Đề tài Chiến lược “hớt phần ngọn” - Thuyết Sashimi của tập đoàn Samsung

Năm 1938, Công ty điện tử Samsung ra đời với ngành kinh doanh chủ yếu về điện tử, hóa dầu và đóng tàu do Lee Kun-hee làm chủ tịch Hội đồng quản trị.

Năm 1983, Samsung sản xuất được chip điện tử đầu tiên nhưng vẫn chưa phải là một thương hiệu có tên tuổi ở Hàn Quốc.

Năm 1994, Samsung dời trung tâm thiết kế từ Suwon về Seoul, triển khai "cuộc cách mạng về thiết kế" với kinh phí 126 triệu USD.

Năm 1995, Samsung thành lập một phòng thí nghiệm về cải cách thiết kế.

 

ppt15 trang | Chia sẻ: zimbreakhd07 | Lượt xem: 2205 | Lượt tải: 3download
Nội dung tài liệu Đề tài Chiến lược “hớt phần ngọn” - Thuyết Sashimi của tập đoàn Samsung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Người trình bày: Nguyễn Thị Thủy Tiên Lớp: K42QTKD THƯƠNG MẠI Nhóm 8 Nội dung trình bày 2. Chiến lược “ hớt phần ngọn” - Thuyết Sashimi 3. Những thành công của Samsung 1. Lịch sử hình thành của Samsung 1. Lịch sử hình thành Năm 1938, Công ty điện tử Samsung ra đời với ngành kinh doanh chủ yếu về điện tử, hóa dầu và đóng tàu do Lee Kun-hee làm chủ tịch Hội đồng quản trị. Năm 1983, Samsung sản xuất được chip điện tử đầu tiên nhưng vẫn chưa phải là một thương hiệu có tên tuổi ở Hàn Quốc. Năm 1994, Samsung dời trung tâm thiết kế từ Suwon về Seoul, triển khai "cuộc cách mạng về thiết kế" với kinh phí 126 triệu USD. Năm 1995, Samsung thành lập một phòng thí nghiệm về cải cách thiết kế. 1. Lịch sử hình thành Cũng trong năm đó, một sự kiện có một không hai đã xảy ra tại Nhà máy Gumi (thuộc Samsung). Theo lệnh của Chủ tịch Lee, khoảng 2.000 công nhân đã phải tập trung trong sân nhà máy. Trước mặt các công nhân Gumi là một đống hàng điện tử do chính họ sản xuất, trị giá khoảng 50 triệu USD. Mọi người đều đeo trên tay tấm băng đỏ có dòng chữ "Chất lượng là số 1" và được lệnh phải dùng búa đập hoặc đốt cháy toàn bộ đống hàng. Kết cục này xảy ra sau khi những chiếc điện thoại di động do Nhà máy Gumi sản xuất được Chủ tịch Lee tặng cho một số quan khách của ông đã gặp sự cố. Năm 1998, Samsung đã triển khai tiếp một cuộc cách mạng trong sản xuất kinh doanh, chuyển từ cơ chế tập trung sản xuất sang cơ chế tiếp cận thị trường. Một số hoạt động từ năm 2005 đến 2010 Năm 2005 Phát triển điện thoại nhận dạng giọng nói đầu tiên. Phát triển "Bảng LCD linh hoạt" lớn nhất. Năm 2006 Tung ra đầu đĩa Blu-ray đầu tiên trên thế giới. Giới thiệu điện thoại chụp ảnh 10M pixel. Năm 2008 Khai trương trung tâm PR toàn cầu ‘Samsung D’light’. Ra mắt điện thoại OMNIA. Năm 2009 Chính thức ra mắt Samsung Application Store. Phát triển màn hình TV LED mỏng nhất thế giới (3mm). Năm 2010 Samsung Electronics bắt đầu sản xuất đại trà màn hình TV 3D. Samsung Electronics phát triển DRAM 30 nanometer đầu tiên. Lý thuyết "shashimi“ – Yun Jong Yong: “Khi bắt được con cá đầu tiên, người ta bán được nó với giá rất đắt cho một nhà hàng Nhật Bản hàng đầu. Nếu còn vài con cá thừa lại đến ngày hôm sau thì chỉ bán được nửa giá cho một nhà hàng hạng hai. Đến ngày thứ ba nó chỉ còn một phần tư giá ban đầu. Và những ngày sau, đó là "cá chết"”.  Vậy bí mật thành công trong lĩnh vực điện tử gia dụng là đưa ra những sản phẩm hiện đại nhất trong cuộc cạnh tranh. Bằng cách đó bạn có thể bán được với giá rất cao - cho đến khi những đối thủ khác đuổi kịp và sản phẩm đó không còn là hàng độc nữa. 2. Chiến lược “ hớt phần ngọn”- Thuyết Sashimi a. Triết lý kinh doanh Nếu không đi trước thì phải đi nhanh hơn đối thủ.  Giúp Samsung thoát hiểm, còn đưa tập đoàn đi hết từ thành công này đến thành công khác trong những năm gần đây. Trước sự cạnh tranh rất khốc liệt trên thị trường, Yun Jong-Yong quyết tâm đề ra mục tiêu hễ trên thị trường có sản phảm mới nào thì Samsung cũng phải sản xuất ra được thứ đó và đồng thời phải sản xuất thật nhanh, thật nhiều như có thể. b. Thách thức lớn đầu tiên Năm 1997, châu Á trải qua một cơn bão tài chính, Samsung cũng như nhiều tập đoàn hàng đầu khác tại Hàn Quốc trong năm 1997 đã cận kề vực thẳm. Hãng nợ tổng số 11 tỷ USD, lại bị nhiều ngân hàng cho vào danh sách "đen". Sự xuất hiện của Quỹ tiền tệ Quốc tế với các khoản tín dụng cũng không cải thiện được mấy tình hình. Chẳng người dân Seoul nào muốn bỏ tiền mua cổ phiếu của Samsung. Yun cho rằng thách thức lớn đầu tiên trong nhiệm kỳ của ông là vào mùa thu năm 1997 khi ông phải quyết định có nên đầu tư thêm nhiều tỷ đô la vào sản xuất chip memory hay không? c. Giai đoạn vét tiền: Những biện pháp cứng rắn đầu tiên được Samsung vận dụng là giảm bớt 24.000 nhân viên, những người đang chiếm tới 30% tổng quỹ lương của hãng. Bán toàn bộ các tài sản có giá để thu về 2 tỷ USD làm vốn lưu động. d. Giai đoạn bán hàng tồn: Samsung có lượng hàng tồn kho lớn và trung bình kéo dài 4 tháng, chủ yếu là tivi, máy tính, linh kiện điện tử trị giá khoảng 2 tỷ USD. Ông Yun tuyên bố Samsung sẽ không sản xuất thêm những sản phẩm này cho đến khi bán hết tồn kho. Trong giai đoạn đầu của cuộc cải tổ, Samsung đã chấp nhận lỗ lớn. Tuy nhiên, Samsung tính toán rằng sau này chỉ số hàng tồn được bán với giá tăng 10% thì sẽ thu được thêm 600 triệu USD lợi nhuận, thế nên bằng mọi giá phải giảm bớt vòng đời sản phẩm.  Số linh kiện điện tử bán được năm 2002 gấp tới 5 lần so với năm 1996, trong khi chi phí nhân lực chỉ tăng 12%. e. Bộ mặt mới của Samsung: Ở một số nước châu Âu, khi Samsung chưa kịp tung vào các sản phẩm kỹ thuật số đắt tiền, hãng đã thu hồi toàn bộ số TV giá rẻ. Để thúc đẩy chất lượng quản lý, nghiên cứu và phát triển của công ty, Samsung cũng tuyển dụng rất nhiều người tài giỏi ở nước ngoài. Tuy cắt giảm rất nhiều nhân viên nhưng với hệ thống nghiên cứu phát triển sản phẩm thì ông tổng giám đốc này lại không hề có ý tiết kiệm. Ngược lại việc đầu tư, cả về con người và phương tiện, cho nghiên cứu phát triển sản phẩm rất được chú trọng. Yun Jong-Yong còn chủ động xây dựng mạng lưới nhân viên chuyên khai thác thông tin về sản phẩm của đối thủ, một dạng như tình báo công nghiệp. Khi đã bắt chước hay hoàn thiện xong một sản phẩm mới, Yun Jong-Yong cho sản xuất đại trà ngay lập tức với số lượng lớn và trong thời gian thật nhanh. Đây cũng chính là bí quyết thành công quan trọng nhất của Samsung.  Chiến lược “hớt phần ngọn” này có thời gian “sống” rất ngắn nhưng tỉ suất lợi nhuận thương mai lại vô cùng cao  mang lại nhiều thành công cho Samsung. 3. Những thành công của Samsung Samsung đã dần dần thu hẹp và tiến tới lấn át về công nghệ so với các đối thủ hùng mạnh như Mitsubishi, Sony, Sharp hay Motorola… Kết quả cuối cùng của thuyết Sashimi được Samsung vận dụng là năm 2002 hãng đã đạt được doanh thu cao kỷ lục là 33,7 tỷ USD, lãi 5,9 tỷ USD. Hiện nay nhiều nhà đầu tư sẵn sàng cung cấp vốn cho Samsung để thực hiện nhiều dự án lớn. 3. Những thành công của Samsung Những thành tích của Samsung Năm 2001, đứng số 1 trong "100 Công Ty CNTT hàng đầu thế giới" theo tạp chí BusinessWeek. Năm 2003, đứng hàng thứ 5 trong danh sách "Công ty điện tử được ngưỡng mộ nhất" công bố bởi Tạp Chí Fortune. Năm 2007, đứng đầu về doanh thu điện thoại di động ở Nga. Năm 2010, Samsung Electronics giành năm giải thưởng EISA châu Âu. Giá trị thương hiệu của Samsung xếp vị trí thứ 19 trong danh sách 100 thương hiệu hàng đầu thế giới “100 Best Global Brands 2010” của Interbrand Nhờ áp dụng thành công chiến lược “hớt phần ngọn”- Thuyết Sashimi, Samsung không những vượt qua khủng hoảng mà ngày nay, Samsung trở thành tập đoàn điện tử hàng đầu thế giới, có mặt hầu hết tại mọi thị trường trên thế giới, từ những thị trường lớn như Mỹ, Nhật Bản, Châu Âu… đến những thị trường nhỏ bé như Iraq, Aghanistan, Châu Phi…

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptsamsung.ppt
Tài liệu liên quan