Ở châu Âu, cuộc khủng hoảng toàn cầu dường như làm giảm mối
quan tâm về sự đa dạng, mà ngược lại làm xu hướng đó tăng lên.
Điều này đưa đến một câu hỏi thú vị: có phải là sự hào hứng mới
của châu lục này đối với việc đảm bảo những người phụ nữ tài năng
được chấp nhận vào những vị trí cao nhất đang đặt ra một rủi ro
đối với các công ty có trụ sở tại Mỹ?
6 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1449 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Đề tài Châu Âu đầu tư vào các nhà lãnh đạo nữ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Châu Âu đầu tư vào
các nhà lãnh đạo nữ
Ở châu Âu, cuộc khủng hoảng toàn cầu dường như làm giảm mối
quan tâm về sự đa dạng, mà ngược lại làm xu hướng đó tăng lên.
Điều này đưa đến một câu hỏi thú vị: có phải là sự hào hứng mới
của châu lục này đối với việc đảm bảo những người phụ nữ tài năng
được chấp nhận vào những vị trí cao nhất đang đặt ra một rủi ro
đối với các công ty có trụ sở tại Mỹ?
Không có nghi ngờ gì rằng các tổ chức của Mỹ tiếp tục đánh giá cao
những tài năng nữ – và duy trì trong đội ngũ lãnh đạo khi đề cử phụ nữ
vào các vai trò cấp cao. Tuy nhiên, trong những tháng gần đây, rất nhiều
các công ty của Mỹ đã cắt chi phí cho những chương trình đảm bảo phụ
nữ tiếp tục tiến lên những nấc thang cao hơn.
Trong khi đó, ở khu vực Đại Tây Dương, Sodexo ở Paris, Ngân hàng Hà
Lan trụ sở ở Frankfurt và Novartis trụ sở ở Basel đều đã làm mới những
cam kết của mình – và những khoản đầu tư vào – những nhà lãnh đạo
nữ.
Tháng trước, Siemens AG trụ ở Đức cũng đã tiến xa hơn trong việc này.
Ngày 19/3, Siemens – người khổng lồ 162 năm tuổi – đã công khai
tuyên bố một bước đi tiên phong chưa từng thấy nhằm tăng sự hiện diện
của nữ giới, cũng như những người không phải người Đức, vào những vị
trí lãnh đạo trong toàn bộ các tổ chức của nó ở hơn 190 quốc gia.
Sự mở rộng toàn cầu nhanh chóng lý giải cho sự khẩn thiết của việc này.
Trong số 430.000 nhân viên của Siemens trên toàn thế giới, một phần tư
là nữ giới và hai phần ba không phải là người Đức. Nhưng trong bộ phận
lãnh đạo, chỉ có 7% là nữ giới và một phần ba không phải là người Đức.
Cứ cho rằng 80% doanh thu của Siemens được tạo ra bên ngoài nước
Đức, sự đa dạng ngày càng tăng trong bộ phận lãnh đạo là một bước đi
chiến lược nếu công ty hy vọng gia tăng sự gần gũi với khách hàng và
khai khác những ý tưởng đổi mới toàn cầu.
Thực tế này không ngoại trừ CEO gốc Áo của Siemens, Peter Loescher,
người năm ngoái đã được nhắc tới trên tờ Financial Times với câu nói
rằng công ty của ông “quá trắng, quá nhiều người Đức và quá nhiều nam
giới,” một lời phát biểu đã được in đậm thành dòng tít và chắc chắn đã
khiến cho người Đức phải nhăn mặt.
Nhưng ông đã không thoái lui. Vào tháng 11, Loescher khẳng định ý
kiến của mình bằng việc bổ nhiệm Jill Lee làm Chief Diversity Officer
(Tổng giám đốc phụ trách sự đa dạng). Công việc đã kéo người phụ nữ
45 tuổi, gốc Singapore này khỏi vị trí trước đây của bà là Tổng giám đốc
tài chính của Siemens Trung Quốc. Được các đồng nghiệp cũ mệnh
danh là “Người đàn bà thép”, Lee nổi tiếng là một nhà chiến lược tài ba
với sự kiên cường và nụ cười quyến rũ. Vị trí mới cũng khiến bà trở
thành người châu Á có chức vị cao nhất của Siemens ở Munich.
Lee dự định đẩy nhanh sự phát triển của tài năng nữ toàn cầu để góp
phần gia tăng đáng kể số lượng ứng cử viên đủ phẩm chất để chuẩn bị
cho việc đề bạt các vị trí hàng đầu trước năm 2011.
Bà bắt đầu tạo dựng một quy tắc hành xử mới, theo đó mọi nhân viên
đều có quyền phát huy tối đa tiềm năng của họ ở Siemens – không phân
biệt quốc tịch, giới tính và các đặc điểm cá nhân khác. Để mở rộng và
thuyết phục mọi người với quy tắc mới này, Lee đang áp dụng sự
nghiêm khắc và chính xác đã theo bà suốt 20 năm làm việc tại Siemens,
và chiến lược của bà bao gồm những sách lược cụ thể nhắm tới những
chiến thắng nhanh chóng với chi phí thấp.
Đầu tiên, bà tấn công vào hệ thống mạng. Trong tháng đầu tiên, blog
hàng tuần của bà thu được 2000 lượt xem, và trong tháng bảy bà lên kế
hoạch tung ra một chương trình Global Diversity Webfest (Lễ hội mạng
về đa dạng toàn cầu) kéo dài 3 ngày để đưa ra rất nhiều các chủ đề khác
nhau và khuyến khích thảo luận giữa các nhân viên trên toàn cầu.
Thêm vào đó, để hỗ trợ cho việc kết nối cộng đồng nhân viên đa dạng
nhưng phân tán, Lee đã bổ hiệm 100 đại sứ đa dạng (Diversity
Ambassador): những người có lòng nhiệt huyết cao cùng sự kết nối của
họ với mạng lưới chính thức và không chính thức sẽ giúp định hướng
nhận thức và những nỗ lực về sự đa dạng đối với các cấp khu vực, nơi
mà những điều này cần phải được bắt đầu.
Khi Siemens và những nhà khổng lồ châu Âu khác đang đấu tranh một
cách tích cực cho tính đa dạng, khởi đầu thế kỷ 21 được minh chứng là
một bước tiến vượt bậc cho các doanh nghiệp châu Âu. Trong khi không
có nghi ngờ gì về việc sẽ có nhiều hành động nối tiếp những bước khởi
đầu này, cuộc suy thoái toàn cầu có thể đem đến cho châu lục này một
lợi thế cạnh tranh lớn trong tương lai.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- chau_au_dau_tu_vao_cac_nha_lanh_dao_nu_4881.pdf