Giữvững và nâng cao vịthếcủa doanh nghiệp trên thịtrường là một điều
rất khó khăn, nó đòi hỏi doanh nghiệp phải có các biện pháp tiếp cận thịtrường
một cách chủ động và sẵn sàng đối phó với mọi nguy cơ, đe doạ, cũng nhưáp lực
cạnh tranh từphía thịtrường. Đểlàm được điều này doanh nghiệp phải thực hiện
sản xuất kinh doanh hướng theo thịtrường, theo khách hàng và phải áp dụng các
hoạt động Marketing vào thực tiễn hoạt động sản xuất kinh doanh trên thịtrường,
trong đó việc xây dựng và hoàn thiện một chính sánh Marketing-mix với những
chiến lược và biện pháp cụthểsẽlà công cụcạnh tranh sắc bén và hiệu quảcủa
doanh nghiệp để đi đến thành công.
Từnhận thức trên, trong quá trình thực tập, tìm hiểu tại Công ty Kính Đáp
Cầu tác giả đã mạnh dạn chọn đềtài:
“Chiến lược Marketing - mix với việc mởrộng thịtrường của Công ty Kính
Đáp Cầu - Bắc Ninh”.
Mục tiêu của đềtài nhằm vào phân tích thực trạng ứng dụng chính sách
Marketing-mix trong công ty đểtìm ra được các tồn tại và các nguyên nhân hạn
chếcủa nó đểtừ đó đưa ra một sốcác giải pháp hoàn thiện chính sách Marketingmix nhằm thực hiện chiến lược mởrộng thịtrường của công ty.
Với vấn đềvà mục tiêu nghiên cứu nhưtrên thì phương pháp nghiên cứu
của đềtài là:
+ Phương pháp phân tích tổng hợp, mô hình, sơ đồ.
+ Kết hợp với các phương pháp thu thập dữliệu: Thu thập dữliệu thứcấp,
phỏng vấn đểthực hiện đềtài.
Kết cấu của chuyên đềgồm các phần:
Chương 1: Một sốvấn đềcăn bản vềMarketing- mix.
Chương 2 : Thực trạng hoạt động kinh doanh và thực hiện chiến lược
Marketing-mix ởCông ty Kính Đáp Cầu.
2
Chương 3 : Một sốbiện pháp chủyếu hoàn thiện chiến lược Marketingmix nhằm mởrộng thịtrường của Công ty Kính Đáp Cầu.
Do thời gian có hạn, sựhạn chếvềkinh nghiệm và kiến thức của tác giả
nên bài viết không tránh khỏi những thiếu xót. Tác giảrất mong sựgóp ý của thầy,
cô đểbài viết được hoàn thiện hơn.
Tác giảcũng bày tỏsựcảm ơn chân thành tới GS.TS Nguyễn Văn Thường,
Th.S Dương Hoài Bắc đã giúp đỡtác giảtrong qúa trình thực hiện đềtài
74 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1365 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Đề tài Chiến lược Marketing - Mix với việc mở rộng thị trường của Công ty Kính Đáp Cầu - Bắc Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chiến lược Marketing - mix với việc mở rộng thị
trường của Công ty Kính Đáp Cầu - Bắc Ninh”.
1
Lời mở đầu
Giữ vững và nâng cao vị thế của doanh nghiệp trên thị trường là một điều
rất khó khăn, nó đòi hỏi doanh nghiệp phải có các biện pháp tiếp cận thị trường
một cách chủ động và sẵn sàng đối phó với mọi nguy cơ, đe doạ, cũng như áp lực
cạnh tranh từ phía thị trường. Để làm được điều này doanh nghiệp phải thực hiện
sản xuất kinh doanh hướng theo thị trường, theo khách hàng và phải áp dụng các
hoạt động Marketing vào thực tiễn hoạt động sản xuất kinh doanh trên thị trường,
trong đó việc xây dựng và hoàn thiện một chính sánh Marketing-mix với những
chiến lược và biện pháp cụ thể sẽ là công cụ cạnh tranh sắc bén và hiệu quả của
doanh nghiệp để đi đến thành công.
Từ nhận thức trên, trong quá trình thực tập, tìm hiểu tại Công ty Kính Đáp
Cầu tác giả đã mạnh dạn chọn đề tài:
“Chiến lược Marketing - mix với việc mở rộng thị trường của Công ty Kính
Đáp Cầu - Bắc Ninh”.
Mục tiêu của đề tài nhằm vào phân tích thực trạng ứng dụng chính sách
Marketing-mix trong công ty để tìm ra được các tồn tại và các nguyên nhân hạn
chế của nó để từ đó đưa ra một số các giải pháp hoàn thiện chính sách Marketing-
mix nhằm thực hiện chiến lược mở rộng thị trường của công ty.
Với vấn đề và mục tiêu nghiên cứu như trên thì phương pháp nghiên cứu
của đề tài là:
+ Phương pháp phân tích tổng hợp, mô hình, sơ đồ.
+ Kết hợp với các phương pháp thu thập dữ liệu: Thu thập dữ liệu thứ cấp,
phỏng vấn để thực hiện đề tài.
Kết cấu của chuyên đề gồm các phần:
Chương 1 : Một số vấn đề căn bản về Marketing- mix.
Chương 2 : Thực trạng hoạt động kinh doanh và thực hiện chiến lược
Marketing-mix ở Công ty Kính Đáp Cầu.
2
Chương 3 : Một số biện pháp chủ yếu hoàn thiện chiến lược Marketing-
mix nhằm mở rộng thị trường của Công ty Kính Đáp Cầu.
Do thời gian có hạn, sự hạn chế về kinh nghiệm và kiến thức của tác giả
nên bài viết không tránh khỏi những thiếu xót. Tác giả rất mong sự góp ý của thầy,
cô để bài viết được hoàn thiện hơn.
Tác giả cũng bày tỏ sự cảm ơn chân thành tới GS.TS Nguyễn Văn Thường,
Th.S Dương Hoài Bắc đã giúp đỡ tác giả trong qúa trình thực hiện đề tài.
Hà nội, Ngày 10 tháng 07 năm 2000
Tác giả
SV. Đặng Quyết Chiến
3
CHƯƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CĂN BẢN VỀ MARKETING - MIX
I- Vai trò của Marketing trong hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp
Để hiểu được vai trò của marketing quan trọng như thế nào trong hoạt động
kinh doanh, trước hết ta hiểu về khái niệm marketing dưới đây.
1- Khái niệm về marketing
Có nhiều định nghĩa về marketing, tuỳ theo từng quan điểm, góc độ nhìn
nhận mà giữa các định nghĩa có sự khác nhau nhưng bản chất của chúng thì không
thay đổi, tựu chung lại ta có 3 khái niệm cần quan tâm sau:
1.1 – Khái niệm của Viện nghiên cứu Marketing Anh
“Markeing là chức năng quản lý công ty về mặt tổ chức và quản lý toàn bộ
các hoạt động kinh doanh từ việc phát hiện và biến sức mua của người tiêu dùng
thành nhu cầu thực sự của một mặt hàng cụ thể, đến việc đưa hàng hoá đến người
tiêu dùng cuối cùng đảm bảo cho công ty thu hút được lợi nhuận dự kiến”.
Khái niệm này liên quan đến bản chất của marketing là tìm kiếm và thoả
mãn nhu cầu, khái niệm nhấn mạnh đến việc đưa hàng hoá tới người tiêu dùng các
hoạt động trong quá trình kinh doanh nhằm thu hút lợi nhuận cho công ty. Tức là
nó mang triết lý của marketing là phát hiện, thu hút, đáp ứng nhu cầu một cách tốt
nhất trên sơ sở thu được lợi nhuận mục tiêu.
1.2- Khái niệm của hiệp hội Marketing Mỹ
“Marketing là quá trình lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch đó, định giá,
khuyến mãi và phân phối sản phẩm, dịch vụ và ý tưởng để tạo ra sự trao đổi nhằm
thoả mãn các mục tiêu của cá nhân và tổ chức”. (Quản trị Marketing - Philip Kotler-
NXB Thống kê- 1997, Trang 20)
Khái niệm này mang tính chất thực tế khi áp dụng vào thực tiễn kinh
doanh. Qua đây ta thấy nhiệm vụ của marketing là cung cấp cho khách hàng
những hàng hoá và dịch vụ mà họ cần. Các hoạt động của marketing như việc lập
kế hoạch marketing, thực hiện chính sách phân phối và thực hiện các dịch vụ
4
khách hàng,… nhằm mục đích đưa ra thị trường những sản phẩm phù hợp và đáp
ứng được nhu cầu của khách hàng hơn hẳn đối thủ cạnh tranh thông qua các nỗ lực
marketing của mình.
1.3- Khái niệm marketing của Philip Kotler
“Marketing là hoạt động của con người hướng tới thoả mãn nhu cầu và
ước muốn của khách hàng thông qua qúa trình trao đổi”. (Philip Kotler- Marketing
căn bản- NXB Thống kê-1992- Trang 9)
Định nghĩa này bao gồm cả quá trình trao đổi không kinh doanh như là một
bộ phận của marketing. Hoạt động marketing diễn ra trong tất cả các lĩnh vực trao
đổi nhằm hướng tới thoả mãn nhu cầu với các hoạt động cụ thể trong thực tiễn
kinh doanh.
2- Vai trò của marketing trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Ngày nay không một doanh nghiệp nào bắt tay vào kinh doanh lại không
muốn gắn kinh doanh của mình với thị trường. Không còn thời, các doanh nghiệp
hoạt động sản xuất theo hệ thống chỉ tiêu pháp lệnh. Doanh nghiệp nhận chỉ tiêu
sản xuất, định mức đầu vào và hiệu quả hoạt động được thể hiện qua mức hoàn
thành kế hoạch chỉ tiêu. Sản phẩm sản xuất ra được phân phối qua tem phiếu, do
đó hoạt động của doanh nghiệp hoàn toàn tách khỏi thị trường và hoạt động
marketing không hề tồn tại.
Trong cơ chế thị trường, các doanh nghiệp tự do cạnh tranh để đáp ứng nhu
cầu của khách hàng một cách tốt nhất. Kinh tế thị trường càng phát triển thì mức
độ cạnh tranh càng cao. Cạnh tranh vừa là động lực thúc đẩy, vừa là công cụ đào
thải, chọn lựa khắt khe của thị trường đối với các doanh nghiệp. Vì vậy, muốn tồn
tại và phát triển các doanh nghiệp phải định hướng theo thị trường một cách năng
động, linh hoạt. Khi khách hàng trở thành người phán quyết cuối cùng đối với sự
sống còn của doanh nghiệp thì các doanh nghiệp phải nhận thức được vai trò của
khách hàng. Lợi nhuận của doanh nghiệp chỉ có được khi làm hài lòng, thoả mãn
nhu cầu khách hàng và khi đó marketing trở thành yếu tố then chốt để đi đến thành
công của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp hoạt động kinh doanh không thể tách khỏi thị trường, họ
cũng không hoạt động một cách đơn lẻ mà diễn ra trong quan hệ với thị trường,
với môi trường bên ngoài của công ty. Do vậy bên cạnh các chức năng như: tài
5
chính, sản xuất, quản trị nhân sự thì chức năng quan trọng và không thể thiếu
được để đảm bảo cho doanh nghiệp tồn tại và phát triển đó là chức năng quản trị
Marketing- chức năng kết nối hoạt động của doanh nghiệp với thị trường, với
khách hàng, với môi trường bên ngoài để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp hướng theo thị trường, lấy thị trường- nhu cầu của khách hàng làm
cơ sở cho mọi quyết định kinh doanh.
Hoạt động marketing trong doanh nghiệp đóng vai trò quyết định đến vị trí
của doanh nghiệp trên thị trường. Bắt đầu từ việc nghiên cứu thị trường, lập danh
mục hàng hoá đến việc thực hiện sản xuất, phân phối và khi hàng hoá được bán
hoạt động marketing vẫn được tiếp tục, cho nên chức năng quản trị marketing có
liên quan chặt chẽ đễn các lĩnh vực quản trị khác trong doanh nghiệp và nó có vai
trò định hướng, kết hợp các chức năng khác để không chỉ nhằm lôi kéo khách
hàng mà còn tìm ra các công cụ có hiệu quả thoả mãn nhu cầu khách hàng từ đó
đem lại lợi nhuận cho công ty.
Nói chung, chức năng của hoạt động marketing trong doanh nghiệp luôn
luôn chỉ cho doanh nghiệp biết rõ những nội dung cơ bản sau đây:
- Khách hàng của doanh nghiệp là ai? Họ mua hàng ở đâu? Họ mua bao
nhiêu? Họ mua như thế nào? Vì sao họ mua?
- Họ cần loại hàng hoá nào? Loại hàng hoá đó có những đặc tính gì? Vì sao
họ cần đặc tính đó mà không phải đặc tính khác? Những đặc tính hiện thời của
hàng hoá còn phù hợp với hàng hoá đó nữa không?
- Hàng hoá của doanh nghiệp có những ưu điểm và hạn chế gì? Có cần phải
thay đổi không? Cần thay đổi đặc tính nào? Nếu không thay đổi thì sao? Nếu thay
đổi thì gặp điều gì?
- Giá cả hàng hoá của doanh nghiệp nên quy định như thế nào, bao nhiêu?
Tại sao lại định mức giá như vậy mà không phải mức giá khác? Mức giá trước
đây còn thích hợp không? Nên tăng hay giảm? Khi nào tăng, giảm? Tăng, giảm
bao nhiêu, khi nào thì thích hợp? Thay đổi với khách hàng nào, hàng hoá nào?
- Doanh nghiệp nên tự tổ chức lực lượng bán hàng hay dựa vào tổ chức
trung gian khác? Khi nào đưa hàng hoá ra thị trường? Đưa khối lượng là bao
nhiêu?
6
- Làm thế nào để khách hàng biết, mua và yêu thích hàng hoá của doanh
nghiệp? Tại sao lại phải dùng cách thức này chứ không phải cách thức khác?
Phương tiện này chứ không phải phương tiện khác?
- Hàng hoá của doanh nghiệp có cần dịch vụ sau bán hàng hay không? Loại
dịch vụ nào doanh nghiệp có khả năng cung cấp cao nhất? Vì sao? Vì sao doanh
nghiệp lại chọn loại dịch vụ này chứ không phải loại dịch vụ khác?...
Đó là các vấn đề mà ngoài chức năng marketing không có chức năng nào
có thể trả lời được. Dựa vào các vấn đề cơ bản trên, doanh nghiệp xây dựng cho
mình một chính sách marketing- mix phù hợp với thị trường, đáp ứng một cách tốt
nhất các nhu cầu của khách hàng.
Nói tóm lại, chức năng quản trị marketing đóng vai trò rất quan trọng và là
một trong bốn chức năng không thể thiếu trong các doanh nghiệp (chức năng sản
xuất, chức năng tài chính, quản trị nhân sự và chức năng marketing). Điều này đòi
hỏi các doanh nghiệp phải chú ý phát triển chức năng marketing nếu muốn tồn tại
và phát triển trên thị trường.
3- Vai trò của marketing với hoạt động mở rộng thị trường của doanh
nghiệp
Ở phần trên chúng ta đã nói về vai trò của marketing trong các doanh
nghiệp, giờ ta đi vào vai trò của marketing trong việc mở rộng thị trường của
doanh nghiệp.
3.1- Các chiến lược mở rộng thị trường
Mỗi một doanh nghiệp có một đặc điểm khác nhau, loại hình kinh doanh
khác nhau, do đó tuỳ theo từng điều kiện cụ thể mà ta có các chiến lược mở rộng
thị trường dưới đây:
Bảng số-1 CÁC CHIẾN LƯỢC MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG
Tt Các kiểu chiến lược Các thuộc tính
1 Kết hợp về phía
trước
Tăng quyền sở hữu hoặc kiểm soát đối với các nhà
phân phối và bán lẻ.
2 Kết hợp về phía sau Tìm kiếm quyền kiểm soát và sở hữu các nhà cung
cấp của doanh nghiệp.
3 Kết hợp theo chiều Tìm kiếm quyền kiểm soát và sở hữu đối với đối thủ
7
ngang cạnh tranh của doanh nghiệp.
4 Thâm nhập thị
trường
Tìm kiếm thị phần tăng lên cho các sản phẩm hiện tại
và dịch vụ trên thị trường hiện có của doanh nghiệp
thông qua nỗ lực marketing nhiều hơn.
5 Phát triển thị trường Đưa các sản phẩm hiện có vào thị trường mới.
6 Phát triển sản phẩm Tăng doanh số bằng việc cải tiến, sửa đổi các sản
phẩm và dịch vụ hiện có.
7 Đa dạng hoạt động
đồng tâm
Thêm vào các sản phẩm hoặc dịch vụ mới nhưng có
sự liên hệ với nhau.
8 Đa dạng hoạt động
kết khối
Thêm vào các sản phẩm, dịch vụ mới không có sự
liên hệ với nhau.
9 Đa dạng hoạt động
theo chiều ngang
Thêm vào các sản phẩm, dịch vụ theo cách cộng hoà
hàng.
10 Liên doanh Hai hay nhiều các công ty đỡ đầu hình thành lên một
công ty độc lập vì những mục đích hợp tác.
Theo nguồn tổng hợp Marketing- NXB Thống kê- 1998.
3.2- Vai trò marketing trong hoạt động mở rộng thị trường của các doanh
nghiệp
Marketing ảnh hưởng đến sự thành bại trong thực hiện chiến lược. Tuy
nhiên hai biến số quan trọng nhất trong việc thực hiện chiến lược là: Phân khúc thị
trường và định vị sản phẩm.
- Phân khúc thị trường:
Phân khúc thị trường là việc chia nhỏ thị trường thành các nhóm khách
hàng nhỏ riêng biệt theo nhu cầu và thói quen mua hàng.
Phân khúc thị trường là biến số quan trọng trong việc thực hiện chiến lược
là vì:
Thứ nhất, những chiến lược thị trường liên quan đến thị trường mới cần
được phân khúc.
Thứ hai, nó cho phép doanh nghiệp hoạt động một cách có hiệu quả với
nguồn lực có hạn.
8
Thứ ba, nó liên quan đến việc xây dựng chính sách Marketing- mix.
- Định vị sản phẩm:
Căn cứ vào chiến lược thị trường mà doanh nghiệp đã lựa chọn, doanh
nghiệp phải tìm ra được những gì mà phải tạo cho khách hàng sự khác biệt về sản
phẩm đối với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh. Chính điều này là chìa khoá cho
việc đáp ứng như thế nào nhu cầu của khách hàng một cách hiệu quả nhất.
II- Những vấn đề cơ bản trong việc áp dụng chiến lược Marketing- mix
nhằm mở rộng thị trường của doanh nghiệp
Với mọi doanh nghiệp, chính sách Marketing- mix được xây dựng phải là
công cụ góp phần đạt được mục tiêu kinh doanh của công ty.
1- Mục tiêu kinh doanh của các doanh nghiệp
Mục tiêu kinh doanh phải xuất phát từ các điều kiện cụ thể của doanh
nghiệp và được xây dựng lên trong từng giai đoạn nhất định và mong muốn đạt
được thông qua chiến lược kinh doanh. Mục tiêu kinh doanh thể hiện sự cụ thể
nhiệm vụ kinh doanh của doanh nghiệp, căn cứ vào các điều kiện về tài chính, kết
quả kinh doanh qua các năm, thị trường, khách hàng,và mục tiêu kinh doanh của
công ty đòi hỏi phải đáp ứng được các yêu cầu: có thể đạt được, có thể đo lượng
được và các mục tiêu đó phải cung cấp sự định hướng cho các bộ phận liên quan
trong công ty.
Đối với các công ty, mục tiêu có thể được thiết lập ở nhiều lĩnh vực khác
nhau. Tuy nhiên, các mục tiêu phổ biến thường được ưu tiên là các mục tiêu sau:
1. Mục tiêu lợi nhuận
2. Mục tiêu mở rộng thị trường
3. Mục tiêu dẫn đầu về chất lượng
4. Mục tiêu về vị trí của công ty trong ngành
5. Mục tiêu về hình ảnh của công ty
6. Mục tiêu về chi phí và giá cả...
Đó là các mục tiêu cụ thể, nhưng mục tiêu quan trọng nhất vẫn là mục tiêu
đảm bảo lợi nhuận.
2- Định hướng chiến lược kinh doanh
9
Để có được các định hướng chiến lược kinh doanh, các doanh nghiệp phải
thực hiện phân tích hồ sơ kinh doanh để doanh nghiệp có thể thấy được mình đang
đứng ở đâu, năng lực kinh doanh của mình như thế nào và sức hấp dẫn của thị
trường ra sao. Qua đó các doanh nghiệp đối chiếu với nhiệm vụ tổng quát của
mình, hoàn cảnh môi trường và thị trường để quyết định những phương hướng
phát triển kinh doanh chính yếu trong tương lai.
3 - Những vấn đề cơ bản trong việc áp dụng chiến lược Marketing - mix
nhằm mở rộng thị trường của doanh nghiệp
3.1- Khái niệm về chiến lược marketing
Chiến lược marketing của công ty phải được thực hiện nhằm đáp ứng được
chiến lược chung của công ty. Bản thân nó là một chiến lược bộ phận và nó cũng
là một nhân tố quan trọng góp phần vào chiến lược chung của công ty.
Một công ty định hướng theo thị trường, khách hàng thì chiến lược
marketing là tối quan trọng trong định hướng kinh doanh của công ty. Với việc
thực hiện chiến lược marketing công ty có thể đánh giá được đặc điểm của thị
trường như: quy mô, cơ cấu, xu hướng biến động, xác định đối thủ cạnh tranh, thị
phần và chiến lược của họ,.. để trên cơ sở đó một chiến lược hợp lý sẽ được đề
xuất.
Chiến lược Marketing phải được phát triển từ chiến lược tổng thể của công
ty và nó liên quan đến các nội dung như việc định vị cho các sản phẩm, các chiến
lược cho nhãn hiệu sản phẩm, lựa chọn các thị trường mục tiêu, các phương pháp
thâm nhập thị trường, việc sử dụng các biến số Marketing- mix trong việc thực
hiện chiến lược và các nội dung khác.
3.2- Khái niệm về Marketing - mix
“Marketing - mix là một tập hợp các biến số mà công ty có thể kiểm soát và
quản lý được và nó được sử dụng để cố gắng gây được phản ứng mong muốn từ
thị trường mục tiêu”. (Theo Marketing-NXB Thống kê-1998, Trang 166)
Marketing- mix là một bộ các biến số có thể điều khiển được, chúng được
quản lý để thoả mãn thị trường mục tiêu và đạt được các mục tiêu của tổ chức.
Trong Marketing- mix có rất nhiều công cụ khác nhau, mỗi công cụ là một biến số
có thể điều khiển được và được phân loại theo 4 yếu tố gọi là 4Ps:
10
Marketing- mix
Sản phẩm
(Product)
Giá cả
(Price)
Phân phối
(Place)
Xúc tiến khuyếch trương
(Promotion)
3.3- Các bước xây dựng chương trình Marketing - mix
Để xây dựng được một chiến lược Marketing- mix, công ty cần thực hiện
các bước công việc sau:
Bước 1: Thiết lập các mục tiêu marketing
Các mục tiêu marketing thường được định hướng từ các mục tiêu của tổ
chức, trong trường hợp công ty được định hướng marketing hoàn toàn, hai nhóm
mục tiêu này là trùng nhau. Các mục tiêu marketing thường được đưa ra như là
các tiêu chuẩn hoạt động hay là công việc phải đạt được ở một thời gian nhất định.
Các mục tiêu này cung cấp khuôn khổ cho thực hiện chiến lược marketing. Mục
tiêu marketing được thiết lập từ những phân tích về khả năng của thị trường và
đánh giá khả năng marketing của công ty. Những phân tích này dựa trên cơ sở
những số liệu liên quan về sản phẩm, thị trường cạnh tranh, môi trường marketing
từ đó rút ra được những tiềm năng của thị trường cần khai thác và lựa chọn những
ý tưởng mục tiêu phù hợp với khả năng marketing của công ty.
Bước 2: Lựa chọn thị trường mục tiêu
Việc nghiên cứu, lựa chọn chính xác thị trường mục tiêu cho công ty đòi
hỏi phải được thực hiện dựa trên những phân tích kỹ lưỡng các số liệu về thị
trường, khách hàng. Đây là công việc nhận dạng nhu cầu của khách hàng và lựa
chọn các nhóm hoặc các đoạn khách hàng tiềm năng mà công ty sẽ phục vụ với
mỗi sản phẩm của mình. Công ty có thể lựa chọn, quyết định thâm nhập một hay
nhiều khúc thị trường cụ thể. Những khúc thị trường này có thể được phân theo
các tiêu chí khác nhau trong đó các yếu tố của môi trường vĩ mô có nhiều ảnh
hưởng đến sự phân chia thị trường thành các khúc thị trường nhỏ hơn. Như vậy, để
lựa chọn thị trường mục tiêu cho công ty đòi hỏi phải nghiên cứu, phân tích kỹ
lưỡng các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô, vi mô của công ty. Những yếu tố này
làm cơ sở cho việc đánh giá và phân khúc các khúc thị trường khác nhau, công ty
sẽ phải quyết định nên phục vụ bao nhiêu và những khúc thị trường nào.
Bước 3: Xây dựng các định hướng chiến lược
11
Trước khi thiết lập chiến lược Marketing- mix cho sản phẩm ở thị trường
mục tiêu, công ty phải đề ra các định hướng chiến lược cho sản phẩm cần đạt tới ở
thị trường mục tiêu. Những định hướng này cung cấp đường lối cụ thể cho chiến
lược Marketing- mix.
Bước 4: Hoạch định chiến lược Marketing- mix
Nội dung chiến lược Marketing- mix bao gồm 4 chính sách cơ bản. Công ty
cần phải dựa vào những phân tích ban đầu về môi trường marketing, thị trường,
khách hàng và các mục tiêu chiến lược của mình để thiết lập một bộ phận 4 biến
số Ps phù hợp nhất nhằm thoả mãn thị trường mục tiêu và đạt được các mục tiêu
của tổ chức.
Bước 5: Xây dựng các chương trình marketing
Chiến lược marketing phải được thực hiện thành các chương trình
marketing, chiến lược mới chỉ thể hiện những nét chính của marketing nhằm đạt
được mục tiêu. Vì vậy công ty phải xây dựng các chương trình hành động để thực
hiện các chiến lược Marketing- mix, đó là sự cụ thể hoá chiến lược marketing
bằng các biến số marketing được kế hoạch hoá chi tiết ở thị trường mục tiêu.
Như vậy, để thiết lập được một chiến lược Marketing- mix chu đáo, có hiệu
quả và phù hợp với thị trường mục tiêu của công ty, công ty phải làm rõ các yếu tố
thuộc về thị trường, các chiến lược kinh doanh, thực trạng của doanh nghiệp, cạnh
tranh, khách hàng,Đó là các căn cứ nhằm xây dựng mục tiêu, lựa chọn thị trường
mục tiêu, xây dựng các định hướng chiến lược và hoạch định, thiết kế được một
chiến lược Marketing- mix hiệu quả cho các sản phẩm tại thị trường mục tiêu với
các chương trình hành động cụ thể.
3.4- Chính sách Marketing- mix nhằm mở rộng thị trường của doanh
nghiệp
Việc xây dựng các chính sách bộ phận của Marketing- mix phải căn cứ vào
các căn cứ như đã nêu trên ở để có được sự hài hoà khoa học giữa các biến số của
nó. Phải biết đặt trọng tâm vào biến số nào, thực hiện các biến số còn lại như thế
nào để góp phần nâng cao được hiệu quả chính sách Marketing-mix. Trong
Marketing- mix có hàng chục công cụ khác nhau, Mc Carthy đã đưa ra cách phân
loại theo 4 yếu tố là 4Ps và được cụ thể như sau:
12
Sản phẩm Phân phối
(Product) (Place)
Giá cả Giao tiếp
(Price) Khuyếch trương
(Promotion)
Nội dung 4Ps của Marketing - mix
Nội dung 4Ps trong Marketing- mix thể hiện quan điểm của người bán về
các công cụ marketing có thể sử dụng để tác động đến khách hàng. Theo quan
điểm của người bán thì mỗi công cụ marketing tức là mỗi p đều có chức năng
cung ứng một chuỗi lợi ích cho khách hàng. Tương ứng đó là: Nhu cầu và mong
muốn của khách hàng, chi phí đối với khách hàng, sự thuận tiện và thông tin.
Nội dung của chiến lược Marketing- mix bao gồm 4 chính sách cơ bản mà
công ty phải thông qua.
a- Chính sách sản phẩm
Đây là biến số quan trọng nhất của chiến lược kinh doanh cũng như chiến
lược Marketing- mix. Thực hiện tốt chính sách này góp phần tạo uy tín và khả
năng cạnh tranh giành khách hàng cho công ty. Chính sách sản phẩm được thực
hiện thông qua các quyết định sau:
- Quyết định về chủng loại và danh mục hàng hoá
- Quyết định về chất lượng sản phẩm
- Quyết định về nhãn hiệu và bao bì sản phẩm
- Quyết định về dịch vụ khách hàng
* Quyết định về chủng loại và danh mục hàng hoá
Chủng loại
Chất lượng
Mẫu mã
Tính năng
Tem nhãn
Bao bì
Kích cỡ
Dịch vụ bảo
hành
Trả lại
Giá quy
định
Chiết khấu
Bớt giá
Kỳ hạn
thanh toán
Điều kiện
trả chậm
Kênh
Phạm vi
Danh mục
hàng hoá
Địa điểm
Dự trữ
Vận chuyển
Kích thích
tiêu thụ
Quảng cáo
Lực lượng
bán
Quan hệ với
công chúng
Marketing
trực tiếp
Marketing
mix
13
+ Quyết định về chủng loại hàng hoá
“Chủng loại hàng hoá là một nhóm hàng hoá có liên quan chặt chẽ với
nhau do giống nhau về chức năng hay do bán chung cho một nhóm khách hàng,
hay thông qua các kiểu tổ chức thương mại, hay trong khuôn khổ cùng một dãy
giá”. (Marketing-NXB Thống kê-1998- Trang 185)
Thường thì mỗi doanh nghiệp có cách thức lựa chọn chủng loại sản phẩm
hàng hoá khác nhau. Những lựa chọn đều phụ thuộc vào mục đích mà doanh
nghiệp theo đuổi.
Công ty theo đuổi mục tiêu cung cấp một chủng loại sản phẩm đầy đủ hay
phấn đấu để chiếm lĩnh phần lớn thị trường hoặc mở rộng thị trường thì thường có
chủng loại sản phẩm rộng. Để làm được như vậy, công ty phải đặt ra vấn đề là mở
rộng và duy trì bề rộng của chủng loại sản phẩm bằng cách nào? Giải quyết vấn đề
này công ty có hai hướng lựa chọn:
Một là, Phát triển chủng loại sản phẩm trên cơ sở các cách thức sau: Phát
triển hướng xuống dưới, phát triển hướng lên trên và phát triển theo cả hai hướng
trên.
Hai là, Bổ xung chủng loại sản phẩm. Có nghĩa là công ty cố gắng đưa
thêm những mặt hàng mới vào chủng loại sản phẩm sẵn có.
+ Quyết định về danh mục hàng hoá
“Danh mục sản phẩm là một tập hợp tất cả các nhóm chủng loại sản phẩm
và các đơn vị sản phẩm do một nhà cung cấp cụ thể đem chào bán cho người
mua” (Marketing- NXB Thống kê- 1998 - Trang 186)
Danh mục sản phẩm của một công ty sẽ có chiều rộng, chiều dài, chiều sâu,
mức độ phong phú và hài hoà nhất định phụ thuộc vào mục đích mà công ty theo
đuổi. Chiều rộng danh mục sản phẩm thể hiện công ty có bao nhiêu nhóm chủng
loại sản phẩm khác nhau do công ty sản xuất. Chiều dài danh mục sản phẩm là
tổng số mặt hàng trong danh mục sản phẩm. Chiều sâu của danh mục sản phẩm
thể hiện tổng số các sản phẩm cụ thể được chào bán trong từng mặt hàng riêng của
nhóm chủng loại sản phẩm. Mức độ hài hoà của danh mục sản phẩm phản ánh
mức độ gần gũi của hàng hoá thuộc các nhóm chủng loại khác nhau xét theo góc
14
độ mục đích sử dụng cuối cùng, những yêu cầu về tổ chức sản xuất, các kênh phân
phối hay một tiêu chuẩn nào đó.
Các thông số đặc trưng trên cho danh mục sản phẩm mở ra cho công ty các
chiến lược mở rộng danh mục sản phẩm:
+ Mở rộng danh mục sản phẩm bằng cách bổ xung sản phẩm mới.
+ Kéo dài từng loại sản phẩm làm tăng chiều dài danh mục.
+ Bổ xung các phương án sản phẩm cho từng loại sản phẩm và làm tăng
chiều sâu của danh mục sản phẩm.
+ Tăng hay giảm mật độ của loại sản phẩm tuỳ thuộc công ty có ý muốn
tăng uy tín vững chắc trên lĩnh vực hay trên nhiều lĩnh vực.
* Quyết định về nhãn hiệu và bao gói sản phẩm
Khi hoạch định chiến lược marketing cho từng loại sản phẩm, doanh nghiệp
phải quyết định hàng loạt vấn đề có liên quan đến nhãn hiệu sản phẩm. Việc gắn
nhãn hiệu là một chủ đề quan trọng trong chiến lược sản phẩm.
Nhãn hiệu về cơ bản là một sự hứa hẹn của người bán đảm bảo cung cấp
cho người mua một tập hợp nhất định những tính chất, lợi ích và dịch vụ. Các
quyết định có liên quan đến nhãn hiệu thường là:
(1) Có gắn nhãn hiệu cho sản phẩm của mình hay không?
(2) Ai là chủ nhãn hiệu sản phẩm?
(3) Tương ứng với nhãn hiệu đã chọn chất lượng sản phẩm có những đặc
trưng gì?
(4) Đặt tên ch
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- chien_luoc_mar_mix_trong_mo_rong_thi_truong_5633.pdf