định của pháp luật. +Huy động sự đóng góp của các tổ chức cá nhân đầu tư xây dựng các công trình, kết cấu hạ tầng trên nguyên tắc dân chủ, tự nguyện đảm bảo đúng mục đích, chế độ theo quy định của pháp luật. * Trong lĩnh vực giao thông vận tải: +Tổ chức thực hiện việc xây dựng, tu sửa đường giao thông trong xã-phường thaeo phân cấp. +Quản lý việc xây dựng kiểm tra và xữ lý việc xây dựng theo quy định của pháp luật. + Tổ chức việc bảo vệ, kiểm tra, xử lý các Hành chính xâm phạm đường giao thông và các công trình cơ sở hạ tầng ở địa phương theo quy định của pháp luật. +Huy động việc đóng góp tự nguyện của nhân dân để xây dựng đường giao thông, cầu cống theo quy định của pháp luật. * Trong lĩnh vực y tế giáo dục, văn hóa xã hội, thể dục thể thao +Tổ chức thực hiện các chương trình y tế, Văn hóa xã hội, thể dục thể thao, kế hoạch hóa gia đình được giao. Vận động nhân dân giữ gìn vệ sinh phòng chống các dịch bệnh. +Thực hiện kế hoạch phát triển sự nghiệp giáo dục, huy động trẻ em vào lớp một đúng độ tuổi, tổ chức xóa mù chữ trong độ tuổi quản lý, kiểm tra hoạt động của mầm non, tiểu học, THCS. +Xây dựng phong trào và tổ chức các hoạt động văn hóa, thể dục thể thao, các lễ hội cổ truyền, bảo vệ và phát huy giá trị các di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh địa phương theo quy định của pháp luật. +Thực hiện chính sách chế độ đối với thương binh bệnh binh, gia đình liệt sỹ, những người già và gia đình có công với nước theo quy định của pháp luật. +Tổ chức các hoạt động từ thiện, nhân đạo. Vận động nhân dân giúp đỡ các gia định khó khăn, người già cô đơn, người tàn tật, trẻ mồ côi, không nơi lương tựa. + Quản lý, bảo vệ, tu bổ nghĩa trang liệt sỹ, quy hoạch quản lý nghĩa địa ở địa phương. * Trong lĩnh vực bảo an ninh, quốc phòng. +Tổ chức tuyên truyền giáo dục xây dựng nền quốc phòng toàn dân, xây dựng làng xã chiến đấu trong khu vực phòng thủ địa phương. Thực hiện công tác nghĩa vụ quân sự và tuyển quân theo kế hoạch đăng ký, quản lý quân dự bị động viên, tổ chức thực hiện xây dựng, huấn luyện, sử dụng lực lượng dân quân tự vệ địa phương. + Quản lý hộ khẩu, tổ chức việc đăng ký tạm trú, quản lý việc đi lại của người nước ngoài ở địa phương. * Trong việc thi hành chính pháp luật: + Tổ chức tuyên truyền giáo dục pháp luật, giải quyết các vi phạm pháp luật và tranh chấp nhỏ trong nhân dân theo quy định của pháp luật. +Tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – Xã hội theo quy hoạch đô thị. Xây dựng nếp sống văn minh đô thị, phòng chống tệ nạn xã hội, giữ gìn vệ sinh, sạch đẹp đường phố, quản lý dân cư đô thị. +Thanh tra việc sử dụng đất đai của tổ chức, cá nhân, quản lý bảo vệ cơ sở hạ tầng kỹ thuật theo phân cấp ngăn chặn, xử lý các hành chính vi phạm đối với các cơ sở hạ tầng kỹ thuật. +Kiểm tra giấy phép xây dựng, lập biên bản đình chỉ thi công công trình xây dựng, sửa chữa, cải tạo không có giấy phép, sai phép và báo cáo các cơ quan nhà nước có thẩm quyển xem xét quyết định. Phần II: Thực trạng cơ cấu tổ chức và hoạt động quản lý của UBND phường Dịch Vọng Hậu hiện nay. i.Khái quát chung về phường Dịch Vọng Hậu. 1.Về địa lý hành chính và dân cư. Là một Phường thuộc UBND Quận Cầu Giấy. Thành lập chính thức đi vào hoạt động 01-04-2005. Căn cứ luật tổ chức Hội đồng nhân dân và UBND ngày 26/11/2003. Căn cứ nghị định số 02/2005/NĐ - CP ngày 05/01/2005 của Chính phủ và quyết định số 153/ QĐ - UB ngày 09/03/2005 của UBND Quận Cầu Giấy về việc thành lập Phường Dịch Vọng Hậu. Phường Dịch Vọng Hậu nằm ở khu vực phía tây thành phố Hà Nội. Phía đông giáp với phường Yên Hòa, phía tây giáp với Mai Dịch, nam giáp Cổ Nhuế. Với tổng diện tích là 148,57 ha. Dân số là 25000 người. Trên địa bàn phường có nhiều các trường Đại học và các cơ quan của Trung ương và Thành phố đóng trên địa bàn. Phường có 55 tổ dân phố, có 26 chi bộ dân cư. Trong đó có 3 chi bộ là cơ quan Trường). Hệ thống chính trị Phường tới chi bộ dân cư được tổ chức chặt chẽ và hoạt động có hiệu quả, các chi bộ dân cư đều chịu sự lãnh đạo của các chi bộ Đảng. Mỗi chi bộ dân cư có một ban công tác mặt trận tập hợp các chi bộ hội đoàn thể: chi hội phụ nữ, chi hội Cựu chiến binh, chi hội người cao tuổi, chi hội chữ thập đỏ, chi hội khuyến học, và chi đoàn thanh niên. Nhân dân Phường Dịch Vọng Hậu vốn có truyền thống yêu nước từ bao đời nay nhiều tấm gương hy sinh của các liệt sỹ đã làm rạng rỡ truyền thống cách mạng. Với đội ngũ cán bộ công chức hoạt động trong lĩnh vực công chức nhà nước như hiện nay của phường đã góp phần thúc đẩy sự phát triển mọi mặt đời sống của nhân dân Phường Dịch Vọng Hậu. 2.Tình hình kinh tế xã hội Thực hiện Nghị quyết của Đảng ủy, Hội đồng nhân dân Phường phát huy những kết quả thành tích đã đạt được năm 2006. Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Phường đã có nhiều nỗ lực và quyết tâm cao để hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ công tác năm 2007. Với nỗ lực cố gắng của toàn thể đội ngũ cán bộ và Nhân dân địa phương phường đã đạt được những kết quả như sau: a.Về phát triển kinh tế. Trong những năm qua chương trình phát triển kinh tế của Phường Dịch Vọng Hậu đã đạt được những thành tựu nổi bật. Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm sau luôn cao hơn năm trước, đạt chỉ tiêu quận giao. b.Công tác văn hóa xã hội. Công tác giáo dục - đào tạo Trường tiểu học Dịch Vọng A, Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm đã hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học 2006 – 2007 với tỷ lệ học sinh lên lớp đạt trên 96% trong đó có 87,4% đạt loại khá giỏi, triển khai đồng bộ nhiệm vụ năm học 2006-2007: Trường tiểu học Dịch Vọng A vẫn giữ danh hiệu trường “tiên tiến, xuất sắc” cấp thành phố. Trường TH Nguyễn Bỉnh Khiêm trong năm được công nhận trường chuẩn quốc gia giai đoạn 2001-2010, trường đã tham gia có hiệu quả các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao do quận tổ chức. Công tác y tế, dân số - Gia Đình Và Trẻ Em Chương trình quốc gia về y tế tiếp tục được duy trì; đẩy mạnh công tác vệ sinh phòng dịch mùa hè, vệ sinh an toàn thực phẩm, quản lý hành nghề y dược tư nhân. Tổ chức kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm được 518 lượt cơ sở sản xuất, kinh doanh, phối hợp với hội đông y quận tổ chức khám bệnh và cấp thuốc cho 117 đối tượng chính sách nhân kỷ niệm Thương binh liệt sỹ. Triển khai chiến dịch vi chất dinh dưỡng uống Vitamin A đạt 100%, tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng là 9,6%(chỉ tiêu quận giao là 9,7%, giảm 0,1% ) duy trì thường xuyên công tác tiêm chủng 7 loại vacxin cho trẻ dưới 1 tuổi và tiêm phòng uốn ván cho phụ nữ có thai đạt 100%. UBND Phường triển khai các biện pháp phòng chống dịch cúm gia cầm trên địa bàn phường tổ công tác của Phường đã thu 134,5 kg gà và 1500 quả trứng không rõ nguồn gốc bàn giao công ty môi trường để tiêu hủy theo quy định. Hoạt động văn hóa thông tin Các hoạt động thông tin tuyên truyền được triển khai sâu rộng đảm bảo phục vụ tố các ngày lễ lớn của đất nước và Thủ đô. Các nhiệm vụ chính trị của phường chào mừng thành syxTP bầu cử Quốc Hội. Các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao được tổ chức sôi nổi, rộng khắp như: Tham gia giải bóng bàn do quận tổ chức đạt giả nhất toàn đoàn, hội diễn ca múa nhạc do Quận tổ chức chức đạt giả nhì và giả đơn vị có phong trào quần chúng tốt. Tổ chức tốt câu lạc bộ sinh hoạt thơ ca ngày 15 hàng tháng. Công đoàn phường đã tổ chức cho đoàn viên giao hữu bóng đá, bóng bàn, cầu lông với Hội CCB và các cơ quan, đơn vị trên địa bàn: Tổ chức hội thi “ Tổ trưởng dân phố giỏi” đạt kết quả tốt. Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” tiếp tục được đẩy mạnh tại các khu dân cư, số hộ gia đình đăng ký danh hiệu văn hóa đạt tỷ lệ 93,7% số hộ gia đình đạt gia đình văn hóa là 2898 hộ 3262 đạt 88,8%, có 4354 tổ đạt tổ dân phố văn hóa đạt 80%. Công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực văn hóa thông tin được tăng cường, chấn chỉnh các hoạt động kinh doanh dịch vụ văn hóa, qua kiểm tra tổ công tác của phường đã lập biển bản vi phạm hành chính chính 10 trường hợp, cảnh cáo 13 trường hợp, tháo rở 32 băng zôn và quảng cáo sai quy định, xóa quảng cáo giao vặt, các số điện thoại in trên tường dọc các tuyến đường trên địa bàn. Công tác quản lý đất đai. UBND Phường đã triển khai tốt việc hướng dẫn các tổ chức, doanh nghiệp kê khai và thực hiện các nghĩa vụ bảo vệ tài nguyên nước và quản lý nước thải theo quyết định số195/2005/QD-UB ngày 22/11/2005 của UBND Thành phố. Hoàn thành công tác kê khai tài sản công theo quyết định số196/QD-UB ngày 23/11/2005 của UBND Thành phố. UBND Phường đã tổ chức các cuộc họp xét phân loại sơ cấp giấy chứng nhận QSDĐ theo nghị định số 60/CP tính đến ngày 20/5/2007 đã xét duyệt và trình quận được 338 hồ sơ đủ điều kiện, 139 hồ sơ chưa đủ điều, xác nhận272 hồ sơ đề nghị bán nhà theo nghị định 61/CP. Công tác quản lý TTXD - Đô thị Được chỉ đạo quyết liệt, tăng cường công tác tuyên truyền, kiểm tra và sử lý nên dần đã đi vào lề nếp. Tính đến ngày 20/5/2007, toàn Phường có 96 trường hợp vi phạm trật tự xây dựng, trong đó lập biên bản 63 trường hợp vi phạm, dỡ bỏ ngay 6 vụ, trong đó: xây dựng không phép 48 trường hợp, sai phép 3 trường hợp, tổ số trường hợp phải cưỡng chế dỡ bỏ là 12 vụ, cảnh cáo 24 trường hợp, phạt tiền 27 trường hợp với tổng số tiền 5 triệu 600 nghìn đồng. Thực hiện chỉ đạo của UBND Quận Cầu Giấy về tiếp tục thực hiện xây dựng các tuyến đường “An toàn-văn minh đô thị”. UBND Phường đã phối hợp với các ngành chức năng của quận ra quân tiến hành chính giải tỏa các vi phạm về trật tự xây dựng đô thị trên địa bàn Phường, đã dỡ bỏ 30 lều lán, nhà tạm trên nhiều tuyến phố. Duy trì tốt phong trào tổng vệ sinh môi trường hàng tuần trên địa bàn Phường. Công tác Tư Pháp – Hộ tịch. ủy ban nhân dân phường đã chỉ đạo Ban Tư Pháp phường giải quyết các hồ sơ,giấy tờ và tiếp dân theo đúng quy định. Kết quả: đăng ký kết hôn 94 đôi, khai tử 39 trường hợp, khai sinh 203 trường hợp hòa giải thành 76 vụ đạt 81,72% hòa giải không thành 14 vụ, đang giải quyết 3 vụ: Công tác An ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội. Công tác an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn Phường được giữa vững và ổn định. Lực lượng Công an phường bảo vệ tuyệt đối an toàn các các mục tiêu quan trong của các Cơ quan và khu dân cư. Công tác đấu tranh và phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội được đẩy mạnh, phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc ” được triển khai rộng khắp: công tác nắm tình hình, quản lý nhân khẩu, hộ khẩu, quản lý học sinh sinh viên được duy trì thường xuyên. Trong năm, trên địa bàn phường xảy ra 114 vụ phạm pháp hình sự, đã điều tra và làm rõ được 84 vụ, tỷ lệ điều tra khám phá đạt 73%, tỷ lệ trọng án đạt 87%. Công an Phường đã được UBND Thành phố và Quận tặng bằng khen hàng năm về thành tích đấu tranh phòng chống tội phạm. Công an Phường đã kiểm tra, xử lý vi phạm về trật tự an toàn giao thông 486 trường hợp phạt : số tiền là 48 triệu 795 nghìn đồng, phạt vi phạm vệ sinh môi trường 4200 trường hợp với tổng số tiền phạt là 43 triệu đồng. Công tác Quân sự địa phương. UBND Phường triển khai kế hoạch bảo vệ an ninh chính trị vì trật tự an toàn xã hội trên địa bàn đảm bảo tuyệt đối an toàn các sự kiện chính trị của đất nước và Thủ đô. Làm tốt công tác động viên tuyển chọn gọi công dân nhập ngũ đợt I/2007 đảm bảo đủ số lượng và chất lượng, đăng ký nghĩa vụ quân sự cho nam thanh niên 17 tuổi theo quy định. Công tác huấn luyện dân quân tự vệ, dân quân mở rộng được Ban chỉ huy quân sự quận đánh giá hoàn thành tốt nhiệm vụ. Tổ chức tốt cuộc diễn tập chiến đấy trị an gắn với diễn tập phòng không nhân dân, phòng chống thảm họa, cứu hộ, cứu nạn trên địa bàn Phường. Tổ chức hội nghị quán triệt thực hiện Quyết định số 290/QĐ - TTCP của thủ tướng Chính phủ về giải quyết chế độ chính sách cho các đối tượng kháng chiến chống Mỹ đạt kết quả tốt.Tổ chức tốt lớp học bồi dưỡng kiến thức quốc phòng cho đối tượng 5. Tham gia Hội thao lực lượng vũ trang tháng 4 năm 2007 đạt giải Nhất toàn đoàn. Triển khai tốt kế hoạch phòng chống lụt bão, chuận bị lực lượng, phương tiện sẵn sàng ứng trực khi có bão lụt xảy ra. Như vậy trong những năm qua UBND Phường Dịch Vọng Hậu đã đạt được nhiều thành tựu khả quan trên con đường phát triển, song vẫn còn nhiều tồn tại trong công tác quản lý đòi hỏi toàn thể cán bộ và nhân dân cùng nỗi lực hơn nữa để xây dựng phường ngày càng phát triển hơn. 3.Cơ cấu các thành viên UBND: UBND Phường có 5 thành viên được phân công phụ trách các mặt công tác theo quy định tại Nghị định 107/2004/NĐ - CP ngày 1/4/2004 của chính phủ như sau: 1 Chủ tịch, 2 phó chủ tịch, 2 ủy viên. Chủ tịch UBND Phường Dịch Vọng Hậu phụ trách trực tiếp công tác nội chính, qui hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội Phó chủ tịch phụ trách khối kinh tế – tài chính, xây dựng cơ sở hạ tầng khoa học công nghệ, nhà đất tài nguyên môi trường Phó chủ tịch phụ trách khối văn hóa xã hội và các lĩnh vực xã hội khác ủy viên phụ trách quân sự ủy viên phụ trách công an Mỗi ủy viên UBND Phường Dịch Vọng Hậu chịu trách nhiệm trước HĐND và UBND cùng cấp về kết quả công việc của phần công tác được chủ tịch phân công; đồng thời chịu trách nhiệm tập thể trước HĐND cấp mình và cơ quan nhà nước cấp trên và hoạt động của UBND. Chủ tịch UBND Phường là đại biểu HĐND Phường. Còn các thành viên khác của UBND không nhất thiết phải là đại biểu HĐND . Nhiệm vụ quyền hạn của Chủ tịch UBND Phường theo luật tổ chức UBND sửa đổi gồm: *Lãnh đạo và điều hành chính công việc của UBND Phường, các thành viên của UBND, các chuyên môn thuộc UBND. *Đôn đốc kiểm tra công tác của các bộ phận chuyên môn thuộc UBND Phường trong việc thực hiện hiến pháp, pháp luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, nghị quyết của HĐND Phường và quyết định của UBND Phường. + Quyết định các vấn đề nhiệm vụ, quyền hạn của UBND Phường + Tổ chức việc tiếp dân, xem xét giải quyết các kiến nghị, khiếu nại tố cáo của nhân dân trên địa bàn Phường theo qui định của pháp luật. + Triệu tập và chủ tọa các phiên họp của UBND. *Trách nhiệm quyền hạn của các phó chủ tịch: + Các phó chủ tịch được UBND phân công trực tiếp phụ trách một số lĩnh vực công tác; chỉ đạo bộ phận chuyên môn và hoạt động của một tổ dân phố được phân công phụ trách. + Các phó chủ tịch thay mặt chủ tịch, giải quyết các công việc thuộc phạm vi được phân công và chịu trách nhiệm cá nhân trước chủ tịc, tập thể UBND và HĐND cùng cấp về những qui định, kiến nghị chủ đạo, điều hành cũng như những kết quả công việc thuộc các lĩnh vực được phân công. + Các phó chủ tịch ký các văn bản thuộc thẩm quyền và thuộc các lĩnh vực công tác được phân công phụ trách. * Căn c

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc253.doc
Tài liệu liên quan