Đề tài Chủ trương nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần trong thời kì quá độ của Hồ Chí Minh

Lực lượng sản xuất là khái niệm dùng để chỉ việc con người chinh phục giới tự nhiên bằng tất cả sức mạnh hiện thực của mình trong quá trình thực hiện sự sản xuất xã hội, là cái nói lên năng lực của con người trong quá trình sản xuất tạo ra của cải xã hội .

Lực lượng sản xuất được tạo thành do sư kết hợp giữa lao động với tư liệu sản xuất mà trước hết là với công cụ lao động, cũng như khoa học .

Quan hệ sản xuất là quan hệ giữa người với người trong sản xuất và tái sản xuất, bao gồm : các quan hệ sở hửu đối với tư liệu sản xuất, các quan hệ trong tổ chức quản lý và sản xuất, các quan hệ trong phân phối sản phẩm sản xuất .

 

doc21 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1065 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Đề tài Chủ trương nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần trong thời kì quá độ của Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC I: Lí luận của luận điểm Để nghiên cứu vấn đề “Tại sao Hồ Chí Minh chủ trương cơ cấu kinh tế hàng hóa nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội” 1: Chúng ta cần xuất phát từ quan điểm của chủ nghĩa Mac- Lênin  về mối quan hệ biện chứng giữa quan hệ sản xuất và lưc lượng sản xuất: 1.1: Khái niệm về lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất Lực lượng sản xuất là khái niệm dùng để chỉ việc con người chinh phục giới tự nhiên bằng tất cả sức mạnh hiện thực của mình trong quá trình thực hiện sự sản xuất xã hội, là cái nói lên năng lực của con người trong quá trình sản xuất tạo ra của cải xã hội . Lực lượng sản xuất được tạo thành do sư kết hợp giữa lao động với tư liệu sản xuất mà trước hết là với công cụ lao động, cũng như khoa học . Quan hệ sản xuất là quan hệ giữa người với người trong sản xuất và tái sản xuất, bao gồm : các quan hệ sở hửu đối với tư liệu sản xuất, các quan hệ trong tổ chức quản lý và sản xuất, các quan hệ trong phân phối sản phẩm sản xuất . 1.2: Quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất Quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất phụ thuộc và tác động lẫn nhau một cách biện chứng và biểu hiện thành một trong những quy luật cơ bản nhất của sự vận động của đời sống xã hội . Sự biến đổi của sản xuất luôn luôn theo chiều tiến bộ, và xét cho cũng bắt đầu từ sự biến đổivà phát triển của lực lượng sản xuất, trước hết là công cụ lao động . Cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất cũng hình thành và biến đổi cho phù hợp với trình độ của lực lượng sản xuất . Đương nhiên, khi trình độ của lực lượng sản xuất phát triển thì tính chất của sản xuấtcũng phát triển theo . Trình độ của lượng sản xuất là khái niệm nói lên khả năng của con người thực hiện quá trình biến đổi và thích nghi với giới tự nhiên nhằm bảo đảm cho sự sinh tồn và phát triển của mình thông qua công cụ lao động . Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất là sản phẩmcủa sự kết hợp giữa các nhân tố: •Trình độ của công cụ lao động •Trình độ tổ chức lao động xã hội •Trình độ ứng dụng khoa học vào sản xuất •Trình độ kinh nghiệm và kỹ năng lao động của con người •Trình độ phân công lao động Tính chất của lực lượng sản xuất là khái niệm nêu lên tính chất xã hội hoá của tư liệu sản xuất và của lao động . Ứng dụng với sự phát triển của nền sản xuất xã hội được thể hiện thông qua sự phát triển của công cụ lao động, tính chất xã hội của lực lượng sản xuất cũng biến đổi . Tuy vậy, trong nền sản xuất xã hội đôi khi trình độ phát triển của lực lượng sản xuất không đi đôi với tính chất xã hội hoá của nó . Tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất phản ánh khả năng chinh phục giới tự nhiên của con người : khả năng này chỉ đạt tới đỉnh cao khi quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lượng sản xuất . Sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lượng sản xuất là một trạng thái trong đó các yếu tố cấu thành quan hệ sản xuất tạo địa bàn đầy đủ cho lực lượng sản xuất phát triển . Chỉ khi nào cả ba mặt của quan hệ sản xuất thích ứng với trình độ của lực lượng sản xuất, tạo điều kiện tốt nhất cho việc sử dụng và kết hợp giữa lao động và tư liệu sản xuất thì sẽ tạo ra cơ sở phát triển hết khả năng của ực lượng sản xuất . Khi lực lượng sản xuất phát triển đến một trình độ mới với tính chất xã hội hoá ở mức cao hơn sẽ xuất hiện mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất sẽ chuyển thành không phù hợp . Mâu thuẫn càng trở nên gay gắt tất yếu sẽ dẫn tới việc xã hội phải xoá bỏ bằng cách này hay cách khác quan hệ sản xuất cũ và thay bằng quan hệ sản xuất mới, phù hợp với trình độ của lực lượng sản xuất đã thay đổi, mở đường cho lực lượng sản xuất phát triển . Điều này sẽ dẫn tới sự diệt vong của phương thức sản xuất cũ và sự ra đời của phương thức sản xuất mới . Như vậy, lượng sản xuất quyết định sự hình thành và phát triển của quan hệ sản xuất, một khi lượng sản xuất đã biến đổi thì sớm hay muộn thì quan hệ sản xuất cũng phải biến đổi cho phù hợp với trình độ của lực lượng sản xuất mới. Tuy vậy, quan hệ sản xuất cũng thể hiện tính độc lập tương đối với lượng sản xuất . Quan hệ sản xuất tác động trở lại lực lượng sản xuất, quy định mục đích xã hội của sản xuất, tác động đến khuynh hướng phát triển của công nghệ . Tren cơ sở đó hình thành một hệ thống những yếu tố thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của một lực lượng sản xuất . Khi quan hệ sản xuất phù hợp, phát triển hợp lý và đồng bộ với lực lượng sản xuất thì sẽ thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất, trong trường hợp ngược lại, quan hệ sản xuất sẽ kìm hãm lực lượng sản xuất phát triển . Nếu quan hệ sản xuất lạc hậu hơn hoặc “tiên tiến” hơn một cách giả tạo cũng sẽ làm cho lực lượng sản xuất không phát triển . Khi mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất đã trở nên gay gắt, đòi hỏi phải giải quyết, song con người không phát hiện được, hay khi đã phát hiện được mà không giải quyết, hoặc giải quyết một cách sai lầm …thì không thể phát triển được lực lượng sản xuất, thậm chí còn phá hoại lực lượng sản xuất . Quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ của lực lượng sản xuất là quy luật phổ biến tác động tới toàn bộ quá trình phát triển của lịch sử loài người từ xã hội công xã nguyên thuỷ đến xã hội cộng sản tương lai và là quy luật cơ bản nhất trong hệ thống các quy luật xã hội . 2: Quan điểm của Đảng kế thừa tư tưởng của chủ nghĩa Mac- Lênin nhận thức đúng đắn về trình độ của lực lượng sản xuất, tìm ra điểm kết nối hợp lý giữa trình độ và xu hướng phát triển, là cơ sở để định hướng xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ lực lượng sản xuất Đảng ta kế thừa tư tưởng của chủ nghĩa Mac- Lênin nhận thức đúng đắn về trình độ của lực lượng sản xuất, tìm ra điểm kết nối hợp lý giữa trình độ và xu hướng phát triển, là cơ sở để định hướng xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ lực lượng sản xuất Theo quan điểm của chủ nghĩa Mac- Lênin, khi bước vào thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội, nước ta có một đặc điểm lớn nhất từ một nước nông nghiệp lạc hậu tiến lên chủ nghĩa xã hội không qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa. Thực chất của thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta là quá trình cải biến nền sản xuất lạc hậu thành nền sản xuất hiện đại phù hợp với xu hướng phát triển ngày càng vũ bão khoa học công nghệ của các nước trên thế giới. nên trong thời gian này nước ta tất yếu còn tồn tại nhiều hình thức sở hữu theo sau nó Đảng ta chủ trương kết hợp nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội Như vậy, xây dựng quan hệ sản xuất mới định hướng chủ nghĩa xã hội ở nước ta, Đảng đã cũng cố và quát triệt thực hiện phải đảm bảo các yêu cầu sau đây: Thứ nhất, quan hệ sản xuất mới được xây dựng phải dựa trên kết quả của sự phát triển lực lượng sản xuất, “ bất cứ một sự cải biến nào về mặt quan hệ sở hữu cũng đều là kết quả tất yếu của việc tạo nên những lực lượng sản xuất mới”. Thứ hai, quan hệ sản xuất biểu hiện trên ba mặt: sở hữu tư liệu sản xuất, tổ chức quản lí và phân phối sản phẩm, do đó, quan hệ sản xuất mới phải được xây dựng một cách đồng bộ cả ba mặt đó. Thứ ba, tiêu chuẩn căn bản để đánh giá tính đúng đắn của quan hệ sản xuất mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa là ở hiệu quả của nó: thúc đẩy phát triển lực lượng sản xuất, cải thiện đời sống nhân dân, thực hiện công bằng xã hội. Trong thời kì quá độ ở nước ta, tất yếu còn tồn tại nhiều hình thức sở hữu, hình thành nhiều thành phần kinh tế với những hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh đa dạng, đan xen, hỗn hợp. Do đó, xây dựng quan hệ sản xuất định hướng xã hội chủ nghĩa đồng thời phải tôn trọng và sử dụng lâu dài và hợp lí cơ cấu kinh tế nhiều thành phần. II.Kinh nghiệm, thực tiễn của các nước Thực tiễn nhất, chúng ta hãy nhìn vào Cộng hòa nhân dân Trung Hoa khi định hướng theo nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần trong thời kì quá độ nên chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc và đã đạt được thành công đáng kể. 1: Cải cách kinh tế của Trung Quốc Kể từ năm 1978, tại hội nghị Trung ương 3 khóa XI của Đảng cộng sản Trung Quốc (12/1978) chính quyền Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã quyết định cải cách nền kinh tế từ một nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung theo mô hình Liên Xô sang một nền kinh tế theo định hướng thị trường trong khi vẫn duy trì thể chế chính trị do Đảng Cộng sản Trung Quốc lãnh đạo. Chế độ này được gọi bằng tên "Chủ nghĩa Xã hội mang màu sắc Trung Quốc", là một loại kinh tế hỗn hợp. Đây là cuộc cải cách lớn, toàn diện về kinh tế, từ tư duy lý luận đến hoạt động thực tiễn, từ quan hệ sở hữu tài sản tới cơ chế quản lý kinh tế, từ điều hành nền sản xuất tới phân phối thu nhập... Để thực hiện công cuộc cải cách này, Trung Quốc đã thực hiện cải cách một cách toàn diện nông nghiệp, công nghiệp,… 1.1: Cải cách trong nông nghiệp Trong nông nghiệp, bằng việc chuyển đổi từ chế độ hợp tác xã sang chế độ khoán đến từng hộ gia đình. Cụ thể của việc vải cách trong nông nghiệp có thể thấy qua quá trình sau: Trước cải cách nông nghiệp ở Trung Quốc, khoán sản phẩm được coi là vi phạm nguyên tắc công hữu thiêng liêng, đi theo chủ nghĩa tư bản. Nông dân không tự sản xuất được lương thực cho mình từ đó nảy sinh ba dựa: “Lương thực dựa vào đi mua, sản xuất dựa vào vay vốn, đời sống dựa vào cứu tế”. Chính quan điểm cứng nhắc và quan lieu này đã đưa nền nông nghiệp Trung Quốc đi tới sự suy yếu cũng như không còn phù hợp với tình hình lúc bấy giờ. Vì vậy, cần có những thay đổi về quan điểm sao cho phù hợp với tình hình Trung Quốc lúc này. Năm 1982, Trung Quốc thực hiện khoán sản lượng hoặc khoán toàn bộ đến hộ nông dân. Việc giải phóng năng lực sản xuất cho hàng trăm triệu hộ nông dân đã mang lại bước nhảy vọt trong kinh tế nông thôn. 1.2: Cải cách trong công nghiệp Trong công nghiệp, trước cải cách, hoạt động kinh doanh của các xí nghiệp không được quyết định bởi lợi ích của bản thân xí nghiệp hay nhu cầu thị trường. Tất cả được quyết định bởi những người đứng đầu nhà nước với con dấu nắm chặt trong tay. Nhưng càng nắm, càng không chặt, tưởng nắm lại không nắm gì. Công nghiệp lâm vào khủng hoảng nghiêm trọng. Đặng Tiểu Bình chỉ đạo cuộc cải cách chỉ bằng những lý luận hết sức đơn giản: dỡ miếu tông thần, không cần nhiều lãnh đạo, nhiều con dấu, nhiều chỉ thị mà quan trọng nhất là quyền tự chủ. Ông nói: “Mỗi đội sản xuất có quyền tự chủ kinh doanh thì một mảnh đất nhỏ chưa được trồng trọt, một mặt nước nhỏ chưa được sử dụng, xã viên và cán bộ cũng ngủ không yên, tìm mọi biện pháp để tận dụng. Toàn quốc có mấy chục vạn xí nghiệp, mấy triệu đội sản xuất đều ra sức suy nghĩ, thì có thể làm ra biết bao tiền của”. Đó chính là đòn bẩy kinh tế, các doanh nghiệp được phép sử dụng lợi nhuận sau khi nộp thuế, được trả lương cho nhân viên theo hiệu quả, lợi nhuận, được tự chủ quyết định sản xuất cái gì để có thể đáp ứng nhu cầu thị trường và đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất. Động lực lợi ích được khơi thông thì tự nền kinh tế phát triển mà không cần những lời hô hào, khẩu hiệu như giai đoạn trước đó. Năm 1986, Trung Quốc khởi động cải cách doanh nghiệp nhà nước. Thực hiện việc cổ phần hóa và hợp tác cổ phần hóa các doanh nghiệp. Quá trình cải cách nền kinh tế đã hình thành nên các thành phần kinh tế trong nền kinh tế Trung Quốc: Thành phần kinh tế nhà nước, kinh tế tư nhân, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài,… Nói đến cải cách của Trung Quốc chúng ta không thể không nói tới sáu đột phá lớn về lý luận trong việc xây dựng CNXH: Lý luận về kinh tế thị trường XHCN - Đã đột phá vào những quan điểm có tính chất chế độ và thuộc tính giai cấp của kinh tế thị trường, xây dựng nên lý luận kinh tế thị trường vừa có thể phục vụ cho CNTB lại vừa có thể phục vụ cho CNXH. - Đã đột phá vào lý luận truyền thống cho rằng chế độ công hữu của CNXH không thể kết hợp với kinh tế thị trường; xây dựng nên lý luận chế độ công hữu có thể kết hợp được với kinh tế thị trường. - Đã đột phá vào quan niệm cho rằng chế độ công hữu của CNXH phải thuần nhất, xây dựng nên lý luận coi công hữu là chủ thể, nhiều loại sở hữu cùng phát triển. - Đã đột phá vào lý luận coi phân phối theo lao động là phương thức duy nhất; xây dựng nên lý luận coi phân phối theo lao động là chủ thể, nhiều loại phương thức phân phối đồng thời cùng tồn tại. Lý luận về giai đoạn đầu của CNXH và lý luận mang đặc sắc Trung Quốc - Đã đột phá vào quan niệm cho rằng CNXH chỉ có tính chung, tính phổ biến, xây dựng nên lý luận các nước XHCN đều có tính đặc thù, có thể đi con đường đặc sắc của mình. - Đã đột phá vào quan niệm cho rằng CNXH chỉ có học tập Liên Xô, chỉ có thể sao chép, chuyển dịch theo, xây dựng nên lý luận CNXH phải học tập, tiếp thu mọi thành quả văn minh của loài người để sử dụng cho mình. - Đã đột phá vào quan niệm "quá độ nghèo", "quá độ nhanh", xây dựng nên lý luận CNXH của Trung Quốc vẫn nằm trong giai đoạn đầu của CNXH, cải cách và phát triển phải xuất phát từ tình hình của giai đoạn đầu. Lý luận về chế độ sở hữu và hình thức thực hiện của chế độ sở hữu. - Đã phá bỏ quan niệm truyền thống sợ "tư nhân", sợ "tư bản chủ nghĩa", hạn chế sự phát triển của kinh tế phi công hữu, xây dựng nên lý luận có thể mạnh dạn lợi dụng mọi hình thức sở hữu phù hợp với điều "3 có lợi", mọi phương thức kinh doanh và hình thức tổ chức phản ánh quy luật của nền sản xuất xã hội hoá. - Đã phá bỏ quan niệm coi kinh tế quốc hữu là hình thức cao cấp của chế độ công hữu, kinh tế tập thể là hình thức thấp nhất của chế độ công hữu, hình thức thấp nhất phải quá độ sang hình thức cao cấp; xây dựng nên lý luận cho rằng kinh tế quốc hữu và kinh tế tập thể không phân biệt cao hay thấp, phải cùng phát triển trong cạnh tranh bình đẳng. - Đã phá bỏ quan niệm cho rằng kinh tế quốc hữu càng lớn càng công hữu càng tốt, là đặc trưng của nền kinh tế XHCN; xây dựng nên lý luận cho rằng vai trò chủ đạo của kinh tế quốc hữu chủ yếu biểu hiện ở sức khống chế và sức ảnh hưởng, tiến hành điều chỉnh đối với bố cục và kết cấu sở hữu của kinh tế quốc hữu. - Đã phá bỏ quan niệm cho rằng kinh tế phi công hữu là thuộc tính xã hội của kinh tế TBCN, là sự bổ sung có ích của chế độ công hữu XHCN; xây dựng nên lý luận kinh tế phi công hữu là bộ phận tổ thành quan trọng của nền kinh tế thị trường XHCN, lấy công hữu làm chủ thể, nhiều thành phần kinh tế cùng phát triển là chế độ kinh tế cơ bản của CNXH. - Đã phá bỏ quan niệm cho rằng chế độ sở hữu và hình thức thực hiện của nó không tách rời nhau, đồng nhất hoá hình thức thực hiện chế độ công hữu; xây dựng nên lý luận chế độ sở hữu và hình thức thực hiện của nó là có sự khác nhau, cần tìm tòi hình thức thực hiện đa dạng hoá của chế độ công hữu. Lý luận về chế độ cổ phần và hợp tác cổ phần - Cuộc tranh luận về chế độ cổ phần là tư hữu hay công hữu, đã làm rõ chế độ cổ phần vừa không mang họ "công" (công hữu) cũng không mang họ "tư" (tư hữu), mà là kinh tế sở hữu hỗn hợp có thể dung hợp "công" và "tư" thành một thể. Nếu là quốc hữu và tập thể khống chế cổ phần thì sẽ mang tính chất công hữu; nếu là tư doanh và thương nhân nước ngoài khống chế cổ phần thì mang tính chất tư hữu. - Cuộc tranh luận về chế độ cổ phần là kinh tế TBCN hay kinh tế XHCN, đã làm rõ nó vừa không phải họ "tư" (TBCN) cũng không phải họ "Xã" (XHCN), mà là một hình thức tổ chức vốn của chế độ xí nghiệp hiện đại, là hình thức thực hiện có hiệu quả phù hợp với yêu cầu kinh tế thị trường của kinh tế quốc hữu. - Cuộc tranh luận về chế độ hợp tác cổ phần là kinh tế gì, đã làm rõ kinh tế hợp tác cổ phần vừa không phải là chế độ cổ phần, cũng không phải là chế độ hợp tác, mà là một hình thức thực hiện của kinh tế công hữu loại hình mới mang một số đặc điểm của cả chế độ cổ phần lẫn chế độ hợp tác, là sản phẩm mới mang đặc sắc Trung Quốc, là kinh tế tập thể của sự liên hợp lao động và liên hợp vốn, là một hình thức có hiệu quả của việc cải cách chế độ đối với các xí nghiệp nhỏ quốc hữu. Lý luận về phân phối theo lao động và phân phối theo các yếu tố sản xuất - Đã đột phá vào quan điểm truyền thống cho rằng phân phối theo lao động là đặc điểm của CNXH, phân phối theo vốn là đặc điểm của CNTB. Đã xác định lý luận kết hợp với nhau giữa phân phối theo lao động và phân phối theo yếu tố sản xuất, kiên trì ưu tiên hiệu quả, chú ý công bằng, có lợi cho việc sắp xếp tối ưu các nguồn lực, thúc đẩy kinh tế phát triển, giữ vững xã hội ổn định. - Đã đột phá vào quan niệm bình quân chủ nghĩa, xây dựng nên lý luận cho phép và khuyến khích một số người, một số vùng thông qua lao động thành thực, kinh doanh hợp pháp được giàu lên trước. - Đã đột phá vào quan niệm cho rằng phân phối theo vốn, kỹ thuật thuộc về thu nhập phi pháp, làm rõ lý luận đồng thời quán triệt nguyên tắc phân phối theo lao động, thực hiện làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít, không làm không hưởng, cần cho phép và khuyến khích việc phân phối lợi ích thu được theo sự tham gia của các yếu tố sản xuất như vốn, kỹ thuật. Lý luận về công nhân viên chức nghỉ việc (hạ cương) và tái việc làm - Đột phá vào quan niệm truyền thống cho rằng thất nghiệp là đặc trưng của CNTB, việc làm đầy đủ là đặc trưng của CNXH; xây dựng nên lý luận cho rằng trong các nước XHCN theo đà đi sâu cải cách doanh nghiệp, tiến bộ kỹ thuật và điều chỉnh cơ cấu kinh tế, nhân viên lưu động và công nhân viên chức (CNVC) nghỉ việc là điều không thể tránh khỏi. - Làm sáng tỏ quan điểm cho rằng nhân viên lưu động và CNVC nghỉ việc là căn bệnh xuất hiện khi cải cách doanh nghiệp; xây dựng nên lý luận cho rằng nhân viên lưu động và CNVC nghỉ việc sẽ đưa lại những khó khăn tạm thời ch một bộ phận CNVC, nhưng căn bản mà nói, điều đó có lợi cho cải cách doanh nghiệp, tiến bộ kỹ thuật, điều chỉnh cơ cấu kinh tế và phát triển kinh tế, phù hợp với lợi ích lâu dài của giai cấp công nhân. - Đã đột phá vào quan niệm cho rằng CNVC doanh nghiệp Nhà nước nghỉ việc, thuyên chuyển cần phải do Nhà nước bao cấp, xây dựng quan niệm mới cho rằng, Đảng và chính quyền các cấp phải thực hiện những biện pháp tích cực, dựa vào sức mạnh mọi mặt của xã hội, quan tâm và sắp xếp đời sống phải nghỉ việc, làm tốt việc đào tạo nghề, đẩy mạnh các công trình tái tạo việc làm, đồng thời quảng đại CNVC cũng phải thay đổi quan niệm về việc làm, cố gắng thích ứng với yêu cầu của cải cách và phát triển. - Những đột phá lý luận nêu trên, được tập trung phản ánh trong Đại hội XV ĐCS Trung Quốc, là sự tổng kết lý luận của thực tiễn cải cách 20 năm qua, là sự phát triển lý luận của Đại hội XIV và Hội nghị trung ương 3 khoá XIV, hoàn toàn phù hợp với nguyên tắc "3 điều có lợi" của lý luận Đặng Tiểu Bình, đã cung cấp cơ sở lý luận để giải quyết những vấn đề khó khăn trong giai đoạn công kiên của cải cách ở Trung Quốc. 2: Những thành quả đạt được của Trung Quốc sau khi tiến hành cải cách kinh tế Năm 1979: Trung Quốc quyết định xây dựng các đặc khu kinh tế, gồm ba đặc khu kinh tế là Thâm Quyến, Chu Hải, Sán Đầu tại tỉnh Quảng Đông và đặc khu kinh tế Hạ Môn tại tỉnh Phúc Kiến. Việc quyết định xây dựng đặc khu nhằm mở rộng hợp tác kỹ thuật và giao lưu kinh tế với nước ngoài, tận dụng FDI (vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài), đưa khoa học kỹ thuật tiên tiến vào Trung Quốc. Từ năm 1978-2007, FDI tích lũy vượt 760 tỉ USD, đứng đầu thu hút FDI tại các nước đang phát triển và đứng thứ hai thế giới. Năm 1982, Trung Quốc thực hiện khoán sản lượng hoặc khoán toàn bộ đến hộ nông dân. Việc giải phóng năng lực sản xuất cho hàng trăm triệu hộ nông dân đã mang lại bước nhảy vọt trong kinh tế nông thôn. Giá trị tổng sản lượng nông nghiệp tăng bình quân 11,5%/năm trong giai đoạn 1980 - 1985, gấp 3,5 lần giai đoạn 1953 - 1980. Năm 1986, Trung Quốc khởi động cải cách doanh nghiệp nhà nước. Năm 1993, Trung Quốc hiện đại hóa khu vực kinh tế nhà nước gồm tổ chức các tập đoàn lớn, đổi mới kỹ thuật, áp dụng phương pháp quản lý khoa học. Các doanh nghiệp nhà nước vừa và nhỏ có quyền lựa chọn hình thức tổ chức và hoạt động như cổ phần hóa, cho thuê, chuyển thành sở hữu tập thể hoặc bán cho tư nhân. Đến cuối năm 2007, 1.550 doanh nghiệp lên sàn chứng khoán. Năm 1992, Trung Quốc xác lập mục tiêu “kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa”. Mở đầu thị trường hóa trong lĩnh vực y tế và nhà ở thị trường hóa từ năm 1992 – 1994. Kết quả điển hình của thị trường hóa là doanh thu trong lĩnh vực kinh doanh ăn uống tăng gấp 225 lần; bình quân năm tăng 20,53%. Năm 1994: Trung Quốc thông qua Luật ngoại thương, bãi bỏ việc lập kế hoạch theo chỉ thị hoạt động xuất nhập khẩu; trao cho doanh nghiệp quyền hoạt động kinh tế đối ngoại, bãi bỏ việc cấp quota đối với một loạt hàng hóa. Nhà đầu tư nước ngoài được hưởng ưu tiên và ưu đãi về thuế. Các khu vực kinh tế tự do như khu Phố Đông ở thành phố Thượng Hải, Thâm Quyến… trở thành trung tâm thu hút tư bản nước ngoài và là “trung tâm phát triển”. Từ năm 1978 – 2007, kim ngạch ngoại thương tăng từ 20,64 tỉ USD lên 2.170 tỉ USD, hơn 100 lần! Năm 1993, Trung Quốc tiến hành cải cách chính sách thuế theo hướng thúc đẩy doanh nghiệp phát triển và áp dụng chính sách giá theo giá thị trường. Năm 1996, Trung Quốc áp dụng tỷ giá ngoại tệ thống nhất dựa theo tỷ giá giao dịch trên thị trường liên ngân hàng. Năm 1999, kinh tế ngoài quốc doanh được xác định là một bộ phận cấu thành quan trọng của kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa. Năm 2001, Trung Quốc chính thức trở thành thành viên WTO. Đến năm 2002, các ngân hàng nước ngoài đã mở 175 công ty với tổng số vốn 31,7 tỉ USD; chín công ty bảo hiểm nước ngoài thuộc tám nước đã mở 12 công ty tại Trung Quốc. Các tổ chức tài chính thu hút vốn FDI tập trung tại các thành phố và đặc khu như Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu, Thâm Quyến, Hạ Môn, Chu Hải, Thiên Tân… Năm 2004, Trung Quốc cổ phần hóa các ngân hàng thương mại quốc doanh; đưa điều khoản bảo hộ tài sản tư hữu vào Hiến pháp. Căn cứ theo số liệu của tạp chí Forbes, Trung Quốc có 10 tỉ phú USD năm 2005 trong số 691 tỉ phú USD của thế giới. Năm 2005, Trung Quốc bãi bỏ thuế nông nghiệp; đưa ra nhiệm vụ lịch sử xây dựng nông thôn mới xã hội chủ nghĩa. Nông dân chiếm hơn 70% dân số Trung Quốc thoát nghèo, một số người và khu vực dần giàu lên. Từ năm 1978 – 2007, người nghèo ở nông thôn từ 250 triệu người giảm còn 14,79 triệu người. Năm 2007: Luật về quyền tài sản tư ra đời. Theo Nhân dân nhật báo, tiền dự trữ trong dân tăng gấp 700 lần trong 30 năm. Theo con số thống kê của tạp chí Forbes tháng 3.2008, số lượng tỉ phú USD của Trung Quốc là 42 người; cộng thêm 26 tỉ phú của đặc khu Hongkong, Trung Quốc vượt qua Nhật Bản trở thành nước có nhiều tỉ phú nhất châu Á. Ngoài ra, Trung Quốc còn là một trong những nước có nhiều triệu phú nhất thế giới. Trong 30 năm, GDP (tổng giá trị sản phẩm nội địa) bình quân tăng 9,7%, lần lượt vượt qua Ý, Pháp và Anh vào các năm 2004, 2005, 2006 và đang dần tiếp cận với Đức. 3: Kinh nghiệm của Trung Quốc đối với Việt Nam Đầu tiên, là vai trò quan trọng của Đảng cộng sản Cần phải tự tin hơn trong vai trò lãnh đạo đất nước của mình nhằm giúp đất nước hướng ra trường quốc tế. Cần cố gắng thu hút những thành phần ưu tú nhất ở mọi lĩnh vực xã hội gia nhập vào đội ngũ của mình. Cần nỗ lực để học hỏi, đúc rút kinh nghiệm từ những thành công cũng như thất bại của nhiều đảng phái chính trị trong lịch sử của đất nước. Cần xây dựng, đổi mới đảng theo mong muốn của nhân dân và phù hợp với sự thay đổi của tình hình trong khi cùng lúc duy trì kỷ luật và sự quản lý “thép” đối với đất nước. Cần có những điều chỉnh cần thiết trong những thời kì nhất định. Thứ hai, là việc lựa chọn hướng đi phù hợp cho việc phát triển kinh tế. Chúng ta không thể sử dụng một cách hoàn toàn mô hình của Trung Quốc mà phải tùy vào tình hình đất nước để có nhũng điều chỉnh thích hợp. Nhưng chúng ta có thể tham khảo các bước cải cách của Trung Quốc. Đầu tiên là cải cách nông nghiệp, tiếp đó cải cách công nghiệp. Từ những tiền đề cải cách này là hướng tới phát triển các ngành dịch vụ, công nghiệp nhẹ và cuối cùng là phát triển công nghiệp nặng. Thứ ba, cần có những biện pháp nhằm gắn kết các thành phần kinh tế với một mục tiêu chung là phát triển kinh tế nước nhà. Thứ tư, nâng cao vai trò của thành phần kinh tế Nhà nước trong nền kinh tế. Cần khẳng định vai trò dẫn dắt nền kinh tế của thành phần kinh tế này. III: Thực tiễn của Việt Nam Trong suốt hơn 80 năm thực dân Pháp xâm lược và thống trị Việt nam, cùng với quá trình đầu tư khai thác kinh tế và thực thi hàng loạt các chính sách về chính trị, xã hội , văn hoá, giáo dục, thực dân Pháp đã du nhập vào nước ta một phương thức sản xuất mới có tính chất tư bản chủ nghĩa. Dưới tác động của phương thức sản xuất TBCN do tư bản Pháp du nhập vào, nền kinh tế Việt Nam dần chuyển biến từ một nền nông nghiệp lạc hậu, tự cung tự cấp sang một nền kinh tế thuộc địa- TBCN. Việc sử dụng phương thức kinh tế theo lối TBCN đã tạo ra bước phát triển nhanh chóng của lực lượng sản xuất. Nền kinh tế bắt đầu hình thành và phát triển ở một số khu vực sản xuất. Các sản phẩm làm ra không không phải chỉ đảm bảo các nhu cầu tiêu dùng trong nước mà còn dùng để xuất khẩu ra thị trường thế giới. Nhờ có các hoạt động kinh tế với nước ngoài mà lần đầu tiên nền kinh tế Việt Nam đã vượt ra khỏi biên giới quốc gia để tiếp cận

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc110692.doc
Tài liệu liên quan