Nền kinh tế Việt Nam đang dần hội nhập với nền kinh tế trong khu vực và thế giới, môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp được mở rộng song sự cạnh tranh ngày càng trở nên khốc liệt hơn. Điều này vừa tạo ra các cơ hội kinh doanh đồng thời cũng chứa đựng những nguy cơ tiềm tàng đe dọa sự phát triển của các doanh nghiệp.
Trong điều kiện thị trường có nhiều biến động, bỏ qua các yếu tố ngẫu nhiên thì vấn đề quyết định ảnh hưởng đến thành công của doanh nghiệp là lựa chọn một hướng đi đúng, xác định được một chiến lược kinh doanh cho hợp lý và kịp thời. Đặc biệt là ngành công nghiệp da giày tại thị trường Việt Nam.
Ngành công nghiệp da giày Việt Nam đã phát triển rất nhanh và được xem là một trong những ngành công nghiệp chính đưa nền kinh tế Việt Nam phát triển. Da giày là một trong 3 ngành đem lại kim ngạch xuất khẩu lớn nhất hiện nay sau dầu thô và dệt may, chiếm trên 10% tổng kim ngạch xuất khẩu. Với khoảng 240 doanh nghiệp đang hoạt động, ngành da giày đang là một ngành xuất khẩu mũi nhọn, thu hút khoảng 500.000 lao động.
Ngành da giày thế giới tiếp tục có xu hướng chuyển dịch sản xuất sang các nước đang phát triển, đặc biệt hướng vào các nước có môi trường đầu tư thuận lợi, chính trị ổn định và an toàn. Khi Việt Nam chính thức gia nhập tổ chức thương mại thế giới, hàng rào thuế quan dần được dỡ bỏ, cùng với các chính sách thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu của Chính phủ, Việt Nam sẽ trở thành một địa điểm đầu tư lý tưởng cho các nhà sản xuất da giày.
Hiện nay, Việt Nam là một trong 10 nước xuất khẩu sản phẩm da giày hàng đầu trên thị trường quốc tế với tốc độ tăng trưởng ngành cũng như tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu đạt trung bình trên 10%/năm. Tuy nhiên ngành này đang gặp phải nhiều khó khăn không dễ giải quyết.
Chính vì lẽ đó, tôi quyết định thực hiện chuyên đề “ Chiến lược kinh doanh của công ty Cổ phần Đầu tư và Sản xuất giày Thái Bình”. Qua việc phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh qua các năm của công ty, để từ đó đề xuất một số phương án chiến lược nhằm góp phần hoàn thiện chiến lược kinh doanh của công ty Cổ phần Đầu tư và Sản xuất giày Thái Bình.
40 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1327 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Đề tài Chiến lược kinh doanh của công ty Cổ phần Đầu tư và Sản xuất giày Thái Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ TÀI
Chiến lược kinh doanh của công ty Cổ phần Đầu tư và Sản xuất giày Thái Bình
Giáo viên hướng dẫn : T.S Phạm Thế Tri
Sinh viên thực hiện : Dương Thúy Huỳnh
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
Kính thưa các thầy cô trong khoa Quản Trị Kinh Doanh, trường ĐH Kinh Tế - Luật! Thưa T.S Phạm Thế Tri – Người thầy luôn tận tâm hướng dẫn tôi thực hiện đề tài báo cáo này!
Khi hoàn thành xong báo cáo thực tập này, cũng là lúc tôi bước vào những giai đoạn cuối cùng của 4 năm học tập và rèn luyện dưới mái trường ĐH Kinh Tế - Luật. Trong 4 năm học tập và phấn đấu nhiều thử thách gian nan và cũng có những thành công đáng khích lệ, tôi luôn được đón nhận sự quan tâm ân cần và giảng dạy của các thầy cô, khiến tôi luôn vững tin và tự hào về khoa Quản Trị Kinh Doanh, về ngôi trường ĐH Kinh Tế - Luật yêu dấu. Xin cho tôi được gửi lời biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tới tập thể các thầy cô trong khoa Quản Trị Kinh Doanh, đặc biệt là thầy giáo – T.S Phạm Thế Tri đã luôn tận tình quan tâm, hướng dẫn tôi hoàn thiện đề tài này.
Tôi xin cảm ơn trưởng phòng xuất nhập khẩu Bùi Văn Quyết, cùng các anh chị trong phòng xuất nhập khẩu công ty Cổ phần Đầu tư và Sản xuất giày Thái Bình đã tạo điều kiện cho tôi thực tập tại đơn vị, nhiệt tình hướng dẫn công việc thực tế và giúp đỡ tôi trong việc thu thập số liệu, thông tin cần thiết để tôi có thể hoàn thành tốt chuyên đề tốt ngiệp này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và trân trọng nhất tới các anh chị làm việc tại công ty Cổ phần Đầu tư và Sản xuất giày Thái Bình. Chúc các anh chị luôn mạnh khỏe, hạnh phúc và công tác tốt, chúc cho TBS luôn hoạt động hiệu quả, trở thành một trong những công ty xuất khẩu giày mạnh nhất trong lĩnh vực sản xuất giày xuất khẩu của Việt Nam.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên
DƯƠNG THÚY HUỲNH
NHẬN XÉT CỦA CÔNG TY ĐẦU TƯ VÀ SẢN XUẤT GIÀY THÁI BÌNH
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
SƠ ĐỒ:
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ tổ chức công ty Cổ phần Đầu Tư và Sản Xuất giày Thái Bình
Sơ đồ 1.2: Các kênh phân phối của TBS tại thị trường Mỹ
BẢNG BIỂU:
Bảng 1.1: Ma trận hình ảnh cạnh tranh CPM của ngành da giày Việt Nam
Bảng 1.2: Ma trận các yếu tố bến ngoài EFE
Bảng 1.3: Cơ cấu lao động và trình độ chuyên môn của công ty
Bảng 1.4: Kết quả hoạt động kinh doanh công ty giai đoạn 2009-2011
Bảng 1.5 : Ma trận các yếu tố bên trong IFE
Bảng 2.1: Ma trận SWOT
Bảng 2.2: Ma trận các yếu tố bên trong, bên ngoài IE
CÁC TỪ VIẾT TẮT
TBS Công ty Cổ phần Đầu Tư và Sản Xuất giày Thái Bình
EU Liên minh châu Âu
GDP Gross Domestic Product - Tổng sản phẩm nội địa
Lefaso Hiệp hội da giày Việt Nam
CPĐT&SX Cổ phần Đầu tư và Sản xuất
TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh
VN Việt Nam
PHẦN MỞ ĐẦU
Lý do thực hiện chuyên đề
Nền kinh tế Việt Nam đang dần hội nhập với nền kinh tế trong khu vực và thế giới, môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp được mở rộng song sự cạnh tranh ngày càng trở nên khốc liệt hơn. Điều này vừa tạo ra các cơ hội kinh doanh đồng thời cũng chứa đựng những nguy cơ tiềm tàng đe dọa sự phát triển của các doanh nghiệp.
Trong điều kiện thị trường có nhiều biến động, bỏ qua các yếu tố ngẫu nhiên thì vấn đề quyết định ảnh hưởng đến thành công của doanh nghiệp là lựa chọn một hướng đi đúng, xác định được một chiến lược kinh doanh cho hợp lý và kịp thời. Đặc biệt là ngành công nghiệp da giày tại thị trường Việt Nam.
Ngành công nghiệp da giày Việt Nam đã phát triển rất nhanh và được xem là một trong những ngành công nghiệp chính đưa nền kinh tế Việt Nam phát triển. Da giày là một trong 3 ngành đem lại kim ngạch xuất khẩu lớn nhất hiện nay sau dầu thô và dệt may, chiếm trên 10% tổng kim ngạch xuất khẩu. Với khoảng 240 doanh nghiệp đang hoạt động, ngành da giày đang là một ngành xuất khẩu mũi nhọn, thu hút khoảng 500.000 lao động.
Ngành da giày thế giới tiếp tục có xu hướng chuyển dịch sản xuất sang các nước đang phát triển, đặc biệt hướng vào các nước có môi trường đầu tư thuận lợi, chính trị ổn định và an toàn. Khi Việt Nam chính thức gia nhập tổ chức thương mại thế giới, hàng rào thuế quan dần được dỡ bỏ, cùng với các chính sách thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu của Chính phủ, Việt Nam sẽ trở thành một địa điểm đầu tư lý tưởng cho các nhà sản xuất da giày.
Hiện nay, Việt Nam là một trong 10 nước xuất khẩu sản phẩm da giày hàng đầu trên thị trường quốc tế với tốc độ tăng trưởng ngành cũng như tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu đạt trung bình trên 10%/năm. Tuy nhiên ngành này đang gặp phải nhiều khó khăn không dễ giải quyết.
Chính vì lẽ đó, tôi quyết định thực hiện chuyên đề “ Chiến lược kinh doanh của công ty Cổ phần Đầu tư và Sản xuất giày Thái Bình”. Qua việc phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh qua các năm của công ty, để từ đó đề xuất một số phương án chiến lược nhằm góp phần hoàn thiện chiến lược kinh doanh của công ty Cổ phần Đầu tư và Sản xuất giày Thái Bình.
Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở đánh giá thực trạng sản xuất - kinh doanh giày và chiến lược kinh doanh giày của Công ty Cổ phần Đầu tư và Sản xuất giày Thái Bình, đề xuất định hướng và một số giải pháp hoàn thiện chiến lược kinh doanh giày của Công ty Cổ phần Đầu tư và Sản xuất giày Thái Bình đạt hiệu quả cao.
Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu chủ yếu ở Công ty CPĐT&SX giày Thái Bình. Các số liệu thu thập chủ yếu tập trung vào những năm từ 2008 -2011.
Phương pháp nghiên cứu
Phân tích tổng hợp, so sánh dựa trên dữ liệu thứ cấp.
Quan sát thực tế và nhận xét khách quan.
Cấu trúc chuyên đề
Cấu trúc của chuyên đề bao gồm:
Chương 1: Phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh tại công ty Cổ phần Đầu tư và Sản xuất giày Thái Bình
Chương 2: Hoạch định chiến lược kinh doanh và các giải pháp, kiến nghị nhằm phát triển công ty Cổ phần Đầu tư và Sản xuất giày Thái Bình
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ SẢN XUẤT GIÀY THÁI BÌNH
GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ SẢN XUẤT GIÀY THÁI BÌNH
Thông tin chung về công ty
Tên doanh nghiệp: Công ty Cổ phần Đầu Tư và Sản Xuất giày Thái Bình.
Tên giao dịch đối ngoại: THAI BINH HOLDING AND SHOES MANUFACTURING COMPANY (TBS’).
Địa chỉ: Số 5A, Xa lộ Xuyên Á, An Bình, Dĩ An, Bình Dương.
Điện thoại : 84-8-7241241
Fax : 84-8-8960223
Email : info@thaibinhshoes.com.vn
Website:
Công ty vốn : 100% Việt Nam.
Sản phẩm: giày thể thao, giày vải, giày nữ thời trang, sandal và dép.
Lịch sử hình thành và phát triển công ty
TBS Group là tên giao dịch của Công ty Cổ phần Đầu tư và Sản xuất giày Thái Bình, được thành lập từ ngày 6/10/1992. Với tổng vốn đầu tư hơn 58 triệu USD, TBS Group chuyên sản xuất và xuất khẩu giày với công suất 7-8 triệu đôi/năm, hướng đến các thị trường mục tiêu: châu Âu, Bắc Mỹ, Nhật…
Hiện nay, công ty đã xây dựng và đi vào hoạt động với 5 nhà máy và gần 10.000 nhân công. TBS Group có cơ cấu vận hành toàn cầu lấy văn phòng tập đoàn TBS làm trung tâm, chi phối các văn phòng đại diện tại EU, Mỹ, Hàn Quốc, Trung Quốc, cụm nhà máy sản xuất giày phía Bắc và phía Nam Việt Nam. TBS Footwear là một đơn vị trực thuộc TBS Group - là nơi cho ra đời trung tâm TBS Sport Center.
Sơ đồ tổ chức bộ máy của công ty
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ tổ chức công ty Cổ phần Đầu Tư và Sản Xuất giày Thái Bình
PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ SẢN XUẤT GIÀY THÁI BÌNH
Môi trường vĩ mô
Môi trường kinh tế
Tính đến năm 2010, kinh tế VN khép lại với nhiều điểm sáng với việc tăng trưởng kinh tế khả quan. GDP năm 2010 đạt 6.78% - vượt mục tiêu 6.5% của Chính phủ. Trong năm, mặc dù tình hình kinh tế thế giới chưa thực sự khởi sắc, song nhu cầu và giá cả hàng hóa trên thị trường quốc tế tăng trở lại giúp lĩnh vực xuất khẩu của VN đạt tốc độ tăng trưởng ấn tượng – tăng 25.5% so với năm 2009.
Bên cạnh những thành tựu về tăng trưởng, kinh tế Việt Nam vẫn phải đối mặt với những khó khăn như: lạm phát tăng cao, khiến cuộc chiến lãi suất xảy ra, gây không ít trở ngại cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.
1.2.1.2 Môi trường chính trị, chính sách pháp luật
Ø Tình trạng tham nhũng: Chuyển biến trong vấn đề phòng chống tham nhũng vẫn sẽ là một yếu tố quyết định việc thu hút giới đầu tư trongdài hạn khi mà Chính quyền Việt Nam đã đề ra nhiều kế hoạch phòng chống tham nhũng, đồng thời khuyến khích giới truyền thông hỗ trợ để phát hiện tệ nạn này.
Trong lúc gói kích cầu của chính phủ đã giúp thúc đẩy nền kinh tế, vẫn còn đó những câu hỏi về hướng giải quyết tình trạng thâm hụt ngân sách cũng như kiềm chế lạm phát và thúc đẩy đầu tư của khu vực tư nhân.
Ø Mức độ ổn định của chính phủ: Riêng về mức độ ổn định của chính phủ, tuy Việt Nam là một trong những nước nằm trong nhóm những nước có mức độ ổn định xã hội khá, nhưng tình hình các cuộc đình công, biểu tình, tranh chấp… vẫn xảy ra, và đặc biệt là cuộc tranh chấp lãnh hải trong khu vực Biển Đông vừa qua giữa Trung Quốc và Việt Nam cho thấy nguy cơ bất ổn chính trị tăng lên.
1.2.1.3 Môi trường Văn hóa – Xã hội
Cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế, môi trường văn hóa xã hội cũng có nhiều nét thay đổi, chẳng hạn như khi kinh tế phát triển, quan điểm về mức sống tăng lên, người dân có nhiều điều kiện hơn để đáp ứng nhu cầu sống cho bản thân nói riêng, và xã hội nói chung. Và “ăn ngon mặc đẹp” đã thay thế cho “ăn no mặc ấm”. Một số yếu tố xã hội như:
Ø Dân số và tỷ lệ tăng dân số: Theo kết quả mới nhất, dân số cả nước ước tính đạt 87,84 triệu người, tăng 1,04% so với năm 2010. Trong đó, dân số nam là 43,47 triệu người, dân số nữ là 44,37 triệu người. Theo đó, tỷ lệ tăng dân số năm 2011 là 1,077%.
Ø Quan điểm tiêu dùng: Khi mà có sự chênh lệch giữa những hộ gia đình có thu nhập cao và những hộ có thu nhập thấp hơn (15% hộ gia đình thành thị có thu nhập dưới 3 triệu đồng/tháng, trong khi 1/3 hộ gia đình thành thị hiện nay thu nhập trên 6,5 triệu đồng/tháng), những chuyên viên tiếp thị và các nhà sản xuất cần cung cấp cho người tiêu dùng nhiều sản phẩm với giá cả đa dạng hơn và để bảo đảm rằng họ có thể thu hút được khoảng cách đang mở rộng trong các tầng lớp tiêu dùng VN.
1.2.1.4 Môi trường tự nhiên
Theo kinh nghiệm của nhiều nước, tình hình ô nhiễm môi trường cũng gia tăng nhanh chóng theo từng nhịp độ tăng trưởng kinh tế. Chỉ tính tại khu vực TP.HCM và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, đến năm 2010, nếu tất cả 74 khu công nghiệp đều sử dụng hết diện tích, thì các xí nghiệp sẽ thải ra một lượng chất thải rắn lên tới khoảng 3500 tấn/ngày, gấp 29 lần so với hiện nay, trong đó có khoảng 700 tấn chất thải độc hại...
Đó là chưa kể Việt Nam đang phải đương đầu với tình hình phụ thuộc năng lượng sẽ tăng lên đáng kể khi dự kiến của phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, dự kiến đến năm 2015, Việt Nam sẽ phải nhập khẩu năng lượng và đến năm 2025 thì Việt Nam chỉ đáp ứng được 30% nhu cầu tiêu thụ năng lượng trong nước.
1.2.1.5 Môi trường công nghệ
Cùng với việc mở cửa nền kinh tế, cuộc cải cách công nghệ cũng có chiều hướng phát triển tốt. Các yếu tố, kỹ thuật công nghệ mới được chúng ta học hỏi và áp dụng vào thực tiễn. Đây là yếu tố quan trọng góp phần nâng cao năng suất sản xuất, cũng như khả năng cạnh tranh của Việt Nam trên thị trường thế giới. Do đó, các doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ sẽ trở thành một lực lượng sản xuất mới đi tiên phong trong sản xuất các sản phẩm và dịch vụ mới, tạo ra các ngành sản xuất mới dựa trên tri thức và công nghệ mới, có khả năng cạnh tranh, tạo ra giá trị gia tăng cao, lợi nhuận cao, từ đó đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng, tạo ra nhiều việc làm và phát triển bền vững nền kinh tế.
1.2.1.6 Môi trường quốc tế
Hiện nay, hầu hết các quốc gia, khi nảy sinh các hoạt động thương mại với các nước khác, đều điều chỉnh các chính sách thương mại của nước mình theo chuẩn các nguyên tắc quốc tế sau: nguyên tắc tương hỗ, nguyên tắc không phân biệt đối xử, nguyên tắc ngang bằng dân tộc
1.2.2 Môi trường cạnh tranh
1.2.2.1 Đối thủ cạnh tranh
1.2.2.1.1 Xác định đối thủ cạnh tranh
Ngành gia công và sản xuât giày da là ngành đang rất phát triển ở nước ta nhưng hầu hết các doanh nghiệp chỉ gia công sản xuất cho nước ngoài tức gia công thuần tuý chứ không phải hình thức mua nguyên vật liệu bán thành phẩm, đây là một điểm yếu của ngành sản xuất giày dép VN. Theo số liệu thông kê có tới 70% các doanh nghiệp xuất khẩu lớn là công ty liên doanh hoặc 100% vốn nước ngoài. Trong số 30% công ty Việt Nam tham gia vào sản xuất da giày lại có tới 70% làm gia công nên giá trị lợi nhuận đích thực mà ngành mang lại là không lớn. Như vậy môi trường cạnh tranh trong nước về gia công sản xuất giày là khá mạnh, các doanh nghiệp nước ngoài có thế mạnh về vốn, kinh nghiệm quản lý, công nghệ tiên tiến.
1.2.2.1.2 Phân tích đối thủ cạnh tranh
Hiện nay, các nhà sản xuất trong ngành da giày tại VN có thể được chia thành 3 nhóm: nhóm 235 đơn vị liên doanh và 100% vốn nước ngoài; nhóm 230 nhà sản xuất trong nước; nhóm các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ, thủ công. Thêm vào đó, do thị trường mà công ty hướng đến là thị trường ngoại quốc, chủ yếu là EU, thị trường này là miếng bánh lớn mà các nước bạn như Trung Quốc, Braxin, các nước Đông Âu, Ấn Độ và các nước Đông Nam Á đang cạnh tranh nhau. TBS chỉ là một trong những cá thể đang phối hợp với tổng thể để cùng nhau cạnh tranh với những đối thủ lớn mạnh khác, do đó, tôi xin được phép chỉ phân tích đối thủ cạnh tranh với ngành da giày Việt Nam, mà tính đến nay, đối thủ đáng gờm đó là Trung Quốc.
Trung Quốc là nhà sản xuất và xuất khẩu giày dép lớn nhất thế giới, chiếm lĩnh thị trường xuất khẩu giày dép toàn cầu với thị phần 29% và giá trị xuất khẩu 21.8 tỷ USD năm 2006. Mỹ là thị trường xuất khẩu chủ yếu với gần 2.04 tỷ đôi năm, giá trị 13.6 tỷ USD (73% thị phần), theo sau là EU với 1.446 tỷ đôi với giá trị xuất khẩu là 5.3 tỷ Euro (6.8 tỷ USD) (20.2% thị phần) năm 2006. Tăng trưởng giá trị xuất khẩu hàng năm vẫn ở mức cao 18% so với 10% trung bình thế giới.
Lợi thế của Trung Quốc về nguồn lao động giá thấp khổng lồ, chi phí cơ sở hạ tầng thấp, ngành công nghiệp nguyên liệu phụ trợ sẵn có, trung tâm phát triển mẫu, cung ứng công nghệ và thiết bị sản xuất của Đài Loan và dịch vụ xuất nhập khẩu của Hồng Kông đã giúp cho nước này có vị trí thống lĩnh trong xuất khẩu giày dép, đặc biệt là đối với các loại sản phẩm thông dụng giá trị thấp và trung bình và có số lượng rất lớn.
1.2.2.1.3 Ma trận hình ảnh cạnh tranh CPM - Quantitative Strategic Planning Matrix
Bảng 1.1: Ma trận hình ảnh cạnh tranh CPM của ngành da giày Việt Nam
S
T
T
Các yếu tố thành công
Mức độ quan trọng
Việt Nam
Trung Quốc
Phân loại
Số điểm
Phân loại
Số điểm
1
Giá nhân công
0,2
3
0,6
3
0,6
2
Khéo léo
0,2
3
0,6
3
0,6
3
Hỗ trợ tài chính từ bên ngoài
0,4
2
0,8
3
1,2
4
Chất lượng, mẫu mã sản phẩm
0,1
4
0,4
2
0,2
5
Lòng trung thành của khách hàng
0,1
1
0,1
2
0,2
6
Tổng cộng
1
2,5
2,8
Ma trận hình ảnh cạnh tranh cho thấy Trung Quốc đang có ưu thế hơn nước ta rất lớn, với số điểm quan trọng là 2,8, trong khi Việt Nam chỉ là 2,5. Do đó, khi xây dựng chiến lược, các doanh nghiệp Việt cần khai thác các điểm mạnh then chốt, có thể khai thác để biến thành ưu thế phát triển dài hạn là: chất lượng mẫu mã sản phẩm, gia tăng khả năng cạnh tranh để chiếm lấy thị phần, đồng thời khắc phục các điểm yếu hiện tại để duy trì và phát triển lớn mạnh hơn. Tuy nhiên, với thông tin có được còn hạn hẹp nên việc đánh giá các yếu tố còn mang tính chủ quan, chỉ phản ánh ở mức tương đối. Qua đây có thể thấy rằng, với giả thiết các điểm số trên có độ tin cậy cao thì doanh nghiệp trong ngành da giày VN nói chung, TBS nói riêng càng có thể khẳng định vị thế và sức mạnh của mình trong ngành trong thời gian sắp tới.
1.2.2.2 Đối thủ tiềm ẩn
Ngoài những đồi thủ chính như đã nêu trên, nền công nghệp giày dép Việt Nam còn phải đối đầu với những biến chuyển trong chiến lược kinh doanh của những đối thủ tiềm ẩn. Nếu như hiện tại, giày dép Việt chỉ phải đối đầu với Trung Quốc, Braxin, Ấn Độ… thì bây giờ lại phải chuẩn bị đối đầu với cả các nước mạnh khác như Ý, Đức, Pháp. Các nước này đã xây dựng lại một số cơ sở sản xuất của họ tại Bungari, Rumani, Hungari và Cộng hòa Séc. Đối với ngành công nghiệp giày dép, đây là cơ hội tốt để các nhà sản xuất những nước này mở rộng và nâng cao khả năng cạnh tranh khi mà nhiều nhà sản xuất tại các nước EU khi thuê ngoài (Việt Nam, Trung Quốc, Ấn Độ…) phải cung cấp bí quyết và kỹ thuật để tạo ra hững mẫu giày dép kiểu cách và đẹp mắt cho phân đoạn thị trường hạng trung.
1.2.2.3 Khách hàng
Khách hàng chính của các sản phẩm giày dép chính là EU – nơi được đánh giá là thị trường đầy tiềm năng cho ngành công nghiệp giày. Thị trường EU với 27 nước thành viên, gồm hầu hết các nước châu Âu. Giá trị nhập khẩu từ các nước ngoài khối EU luôn có chiều hướng gia tăng với tốc độ 1% và rất ổn định, EU thực sự là một thị trường lớn, tự do, nhiều tiềm năng và đầy hứa hẹn đối với cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam trên con đường phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế. Riêng về mặt hàng da giày, EU là một trong những thị trường sản xuất và tiêu thụ đồ da lớn nhất thế giới, giày dép chiếm tới gần 30% mức tiêu thụ toàn cầu. Người tiêu dùng EU tiêu thụ khoảng 2 tỷ đôi giày/năm, trong đó thị trường nội địa cung ứng khoảng 45 - 50%, phần còn lại là nhập khẩu, sản phẩm nhập khẩu chủ yếu có giá thấp, chất lượng từ thấp tới trung bình. Đây chính là một thì trường nhập khẩu da giày đầy tiềm năng cho các doanh nghiệp Việt Nam, vốn có thể mạnh về giá cả và chất lượng sản phẩm.
1.2.2.4 Sản phẩm thay thế
Mặt hàng chủ đạo của TBS là giày thể thao, giày nữ, và giày vải các loại. Tuy nhiên, những mặt hàng này chỉ được giới đi bộ đường trường, đi leo núi… chọn lựa. Nhưng, như đã nói trên, EU đang dần chuyển hướng sang dân số già, nên hoạt động ngoài trời như leo núi, đi du lịch, đi bộ đường trường tăng cao, nên khả năng các sản phẩm giày thể thao bị soán ngôi là rất khó. Vì thế, trong một thời gian dài, sản phẩm của công ty sẽ không phải đối mặt với các sản phẩm thay thế khác.
1.2.2.5 Nhà cung ứng
Các loại nguyên liệu ngành công nghiệp giày dép đang tiêu thụ bao gồm nguyên liệu tổng hợp cho sản phẩm cấp trung, các loại phụ liệu như nhãn mác, chỉ, ruy băng, các loại keo, dung môi…, các loại vải dùng cho các loại giày cấp trung và thấp như canvas, các loại đế giày, gót giày, form giày và bao bì các loại như thùng, hộp, bao PE, giấy lót, giấy gói... Hiện tại, Việt Nam đã cung cấp được những nguồn nguyên liệu trên. Tuy nhiên, đa số những nguồn nguyên liệu chính dùng để sản xuất giày dép để xuất khẩu, hướng đến thị trường cấp cao như chỉ, các loại da, vải cao cấp, nguyên liệu tổng hợp cao cấp, các loại keo dán, hóa chất đặc biệt lại phải nhập khẩu. Chính vì thế, tình trạng sản xuất giày dép tại TBS nói riêng, tại các doanh nghiệp xuất khẩu giày dép Việt Nam nói chung bị ảnh hưởng lớn khi giá nguyên liệu đầu vào đang tăng cao.
1.2.3 Ma trận các yếu tố bến ngoài (EFE - External Factor Evaluation Matrix)
Bảng 1.2: Ma trận các yếu tố bến ngoài EFE
Các yếu tố bên ngoài chủ yếu
Tầm quan trọng
Trọng số
Tính điểm
Cải cách thuế chống bán phá giá
0,14
2
0,28
Chính sách pháp luật của Nhà nước
0,09
1
0,09
Công nghệ thay đổi
0,04
1
0,04
Tỷ giá hối đoái thay đổi
0,15
2
0,3
Sự dịch chuyển dân số từ dân số trẻ sang dân số già
0,1
4
0,4
Thay đổi hành vi, lối sống
0,05
3
0,15
Nhà cung ứng nguyên liệu
0,14
3
0,42
Khách hàng là nam giới
Xu hướng thay đổi nhu cầu tiêu dùng
0,17
4
0,68
Thị trường ở chu kì suy thoái
0,06
3
0,18
Thương hiệu
0,06
2
0,12
Cạnh tranh khốc liệt hơn
Tổng cộng điểm
1
2,66
Với số điểm quan trọng là 2.66 cho thấy TBS có khả năng phản ứng khá tốt với các cơ hội và đe doạ bên ngoài. Tuy nhiên để xây dựng một chiến lược kinh doanh có hiệu quả, công ty cần chú ý đến các yếu tố sau: tỷ lệ thất nghiệp và lạm phát cao, cạnh tranh không lành mạnh về giá, chính sách kiểm soát giá của nhà nước,… Các yếu tố này có khả năng ảnh hưởng đến thành công của TBS trong tương lai.
1.3 PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ SẢN XUẤT GIÀY THÁI BÌNH
1.3.1 Văn hóa doanh nghiệp
Văn hoá của doanh nghiệp được thể hiện ở phong cách lãnh đạo của người lãnh đạo và tác phong làm việc của nhân viên. Cho đến nay, TBS đã xây dựng riêng cho mình một nét văn hóa doanh nghiệp. Nó giúp gắn kết từng cá nhân trong tong ty với nhau, tạo không khí làm việc như trong một gia đình; lãnh đạo công ty luôn quan tâm đến các nhân viên của mình, thậm chí ngay trong những chuyện riêng tư của họ như cưới xin, ma chay, ốm đau, sinh con... cũng đều được lãnh đạo thăm hỏi chu đáo…Có thể nói, TBS có một nền văn hóa mạnh và các thành viên trong công ty đều thấm nhuần được những giá trị và chuẩn mực của văn hóa doanh nghiệp.
1.3.2 Nghiên cứu và Phát triển dự án
Công ty chủ yếu đầu tư về các hoạt động nghiên cứu và phát triển sản mẫu sản phẩm, nhằm đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng và yêu cầu của khách hàng thông qua việc thiết kế, sản xuất mẫu chào hàng đến khách hàng.
1.3.3 Hoạt động Marketing
Hiện nay, công ty chưa có bộ phận marketing, hầu hết các hoạt động marketing của công ty thì phòng kinh doanh của công ty kiêm luôn thực hiện phần công việc của bộ phận marketing. Những công việc của một bộ phân marketing chuyên nghiệp: quảng cáo, tiếp thị qua thương mại điện tử, chào hàng … đều được phòng kinh doanh đảm nhiệm. Do vậy, mặc dù tiết kiệm được chi phí nhưng nói về lâu dài và hiệu quả thì đây là vấn đề khó khăn lớn hiện nay của công ty.
Về sản phẩm (Product)
Sản phẩm của công ty bao gồm giày thể thao, giày nữ, giày vải các loại. Hiện tại, các sản phẩm này được đánh giá cao về chất lượng cũng như mẫu mã. Chất lượng sản phẩm của công ty đã đạt chứng nhận chất lượng ISO 9000, và những sản phẩm này được sản xuất đảm bảo về an toàn cho người lao động. Riêng về mẫu mã, công ty đã có bộ phận chuyên về thiết kế sản phẩm để thực hiện chào hàng cho đối tác, kết hợp với thiết bị máy móc phục vụ cho công việc thiết kế đã được nâng cao… Chính vì thế, những sản phẩm của công ty thực hiện được người tiêu dùng đánh giá tốt.
Tuy nhiên, vẫn còn đó những khó khăn mà công ty đang phải đối đầu, như sự cạnh tranh gay gắt về chất lượng từ những sản phẩm của Trung Quốc, chúng không cao hơn bao nhiêu, nhưng lại rất bắt mắt về kiểu dáng mẫu mã, màu sắc.
Về giá (Price)
Giá sản phẩm được chào bán trên cơ sở các chi phí đầu vào để tạo ra sản phẩm, kết hợp với những chi phí liên quan đến các hoạt động thương mại của công ty để phụ vụ cho việc bán hàng: vận tải, quảng cáo, tiếp thị… Một trong những thuận lợi của công ty là nguồn nhân lực sản xuất có kinh nghiệm, lành nghề nên việc tạo ra sản phẩm nhanh chóng, giảm chi phí tính cho một đơn vị, đồng thời mức lương của công nhân Việt Nam không quá cao hơn so với các nước trong khu vực (trừ Trung Quốc), nên đây là lợi thế cạnh tranh của công ty về giá sản phẩm.
Chiêu thị (Promotions)
Hiện nay, về chiêu thị, các hoạt động quảng cáo, hoạt động chào hàng, và thương mại điện tử hầu như TBS sử dụng rất ít. Nguyên nhân chủ yếu là do chi phí quảng cáo ở thị trường Mỹ và EU quá tốn kém. Trung bình quảng cáo một số khổ A4 trên tờ báo chuyên ngành, hay tạp chí phải mất đến 3000 - 4000 USD cho một số quảng cáo. Còn trên tivi, đài radio thì tốn kém hơn nhiều. Chính vì vậy, công ty hầu như không thực hiện quảng cáo tại thị trường Mỹ và EU. Ngoài ra, do một số lý do khách quan, nên công ty cũng chưa tận dụng được sức mạnh truyền thông thông qua kênh quan trọng – internet. TBS hiện có trang web chính là nội dung còn sơ sài, chưa cập nhật được nhiều thông tin. Đây là một điểm yếu mà công ty cần khắc phục khi mà doanh nghiệp các nước bạn dành mức độ quan tâm tới thông tin của đối tác trên internet rất nhiều.
Riêng về hoạt động chào hàng, công ty đang sử dụng hình thức chào hàng cho khách hàng cũ thông qua fax, email những hàng hoá mẫu để các khách hàng này xem mẫu có thoả mãn hay không, thực hiện việc báo giá,…Đối với khách hàng mới thì công ty ít có những hoạt động thực hiện chào hàng.
Tuy nhiên, tham gia hội chợ thương mại là hình thức chính mà Thái Bình sử dụng để giới thiệu, quảng bá hình ảnh của mình. Tại đây, TBS không chỉ cung cấp thông tin về công ty, sản phẩm của công ty, năng lực sản xuất, quy mô sản xuất … mà còn là các thức để Thái Bình có thể tìm kiếm thêm được khách hàng, tìm hiểu được nhiều thông tin về nhu cầu, xu hướng tiêu dùng của người tiêu dùng.
Phân phối (Place)
Thái Bình thực hiện sản xuất lắp ráp cho những khách hàng tại Mỹ: Walmart. Đây là một trong những nhà bán lẻ hàng đầu của Mỹ hiện nay, thông qua những khách hàng này thì hàng hóa của Thái Bình dễ tiếp cận đến tay người tiêu dùng cuối cùng tại thị trường Mỹ. Do vậy, các kênh phân phối sản phẩm giày Thái Bình tại thị trường Mỹ chủ yếu thông qua các kênh sau:
Sơ đồ 1.2: Các kênh phân phối của TBS tại thị trường Mỹ
Kênh phân phối số 1
Thái Bình
Nhà bán lẻ (Wal mart)
NTD
Người
trung gian
Nhà bán sỉ
NTD
Thái Bình
Nhà bán lẻ
Kênh phân phối số 2
Nhìn trước mắt thì đây là kênh phân phối tốt và hiệu quả khi mà sản phẩm của công ty tới tay khách hàng dễ dàng mà chi phí bỏ ra lại thấp, nhưng nói về dài lâu thì đây là điều đáng quan tâm của giày Thái Bì
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bctt_8205.doc