Đề tài Chính sách kinh tế đối ngoại của một số nước ASEAN

Hiện nay quan hệ Việt Nam – ASEAN đang phát triển tốt đẹp với những mục tiêu chung vì hoà bình, ổn định, hợp tác và phát triển của Đông Nam Á. Sự phát triển mối quan hệ này là tất yếu khách quan, phù hợp với xu thế hội nhập khu vực hoá và toàn câu hoá. Bởi vì trong điều kiện hiện nay bất kỳ một nước, một quốc gia, đều không thể tự mình tăng trưởng và phát triển nếu không thiết lập được các mối quan hệ kinh tế đối ngoại với các nước khác. Do đó cho nên quá trình hội nhập của Việt Nam vào ASEAN vừa mở ra cho Việt Nam những vận hội mới và cả những thách thức mới. Vấn đề hiện nay được đặt ra cho Việt Nam là “Trong quá trình hội nhập khu vực, tuy chúng ta có nhiều tiềm năng về đất đai,về tài nguyên thiên nhiên, về nguồn nhân lực dồi dào, nhưng thực tế tiềm lực và hiệu quả kinh tế,năng suất lao động xã hội, cơ sở hạ tầng và dịch vụ nhìn chung còn thấp so với các thành viên ASEAN khác.

Vì vậy Việt Nam phải tìm ra được cho mình chính sách kinh tế đối ngoại thích hợp trong từng thời kỳ phát triển đối với từng quốc gia, từng thành viên kinh tế của ASEAN để có thể phát huy những lợi thế so sánh vốn có của Việt Nam, khắc phục những yếu điểm của nền kinh tế trong nước đồng thời tận dụng triệt để những cơ hội bên ngoài nhằm hướng tới mục tiêu mà Đại hội Đảng IX đã đề ra: “Chiến lược đẩy mạnh công nghiệp hoá theo định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp ”

Xuất phát từ những suy nghĩ như vậy, em đã quyết định lựa chọn đề tài: “ Chính sách kinh tế đối ngoại của một số nước ASEAN ”. Qua đó, phân tích một số khía cạnh của chính sách kinh tế đối ngoại Singapore và Myanma nhằm đánh giá đúng những thế mạnh và hạn chế của các chính sách đặc biệt là chính sách thương mại quốc tế và chính sách đầu tư quốc tế của 2 nước để có thể rút ra những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

 

doc12 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1377 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Đề tài Chính sách kinh tế đối ngoại của một số nước ASEAN, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu Hiện nay quan hệ Việt Nam – ASEAN đang phát triển tốt đẹp với những mục tiêu chung vì hoà bình, ổn định, hợp tác và phát triển của Đông Nam á. Sự phát triển mối quan hệ này là tất yếu khách quan, phù hợp với xu thế hội nhập khu vực hoá và toàn câu hoá. Bởi vì trong điều kiện hiện nay bất kỳ một nước, một quốc gia, đều không thể tự mình tăng trưởng và phát triển nếu không thiết lập được các mối quan hệ kinh tế đối ngoại với các nước khác. Do đó cho nên quá trình hội nhập của Việt Nam vào ASEAN vừa mở ra cho Việt Nam những vận hội mới và cả những thách thức mới. Vấn đề hiện nay được đặt ra cho Việt Nam là “Trong quá trình hội nhập khu vực, tuy chúng ta có nhiều tiềm năng về đất đai,về tài nguyên thiên nhiên, về nguồn nhân lực dồi dào, nhưng thực tế tiềm lực và hiệu quả kinh tế,năng suất lao động xã hội, cơ sở hạ tầng và dịch vụ nhìn chung còn thấp so với các thành viên ASEAN khác. Vì vậy Việt Nam phải tìm ra được cho mình chính sách kinh tế đối ngoại thích hợp trong từng thời kỳ phát triển đối với từng quốc gia, từng thành viên kinh tế của ASEAN để có thể phát huy những lợi thế so sánh vốn có của Việt Nam, khắc phục những yếu điểm của nền kinh tế trong nước đồng thời tận dụng triệt để những cơ hội bên ngoài nhằm hướng tới mục tiêu mà Đại hội Đảng IX đã đề ra: “Chiến lược đẩy mạnh công nghiệp hoá theo định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp ” Xuất phát từ những suy nghĩ như vậy, em đã quyết định lựa chọn đề tài: “ Chính sách kinh tế đối ngoại của một số nước ASEAN ”. Qua đó, phân tích một số khía cạnh của chính sách kinh tế đối ngoại Singapore và Myanma nhằm đánh giá đúng những thế mạnh và hạn chế của các chính sách đặc biệt là chính sách thương mại quốc tế và chính sách đầu tư quốc tế của 2 nước để có thể rút ra những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam PHầN 1 Chính sách kinh tế đối ngoại của Singapore Chương i: Những điều kiện kinh tế –xã hội của Singapore I/. Đặc điểm chung Diện tích: 641 km2 Dân số: 3.87 triệu người Dân tộc: Người Hoa(chiếm 78%),người Mã Lai (chiếm 14%), người ấn (chiếm 7%), và các dân tộc khác (chiếm 1%) Các ngôn ngữ chính: Tiếng Anh,tiếng Trung Quốc, tiếng Mã Lai và tiếng Tamin Tôn giáo: Phật giáo, Thiên chúa giáo, Hồi giáo và đạo Hinđu Văn hoá: Singapore không có truyền thống văn hoá riêng mà do nguồn gốc dân tộc nên văn hoá nước này là sự tiếp nhận văn hoá của các dân tộc khác mà chủ yếu là văn hoá của Trung Quốc, đặc biệt là đạo Khổng Lịch sử: Singapore là thuộc địa của Anh, sau khi giành được quyền tự trị năm 1959. Năm 1963 Malaixia ra đời,Singapore liên hợp với Malaixia. Đến ngày 09/08/1965 tách ra khỏi Malaixia và tuyên bố độc lập, thành lập cộng hoà Singapore Thể chế: Cộng hoà II/. Đặc điểm kinh tế Singapore được đánh giá là nước đứng thứ hai thế giới về sức mạnh cạnh tranh (sau Hoa Kỳ).Năm 1995 kinh tế nước nàyđạt tỷ lệ tăng trưởng là 7,9% giảm so với 10,4% của năm 1994, được coi là phát triển nóng.Năm 1995 GDP của Singapore đạt 92,3 tỷ USD. Singaporelà nước giàu thứ hai ở Châu á sau Nhật Bản và đứng thứ 9 trên thế giới, nước này đang được xác định là “ quốc gia đang phát triển tiên tiến hơn ” Cơ cấu kinh tế của Singapore có sự khác biệt hẳn so với nhiều nước trong khu vực. Khu vực công nghiệp hết sức nhỏ bé bao gồm cả lâm nghiệp và ngư nghiệp. Năm 1994 khu vực này chỉ tạo ra có 0,17% tổng sản phẩm trong nước. Do vậy công nghiệp và dịch vụ giữ vai trò lớn trong nền kinh tế với tư cách là nghành then chốt. *Công ngiệp Trong 2 thập kỷ gần đây, khu vực công nghiệp (bao gồm cả xây dựng cơ bản) thường chiếm đến 36 – 37% tổng sản phẩm trong nước, trong đó nghành xây dựng cơ bản chiếm trên dưới 7%, khai khoáng 0,5%, điện nước và hơi đốt khoảng 2%, còn lại là các nghành công nghiệp chế biến. Trong những năm gần đây tỷ trọng của nghành công nghiệp chế biến trong tổng sản phẩm trong nước đã được trên 26%, năm 1992 là 26,3%, năm 1993 là 27%, và năm 1994 là 27% Công nghiệp chế biến của Singapore tập trung vào các lĩnh vực lọc dầu. Singapore đầu tư vào nghành này khoảng 1,8 tỷ USD để phát triển. Năng lực lọc dầu của Singapore hiện nay là 1,1 triệu thùng/ ngày,đưa Singapore thành trung tâm lọc dầu lớn thứ 3 trên thế giới. Ngoài ra công nghiệp điện tử và thiết bị điện cũng là động lực thúc đẩy sự phát triển của kinh tế Singapore Bảng 1: Một số chỉ tiêu của các nghành công nghiệp (theo giá hiện hành) – triệu đô la Singapore Năm 1995 1996 1997 1998 Khai khoáng 27 25 21 16 CN chế biến 26505 27310 28541 28398 Điện, hơi đốt, nước 1741 1869 2070 2171 CHƯƠNG II: Một số đặc điểm của Chính sách kinh tế đối ngoại của Singapore I /.Trong lĩnh vực ngoại thương: 1) Ngay từ khi tuyên bố độc lập Singapore đã theo đuổi một chính sách thương mại tự do, tạo điều kiện cho việc xuất khẩu hàng hoá và các dịch vụ hoạt động theo cơ chế thị trường. Một mặt Singapore khuyến khích xuất khẩu bằng việc miễn giảm thuế, ưu đãi đối với tín dụng xuất khẩu, hỗ trợ bằng việc bảo hiểm xuất khẩu …Mặt khác, Singapore lại thi hành chính sách tự do hoá nhập khẩu bằng việc cắt bỏ dần thuế quan bảo hộ đối với hàng hoá nhập khẩu, và cho tới nay Singapore đã hầu như dỡ bỏ hoàn toàn hàng rào thuế quan. Đây là một đặc điểm nổi bật của thị trường Singapore trong hoạt động thương mại Singapore là nước có trình độ ngoại thương đã phát triển đến trình độ cao. Năm 1993 kim ngạch xuất nhập khẩu đạt được gần 74,1tỷ USD, gấp trênn 3,8 lần năm 1980. Đáng chú ý là do công nghiệp phát triển nên trong cơ cấu nghành hàng xuất khẩu thì hàng sản xuất trong nước tăng dần về tỷ trọng, ngược lại hàng tái xuất tuy vẫn tăng về lượng tuyệt đối, nhưng về tỷ trọng lại giảm đi. Bảng 2: Mặt hàng xuất khẩu chính Triệu đô la Singapore Năm Sản phẩm dầu Cao su thô Phương tiện viễn thông Hàng may mặc Dâu thực vật 1991 17191 1089 11797 3008 305 1992 1360 966 11897 2948 278 1993 14424 779 14371 2500 219 1994 13850 785 18859 2322 247 Trong cơ cấu hàng xuất khẩu của Singapore, hàng tái xuất thường chiếm trên dưới 40% tổng kim ngạch nhập khẩu hàng năm. Chính vì vậy mà Singapore thường có mức nhập siêu mặc dù kim nghạch xuất khẩu lớn. 2)Trong đường lối phát triển của mình Singapore khẳng định tiếp tục duy trì và củng cố quan hệ hợp tác toàn diện với các bạn hàng truyền thống như Mỹ, Nhật Bản, EU, Ôxtrâylia và các thành viên ASEAN. Đối với Mỹ, Singapore tiếp tục duy trì mối quan hệ kinh tế song phương đã có từ trước. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Singapore và Mỹ hiện nay ở mức cao. Năm 1995 đạt khoảng 25 tỷ USD, chiếm trên 20% tổng kim ngạch ngoại thương của Singapore. Thặng dư thương mại với Mỹ luôn đạt trên 2 tỷ USD /năm. Bạn hàng lớn thứ hai của Singapore là Nhật Bản (sau Mỹ). Mặc dù do sự chạy đua giành giật thị trường tại các nước đang phát triển ở Đông á diễn ra một cách hết sức quyết liệt, song quan hệ kinh té thương mại vẫn không hề giảm xút. Lượng hàng hoá nhập khẩu từ Nhật Bản luôn chiếm 20% tổng kim ngạch nhập khẩu của Singapore. Năm 1993, Singapore và Nhật Bản đã có cam kết thương mại với nhau, sẽ dành cho nhau qui chế tối huệ quốc. Ôxtrâylia được Singapore coi là một đối tác láng giềng, tiếp tục thực hiện chính sách thương mại hợp tác và hữu nghị. Trong lĩnh vực kinh tế thương mại, quan hệ hợp tác giữa hai nước tiếp tục phát triển. Nừu năm 1985, tổng kim nghạch thương mại giữa 2 nước chỉ đạt khoảng 1,44 tỷ USD thì tới năm 1992 đã tăng lên 2,1 tỷ USD, trong đó xuất siêu của Singapore đạt gần 500 triệu USD Singapore luôn thể hiện sự chú trọng của mình trong các quan hệ thương mại đối với các đối tác trong ASEAN. Một trong những biểu hiện rõ nét là tốc độ buôn bán giữa Singapore và các nước trong khối ASEAN tăng rất nhanh. Năm 1990, buôn bán của Singapore và ASEAN đạt giá trị 39,7 tỷ USD và tỷ trọng buôn bán của ASEAN trong tổng kim ngạch buôn bán của Singapore là chưa đầy 1/5 chiếm khoảng 19,4% đến năm 1996, buôn bán của Singapore với các nước ASEAN đã lên tới 87,5 tỷ USD chiếm 24% tỏng kim ngạch ngoại thương của Singapore. Một trong những bạn hàng trong khối ASEAN được Singapore hết sức quan tâm là Việt Nam. Ngày 1/8/1973 Singapore chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam. Cùng với quá trình mở cửa và đổi mới ở Việt Nam, quan hệ hợp tác kinh tế thương mại giữa 2 nước đang ngày càng được củng cố và mở rộng. Bảng 3: Cơ cấu xuất nhập khẩu Việt Nam – Singapore Triệu đô la Singapore Năm 1991 1992 1993 1994 Xuất khẩu 425 401,7 380,3 593,5 Nhập khẩu 722,2 821,6 1058,3 1145,8 Sau khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao, các thương nhân Singapore nhập khẩu hàng của Việt Nam không phải nộp thuế 0,5% trị giá hàng nhập khẩu nữa. Hiện nay, Singapore là bạn hàng lón nhất của Việt Nam trong khối ASEAN nói riêng lớn thứ hai sau Nhật Bản. Giá trị xuất nhập khẩu giữa 2 nước tăng nhanh từ 619,5 triệu USD năm 1990 lên 3.322,6 triệu USD năm 1996. Do khủng hoảng kinh tế khu vực năm 1997, giá trị ngoại thương có xu hướng giảm đạt 1080 triệu USD năm 1998 và 822 triệu USD năm 1999 Các mặt hàng Việt Nam xuất khẩu sang Singapore bao gồm: dầu thô, lạc nhân, cà phê, hạt điều, hạt tiêu, cao su, đậu các loại, hải sản chè, rau quả, gạo, đỗ, đồ gốm, dày dép, quần áo may sẵn, thiếc …Một số mặt hàng trong số đó xuất sang Singapore để làm trung chuyển sang các nước thứ 3 như Inđônêxia, các nước Tây âu, và Bắc Mỹ. Ngoài ra Singapore còn không thể sản xuất được và phải nhập khẩu đều đặn hàng năm một số mặt hàng nông sản như gạo, thịt lợn, rau quả tươi, …Đó lại là những thế mạnh vốn có của nền nông nghiệp Việt Nam. Vì vậy Việt Nam đã và đang có chính sách kinh tế đối ngoại phù hợp để tận dụng tối đa lợi thế này. Đây là một thị trường tương đối ổn định nhưng cũng đòi hỏi chất lượng sản phẩm rất khắt khe. Trong khi đó Singapore xuất khẩu sang Việt Nam 10 nhóm hàng, chủ yếu là máy móc, ô tô, xăng dầu thành phẩm,nhựa đường, các hoá chất cơ bản, hạt nhựa, giấy làm vỏ bao ximăng, xe máy, đồ uống, đặc biệt là các sản phẩm linh kiện điện tử, các sản phẩm có hàm lượng chất xám cao. Nền kinh tế Singapore chưa được chuẩn bị đầy đủ để bước vào năm 2001, những tín hiệu giảm xút xuất hiện chủ yếu trong lĩnh vực thương mại. Tháng 12 năm ngoái, xuất khẩu phi dầu mỏ của Singapore đã giảm 4,9%. Sản phẩm điện tử chiếm 2/3 tổng kim ngạch xuất khẩu của Singapore bị ứ đọng, do cầu thế giới về mặt hàng này giảm.Cơ quan Phát triển thương mại của chính phủ dự báo, tổng kim ngạch thương mại của Singapore sẽ chỉ tăng từ 7 – 9% vào năm 2001, kém xa mức tăng kỷ lục 22,9 % (kể từ năm 1988) của năm ngoái. Trước hiện tượng xuất khẩu hàng điện tử 3 tháng đầu năm 2001 giảm 3,8% và khu vực kinh tế tư nhân chỉ đạt mức tăng trưởng khoảng 5% thậm chí có nơi còn xuống còn 4,1%, nên Bộ Thương Mại và Công nghiệp Singapore đã dự báo: năm 2001, tăng trưởng GDP chỉ đạt 5% - 7%, tương ứng với dự báo 5% của ADB và cao hơn mức dự báo chính thức đã được sửa đổi 3,5% - 5,5 % của chính phủ, thấp xa so với mức tăng trưởng 10,1% của năm 2000 (số liệu của ADB là 9,9%). Các nhà phân tích cho rằng: mức tiêu dùng cá nhân tăng chậm do nền kinh tế bị thu hẹp lại, xuất khẩu hàng điện tử sang Mỹ giảm kéo theo chỉ số thương mại nói chung giảm, sẽ buộc giới tài phiệt Singapore trở lại chính sách trung dung trong năm nay. Nhưng trong cuộc trả lời phỏng vấn báo ASSOCIATED PRESS hồi tháng 1/2001, thủ tướng Goh Chok Tong đã nói: “ Chúng tôi không bao giờ sủ dụng đồng tiền yếu để thúc đẩy xuất khẩu ”, chính sách tiền tệ sẽ được giữ ổn định. Suốt thập kỷ 90, thặng dư ngân sách của Singapore chiếm 3% GDP, điều đó cho phép chính phủ sử dụng một khoảng ngân sách một cách uyển chuyển ngay cả khi nền kinh tế toàn cầu đi xuống. Và nếu giá năng lượng chỉ tăng vào khoảng 0,6% trong năm nay, Singapore vẫn còn khả năng để điều chỉnh chính sách tiền tệ. Bên cạnh đó với môi trường chính trị ổn định, quốc đảo này tiếp tục là địa chỉ thu hút hàng đầu ở Châu á. Thêm vào đó, thặng dư tài khoản vãng lai lớn là chỗ dựa cho đồng đô la Singapore, bất chấp sự yếu kém của các đồng tiền khác trong khu vực. ADB tiên đoán, nhịp độ tăng trưởng kinh tế của Singapore có thể chậm lại trong năm 2001, nhưng với việc tăng cường đầu tư vào giáo dục và hạ tầng cơ sở viễn thông, cùng các biện pháp tự do hoá, nền kinh tế của nước này trong tương lai vẫn phát triển mạnh mẽ. 2.Trong lĩnh vực đầu tư Một trong những Chính sách kinh tế đối ngoại của Singapore đặc biệt quan tâm đó là lĩnh vực đầu tư. Trong thời kỳ 1965 – 1990 Singapore đã rất chú trọng tói việc thu hút các nguồn vốn đầu tư để phục vụ cho quá trình công nghiệp hoá ở nước này, đặc điểm khác biệt của chính sách đầu tư ở Singapore so với các chính sách đầu tư ở các nước đang phát triển bấy giờ là chính phủ Singapore đã không đi vay nợ nước ngoài để phục vụ công nghiệp hoá mà chính phủ này đã sớm tìm ra giải pháp khá hữu hiệu, đó là tạo lập một môi trường kinh tế vĩ mô ổn định, hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào trong nước. Chính phủ đã đưa ra hàng loạt những ưu đãi đối với các nhà tư bản nước ngoài, trong đó ví dụ như: Cho phép các nhà đầu tư được tự do di chuyển các khoản lợi nhuận về nước, có chế độ ưu đãi về thuế đối với nhũng nghành, những lĩnh vực mà chính phủ muốn ưu tiên đầu tư phát triển như các khoản đầu tư cho nghiên cứu khoa học công nghệ, đào tạo tay nghề cho công nhân và nâng cấp cho các thiết bị sản xuất. Nhờ đó mà Singapore đã rất thành công trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài và lượng vốn này thực sự là động lực quan trọng đưa nền kinh tế Singapore hội nhập với khu vực và thé giới. Cụ thể từ năm 1970 đến 1985 Mỹ đã đầu tư trực tiếp vào Singapore 7,9 tỷ USD. Vào đầu những năm 90 tuy đầu tư của Mỹ vào thị trường Singapore có giảm đi song Mỹ vẫn dẫn đầu danh sách các nước đầu tư nhiều nhất vào Singapore. Tổng số vốn đầu tư của Mỹ vào Singapore vẫn tăng đều theo các năm: 1994 đầu tư đạt 10.310 triệu USD, năm 1995 đạt 12.570 triệu USD. Về phía các nhà đầu tư người Nhật Bản thì đầu tư của họ vào Singapore từ năm 1991 đến nay vẫn đạt khoảng 400 triệu USD / năm. Bước sang thập kỷ 90, Chính sách kinh tế đối ngoại của Singapore đã có nhiều thay đổi, do có những thay đổi rất lớn tình hình kinh tế chính trị ở Singapore cũng như trên thế giới. Trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài, Singapore đã không còn trông chờ nhiều vào các khoản viện trợ và đầu tư nước ngoài từ các nước phát triển như Mỹ, Nhật Bản và Tây Âu mà đã tìm kiếm thị trường mới. Trong xu thế phát triển chung của khu vực và thế giới, cùng với sự phát triển bên trong của mình, Singapore khẳng định rằng khu vực Châu á mà đặc biệt là các nước trong khối ASEAN là một trong những đối tác đầu tư hết sức quan trọng của Singapore. Điều đó thể hiện, xét riêng khu vực Đông Nam á,vào năm 1990 đầu tư của Singapore vào khu vực này chiếm chưa đầy 1%. Nhưng đến năm 1997 Singapore cùng Malaixia đã trở thành những nhà cung cấp vốn lớn trong khu vực bên cạnh một số các cường quốc như Mỹ, Nhật, và một số nước Châu Âu.Cũng trong năm 1997 tổng vốn đầu tư của Singapore vào khu vực là 8,1 tỷ USD (chiếm 60,3% tổng lượng vốn đầu tư nội bộ khu vực) Về quan hệ đầu tư với Malaixia, Singapore coi đây là một thị trường đầu tư đầy tiềm năng, là miếng đất màu mỡ cho các nhà đầu tư Singapore, nhất là những doanh nghiệp trẻ của Singapore có cơ hội tập dượt sự tiếp cận thế giới bên ngoài, để có thể thúc đẩy cho các nhà đầu tư này chính phủ Singapore đã hỗ trợ bằng cách mở văn phòng đại diện của cơ quan phát triển mậu dịch tại Kualalumpur để làm môi giới cho các doanh nghiệp, khi họ lập nghiệp ở Malaixia. Thời kỳ 1981 – 1990, đầu tư của Singapore chiếm 10% trên lãnh thổ Malaixia. Riêng bang Johor tỷ lệ là 12% sau Nhật (27%), Đài Loan (14%). Trong năm 1996, Singapore đầu tư khoảng 1,92 tỷ USD cho các dự án chế tạo ở Malaixia.Cho đến giữa năm 1997, Singapore là nước đầu tư lớn nhất vào Malaixia với tổng số vốn 9,7 tỷ USD. Với Inđônêxia, ngoài việc hai nước là bạn hàng truyền thống của nhau trong quan hệ thương mại. Singapore còn là nhà đầu tư nước ngoài 42lớn nhất ở Inđônêxia. Tính riêng 1991, 33% đầu tư nước ngoài của Inđônêxia là của Singapore.Trong đó, riêng vùng Batam đầu tư của Singapore chiếm 44%. Tỷ lệ này vượt xa của Mỹ (19%) và của Nhật Bản (7%) Với đối tác Thái Lan ngoài quan hệ thương mại song phương tính cho tới năm 1994 thì Singapore trở thành nhà đầu tư lớn thứ hai ở Thái Lan,chiếm 21,1% tổng lượng vốn đầu tư nước ngoài ở Thái Lan. Các dự án đầu tư ở của Singapore cùng thực hiện trong nhiều lĩnh vực kinh tế ở Thái Lan, gần đây sau cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ,từ đây ngân hàng lớn nhất của Singapore là DBS đã mua cổ phiếu của Thái Lan. Đối với Việt Nam, sau khi bình thường hoá quan hệ vào tháng 10/1991, Singapore đã nhanh chóng đầu tư và mở rộng quan hệ với Việt Nam. Năm 1993, Singapore đã đầu tư 54 dự án vào Việt Nam với số vốn là 431 triệu USD, dẫn đầu các nước ASEAN và thứ 6 trong số các nước đầu tư vào Việt Nam. Năm 1994, Singapore đã vươn lên vị trí thứ 3 trong số các nước đầu tư vào Việt Nam với tổng số vốn là 1,24 tỷ USD. Đến tháng 7/1997, Singapore đã vươn lên hàng thứ nhất trong số các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam với 156 dự án, tổng số vốn lên tới 5 tỷ 130 triệu USD. Tính đến 3/1998, Singapore có 201 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký trên 6,4 tỷ USD. Singapore là một trong các nhà đầu tư hàng đầu Việt Nam. Phần lớn các dự án đầu tư tập trung vào các nghành khách sạn, nhà ở,phát triển cơ sở hạ tầng và khu công nghiệp (VSIP). Cùng với hoạt động đầu tư trực tiếp một trung tâm đào tạo kỹ thuật Việt Nam – Singapore được khởi công từ tháng 9/1997, mục tiêu là đào tạo lao động cho VSIP. Trong một vài năm trở lại đây, Singapore cũng bắt đầu xúc tiến đầu tư những dự án lớn tại ấn Độ. Năm 1995, Singapore và ấn Độ đã ký Hiệp định xây dựng tại ngoại ô thành phố Bancara một khu kỹ thuật cao cấp quốc tế với sản lượng hàng năm khoảng 600 triệu USD. Ngoài ra, Singapore còn nhiều dự án đầu tư khá lớn xây dựng khách sạn, nhà hàng, nâng cấp sân bay và các hãng hàng không nội địa của ấn Độ. Ngoài các nước Châu á, vốn đầu tư trực tiếp của Singapore đã lan toả tới nhiều nước khác ở Nam Thái Bình Dương, Bắc Mỹ và Châu Âu. Hiện nay, Singapore có tới 48 câu lạc bộ đầu tư nước ngoài. Các câu lạc bộ này cung cấp các thông tin về các nước và khu vực có đầu tư của Singapore, mở lớp đào tạo, huấn luyện phục vụ cho công việc đầu tư nước ngoài. Nhờ những chính sách đó mà tốc độ đầu tư ra nước ngoài của Singapore tăng lên rất nhanh, thêm vào đó chính phủ ngày càng tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa giúp các công ty của mình mở rộng đầu tư ra nước ngoài.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc100048.doc
Tài liệu liên quan