Đề tài Chuyển đổi Cân đối ngân sách nhà nước

Cân đối ngân sách là một vấn đề quan trọng được đặt ra đối với mỗi Nhà nước, nó đảm bảo cho Nhà nước đó thực hiện tốt chức năng và nhiệm vụ của mình. Nhưng ở từng thời kỳ khác nhau thì chức năng và nhiệm của Nhà nước sẽ có sự thay đổi, nó được mỡ rộng và nâng lên cùng với sự phát triển của nền kinh tế. Đăc biệt khi nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường, Nhà nước đã có sự can thiệp vĩ mô vào hoạt động kinh tế. Do đó, ngân sách nhà nước đã trở thành công cụ đắc lực để Nhà nước can thiệp vào hoạt động kinh tế và vấn đề cân đối ngân sách nhà nước lại càng được quan tâm hơn. Do đó, ngân sách nhà nước đã trở thành công cụ đắc lực để Nhà nước can thiệp vào hoạt động kinh tế và vấn đề cân đối ngân sách nhà nước lại càng được quan tâm hơn với nhiều học thuyết bàn về nó.

* Lý thuyết cổ điển về cân bằng ngân sách

Theo lý thuyết này, nội dung của cân bằng ngân sách rất đơn giản: “ Mỗi năm số thu phải ngang với số chi” . Quan điểm này bao gồm hai nguyên tắc cơ bản sau: Một là, tổng số những khoản chi không được quá tổng số những khoản thu. Hai là, tổng số những khoản thu của ngân sách không bao giờ được lớn hơn tổng số những khoản chi của ngân sách. Tức là ngân sách nhà nước phải được cân bằng tuyệt đối, bội chi hay bội thu ngân sách đều biểu hiện sự lãng phí về nguồn lực trong nhân dân.Ngoài ra, thuyết này còn đòi hỏi ngân sách nhà nước phải cân bằng cả khi lập dự toán và trong quá trình thực hiện, nếu chỉ cân bằng khi lập dự toán còn trong quá trình thực hiện lại không cân bằng thì không thể coi là cân bằng thực sự.

* Các học thuyết hiện đại về cân đối ngân sách nhà nước

Khi nền kinh tế chuyển sang cơ chế thị trường tự do cạnh tranh thì sự can thiệp của Nhà nước vào hoạt động kinh tế đóng một vai trò rất quan trọng, đảm bảo sự ổn định và phát triển của nền kinh tế, lúc này cân đối ngân sách lại trở thành một công cụ thiết yếu hơn. Trong bối cảnh đó, quan điểm về cân đối ngân sách nhà nước cũng có nhiều thay đổi.

 

doc14 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1333 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Đề tài Chuyển đổi Cân đối ngân sách nhà nước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Cân đối ngân sách là một vấn đề quan trọng được đặt ra đối với mỗi Nhà nước, nó đảm bảo cho Nhà nước đó thực hiện tốt chức năng và nhiệm vụ của mình. Nhưng ở từng thời kỳ khác nhau thì chức năng và nhiệm của Nhà nước sẽ có sự thay đổi, nó được mỡ rộng và nâng lên cùng với sự phát triển của nền kinh tế. Đăc biệt khi nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường, Nhà nước đã có sự can thiệp vĩ mô vào hoạt động kinh tế. Do đó, ngân sách nhà nước đã trở thành công cụ đắc lực để Nhà nước can thiệp vào hoạt động kinh tế và vấn đề cân đối ngân sách nhà nước lại càng được quan tâm hơn. Do đó, ngân sách nhà nước đã trở thành công cụ đắc lực để Nhà nước can thiệp vào hoạt động kinh tế và vấn đề cân đối ngân sách nhà nước lại càng được quan tâm hơn với nhiều học thuyết bàn về nó. * Lý thuyết cổ điển về cân bằng ngân sách Theo lý thuyết này, nội dung của cân bằng ngân sách rất đơn giản: “ Mỗi năm số thu phải ngang với số chi”. . Quan điểm này bao gồm hai nguyên tắc cơ bản sau: Một là, tổng số những khoản chi không được quá tổng số những khoản thu. Hai là, tổng số những khoản thu của ngân sách không bao giờ được lớn hơn tổng số những khoản chi của ngân sách. Tức là ngân sách nhà nước phải được cân bằng tuyệt đối, bội chi hay bội thu ngân sách đều biểu hiện sự lãng phí về nguồn lực trong nhân dân.Ngoài ra, thuyết này còn đòi hỏi ngân sách nhà nước phải cân bằng cả khi lập dự toán và trong quá trình thực hiện, nếu chỉ cân bằng khi lập dự toán còn trong quá trình thực hiện lại không cân bằng thì không thể coi là cân bằng thực sự. * Các học thuyết hiện đại về cân đối ngân sách nhà nước Khi nền kinh tế chuyển sang cơ chế thị trường tự do cạnh tranh thì sự can thiệp của Nhà nước vào hoạt động kinh tế đóng một vai trò rất quan trọng, đảm bảo sự ổn định và phát triển của nền kinh tế, lúc này cân đối ngân sách lại trở thành một công cụ thiết yếu hơn. Trong bối cảnh đó, quan điểm về cân đối ngân sách nhà nước cũng có nhiều thay đổi. Lý thuyết về ngân sách chu kỳ Nền kinh tế trãi qua một chuỗi dài các chu kỳ, mỗi chu kỳ đều trãi qua giai đoạn phồn thịnh và suy thoái. Ở giai đoạn phồn thịnh của nền kinh tế thì của cải vật chất tạo ra nhiều, năng suất lao động xã hội cao, thất nghiệp ít,…Do đó nguồn thu vào ngân sách nhà nước sẽ lớn hơn nhu cầu chi tiêu và ngân sách nhà nước thường ở tình trạng bội thu. Vì vậy nếu không xem xét cân đối ngân sách nhà nước theo chu kỳ, Nhà nước rất dễ dùng số bội thu này chi tiêu vào những việc không cần thiết. Ngược lại, khi có khủng hoảng xãy ra nền kinh tế chuyển sang giai đoạn suy thoái, của cải vật chất tạo ra ít, năng suất lao động của xã hội thấp, thất nghiệp gia tăng,…Dẫn đến việc thu ngân sách gặp nhiều khó khăn, ngoài ra Nhà nước còn chi tiền để phục hồi nền kinh tế và giải quyết các vấn đề xã hội phát sinh làm cho ngân sách nhà nước dễ rơi vào tình trạng bội chi. Như vậy, theo thuyết này sự cân bằng ngân sách nhà nước sẽ không duy trì được trong khuôn khổ một năm mà sẽ duy trì trong khuôn khổ một chu kỳ kinh tế. Nghĩa là, nguyên tắc cân đối giữa thu và chi ngân sách nhà nước vẫn được tôn trọng nhưng sự cân bằng ngân sách nhà nước phải thực hiện trong một chu kỳ phat triển kinh tế. Lý thuyết về ngân sách cố ý thiếu hụt Lý thuyết cổ điển đã chỉ ra, muốn thăng bằng ngân sách trong giai đoạn suy thoái thì phải giảm thu hoặc tăng chi . Nhưng cả hai phương pháp này đều kiềm hãm sự phát triển kinh tế, làm cho nền kinh tế càng đình trệ hơn. Do vậy khi kinh tế rơi vào giai đoạn suy thoái, phải tránh sự kiềm hãm đó bằng cách cố găng hy sinh thăng bằng ngân sách, phải sử dụng sự mất cân đối ngân sách, tăng chi tiêu để đưa nền kinh tế thoát khỏi suy thoái. Tuy nhiên, việc cố ý tạo sự thiếu hụt ngân sách nhà nước có thể ảnh hưởng xấu đến chính sách tiền tệ, lạm phát gia tăng. Nhưng những người ủng hộ thuyết này cho rằng: “ Sự phục hồi kinh tế sẽ đem lại nguồn để ngân sách nhà nước trở về tình trạng cân bằng và đẩy lùi lạm phát”. ** Khái niệm cân đối ngân sách nhà nước Xét về bản chất, cân đối ngân sách nhà nước là cân đối giữa các nguồn thu mà Nhà nước huy động được tập trung vào ngân sách nhà nước trong một năm và sự phân phối, sử dụng nguồn thu đó thỏa mãn nhu cầu chi tiêu của Nhà nước trong năm đó Xét về góc độ tổng thể, cân đối ngân sách nhà nước phản ánh mối tương quan giữa thu và chi trong một tài khóa. Nó không chỉ là sự tương quan giữa tổng thu và tổng chi mà còn thể hiện sự phân bổ hợp lý giữa cơ cấu các khoản thu và cơ cấu các khoản chi của ngân sách nhà nước Xét trên phương diện phân cấp quản lý nhà nước, cân đối ngân sách nhà nước là cân đối về phân bổ và chuyển giao nguồn thu giữa các cấp ngân sách, giữa trung ương và địa phương và giữa các địa phương với nhau để thực hiện chức năng và nhiệm vụ được giao. Cân đối ngân sách nhà nước không chỉ đơn thuần là sự cân bằng về số lượng biểu hiện qua các con số giữa tổng thu và tổng chi, mà nó còn biểu hiện qua các khía cạnh khác nhau. Tựu trung lại ta có thể hiểu: Cân đối ngân sách nhà nước là một bộ phận quan trọng của chính sách tài khóa, phản ánh sự điều chỉnh mối quan hệ tương tác giữa thu và chi ngân sách nhà nước nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội mà Nhà nước đã đề ra trong từng lĩnh vực và địa bàn cụ thể. ( Vấn đề liên quan) ***Kiểm soát tình trạng ngân sách nhà nước- Bội chi ngân sách nhà nước Khái niệm bội chi ngân sách nhà nước Bội chi ngân sách nhà nước là một trong những vấn đề quan trọng gắn liền với quá trình thực hiện cân đối ngân sách nhà nước ở Việt Nam. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện đại bội chi ngân sách nhà nước là điều không thể tránh khỏi đối với ngân sách của một quốc gia, vì Nhà nước thường bỏ ra một lượng tiền khá lớn để khắc phục những khiếm khuyết của cơ chế thị trường, đảm bảo cho nền kinh tế- xã hội phát triển Trong khi đó nguồn thu vào của ngân sách nhà nước thường không đủ cho hoạt động chi tiêu để Nhà nước thực hiện chức năng và nhiệm vụ của mình, sự chênh lệch giữa các khoản thu nhiều hơn chi trong ngân sách nhà nước đã dẫn đến tình trạng bội chi ngân sách nhà nước trong nhiều năm qua. Vì vậy Nhà nước muốn thực hiện cân đối ngân sách nhà nước trước hết phải xác định được vấn đề bội chi của nước ta như thế nào, tìm ra nguyên nhân và từ đó đưa ra những giải pháp hợp lý để khắc phục tình trạng bội chi, đảm bảo bội chi ngân sách nhà nước có thể ở mức chấp nhận được thúc đẩy kinh tế phát triển. Theo đó ta có thể hiểu: “Bội chi ngân sách nhà nước là tình trạng chi ngân sách nhà nước vượt quá thu ngân sách nhà nước trong một năm, là hiện tượng ngân sách nhà nước không cân đối thể hiện trong sự so sánh giữa cung và cầu về nguồn lực tài chính của nhà nước”. . Nguyên nhân bội chi ngân sách nhà nước Hiện nay bội chi ngân sách nhà nước là vấn đề đang được sự quan tâm của hầu hết các nước, kể cả nước đang phát triển cũng như nước phát triển. Vì nó có sự tác động rất lớn đến vấn đề phát triển kinh tế xã hội và xãy ra ở hầu hết các quốc gia. Thực tế xuất phát từ những nguyên nhân sau: + Nguyên nhân khách quan: Do nên kinh tế suy thoái và khủng hoảng làm cho nguồn thu vào ngân sách nhà nước bị giảm sút, nhưng nhu cầu chi tiêu lại gia tăng để giải quyết những vấn đề khó khăn mới về kinh tế- xã hội như: trợ cấp xã hội, các khoản chi để phục hồi nền kinh tế,… Điều đó dễ dẫn đến tình trạng thu không đủ chi và ngân sách nhà nước bị thâm hụt. Ngược lại, khi kinh tế ở giai đoạn phồn thịnh, thu vào ngân sách nhà nước liên tục tăng lên mà không phải chi các khoản chi bất thường thì ngân sách nhà nước tăng lên và đảm bảo thực hiện tốt những dự toán đã được đề ra. Qua đó, ta thấy suy thoái và khủng hoảng kinh tế là một trong những nguyên nhân gây ra bội chi ngân sách nhà nước. Bên cạnh đó, thiên tai và tình trạng bất ổn về an ninh chính trị của quốc gia, thế giới cũng ảnh hưởng rất lớn đến ngân sách nhà nước. Do nhu cầu chi tiêu cho quốc phòng và an ninh trật tự xã hội tăng lên và phải chi nhiều để khắc phục hậu quả thiên tai. + Nguyên nhân chủ quan: Do quản lý, điều hành ngân sách nhà nước bất hợp lý. Biểu hiện qua những vấn đề sau: Tác động từ chính sách cơ cấu thu chi của nhà nước, việc khai thác và đánh giá nguồn thu chưa tốt, phân bổ và sử dụng ngân sách nhà nước còn nhiều bất cập, gây thất thoát và lãng phí nguồn lực tài chính của nhà nước, vấn đề phân cấp quản lý ngân sách ngân sách nhà nước chưa khuyến khích địa phương nổ lực trong khai thác nguồn thu và phân bổ chi tiêu hiệu quả. Điều đó đã làm nguồn thu vào ngân sách nhà nước bị thất thoát, hoạt động thu không hiệu quả và không đủ cho hoạt động chi của nhà nước. Ngoài ra do nhà nước chủ động sử dụng bội chi ngân sách nhà nước như là một công cụ để thực hiện chính sách đẩy mạnh đầu tư, kích thích tiêu dùng tạo sự tăng trưởng cho nền kinh tế, khắc phục tình trạng suy thoái của nền kinh tế. Việt Nam thời gian qua con số bội chi ở mức khoảng 5%, Nhà nước đã tìm mọi biện pháp để con số bội chi này không tăng lên. Nguyên nhân của tình hình bội chi này, do nước ta liên tục phải đối mặt với cả những nguyên nhân khách quan và chủ quan của vấn đề bội chi ngân sách nhà nước như: ảnh hưởng của sự khủng hoảng và suy thoái của nên kinh tế giới, sự bất ổn về chính tri của một số nước trong khu vực, thiên tai lũ lụt xãy ra thường xuyên, thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ trong nước ở các lĩnh vực, hệ thống hành thu chưa tốt, chi tiêu còn lãng phí, tham nhũng nhiều,…đã làm cho ngân sách nhà nước phải chi tiêu rất nhiều để đảm bảo ổn định xã hội và phát triển kinh tế đất nước, nhưng nguồn thu lại bị thất thoát và không ổn định. Và nước ta phải chấp nhận ở mức bội chi như vậy. Các biện pháp xử lý bội chi ngân sách nhà nước Tăng các khoản thu, chủ yếu là tăng thuế: Biện pháp này có khả năng bù đắp và giảm bội chi ngân sách nhà nước. Có hai cách để tăng thuế: Một là, tăng thuế suất. Hai là, mỡ rộng, nuôi dưỡng nguồn thu và chống thất thu thuế.Tuy nhiên đây không phải là những giải pháp cơ bản để xử lý bội chi ngân sách nhà nước, bỡi lẽ nếu tăng thuế không hợp lý sẽ dẫn đến giá cả hàng hóa tăng, gây ảnh hưởng lớn đến đời sống và sản xuất của người dân, nghiêm trọng hơn sẽ làm mất động lực kinh doanh của các doanh nghiệp, làm mất đi khả năng cạnh tranh của nền kinh tế nước ta đối với các nước. Tăng thuế về mặt lý thuyết có thể tăng thu ngay, nhưng trên thực tế vấn đề này có đảm bảo tính khả thi hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Hiệu quả hoạt động của hệ thống quản lý thu, hiệu suất của từng sắc thuế như thế nào, khả năng kinh tế của quốc gia,…Nếu thuế tăng cao sẽ dẫn đến trốn thuế, không kích thích kinh tế phát triển. Vì vậy biện pháp này tương đối khó thực hiện và phải triển khai trong thời gian dài, có sự phối hợp đồng bộ giữa các cấp các ngành để đảm bảo sự công bằng về nghĩa vụ đóng góp của mỗi người dân. Thiết lập chính sách chi hiệu quả và cắt giảm chi ngân sách nhà nước: Bên cạnh biện pháp tăng thuế một cách hợp lý, chính phủ cần phải thiết lập một chính sách chi ngân sách nhà nước hiệu quả và tiến tới cắt giảm chi ngân sách nhà nước và tăng cường tiết kiệm. Đây là giải pháp mang tính tình thế nhưng vô cùng quan trọng đối với mỗi quốc gia khi xãy ra bội chi ngân sách nhà nước. Việc cắt giảm bội chi ngân sách nhà nước chỉ phát huy tác dụng khi nhà nước cắt giảm những khoản chi tiêu lãng phí, bất hợp lý, các khoản chi bao cấp cho xã hội và doanh nghiệp nhà nước. Nhà nước cần triệt để tiết kiệm các khoản đầu tư và chi thường xuyên của ngân sách nhà nước, tức là chỉ đầu tư vào những dự án mang tính chủ đạo, hiệu quả nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội đã đề ra, còn những dự án chưa và không có hiệu quả thì phải cắt giảm và thậm chí không đầu tư. Đồng thời cũng phải tiến hành cắt giảm những khoản chi thường xuyên của các cơ quan nhà nước nếu những khoản chi này không hiệu quả và chưa cần thiết. Phát hành tiền: Xử lý bội chi ngân sách nhà nước thông qua phát hành tiền và đưa ra lưu thông sẽ giúp chô chính phủ huy động nhanh nguồn vốn để cân đối ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, giải pháp này có thể gây ra lạm phát nếu nhà nước phát hành quá nhiều tiền để bù đắp bội chi ngân sách nhà nước, sẽ gây ra những vấn đề khó khăn cho nền kinh tế sau này như: Kinh tế tăng trưởng nóng, không cân đối với khả năng tài chính hiện tại của đất nước,… Nhưng nếu phát hành tiền ở mức hợp lý, phù hợp với diễn biến của nền kinh tế và sử dụng tiền đó có hiệu quả thì sẽ không làm tăng lạm phát, không gây tác động xấu đến nền kinh tế mà sẽ góp phần khắc phục tình trạng bội chi ngân sách nhà nước, thúc đẩy kinh tế phát triển và đảm bảo cân đối ngân sách nhà nước. Vay nợ: Nhà nước tiến hành vay nợ theo hai cách để bù đắp bội chi ngân sách nhà nước, bao gồm: + Vay nợ trong nước: Chính phủ phát hành trái phiếu trên thị trường tài chính trong nước để tiến hành vay nợ. Biện pháp này dễ triển khai thực hiện và giúp chính phủ tránh được những ảnh hưởng từ bên ngoài. Tuy nhiên nguồn vay mang lại cho ngân sách nhà nước là không lớn vì chỉ tiết kiệm trong khu vực tư. + Vay nợ nước ngoài: Bao gồm nguồn vốn do chính phủ phát hành trái phiếu trên thị trường tài chính quốc tế và nguồn vốn ODA. Nhà nước sẽ phụ thuộc nhiều vào đối tác cho vay, chịu sự ràng buộc áp đặt bởi nhiều điều kiện từ phía chủ thể này và nếu vay trong thời hạn dài sẽ tăng các khoản nợ nước ngoài đặt gánh nặng cho vấn đề tài chính ở nước ta. Do vậy, vay trong nước hay vay nước ngoài đều phải trả nợ gốc và cả lãi, càng vay thì gánh nặng về nợ sẽ càng tăng. Nếu về lâu dài sử dụng biện pháp vay nợ để bù đắp bội chi ngân sách nhà nước thì sẽ gây nhiều áp lực cho chính phủ về nợ và ảnh hưởng nghiêm trọng đến vấn đề cân đối ngân sách nhà nước, ngân sách nhà nước khó đạt mức cân bằng. Qua đó ta thấy bội chi ngân sách nhà nước có mối quan hệ mật thiết với vấn đề cân đối ngân sách nhà nước. Nếu bội chi ngân sách nhà nước xảy ra, tức là chi lớn hơn thu ngân sách nhà nước làm cho ngân sách bị thiếu hụt, mất cân đối và nhà nước tìm cách khắc phục bội chi ngân sách nhà nước cũng chính là tìm cách đưa ngân sách nhà nước về trạng thái cân đối giữa nguồn thu và nguồn chi. Bội chi ngân sách nhà nước được xử lý tốt và được đảm bảo ở mức hợp lý sẽ góp phần quan trọng vào cân đối ngân sách nhà nước và thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội phát triển đất nước. **** Thực trạng cân đối ngân sách nhà nước ở một số nước trên thế giới và ở Việt Nam 1. Cân đối ngân sách ở một số nước trên thế giới Cân đối ngân sách nhà nước là vấn đề không chỉ đặt ra ở Việt Nam mà ở hầu hết các nước trên thế giới, đặc biệt là những nước có nền kinh tế phát triển. Vì cân đối ngân sách có mối liên hệ mật thiết với sự ổn định và tăng trưởng nền kinh tế- xã hội của một quốc gia. Điển hình như: Mỹ, Nhật, Trung Quốc,… là những nước có nền kinh tế phát triển hàng đầu thế giới, thu nhập bình quân đầu người đạt mức khá cao, vấn đề an sinh xã hội được đảm bảo tốt. Một trong những nhân tố tạo nên sự thành công của các nước này, chính là họ có một ngân sách nhà nước ổn định và thặng dư. Mặc dù hiện tại do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng và suy thoái kinh tế, dẫn đến ngân sách nhà nước của Nhật, Mỹ bị thâm hụt nghiêm trọng nhưng trong quá khứ họ đã làm được điều mà các quốc gia khác không dễ gì thực hiện, đó là duy trì một tình trạng ngân sách ổn định và thặng dư trong nhiều năm thúc đẩy kinh tế phát triển nhanh chóng. Với tiềm lực là những quốc gia phát triển mạnh về kinh tế và có nền công nghiệp hàng đầu, trong thời gian sắp tới họ sẽ có những chính sách phù hợp để giải quyết vấn đề thâm hụt ngân sách. Cân đối ngân sách nhà nước ở Mỹ: Từ sau cuộc khủng hoảng kinh tế (1929- 1933) đến cuối những năm 60 kinh tế Mỹ phát triển một cách nhanh chóng. Mỹ đã vân dụng học thuyết của Keynes để phục hồi kinh tế, kiểm soát thu chi ngân sách một cách triệt để với việc chính phủ tăng chi tiêu công cộng và đầu tư cho kinh tế phát triển bằng nguồn ngân sách nhà nước. Tính trung bình năm 1950- 1958 tỷ lệ chi kinh tế trong tổng chi ngân sách chiếm 13%- 15%. Đến những năm 70 và 80 nền kinh tế Mỹ lại rơi vào tình trạng suy thoái, chính phủ Mỹ đã thực hiện nhiều chính sách như: cải cách thuế để đảm bảo nguồn thu trong ngân sách, cải cách chi tiêu ngân sách phù hợp điều kiện kinh tế- xã hội. Tuy nền kinh tế Mỹ ở giai đoạn này dần được phục hồi, nhưng tình trạng thâm hụt ngân sách vẫn tăng ở những năm 1980, 1990, 1995. Do đó, Mỹ đã kiên quyết giảm bội chi ngân sách và hướng tới chiến lược thăng dư ngân sách trong thời gian tới nhằm tăng cường tài chính quốc gia, đáp ứng tốt các vấn đề về an sinh xã hội. Trong 4 năm (1998-2001), Mỹ đã đạt mức thặng dư ngân sách là 127 tỷ USD. Nhưng kể từ khi Tổng thống Bush lên nắm chính quyền thì ngân sách nhà nước của Mỹ đã có nhiều biến động. Từ một ngân sách thặng dư đã chuyển sang thâm hụt ngân sách chỉ một năm sau đó. Bỡi lẽ, Mỹ đã chi khá nhiều ngân sách khắc phục hậu quả của cuôc khủng bố vào tháng 9/ 2001, trong khi đó lại cắt giảm thuế từ việc thừa hưởng nguồn thặng dư ngân sách. Những năm tiếp theo Mỹ lại chi quá nhiều cho các cuộc chiến tranh ở Irắc và Ápganixtan, vẫn duy trì chính sách cắt giảm thuế đã góp phần đẩy nhanh mức thâm hụt ngân sách lên đến 413 tỷ USD vào năm 2004 và mức kỷ lục 454,8 USD năm 2008 và ước tính thâm hụt ngân sách có thể lên đến 482 tỷ USD năm 2009. Mỹ đang đối mặt với ngân sách thâm hụt khá lớn và suy thoái kinh tế nghiêm trọng, theo nhận định của các nhà chính trị Mỹ thời gian tới tình trạng thâm hụt ngân sách nhà nước vẫn có thể tăng mạnh, do Mỹ phải chi hỗ trợ nhiều để đưa đất nước thoát khỏi suy thoái. Để giải quyết tình trạng thâm hụt ngân sách đang diễn ra, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã đưa ra một số biện pháp như: cắt giảm chi phí chiến tranh bằng cách rút bớt quân tại Iraq, chấm dứt chính sách miễn thuế tạm thời đối với những người có thu nhập từ 250.000 USD/năm trở lên, sắp xếp lại bộ máy chính phủ,…và thực hiện gói kích cầu để phục hồi kinh tế. Ông Obama nhấn mạnh: "Nước Mỹ phải làm tất cả những gì có thể để khống chế thâm hụt ngân sách khi nền kinh tế bắt đầu phục hồi". Với những giải pháp trên, ngân sách Mỹ có thể sẽ khắc phục được tình trạng thâm hụt, dần trở lại cân đối và tiến tới thặng dự Cân đối ngân sách nhà nước ở Nhật Bản: Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản đã thực hiện nhiều chính sách để khôi phục kinh tế, khắc phục hậu quả nặng nề của chiến tranh và theo đuổi một ngân sách cân đối, ổn định. Nhật đã gia tăng tiết kiệm trong chi tiêu dùng, đầu tư phát triển kinh tế, giảm chi phí cho quân sự . Nhìn chung, Chính phủ duy trì được một ngân sách cân bằng cho đến giữa những năm 1960 với các chính sách thắt chặt tài chính và mở rộng tiền tệ. Tuy nhiên đến năm 1965- 1966, nguồn thu ngân sách giảm sút, chính phủ Nhật Bản đã thành lập ngân sách bổ sung bằng việc phát hành trái phiếu để bù đắp sự thiếu hụt nguồn thu, đảm bảo cho ngân sách cân đối và phục hồi tình trạng suy thoái của nền kinh tế. Nền kinh tế Nhật Bản trong những năm 70, 80, 90 biến động liên tục, từ suy thoái đến tăng trưởng rồi trở lại suy thoái. Vì vậy, vấn đề ngân sách nhà nước cũng không ổn định, chính phủ Nhật Bản đã thực hiện nhiều chính sách như: phát hành trái phiếu để bù đắp thiếu hụt, kiềm chế chi tiêu, tăng chi đầu tư, cắt giảm thuế để kích cầu,…Để đảm bảo nguồn tài chính cho nhà nước. Hiện nay, kinh tế Nhật Bản đang rơi vào tình trạng suy thoái, chính phủ đã có những điều chỉnh về ngân sách để giải quyết sự suy thoái nghiêm trọng đang diễn ra. Theo Kyodo, Chính phủ Nhật Bản vừa thông qua một ngân sách cao kỷ lục tới 88.500 tỷ Yên (980 tỷ USD) dành cho tài khóa 2009 (bắt đầu từ tháng 4/2009), tăng 6,6% so với ngân sách tài khóa 2008, bao gồm việc cắt giảm thuế, hoàn thuế xuất khẩu, giảm viện trợ nước ngoài và làm nợ công tăng, các đợt phát hành trái phiếu chính phủ của Nhật Bản sẽ tăng 31,3% so với tài khóa 2008 lên 33.290 tỷ yên để bù đắp cho nguồn thu thuế dự kiến sụt giảm. Với những giải pháp nêu trên, trong thời gian sắp tới Nhật Bản có thể là nước sẽ thoát khỏi suy thoái kinh tế sớm nhất thế giới và không ảnh hưởng đến sự thăng bằng ngân sách ở nước này. Cân đối ngân sách nhà nước ở Trung Quốc: Trung Quốc bắt đầu chuyển đổi nền kinh tế từ năm 1978. Cho đến nay, mô hình kinh tế của Trung Quốc chuyển dần từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế hàng hóa có kế hoạch, rồi lại tiếp tục chuyển sang nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa mang màu sắc Trung Quốc. Cùng với sự chuyển biến mô hình kinh tế, cuộc cải cách nền tài chính Trung Quốc cũng đi theo các mô hình đó. Về cơ bản, là từ chỗ điều tiết trực tiếp và điều tiết vi mô về tài chính đã chuyển đổi thành điều tiết gián tiếp và điều tiết vĩ mô về tài chính. Trong đó chính phủ đặc biệt chú trọng đến vấn đề cân đối ngân sách trong phân cấp giữa chính quyền trung ưong và chính quyền địa phương. Trước cải cách, cân đối ngân sách nhà nước Trung Quốc có đặc trưng là tập trung cao độ nguồn tài chính vào ngân sách trung ương để thực hiện chính sách kế hoạch hóa tập trung và thực hiện bao cấp cho toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Từ năm 1980 trở đi, chính sách ngân sách và thuế đã được thi hành một cách nhất quán, linh hoạt theo hướng kiềm chế quy mô thâm hụt của ngân sách quốc gia. . Mức thâm hụt ngân sách đã giảm từ 5,1% GDP trong năm 1979 xuống còn 1,2% GDP trong năm 1981. Trong cải cách, chính phủ đã bắt đầu phân chia nguồn thu cho địa phương nhằm tăng cường quyền tự chủ cho địa phương trong việc cân đối ngân sách, thực hiện cơ chế khoán ngân sách. Từ năm 1994, Chính phủ đã chấm dứt tình trạng vay tiền ngân sách, thay vào đó sử dụng phương pháp phát hành trái phiếu các loại. Theo Luật Ngân sách quốc gia có hiệu lực thi hành từ 1/1/1995, hệ thống ngân sách của Trung quốc được chia thành 5 cấp theo kết cấu cấp chính quyền. Ngân sách của từng cấp sau khi được phê chuẩn không được phép sửa đổi, điều chỉnh. Ngân sách của các cấp chính quyền địa phương phải thực hiện nguyên tắc lường thu để chi, cân đối thu - chi, không được để bội chi ngân sách. Các cấp chính quyền không được phép phát hành trái phiếu, không được phép chiếm dụng hoặc giữ lại vốn của ngân sách cấp trên, đồng thời có nhiệm vụ thu nộp ngân sách cấp trên kịp thời, đầy đủ. Một việc làm chưa từng có trong thực tiễn kinh tế thế giới là Chính phủ cắt giảm tỷ lệ nguồn thu thuế từ 30% GDP năm 1979 xuống còn 10,3% GDP năm 1996. Tuy nhiên, Việc giảm các nguồn thu không làm mất cân đối ngân sách, do các khoản chi NSNN được cắt giảm với tốc độ nhanh hơn, từ mức 36,4% GDP năm 1979 xuống 11,5% năm 1996. Xét về cơ cấu chi thì các khoản chi của Chính phủ Trung ương giảm mạnh từ 20,7%GDP năm 1979 xuống còn 3,8% năm 1996; chi tiêu của chính quyền địa phương giảm với tốc độ ít hơn từ 15,7% GDP xuống còn 8,3% GDP. Điều này cũng thể hiện sự phân cấp quản lý ngày càng nhiều cho các cấp chính quyền địa phương. Để có thể giảm chi tiêu của NSNN phải nói tới vai trò của tài chính trong việc thực hiện chính sách lao động và xã hội. Tóm lại, Trung Quốc đã rất thành công trong việc cải cách nền tài chính quốc gia, đặc biệt vấn đề cân đối ngân sách nhà nước được quan tâm đúng mức tạo tiền đề cho sự phát triền kinh tế của Trung Quốc trong thời gian vừa qua. Hiện tại do phải đối mặt với tình hình suy thoái kinh tế, con số thâm hụt ngân sách của Trung Quốc lên đến 950 tỷ NDT, chiếm 3,1% trong tổng GDP của năm 2008. 2. Cân đối ngân sách nhà nước ở Việt Nam từ khi chuyển đổi sang cơ chế thị trường đến nay. Từ khi Đảng và NHà nước chủ trương chuyển đổi sang cơ chế thị trường định hướng XHCN, đặc biệt từ năm 1991 cho đến nay nền kinh tế xã hội đã có những chuyển biến rỏ rệt như: mỡ rộng các quan hệ quốc tế; tăng cường sự viện trợ của nước ngoài; thu hút các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam; khơi dậy sự năng động và tiềm lực kinh tế của Việt Nam; phát triển khoa học, kỹ thuật, công nghệ và con người; tăng cường các vấn đề về an sainh xã hội; nâng cao đời sống của người dân,…tác động mạnh mẽ đến vấn đề cân đối ngân sách nhà nước ở nước ta. Về kinh tế: Sau hơn 20 năm thực hiện đổi mới, tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam đã tăng lên liên tục. Nếu như trong giai đoạn đầu đổi mới (1986 - 1990), GDP chỉ đạt mức tăng trưởng bình quân 4,4%/năm, thì trong 5 năm tiếp theo (1991 - 1995), tăng trưởng GDP bình quân là 8,2%, cao hơn so với kế hoạch đề ra là 5,5% - 6,5%, và thuộc vào loại cao trong số các nước đang phát triển. Trong giai đoạn 1996 - 2000, tốc độ tăng GDP bình quân của Việt Nam là 6,9%, tuy có thấp hơn nửa đầu thập niên 90 thế kỷ XX do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ châu á, nhưng vẫn vào loại cao trong khu vực. Song bước vào năm 2001 tình hình lại có nhiều chuyển biến tốt, tốc độ tăng GDP của Việt Nam là 6,9%, năm 2002: 7%, năm 2003: 7,3%, năm 2004: 7,7%, năm 2005: 7,5%, năm 2006: 8,2% và năm 2007: 8,5%. So với các nước trong khu vực, Việt Nam đứng vào hàng các quốc gia có tốc độ tăng trưởng rất cao. Về xã hội: Trước thời kỳ đổi mới, phần lớn dân số nước ta sống bằng nghề nông, Việt Nam bị đánh giá là một đất nước nghèo nàn, lạc hậu, với mức thu nhập bình quân đầu người rất thấp và có nhiều người trong diện nghèo đói. Đường lối đổi mới và chính sách hội nhập kinh tế quốc tế đã tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho người lao động, dẫn đến nâng cao thu nhập cho người dân. Năm 1991 thu nhập bình quân đầu người

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doccd_nsnn.doc